.SAMSARA.
Bấm
vào chỗ cc thì có English
Samsara được thực hiện năm 2001
bởi tài tử - đạo diễn tài năng Ấn Độ Pan Nalin. Bộ phim là sản phẩm hợp tác
giữa bốn nền điện ảnh lớn là Ấn Độ, Pháp, Ý và Đức trong đó chủ chốt là điện
ảnh Ấn Độ.
Tác phẩm này đoạt được rất nhiều giải thưởng trong các Liên hoan phim Quốc tế, như giải phim hay nhất trong LHP Quốc tế Melbourne 2002, Giải của Ban tuyển lựa chính thức tại các LHP Quốc tế Sudance 2002, LHP Quốc tế Toronto 2001 và nhiều giải thưởng quốc tế quan trọng khác.
Truyện phim kể về hành trình tu hành – hoàn tục – tu hành
rồi lại hoàn tục của một nhà sư trẻ tên là Tashi (tài tử Shawn Ku đóng). Vốn
xuất thân từ một gia đình bình thường nhưng Tashi đã sớm theo con đường đắc
đạo ngay từ khi còn nhỏ. Ở độ tuổi còn rất trẻ nhưng sư thầy Tashi cũng đã
khiến rất nhiều các vị cao tăng nể phục cho cả quá trình tu hành dài suốt từ
thưở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành.
Nhưng rồi chính Tashi đã tự biến mình trở thành một người đàn ông tầm thường trong mắt mọi người khi anh bất chấp tất cả để được làm một người trần bình thường có niềm đam mê hạnh phúc và cuộc sống gia đình. Anh gặp và yêu Pema – cô thôn nữ đầy sức sống tuổi trẻ từ ánh mắt đầu tiên. Anh khát khao cô và dần trở thành một người đàn ông không thể thiếu trong cuộc đời của Pema. Họ nên vợ nên chồng. Rồi thời gian thấm thoắt qua đi, niềm vui gia đình càng được nhân lên khi hai người có con chung với nhau. Chính lúc gia đình họ đang êm đềm nhất, Tashi đã lại muốn nhấc chân lên rời bỏ vợ con để trở về chốn núi non gõ mõ, tụng kinh, niệm Phật dưới chân Đức Phật. Sau tình yêu nam nữ, đời sống vợ chồng bị cấm kị ấy, Tashi phải đứng trước những sự lựa chọn một mất một còn. Giữa con đường tu hành bỏ dở và trước trách nhiệm gia đình đã làm sư thầy trẻ phải dằn vặt trong lòng để lựa chọn con đường mà mình cho là đúng nhất. Christy Chung (Montreal), thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp nói thành thục tiếng Việt và tiếng Quảng Đông. Cô luôn nhớ quê mẹ Việt Nam nhất là mảnh đất Sài Gòn.
Bộ phim ngồn ngộn những mặt đối
lập tưởng chừng như không gì có thể khoả lấp nổi. Nhưng sợi dây tình yêu, sợi
dây của sự đam mê đến cuồng dại của chàng sư thầy và cô thôn nữ đã đẩy các
mặt đối lập trở nên dung hoà hơn.
Bộ phim là tiếng nói rất tinh tế phản bác một phần nào đó cái lý của đạo Phật về quan niệm tình yêu đôi lứa, đời sống vợ chồng. Đồng thời nó cũng là lát kéo nhẹ nhàng nhưng đủ sắc để cắt và chọc ngoáy lại sự tầm thường và thói ích kỷ tồn tại bên trong của mỗi con người.
Mặt đối lập thứ nhất rất dễ nhận ra trong phim, đó là đối
lập về mặt không gian giữa chàng trai tu hành Tashi và cô gái thôn quê Pema.
Trong phim hai mảng không gian thay nhau hiện hữu, một bên là vùng đồi núi
trơ trụi và cằn cỗi, ở đó có một ngôi đền là chốn tu hành của các các nhà
tăng muốn theo con đường đắc đạo, giải thoát mọi nỗi đau, sự u uất của chốn
phàm trần, trong đó có Tashi.
Và bên kia là vùng thung lũng hoang sơ và màu mỡ đến tuyệt đẹp. Ở đó có một cô gái tên là Pema nhan sắc rực rỡ. Hai không gian trái chiều và hoàn toàn biệt lập với nhau như hai mảng màu đối khắc không thể nào có điểm chung. Nhưng rồi chính chúng lại kết vào nhau hoà thành một bởi được nối với nhau bằng sợi dây của tình yêu oan nghiệt, vừa thiết tha, cuồng dại nhưng cũng vừa đớn đau, khổ luỵ của Pema và Tashi. Đạo diễn đã truyền tải ý tưởng có dụng ý của mình, khi ông cho ánh sáng và màu sắc vô cùng rực rỡ, tươi đẹp ở vùng thung lũng nơi Pema sinh sống. Điều đó thể hiện và dự báo trước cho người xem thấy được sức sống và sự bùng nổ của nhân vật Tashi về nửa sau của phim.
Mặt đối lập thứ hai sâu sắc hơn và
cũng là chủ đề mà đạo diễn muốn phản ánh thông qua bộ phim này. Đó chính là
sự đối lập trong chính con người của chàng sư trẻ Tashi.
Hình ảnh Tashi hiện lên ở hai mặt đối lập rất khác nhau nhưng cùng tồn tại trong bản thân anh. Đó là một Tashi tu hành khổ hạnh, phải cắt đứt mọi đam mê dục vọng chốn phàm trần và một Tashi - người chồng người cha người đàn ông trụ cột trong gia đình, là con người sống rất bản năng với những ham muốn tầm thường nhất.
