Nhạc truyền thống Việt với người Hoa Kỳ
Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-11-17
2013-11-17
- In trang này
- Chia sẻ
- Ý
kiến của Bạn
- Email
Các nghệ sĩ tham gia chương trình (từ trái qua): David Badagnani,
Ngọc Khánh, Khương Văn Cường, Nguyễn Thuyết Phong và Ý Nhi
Ảnh: IVCE
Chương trình nhạc truyền thống Việt Nam mang tên “Ba dòng sông
một cội nguồn” do Viện Văn Hóa Giáo Dục Hoa Kỳ (gọi tắt là IVCE) đứng ra tổ
chức tại 6 trường Đại học Hoa Kỳ, mong muốn giới thiệu đến bè bạn người Mỹ và
người Việt sinh sống tại đây những nét âm nhạc đặc sắc và sự đa dạng trong văn
hóa nghệ thuật truyền thống Việt Nam.
Giới thiệu văn hóa Việt Nam đến các đại học Hoa Kỳ
Với những màn biểu diễn nhạc cụ dân tộc từ đàn bầu, đàn tranh, đàn
t’rưng, ngâm thơ, múa, nhạc kịch được các nghệ sĩ cả Việt Nam và Hoa Kỳ trình
diễn, đây được đánh giá là một chương trình giới thiệu văn hóa đầy ý nghĩa,
mang lại sự hiểu biết hơn nữa và một góc nhìn đầy đủ về nền nghệ thuật giàu bản
sắc nước nhà.
Ba dòng sông – Một cội nguồn, sông Hồng, sông Hương và sông Cửu Long đại diện cho 3 miền Bắc
Trung Nam Việt Nam được lấy làm hình ảnh đại diện, cũng như nhắc nhở người ta
nhớ đến cội nguồn, gốc gác dân tộc mình.
Nói về ý nghĩa của chương trình nhạc truyền thống lần này, ông
Trần Thắng, giám đốc Viện Văn Hóa Giáo Dục Hoa Kỳ cho biết:
Trong 10 năm qua, IVCE đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa Việt Nam
khác nhau, chẳng hạn: âm nhạc truyền thống Việt Nam, chiếu phim, hội họa, điện
ảnh, thơ nhạc… Trong đó, các chương trình chiếu phim và âm nhạc truyền thống là
thu hút được nhiều người Mỹ và Việt kiều đến thưởng thức hơn cả.
Trong 10 năm qua, IVCE đã tổ chức nhiều chương trình văn hóa Việt
Nam khác nhau, chẳng hạn: âm nhạc truyền thống Việt Nam, chiếu phim, hội họa,
điện ảnh, thơ nhạc…
ông Trần Thắng
Về những chương trình IVCE làm nhìn chung nhận được sự hưởng ứng của
các khán giả đến xem, trong đó có người Mỹ, Việt kiều và sinh viên du học, mình
thấy rằng, họ có thiện cảm với Việt Nam nhiều hơn, thân thiện với người Việt
Nam hơn. Quan trọng hơn, ở Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc thì
mình cũng muốn mang chương trình văn hóa VN vào để mọi người hiểu hơn.
IVCE giới thiệu nghệ thuật hội họa Việt Nam
IVCE là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập cách đây hơn 10
năm với tôn chỉ hoạt động là giới thiệu và khuếch trương văn hóa Việt Nam tại
Hoa Kỳ thông qua các buổi biểu diễn âm nhạc, hội thảo, triển lãm, chiếu phim
cũng như tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục và các hoạt động thiện nguyện
khác.
Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam được thành lập năm 2000 tại New York.
Mục đích của hội là giới thiệu những chương trình văn hóa Việt Nam tại các
trường đại học Hoa Kỳ và các trung tâm văn hóa trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.
Những chương trình văn hóa, chúng tôi mời các nghệ sĩ ở cả hải ngoại
và trong nước. Lúc trước, ở hải ngoại, chúng tôi mời nhà thơ Du Tử Lê, nhạc sĩ
Phạm Duy, gia đình nghệ sĩ Nguyễn Đình Nghĩa, còn trong nước là những nhóm nhạc
trình diễn nhạc truyền thống Việt Nam, chúng tôi mời họ tham gia vào các chương
trình do IVCE hoạch định, để có dịp giới thiệu những nét văn hóa truyền thống
đến người Mỹ, cũng như Việt Kiều đang sinh sống tại Mỹ.
