From: Mai Nguyen <
Date: 2017-03-15 15:54 GMT+11:00
Subject: NNS = LaThuUcChau: Trang Thơ Nhạc ngày 15 tháng 3
To:
Date: 2017-03-15 15:54 GMT+11:00
Subject: NNS = LaThuUcChau: Trang Thơ Nhạc ngày 15 tháng 3
To:
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc 15
tháng 3
Nhạc:
1. HỘI TRÙNG DƯƠNG: Phạm Đình Chương - Thái Thanh - HX Ngàn Khơi
https://www.youtube.com/watch? v=nNIWRSDsNQ8
2. TÔI ĐỨNG TRÊN ĐỒI MÂY TRỔ BÔNG: Phạm Công Thiện - Lê Uyên Phương
1. HỘI TRÙNG DƯƠNG: Phạm Đình Chương - Thái Thanh - HX Ngàn Khơi
https://www.youtube.com/watch?
2. TÔI ĐỨNG TRÊN ĐỒI MÂY TRỔ BÔNG: Phạm Công Thiện - Lê Uyên Phương
3. HÀNH CA TRÊN
NÔNG TRƯỜNG OAN NGHIỆT: Trầm Tử Thiêng - Gia
Huy
https://www.youtube.com/watch? v=u4LWwiyYskA
4. 1954 - 1975: Phạm Duy - Khánh Ly
https://www.youtube.com/watch? v=D0bjNlijyhQ
https://www.youtube.com/watch?
4. 1954 - 1975: Phạm Duy - Khánh Ly
https://www.youtube.com/watch?
Tình thân,
NNS
..............................
I.Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Ts Nguyễn Thị Từ Huy: Người
ta được gì khi thắng một cuộc chiến?
Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh? ».
Một cậu bé Eric 7 tuổi nào đó đặt câu hỏi này : « Người ta được lợi gì khi thắng trong một cuộc chiến tranh? ».
Và đây là câu trả lời ngắn gọn của Tomi Ungerer, trên tờ Philosophie Magazine (Tạp chí Triết học) : « Người ta có thể kiếm được lợi trong những trận đánh, nhưng không thể được lợi trong một cuộc chiến tranh. Vì đối với cả hai phía địch thủ, chiến tranh đều để lại một đống đổ nát khổng lồ, cả bởi những gì bị phá huỷ, cả bởi những mất mát đau đớn tang thương mà nạn nhân thường là những người vô tội.
Mỗi cuộc chiến đều làm nảy sinh tâm lý trả thù ở những người bại trận, được nuôi dưỡng bởi sự kiêu ngạo của những người thắng trận. Khi một cuộc chiến tranh kết thúc thì nó đã báo hiệu một cuộc chiến tranh khác sẽ tới. Chiến thắng không bao giờ dễ chịu.
Với tư cách là người Alsace, kẹt giữa nước Đức và nước Pháp, tôi đã chứng kiến hai cuộc bại trận. Sau cuộc chiến kỳ quặc, vào 1940, người Đức chiếm Alsace và chúng tôi bị cấm không được nói tiếng Pháp. Năm 1945, người Pháp chiếm lại Alsace, và chúng tôi không được phép sử dụng bất kỳ một từ tiếng Đức hay tiếng bản ngữ Alsace nào.
Bao nhiêu người trong chúng tôi đã buộc phải
chiến đấu, buộc phải khoác lên mình bộ đồng phục Pháp, rồi khoác lên mình bộ đồng
phục Đức, rồi sau đó lại là bộ đồng phục Pháp, bị buộc phải đăng lính. Tuy
nhiên, chúng tôi đã chứng kiến một điều kỳ diệu : chưa bao giờ, trong lịch sử
thế giới, có một sự hoà giải nhanh đến như thế, như sự hoà giải giữa người Pháp
và người Đức, giữa hai dân tộc từng sát hại lẫn nhau từ thế hệ này qua
thế hệ khác. Nhưng than ôi, ví dụ này hầu như rất ít khi được lặp lại. Đó là
một trong số rất ít các trường hợp khi một cuộc chiến tranh khủng khiếp lại dẫn
tới sự hoà giải giữa hai dân tộc. Về phần tôi, tôi ghét sự thù hận. »
Đấy là câu trả lời của Tomi Ungerer đăng trên tạp chí Philosophie Marazine, số 96, tháng 2, 2016, mà tôi muốn giới thiệu, vì văn bản ngắn này, của một người cùng thời với chúng ta, đã nói lên nhiều điều cần suy ngẫm về chính cuộc chiến của người Việt Nam chúng ta và về sự hoà giải của chính chúng ta với nhau.
Tôi sẽ phát triển các suy ngẫm của mình trong bài tiếp theo, lúc thời gian cho phép. Hy vọng rằng trong khi đó, những người khác, nếu có điều kiện, sẽ tiếp tục phát biểu về chủ đề này. Tạm thời xin nói ngắn gọn ý tưởng chính của tôi : sự hoà giải mà chúng ta cần hiện nay không phải là sự hoà giải do chính quyền đương nhiệm đứng ra dàn xếp (một chính quyền đang tiếp tục làm đổ máu những người dân vô tội làm sao có thể đứng ra hoà giải với những người mà họ từng làm đổ máu trong quá khứ !), mà là sự hoà giải trong chính mỗi người, sự hoà giải bên trong, do mỗi người tự tiến hành với chính mình. Nếu một sự hoà giải như vậy có thể thực hiện thì đó sẽ là điều kiện cho một tương lai tự do và hoà bình. (Paris, 4/3/2017)
(II) Tưởng Năng Tiến:
Đất và người Hà Nội
Nếu buộc chỉ được giữ riêng cho mình một bản nhạc Việt thôi, có lẽ, tôi sẽ chọn “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành (Lìa xa thành đô yêu dấu/một sớm khi heo may về/lòng khách tha hương vương sầu thương/nhìn "em" mờ trong mây khói/ bước đi nhưng chưa nỡ rời/ lệ sầu tràn mi/ đượm men cay đắng biệt ly) dù chưa bao giờ được đặt chân đến “thành đô yêu dấu”!
Nếu buộc chỉ được giữ riêng cho mình một bản nhạc Việt thôi, có lẽ, tôi sẽ chọn “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành (Lìa xa thành đô yêu dấu/một sớm khi heo may về/lòng khách tha hương vương sầu thương/nhìn "em" mờ trong mây khói/ bước đi nhưng chưa nỡ rời/ lệ sầu tràn mi/ đượm men cay đắng biệt ly) dù chưa bao giờ được đặt chân đến “thành đô yêu dấu”!
Có lúc, tôi còn chợt nghĩ thêm rằng: “Nếu sáng mai mở mắt và chợt thấy mình đang đứng giữa Ba Mươi Sáu Phố Phường thì chắc chắn (sau một thoáng ngỡ ngàng) tôi sẽ hớn hở dạo quanh khắp Hà Thành, cứ như một chú cá hồi đang hăm hở tìm về sông xưa, bến cũ vậy. Và nếu trong số bạn đồng hành có ai vui miệng, chỉ trỏ, liếng thoắng, giới thiệu chỗ này, nơi nọ (Tháp Rùa, Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Ô Quan Chưởng, Thành Cổ Loa ...) dám tôi sẽ gắt: “biết rồi nói mãi!”
Mà sự thực thì đúng thế. Tui biết hết trơn từ lâu. Mọi danh lam thắng cảnh ở đất Thăng Long nào có lạ gì. Tôi đều đã xem qua hình ảnh, ít nhất, cũng cả ngàn lần rồi chớ bộ. Món ngon Hà Hội, tôi cũng đã được thưởng thức (đều đều) qua sách báo, chả thiếu thứ chi: chả cá Lã Vọng, bún chả Thăng Long, bánh tôm Cổ Ngư, bánh cuốn Thanh Trì, phở ghánh Hàng Trống, kem dừa hồ Gươm ...
Cho mãi đến hôm nay, khi tóc đã đổi mầu, Hà Thành vẫn là nơi mà tôi ước ao được sống qua những ngày thơ ấu. Đối với một đứa bé sinh trưởng ở Á Châu thì có nơi nào (và lúc nào) mà cuộc đời rộn rã, tưng bừng và hào hứng hơn ở Hà Nội – vào một chiều mưa? Đó là những buổi chiều vàng. Chỉ hình dung ra thôi cũng thấy sung sướng và thích thú đến run người. Coi: già, trẻ, lớn, bé đều hăm hở (và hớn hở) đổ túa hết ra đường với thau chậu, rổ rá, lưới vợt ... cầm sẵn trong tay. Vui còn hơn Tết nữa! Có vụng về lắm thì cũng vồ được một hai ký chớ. Ít nhất thì cũng phải đủ cho một ơ cá rô kho tộ, một tô canh chua cá lóc, và vài con cá chép chiên dòn. Ăn rồi (dám) nhớ cho tới chết!
Ngoài hương vị của thức ăn thanh khiết, phong cảnh hữu tình, và văn hóa nền nã, Hà Nội còn ghi đậm trong trí nhớ của tôi cả trang sách viết về những ngày tháng hào hùng (“ngoài sức tưởng tượng”) nữa. Đọc mà cứ thấy thương mãi những đứa con người dũng cảm của mảnh đất ngàn năm văn vật: “Ba phát đại bác cách nhau một phút một, ba hỏa pháo xanh tím xanh, tám giờ mười chín phút tối 19-12, tất cả tự vệ chiến đấu bỏ chạy hết, lũ chúng tôi, Tự Vệ Thành mà người ta gọi là Tự Vệ Công Tử, lũ chúng tôi đã khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc...
Người ta vẫn cho Tự Vệ Thành là chỉ biết ăn diện, mèo chuột, vì đã có tự vệ chiến đấu giữ thủ đô. Nhiều tiếng xì xào bi thử: Tiểu tư sản! Và dư luận khinh miệt chúng tôi đến nỗi chính chúng tôi cũng tưởng rằng chỉ cần nghe tiếng súng nổ, ấy là anh em tự vệ Thành đã kịp chạy lên đến trung tâm an toàn khu ‘lánh nạn’ rồi! Thế mà khi nghe tiếng súng nổ lại chỉ thấy mặt toàn những thứ tự vệ tóc chải bóng, giầy còn bóng hơn tóc, và nếp quần thẳng tắp như xe chỉ...
Súng rộn lên hơn pháo tết. Cái tết oanh liệt nhất của thành Thăng Long, kể từ tết của vua Quang Trung năm Kỷ Dậu. Chúng tôi giữ thành được hơn 1 tháng, người biến thành chuột, chui rúc, leo trèo, hầm hố, cống rãnh, kẽ ngạch, gầm thang, vừa cố sống vừa chiến đấu.
Chiến đấu! Tiếng hét thất thanh đêm 19-12. Chiến đấu, tiếng tự nhiên của những tâm hồn can trường, nhưng chiến đấu lại cũng là tiếng ngại ngùng, hỗn hợp, hay có khi sợ hãi, trong những kẽ không ngờ đã biến thành chiến sĩ vào 1 đêm lịch sử. Này cụ Ký già sở Địa ốc, này ông bác sĩ Th trắng, béo tròn, này em học sinh niên thiếu, giữa buổi họp tối 20, dưới hầm rạp ciné hàng Bạc, trong tia mắt mỗi người đều có cả 1 cơn sốt rét. Thế nhưng, nhưng đến lúc phải giơ tay xung phong vào những tiểu tổ liên lạc – liên lạc, trên một chiến trường chưa có giới tuyến rõ rệt có là gì khác sự dấn thân vào chỗ chết?
Những cử chỉ đẹp, xưa nay chỉ đọc thấy trong sách – mà chúng ta vẫn coi là những câu chuyện bịa đặt, nhằm mục đích tuyên truyền giáo lý, những cử chỉ đẹp, đẹp hơn trong sách nữa ... đã khiến cho 2 giọt lệ chân thành cảm phục phải đọng trên khóe mắt của một bạn Hoa kiều:
- Dì oai ti! Dì oai ti!
Dì oai ti! Ý ngoại địa, ngoài sức tưởng tượng, người Hoa kiều thốt lên câu nói ấy là phải lắm!” (Nguyễn Kiên Trung. Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử . Sài Gòn: NXB Nguyễn Đình Vượng, 1958)
Nguyễn Kiên Trung là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông sinh năm 1920 và đã mất năm 1979 trong lao tù cộng sản. Những người dân Hà Thành can trường (“ngoài sức tưởng tượng”) như thế hệ của ông, nay, cũng không còn:
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm.
Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết. Họ biết bè lũ kế thừa đang đi tiếp con đường của ác quỉ mà vẫn tranh nhau làm tôi mọi, cúc cung tận tụy.
Họ biết lịch sử đang rao giảng là thứ cực kỳ giả dối nhưng học thuộc vanh vách, nếu có ai mạnh dạn đính chính thì phồng mang trợn mắt, cãi cối cãi chầy như sợ mất đi độc quyền làm thân sáo vẹt. Họ nhận quá nhiều đau khổ do độc tài đảng trị nhưng không dám đối mặt với kẻ thù cứ ươn hèn đổ vạ cho phong kiến, cho tư sản, cho địa chủ, cho Mỹ Ngụy, xua con em vào chết ở miền Nam mà không biết đang hiến máu cho hung thần và đang hy sinh cho một thiên đường mù.
Ngoại trừ một số rất ít sớm thức tỉnh như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Dương Thu Hương, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc ... tôi chưa thấy một tổ chức nào bi phẫn, chưa thấy một đoàn thể nào muốn nắm tay nhau liên kết xuông đường biểu tình, họp mít-tinh vạch mặt chỉ tên bè lũ tay sai Nga – Hoa, tập đoàn phi nhân bản, phản nhân quyền, bọn bán nước cầu vinh ...(Vũ Điện Biền. Phiên Bản Tình Yêu. Fall Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2013).
Cái nhìn thượng dẫn của một người cầm bút, xem ra, lại hoàn toàn trùng hợp với nhận định của một người cầm lái – theo như lời kể của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, vào hôm 23 tháng 2 năm 2017 vừa qua: “Mỗi lần mình đi taxi hay gợi chuyện để anh tài nói cho nghe nhiều chuyện thực tế thú vị. Lần này, anh tài toàn nói lý lẽ...
- Cơ chế này tạo ra cho người lãnh đạo như vua, chức bé thì vua bé, chức to thì vua to; từ HT, chủ tịch phường, xã trở lên, ‘vua’ tất! Chủ trương, quyết định thì từ trên xuống, nhưng tiền bao giờ cũng chảy ngược từ dưới lên, bác biết không? Trên không cho chủ trương, không duyệt sao dưới dám làm? Bác nhìn 2 bên đường xem, nhà mấy chục tầng xây liền nhau san sát thế kia, có quy hoạch thành phố nào như vậy không? Nhưng trên vẫn ký cho dưới làm liều, và tiền chảy ngược lên. Bây giờ xử bắn mấy anh ở Vinashine, Vinaline hay kỷ luật mấy anh liên quan Formosa… chỉ là cái ngọn, để an dân thôi. Cái gốc là người ký chủ trương từ trên cao chứ. Và tiền cũng chảy ngược lên, càng cao càng chảy mạnh chứ… Cho nên nó dột từ nóc dột xuống…
- Cậu phân tích hay thật. Nhưng liệu dân ta có nhiều người biết được như cậu không?
- Biết hết chứ bác! Dân ta ai chẳng biết chế độ này thối nát thế nào, nhưng không muốn nói ra. Nhất là dân Hà Nội, hèn lắm bác ạ. Cái gì họ cũng biết, nhưng họ sợ, họ ngại không dám thể hiện. Họ muốn thay đổi nhưng chờ ai đó làm giúp, chứ bản thân lại hãi! Dân miền Trung hay miền Nam họ bộc trực hơn, dũng cảm hơn và cũng đoàn kết, có tổ chức hơn.”
Câu nói của ông tài xế taxi khiến mặt tôi đỏ lên vì ngượng. Tất nhiên, tôi không dám ngượng thay cho dân Hà Nội. Cái thứ đàn ông bỏ chạy trong cơn quốc biến, như tôi, và chạy mất dép (luôn) cho mãi đến cuối đời thì còn dám ngượng “thay” cho ai nữa!
(iii) Đường Hải: Nơi
nào có “lãnh tụ vĩ đại”, nơi đó nhân dân khổ nạn trùng trùng!
Cái gọi là “lãnh tụ vĩ đại” chính là một loại uy quyền tuyệt đối trong cộng đồng nhằm kiểm soát toàn bộ đời sống xã hội: từ văn hóa, kinh tế, quân sự, chính trị đến đời sống dân sinh và tư duy của cá nhân đều bị kiểm soát chặt chẽ, mọi người chỉ có cách duy nhất là phục tùng tuyệt đối, trung thành tuyệt đối người lãnh đạo.
“Lãnh tụ vĩ đại” có thực hiện bốn quyền tự do nền tảng theo cựu tổng thống Mỹ Roosevelt?
Cái gọi là “lãnh tụ vĩ đại” chính là một loại uy quyền tuyệt đối trong cộng đồng nhằm kiểm soát toàn bộ đời sống xã hội: từ văn hóa, kinh tế, quân sự, chính trị đến đời sống dân sinh và tư duy của cá nhân đều bị kiểm soát chặt chẽ, mọi người chỉ có cách duy nhất là phục tùng tuyệt đối, trung thành tuyệt đối người lãnh đạo.
“Lãnh tụ vĩ đại” có thực hiện bốn quyền tự do nền tảng theo cựu tổng thống Mỹ Roosevelt?
Bốn quyền tự do nền tảng theo Roosevelt
Ông Mao Trạch Đông, cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từng hứa thực hiện 4 quyền tự do nền tảng theo quan điểm cố Tổng thống Mỹ Roosevelt:
1. Tự do tôn giáo tín ngưỡng (Freedom of Religious Belief)
Một người có thể lựa chọn theo một tôn giáo tín ngưỡng nào hoặc không theo tôn giáo tín ngưỡng. Bất cứ tôn giáo tín ngưỡng nào cũng không thể vì niềm tin của mình mà cấm cản quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của người khác.
2. Tự do biểu đạt (Freedom of Expression)
Tín ngưỡng phải nhờ biểu đạt để thực hiện. Tự do biểu đạt bao gồm các quyền tự do: ngôn luận, xuất bản, lập hội, lập đảng, biểu tình thị uy, bãi công, sáng tạo, thảo luận.
3. Tự do khỏi nỗi khiếp sợ (Freedom from Fear)
Tương tự như quyền sống, quốc gia không được để cuộc sống của công dân chìm trong nỗi khiếp sợ. Ở đây hàm nghĩa không được phép xâm phạm bất hợp pháp thân thể và tài sản người khác, không được khám xét vô bằng cớ, không được phỉ báng làm nhục người khác.
4. Tự do khỏi đói nghèo (Freedom from Want)
Tương tự như quyền phát triển đời sống, quyền tự do này liên quan đến các phương diện lao động, đi lại, giáo dục, thương mại, văn hóa, nghỉ ngơi.
“Lãnh tụ vĩ đại” tước đoạt 4 quyền tự do nền tảng.
Như vậy, “lãnh tụ vĩ đại” có bảo đảm cho nhân dân được hưởng 4 quyền tự do cơ bản này không? Dĩ nhiên là không, hơn nữa còn ngược lại, “lãnh tụ vĩ đại” và “4 quyền tự do nền tảng” trái ngược như nước với lửa, không đội trời chung, muốn luyện thành “lãnh tụ vĩ đại” thì phải không từ thủ đoạn, phải tước đoạt hết 4 quyền tự do nền tảng này của nhân dân.
Không thể cho phép tự do tín ngưỡng, vì nếu cho phép tự do tín ngưỡng thì liệu có còn “lãnh tụ vĩ đại” không? Muốn có “lãnh tụ vĩ đại” phải xây dựng lý luận tin vào “lãnh tụ vĩ đại”, tin vào trí tuệ siêu phàm của “lãnh tụ vĩ đại”, mỗi câu nói của “lãnh tụ vĩ đại” đều là chân lý. “Lãnh tụ vĩ đại” không chỉ là vua mà còn vượt xa vua, vua không cần thiết mọi người phải ngưỡng mộ, vua trị nước cần nương nhờ vào đạo trời, vua phong kiến (Trung Quốc và những nước ảnh hưởng) nhờ vào lý luận của Nho giáo, vì thế ngay cả Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông cũng không trị quốc bằng tư tưởng/lý luận/chủ nghĩa của mình, họ chỉ cần phục tùng theo chứ không cần ngưỡng mộ, vì bách tính tin theo Phật, tin theo Đạo. Còn “lãnh tụ vĩ đại” muốn nhân nhân ngưỡng mộ mình vô hạn độ. Tín ngưỡng ở đây chính là bản thân “lãnh tụ vĩ đại”, là ngưỡng mộ “lãnh tụ vĩ đại”, vì thế không được tin theo Thần, Tiên, Đạo.
Theo tín ngưỡng Thiên Chúa và Cơ Đốc giáo, trước Thượng đế mọi người đều là tội nhân, mọi người bình đẳng, “lãnh tụ vĩ đại” cũng là người, cũng là tội nhân, dựa vào đâu mà ông ta được phép sở hữu quyền lực tuyệt đối?
Tín ngưỡng Phật giáo cũng xem “lãnh tụ vĩ đại” là người, là một thể xác người ra đời theo nhân duyên, có gì đáng ngưỡng mộ?
Vì thế nếu cho phép những tín ngưỡng này tồn tại thì không còn chỗ đứng cho “lãnh tụ vĩ đại”. Vì mọi người chỉ được ngưỡng mộ, quỳ lễ và ca ngợi “lãnh tụ vĩ đại” nên tự do tín ngưỡng chỉ còn giảm trừ thành tự do ngưỡng mộ “lãnh tụ vĩ đại”.
Nhưng “lãnh tụ vĩ đại” lại không phải thần thánh, quyền lực của ông ta không có tính chính danh do trời đất ban cho, vì thế “lãnh tụ vĩ đại” phải dựa vào vũ lực để duy trì quyền lực mãi mãi. Nhưng ông ta chỉ là một thân xác phàm do cha mẹ sinh ra, thứ ông ta ăn là ngũ cốc lương thực các loại, răng ông ta cũng đen, hơi thở cũng hôi thối, cũng hay bị ợ nấc, cũng bị cảm nhiễm vì vi trùng, cũng chảy nước miếng, buổi tối cũng phải đi ngủ, cũng thất tình lục dục, cũng khó qua ải mỹ nhân… làm sao ông ta có thể đảm bảo luôn công chính được?
Ông ta phải
dùng cỗ máy quốc gia tuyên truyền ca ngợi ông ta vĩ đại, quang vinh, công
chính, không cho phép ai nghi ngờ địa vị tuyệt đối của ông ta, nếu ông ta tuổi
thọ vô biên thì sẽ mãi mãi không bao giờ buông bỏ quyền lực. Vì thế, không bao
giờ ông ta cho phép cái gọi là phê bình, giám sát, bầu cử, thị uy, bãi công tồn
tại trong từ điển của dân chúng. Quyền tự do lên tiếng chỉ còn lại là tự do ca
ngợi “lãnh tụ vĩ đại”.
Nhưng trong nhân dân luôn có những người thông sáng và dũng cảm, dám chất vấn “lãnh tụ vĩ đại”. Với những ai nghi ngờ và phê bình, “lãnh tụ vĩ đại” xem là “ngông cuồng phản động”, là “suy thoái biến chất”, vì thế phải diệt trừ hậu họa, phải làm cho cuộc sống của phần tử này chìm trong khủng bố, hoảng sợ. Những ai không tuân phục có thể bị liên lụy đến người nhà, bạn thân, làm cho đa số mọi người phải sợ hãi, nhiều người đành phải im lặng giữ mình. Như thế, quyền bảo đảm an toàn tài sản và thân thể không được pháp luật bảo vệ, chỉ cần bị quy chụp là kẻ thù giai cấp là trở thành tội nhân. “Lãnh tụ vĩ đại” dùng khủng bố vũ lực để thống trị, quyền tự do khỏi nỗi khiếp sợ chỉ thuộc về bản thân “lãnh tụ vĩ đại”.
Sự thống trị của “lãnh tụ vĩ đại” dĩ nhiên phải chuyên chế, cuộc sống xã hội theo đó bị khống chế toàn diện. Ông ta dùng danh nghĩa “quốc gia” tịch thu toàn bộ đất đai, nhà cửa, gia sản của nhân dân, xây dựng nên chế độ thứ bậc tôn ti chặt chẽ và chế độ hộ khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhu cầu đi lại của mọi người, từng chén cơm của mọi người đều nằm trong kiểm soát của quốc gia, biến chân lý “người không làm không có ăn” thành “người không phục tùng không có ăn”, những ai dám chống đối bị liệt vào “phần tử bất hảo”, không thể tìm được nơi ăn chốn ở, chỉ còn cách nằm chờ chết ngoài đầu đường xó chợ.
Để làm nổi bật ân đức của “lãnh
tụ vĩ đại” cần làm cho muôn dân luôn sống trong đói nghèo cùng cực, có chén cơm
là nhờ công ơn của “lãnh tụ vĩ đại”, tương tự như Bắc Triều Tiên ngày nay. Nếu
có “tự do thoát khỏi đói nghèo”, quốc dân có đất đai, nhà cửa, tài sản mà “thần
thánh không được xâm phạm”, vậy thì “lãnh tụ vĩ đại” làm sao có thể tùy tiện
sai khiến, tùy tiện nô dịch nhân dân? “Tự do thoát khỏi đói nghèo” đã bị “lãnh
tụ vĩ đại” và giai cấp đặc quyền đặc lợi độc chiếm, đa số nhân dân theo đó bị
bần cùng hóa. Như vậy, “lãnh tụ vĩ đại” đã độc chiếm toàn bộ 4 quyền tự do cơ
bản của nhân dân, mọi người bị lùa vào trong cái lồng nô lệ, đây là căn nguyên
của khổ nạn.
Tiêu chí quan trọng hàng đầu của lý thuyết chính trị hiện đại chính là hạn chế quyền lực chính phủ, bảo vệ quyền lợi của công dân. Mấu chốt hạn chế quyền lực Chính phủ chính là hạn chế quyền lực của lãnh đạo cao nhất, không cho phép “lãnh tụ vĩ đại” được xuất hiện. Nhưng “lãnh tụ vĩ đại” thì muốn đi ngược trào lưu thế giới, muốn sở hữu quyền lực vô hạn, thu nhỏ tối đa quyền lợi của nhân dân.
Có thể nói, lãnh tụ càng vĩ đại thì nhân dân càng nhỏ bé, lãnh tụ càng vĩ đại thì khổ nạn của nhân dân càng thê thảm.
“Lãnh tụ vĩ đại” đi ngược lại trào lưu tiến bộ của thời đại, vì thế chính ông ta mới thích đáng gọi là phản động! (Nguyễn Đoàn dịch).
(iv) Andrew Lâm:
Nước Mỹ có còn là đất nước của người nhập cư?
Andrew: Lá thư dưới đây được viết sau sự
kiện 11/9. Tôi gửi lá thư ngỏ này tới người anh chị họ của tôi đang lo ngại về
viễn cảnh di cư sang Mỹ. Nhưng tôi có cảm giác lá thư này đặc biệt có ý nghĩa
vào lúc này, nên xin giới thiệu với quý vị bản cập nhật.
***
Anh chị thân mến,
Là người nhập cư ở Mỹ lúc này thì thế nào? Anh chị hỏi rằng liệu nước Mỹ có còn là nơi đáng sống không và giấc mơ Mỹ còn khả thi không?
***
Anh chị thân mến,
Là người nhập cư ở Mỹ lúc này thì thế nào? Anh chị hỏi rằng liệu nước Mỹ có còn là nơi đáng sống không và giấc mơ Mỹ còn khả thi không?
Những câu hỏi của anh chị làm tôi phải suy nghĩ. Vì chỉ vài năm trước thôi thì có người Việt Nam nào lại hỏi những câu đó? Chả phải giấc mơ Mỹ, hay nói đúng hơn là giấc mơ qua Mỹ sống, đã khiến hàng triệu người bỏ xứ ra đi và khuấy động suy nghĩ của nhiều triệu người khác ở quê nhà hay sao? Tôi thấy đau lòng khi nghĩ đến anh chị có thể không sang đây sống nữa. Với tôi, đây là một tin xấu về đất nước mà tôi đã nhận làm quê hương. Vậy mà đó lại là điều không thể phủ nhận được.
Đất nước của người nhập cư một lần nữa đang quay lưng lại với chính
người nhập cư. Chỗ đứng của người nhập cư trên đất Mỹ đang ngày một bất
trắc. Ngay cả những người đã là công dân Mỹ hiện nay cũng bị đổ lên đầu những
lời lẽ thù hằn, nhiều người bị tấn công trong bối cảnh các vụ tội phạm mang tính
thù địch ngày một tăng. Ở các trường học, học sinh da trắng hét vào mặt những
người bạn học gốc Mêhicô hoặc theo đạo Hồi: “Xây tường chắn!”.
“Xây tường chắn!” đang trở thành khẩu hiệu mang tính phân biệt chủng tộc mà nhiều người hô vang khắp nơi nhằm vào những ai không phải là người da trắng.
“Xây tường chắn!” đang trở thành khẩu hiệu mang tính phân biệt chủng tộc mà nhiều người hô vang khắp nơi nhằm vào những ai không phải là người da trắng.
Anh chị đã nghe qua hình ảnh ẩn dụ về một con chim hoàng yến trong mỏ than chưa?
Khi hoàng yến ngừng hót, ấy là lúc ôxy đã hết, thành ra dấu hiệu cảnh
báo cho tất cả mọi người. Ở Mỹ, khi bối cảnh là một xã hội tự do và cởi mở,
thì người nhập cư là con chim hoàng yến đó. Kinh tế suy thoái, người ta thường
đổ lỗi cho người nhập cư đầu tiên. Còn trong cuộc chiến Mỹ chống khủng bố hiện
nay, người nhập cư nhanh chóng trở thành kẻ phải giơ đầu chịu báng.
Sau cuộc bầu cử đã đưa ông Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ năm 2016, trong nhiều vụ tội phạm mang tính thù địch, những kẻ gây tội đã viện dẫn tên tổng thống Trump như để hợp pháp hóa hành động bạo lực và những lời lẽ nhục mạ của họ.
Trong khi tôi viết lá thư này thì nhân danh bảo vệ và an ninh cho người dân Mỹ, quyền của người nhập cư đang dần tiêu tan. Sinh viên, người lao động nước ngoài run sợ. Tôi đã thấy ở sân bay một người đàn ông Nam Á tay run lên khi đưa tấm thẻ xanh cho nhân viên nhập cảnh, lo sợ sẽ bất ngờ bị bắt giữ và trục xuất. Tôi biết một sinh viên trường Đại học California ở thành phố Berkeley không có giấy tờ định cư hợp pháp (cậu được đưa đến Mỹ từ khi 3 tuổi), nay khi điền vào tờ đơn nào cậu cũng đưa địa chỉ giả vì sợ bị trục xuất.
“Tôi vẫn hy vọng.”
Tuy nhiên, tôi vẫn hy vọng. Người Mỹ đã biểu tình ở các sân bay khi ông Trump ký sắc lệnh hành pháp ngăn chặn một số người nhập cảnh vào Mỹ, kể cả những người đã có thẻ xanh. Phong trào phản đối cách điều hành tàn bạo mới này rất mạnh mẽ và vẫn đang diễn ra. Tôi hy vọng rằng những gì ông Trump đang gây ra ở nước Mỹ và trên thế giới có thể giảm bớt vì ông ta đang ngày càng bị ghét bỏ. Xét cho cùng, ông ta đang phá bỏ những thể chế quốc tế đã được thiết lập từ Chiến tranh thế giới thứ hai, có thể sẽ đưa thế giới về lại tình trạng các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách dựng lên các đường biên cứng rắn, thuế nhập khẩu cao, tiến hành các cuộc chiến tranh thương mại và chính sách ngoại giao đe dọa sử dụng vũ lực, cưỡng lại xu thế toàn cầu hóa.
Và nghiêm trọng hơn, khi đi ngược lại các giá trị tự do dân chủ và bản sắc quốc gia của người nhập cư, nước Mỹ sẽ đánh mất sức mạnh do sự đa dạng mang lại.
Đến giờ, tôi thấy nên nhìn nhận đất nước này qua hai ống kính: nước Mỹ và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền,
có những quyền lợi vĩnh viễn, đang tiến hành cuộc chiến chống khủng bố. Và nếu
cần, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ sẽ giẫm đạp lên những người vô tội trên đường đi của
mình, dù ở trong nước hay nước ngoài, để giành chiến thắng trong cuộc chiến ấy.
Trong tiến trình này, người nào mới đến định cư ở đất nước này mà không có
tiếng nói và tiền bạc thì thường sẽ bị biến thành một dạng tổn thất ngoài dự
kiến.
Trong khi đó, nước Mỹ có tất cả những gì mà chị và tôi đã mơ ước: sự minh bạch, tự do, dân chủ, cơ hội, thủ tục tố tụng công bằng, fair play và những hứa hẹn là chúng ta sẽ phát triển được ở đất nước ấy. Nước Mỹ là nơi chúng ta lao động vất vả và được tôn trọng vì điều đó.
Trong khi đó, nước Mỹ có tất cả những gì mà chị và tôi đã mơ ước: sự minh bạch, tự do, dân chủ, cơ hội, thủ tục tố tụng công bằng, fair play và những hứa hẹn là chúng ta sẽ phát triển được ở đất nước ấy. Nước Mỹ là nơi chúng ta lao động vất vả và được tôn trọng vì điều đó.
Hai đất nước này tồn tại trong một vũ điệu phức tạp. Vào thời kỳ tươi đẹp, nước Mỹ vượt lên. Đến thời kỳ tồi tệ, nước Mỹ bị lãng quên và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ khiêu vũ một mình. Những ngày này, tôi e rằng làm một người nhập cư yêu nước thì phải yêu những lý tưởng của nước Mỹ bất chấp những gì Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đang tiến hành nhân danh an ninh cho người dân.
Mặc dù tôi hiểu lôgich của lợi ích vĩnh viễn, nhưng nếu nước Mỹ bị phá hủy trong quá trình bảo vệ những lợi ích ấy, thì được lợi gì? Và theo tôi thì lòng yêu nước duy nhất đúng là một lòng yêu nước văn minh. Yêu nước mù quáng luôn dẫn đến những kết cục đẫm máu. Yêu nước là dám đặt câu hỏi. Quyền con người có nên bị xâm phạm nhân danh bảo vệ an ninh? Có thực sự lợi ích của đất nước này là bôi nhọ các cộng đồng thiểu số và những người mới nhập cư?
Anh chị thân mến, tôi hy vọng là tôi đã không làm anh chị quá sợ. Nhưng tình thế đòi hỏi phải trung thực. Để đến được bờ biển nước Mỹ những ngày này sẽ khó khăn hơn nhiều, những hứa hẹn sẽ ít hơn. Tôi vẫn muốn anh chị thực hiện hành trình khó khăn này, nhưng anh chị phải chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức trước mắt. Và tôi sẽ bật mí cho anh chị biết về giấc mơ Mỹ mà anh chị đã từng ấp ủ: chính anh chị là người phải khôi phục giấc mơ ấy. Không có anh chị mơ giấc mơ Mỹ thì đất nước này gặp mối nguy là sẽ già nua đi. Không có sức lực của anh chị thì chúng tôi sẽ yếu đi. Dù cho chúng tôi chưa biết nhưng chúng tôi thực sự cần tái sinh trong mắt của anh chị.
Vậy Giấc mơ Mỹ còn không? Không hẳn anh chị ạ. Giấc mơ ấy không thể còn một khi không có anh chị ngồi cùng bàn, khi sự thịnh vượng không dành cho anh chị , khi anh chị không có chỗ ở đây.
==========================
Andrew Lam hiện là chủ biên của New America Media, San Francisco. Anh là tác giả của cuốn “Birds of Paradise Lost”, tuyển tập truyện ngắn về người tỵ nạn Việt Nam tại thành phố San Francisco; cuốn “East Eats West: Writing in Two Hemispheres”, tuyển tập các bài viết về quan hệ Đông – Tây và hồi ký “Perfume Dreams: Reflections on the Vietnamese Diaspora”. Andrew Lam Twitter: www.twitter.com/andrewqlam. Bản dịch này là bản dịch của tổ chức Pivot gởi cho Việt Báo với sự đồng ý của tác giả dựa theo bài đăng trên Báo điện tử The Hufftington Post.
II. Văn học
(i) Giao Chỉ San Jose:
Câu chuyện "Tình cầm"
Kính thưa thân hữu.
Năm Đinh Dậu, cá nhân tôi bước vào tuổi 85. Cơ quan IRCC qua năm thứ 41, cộng đồng Việt Nam trải qua 42 năm. Chúng tôi cố gắng tổ chức mỗi tháng một chương trình hay một công tác.. Tháng giêng 2017 dựng lại cột cờ cũ bị phá bỏ tại đường Capitol từ 1999, đồng thời kỷ niệm 25 năm dọn cơm Homeless.Tháng hai góp phần đem triển lãm Viet Museum đến hội Tết sinh viên. Tháng 3 là kỳ tổ chức về văn hóa. Tháng tư lễ giỗ các anh hùng tuẫn tiết và tháng 5 sẽ có đại hội về Nghĩa Trang quân đội Biên Hòa. Bây giờ xin quý thân hữu gần xa tại Bắc CA đến với chúng tôi một ngày văn hóa có tính cách tình thân gia đình. Nguyên do chúng tôi có gia đình cô Kiều Loan là con gái bác Hoàng Cầm và con đỡ đầu bởi ông Phạm Duy. Có gia đình Phạm Duy Hùng là con trai của nhạc sĩ Phạm Duy. Hai ông Duy và Cầm có mối duyên văn nghệ và tình bằng hữu hết sức đặc biệt.
Năm Đinh Dậu, cá nhân tôi bước vào tuổi 85. Cơ quan IRCC qua năm thứ 41, cộng đồng Việt Nam trải qua 42 năm. Chúng tôi cố gắng tổ chức mỗi tháng một chương trình hay một công tác.. Tháng giêng 2017 dựng lại cột cờ cũ bị phá bỏ tại đường Capitol từ 1999, đồng thời kỷ niệm 25 năm dọn cơm Homeless.Tháng hai góp phần đem triển lãm Viet Museum đến hội Tết sinh viên. Tháng 3 là kỳ tổ chức về văn hóa. Tháng tư lễ giỗ các anh hùng tuẫn tiết và tháng 5 sẽ có đại hội về Nghĩa Trang quân đội Biên Hòa. Bây giờ xin quý thân hữu gần xa tại Bắc CA đến với chúng tôi một ngày văn hóa có tính cách tình thân gia đình. Nguyên do chúng tôi có gia đình cô Kiều Loan là con gái bác Hoàng Cầm và con đỡ đầu bởi ông Phạm Duy. Có gia đình Phạm Duy Hùng là con trai của nhạc sĩ Phạm Duy. Hai ông Duy và Cầm có mối duyên văn nghệ và tình bằng hữu hết sức đặc biệt.
Cùng với hai
gia đình chúng tôi tổ chức tưởng niệm và đặt danh hiệu nhẹ nhàng là chiều tưởng
nhớ. Xin gửi thư này để mời các bạn vui lòng tham dự. Tất cả vì tình văn nghệ.
Tất cả đều miễn phí. Địa điểm của chính phủ đã cho phép. Các nghệ sĩ đều là
thân hữu và thân quyến trong gia đình. Vào cửa theo thơ mời. Xin vui lòng đọc
thư mời với chi tiết đầy đủ phía dưới. Thơ Hoàng Cầm có thể đã phố biên giới
hạn vì sáng tác dưới chế độ cộng sản. Nhưng nhạc Phạm Duy thì gần như ai cũng
là thính giả . Phần ca sĩ thì ai cũng từng hát nhạc Phạm Duy. Dù các bạn chỉ
nghe hát, chỉ hát tài tử hay chuyên nghiệp, tất cả xin đến để một lần thắp nến
hương lòng cho người nhạc sĩ số một của dân tộc. Trước khi về Việt Nam, nhạc sĩ
Phạm Duy đã nói với chúng tôi một câu tỏ hết tấm lòng bằng gan ruột của con người."Về
chỉ để chết trên quê hương.
Bây giờ Xin nói đôi lời về Hoàng Cầm.
Năm 13 tuổi, cậu bé Hoàng Cầm thương nhớ nhìn theo đám cưới cô chị đi lấy chồng đã ghi lại kỷ niệm trong lời thơ Cỗ bài Tam cúc, thì năm đó tôi mới ra đời. Rồi khi lớn lên, Hoàng Cầm, Phạm Duy đi làm văn nghệ kháng chiến thì tôi đi học đánh trống ếch trong đội thiếu nhi Kim Đồng. Khi các văn nghệ đàn anh đi tìm lá Diêu Bông, một hình ảnh ẩn dụ của lý tưởng không có thực thì tôi cũng bỏ tuổi thơ miền Bắc mà vào miền Nam. Dù sống trong QLVNCH những máu văn nghệ Bắc Kỳ vẫn theo dõi công cuộc phản kháng tù đầy của Nhân Văn Giai Phẩm và rung động với Màu tím hoa Sim. Cùng con sông Đáy nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ. Cũng mơ về Kinh Bắc và nghe tiếng hát sông Lô của một mùa Thu ngày xưa khi toàn quốc kháng chiến chống Pháp. Và sau cũng đã rỏ nước mắt cùng Hoàng Cầm thương em bé địa chủ mồ côi. Như tấm lòng cô cán bộ "Sao thương con kẻ thù ? Giá ghét được đứa bé Lòng thảnh thơi bao nhiêu
Bây giờ xin nói về Phạm Duy.
Để tổ chức Chiều tưởng nhớ, chúng tôi đã mời những tiếng hát hết sức tình cảm tại địa phương San Jose. Mỗi người lựa chọn một bài. Ý nghĩa nhất của tác giả và mang tâm tình riêng của ca sĩ. Những bài ca về quê hương mà văn giới từng bình luận rằng Phạm Duy đã đem tình yêu nước lên bàn thờ tổ quốc.. Rồi đến phần các bản đồng ca được lựa chọn. Trong phạm vi cho phép, chúng tôi chọn bài Giọt mưa trên lá. Bà ca diễn tả ông trời khóc cho một đất nước lầm than. Bài ca mà các nghệ sĩ Hoa Kỳ hết sức yêu mến, thông cảm và tán thưởng. Để kết thúc chương trình sẽ là bài ca Việt Nam, Việt Nam. Đây chính là bài tự ca của dân tộc. Xin các bạn đến với chúng tôi để nghe những người con trai và con gái của Hoàng Cầm và Phạm Duy hát Tình Cầm gọi hồn thân phụ về lại cõ trần.. Để nghe con dâu và con rể của người đi xa tỏ lòng với người ở lại. Để nghe Duy Hùng hát bài ca di chúc của Phạm Duy hứa hẹn kiếp sau trở lại với cuộc đời. Mỗi bài ca là một thông điệp gửi lại trần gian từ một thi sĩ nổi danh và một nhạc sĩ nổi tiếng đã làm cho cuộc đời của chúng ta thêm biết bao nhiêu là thi vị. Xin đến để cảm thông, đến để chia xẻ và đến để ngậm ngùi. Ngậm ngùi cho thân phận của người làm thơ, viết nhạc. Những người mất đi để lại cả gia tài vẫn nghệ với rất nhiều thương tiếc.
Xin nói thêm về sự kết hợp tưởng nhớ đôi bạn văn nghệ. Hoàng Cầm và Phạm Duy là những nghệ sĩ sinh tử đồng thời. Hoàng Cầm (1922-2010) và Phạm Duy (1921- 2013). Cùng trưởng thành trong thời loạn ly. Theo tiếng gọi của non sông lấy lời thơ tiếng nhạc để cùng toàn dân chống Pháp. Khi nhận ra con đường cờ đỏ không phải là chân lý, Phạm Duy đã may mắn về được bến Tự Do. Hoàng Cầm ở lại đã không tìm thấy lá Diêu Bông lại còn bị đầy ải trong phong trào Nhân Văn, Giai Phẩm.. Sau cùng cả hai, kẻ trước người sau, kẻ Nam người Bắc cũng nằm trong lòng đất quê Mẹ. Trong cuốn hồi ký vĩ đại của Phạm Duy, ông đã dùng riêng một chương để viết về đời người bạn thi sĩ Hoàng Cầm. Rồi nhạc sĩ đã về Hà Nội gặp lại bạn thời niên thiếu và sau cùng đưa tiễn Hoàng Cầm về nơi yên nghỉ sau cùng ở miền Bắc. Phần ông, Phạm Duy hai năm sau ông chết và chôn tại miền Nam.
Xin xem phần dưới là thiếp mời cùng với lời thơ Hoàng Cầm, và đặc biệt PPS Tình cầm của Vũ Công Hiển thực hiện cho ngày Tưởng nhớ tại San Jose.
THIỆP MỜI
Cơ quan IRCC, Inc. Dân Sinh Media ,Việt Museum
cùng thân quyến hai gia đình Hoàng Cầm Phạm Duy
xin trân trọng kính mời quý vị quan khách và thân hữu vui lòng đến tham dự.
"chiều tưởng nhớ" Hoàng Cầm & Phạm Duy
1 giờ chiều chủ nhật 26 tháng 3-2017
Hội trường Santa Clara County
70 W Hedding San Jose.
Thi sĩ Hoàng Cầm và nhạc si Phạm Duy là thân hữu và thân quyến của chúng tôi, đồng thời cũng là những nghệ sĩ văn hóa ra đi đã để lại các tác phẩm quý giá cho đời sau. Xin chân thành gửi lời mời đến quý quan khách tham dự chương trình tưởng nhớ trong buổi họp mặt gia đình rất văn nghệ, thân hữu, trang trọng và hết sức đặc biệt.
Trân trọng kính mời:
Vũ văn Lộc IRCC, Inc. Phạm Phú Nam Dân Sinh Media. Kiều Loan, gia đình Hoàng Cầm và Phạm Duy Hùng, gia đình Phạm Duy.
*************
Hoàng Cầm: Tình cầm
Nếu anh còn trẻ như năm cũ
Quyết đón em về sống với anh
Rồi những chiều vàng phơ phất lại
Anh đàn, em hát níu xuân xanh
Nhưng thuyền em buộc bên sông hận
Anh chẳng quay về với trúc tơ
Ngày tháng Tỳ Bà vương ánh nguyệt
Mộng héo bên song vẫn đợi chờ
Có mây bàng bạc gây thương nhớ
Có ánh trăng vàng soi giấc mơ
Có anh ngồi lặng so phím cũ
Mong chờ em hát khúc xuân xưa
Nếu có ngày nào em quay gót
Lui về thăm lại bến thu xa
Thì đôi mái tóc không xanh nữa
Mây bạc, trăng vàng vẫn thướt tha...
Hoàng Cầm: Lá diêu bông
Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm. Đồng chiều. Cuống rạ
Chị bảo Đứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng
Hai ngày Em tìm thấy Lá
Chị chau mày Đâu phải Lá Diêu bông
Mùa đông sau Em tìm thấy Lá . Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông
Ngày cưới Chị . Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con . Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn
Từ thuở ấy Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể. Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời......ới Diêu bông...!
(Giao Chi San Jose: giaochi12@gmail.com (408) 316 8393)
(ii) Ns Tuấn Khanh: Khi
con người giữ lại
Tháng 1/1995, khi ông Võ Văn Kiệt ký văn bản số 406-Ttg, ra lệnh không được đốt pháo trên cả nước. Không những pháo trong hiện thực bị săn lùng và hủy diệt, mà ngay cả pháo trong trí tưởng cũng bị ngăn chận. Ít lâu sau đó, trong một lần đưa ca khúc Bài Ca Tết Cho Em (sáng tác: nhạc sĩ Quốc Dũng) vào chương trình sản xuất CD mùa xuân, một biên tập viên đã than thở rằng Sở Văn hóa Thông tin ở Sài Gòn nói phải sửa lại lời, vì có chữ “pháo”, nghe nhạy cảm với một loại hình sản phẩm đã bị cấm.
Những chuyện hài hước như vậy, không bao giờ thiếu trong một nền văn hóa bị kiểm duyệt theo chỉ đạo, và cũng theo tính trung thành đến bại hoại của những nhân viên kiểm duyệt tại Việt Nam, kể từ sau 1975.
Một buổi sáng, khi đọc bản tin về chuyện 5 ca khúc có từ nửa thế kỷ trước bị lại cấm lưu hành, nhiều người dân đã tỏ ý bất bình. Nhưng với giới văn nghệ đã tận mặt sống và quay quắt trong các sợi xích kiểm duyệt từ suốt nhiều năm thì lại khác. Phản ứng thường là một nụ cười mỉa, và gật gù như của một anh bạn “đến giờ này mà vẫn còn bệnh hoạn như vậy à?”
Năm ca khúc đó, bao gồm Cánh thiệp đầu xuân (tác giả Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Như bao lần, những người “làm” văn hóa của Nhà nước vẫn giải thích mơ hồ, thậm chí ngớ ngẩn như dừng lưu hành để tìm tên tác giả chính xác. Một quan chức nhà nước, được báo Tuổi Trẻ dẫn lời, nói rằng ông băn khoăn vì không biết ý nghĩa lời hát “cuộc chiến” nằm trong Con đường xưa em đi, là cuộc chiến nào.
Như một đứa trẻ to lớn nhưng gồng gánh tâm hồn tự kỷ, hệ thống văn hóa xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay loay hoay với một nỗi ám ảnh mơ hồ, và không thể hội nhập cùng cuộc sống bình thường. Đứa trẻ đó lo sợ mọi thứ – từ quá khứ đến tương lai. Đứa trẻ cố vươn vai đứng thẳng oai vệ trong đời sống, nhưng nhột nhạt thầm kín vì đêm đêm còn mắc tật đái trộm trên giường. Đứa trẻ tự cáu gắt vì chứng không thể trưởng thành của mình.
Nhạc sĩ Thanh Sơn, lúc còn sinh thời, từng ngồi buồn hiu, kể rằng một nhân viên kiểm duyệt của Sở, trẻ bằng tuổi con út của ông, ra lệnh cho ông về phải bỏ chữ “phu quân” trong một ca khúc tình yêu đồng quê của ông, chỉ vì chữ “quân” có thể ám chỉ đến quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Năm ngoái, một đôi bạn trẻ viết tạp bút về Sài Gòn, chạy xin giấy phép in với một nhà xuất bản. Khi bản thảo đưa lên duyệt, một đoạn văn liên quan đến bài hát Chiếc lá cuối cùng (tác giả Tuấn Khanh sinh năm 1933) bị lưu ý là phải bỏ đi vì liên quan văn hóa trước 1975. Khi các bạn trẻ này kêu nài rằng bài hát đã được duyệt, tác giả được lưu hành… thì biên tập viên – kiểm duyệt viên bối rối, chuyển sang ý khác là “cũng phải bỏ, vì gợi ý đến nhạc sĩ Tuấn Khanh hiện nay, người đang có vấn đề”.
Trải qua rất nhiều năm. Kể từ lúc những bánh xích xe tăng chiến thắng của những người Cộng sản lăn trên các đường phố ở miền Nam. Có không ít những khung thước văn hóa thật mới mẻ được kẻ ra cho người dân. Từ chiếc quần ống loe bị chận cắt giữa đường, mái tóc dài nam giới bị giữ lại và buộc xén đi vô tội vạ… cho đến hôm nay, quả là một chặng đường rất dài để con người Việt Nam thấy rằng mình đang phải chạy hồng hộc trên một vòng tròn thật lớn, để cố về điểm xuất phát văn minh ban đầu của mình.
Đầu năm 2017, có tin bài hát "Ly rượu mừng" được trả tự do. Rất nhiều người vui mừng vì nghĩ rằng “rồi cuối cùng những điều tốt đẹp nhất cũng đã trở lại”. Có không ít những bài viết, sự hân hoan xuất hiện trên các trang mạng. Có bóp, thì phải có mở chứ!
Cảm giác này có thể so sánh với năm 1977, khi nạn đói tràn lan ở Việt Nam, bệnh ghẻ ngứa rừng hành hạ mọi gia đình. Rồi đến năm 1990, khi nhiều người bắt đầu được ăn cơm có thịt và sử dụng xà bông Hoa Kỳ gửi về từ các thùng đồ của kiều bào – thì người Việt nam cũng đã hân hoan và hạnh phúc như vậy. Quả là có bóp, rồi phải có mở!
Và rồi, khi một ca khúc được trả tự do, thì cũng không lâu sau, có đến 5 ca khúc khác bị giam lại. Cái được và mất có vẻ đã rõ trong đời sống văn hóa bình thường của con người. Mở và bóp! Cấm và cho / Bóp và mở trong kiểm duyệt văn hóa tại Việt Nam chưa bao giờ có một câu trả lời quang minh, hay có một thái độ chính đáng. Năm 2012, khi được hỏi về cách thức cho phép lưu hành những bài hát trước năm 1975, ông Lê Ngọc Cường – nguyên cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn từng xác nhận rằng thay vì lên danh sách những bài cần cấm, thì Cục chỉ có danh sách những bài được cho phép (khoảng hơn 1500 bài, trong số hàng chục ngàn bài hát trước 1975). Và việc bóp xiết các bài hát cũ, được khoán lớn cho Sở ở thành phố Hồ Chí Minh, vì nơi này được coi là có khả năng “biết rõ nội tình”.
Nội tình ấy, Trịnh Công Sơn, đến khi qua đời nhiều năm, vẫn chưa bao giờ được phép ấn hành chính thức và đầy đủ bộ Ca khúc Da Vàng, tập tác phẩm được coi là làm nên tên tuổi của ông.
Nội tình ấy, Nhạc sĩ Phạm Duy, từ khi giao cho công ty Phương Nam quản lý và xin phép các ca khúc của ông từ năm 2005 đến nay, chỉ khoảng 200 bài hát được cho phép. Thậm chí có những bài cấp phép rồi, lại cấm như Trường ca Con đường Cái quan và Còn chút gì để nhớ.
Không biết dựa vào luật nào, Cục chỉ cho phép một năm làm đơn xin từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 7 đến 13 bài. Và nếu chiếu theo trình tự đó, di sản hơn 1000 bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy có thể phải đến năm 2050 mới được cấp phép hoàn toàn. Dĩ nhiên, đó là trong tình trạng các nhà “làm” văn hóa không trở chứng tự kỷ kinh niên.
Cũng có ý kiến cho rằng Nhà nước đang lo lắng vì không cản nổi tình trạng văn hóa trước 1975 bùng phát lại ở miền Nam và nhiều nơi khác. Khởi đầu là âm nhạc, sau đến là sách vở, lịch sử… nên đang tìm cách kìm hãm bằng cách cắt nhanh nguồn cảm hứng của dân chúng.
Khởi đầu là không ít nghệ sĩ của Nhà nước
được hậu thuẫn lên tiếng bài bác bolero, rồi kế đến kêu đòi một nền văn minh
gameshow không có bolero… Hôm nay là thả một và nhốt năm, như tín hiệu của một
mùa xuân không còn nghe tiếng pháo.
Nếu lưu ý, sẽ không ít người ngạc nhiên rằng năm 2017, khi bài hát "Ly rượu mừng" được trả tự do một cách hữu ý trước Tết Nguyên Đán, nhưng lại không vang lên rộn rã bằng những năm mà người dân phải tự vượt rào để hát, để nghe nó. Có lẽ người dân đã bằng lòng với sự bình thường và giá trị được trả lại, nên không ra sức níu kéo như nhiều thập niên qua.
Nếu lưu ý, sẽ không ít người ngạc nhiên rằng năm 2017, khi bài hát "Ly rượu mừng" được trả tự do một cách hữu ý trước Tết Nguyên Đán, nhưng lại không vang lên rộn rã bằng những năm mà người dân phải tự vượt rào để hát, để nghe nó. Có lẽ người dân đã bằng lòng với sự bình thường và giá trị được trả lại, nên không ra sức níu kéo như nhiều thập niên qua.
Nhưng ngay khi danh sách 5 bài hát bị cấm được tung ra, lạ thay, đâu đâu cũng nghe người dân hát, mở lại những ca khúc này. Chuyện “cấm”, trở thành một thái độ vô vọng trước đời sống tự nhiên trong phút chốc. Và như thế, những bài hát cấm đó, chắc chắn lại sẽ vang lên – không khác gì những ngày tháng Ly rượu mừng bị giam nhốt. Kẻ có quyền có thể phất tay phế bỏ, nhưng nhân dân sẽ mãi mãi âm thầm giữ lại trong trí nhớ và từng lời hát khe khẽ của mình, bởi lẽ năm bài hát ấy – hay hàng chục ngàn bài hát khác – không có tội tình gì.
Vì họ biết, cuối cùng tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền. Âm nhạc hay sách vở – tri thức và cảm xúc… sẽ còn lại mãi mãi, bền bỉ thách đố mọi thời đại mê muội của quyền hành.
(iii) Dương Hoài Linh: Vì
sao Quảng Bình, Ninh Bình được chọn làm bối cảnh cho phim "Kong:Skull
Island"?
Chính quyền và báo chí đang phát sốt vì Việt Nam được chọn là một trong ba nơi làm phim trường chính cho bộ phim bom tấn "Kong: Skull Island". Tất cả đang muốn làm một con khỉ to tại Hồ Gươm để ăn theo mà không hề biết đếm xỉa gì đến tiền "Bản quyền hình ảnh của Hollywood". Bản quyền là thứ mà Hollywood không dễ nhả với giá rẻ vì đây là con gà đẻ trứng vàng của họ.
Là người đã từng đặt chân đến phim trường của Hollywood và hiểu các xảo thuật điện ảnh của họ. Tôi hiểu Hollywood chọn Việt Nam là vì khung cảnh của Quảng Bình quá hoang sơ,chưa hề bị xáo trộn chứ họ thừa biết khả năng "trần oai khoai củ" khi làm việc với chính quyền Việt Nam. Đó là kinh nghiệm đã được rút ra từ quá khứ.
Cách đây 27 năm (khoảng 1990), đạo diễn Oliver Stone đã sang Việt Nam để xin chính thức quay bộ phim thứ 3 của ông về đề tài chiến tranh Việt Nam, “Heaven & Earth” (Trời và đất). Lúc ấy danh tiếng của Oliver Stone đang ở trên đỉnh cao, vì ông vừa mới đoạt giải Oscar lần thứ 2 với phim “Sinh ngày 4/7″. Ở đây mọi thứ đều suôn sẻ, ngoại trừ kịch bản có một vài chi tiết nhạy cảm liên quan đến hình ảnh của người lính cộng sản , khi Oliver được yêu cầu phải cắt, ông đã nửa đùa nửa thật rằng: “Ngay cả ở Mỹ, tổng thống cũng không được quyền đòi cắt kịch bản của tôi!”.
Tuy nhiên vì rất muốn quay một bộ phim tại chính vùng đất đã mang lại nhiều vinh quang cho mình, nên Oliver Stone chấp nhận sửa lại chứ không cắt. Tuy nhiên đề nghị này của ông không được chấp nhận. Thế là Oliver Stone, cùng các nhà sản xuất quyết định cầm hơn 30 triệu USD chuyển sang Thái Lan để làm giả bối cảnh Việt Nam!
Duyệt kịch bản và cấp giấy phép cũng là chuyện bình thường trên thế giới, nhưng một thời kỳ dài ở Việt Nam là điều khó hiểu đối với các đoàn phim nước ngoài, kể từ sau vụ bộ phim Hong Kong đầy tai tiếng “Yêu tiếng hát Việt Nam” – khiến hàng loạt quan chức bị kỷ luật ở cuối thập niên 1980. Kịch bản nước ngoài xin phép sản xuất tại Việt Nam đều phải duyệt càng lúc càng khó khăn, chỉ cần có chi tiết dễ liên tưởng đến những vấn đề nhạy cảm, là phải sửa hoặc “stop”. Nhưng có lẽ điều khiến các nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam sợ nhất là thời gian chờ đợi để có giấy phép. Không ít dự án phim bị “chìm xuồng” vì chờ duyệt không nổi.
Đồng tiền của nhà sản xuất phải luân chuyển để đầu tư vào chỗ khác! Nguyên
do chậm thì nhiều, nhưng có lẽ bắt nguồn từ năng lực thẩm định, qua ý kiến của
nhiều người vì… sợ trách nhiệm! ... Trong lịch sử làm dịch vụ phim nước ngoài,
Việt Nam chưa bao giờ xem việc chào đón các dự án phim nước ngoài đến quay tại
Việt Nam như một cơ hội làm ăn và quảng bá hình ảnh đất nước, mà luôn đối xử
với họ như kiểu… ban ơn! Năm 1999, bộ phim “Going Back” (sau này công chiếu đổi
lại thành “Under Heavy Fire”) đã được cấp phép quay tại Việt Nam, nhưng lại bị
“sao quả tạ” chiếu vào! Đây là phim chiến tranh, các loại đạo cụ súng ống hạng
nặng Việt Nam không có, phải nhập vào từ nước ngoài thì các cấp có trách nhiệm
ngại ngùng, phải đi lòng vòng xin phép các nơi cực kỳ mệt mỏi. Đến khi họ không
thể chờ đợi và chấp nhận sử dụng quân khí trong nước, thì riêng việc xin phép
đi tham quan tại các bảo tàng quân sự cũng phải chờ sự chấp thuận của… Bộ Quốc
phòng! Rốt cuộc đoàn “Going Back” đã kéo sang Philippines quay và không hẹn
ngày trở lại.
“James Bond” là loạt phim nổi tiếng nhất thế giới. Nhân vật điện ảnh bất tử này tồn tại đã trên nửa thế kỷ mà vẫn luôn ăn khách. Đặc điểm của phim “007″ là quay ở nhiều nước. Họ đến quay ở đâu, danh tiếng của bộ phim là đảm bảo bằng vàng cho du lịch ở đó phát triển. Việc “James Bond 007″ “mở hàng” cho một bộ phim Mỹ đầu tiên quay tại Việt Nam thu hút sự quan tâm của cả Hollywood, bởi lúc ấy việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ mở ra một cơ hội tốt cho các bên và điện ảnh là cú hích hàng đầu. Thậm chí khi nghe “007″ chuẩn bị ở Việt Nam, vợ chồng Tom Cruise và Nicole Kidman đang đi du lịch ở châu Á, đã bí mật ghé sang Việt Nam để gặp gỡ các nhà sản xuất…
Bộ phim lúc ấy chưa có tên chính thức, chỉ có tên tạm đặt là “Bond 18″. Vì tính chất quan trọng của bộ phim nên việc duyệt và cấp phép phải có sự chấp thuận từ các cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Ngày nhận được quyết định chính thức, cả đoàn Bond đã khui champagne ăn mừng và lập tức triển khai rầm rộ. Họ dự định sẽ quay 3 tuần và chuẩn bị trong 3 tháng, chỉ cho một trường đoạn hấp dẫn nhất của phim: Cảnh rượt đuổi bằng xe máy BMW phân khối lớn giữa Pierce Brosnan, Dương Tử Quỳnh và những kẻ xấu.
Ngoài ra còn thêm một vài cảnh quay ở Vịnh Hạ Long. Dự kiến họ sẽ tiêu tốn khoảng 5 triệu USD chỉ trong vài tháng ở Việt Nam. Mọi việc đang tiến triển tốt đẹp thì ngày định mệnh đến. Buổi sáng hôm ấy vừa có thêm giấy phép chấp thuận từ Ủy ban nhân dân Tp.HCM, thì ngay chiều hôm đó, một công điện khẩn từ Cục Điện Ảnh gửi vào buộc phải dừng khẩn cấp mọi hoạt động của đoàn Bond 18 tại Việt Nam, mà không đưa ra một lời giải thích! Sự kiện Việt Nam từ chối Bond 18 đã gây chấn động Hollywood và làm cả châu Á phải tiếc nuối, trừ Thái Lan… “vô tình lượm được cái bình!”. Một nhà sản xuất phim người Philippines bình luận về sự kiện này: “Có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới “dám” nói không với James Bond.
Kong: Skull Island được quay tại Việt Nam vào tháng 2/2016. Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và đoàn làm phim lựa chọn bối cảnh nhằm tạo sự khác biệt, không gian mới mẻ cho siêu phẩm về “vua khỉ”. Nội dung phim theo chân một đoàn thám hiểm tới khám phá hòn đảo bí ẩn với nhiều loài sinh vật kỳ lạ.
Nữ diễn viên Brie Larson nói lý do chọn Việt Nam là cảnh quan độc đáo và chưa bị xáo trộn nhiều. Chia sẻ về thách thức khi ghi hình ở Việt Nam, tài tử Samuel L. Jackson nhớ đến việc di chuyển từ nơi ở đến điểm quay. Diễn viên nói: “Có những ngày, chúng tôi phải đi xuồng do các cô gái nhỏ bé chèo để băng qua núi và hang động.
Với Tom Hiddleston, cảnh quay khó khăn nhất là ở một đầm lầy. “Suốt mười ngày, hôm nào chúng tôi cũng phải chạy trên một đầm lầy rất lạnh. Và để giữ tính liên tục trong các cảnh quay, ngày nào mọi người cũng phải ướt với mức độ giống nhau”.
Như vậy có thể thấy rằng vì tên phim là "Đảo đầu lâu" " nên phải chọn một xứ sở hoang sơ giống với thời tiền sử. Chọn Quảng Bình Việt Nam thì đoàn làm phim cũng phải ngoại giao nói khéo để chính quyền Việt Nam cho sử dụng làm phim trường. Thế nhưng ngay chính tên phim cũng đã chửi khéo cái nơi được chọn làm phim trường rồi.
Thế nhưng báo chí Việt Nam vẫn chẳng hề xấu hổ vẫn tha hồ giựt tít: "Việt Nam là bối cảnh hoàn hảo cho phim "Kong: Skull Island". Chẳng khác gì tự chửi mình : Việt nam là bối cảnh hoàn hảo cho khỉ ở.
Xét trong quá khứ làm phim của Hollywood với Việt Nam và đời sống hiện tại thì điều đó rất đúng. Chẳng thế mà chính quyền Việt Nam đang làm một con khỉ thật to ngay tại Hồ Gươm để báo với thế giới về "Xứ khỉ" của mình.
(iv) Cô Tư Sài Gòn: Tháng
Ba Gãy Súng
Quân đội Bắc Việt chiếm gọm Miền Nam vào ngày 30/4/1975, và kết thúc cuộc nội chiến quốc-cộng... Khởi đầu chiến dịch cuối cùng là tháng 3/1975... Trận đánh đầu tiên là ở Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975.
Quân đội Bắc Việt chiếm gọm Miền Nam vào ngày 30/4/1975, và kết thúc cuộc nội chiến quốc-cộng... Khởi đầu chiến dịch cuối cùng là tháng 3/1975... Trận đánh đầu tiên là ở Ban Mê Thuột ngày 10/3/1975.
Nhà văn quá cố Cao Xuân Huy trong tập hồi ký “Tháng Ba Gãy Súng” đã kể lại những gì anh nhìn thấy, chứng kiến trong khi quân lực VNCH tan rã ở bãi biển Đà Nẵng. Đó là một tác phẩm lớn, mang nhiều sức mạnh. Không chỉ vì tính thực của chuyện anh kể lại, mà còn vì ngôn ngữ đầy chất nhà binh của nhà văn họ Cao.
Trong lời tự sự, nhà văn Cao Xuân Huy kể: “Tôi không phải là một nhà văn, mà tôi chỉ là một người lính, lính tác chiến đúng nghĩa của danh từ, và những điều tôi viết trong quyển sách này chỉ là một câu chuyện, câu chuyện thật một trăm phần trăm được kể lại bằng chữ. Tôi viết những điều mà những thằng lính chúng tôi đã trực tiếp tham dự nhưng không ai viết lại, trong khi nhiều người đã viết về những chuyện chiến trường thì hình như chẳng có ai dự.... Quyển sách này không hề là một tiểu thuyết mà là một hồi ký. Bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. Tháng Ba thì mọi người đã rõ, còn Gãy Súng, tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục, chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải là đã bị bẻ gãy không khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đấu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi? Tôi đặt chữ Gãy Súng cho quyển sách này là như vậy...”
Nhà văn Ngô Thế Vinh ghi về tiểu sử của nhà văn quá cố Cao Xuân Huy:
“TIỂU SỬ CAO XUÂN HUY
Sinh năm 1947, quê nội Bắc Ninh, quê ngoại Hà Nam / 10-1954 di cư vào Nam với mẹ / 02-1968 đi lính Thuỷ Quân Lục Chiến, VNCH. / 03-1975 bị bắt làm tù binh. /
09-1979 ra tù. / Năm 1983 vượt biên, đến Mỹ. / 1984 định cư tại Nam California. / 2005 chủ biên tạp chí Văn Học tới 2008. / 11-2010 mất tại Lake Forest, Nam California.
Tác phẩm:
Tháng Ba Gãy Súng, 1985
Vài Mẩu Chuyện, 2010.”
Nhà văn Tưởng Năng Tiến trong bài viết “Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Cao Xuân Huy Từ Chuyện Tháng Ba Gẫy Súng” đã ghi nhận về nhà văn học Cao:
“...Tháng 3 năm 1975, không phải chỉ có một mình trung úy Cao Xuân Huy bỏ súng. Sau đó, ông ta cũng không phải là kẻ duy nhất vượt biên. Ông chỉ là một trong hàng triệu triệu dân Việt - trong cơn quốc biến - hốt hoảng, ù té, bỏ chạy, hay đâm xầm ra biển, tứ tán, lênh đênh, phiêu bạt khắp bốn phương trời.
Giữa ông Cao Xuân Huy và phần lớn những người Việt tị nạn cộng sản khác chỉ có một chút dị biệt nho nhỏ. Sau khi bỏ súng, bỏ cuốc - thay vì cầm kìm, cầm búa hay một dụng cụ nhẹ nhàng nhưng thiết thực nào khác để kiếm sống nơi quê nguời đất khách - ông Cao Xuân Huy (chả may) lại vớ ngay cây bút, một vật dụng mà hiệu quả trong việc mưu sinh vô cùng giới hạn và vẫn thuờng gây vô số chuyện phiền lòng (cũng như tai nạn) cho khổ chủ! Dù vậy ông Cao Xuân Huy vẫn viết hết lòng, và trở thành một nhà văn Việt Nam lưu vong nổi tiếng (được nhiều người yêu qúi) trong suốt hai thập niên qua – dù ông viết không nhiều...”(ngưng trích)
Nhà văn Đỗ Xuân Tê trong bài viết tựa đề “Cao Xuân Huy - Người Ở Lại Thuận An” ghi nhận:
“...Cửa biển Thuận an, một địa danh không xa lạ gì với người dân xứ Huế, và anh em chúng tôi khi được lệnh tăng phái từ Phủ đầu Rồng để bảo vệ cố đô, nhưng không ngờ vào thời điểm sắp tàn cuộc chiến thì Thuận an trở thành chứng tích của những cái chết vô nghĩa trong thảm cảnh gẫy súng nửa đường. Biển Thuận an trăng sáng thuở nào vẫn mang vị mặn nhưng không phải của muối, biển mặn vì máu. Máu của những người lính trẻ đã chết oan vì các tư lệnh của họ đã bỏ cuộc, đã bỏ chạy trước khiến họ phải chân đất chạy ra cửa Thuận an, con đường độc đạo ra biển để chờ tàu xuôi Nam, trốn chạy những người anh em cùng màu da nhưng khác máu từ phương Bắc đang rượt đuổi theo họ.
Nhiều kiểu chết nhiều cách chết, vừa
tự xử bằng lưỡi lê, lựu đạn, vừa trúng thương bằng tăng bằng súng của đối
phương, vừa bỏ thây vì sóng cao biển động nhưng phải đọc tác phẩm của Cao xuân Huy
mới cảm nhận sâu sắc tấn bi kịch mang con bỏ chợ của những lãnh đạo miền Nam và
nét hào hùng của những người lính quyết tử theo màu cờ sắc áo.
Khốn khổ thay cho những người lính về từ địa ngục sau khi kẹt lại Thuận an lại bị dồn vào các trại tù cải tạo chờ đợi biến cố họ không mong vào cuối tháng tư rồi sống tiếp trong cảnh đáy địa ngục sau 75, trong đó có người lính Cao xuân Huy.
Khốn khổ thay cho những người lính về từ địa ngục sau khi kẹt lại Thuận an lại bị dồn vào các trại tù cải tạo chờ đợi biến cố họ không mong vào cuối tháng tư rồi sống tiếp trong cảnh đáy địa ngục sau 75, trong đó có người lính Cao xuân Huy.
Cao xuân Huy, người ở lại Thuận an. Nhờ Ông Gẫy Súng mà người ta mới thấy hết nét bi thương của những ngày tháng Ba, nhờ ông mà những đồng đội nằm lại vĩnh viễn trên cửa Thuận an mới có cơ hội lên tiếng. Chúng tôi trân trọng ông về điều này và xin vinh danh ông với tư cách nhà văn song hành với danh xưng người lính. Xin ông cứ nhận ông là nhà văn vì chính ông là một nhà văn đích thực, một nhân chứng chỉ biết nói sự thật, và sự thật thì sống mãi ngàn thu.”(ngưng trích)
Trong những ngày tháng 3, xin trân trọng tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy và tất cả những chiến binh và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến vì Tự do, Dân chủ cho quê nhà.
(v) Thơ Tô Thùy Yên: Ta
Về
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta.
Ta về một bóng trên đường lớn
Thơ chẳng ai đề vạt áo phai
Sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
Mười năm đá cũng ngậm ngùi thay
Vĩnh biệt ta-mười-năm chết dấp
Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu
Mười năm mặt sạm soi khe nước
Ta hóa thân thành vượn cổ sơ
Ta về qua những truông cùng phá
Nếp trán nhăn đùa ngọn gió may
Ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
Nghe tàn cát bụi tháng năm bay
Chỉ có thế. Trời câm đất nín
Đời im lìm đóng váng xanh xao
Mười năm, thế giới già trông thấy
Đất bạc màu đi, đất bạc màu
Ta về như bóng chim qua trễ
Cho vội vàng thêm gió cuối mùa
Ai đứng trông vời mây nước đó
Ngàn năm râu tóc bạc phơ phơ
Một đời được mấy điều mong ước
Núi lở sông bồi đã mấy khi
Lịch sử ngơi đi nhiều tiếng động
Mười năm, cổ lục đã ai ghi
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cảm ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi
Tưởng tượng nhà nhà đang mở cửa
Làng ta ngựa đá đã qua sông
Người đi như cá theo con nước
Trống ngũ liên nôn nả gióng mừng
Ta về như lá rơi về cội
Bếp lửa nhân quần ấm tối nay
Chút rượu hồng đây xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc biển dâu này
Ta khóc tạ ơn đời máu chảy
Ruột mềm như đá dưới chân ta
Mười năm chớp bể mưa nguồn đó
Người thức mong buồn tận cõi xa
Ta về như hạt sương trên cỏ
Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt
Tội tình chi lắm nữa người ơi
Quán dốc hơi thu lùa nỗi nhớ
Mười năm người tỏ mặt nhau đây
Nước non ngàn dặm bèo mây hỡi
Đành uống lưng thôi bát nước mời
Ta về như sợi tơ trời trắng
Chấp chới trôi buồn với nắng hanh
Ai gọi ai đi ngoài cõi vắng
Dừng chân nghe quặn thắt tâm can
Lời thề buổi ấy còn mang nặng
Nên mắc tình đời cởi chẳng ra
Ta nhớ người xa ngoài nỗi nhớ
Mười năm ta vẫn cứ là ta
Ta về như tứ thơ xiêu tán
Trong cõi hoang đường trắng lãng quên
Nhà cũ mừng còn nguyên mái, vách
Nhện giăng, khói ám, mối xông nền
Mọi thứ không còn ngăn nắp cũ
Nhà thương-khó quá sống thờ ơ
Giậu nghiêng cổng đổ, thềm um cỏ
Khách cũ không còn, khách mới thưa
Ta về khai giải bùa thiêng yểm
Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi
Hãy kể lại mười năm chuyện cũ
Một lần kể lại để rồi thôi
Chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn
Thăm hỏi từng cây, những nỗi nhà
Hoa bưởi, hoa tầm xuân có nở?
Mười năm, cây có nhớ người xa?
Ta về như đứa con phung phá
Khánh kiệt đời trong cuộc biển dâu
Mười năm, con đã già trông thấy
Huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu
Con gẫm lại đời con thất bát
Hứa trăm điều một chẳng làm nên
Đời qua, lớp lớp tàn hư huyễn
Giọt lệ sương thầm khóc biến thiên
Ta về như tiếng kêu đồng vọng
Rau mác lên bờ đã trổ bông
Cho dẫu ngàn năm em vẫn đứng
Chờ anh như biển vẫn chờ sông
Ta gọi thời gian sau cánh cửa
Nỗi mừng giàn giụa mắt ai sâu
Ta nghe như máu ân tình chảy
Tự kiếp xưa nào tưởng lạc nhau
Ta về dẫu phải đi chân đất
Khắp thế gian này để gặp em
Đau khổ riêng gì nơi gió cát
Thềm nhà bụi chuối thức thâu đêm
Cây bưởi xưa còn nhớ, trắng hoa
Đêm chưa khuya quá hỡi trăng tà
Tình xưa như tuổi già không ngủ
Thức trọn, khua từng nỗi xót xa
Ta về như giấc mơ thần bí
Tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
Trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
Trọn đời nỗi nhớ sáng khôn nguôi
Bé ơi, này những vui buồn cũ
Hãy sống, đương đầu với lãng quên
Con dế vẫn là con dế ấy
Hát rong bờ cỏ giọng thân quen
Ta về như nước Tào Khê chảy
Tinh đẩu mười năm luống nhạt mờ
Thân thích những ai giờ đã khuất
Cõi đời nghe trống trải hơn xưa
Người chết đưa ta cùng xuống mộ
Đâu còn ai nữa đứng bờ ao
Khóc người ta khóc ta rơi rụng
Tuổi hạc ôi ngày một một hao
Ta về như bóng ma hờn tủi
Lục lại thời gian kiếm chính mình
Ta nhặt mà thương từng phế liệu
Như từng hài cốt sắp vô danh
Ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
Đọc lại bài thơ thủa thiếu thời
Ai đó trong hồn ta thổn thức
Vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi
Ta về như hạc vàng thương nhớ
Một thủa trần gian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn
Đành không trải hết được lòng ta.
(Là SQ cấp tá, QL/VNCH, Trưởng phòng TLC, bị CS bỏ tù 13
năm.
Ta Về được viết khi ra tù, từ miền thượng du Việt Bắc)
.............................. .............................. .............................. .................
Kính,
NNS
__._,_.___