Đạo diễn Pan Nalin khắc họa hai khía cạnh trái chiều này
trong một con người rất tinh tế và đầy ngụ ý. Ông trộn lẫn chúng thành một
rồi chia thành hai mảng độc lập nhưng phim lại thể hiện không gượng gạo, hoàn
toàn đúng mạch tự nhiên.
Cách khai thác có chiều sâu hai mảng đời của Tashi thể hiện một trình độ am hiểu tâm lý bậc thầy của Pan Nalin về những người tu hành chốn núi non Ấn Độ. Tashi khi là một sư thầy tu hành được đạo diễn khai thác không nhiều nhưng có tính khái quát cao. Cuộc đời hơn hai mươi năm của anh chỉ quanh quẩn trên vùng núi Ladakh (Ấn Độ) tách biệt với thế giới con người, chuyên tâm cho con đường chính quả. Để mong một ngày vào cõi Niết Bàn cực lạc, Tashi cũng đã mất ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày ròng rã tọa thiền một mình trên đỉnh núi cao nhất. Sau tháng năm dài ngồi thiền anh được đưa trở về tu viện trong vinh quang và được phong cấp bậc Khenpo danh giá. Anh vui mừng tột độ và cảm thấy hãnh diện khi được phong cấp trên con đường tu hành đắc đạo của mình. Sự kiên trì được đền bù khi xung quanh mình, Tashi nhận được những ánh mắt nể phục của các vị cao tăng, sự ngưỡng mộ của những tiểu sư thầy… và bản thân mình Tashi cũng thấy như được bước chân lên mây. Con đường chánh quả mở ra trước mắt Tashi thật rộng lớn, thênh thang…
Nhưng niềm vui trên tồn tại không
được lâu vì Tashi đã tìm được nguồn vui mới. Một nguồn vui trần tục. Tashi đã
rời bỏ chốn thiền viện, chạy theo một cuộc tình bản năng mà chàng biết là bị
ngăn cấm. Tashi yêu một cô gái tên là Pema (do diễn viên gốc Việt Chung Lệ Đề
thủ vai) ngay từ ánh mắt đầu tiên.
Sau cuộc gặp đầu tiên mà như định mệnh đã sắp đặt ấy, Tashi đã tự đạp đổ công trình tu hành bao năm của chính mình. Chàng bỏ lại sau lưng thế giới vô ưu vô lo mà mình từng sống ở đó, từng mất biết bao nhiêu thời gian và công sức để đạt được để cùng Pema xây dựng hạnh phúc gia đình. Cũng lúc này đây Tashi chợt nhận ra những bước đi đã qua trên con đường tu hành của mình. Anh hồi nhớ về thuở ấu thơ bị người cha bỏ mặc trên núi cùng các vị cao tăng. Anh đã đi theo chân Đức Phật ngay từ lúc còn nhỏ dại ngây thơ đó. Nay nguồn vui trần tục mới lạ đã đến khiến bản thân anh nảy sinh và tìm ra một con đường mới mà mình phải vượt qua. Anh chọn Pema. Dù sư phụ anh có khuyên răn dạy bảo quyết liệt Tashi vẫn kiên quyết chọn con đường trở thành người bình thường. Anh không dài dòng kể lể để giải thích cho sự lựa chọn của mình. Tashi chỉ nói với sư phụ của anh rằng, thái tử Tất Đạt Đa trước khi trở thành Đức Phật thì Ngài cũng từng sống cuộc đời trần tục tới năm 29 tuổi. Còn anh mới năm tuổi đã phải sống cuộc đời khổ hạnh như Đức Phật sau khi Người rời bỏ hồng trần. Tashi phát ngôn lên trong làn nước mắt, anh muốn chứng minh cho sư phụ anh thấy anh cũng chẳng là thần thánh gì cả, chỉ là một con người bình thường mà thôi.
Vậy là Tashi đã theo con đường tìm về cõi giác. Anh đã xóa
đi tư tưởng một lòng theo giáo lý Đức Phật bấy lâu ngự trị trong trái tim
mình. Anh gây dựng hạnh phúc gia đình với Pema và trở thành một người chồng,
người cha có trách nhiệm.
Một sự đối lập có dụng ý nghệ thuật rất đáng chú ý ở đây là khi Tashi và Pema gặp nhau lần đầu tiên thì bối cảnh dựng lên là một không gian bó hẹp (trong một dãy hành lang nhỏ), nhưng khi hai người yêu nhau (lúc này Tashi đã bỏ chốn tu hành) không gian hoàn toàn thông thoáng và khoáng đạt. Nó thể hiện cho sự tự do, cho bản năng khát vọng rất tự nhiên của con người. Bản năng ấy vượt qua mọi giới hạn, rào cản để con người thoải mái được bộc lộ “cái tôi”, “cái chất” tìm ẩn của mình.
Tashi khi là một người trụ cột
trong gia đình, đạo diễn lại khắc hoạ anh dưới một góc độ hoàn toàn khác. Đạo
diễn “ép” Tashi phải vùng vẫy trong hoàn cảnh khó khăn và nặng nề của cuộc
sống con người bình thường để tính cách anh phát triển.