Viện Văn hóa giáo dục Việt Nam được thành lập năm 2000 tại New
York. Mục đích của hội là giới thiệu những chương trình văn hóa Việt Nam tại các
trường đại học Hoa Kỳ và các trung tâm văn hóa trong vùng Đông Bắc Hoa Kỳ
Giới thiệu nhạc truyền thống VN tại Harvard, Princeton và Yale
Được biết, trong thời gian từ 14/11 đến 23/11 năm nay, chương
trình giới thiệu nhạc truyền thống Việt Nam sẽ được tổ chức tại 6 trường đại
học lớn ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ, trong đó, có Harvard, Princeton và Yale
là những trường đại học rất danh tiếng. Chương trình do giáo sư - tiến sĩ âm
nhạc Nguyễn Thuyết Phong cùng ba nghệ sĩ Việt Nam: nghệ sĩ ca Huế Nguyễn Tấn
Tôn Nữ Ý Nhi, nghệ sĩ hát xẩm Khương Văn Cường, nghệ sĩ hát bội Nguyễn Thị Ngọc
Khánh và tiến sĩ âm nhạc người Mỹ David Badagnani diễn thuyết và trình diễn.
IVCE giới thiệu sách ảnh Việt Nam. (IVCE)
Về chương trình lần này, giáo sư Nguyễn Thuyết Phong và đoàn nhạc
biểu diễn sẽ tập trung vào biểu diễn dân ca của 3 miền Bắc Trung Nam và Tây
Nguyên, bao gồm các nhạc cụ truyền thống VN như đàn tranh, đàn bầu, đàn t’rưng
hay sáo, trống… với những ai thường xuyên theo dõi nhạc VN thì đã nghe qua
nhiều lần, nhưng với những người lần đầu tiên nghe, tôi tin là họ sẽ thấy rất
thú vị với những giai điệu và âm hưởng hay nhạc cụ về VN.
Lần này, IVCE có 4 nghệ sĩ từ VN sang và một người Mỹ đang học nhạc
về VN, như vậy, nhóm này gồm 5 người, trong đó, có giáo sư Nguyễn Thuyết Phong,
người đang định cư ở Mỹ nhưng về VN nghiên cứu về nhạc truyền thống VN, ông là
trưởng đoàn và là người thiết kế chương trình nhạc.
Lần này, IVCE có 4 nghệ sĩ từ VN sang và một người Mỹ đang học
nhạc về VN, như vậy, nhóm này gồm 5 người, trong đó, có giáo sư Nguyễn Thuyết Phong,
người đang định cư ở Mỹ nhưng về VN nghiên cứu về nhạc truyền thống VN
Theo lời ông Thắng thì tại miền Đông Bắc Hoa Kỳ nhiều khi một đến
hai năm mà không có một chương trình văn hóa nghệ thuật Việt Nam chuyên nghiệp
nào cả, nên việc giới thiệu đến bè bạn và cộng đồng người Việt tại đây là một
việc làm đầy ý nghĩa và ông tin tưởng sẽ được mọi người đón nhận và tham gia
nhiệt tình
Trong chương trình lần này, có nghệ sĩ Việt Nam và nghệ sĩ Mỹ cùng
chung biểu diễn, người ta sẽ thấy được sự kết hợp giữa người Việt và người Mỹ,
tạo sự gần gũi và thân thiện qua giao lưu văn hóa, mọi người sẽ thấy gần nhau
hơn và hiểu nhau hơn, sự truyền tải văn hóa Việt Nam đến cộng đồng sẽ lan tỏa
nhanh hơn. Với chương trình này, chúng tôi hi vọng mọi người sẽ thích thú
chương trình văn hóa VN, mình có thể phát huy, truyền tải hay chia sẻ những
kinh nghiệm đến cộng đồng người Việt hay bạn bè người Mỹ. Ngoài trình diễn
nhạc, mình còn có những điệu múa cổ truyền, múa lên đồng hay nhạc kịch, đó cũng
là điều đặc biệt đối với nhạc truyền thống VN. Hi vọng chương trình này sẽ tạo
ra những điều thú vị cho khán giả, khán giả có thể xem được nhiều tiết mục,
nhiều giai điệu và nhiều điệu múa khác nhau.
Về nhạc, mình thường có lời đôi chút giới thiệu về nguồn gốc nhạc để
khán giả nói chung hiểu về nhạc cụ. Nhạc có ngôn ngữ riêng của nó, mọi người
đều hiểu, nghe được và cảm nhận được. Đối với người VN, thì có cảm giác nó đã
nằm trong người mình, khi mình nghe các nhạc cụ và âm hưởng VN thì mình sẽ cảm
nhận và tiếp đón rất nhanh.
Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc, mình muốn đóng góp chung
văn hóa VN mình vào xã hội Hoa Kỳ để người ta biết về văn hóa Việt Nam, con
người Việt Nam để qua đó người ta có cái nhìn tốt đẹp hơn về người Việt Nam.
Bên cạnh đó, mình cũng muốn phát huy bản sắc văn hóa VN, thế hệ trẻ của người
Việt ở nước ngoài có cơ hội tiếp nối và hiểu biết thêm về văn hóa VN.
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment