|
|
|
|
|
|
|
Ngoc Tran has shared a video
playlist with you on YouTube
|
|
|
|
|
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 26-3-2016
ĐÊM GÀNH HÀO NGHE ĐIỆU
HOÀI LANG & TIẾNG QUỐC ĐÊM TRĂNG: Vũ Đức Sao Biển - Cẩm Ly - Hương Lan - Trọng
Phúc – Gs TranNangPhung - NNS
LỜI KINH ĐÊM: Việt Dzũng - Ý
Lan – Gs TranNangPhung - NNS
Tình thân,
NNS
..........................................................................................................................
1. Chuyện Thời sự & Xã hội
(i) Ts Nguyễn Đình Cống: Nghịch
lý về tai nạn hạn hán ở Việt Nam
Thời
gian qua, liên tiếp nhận thông tin về tai nạn hạn hán ở đồng bằng Nam bộ mà xót
xa, uất hận. Ngữa mặt lên trời mà than: “Xanh kia thăm thẳm tầng trên. Vì ai
gây dựng cho nên nỗi này”.
Ai đã từng học môn Địa lý nước VN ở bậc tiểu học đều biết đó là một đất nước
thuộc vùng nhiệt đới, gió mùa, sông ngòi chằng chịt, lượng mưa hàng năm trung
bình trên 1500 mm, nhân dân cần cù, lại được một Đảng Cộng sản theo Chủ nghĩa
Mác Lênin (CNML) lãnh đạo. Mà Đảng tự cho là sáng suốt, là quang vinh, chủ nghĩa
được Đảng cho là ưu việt nhất của nhân loại. Thế mà một vùng rộng lớn đang khốn
khổ vì tai nạn hạn hán, như vậy có nghịch lý không.
Khi đã thông cảm sự khốn khổ của nông dân VN chịu tai nạn hạn hán thì sẽ vô cùng
khó hiểu khi nhìn sang đất nước Israel, một nơi mà 60% lãnh thổ là sa mạc, con
sông Jordan với lượng nước chỉ như một con suối nhỏ ở VN, lượng mưa bình quân
hàng năm chỉ khoảng 50 mm (bằng 1 phần 30 của VN). Thế mà dân Israel không mấy
khi lo đến hạn hán, không thiếu nước trong sinh hoạt, nông nghiệp không thiếu
nước tưới.
Tại sao vậy? Dân Việt Nam khi gặp phải khó khăn gì không giải thích
được thì đều đổ tại Trời. Nguyễn Du từng viết: “Chẳng hay muôn sự tại Trời…”.
Dân lại ca: “Mất mùa là bởi thiên tai. Được mùa chính bởi thiên tài Đảng ta”.
Xét ra trong “tai nạn hạn hán” ở VN hiện nay thì Trời chỉ chịu trách nhiệm một
phần, đó là không có mưa, phần “hạn hán”, còn phần “tai nạn” là do con
người kém hiểu biết và thiếu trách nhiệm. Thử hỏi lượng mưa ở VN và ở Israel, nơi
nào nhiều hơn. Trong một chỗ khác Nguyễn Du viết: “Có Trời mà cũng có Ta”. Tôi
theo cách của cụ viết 2 câu: “Nắng hạn nứt ruộng, cháy da. Do Trời mà cũng do
Ta phần nhiều”. (Đề nghị dừng lại vài giây để suy nghĩ: Ta ở đây là ai?).
Thiên tai có loại rất bất ngờ như động đất, sóng thần, có loại biết trước được
vài ngày như bão, lũ. Hạn hán do thiếu mưa, liên quan đến hiện tượng El Nino,
nước biển dâng liên quan đến biến đổi khí hậu, sông Mêkông bị cạn do xây đập
chặn giòng là những việc có thể dự đoán được khá xa. Nước ngọt là tài nguyên
quý hiếm đã được các nhà khoa học cảnh báo cách đây vài chục năm. Vai trò của
con người, của Ta là sẽ làm gì khi đã có dự đoán, có được cảnh báo đó. Với nạn
hạn hán ở VN, Ta ở đây là ai? Là nhân dân VN chứ có ai vào đấy nữa. Không! Tôi
không quy kết một cách hàm hồ như vậy. Trong tai nạn này tạm xét 3 loại người
thuộc dân Việt có liên quan: 1- Những người dân đang trực tiếp chịu hạn. 2-
Những trí thức, những nhà khoa học có hiểu biết về những vấn đề trên. 3- Lãnh
đạo Đảng và chính quyền ở các cấp.
Người dân chịu hạn chủ yếu là nạn nhân. Họ có một vài sai lầm nhỏ là quá trông
chờ và lệ thuộc vào Trời, quá tin cậy vào lãnh đạo và các nhà khoa học , bị
động, thiếu sự nhạy bén…
Trí thức của VN, ngoài một số có học vị cao, có học hàm lớn mà không có
phẩm chất tương xứng thì cũng còn những nhà khoa học chân chính, có trí
tuệ, có tâm, có tầm, biết rõ những chuyện liên quan đến hạn hán, nhưng không
thể biến từ biết thành hành động. Trí thức, nhà khoa học , ở nước nào, vào thời
nào cũng thế, là nhà chuyên môn, lo làm tốt công việc cụ thể trong phạm vi hẹp
của mình, còn về những vấn đề lớn của đất nước thì họ chỉ có thể góp ý, đề xuất,
phản biện mà không có quyền quyết định. Riêng ở VN, việc đề xuất, phản biện,
phải theo ý muốn của lãnh đạo, còn nếu nói hơi trái ý thì “Chữ tài liền với chữ
tai một vần”.
Những tấm gương của Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức
Thảo, Trương Tửu, Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Ung Văn Khiêm, …và hàng trăn người
nổi tiếng khác bị quy kết là phản động, là chống Đảng, bị khủng bố, tù đày
còn sờ sờ ra đấy. Khi có ý kiến khác với lãnh đạo thì đến như Tạ Quang
Bửu vẫn không dấu được nỗi sợ, đến như Trần Đại Nghĩa, chỉ dám phát biểu rất dè
dặt. Cộng sản VN đã có thời kỳ xếp trí thức vào hàng ngũ kẻ thù (trí phú địa
hào), còn Mao Trạch Đông đã phát biểu: “trí thức không bằng cục phân”. Trong
tình hình như vậy một số trí thức Việt , mặc dầu rất yêu nước, nhưng đành ngậm ngùi
ra nước ngoài làm việc, số đông ở lại trong nước cam chịu phận hèn, đề cao
phương châm sống “ biết sợ” để tồn tại. Dù sao các nhà khoa học VN có liên quan
và còn có lương tri, trước cảnh hạn hán khốc liệt hiện nay cũng nên tự trách
mình đã hèn kém, không có được những đóng góp cần thiết.
Lãnh đạo các cấp mới chính là “Ta” trong vụ việc này. Những người này có nhiều
việc quan trọng và cấp thiết cần đem hết công sức và trí tuệ hạn hẹp để lo
lắng, họ tuy biết khả năng hạn hán sẽ xẩy ra nhưng không còn trí tuệ, không còn
năng lực và thời gian để giải quyết, mặc cho Trời và dân là chủ yếu, được đến
đâu hay đấy.
Đến khi hạn xẩy ra quá nặng mới tìm cách thăm hỏi động viên và cầu
xin ngoại bang mở đập, tháo cho ít nước. Công việc quan trọng nhất đối với họ,
một phần là lo bảo vệ, lo chống đỡ chế độ toàn trị và tổ chức đảng đang lung
lay, đang có nguy cơ tan rã, phần khác là lo tìm đủ mọi cách để thu hồi vốn
(phải bỏ ra để chạy chức chạy quyền), để làm giàu cho cá nhân, để củng cố quyền
lực và lợi ích nhóm. Hơn nữa cách bầu cử “dân chủ đến thế là cùng” khó chọn
được những người tài giỏi, có khả năng nhìn xa trông rộng.
Những tổng bí thư
vừa qua chỉ biết hỏi nhân dân trồng cây gì, nuôi con gì, bỏ nhiều năng lượng để
lo đấu đá nội bộ, lo củng cố quyền lực, không có trí tuệ và thiếu cả trách
nhiệm để thực sự lo đến đời sống nhân dân và luôn nghi ngờ trí thức. Lãnh đạo
ĐCSVN đã quen dựa dẫm, quen phục tùng cộng sản Trung quốc, quen việc xin viện
trợ, thiếu tinh thần tự lập, tự cường. Ở trong nước thì lớn tiếng về kinh tế
thị trường định hướng XHCN, nhưng đi đến bất kỳ nước nào cũng xin người ta công
nhận VN có kinh tế thị trường, cắt cái đuôi định hướng, làm cái việc khó hiểu
và phần nào hèn hạ (dấu đuôi để đi xin, nếu thò đuôi ra thì nhiều người không
chịu nỗi).
Khi khảo sát đất nước Israel một vài người cho rằng họ phát triển được là nhờ
trí thông minh của dân tộc Do thái. Điều đó chỉ đúng một phần. Xét tương quan,
dân tộc Việt cũng thông minh không kém. Khác nhau cơ bản là do lãnh đạo. Lãnh
đạo VN kiên trì theo CNML đã lỗi thời, lại đem thân lệ thuộc Trung quốc, còn
lãnh đạo của Israel theo xu thế phát triển chung của các nước dân chủ, tiền
tiến, đầy ý chí tự cường. Khi Israel mới lập quốc vào năm 1948, nhiều người Do
thái từ Liên xô về, mang theo con đường xây dựng CNXH, lập ra Công Đảng có
xu hướng CNML. Nhưng may thay, dân Do Thái không bị mắc lừa, kịp thời nhận ra
và từ bỏ ngay xu thế cộng sản, vì thế giải phóng được năng lượng trí tuệ và sức
sản xuất của dân tộc.
Singapore hầu như không có nguồn nước ngọt, phần lớn nước dùng cho sinh hoạt
phải nhập khẩu, thế mà dân của họ chưa khi nào lo thiếu nước. Sing cũng đi lên
từ một nước thuộc địa, họ phát triển được nhanh, một phần quan trọng là đã
tránh được phong trào cộng sản.
Việt Nam đã cử nhiều đoàn sang Israel và Singapore để nghiên cứu, để học tập,
nhưng rồi chỉ học được rất ít và không làm theo được. VN còn mời Lý Quang
Diệu và một số nhà khoa học Israel làm cố vấn, họ góp nhiều ý hay nhưng với ta
không chấp nhận. Một số trí thức trong nước tham gia Ban Cố vấn để góp ý kiến
cho Chính phủ, Ban chỉ tồn tại một thời rồi bị giải tán. Các nhà khoa học Việt
kiều nghiên cứu, vạch ra đường lối phát triển đất nước, đường lối đó cũng bị
Đảng và Nhà nước xếp xó. Tại sao vậy? Tại vì mọi sự học tập, mọi lời cố vấn,
nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: “Muốn phát triển đất nước thì việc đầu
tiên là phải cải cách thể chế, từ bỏ con đưởng của CNML”. Đó là điều mà lãnh
đạo Đảng không thể nào chấp nhận. Đối với họ chỉ cần dùng CNML làm kim chỉ nam,
kết hợp nghị quyết của đại hội Đảng là đủ.
Viết thêm, ở Israel có 2 tội nặng liên quan đến nước là làm ô nhiễm nguồn nước
và dùng nước lãng phí. Còn ở VN, việc làm ô nhiễm các giòng sông đến mức hủy
hoại môi trường đã trở nên bình thường. Một chính quyền không trong sạch làm
sao giữ cho được sự trong sạch cùa xã hội và các giòng sông. Tôi không có hiểu
biết nhiều về chống hạn nên không góp được biện pháp cụ thể gì, chỉ xin chia
tai nạn hạn hán ra làm 2 phần là hạn hán và tai nạn, lại phân tích vài nguyên
nhân sâu xa của tai nạn để góp vào tiếng nói chung.
*** Ngô Nhân Dụng: Sông
Cửu Long kêu cứu
Trong
mấy tuần qua trên mạng thông tin lại nổi lên những tiếng kêu cứu vì đồng bằng
sông Cửu Long (Mekong) đang bị đe dọa với nạn hạn hán và nhiễm nước mặn. Chính
dân Sài Gòn cũng đang chịu nguy cơ thiếu nước dùng sau khi nhà máy lọc nước ở
Thủ Ðức phải ngưng bơm nước sông Sài Gòn và Ðồng Nai; vì không đủ thiết bị
thanh lọc chất muối lấy từ hai dòng sông này. Ngày 16 Tháng Ba, 2016, Chi Cục
Thủy Lợi và Phòng Chống Lụt Bão thuộc Sở Nông Nghiệp tại Sài Gòn kêu gọi dân
chúng cho “tăng cường xe bồn cấp nước cho dân, xây bể chứa nước thô trên sông
Sài Gòn” và “các hồ đầu nguồn sẵn sàng xả nước đẩy (nước) mặn,...”
Nhưng những lời kêu gọi đó chỉ là một biện pháp “gãi ngứa.” Mối lo lớn nhất,
đồng bào trong vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phải gánh chịu, và còn phải
chịu trong nhiều thế hệ sắp tới. Nguyên nhân của tai nạn này là do chính quyền
Cộng Sản Trung Quốc gây ra. Họ đã và đang xây dựng rất nhiều đập thủy điện tại
đầu nguồn sông Cửu Long. Trong khi đó chính quyền Cộng Sản Việt Nam không vận
động các quốc gia trong vùng phải tôn trọng quyền sống của người dân ở đồng
bằng sông Cửu Long, không đề xướng những hiệp ước được quốc tế bảo đảm. Vì vậy
Cộng Sản Việt Nam cũng hoàn toàn lúng túng khi các giới chuyên môn báo dộng về
nạn hạn hán và thấm nước mặn, trong khi Trung Cộng bất chấp quyền lợi của dân
Việt. Ðồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, hiện mỗi năm xuất cảng
5-6 triệu tấn gạo. nuôi sống hàng 25 triệu dân cư. Hiện nay hàng trăm ngàn
hecta lúa và các loại cây khác chết khô, hàng triệu người khốn khổ vì thiếu
nước ăn uống.
Lưu lượng nước sông Cửu Long đã giảm từ 30% đến 60% và vì Trung Cộng xây nhiều
đập trong tỉnh Vân Nam, trữ nước cho các công trình thủy điện ở thượng nguồn
sông. Trung Cộng dự tính xây dựng tại thượng lưu sông Mekong một chuỗi 14 đập
nước; hiện đang sử dụng các đập nước đã hoàn tất, như Manwan (1996), Dachaosan
(2003), Gonguoqiao (2008) và đập Cảnh Hồng, Jinghong. Hai đập lớn khác là
Xiaowan đã hoạt động từ năm 2013, và Nuozhadu sẽ hoàn tất năm 2017, phải mất
hàng chục năm mới làm đầy hai hồ trên dài hàng trăm cây số.
Vì số nước trên nguồn về giảm bớt, không còn áp lực như cũ cho nên nước mặn từ
ngoài biển đã lấn sâu hơn vào đất liền; dân Việt ở miền Nam đang gánh chịu hai
tai họa: Ðất bị khô hạn và ruộng bị nhiễm nước mặn. Năm 1988, nước mặn đã xâm
nhập lên vào sâu thêm 70 Km vào vùng đồng bằng sông Cửu Long, hiện vẫn còn tiếp
tục gia tăng. Các đập thủy điện với các hồ chứa lớn ở đầu nguồn còn làm giảm lượng
phù sa bồi đắp từ 30% đến 40% cho vùng dưới và giảm cả số lượng cát đáy sông,
gây tình trạng bờ sông bị sạt lở nhiều nơi.
Như một bản tin trên Người Việt ngày hôm qua loan báo, một viên chức ở Ðại Học
Cần Thơ, ông Lê Anh Tuấn, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Biến Ðổi Khí Hậu, phải
lên tiếng chỉ trích hành động của đảng Cộng Sản khi đối phó với tai họa đang
diễn ra trong vùng sông Cửu Long.Trước tình trạng hạn hán và ngập nước mặn,
chính quyền Cộng Sản Việt Nam cho thấy họ chỉ chú trọng đến khía cạnh chính
trị; trong khi bất chấp ý kiến của giới chuyên gia. Ngoại giao Việt Nam đã đề
nghị Trung Cộng xả nước từ con đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam, để cho thêm nước
chảy xuống nước ta. Ngày 15 Tháng Ba, 2016, Trung Cộng đã bắt đầu xả nước từ
đập Cảnh Hồng. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc thông báo hành động xả nước như một ân
huệ ban cho Cộng Sản Việt Nam, vì “tình hữu nghị cộng sản.”
Nhưng chương trình
xả nước chỉ kéo dài cho đến ngày 10 Tháng Tư. Theo ông Lê Anh Tuấn việc chờ đợi
nước từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng sẽ giúp ngăn mặn, tích trữ để chống hạn là
một hy vọng hão huyền. Bởi vì chỉ sau một thời gian ngắn, hồ chứa nước ở đó sẽ
cạn. Khoảng cách từ nhà máy thủy điện Cảnh Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long lên
tới 4,000 cây số, trong nửa tháng, nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng mới về tới
đồng bằng Cửu Long. Hơn nữa, khi nước được xả ra thì những vùng khô ở thượng
nguồn sẽ hút nước trước tiên; Biển Hồ ở Campuchia sẽ thu nhận nước nhiều nhất.
Chỉ có khoảng 3% lượng nước sẽ chảy tới nước ta, sẽ không cứu được hàng trăm
ngàn hecta lúa và cây trồng khác đã chết khô sống lại. Ông Lê Anh Tuấn nhận
định việc chính quyền Việt Cộng yêu cầu Trung Cộng xả nước giống như “lấy đá
ghè vào chân mình.” Bà Phạm Thu Hằng, một phát ngôn Bộ Ngoại Giao, cũng nghi ngờ
rằng nếu Việt Nam đề nghị Trung Cộng xả nước thì sau này Campuchia cũng sẽ yêu
cầu Việt Nam xả nước từ thủy điện Yaly (Cao nguyên Trung phần) để cứu hạn cho
vùng Ðông Bắc của họ.
Ông Mai Thanh Truyết, Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ (Vietnamese
American Science & Technology Society - VAST) mới nhắc lại, năm 1999 hội đã
tổ chức một ngày hội nghị tại Garden Grove, California, để báo động về mối nguy
do việc xây dựng các đập thủy điện của Trung Cộng gây ra cho đồng bằng sông Cửu
Long; để vận động chính phủ các quốc gia trong lưu vực sông Mekong và các tổ
chức quốc tế quan tâm và giải quyết vấn đề này. Gần hai chục năm trôi qua, đảng
Cộng Sản Việt Nam vẫn để cho tai họa ngày càng trầm trọng hơn.
Ông Lê Anh Tuấn thuộc Ðại Học Cần Thơ hy vọng rằng đợt hạn hán và nước mặn xâm
nhập năm nay có thể thúc đẩy chính quyền Cộng Sản duyệt xét lại hàng loạt chính
sách đã thực hiện trong quá khứ một các tùy tiện, bất chấp các khuyến cáo từ
giới chuyên gia. Trong số các chính sách cần thực hiện, ông Tuấn nêu ra một
chương trình tháo nước mặn và dẫn nước ngọt vào các vùng ven biển; thoát nước
từ hai vùng trũng là Ðồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên để gia tăng diện tích
trồng lúa. Về việc đắp đê, ông Tuấn thấy hiện nay lũ lụt xảy ra thường xuyên
hơn và không có chu kỳ tương đối cố định như trước kia nữa. Vì vậy, vùng Tứ giác
Long Xuyên và Ðồng Tháp Mười có lúc tràn ngập nước, bị lụt lội, trong khi chưa
đến mùa trồng trọt. Ông nhận xét: Việc xây dựng đê bao để chuyển vận nguồn nước
cho việc trồng trọt hoặc chống lụt là một công trình nghiên cứu quan trọng, cần
phải mất nhiều năm tính toán lưu lượng nước cần phải chuyển hướng. Ðâu có thể
để cho lãnh đạo địa phương quyết định, ra lịnh đắp đê chung quanh địa phận xã
để tránh ngập lụt, hậu quả tất nhiên là các xã chung quanh phải gánh chịu?
Nhưng trong những năm qua, hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng chỉ lo tranh giành quyền
hành với nhau để chiếm địa vị và cơ hội tham nhũng. Ngay cả những món tiền viện
trợ quốc tế cho việc bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long cũng trở thành những món quà
cho quan chức cộng sản “rút ruột.” Guồng máy chính quyền Cộng Sản đầy những
phần tử chỉ lo tư lợi mà không quan tâm đến công việc chuyên môn. Bất cứ ý
kiến, chương trình, dự án nào mà không đem lợi lộc cho chính bản thân họ thì họ
sẽ không màng tới. Bản thân người viết bài này đã gặp một chuyên gia Nhật Bản
kể kinh nghiệm của ông. Chuyên gia này làm việc cho một công ty có hợp đồng với
chính phủ Nhật Bản giúp Việt Nam trong các công trình thủy lợi.
Công ty của ông
đã đề nghị biếu chính quyền Cộng Sản Việt Nam một số máy đo lưu lượng nước
trong các dòng sông. Ðây là những máy mới, theo tiêu chuẩn quốc tế, với kỹ
thuật tân tiến, cập nhật nhất. Nhưng sau một vài năm, chuyên viên này trở lại,
thì nhận thấy các cơ quan chính quyền Cộng Sản vẫn bỏ những máy móc đó nằm chờ
rỉ sét trong nhà kho. Hỏi ra, họ thú nhận rằng họ vẫn quen dùng những máy đo
cũ, với kỹ thuật từ thời Pháp thuộc; việc học hỏi sử dụng các máy mới đối với
họ vừa rắc rối, vừa tốn thời giờ! Nhưng lý do chính, theo nhận xét của chuyên
gia người Nhật, là các quan chức Việt Nam không thấy có mối lợi riêng nào trong
việc thay đổi máy móc cả, cho nên họ đã từ chối không dùng các máy móc, kỹ
thuật mới, dù được biếu không!
Chúng ta cần phải gửi một thông điệp báo động tới tất cả các cơ quan phát triển
quốc tế có trách nhiệm và các quốc gia trong lưu vực sông Mekong. Cần một hội
nghị quốc tế về các vấn đề khô hạn và ngập nước mặn tại đồng bằng sông Cửu
Long. Hội nghị cần kêu gọi ban hành một lệnh tạm ngưng tất cả các dự án thủy
điện ở thượng nguồn, trong khi nghiên cứu một dự án phát triển sông Mekong với
tất cả các nước liên quan cùng hợp tác....(hết trích).
*** Ks Nguyễn Minh
Quang: Trích " Tình
trạng thiếu nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long"
Kết
luận: Tuy chưa là cao điểm của mùa khô 2016, tình trạng hạn hán
và xâm nhập của nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã lên đến mức báo
động. Các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đều cho rằng “các hồ chứa
thượng lưu” là nguyên nhân “chi phối chủ đạo.”
Dữ kiện lưu lượng của Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission (MRC))
cho thấy các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong ở Trung Hoa hay trên phụ lưu
trong hạ lưu vực Mekong không phải là nguyên nhân. Cũng không phải do hạn
hán (hay thay đổi khí hậu) vì ĐBSCL hiện đang ở trong mùa khô. (Một trong) “Thủ
phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và
Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié.
Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu
Kratié.
Việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia không
phải là nguyên nhân duy nhất. Tình trạng thiếu nước hiện nay ở ĐBSCL,
thực sự, bắt nguồn từ chánh sách phát triển thiển cận ở ĐBSCL, nguyên tắc “mạnh
ai nấy làm” trong lưu vực Mekong, và việc quản lý nguồn nước thiếu khoa học kéo
dài từ năm 1975 cho đến nay.
Để cứu hạn mặn ở ĐBSCL, chánh phủ Việt Nam đã yêu cầu Trung Hoa xả nước sông
Mekong từ đập Cảnh Hồng, nhưng trên thực tế, biện pháp nầy “quá ít và quá trễ.
” Biện pháp thực tiễn và khả thi cấp thời là (1) sử dụng khôn ngoan số
nước hiện có để cứu vãn diện tích lúa Đông-Xuân chưa bị thiệt hại và (2) tránh
tối đa việc “lấy ngọt chống hạn” để giảm thiểu sự xâm nhập của nước mặn và duy
trì nguồn nước ngọt cho các thành phố như Cần Thơ, Bến Tre, Trà Vinh và Mỹ Tho.
Các biện pháp ngắn hạn có thể bao gồm việc (1) thực hiện hệ thống đo đạc lưu lượng
và độ mặn dùng cho việc quản lý nguồn nước, (2) giảm bớt số lượng nước dùng cho
nông nghiệp trong vùng chịu ảnh hưởng của nước mặn, và (3) nghiên cứu khả thi
việc sử dụng các hồ thủy điện hiện có trên Cao nguyên miền Trung cho mục đích
thủy nông. Các biện pháp dài hạn có thể bao gồm (1) thay đổi chánh sách
phát triển ĐBSCL, (2) “cải tạo” hệ thống thủy lợi hiện nay cho phù hợp với
chánh sách phát triển mới, (3) “phục hồi” các nguyên tắc của Ủy ban Quốc tế
Mekong (Mekong Committee (MC)) 1957 và điều lệ của Thông cáo chung 1975, và (4)
thương thảo với các quốc gia thượng nguồn để bảo vệ quyền lợi của Việt Nam
trong việc phát triển sông Mekong.
(Tác giả là Kỹ sư Công chánh Chuyên nghiệp (Professional Civil Engineer) của
Tiểu bang California. Tốt nghiệp Kỹ sư Công chánh tại Trung tâm Quốc gia
Kỹ thuật Phú Thọ, Sài Gòn năm 1972; Trưởng ty Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia Thủy
lợi thuộc Bộ Công chánh và Giao thông đến tháng 4 năm 1975. Tốt nghiệp
Cao học Thủy lợi tại Ðại học Nebraska, Hoa Kỳ năm 1985; Chuyên viên Thủy học
(Hydrologist) của Sở Quản trị Thủy lợi, Broward County, Florida đến năm
1989. Từ năm 1990 đến 2015, Kỹ sư Giám sát trưởng (Senior Supervising
Engineer) của Stetson Engineers Inc., một công ty cố vấn về thủy lợi và ô nhiễm
nguồn nước, thành lập năm 1957 ở Los Angeles).
(ii) Ks Bùi Quang Vơm:
Nhân quyền Việt Nam là
Nhân quyền có đuôi?
Thưa
vâng, đúng là như vậy, đúng là Nhân quyền tại nước Việt Nam hiện nay
có một cái đuôi, nhưng không phải là đuôi mèo, đuôi chó mà là đuôi
XHCN, gọi là “nhân quyền xã hội chủ nghĩa”.
Khoa học tự nhiên chứng minh loài người tiến hoá từ loài vượn, là loài
động vật có đuôi. Sự hình thành của bào thai diễn giải thu gọn quá
trình tiến hoá đó. Ở tháng thứ hai, khi hình thành xương sống, đoạn
xương cụt, là đoạn xương sống cuối cùng, dài hơn bình thường, đó là
dấu vết của cái đuôi vượn. Nhờ có tiến hoá, một quá trình tự
hoàn thiện mình, gian khổ hàng triệu năm, cái đuôi vượn đó ngắn dần
lại cho đến khi biến mất. Trong bào thai, cái dấu vết đó cũng cụt
dần, và quặp vào phía trong, biến mất ở tháng thứ tư. Để không có
đuôi, con người phải mất cả triệu năm.Và những gì mà con người nếm
trải trong một cuộc đời, phải nhân lên hàng triệu lần, để hình dung
cái giá mà con người phải trả để không có đuôi. Nhưng thật là bất
hạnh cho giống người Việt Nam, khi đi đến cái Cộng hoà XHCN, tháng 7
năm 1976, thì tất cả lại phải mang đuôi, đuôi xã hội chủ nghĩa. Cái
đuôi vượn cản trở tự do trong hoạt động của loài người, là vật cản
của tiến hoá nên bị biến mất, tất yếu biến mất. Nhưng cái đuôi định
mệnh có tên XHCN, là cái đuôi nhân tạo, là sản phẩm nhân tạo, được
gắn vào cuộc sống của người dân Việt bằng ý chí của một nhóm người
cũng là người Việt, nhưng giành được chính quyền nhờ may mắn và thủ
đoạn, nhiều khi rất bất chính, cộng với một loại công cụ sản xuất
từ nước ngoài là chủ nghĩa Mác và Chuyên chính vô sản, phát triển
ở Liên xô cũ.
Nhân quyền là quyền của con người. Quyền căn bản của con người là
quyền Tạo hoá. Mọi người sinh ra giống nhau, như nhau, không kể chủng
tộc, màu da, địa lý. Ăn ở đâu, ngủ ở đâu, đi đâu, làm gì, nghĩ gì,
nói gì, tụ họp với ai, thích ai, ghét ai, khen hay chê ai… là quyền
tự nhiên có, không phải ơn đảng, ơn chính phủ mới có, và nếu đảng
và chính phủ không cho mà cứ làm thì an ninh của đảng bắt vào đồn
công an. Mà đã vào đồn công an, thì chỉ vài tiếng sau là cơ thể bầm
dập, may thì kịp cấp cứu, không may thì có khi chết tại đồn, nhưng
là “tự sát”, hay “đột qụy không rõ lý do”.
Nếu có một nhóm người nào đó tự cho mình có quyền ban cho người
khác một thứ quyền nào đó, thì chính những kẻ đó là lũ vô lại,
vì chắc chắn chúng đã bằng cách nào đó tước đoạt quyền của người
khác và áp đặt lên họ những thứ mà chúng muốn. Đơn giản là vì
chúng không phải là Thượng Đế, tức không phải là đấng Tạo Hoá.
Chúng cũng là người, nhưng là loại người thèm khát quyền lực, thèm
khát cai trị, thèm khát một độc quyền tư tưởng, độc quyền lý tưởng.
Chúng tự đặt ra một cái tên riêng để tách quyền của người Việt ra
khỏi quyền chung của loài người, và chúng nói rằng nhân quyền trong
tay chúng là nhân quyền chỉ có trên cái đất mà chúng cai quản. Chúng
cắm vào cái quyền chung của nhân loại một cái đuôi, đế biến cái
quyền ấy thành một thứ quái thai, một loại thú vật chưa từng có.
Cái đuôi ấy là XHCN, và người đẻ ra nó là đảng cộng sản Việt Nam,
người Việt không còn là đúng con người nữa. Không phải Bùi Quang Vơm
là người nói ra những thứ đó mà hắn chỉ là người nhại lại lời
của nhiều người, của số rất đông người Việt và cả người nước
ngoài. Khi nói lại lời của người khác, có thể đúng 100%, có thể
chỉ một phần những điều anh ta cũng muốn nói, nhưng dù gì thì anh ta
“sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói ra những điều đó”, giống
như Evelyn Beatrice Hall (The Friends of Voltaire – 1906) , bởi vì
không có gì là sai sự thật, và bởi vì tự do tư tưởng, tự do ngôn
luận là những quyền Tạo hoá ban cho họ.
Đúng là từ ngày có đảng (cộng sản) dân Việt mới có Hộ khẩu. Tức
là ở đâu phải có đăng ký nhân khẩu được phép ở đó. Nếu không có hộ
khẩu, có thể do đổi chỗ ở, đổi nơi làm việc, hay chỉ do một lỗi
hành chính nào đấy, thì dù anh sinh ra ở đấy, từ lúc sinh ra đến
giờ, anh chưa rời khỏi địa phương, anh vẫn không là công dân của địa phương.
Không có hộ khẩu, anh là người vô thừa nhận, không tổ quốc, không quốc
tịch, và vì vậy không được quyền có đất, có nhà trên ngay mảnh đất
tổ tiên của anh. Đấy là chuyện có thật của một người dân tên là Bùi
Thị Liên, 63 tuổi, sống tại Thị trấn Núi đèo, xã Thuỷ sơn, huyện
Thủy nguyên, Hải phòng từ năm 1958 đến bây giờ, vẫn không có hộ khẩu.
Cùng với bà là ba người con đẻ của bà không biết đăng ký hộ khẩu ở
đâu chỉ vì không có chủ hộ khẩu. Các con bà có người gần 40 tuổi,
có người có gia đình riêng. Nhưng cái “không hộ khẩu” này không có ai
lo, không ai giúp được, và không biết đến bao giờ mới tắt. Cả một gia
đình, ba thế hệ không tổ quốc. Và không chỉ bà Liên là người duy
nhất, có hàng nghìn người, có khi hàng vạn người như vậy. Nếu không
có cái chế độ xã hội chủ nghĩa, chắc làm gì có cái chế độ hộ
khẩu ác nghiệp, vô nhân này. Không có hộ khẩu, hồi bao cấp, anh sẽ
không được cấp sổ gạo, con cái anh sinh ra sẽ không được vào trường
nơi anh sống, và cái đứa trẻ đó, nếu không bằng cách nào kiếm được
hộ khẩu thì sẽ là đứa trẻ vô thừa nhận, ở chỗ nào, nếu công an
kiểm tra, đều có thể bị phạt, bị giam giữ để “xác minh làm rõ”, và
có cớ để làm tiền. Một ngày, ra khỏi nơi cư trú, anh phải xin phép
tạm vắng, và tạm ở chỗ nào anh tới, dù chỉ qua một đêm, phải có
giấy tạm trú, được công an đóng dấu cho phép, nếu không, kiểm tra hộ
khẩu đột xuất, anh sẽ phải vào đồn.
Trong cái cũi hộ khẩu, con người thật không khác gì một con vật, một
con vật của chế độ. Nhưng người ta nói rằng, người dân Việt Nam có
đầy đủ quyền công dân, đúng, nhưng là quyền công dân dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa. Phải công bằng mà nhắc lại một sự thật rằng, xuất
xứ cái hộ khẩu không phải của cái nhà nước độc lập đầu tiên của ông
Hồ Chí Minh, mà Chính phủ ban đầu của ông là một chính phủ đa nguyên
(Bùi Tín). Nhà nước và Chính phủ này đã nguyện lấy Tuyên bố Độc
lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng
Pháp làm tôn chỉ “Con người sinh ra có quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc. Tạo hoá cho họ những quyền không ai xâm phạm được… “. Nó
chỉ bị những phần tử “thoái hoá” trong đảng cộng sản soán quyền,
tước đoạt và làm nó biến chất, bắt đầu từ năm 1955(Giáo sư Tương
Lai), bằng cái chế độ hộ khẩu khốn kiếp đó. Nghị định chính phủ
ngày 10/05/1997, Về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu quy định: ” Điều 1. Đăng ký
và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định
việc cư trú của công dân, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, tăng
cường quản lý xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.Chính
phủ giao cho Bộ Nội vụ phụ trách việc đăng ký và quản lý hộ khẩu. Điều 2. Mọi
công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và có nghĩa vụ thực
hiện việc đăng ký và quản lý hộ khẩu với cơ quan công an theo quy định. Mọi
công dân phải đăng ký hộ khẩu ở nơi cư trú gọi là hộ khẩu thường trú. Khi
chuyển đến cư trú ở nơi mới phải thực hiện đầy đủ chế độ đăng ký, quản lý hộ khẩu
lại theo quy định.” Ở các tổ dân phố, cứ 10 hộ dân, có một nhân viên an
ninh, gọi là công an dân phố được phân công cai quản, tức là giám sát
và quản, đi đâu, làm gì, mua gì, bán gì, gặp ai, nói gì, ăn gì, ngủ
ở đâu, thậm chí với ai…nhất nhất phải biết. Cấp trên hỏi đột xuất
mà không trả lời được thì 10 năm cũng không lên lương, cứ binh nhì
suốt. Chỉ mới nói sơ sơ về chế độ đăng ký hộ khẩu, đã thấy, người
Việt bị đảng cộng sản nhốt vào cũi sắt dưới những con mắt cú vọ
ngày đêm của cả triệu công an, sẽ tự do thế nào. Đó là loại tự do
xã hội chủ nghĩa. Đó là nhân quyền mà chỉ nhờ sự ưu ái của chế
độ, dân Việt mới được hưởng. Thế nhưng, “Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
của QH Trần Thế Vượng thì cho rằng, không nên phê phán sổ hộ khẩu bởi bản thân
nó vốn không có tội tình gì. Chúng ta không thể bỏ sổ hộ khẩu được, bởi có bỏ
thì vẫn phải thay bằng một loại giấy khác, thực tế chỉ là đổi tên thôi” (báo
Người lao động ).
Bây giờ, có thể có đôi chút nới lỏng hình thức, nhưng linh hồn của
nó vẫn còn nguyên. Đó là các loại nghị định, thông tư dưới luật quy
định các hình thức giám sát các hành vi cá nhân và tổ chức tự
phát của dân, nhằm bảo vệ chế độ, trước hết là bảo vệ đảng. Khi xã
hội đã phát triển cùng với công nghệ cao, thì việc giám sát dân của
ngành an ninh cũng được trang bị công nghệ cao và rất cao. Bây giờ anh
đi đâu, anh đang có mặt chỗ nào, đang chát với ai, nhắn tin gì…an ninh
đảng biết hết, ghi và thu lại hết, bằng kỹ nghệ siêu hạng nhập từ
Trung quốc và được huấn luyện tại Trung quốc, bằng kinh phí do đảng
cộng sản Trung quốc đài thọ, trong các chương trình hợp tác an ninh
giữa hai đảng.
Kiểu gì thì cũng không thể để dân tự do giống các nước dân chủ tư
bản chủ nghĩa vì chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, “dân chủ hơn
vạn lần dân chủ tư bản”( phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan). Và chỉ
bằng một bài viết trên Blog cá nhân, không chấp nhận quy chụp”suy
thoái” và phải “nên xử lý”của vị Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng
ngày 25/02/2015, một ngày sau, ngày 26/02/2015, nhà báo trẻ Nguyễn Đức
Kiên bị buộc thôi việc và tước thẻ nhà báo “Gia đình & Xã hội”.
Đó cũng là một kiểu nhân quyền có đuôi xã hội chủ nghĩa.
Quyền nói thật thì mất việc!
Các loại tin như dưới đây trên báo chí chính thống ngày nào cũng thấy:
– Công an xã Lê Minh Phát đánh chết nạn nhân Tu Ngọc Thạch là học sinh lớp 9
trường THCS Lương Thế Vinh, ngày 30/12/2013. – Nguyễn Viết Dũng, thanh niên
mặc quân phục VNCH, bị 15 tháng tù vì tội Gây rối trật tự công cộng trong
phiên xử sáng 14/12/2015. – Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/09/2008 khi
đang tọa kháng tại nhà trước hai khẩu hiệu về Hoàng Sa và Trường Sa. –
Bà Lê Thị Châm bị xe ủi cán lên người khi biểu tình phản đối cưỡng chế
đất ở Hải Dương. – Chiều hôm 25/10/2013, hai nhà hoạt động trợ giúp dân
oan người H’Mông là anh Trương Văn Dũng và Lê Thiện Nhân đã bị công an phường
Thụy Khuê, quận Ba Đình, Hà Nội, bắt giữ và đánh đập dã man. – Ông Sang bị bắt
cóc vào ngày 26.03.2014 và bị một số tên côn đồ to, cao đánh đập một cách dã
man có sự chứng kiến của người tự xưng là Quang, Đội phó Đội hình sự quận Hà
Đông....Không giấy mực nào ghi hết được. Chuyện thường ngày...
Thế nhưng, ngay trong chế độ này, còn tồn tại một loại nhân quyền
khác. Nạn tham nhũng ở thành phố Hồ Chí Minh, cả đảng, cả dân đều
biết là trầm trọng nhất nước, nhưng, cả Thanh tra Chính phủ, Ban nội
chính trung ương lẫn Công an thành phố đều báo cáo không phát hiện
được gì. Một loại bí ẩn? « Lý do là vì CATP (công an thành phố) cũng phải
chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng
viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”.
Đó là lời
thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an TP.HCM tại hội nghị tổng kết
công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí năm 2015. Chỉ thị 15-CT/TW do Bộ
Chính trị ban hành ngày 7/7/2007: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát
hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức
đảng, cấp ủy đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp ủy
đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt… thì cơ quan bảo vệ pháp luật
mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.” Đó là một đặc quyền, quyền
ngồi trên pháp luật, cũng giành cho con người, nhưng là loại người
đảng viên cộng sản, và cũng là loại “nhân quyền XHCN”.
Vì vậy, bây giờ “cứ ra ngõ là chạm mặt tham nhũng”. Giờ có cả tham
nhũng trong chính sách, tham nhũng trong chính trị chứ không chỉ có tham nhũng trong
kinh tế. Tham nhũng giờ không phải là tham nhũng vặt mà là tham nhũng lớn,
không chỉ tham nhũng cá biệt mà còn thành cả hệ thống.” (GS. Hoàng Chí Bảo, uỷ
viên Hội đồng lý luận TW). Nhưng Tổng thanh tra chính phủ Hoàng Phong
Tranh nói “Trong 3 năm qua, Tham nhũng của chúng ta không tụt, không tăng,
nghĩa là có tính ổn định”?!
Nòng nọc chỉ sống dưới nước, tự cắt đuôi thành ếch sống được cả ở
trên cạn. Chim Pingouin sống bằng bắt cá, không bay, cánh cụt dần
thành chim cánh cụt. Trong tiến hoá, những gì không thích hợp sẽ dần
dần tự biến mất. Con vượn mất đuôi thành con người. Thử hình dung
xem, nếu con người vẫn phải mang theo đuôi vượn, thì không biết cái
quần vẫn mặc hàng ngày có hình dạng thế nào. Đến như thiên tài
Einsteins cuối cùng cũng phải chấp nhận cắt bỏ cái đuôi do ông cố
tình ghép vào phương trình vũ trụ của thuyết tương đối. Đó là cái
đuôi hằng số mang tên ông là hằng số Einsteins. Thiên tài, nhưng không
chấp nhận quy luật, vẫn thất bại.
Nếu Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mất đi cái đuôi XHCN, để trở
thành Cộng hoà Việt Nam thì Việt nam sẽ mất đi nỗi đe doạ Công hữu
hoá, Kế hoạch hoá tập trung như lưỡi gươm damocles lơ lửng treo trên đầu
từng số phận. Và con người Việt Nam sẽ giống như mọi con người trên
mặt địa cầu, không cùng giống với hai loại dị dạng còn lại, Bắc
Triều Tiên và Trung Quốc.
*** Mike Ives (New
York Times): Ứng cử viên độc lập
tranh ghế Quốc hôi ở nước Việt Nam độc đảng
Tp.
HCM, Việt Nam – Lên sân khấu ở đây vào thứ Sáu, ca, nhạc sĩ Mai Khôi bắt
đầu bài hát được hâm mộ của cô “Việt Nam”, một ca khúc lạc quan về cảnh vật và
con người Việt Nam. Nhưng phần còn lại của danh sách bao gồm các bài hát, chẳng
hạn như một bài gọi là “Gông cùm trong Tự do”? (Cuffed in Freedom), nói lên các
vấn đề xã hội nóng bỏng như tham nhũng, bất bình đẳng nam nữ và các hạn chế
chính thức về trình bày nghệ thuật.
Mai Khôi, 32 tuổi, trong nhóm khoảng hai
chục nhà hoạt động và là những người nổi tiếng ở Việt Nam đang đứng ra tranh cử
với tư cách ứng cử viên độc lập vào Quốc hội chỉ có vai trò đóng dấu cho nhà
nước độc tà trong tháng này — và thách thức Đảng Cộng sản cầm quyền dám không
đưa tên họ vào phiếu bầu. Các nhà phân tích cho biết, đây là lần đầu tiên có
hơn hai hoặc ba nhà hoạt động đứng ra tranh cử. Mai Khôi nói rằng, việc cô quan
tâm ngày càng nhiều các vấn đề công bằng xã hội và thanh niên — thể hiện qua
các bài hát của cô — sẽ làm cho cô thành một ứng cử viên hấp dẫn đối với nhiều
người Việt trẻ, những người có thể không quan tâm đến chính trị. Cô đã có hàng
ngàn người ủng hộ, cô nói sau buổi hòa nhạc giữa làn khói thuốc lá, “bởi vì họ
đã nhìn thấy những gì tôi đang làm trong âm nhạc”.
Theo một phân tích của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, lần đầu tiên Việt
Nam cho phép có ứng cử viên độc lập là vào năm 2002, và chỉ 7 trong vài trăm
người giành được ghế trong Quốc hội ở 3 kỳ bầu cử từ đó đến nay. Những ứng cử
viên độc lập thường là các doanh nhân hay các học giả vốn là đảng viên hoặc có
quan hệ sâu với chính phủ, và hầu hết đã bị loại ra trước khi việc bỏ phiếu bắt
đầu bởi một quá trình sàng lọc phức tạp, dưới sư kiểm soát của đảng, các nhà
phân tích cho biết. Mai Khôi, giống như nhiều ứng viên độc lập khác trong năm
nay, không phải là đảng viên.
Các ứng cử viên là nhà hoạt động trong năm nay chủ yếu từ thủ đô Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm thương mại của đất nước, gồm các nhà văn, luật
sư, nhà giáo dục và thậm chí có cả một diễn viên hài đối kháng. “Trước đây,
Quốc hội không choán phần quá nhiều trong ý thức dân tộc”, nhưng số lượng ứng
viên độc lập năm nay có thành phần xã hội đa dạng hơn" , Edmund J.
Malesky, một chuyên gia Việt Nam và là giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học
Duke nói. Giáo sư Malesky nói rằng, các ứng viên độc lập trẻ hơn trước và nhiều
người thảo luận về chỗ đứng của mình với một mức độ cởi mở hiếm có trong nhà
nước độc đảng. Ông nói, các tranh luận tại Quốc hội đã trở nên sống động trong
những năm gần đây và sự gia tăng của các ứng cử viên không truyền thống như Mai
Khôi có thể phản ánh một sự quan tâm, của những người Việt Nam bình thường,
ngày càng tăng về chính trị trong nước.
Các ứng viên không có một ý thức hệ chính trị chung. Một số, như Mai Khôi,
không tự coi mình là nhà bất đồng chính kiến. Những người khác, như Nguyễn
Trang Nhung, mô tả việc ứng cử như là một thách thức trực tiếp đối với một
chính phủ vốn thường phải đối mặt với những chỉ trích nặng nề từ các tổ chức
nhân quyền quốc tế đối với việc bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến. Cô Nhung, 34
tuổi, một doanh nhân và là nhà hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh nói: “Chúng
tôi sống trong chế độ độc đảng. Tôi muốn có chế độ đa đảng. Nếu chúng tôi có
nhiều đảng, chúng tôi có thể chọn đảng nào làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn”.
Một trong những ứng cử viên độc lập nổi tiếng nhất là ông Nguyễn Quang A, một
doanh nhân và là nhà hoạt động ở Hà Nội từng cố gắng và thất bại trong việc
thành lập viện nghiên cứu độc lập đầu tiên của Việt Nam hồi năm 2007. Ông cho
biết, trong những tuần gần đây ông đã thu thập được 5.000 chữ ký từ một nhóm
những người ủng hộ đa dạng, có cả các quan chức chính phủ, mặc dù về mặt kỹ
thuật điều đó không cần thiết. Ông Quang A, 69 tuổi, cho biết, Việt Nam mới đây
đã bước nhiều bước quan trọng tiến tới hội nhập quốc tế, như tham gia Hiệp định
Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại do Mỹ dẫn đầu,
đã đạt được thỏa thuận hồi tháng 2, đang chờ Quốc hội phê duyệt. Ông nói, một
sự thay đổi như vậy đã tạo ra sân chơi cho các nhóm xã hội dân sự ở Việt Nam
hoạt động.
“Chúng tôi cũng đang cố gắng mở rộng không gian của chúng tôi”, ông
nói về các ứng cử viên là nhà hoạt động. Tuy nhiên, ông Quang A thừa nhận rằng
việc tranh cử của chính ông gần như không có cơ hội thành công. “Hệ thống bầu
cử được thiết lập để cho đảng kiểm soát”, ông nói. Tiếp xúc được qua điện thoại
hôm thứ Sáu, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó tổng thư ký Quốc hội, cho biết, ông không
có ý kiến bình luận.
Việt Nam bước đầu cho phép các ứng cử viên độc lập như là một phần của những thay
đổi rộng lớn hơn, phần nào vốn có ý cho phép Đảng Cộng sản kiềm chế quyền lực
của thủ tướng, ông Paul Schuler, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học
Arizona, là người đang viết một cuốn sách về quốc hội, cho biết. Giáo sư
Schuler nói rằng, sẽ rất thú vị để xem các ứng cử viên này xoay xở thế nào và
nếu ông Quang A thắng cử thì điều đó sẽ đánh dấu một sự “đột phá khỏi quá khứ”
đáng chú ý. Nhưng ông nói thêm rằng các ứng cử viên độc lập không phải là một
thách thức cơ bản đối với hệ thống chính trị của Việt Nam vì quá trình sàng lọc
ứng cử viên của Đảng Cộng sản vẫn còn cho các quan chức cao cấp quyền lực đáng
kể trong việc quyết định ai có thể tranh cử. “Nếu họ không kiểm soát quá trình
này thì không còn là chế độ độc đảng, và tôi nghĩ rằng họ đang ý thức rõ điều
đó”, ông nói.
Nguyễn Danh Quý, tổng biên tập các ấn bản tiếng Việt của tạp chí Elle, nói
rằng, với tư cách là một ca sĩ nhạc pop, Mai Khôi đã nổi tiếng là thẳng thắn và
suy nghĩ phóng khoáng, và rằng trong những năm qua, các nhà phê bình đã buộc
tội cô là “quá cố chấp”. Cô ấy là một người ủng hộ mạnh mẽ đồng tính nữ, đồng
tính nam, lưỡng tính và chuyển giới và là người chỉ trích bạo hành gia đình,
còn các trang web xã hội xầm xì bàn tán về trang phục hở hang của cô. Mai Khôi
không biện hộ về cá tính và khát vọng chính trị của mình. Nhưng cô đã cẩn thận
chơi theo luật chơi của chính phủ khi cô muốn tranh lấy một ghế trong Quốc hội.
Luật pháp ngăn cô tổ chức các sự kiện chính trị, chẳng hạn, buổi ra mắt chiến
dịch của cô, nếu có thể gọi như thế, chỉ là một cuộc họp tĩnh lặng với một nhúm
bạn nhà báo. Và trọng tâm hình ảnh trong chiến dịch của cô là một bảng quảng
cáo do kỹ thuật số tạo ra, gồm có khuôn mặt và khẩu hiệu của cô mà cô đã đăng
trên Facebook. (Phiên bản thật duy nhất treo trên tường trong căn hộ của cô ở
thành phố Hồ Chí Minh, ngay trên cây đàn piano của cô).
Hôm Thứ Năm, cuộc chạy
đua vào Quốc hội của Mai Khôi đã qua được một rào cản đầu tiên về thủ tục, cô
nói. Thử thách tiếp theo sẽ là cuộc họp với một nhóm các cử tri do Đảng Cộng
sản phê duyệt tại quê hương cô, thành phố Cam Ranh. Cô cũng sẽ cần sự chấp
thuận của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức quyền lực của Đảng Cộng sản, để tranh
cử vào tháng 5. Nhưng Mai Khôi nói rằng, chiến dịch tranh cử của cô, chính thức
bắt đầu vào ngày 11 tháng 3, có ý nghĩa là để lôi kéo giới trẻ vào tiến trình
chính trị và rằng cô sẽ coi đó là thành công ngay cả khi cô không trúng cử.
“Tôi chỉ muốn làm cho chính trị được công chúng quan tâm hơn,” cô nói. Đám đông
khán giả tại buổi diễn của cô vào tối thứ Sáu, tại Saigon Outcast, bao gồm
những người ủng hộ chiến dịch còn non trẻ của cô.
Huỳnh Thanh Nguyệt Ánh, 24 tuổi, một nhân viên tiếp tân của một đại lý xe hơi
Porsche ở đây, nói rằng cô ấy sẽ bỏ phiếu cho Mai Khôi, nếu cô ca sĩ này được
phép tranh cử và đó sẽ là lần bỏ phiếu đầu tiên trong đời cô. “Phải là một
người nào đó mà tôi có thể tin cậy” cô nói. (Song Phan dịch)
*** Trần Bút: Phản
động là gì và ai là phản động?
-
Giải thích từ ngữ “Phản động”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (phiên bản ngày
16:51, ngày 22 tháng 11 năm 2015) cho biết từ này trong tiếng Việt mượn từ
tiếng Trung, có nghĩa là xu hướng đi ngược lại hoặc chống lại trạng thái đang
chuyển động, đang thay đổi, đang tiến hóa.
- Cũng theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì xã hội muốn phát triển và tiến bộ,
phải không ngừng vận động và phát triển. Những lực lượng kìm hãm vận động và
phát triển, gây ra sự trì trệ là những lực lượng phản động.
- Tiếng Anh “reactionary” và theo tiếng Pháp “réactionnaire”, dịch sang tiếng
Việt là “phản động”, chỉ những người hoặc nhóm người đi ngược lại trào lưu tiến
hóa xã hội, nhằm duy trì hoặc phục hồi một xã hội đã lỗi thời.
- Còn theo Từ điển Oxford English Dictionary, từ “reactionary” (phản động) chỉ
quan điểm chính trị chống đối, đàn áp những cải cách trong quản lý nhà nước.
- Trong tất cả những cách giải thích, “phản động” là một từ không có nghĩa
bóng. Nghĩa đen của nó mang tính hoàn toàn tiêu cực.
- Nhưng theo các Đảng cộng sản, nhất là các đảng cộng sản đang cầm quyền, toàn
trị thì từ “phản động” lại được giải thích hết sức tùy tiện, cả trong đối ngoại
và đối nội. Theo họ, bất kỳ ai, bất kỳ hành vi nào dù là ôn hòa nhưng đe dọa
đến quyền lực tuyệt đối và sự tồn tại của đảng đó đều là phản động. Dưới đây là
vài dẫn chứng: Từ thời lập quốc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, Đảng Cộng
sản Trung Quốc đứng đầu là Mao Trạch Đông luôn luôn coi Đảng Cộng sản Liên Xô
là “đồng chí” và coi Mỹ là kẻ thù số 1, là “phản động”. Đến cuối thập kỷ 60 của
thế kỷ 20, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại coi
Đảng Cộng sản Liên Xô là “phản
động” và sang thập kỷ 70 thì bắt tay hữu hảo với Mỹ.
Ở Việt Nam, cho đến trước ngày “đổi mới”, Đảng Cộng sản Việt Nam (trước đó là
Đảng Lao động Việt Nam) luôn luôn coi Mỹ là kẻ thù, là phản động. Đến nay thì
Đảng Cộng sản Việt Nam lại coi Mỹ là đối tác toàn diện. Trong thập kỷ 60, tư
tưởng Mao Trạch Đông từng được coi là kim chỉ nam, ghi trong Cương lĩnh của Đảng.
Sau năm 1979, Hiến pháp Việt Nam ghi Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp, là phản
động. Lòng vòng đến nay, Trung Quốc lại được coi là ông bạn láng giềng “4 tốt”.
Còn đối nội thì sao?
Vào thập kỷ 60 (thế kỷ 20) ông Kim Ngọc, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phú là người khởi
xướng “khoán hộ trong nông nghiệp” để cứu dân khỏi đói. Ông đã bị Tổng bí thư Trường
Chinh chỉ thị phải kiểm điểm, bị ngưng chức bí thư tỉnh ủy, sau đó ít năm thì
lặng lẽ về hưu, chỉ vì bị quy tội đi ngược chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng của
Đảng, phá hoại chủ nghĩa xã hội. Nhưng sau khi ông mất, Đảng Cộng sản Việt Nam
lại ca ngợi ông là người có công trong sự nghiệp đổi mới và được truy tặng Huân
chương Hồ Chí Minh.
Trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, những ai mong muốn làm giàu đều
bị quy là có tư tưởng phản động thối tha, muốn phục hồi chủ nghĩa tư bản, đi
ngược với chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng của đảng. Sau Đại hội 10 lại có
Quy định số 15/QĐ TW cho phép đảng viên cộng sản làm kinh tế tư nhân, tức là
được phép trở thành các nhà tư bản. Cách đây chỉ vài ngày, trong lần đến thăm
trường Đại học Tôn Đức Thắng, ông Đinh La Thăng, tân Bí thư Thành ủy Thành phố
Hồ Chí Minh còn mạnh miệng hơn nữa, yêu cầu nhà trường phải giáo dục khuyến
khích sinh viên có khát vọng làm giàu.
Như vậy, ghép ai là phản động là tùy theo ý thích từng cơn, từng lúc, của các
nhà lãnh đạo đảng cộng sản, chứ không có tiêu chuẩn chân lý nào. Hôm nay bạn có
thể bị họ quy tội phản động, thậm chí bỏ tù, thủ tiêu nhưng ngày mai bạn lại có
thể được họ mang hoa đến viếng. Họ coi người dân chúng ta như con rối để giật
dây lúc nào tùy thích.
Vậy đối với chúng ta, tiêu chuẩn chân lý nào để phân biệt “phản động” hay
“tiến bộ”?
Thực tiễn chính là thước đo chân lý, phân biệt cái gì và ai là phản động hay
tiến bộ.
Học thuyết Marx ra đời từ thế kỷ 19. Nay là thế kỷ 21. Thế giới đang bước vào
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư[1]. Tuy rằng học thuyết Marx không bị
chối bỏ hoàn toàn nhưng cả về lý luận và thực tiễn đã chứng minh học thuyết đó
là không chính xác: Dự báo kinh tế của Marx, giải pháp của Marx, lời tiên tri
của Marx đều không trở thành hiện thực[2]. Chủ nghĩa tư bản có những khuyết tật
nhưng nó luôn luôn thay đổi và đến nay còn năng động hơn so với khi Marx cho ra
đời cuốn Tư bản. Vậy tại sao có thể quy những người không theo học thuyết Marx
– Lenin là phản động?
Ngay cả ông Trương Tân Sang là Chủ tịch nước cũng đã nói tham nhũng đang là quốc
nạn (xem link) và công nhận nền kinh tế và xã hội nước ta đang ở tình trạng trì
trệ và chính ông đã tự nhận mình có phần trách nhiệm. Chuyên gia kinh tế Phạm
Chi Lan thì nói “Việt Nam là một quốc gia kỳ lạ, không chịu phát triển” (xem
link) mà ai cũng biết đó là kết quả của sự lãnh đạo và cầm quyền toàn trị của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Căn cứ theo định nghĩa về từ “phản động”, đối với những
ứng viên tự ứng cử đại biểu quốc hội như ông Phan Văn Phong, đã công bố công
khai chương trình tranh cử cho toàn dân biết, là những người thật sự đại diện ý
nguyện của dân, mong muốn góp phần chống tham nhũng thành công, bảo vệ chủ
quyền của đất nước, góp phần chống lại mọi sự lạm dụng và tha hóa quyền lực của
bộ máy nhà nước, đang làm hại đến lợi ích chính đáng của người dân, góp phần
chấn hưng nền giáo dục quốc gia, góp phần thúc đẩy đất nước chúng ta phát triển
để không hổ thẹn với các quốc gia khác trong khu vực và thế giới thì sao có thể
qui kết những người ấy là những kẻ phản động? Phải chăng những người quy kết như
thế là những kẻ mất trí và chính họ là những kẻ phản động. Các vị đã tự ứng cử
đại biểu quốc hội nên vững trí, tự tin ở chân lý, tin ở sự sáng suốt của người
dân, đừng để bị lung lạc bởi lời đe dọa của một vài kẻ mất trí trong Tiểu ban An
ninh của Hội đồng bầu cử. (Tác giả gửi BVN)
*** Cánh Cò (RFA): Khi nhà nước bôi nhọ nước nhà
Báo
chí chính thống nổi lên các bài viết theo đơn đặt hàng của Tuyên giáo vài ngày
trước khi vụ án Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh mở ra, trong đó dựa vào cáo buộc vi phạm
điều 258 cho rằng anh Ba sàm đã bôi nhọ nhà nước bằng những bài viết nhận định
bi quan làm nản lòng người dân gây hình ảnh xấu cho chế độ. Và khi phiên tòa mở
ra, trớ trêu thay chính nhà nước mới là người bôi nhọ nước nhà. Một câu trả lời
đầy cảm hứng cho ai có ý định chuẩn bị hồ sơ vào con đường phản động.
Nhà nước, một tập thể được người dân tin tưởng bầu lên làm lãnh đạo cho họ, có
nghĩa rằng thay họ giải quyết, điều hành công việc của quốc gia sao cho mọi
người sống và làm việc trong tinh thần trật tự và tôn trọng luật pháp. Cái nhà
nước ấy ngoài việc bảo vệ lãnh thổ và ngoại giao với nước ngoài để tăng cường khả
năng hòa nhập với quốc tế còn mang trọng trách làm cho dân giàu nước mạnh, mà
cụ thể là phác thảo kế hoạch kinh tế, giáo dục, an sinh và hàng trăm thứ khác để
người dân yên tâm sống và làm việc. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, nhà nước phải
cùng với nhân dân thượng tôn luật pháp vì nếu không thì nhà nước ấy không đủ
chính danh để giữ bất cứ vai trò gì trong công việc điều hành đất nước, ngay
một nhà nước cấp nhỏ nhất là cấp xã. Từng cá nhân trong bộ máy cầm quyền được
trả lương đầy đủ cho mọi đóng góp của họ qua đồng tiền thu được từ thuế, từ
nhân dân, từ những nhân tố nhỏ bé của xã hội để nuôi sống họ, những con người
mà Việt Nam khiêm nhượng gọi là đầy tớ của nhân dân. Vì vậy kể cả một thẩm phán,
một chủ tọa phiên tòa, hay một viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng
là người được dân trả lương để làm cái công việc bảo vệ pháp luật. Thẩm phán
phải đủ năng lực và nhận thức để phân tích từng vụ án, con người, cũng như bằng
chứng chống lại một bị cáo. Khi thẩm phán bị mua chuộc hay tệ hơn, bị ra lệnh
mà không thể cưỡng lại thì cái nhà nước ấy thực sự có vấn đề. Vấn đề lớn, rất
lớn, lớn hơn tham nhũng, hơn cửa quyền và hơn mọi thứ tiêu cực trong một nhà
nước pháp trị. Vì Việt Nam không là một nhà nước pháp trị nên việc ra lệnh cho
thẩm phán là việc nhỏ, nhỏ nhất trong tất cả mọi tiêu cực hàng ngày. Ra lệnh
chưa chắc ăn, trong các vụ án lớn như vụ Ba sàm thu hút sự theo dõi quan sát của
nước ngoài nhưng muốn cho người bị xử lãnh bản án cao nhất thì nhà nước phải cử
một thẩm phán dốt nhất để điều hành phiên tòa vì nếu lỡ để một thẩm phán hay
chủ tọa phiên tòa bỗng dưng nhận ra việc làm của mình là bất nhân, cãi lại lệnh
trung ương rồi sau đó ra sao thì ra….thì bẽ mặt quá.
Phiên tòa của anh Ba sàm và chị Nguyễn Thị Minh Thúy là chiếc sân khấu hiện đại
và bi hài nhất trong cái được gọi là nhà nước Việt Nam. Tuy nó không có nhiều
khán giả nhưng những hình ảnh, lời nói, cảm xúc của từng nhân vật đã được toàn
thế giới biết tới qua các đại sứ quán Úc, Hoa Kỳ, Canada, EU…vì họ được tham dự
và chứng kiến từ đầu.
Đoan Trang, một nhà báo, blogger nổi tiếng trong khi phiên tòa diễn ra chị ngồi
nhà vẫn bị công an tới dẫn đi. Chị viết trên facebook của mình những giòng chữ
nhẹ nhàng mà thắt ruột về cái ông chủ tọa phiên tòa hôm ấy, ông Nguyễn Văn
Phổ:“Có một chi tiết mà những người không được vào dự phiên tòa “công khai” xử
Anh Ba Sàm và Minh Thúy chưa biết, đó là: Hội đồng xét xử, với ngài thẩm phán
Nguyễn Văn Phổ, và hai hội thẩm viên già nua, đều là những người mù tịt về
CNTT, về Internet, về blog và mạng xã hội… Họ thậm chí còn phát âm sai những từ
mà ngay cả đứa trẻ cũng có thể đọc được, ví dụ gmail được các ngài đọc thành
“GỜ MAI”. Còn từ “wordpress” với họ thì quả là một thử thách.
Xử một người như Nguyễn Hữu Vinh, một trí thức, một blogger đi tiên phong trong
việc dùng mạng Internet để khai dân trí, mà lại dùng những thẩm phán không sử
dụng mạng và không biết đọc từ “wordpress”, không đọc nổi cả từ “gmail”. Điều
đó khiến tất cả những lập luận của ông Vinh và các luật sư, dù sắc sảo, dù hùng
biện đến đâu, cũng thành vô nghĩa trước những bộ mặt ngớ ngẩn. Bảo mật hai lớp,
quyền quản trị, chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử, quyền tự do thông tin, quyền
riêng tư trên mạng… tất cả những cái đó có nghĩa là gì vậy?”
Trả lời cho chị Đoan Trang: Những cái đó là nhà nước đang quyết liệt bôi nhọ
nước nhà. Nhà nước, trong nhận thức của một thể chế dân chủ pháp trị là một
nhóm người, một tập thể tuy nếp nghĩ và tư duy gần như khác nhau trong
môi trường chính trị nhưng lại được vận hành trong khuôn phép của luật pháp. Họ
được chọn lọc, tập họp lại để phục vụ người dân, cùng chịu trách nhiệm theo hệ
thống và do đó, nhà nước không phải là nơi tập quyền có khả năng tự tung tự
tác, xem hiến pháp chỉ là tờ giấy con con chỉ cốt khoe mẻ trong những quyết
định trái khoáy, thất nhân tâm.
Vì Việt Nam là nhà nước toàn trị, tập quyền nên việc phân công một chủ tọa dốt
nát điều hành phiên tòa khi cả thế giới đang theo dõi là chuyện bình thường.
Trong khi bên trong như vậy thì bên ngoài một đám quân ô hợp còn dốt nát hơn
bội phần được nhà nước cử ra để “điều hành” dư luận. Những tay an ninh, công an
chìm nổi thậm chí cả dân phòng, côn đồ làm những việc mà chỉ cần 15 phút sau cả
thế giối đều xem được trên kênh YouTube.
Vài giờ sau khi phiên tòa kết thúc, trang facebook của Người Việt Xấu Xí đưa
lên một status đầy hình tượng như sau: “Chuyện nhục quốc thể bên ngoài tòa Hà
nội.Tôi đứng trên vỉa hè cùng các phóng viên nước ngoài và bà con, chứng kiến
cảnh cực kỳ ngu của đám dân phòng và công an :
– Một dân phòng khi thấy nữ phóng viên phương tây dùng I phone ghi hình thì nó
cầm gậy chỉ, hua hua vào trước ống kính, mặt mũi bậm trợn : cấm chụp ảnh, cấm
chụp ảnh.. ! Bọt mép văng tung tóe. Hai nữ pv nước ngoài vẫn lạnh lùng ghi
hình, còn chĩa thẳng máy vào mặt tên dân phòng kia.
Cảnh đó được ghi trọn trong máy của một phóng viên khác cũng là người
nước ngoài.
– Một công an bụng béo mỡ cầm cái biển cấm chụp ảnh chạy từ bên cổng tòa, mang
sang đặt trước mặt nữ pv quốc tế, công an này không đeo biển tên, toàn bộ cảnh
này cũng bị hai pv quốc tế ghi hình hết.
– Cảnh một tên mặt mũi ngổ ngáo, áo kẻ đứng trong đám 6 dân phòng, cứ rình
huých trộm vào tay máy ảnh của ông JB Vinh và cậu pv Trung Nghĩa, sau khi bị
ông Vinh tóm tay một công an áo xanh không thẻ yêu cầu tóm xem thằng đó ở đâu,
là ai thì nó lủi .
Là người được chứng kiến toàn bộ cảnh đó mà thấy rát mặt, nó chỉ diễn ra trong
vài chục giây, vì quá tập trung và bị hút vào kịch tính của diễn biến, hơn nữa
kỹ năng , phản xạ của mình chưa chuyên nghiệp nên không kịp rút máy ra ghi lại,
tiếc quá!”
Trả lời cho Người Việt Xấu Xí: nhà nước cố tình làm như vậy để bôi nhọ nước nhà
thì không có gì phải tiếc. Sáng hôm nay các clip ấy đã xuất hiện đầy ở các kênh
truyền thông nước ngoài, anh không cần phải ân hận. Không cần phải sáng hôm
nay, chiều ngày hôm qua vào lúc 5 giờ, bản án dành cho Ba sàm Nguyễn Hữu Vinh
và Nguyễn Thị Minh Thúy đã phản ánh đầy đủ thái độ của nhà nước Việt Nam. Họ
không những bôi nhọ nước nhà mà họ còn cực lực làm nhục cái gọi là tòa án xã
hội chủ nghĩa.
(Gs Nguyễn Minh Thuyết: Nhà nước có nhọ không?
Giáo sư và cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết vừa lên tiếng chất vấn
những người đứng đằng sau phiên xử Anh Ba Sàm, tức Nguyễn Hữu Vinh, cùng cộng
sự Nguyễn Thị Minh Thúy. "Đây là phiên tòa công khai nhưng cách làm có vẻ
không công khai, hạn chế rất nhiều người vào dự, nhất là một ông nghị sỹ Đức
sang dự mà cũng không được vào dự thì tôi thấy không thể chấp nhận được. Bởi vì
nếu mình đường đường chính chính không ngại gì mà không xét xử công khai. Nếu
ông Nguyễn Hữu Vinh, bà [Nguyễn Thị Minh] Thúy này có tội, thậm chí có thể bắc
loa cho người dân thấy là những ai có âm mưu chống lại nhà nước thì phải qua
việc này mà tự kiểm tra bản thân mình."
Liên quan tới phiên xử hôm 23/3, Giáo sư Thuyết còn nói: "Thứ nhất việc xử
Nguyễn Hữu Vinh, tức là Anh Ba Sàm, và cộng tác viên của ông ấy là bà Nguyễn
Thị Minh Thúy dự trên Điều 258 của Bộ Luật Hình sự với tội danh bôi nhọ nhà
nước. "Ngay khi thảo luận Bộ Luật Hình sự cũng có những đại biểu đề nghị
phải xem xét lại những quy định như thế, quy định thật rõ ràng. Nhà nước nào
cũng thế, nếu mà chống lại một nhà nước hợp pháp, nhất là chống lại bằng cách
sử dụng vũ lực thì chắc chắn là phạm tội. Nhưng mình chỉ nói một cách mơ hồ thì
dễ bị giải thích một cách tùy tiện".
"Thứ hai tôi cũng nghĩ rằng không có tội bôi nhọ nhà nước. Cái quan trọng
nhất như thế này: Nhà nước có nhọ không? Nếu mà anh bôi nhọ mà nhà nước trong
sáng thì anh chỉ mất uy tín thôi. Và nếu anh vu khống những cá nhân nhất định
thì anh sẽ phải ra tòa vì tội vu khống.")
(iii) VOA: Trung
quốc khiến người Việt ngã về tỷ phú Trump?
Một
số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam nuôi hy vọng ứng viên Đảng Cộng hòa của
Mỹ sẽ giúp “dẹp mộng bá quyền của Trung Quốc”, trong khi cũng có quan điểm cho
rằng “thế giới sẽ loạn” nếu “trùm bất động sản” lên làm tổng thống. Một trong
các ứng viên Tổng thống của Mỹ, ông Donald Trump, tuy gây tranh cãi ở trong
nước với nhiều tuyên bố thẳng thừng, không kiêng dè, nhưng lại lấy lòng được
một số người Việt.
Trong ý kiến gửi tới VOA Việt Ngữ, bạn đọc Nguyễn Đình Thiều viết: “Hy vọng
biển Đông yên ả và hải đảo Việt Nam trả lại cho Việt Nam, vì ông Trump sẽ không
những dùng sức mạnh quân sự với Trung Quốc, mà áp dụng biện pháp kinh tế làm
suy yếu cái gọi là kinh tế XHCN pha trộn tư bản của Trung Quốc”. Một người khác
là Jimmy Le cũng đồng tình, với ý kiến: “Chỉ có Trump mới đủ bản lĩnh trấn áp
sự bành trướng của Trung Cộng”.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của Đại học George Mason ở Hoa Kỳ nhận định với VOA
Việt Ngữ rằng ông Trump nhận được sự ủng hộ của một số người ở Việt Nam chính
vì ông từng mạnh mẽ “chống” Bắc Kinh, dù ông từng tố cáo người Việt “cướp” việc
làm của người Mỹ. Ông nói: “Họ để ý chính sách ngoại giao của Mỹ với Trung
Quốc.
Người Việt Nam hiện nay đại đa số rất bất mãn việc Trung Quốc lấn lướt
Việt Nam, thành ra, cứ thấy một nước lớn ủng hộ mình thì thích. Một ông ứng cử
viên tổng thống của Mỹ tuyên bố rất cứng rắn với Trung Quốc thì họ phải ủng hộ
là dĩ nhiên rồi, và họ rất hài lòng với lập luận rất cứng rắn, không nhân
nhượng gì cả.” . Ông Hùng nói thêm rằng ông Trump còn nhận được sự ủng hộ của
giới thợ thuyền và người thất nghiệp ở Mỹ vì đã đánh vào vấn đề hệ quả của sự
toàn cầu hóa nền kinh tế, khiến các việc làm của người Mỹ rơi vào tay các nước
có giá nhân công rẻ hơn như Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong cuộc đua ở phe Cộng hòa, tới hôm 9/3, trùm bất động sản Donald Trump hiện
đang dẫn đầu về số phiếu đại biểu với hơn 400 phiếu. Ứng viên Ted Cruz đang bám
sát phía sau với gần 350 phiếu.
Trong khi đó, bên phe Dân chủ, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton giành được
hơn 1.200 phiếu đại biểu, vượt xa đối thủ còn lại là Bernie Sanders. Bà Clinton
từng nhiều lần tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng và Đệ nhất phu nhân Hoa
Kỳ. Theo các nhà quan sát, gia đình Clinton cũng có nhiều “fan” ở Việt Nam.
Trung Quốc đã nhiều lần buộc phải lên tiếng sau các phát biểu của ứng viên hàng
đầu của Đảng Cộng hòa, và Bắc Kinh từng nói rằng ông Trump chỉ muốn “gây rối”
sau khi tuyên bố rằng quốc gia đông dân nhất thế giới đã “làm giàu” nhờ Mỹ.
Không chỉ cáo buộc Trung Quốc “đánh cắp” việc làm của người Mỹ, mà ứng viên này
còn cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này giữ đồng nội tệ ở mức giả tạo,
khiến cho các công ty Mỹ khó có thể cạnh tranh với các đối thủ từ Trung Quốc.
Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã dẫn lời các nguồn tin giấu tên cho biết rằng
các nhà ngoại giao của Hoa Kỳ ở khắp nơi, trong đó có châu Á, đã bày tỏ sự quan
ngại với quan chức chính phủ về điều họ nói là các tuyên bố “kích động” và “xúc
phạm” bị cho là “bài ngoại” của ông Trump.
Khi được hỏi Trung Quốc có quan ngại về việc ông Trump có kế hoạch áp thuế cao
đối với hàng hóa của Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh
từng từ chối bình luận về một ứng viên cụ thể của Mỹ. Bà chỉ nhấn mạnh rằng cả
Trung Quốc và Hoa Kỳ có “nghĩa vụ lớn” phải duy trì sự ổn định kinh tế và chính
trị quốc tế.
Đại diện các quốc gia từng bị ông Trump công khai công kích như Iran, Iraq và Ả
Rập Xê Út đều đã lên tiếng, trong khi đó, Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có phát
biểu nào.
Trong khi đó, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Đình Hà, ứng viên độc lập đang chạy
đua vào Quốc hội Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng hiện có các quan điểm trái
ngược về ông Trump ở Việt Nam. Ông Hà nói tiếp: “Về ông Donald Trump cũng có
rất nhiều luồng ý kiến.
Đấy là biểu hiện rất tốt trong một xã hội ngày càng đa
nguyên hơn ở Việt Nam. Có những người ghét Trung Quốc thì ủng hộ ông Donald
Trump, nhưng có những người suy nghĩ sâu xa hơn về các vấn đề kinh tế thì người
ta nói rằng nếu ông Donald Trump mà lên thì cả thế giới này sẽ loạn. Có rất
nhiều chiều, chứ không hẳn có một chiều ủng hộ ông Donald Trump tại vì ông ấy
ghét Trung Quốc đâu. Có những người mà người ta suy nghĩ chín chắn hơn, sâu
hơn, thì nghĩ rằng ông này ông ấy lên mà phát biểu sốc như thế sẽ có các tác
hại về kinh tế thế giới, và những chuyển biến về cán cân sức mạnh trên toàn cầu
sẽ bị ảnh hưởng.”.
Theo các nhà quan sát, cuộc bầu cử kéo dài ở Mỹ hiện nay được cho là đã tạo cảm
hứng, khiến nhiều người Việt “mơ được cầm lá phiếu thực sự”, “trực tiếp lựa
chọn người lên tiếng cho mình”. Trả lời VOA Việt Ngữ mới đây trước khi đột ngột
qua đời trên đường tới Philippines, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch tổ chức
có tên gọi Nghị hội Toàn quốc của người Việt ở Hoa Kỳ nói rằng việc người dân
Việt để ý tới tiến trình dân chủ của Mỹ là “việc rất đáng mừng”. Nhìn sang cuộc
bầu cử ở Mỹ, nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà nói thêm rằng ông “mong đợi rằng việc
tranh cử ở Việt Nam sau này cũng giống như ở các nước dân chủ tự do, tức là các
ứng viên có thể tranh luận công khai trên truyền hình, trên báo chí để thể hiện
các quan điểm của mình về các đường lối chính trị, kinh tế, xã hội của mình”.
*** Ts Nguyễn Hưng
Quốc (VOA): Tính chính trị của sự
sợ hãi
Hiện
tượng Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hiện nay là một trường hợp
lạ lùng. Bình thường, người dân đòi hỏi các ứng cử viên phải có nhiều kinh
nghiệm chính trị và lãnh đạo, đằng này Trump chỉ là một doanh nhân lần đầu tiên
ra tranh cử, vậy mà mức độ ủng hộ của dân chúng, ít nhất cũng là những người
thuộc đảng Cộng Hoà, lại càng ngày càng tăng. Bình thường, các ứng cử viên chỉ
cần ăn nói hớ hênh một chút là bị mất điểm ngay tức khắc, đằng này Trump hầu
như thường xuyên ăn nói bỗ bã và bậy bạ, vậy mà mức độ ủng hộ đối với ông dường
như không hề sút giảm. Bình thường, trong xã hội Mỹ, người ta lên án việc kỳ
thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo cũng như kỳ thị phái tính, vậy mà, với Trump,
một người nhiều lần công khai bày tỏ sự kỳ thị trong cả ba lãnh vực, người ta
lại thấy… không có gì quan trọng. Tại sao có hiện tượng lạ lùng như vậy?
Trên báo chí Mỹ, hầu hết các nhà bình luận chính trị đều chê bai Trump. Chê về
nhân cách: Ông không phải là người nghiêm túc, đứng đắn, thật thà, có thể tin
cậy được. Chê về tài năng: Ngoài chuyện kinh doanh, ông không hề có một quan
điểm hay sách lược chính trị nào rõ ràng, đừng nói là sáng suốt. Tất cả những
lời hứa hẹn của ông trước quần chúng chỉ là những lời nói bừa, cho sướng miệng,
cốt để mị dân, chứ không hề có chút giá trị thực tế nào cả.
Chê thì chê, nhưng không ai có thể phủ nhận được sự thật này: Trong các ứng cử
viên thuộc đảng Cộng Hoà, cho đến nay, Trump là người nắm bắt được tâm lý quần
chúng giỏi nhất. Và ông cũng thành công nhất trong việc đáp ứng cái tâm lý ấy.
Tâm lý ấy là gì?
Đó chính là sự sợ hãi.
Thật ra, trong mọi xã hội, ở thời nào cũng vậy, bao giờ con người cũng sợ hãi
một điều gì đó. Và chính trị, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, thường xây dựng
trên nền tảng của sự sợ hãi. Ví dụ cho nhận định ấy rất nhiều. Chỉ trong hơn
một thập niên gần đây thôi, kể từ sau cuộc khủng bố nhắm vào nước Mỹ vào năm
2001, chính quyền George W. Bush đã khai thác ngay sự sợ hãi của dân chúng để
tiến hành hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Sau mấy năm, trong khi nỗi
sợ hãi khủng bố đã phần nào phai nhạt, dân chúng Mỹ lại thêm một nỗi sợ hãi
khác: sợ bị sa lầy ở Trung Đông. Chính từ nỗi sợ ấy, người ta đã bầu cho
Barrack Obama, người phản đối cả hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq,
hơn nữa, còn hứa hẹn sẽ rút quân ra khỏi hai quốc gia ấy sớm.
Còn bây giờ? Sau
cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008, cho đến bây giờ vẫn chưa hồi phục hẳn,
điều người ta sợ nhất là mất việc làm. Dưới mắt giới lao động bình dân Mỹ, vấn
đề công ăn việc làm của họ đối diện với nguy cơ bị cướp mất bởi những di dân và
xu hướng toàn cầu hoá, theo đó, các công ty đua nhau lập chi nhánh ở nước ngoài
để khai thác nguồn nhân công rẻ. Bởi vậy khi Donald Trump tuyên bố trục xuất
hết những di dân bất hợp pháp tại Mỹ cũng như ngăn chận việc thuê mướn công nhân
ngoại quốc, nhiều người hoan nghênh nhiệt liệt. Người ta biết Trump không giỏi
về chính trị nhưng lại tin là ông giỏi về kinh tế nên hy vọng ông sẽ làm được
những gì ông hứa hẹn.
Tuy nhiên, đó là chuyện ở Mỹ. Với chúng ta, quan trọng hơn là chuyện của Việt
Nam. Theo tôi, thủ đoạn để củng cố quyền lực của đảng Cộng sản hiện nay cũng
được xây dựng trên sự sợ hãi. Có ba sự sợ hãi chính:
Thứ nhất, với thành phần cốt cán của chế độ, từ cán bộ, công an, quân nhân, kể
cả những người đã hoặc sắp về hưu, người ta khai thác nỗi sợ mất quyền lợi. Câu
khẩu hiệu “Còn đảng, còn mình” được đặt ra để đánh vào tâm lý ấy. Sợ mất quyền
lợi, người ta phải lo bảo vệ đảng. Trong một bài phát biểu trước cả mấy trăm
cán bộ trong ngành giáo dục ở Hà Nội vào năm 2012, Đại tá Trần Đăng Thanh,
thuộc Học viện chính trị Bộ Quốc phòng, đã khai thác nỗi sợ “mất sổ hưu” để kêu
gọi mọi người chống lại cái gọi là “diễn biến hoà bình” có thể làm sụp đổ chế
độ. Từ khi bài nói chuyện của Trần Đăng Thanh được công bố trên các trang mạng,
người ta chê trách ông nhảm nhí. Tuy nhiên, tôi nghĩ, ông không nhảm nhí. Ông
chỉ thật thà nói lên những tính toán của đảng: dùng sự sợ hãi để giữ sự trung
thành của mọi người.
Thứ hai, với dân chúng, người ta khai thác nỗi sợ mất ổn định. Bộ máy tuyên
truyền tại Việt Nam thường xuyên sử dụng chiêu bài ổn định để, một là, trì hoãn
quá trình dân chủ hoá; và hai là để biện minh cho thái độ nhu nhược trước những
hành động gây hấn ngang ngược của Trung Quốc. Họ cho việc dân chủ hoá và đa
nguyên hoá về chính trị sẽ dẫn đến những bạo loạn trong xã hội và hậu quả là
kinh tế đất nước sẽ kiệt quệ, đời sống mọi người sẽ khó khăn và cùng quẫn hơn
hẳn. Chuyện quan hệ với Trung Quốc cũng thế. Họ cho cần phải nhường nhịn Trung
Quốc để bảo vệ ổn định. Quá cứng rắn với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền trên
biển và đảo sẽ gây nên chiến tranh và chiến tranh sẽ làm cho mọi người cùng khổ.
Thứ ba, cũng với dân chúng, người ta khai thác nỗi sợ công an. Lâu nay công an
vẫn thường đánh những người biểu tình, tra tấn đến chết một số người trong trại
giam. Dân chúng phản đối. Chính quyền vẫn phớt lờ. Khi bị kiện cáo, người ta
chỉ xử lấy lệ. Có vẻ như chính quyền cố tình dung dưỡng những hành động tàn ác
ấy. Để làm gì? Chủ yếu là để dân chúng sợ công an; và vì sợ, không dám chống
đối lại chế độ.
Có thể nói cho đến nay, chế độ cộng sản tại Việt Nam còn vững mạnh là nhờ được
xây dựng trên những nỗi sợ hãi ấy.
Khi sự sợ hãi không còn, chế độ cũng sẽ bị sụp đổ.
2. Thơ từ Bạn bè
(i) Trần Mộng Tú: Cơn mưa trưa
Trưa
nay một cơn mưa ập tới
mưa như trút xuống những giấc mơ
quê nhà ngày trước mưa như thế
bong bóng phập phồng trôi tuổi thơ
nhớ con thuyền giấy tay ai thả
chẳng biết bây giờ trôi phương nao
bọt nước tan con thuyền mất hút
bao năm rồi mắt vẫn dõi theo
em đứng dán mặt vào khung kính
nhìn trời ngã xuống vũng mưa trưa
khóm hoa trà đỏ giơ tay vuốt
khuôn mặt hoa nhòe đi trong mưa
mưa ở trên trời rơi xuống đất
mưa vẫn mưa hoài đông sang tây
mưa theo em đi xa đi mãi
giọt lạ giọt quen thấm vai gầy
anh ạ quê nhà mưa tháng sáu
tháng sáu anh còn đứng đó không
bong bóng vỡ tan theo tuổi trẻ
trong mắt em còn vệt cầu vồng. (tmt – 3/1/2016)
(ii) Hồ Chí Bửu: Qui
ẩn...
Rút
chân ra khỏi giang hồ
Trở về gác nhỏ làm thơ tặng nàng
Một chiều lòng bỗng xốn xang
Nhớ trăng nhớ gió nhớ hàng rượu ngon
Nhớ đồi nhớ núi nhớ non
Nhớ mây viễn xứ nhớ con sông buồn
Nhớ chiều trời đổ mưa tuôn
Nhớ đêm quán cóc nhậu luôn nỗi sầu
Tình đời là cuộc bể dâu
Có trăn trở lắm cũng đâu được gì
Ngồi buồn làm đại mấy ly
Nhỏ ra mấy giọt đường thi. Tặng nàng …
......................................................................................................................
Kính,
NNS
__._,_.___
Posted by: "Phung N. Tran"