Vì là người cha người chồng, anh phải làm nhiều việc khác nhau vật lộn kiếm sống để gìn giữ gia đình. Tashi khi này đã biết ăn thịt, biết những mánh khóe nhỏ nhoi của cuộc sống mà anh chưa bao giờ làm trong thời gian tu hành. Với anh bản năng tình dục còn lớn hơn tất cả mọi thứ mà anh đã từng làm trước kia. Tashi chạy theo cuộc tình bản năng không phải đơn thuần xuất phát từ bản tính đàn ông mà hơn cả anh nhận ra sự nhàm chán của những công việc tụng kinh gõ mõ hằng ngày. Sau này khi anh có ý định trở về tu viện cũng vì anh nhận thấy mình đau khổ và buồn chán với những công việc lặp đi lặp lại của cuộc sống bình thường. Tashi lại một lần nữa đứng trước những sự lựa chọn đối lập rất khó khăn của riêng mình.
Sự lựa chọn của anh, dù có tiếp
tục con đường tu hành bỏ dở hay cùng Pema trở về gia đình, thì sự lựa chọn ấy
cũng gắn liền với trách nhiệm. Hai con đường đối lập đến tái tê khiến Tashi
lưỡng lự không thể chọn lựa nổi. Nếu anh trở về núi tu hành thì anh sẽ là một
kẻ bội bạc trong tình yêu.
Một kẻ đã từng dám phá bỏ bức tường ngăn cấm của Đức Phật để yêu một tình yêu bị cấm đoán. Người đã cùng Pema yên ấm một mái nhà, giờ lại trở thành một người chồng bội bạc, một người cha tồi. Nhưng chính cuộc trở lại chốn thiền tu, Tashi lại thấy mình có trách nhiệm với giáo lý nhà Phật. Anh thấy mình phải có trách nhiệm tiếp tục con đường đạo mà mình đã từng theo từ thủa nhỏ. Nếu anh về với vợ con, để cứu vãn một gia đình đang có nguy cơ tan vỡ thì anh sẽ vĩnh viễn lìa xa con đường chân tu. Nhưng khi sống với vợ con, anh lại thấy mình làm tròn nhiệm vụ của một người trụ cột trong gia đình. Hai con đường lựa chọn khác xa nhau, đối lập nhau giờ đây con đường nào Tashi chọn cũng phải gắn liền với trách nhiệm và khiến anh cảm thấy bối rối, mệt mỏi và đớn đau.
Khi anh dứt áo ra đi, bỏ vợ con ở
lại để tiếp tục con đường mà Đức Phật đã đi. Anh đã quay trở về con sông xưa
tắm sạch bụi trần, tội lỗi mà mình phạm phải để trở lại chốn thiền tu. Lúc
này đây người xem thấy được hai quá trình ngược chiều nhau đã diễn ra trong
cuộc đời Tashi.
Một là, ban đầu anh rời chốn thiền viện đi theo hành trình tìm về cõi giác. Lần thứ hai, anh lại bỏ vợ con trở về chốn tu hành. Hai lần ra đi ngược chiều này của anh ta thực chất chỉ nhằm một mục đích, đấy là sự vị kỉ và thỏa mãn của riêng anh. Lần thứ nhất, anh xuống núi nhằm thỏa mãn dục tính, bản chất “người” của mình. Lần thứ hai, anh lên núi tìm về tu viện nhằm đoạn tuyệt với nỗi đau buồn chốn hồng trần lại cũng vì anh. Lúc này đây anh vô tình coi cửa Phật chỉ là điểm đến để giải thoát những vui buồn, hờn giận, chán nản và sự chai sạn với cảm xúc tình yêu – dục tính của cuộc sống vợ chồng. Anh muốn về quỳ dưới chân Đức Phật để tụng kinh gõ mõ rời xa cuộc sống bụi trần. Đấy chính là tính ích kỷ tồn tại trong con người Tashi. Nó chi phối mọi hoạt động và sự suy tính của anh. Tashi đã sống hai cuộc đời và đều có ý chối từ chúng. Mỗi lần đoạn tuyệt với cuộc sống cũ để đến cuộc đời mới Tashi đều qua một con sông tắm rửa. Ở đây đạo diễn Pan Nalin sử dụng hình ảnh con sông để tượng trưng cho sự tẩy trần và gột rửa quá khứ muốn chối bỏ của Tashi theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Dù nhân vật Tashi có coi con sông là nơi anh có thể phủ định sạch trơn quá khứ của mình nhưng anh cũng không thể nào bình yên với sự dằn vặt của chính mình...
Pema chặn chồng giữa đường khi anh
đã cạo trọc đầu lên núi. Cô kể cho anh nghe chuyện tình của Đức Phật tổ
Siddhartha. Siddhartha đã rời bỏ vợ mình là Yashodhara và con trai Rahul lúc
nửa đêm đi tìm sự khai sáng để trở thành Phật tổ. Nhưng liệu có ai nghĩ cho
Yashodhara đã sống cuộc đời u uất, đau ốm vì nhớ thương chồng.
Sự khai sáng của đức ông chồng đã mang lại gì ngoài nỗi bất hạnh cho bà và con trai. Lúc này đây Pema cũng bị đặt vào tình thế ấy. Nếu Tashi bỏ gia đình tiếp tục con đường chính quả thì anh sẽ để lại cho vợ con anh một nỗi đau dai dẳng khó lòng lấp nổi. Đạo diễn Pan Nalin xây dựng hình ảnh Pema ngoài là đối tượng khiến Tashi hoàn tục, cô còn là người phát ngôn các triết lý của phim. “Nếu tâm trí anh hướng về Phật pháp cũng mãnh liệt như tình yêu và sự đam mê anh đã cho em thấy, thì anh đã trở thành một Đức Phật ở trong lòng rất nhiều người trong cuộc đời trần tục này”. Câu nói này của Pema thể hiện rõ nhất tư tưởng của phim, anh hãy sống có trách nhiệm với chính bản thân anh, với chính những người thân của anh thì anh cũng đã trở thành một Đức Phật rồi. Sự khai sáng và giải thoát khổ đau không nằm ở chốn nào khác mà nó nằm ngay trong thâm tâm anh. Phim cũng muốn nói đến một góc khuất nằm trong sâu thẳm trái tim Tashi, ấy là anh phải sống chân thật như chính trái tim dục vọng và khát khao trong con người anh.
Đứng trước những lựa chọn cay đắng, Tashi đã khóc, quằn
quại trong đau đớn vì day dứt, vì chọn con đường nào anh cũng thấy mình là kẻ
tội đồ. Đạo diễn Pan Nalin sử dụng một hình ảnh rất đắt thể hiện được sự lựa
chọn còn mù mờ của Tashi. Tashi bước đi và để rơi chiếc áo thầy tu xuống đất.
Điều đó chứng tỏ Tashi còn vô vàn bộn bề phân vân…
Một cái kết mở khiến người xem day dứt. Hai con đuờng đối lập nhau, một con đường lên núi đầy cát sỏi và một con đường xuống núi màu mỡ đất đai. Ở giữa hai con đường ấy có một chàng sư trẻ Tashi lặng lẽ bước đi và đánh rơi chiếc áo thầy tu. Chọn con đường nào cho mình, cho điểm đến tương lai, điều đó còn bỏ ngỏ phía trước đối với Tashi và là câu hỏi mà người xem muốn kiếm tìm ở đoạn kết của câu chuyện. Samsara là tác phẩm điện ảnh đáng tự hào của điện ảnh châu Á đầu thế kỷ này. Bộ phim tuy đề cao triết lý nhân văn sâu sắc của nhà Phật, nhưng đồng thời nó cũng ngấm ngầm phản biện lại một số quan điểm về bản năng dục vọng, trách nhiệm của con người mà Đức Phật đưa ra. Nhưng đọng lại nhiều hơn cả trong tâm trí người xem vẫn là hình ảnh những nhà tu hành với suy tư, trách nhiệm của mình trước những việc làm trần tục mà chính cá nhân mình phạm phải.
Lê Trương Công (TGĐA Online)
Samsara: "Saṃsāra (sanskrit: संसार) literally meaning "continuous flow", is the
cycle of birth, life, death and rebirth (i.e. reincarnation) within Hinduism,
Buddhism, Bön, Jainism, Sikhism, and other Indian religions. The word has its
origins in the sramanic traditions of ancient India, and is today used in
many modern Indian languages to refer to the physical world, or family, or
the universe. In modern parlance, samsara refers to a place, set of objects
and possessions, but originally, the word referred to a process of continuous
pursuit or flow of life. In accordance with the literal meaning, the word
should either refer to a continuous stream of consciousness, or the
continuous but random drift of passions, desires, emotions and
experiences."
Synopsis A young Tibetan monk is torn between his monastic life and the wife and child he loves. Tashi is a dedicated Buddhist monk, who has almost reached a state of enlightenment. Then he leaves the monastery to succumb to worldly temptations. After all, he reasons, Buddha also spent 29 years getting to know the temptations of life before he turned his back on them. Tashi goes from one extreme to the other. He wants to experience everything: sex, unfaithfulness, treachery, fatherhood, passion and misery. ........................... The film certainly makes the best of its setting, with stunning cinematography capturing the barren wastelands of Ladakh, a distant province of India wedged in between Tibet and Pakistan at an altitude of 15,000 feet above sea level. |
Thursday, January 3, 2013
* SAMSARA ***** Phim Dành riêng cho người trên 18 tuổi
Nữ ca sĩ Việt đầu tiên đến với kinh đô điện ảnh Hollywood
Nữ ca sĩ Việt đầu tiên đến với kinh
đô điện ảnh Hollywood
Đầu năm 1965, đúng18 tuổi, tôi về Sài Gòn. Một buổi tối,
tôi lên phòng trà Hòa Bình (tọa lạc gần tượng nữ sinh tranh đấu Quách Thị
Trang, trước chợ Bến Thành hiện nay).
Đúng lúc, người ta giới thiệu ca sĩ
Bạch Yến hát bài "Đêm đông". Vẫn mái tóc đó, khuôn mặt đó, chẳng
thể nào quên được. Tim đập loạn lên, nhưng tôi vẫn hỏi cho chắc: "Có
phải hồi trước Bạch Yến này lái môtô bay không?".
Anh nhạc sĩ đàn anh
dẫn tôi đi đáp: "Đúng rồi đó".
Tôi đứng như trời trồng, không phải nghe mà để tiếng hát
trầm ấm, trong vắt rót vào hồn mình từng cung bậc. Nhẹ nhàng và tự nhiên lắm.
Tiếng hát cứ như tuôn ra từ lồng ngực, rõ ràng từng chữ, không cố gắng, kiểu cách,
nhưng sao lại có sức truyền cảm mãnh liệt đến thế!… Gần nửa thế kỷ trôi qua,
tôi đã nghe không biết bao nhiêu giọng hát tuyệt vời của nhiều ca sĩ tài
năng. Nhưng trong lòng, giọng hát Bạch Yến vẫn là niềm xao xuyến dạt dào
nhất, chưa chút tàn phai.
Chị tên thật là Quách Thị Bạch Yến, chào đời tại Sóc Trăng
năm 1942, có cha là người Triều Châu (Trung Quốc) và mẹ là một người Kinh rất
yêu âm nhạc. Lên 9 tuổi, Bạch Yến theo học tiểu học Trường La providence, Cần
Thơ, gia nhập đoàn ca nhà thờ để làm quen với âm nhạc. Năm 1953, về Sài Gòn,
chị tham gia cuộc thi tiếng hát nhi đồng do Đài Phát thanh Pháp Á tổ chức và
đoạt ngay huy chương vàng.
Được vinh quang này, Bạch Yến lại đối mặt với mất
mát khác. Thân sinh của chị đòi đem cả nhà sang Phnôm Pênh (Campuchia) định
cư. Mẹ Bạch Yến lại không muốn rời xa quê hương nên cương quyết ở lại. Thế là
chia tay!
Mẹ con Bạch Yến sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ ở một
con hẻm trên đường Cao Thắng nhưng cũng chẳng được bình yên. Một cơn hỏa hoạn
đã thiêu rụi căn nhà này thành tro bụi.
Một ông cậu ruột của Bạch Yến từ Cần Thơ
lên, nảy ra ý định thành lập một gánh xiếc môtô bay thiếu nhi, lưu diễn khắp
miền Nam để kiếm sống.
Bạch Yến cùng với chị ruột, em trai và em họ đi theo
cái nghề nguy hiểm này trong nỗi lo ngay ngáy của người mẹ. Một lần biểu diễn
tại Thị Nghè, khi đang bay môtô trên độ cao 4 mét, Bạch Yến đã đạp nhầm thắng
và rơi xuống sàn gỗ, bị chiếc môtô đè lên người, gãy ba xương sườn, màng tang
trái bị chấn thương, phải điều trị mất một thời gian dài. Đoàn môtô bay của
ông cậu cũng ngưng hoạt động sau tai nạn này!
Mới 14 tuổi, Bạch Yến đã cố trang điểm cho già dặn hơn để
lần mò đến các vũ trường, phòng trà xin làm ca sĩ, những mong kiếm tiền để
phụ giúp mẹ. Nơi Bạch Yến đến gõ cửa đầu tiên là phòng trà Trúc Lâm trên
đường Phạm Ngũ Lão do hai nhạc sĩ Mạnh Phát và Ngọc Bích làm chủ. Chỉ mới thử
giọng lần đầu, Bạch Yến đã được thu nhận với khoản thù lao hết sức khiêm tốn.
Từ phòng trà Trúc Lâm, Bạch Yến tiến lên phòng trà Hòa Bình, được khán giả
tán thưởng nồng nhiệt qua các ca khúc "Bến cũ", "Gái
xuân"… và một số bài hát pháp: "Tango Blue", "Étoile Des
Neiges"…
Năm 1957, tròn 15 tuổi, Bạch Yến đã khiến người nghe ngẩn ngơ
khi trình bày ca khúc "Đêm đông" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Tên
tuổi chị đã gắn liền với bài "Đêm đông" như một định mệnh. Từ đó,
chị nhận được không biết bao nhiêu lời mời mọc với tiền cátxê cao ngất, dù còn
ở tuổi thiếu niên.
Năm 1961, khi tên tuổi đã nổi như cồn, Bạch Yến lại từ bỏ
tất cả, cùng với mẹ sang Pháp với mong ước được học hỏi những tinh hoa của âm
nhạc Tây phương. Bạch Yến may mắn được ông Phạm Văn Mười thu nhận làm ca sĩ, hát
tại nhà hàng sang trọng La Table Du Mandarin do ông ta làm chủ trên đường Rue
de l Echelle, quận 1, Paris. Trong thời gian này, Bạch Yến được hãng Polydor
của Pháp mời thâu đĩa và lưu diễn một số nước châu Âu.
Thu nhập lý tưởng, nhưng
Bạch Yến không hài lòng. Trong mắt khán giả, chị chỉ là một khuôn mặt Á Đông
xa lạ. Thế là năm 1963, Bạch Yến quay về cố hương và trụ lại phòng trà Tự Do
của ông Ngô Văn Cường, một người từng sống lâu năm ở Pháp. Bấy giờ Bạch Yến đã
bước sang tuổi 21, và đã trải qua 7 năm sống đời ca hát với những thành công
rực rỡ. Chị được nhiều phòng trà, vũ trường mời gọi.
Năm 1965, Bạch Yến được giới thiệu với chương trình ca
nhạc truyền hình "Ed Sullivan Show" nổi tiếng, thu hút gần 40 triệu
người xem trên toàn nước Mỹ. Bạch Yến ra điều kiện chỉ nhận lời nếu có mẹ
cùng đi. Yêu cầu của chị được đáp ứng. Theo hợp đồng, Bạch Yến sẽ lưu lại Hoa
Kỳ 12 ngày.
Chị đã xuất hiện trong chương trình "Ed Sullivan Show"
danh giá với ca khúc "Đêm đông" bất hủ của Việt Nam và ca khúc nổi
tiếng "If I have a hammer" của Mỹ. Bạch Yến đậu lại ở Mỹ không chỉ
12 ngày mà tới 12 năm, đi lưu diễn trên khắp Hoa Kỳ và nhiều nước châu Mỹ:
Canada, Mexico, Brasil, Venezuela, Colombia, Panama… bên cạnh những tên tuổi lớn
của thế giới, thuộc nhiều lãnh vực nghệ thuật khác nhau: Bob Hope, Bing
Crosby, Mike Douglas, Joey Bishop, Pat Boone… Nghệ sĩ dương cầm lừng danh của
Hoa Kỳ Liberrace, danh ca Frankie Avalon và Mike Quayne đã mời Bạch Yến về Hollywood,
hát cho bộ phim nổi tiếng "Green Berets" (Mũ nồi xanh), do nam tài
tử gạo cội John Wayne đóng vai chính.
Bạch Yến đã chọn vùng Beverly Hill,
miền Nam California để cư ngụ. Láng giềng của chị toàn là những nghệ sĩ lừng danh
thế giới trong hai lãnh vực điện ảnh và ca nhạc.
Có thể nói, Bạch Yến là ca
sĩ Việt Nam đầu tiên đến tiểu bang này. Lúc bấy giờ, trên toàn nước Mỹ mới
chỉ có trên, dưới 1.000 người Việt định cư.
Có lần, ông bầu quyền lực Jimmy Durante mời chị đi hát ở
Las Vegas. Chị mặc áo dài Việt Nam, vô tình đi ngang qua phòng thay đồ của
đại danh ca Frank Sinatra (1915-1998). Vừa thấy Bạch Yến, Frank Sinatra đã nhờ
ông bầu Jimmy Durante giới thiệu để làm quen và mời chị đi ăn tối.
Mặc dù cảm
thấy rất vinh hạnh, nhưng lòng kiêu hãnh của một cô gái Việt nổi lên, chị đã phớt
lờ. Ông bầu gặp chị, hỏi lý do, Bạch Yến đáp là từ trước đến nay, chị đi đâu cũng
có mẹ theo kèm, không dám đi một mình. Lập tức, Frank Sinatra không chỉ mời
cả hai mẹ con đi ăn, mà còn mời đi nghe ông hát.
Frank Sinatra bấy giờ 50 tuổi. Ông là siêu sao của nước
Mỹ, từng đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc Grammy cao quý, đồng thời chiếm luôn
giải Oscar dành cho nam diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim "From here
to Etemity".
Sau này, ông đã được nhiều đời Tổng thống Mỹ vinh danh và
ngành Bưu chính Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ in hình ông lên tem để ghi nhớ tài năng
một con người đã làm rạng danh cho nghệ thuật nước Mỹ.
Hôm Bạch Yến điện
thoại chào từ biệt, Frank Sinatra đã thuyết phục chị cố gắng ở lại thêm một
ngày, ông ta sẽ cho máy bay riêng chở về Hollwood. Bạch Yến khéo léo từ chối.
Đối với đa số phụ nữ trên thế giới, được một lần diện kiến với Frank Sinatra
là vinh dự lớn lao.
Thời gian Bạch Yến ở Mỹ, bà mẹ dặn chị 3 điều: Không được
lấy chồng Tây, không được cắt tóc ngắn và cuối cùng là không được mặc bikini,
dù là đi tắm.
Chị kể: "Ở Mỹ, có rất nhiều đàn ông đeo đuổi tôi, Tây cũng
có mà ta cũng có. Có một người Mỹ, là chủ của 6 đài truyền hình tha thiết
muốn cưới tôi làm vợ. Anh ta nói tôi muốn cái gì, được cái đó.
Nhưng tôi nói
với anh ta rằng: "Tôi yêu anh nhưng chưa đủ để cưới anh!". Thật oái
oăm, tôi từ chối nhiều "ông Tây" nhưng khi yêu mấy "ông
ta" thì họ toàn làm tôi khổ!"
Năm 1978, Bạch Yến về lại Paris. Nơi đây, chị gặp lại nhạc
sĩ Trần Quang Hải, một con người nặng tình với dân ca, gần như dành cả đời
cho những làn điệu hát ru, quan họ, chèo văn, nam ai, nam bình… Có lẽ do anh
ảnh hưởng dòng máu của người cha, giáo sư, nhạc sĩ Trần Văn Khê.
Như đùa, khi
Trần Quang Hải buột miệng nói: "Mình cưới nhau đi", Bạch Yến giỡn lại:
"OK!".
Nào ngờ Trần Quang Hải làm thiệt, cho in thiệp cưới. Thế là
thành vợ thành chồng. Bạch Yến nói: "Đó là duyên số, chúng tôi sống với
nhau tràn đầy hạnh phúc cho đến hôm nay. Đã 34 năm rồi".
Định cư hẳn ở Paris, Bạch Yến cũng làm một cuộc thay đổi
lớn lao trong đời sống nghệ thuật.
Chị rời bỏ nền âm nhạc Tây phương khi đang
ở trên đỉnh cao danh vọng và kiếm được rất nhiều tiền, quay về với dân ca, cùng
với chồng tìm trong âm điệu ngũ cung cái hồn dân tộc thấm đẩm ân tình. Với
chị, Trần Quang Hải không chỉ là một người chồng, mà còn là một người thầy.
Anh chỉ dẫn, nắn nót cho chị từng điệu hát ru, từng lời quan họ và những điệu
hò phương Nam.
Cho đến năm nay (2012), vợ chồng Bạch Yến - Trần Quang Hải đã
có hơn 3.000 suất diễn dân ca Việt Nam trên 70 quốc gia. Hiện nay, hàng năm
Bạch Yến và Trần Quang Hải vẫn duy trì 60 suất diễn cho khán giả ngoại quốc,
trên dưới 10 xuất cho các cộng đồng người Việt hải ngoại. Bạch Yến khiêm tốn:
"Giọng tôi không được mềm mại như những ca sĩ xuất thân từ nhạc cổ
truyền một cách chính thống.
Nhưng tôi biết thả hồn mình vào trong từng câu,
từng lời khoan nhặt và dày công luyện tập để không vấp phải bất cứ một sai
sót nào.
Không chỉ người Việt tha hương thèm nghe làn điệu dân ca mà ngay cả
người Tây cũng thích. Với họ đó là một sự lạ lẫm, mang tính khám phá".
Năm 1983, vợ chồng Bạch Yến - Trần Quang Hải được nhận
giải "Grand Prix Du Disque De L" Académie Charles Cros" (giải thưởng
tối cao của Hàn Lâm Viện đĩa hát Charles Cros) do quyết định của một hội đồng
giám khảo, bao gồm những nhà nghiên cứu âm nhạc hàng đầu thế giới tại Paris.
Tháng 10/2009, cánh chim phiêu lãng Bạch Yến trở về quê
hương sau 44 năm sống đời viễn xứ. Tại phòng trà Văn Nghệ với ca khúc bất hủ
"Đêm đông" và một số bài hát quen thuộc khác, chị được khán giả
chào đón nồng nhiệt.
Bạch Yến xúc động: "Tôi rất hạnh phúc pha lẫn bất
ngờ. Lúc đầu, tôi nghĩ khán giả đến với mình chắc là những người còn lại của
thế hệ trước. Nào ngờ, hầu hết khán giả có mặt liên tục trong các đêm diễn
toàn là người trẻ. Tôi quá cảm động và hạnh phúc khi thấy họ lắng nghe một
cách say mê".
Có người hỏi Bạch Yến: "Chị có còn về Việt Nam nữa
hay không?". Bạch Yến trả lời: "Tất nhiên, bởi bố chồng tôi (Giáo sư
Trần Văn Khê) đang ở Việt Nam. Hơn nữa mảnh đất này mới thật sự là quê nhà
của tôi"
|
||||||||||||
Đoàn Thạch
Hãn
|
---------------
Wednesday, January 2, 2013
Cậu bé 8 tuổi nhảy breakdance siêu đẳng
Kinh chuyen giai tri
ngay chot cuoi tuan.
Khong xem sao biet rang
hay
Phai xem moi biet no hay
the nao.
|
Tuesday, January 1, 2013
Fw: Truyện Cười NGUYỄN NGỌC NGẠN
Subject: Fw: Truyện Cười NGUYỄN
NGỌC NGẠN
Muốn đọc chuyện của Nguyễn Ngọc Ngạn thì quý vị hãy bấm con chuột vào lằn gạch màu xanh nằm ở dưới chữ đầu tiên cua ten chuyen.
Thí dụ chuyện "chết cần hà tiện thì click con chuột ngay lằn gạch màu xanh nằm phía dưới chữ CHỆT.
Thí dụ chuyện "chết cần hà tiện thì click con chuột ngay lằn gạch màu xanh nằm phía dưới chữ CHỆT.
Truyện cười
Nguyễn Ngọc Ngạn
Admin: Nguyễn Ngọc không chỉ kể truyện
ma hay mà ông kể truyện cười cười cũng
hay không kém... Ai chưa nghe thì tải thử
nha... Đảm bảo không cười không lấy tiền
Tập 1: Cắn răng mà chịu Văn chương hòa vốn
Tập 2: Chết vẫn hà tiện Tập 3: Chuyện bực mình Tập 4: Cuộc chia tay của Tiểu long nữ Tập 5: Gỡ rối tơ lòng 1 Tập 6: Gỡ rối tơ lòng 2 Tập 7: Lời cầu nguyện linh thiêng Tập 8: Muối cũng nhạt Tập 9: Những người keo kiệt Tập 10: Phương pháp chữa bênh mới Tập 11: Tặng thơ tình Tập 12: Trên sân ga Tập 13: Với khán giả Tập 14: Xuất khẩu thành thơ |
Monday, December 31, 2012
Chúc Mừng Năm Mới ! 2 0 1 3 .
Kính chúc DĐ & Qúy Anh Chị cùng toàn thể gia đình một
năm mới 2013 luôn An vui , Khỏe mạnh , An khang thịnh vượng.
Kính mến .
Kính mến .
Chúc Mừng Năm Mới !
Happy New Year !
2 0 1 3 !
Feliz Navidad !Prospero
Ano Nuevo 2013 !
Happy New Year !
Best wishes in 2013 !
|
|
Subscribe to:
Posts (Atom)
Popular Posts
-
---------- Forwarded message ---------- From: Minh Ngoc Piano < Date: 2015-10-16 21:35 GMT-04:00 Subject: NNS = LaThuUcChau : Chợt...
-
16:18 Chương Trình Dạ Lan - Đài phát thanh Quân Đội VNCH by SeThang 1 year ago 79,934 views 4:02 Ca sĩ Dạ Lan ...
-
PPS TINH XUA GAI HUE cua NNS Nguyen Nam Son vua duoc Upload vao Phung Nang Tran YouTube Channel, va la Video dau tien trong Pl...
-
NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HÀN CHÂU [12 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUKFARGcySUqkVFUC...
-
***SUPER HD YT "Huế Mù Sương -Nguyễn Minh Khôi -Hoàng Oanh -NDD" http://www.youtube.com/watch?v=g-i8Bh2ejRI ***HD Y...
-
***HA THANH 'S LIVE VIDEO Nha Trang-Nhạc Minh Kỳ-Hà thanh,Phương Thảo,Ngọc Lể https://www.youtube.com/watch?v=lbrb0-kAI8o&...
-
Thua qui than huu : 3 playlists cua 3 ca si duoc nhieu nguoi truy cap nhat (NGOC LAN, NHU QUYNH & VU KHANH) da duoc tang cuong toi ...
-
Nho loi nhan nhu cua CO hoc tro cu cua toi, Ngoc Anh, toi xem Asia 72, va nghe ca si Lam Thuy Van hat hay qua, toi da thuc hie...
-
Show original message TẠP CHÍ ÂM NHẠC Ludwig van Beethoven , biểu tượng văn hóa rock Hoài Dịu Ludwig van Beethove...
-
Neu ta dung quen nhau Phuong Diem Hanh 1:08:18 Tuyển Chọn Những Ca Khúc Hay Nhất Của Phương Diễm Hạnh by Nguyễn Hoàng...
Popular Posts
-
***THE BEST MINH NGOC PIANO SOLO "Bảy Ngày Đợi Mong -Trần Thiện Thanh -Minh Ngoc Piano Solo -Tho Pt Minh Hung-TNP & BP" ...
-
16:18 Chương Trình Dạ Lan - Đài phát thanh Quân Đội VNCH by SeThang 1 year ago 79,934 views 4:02 Ca sĩ Dạ Lan ...
-
Nho loi nhan nhu cua CO hoc tro cu cua toi, Ngoc Anh, toi xem Asia 72, va nghe ca si Lam Thuy Van hat hay qua, toi da thuc hie...
-
***HA THANH 'S LIVE VIDEO Nha Trang-Nhạc Minh Kỳ-Hà thanh,Phương Thảo,Ngọc Lể https://www.youtube.com/watch?v=lbrb0-kAI8o&...
-
---------- Forwarded message ---------- From: Minh Ngoc Piano < Date: 2015-10-16 21:35 GMT-04:00 Subject: NNS = LaThuUcChau : Chợt...
-
Show original message TẠP CHÍ ÂM NHẠC Ludwig van Beethoven , biểu tượng văn hóa rock Hoài Dịu Ludwig van Beethove...
-
Hoàng Oanh by NgocTran Nguyen https://www.youtube.com/watch?v=QFLDlvgq08A&list=PL456944F995C6096...
-
Thua qui than huu : 3 playlists cua 3 ca si duoc nhieu nguoi truy cap nhat (NGOC LAN, NHU QUYNH & VU KHANH) da duoc tang cuong toi ...
-
Just click on the song and it plays A Fabulous 50's Christmas Song...
-
***BUI PHUONG DA RA DI TRONG NIEM THUONG TIEC CUA MOI NGUOI, NHUNG MAY MAN THAY, BUI PHUONG DA DE LAI CHO CHUNG TA : CHAU TRAN HAI LON...
Popular Posts
-
Xin chuyển đến Qúy Vị, Quý NT và CH... B ài viết dưới đây của Hưng Việt, câu chuyện về Beccy Cole ... Người nữ Ca, Nhạc Sĩ...
-
Số uploaded a video 10:41:33 100 Ca Khúc Nhạc Vàng Chọn Lọc - Nhacso.net 1 year ago 564,457 views Xem tracklist và do...
-
T rọn bộ 70 năm tình ca Việt Nam Một tác phẩm nghệ thuật giá trị đã được ông Hoài Nam thực hiện r ấ t công phu t...
-
Danh Mục Audio Truyện Nghe Trực Tiếp (online) Không Donwload Chân Thành Cảm Ơn Chú8 Hà, Đông Hà, Trái Táo, Yên Như, Biển Và Em, Mai Vân ...
-
16:18 Chương Trình Dạ Lan - Đài phát thanh Quân Đội VNCH by SeThang 1 year ago 79,934 views 4:02 Ca sĩ Dạ Lan ...
-
Just click on the song and it plays A Fabulous 50's Christmas Song...
-
---------- Forwarded message ---------- From: Song Phung < songphung1@gmail.com > Date: Fri, Oct 17, 2014 at 8:42 AM Subject: PLA...
-
From: THU HUONG < To: Sent: Sunday, 11 June 2017, 11:37 Subject: Văn Nghệ: TÁC GIẢ TÁC PHẨM : Diễm Xưa (NÀNG BÍCH DIỄM CỦA TCS ...
-
From: Đỗ Thị Kim Loan < Date: 2013/6/11 Subject: [PhungSuXaHoi] SƠN NỮ CA - TRẦN HOÀN / To: ...
-
n behalf of; thien tran < [ Attachment(s) from thien tran included below] Thúy Nga Paris phục vụ cho ai? Ngay sau khi...
My Blog List
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237355 months ago
-
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...1 year ago
-
-
-
-
Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái - From: *VUONG DANG* < Date: Sun, Nov 22, 2020 at 8:10 PM Subject: Fw: Đây là lý do tại sao bạn nên nằm ngủ nghiêng về bên trái/Why Sleepingon Your Left ...3 years ago
-
5 Kỷ Lục Thế Giới Dành Cho Ẩm Thực Việt Nam - WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOÀI AN [14 Ca Khúc] (Super HD Videos) https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70m607mVC5vUdM...4 years ago
-
-