Thursday, October 27, 2016

Lá Thư Úc Châu Trang Thơ Nhạc ngày 25-10-2016




Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc ngày 25-10-2016

1. Về Dưới Mái Nhà: Xuân Tiên - Quang Lê - Trần Thái Hòa - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh -NNS 

2. Trộm Nhìn Nhau: Trầm Tử Thiêng - Quang Lê - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS

3.  Nước Mắt Cho Sài Gòn: Nguyễn Đình Toàn - Khánh Ly - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS

4. Tiếng Quốc Đêm Trăng: Vũ Đức Sao Biển - Trọng Phúc - Hương Lan - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS

5.  Chiều Tây Đô: Lam Phương - Thanh Tuyền - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS
https://www.youtube.com/watch? v=3lS1vpCNHyA&list=PLNBxCTIUVE 73HMNn09gppn3Lft46Li-2a&index= 15

6. Tôi Đứng Trên Đồi Mây Trổ Bông: Phạm Công Thiện - Lê Uyên Phương - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS

Tình thân,
NNS
.............................. .............................. .............................. ...................
I. Chuyện Thời sự & Xã hội Việt Nam
(i) Washington Post: Tại Việt Nam, nói thật là bị kết tội  "tuyên truyền"

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 5, Tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ gỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương đối với Hà Nội như là một phần của nỗ lực bình thường hóa quan hệ sau một thời gian dài sau chiến tranh. Trong khi ăn mừng mối quan hệ kinh tế và an ninh sâu sắc của Việt Nam với Hoa Kỳ, Tổng thống Obama cảnh báo rằng để thực sự tiến về phía trước thì Việt Nam cần tôn trọng tự do ngôn luận, hội họp và tôn giáo. "Nhiều người vẫn còn gặp khó khăn trong việc lập hội và biểu tình ôn hòa cho những vấn đề mà họ quan tâm sâu sắc", Obama nói.

Những hành động gần đây của nhà cầm quyền Hà Nội cho thấy thật rõ ràng rằng nhà cầm quyền đã không tin rằng họ phải lưu ý đến lời khuyên của ông Obama. Ngày 07 tháng 10, họ tuyên bố rằng tổ chức Việt Tân tại California là một tổ chức khủng bố và cảnh báo sẽ có những hình phạt nặng nề đối với những ai liên hệ với tổ chức này. Tổ chức này tự tuyên bố là một "tổ chức ủng hộ dân chủ, hoạt động với mục tiêu thúc đẩy công bằng xã hội và nhân quyền, thông qua các phương tiện bất bạo động", cho biết đây là lần đầu tiên họ bị chính thức quy chụp là khủng bố theo pháp luật của Việt Nam. Ba thành viên của tổ chức này bị kết án nhiều năm vì viết blog và tổ chức những hoạt động cộng đồng.

Ngày 10 tháng 10, công an Khánh Hòa đã bắt giữ một blogger nổi tiếng là cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, với bút danh Mẹ Nấm. Cô là người đồng sáng lập một mạng lưới blogger độc lập, là những người thường xuyên đối diện với chế độ kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và những bất đồng chính kiến. Đài Tự Do Á Châu trích dẫn phản đối của Mạng Lưới trong đó cho rằng bà Quỳnh là một "nhà hoạt động ủng hộ cho nhân quyền, cải thiện điều kiện sống cho người dân, và tranh đấu cho chủ quyền trong nhiều năm."

Gần đây nhất, bà Quỳnh đã viết nhiều bài viết trên blog về ô nhiễm môi trường đã tàn phá đời sống biển dẫn đến sự thất nghiệp của ngư dân và những người lao động trong ngành du lịch tại bốn tỉnh. Trong tháng Sáu, một công ty Đài Loan đã thừa nhận chịu trách nhiệm về tình trạng ô nhiễm và cam kết sẽ làm sạch môi trường, nhưng sự cố xả thải đã gây nên cuộc biểu tình của người Việt Nam xuống đường chỉ trích chính phủ tiếp tục im tiếng về nguyên nhân của thảm hoạ môi trường ở giai đoạn đầu và sau đó không cung cấp thông tin về sức khỏe cũng như những mối nguy hại môi trường. Facebook đã được sử dụng để huy động nhiều người biểu tình tham dự.

Khi bị bắt giữ, bà Quỳnh đã bị buộc tội phổ biến những tài liệu "tuyên truyền" chống nhà nước. Một tuyên bố của công an cho biết bà đã gửi một báo cáo về 31 trường hợp thường dân đã chết trong trại giam, với nội dung "thù địch đối với lực lượng công an."
Khi Tổng thống Obama đến thăm vào tháng Năm, rõ ràng đây là sự hợp tác an ninh và bình thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được cho là ưu tiên  trong sự đối đầu với Trung Quốc ngày càng hung hăng. Đáng chú ý là Việt Nam cũng đã đồng ý cải cách kinh tế và lao động theo yêu cầu của Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhưng những điều này đã không đủ. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng phải trao trả quyền tự do viết blog cho người dân được phép phản đối và cất lên tiếng nói mà không sợ hãi. (Ban Biên Tập Washingon Post)

*** Washington Post - Editoral Board : Vietnam, telling the truth is criminal ‘propaganda’
THIS MAY, in a visit to Vietnam, President Obama announced he was lifting the embargo on selling lethal arms to Hanoi as part of an effort to normalize relations long after the Vietnam War. While celebrating Vietnam’s deepening economic and security ties to the United States, Mr. Obama cautioned that to really get ahead, it should respect freedom of expression, assembly and religion. “There are still folks who find it very difficult to assemble and organize peacefully around issues that they care deeply about,” he said.
It seems clear from Vietnam’s recent actions that the rulers in Hanoi did not believe they had to pay attention to Mr. Obama’s advice. On Oct 7, they declared that the California-based pro-democracy group Viet Tan, or the Vietnam Reform Party, is a terrorist organization and warned of severe penalties for anyone who contacted it. The group, which describes itself as a “pro-democracy organization working to promote social justice and human rights through nonviolent means,” said this was the first time it has been formally designated as terrorist under Vietnam’s laws. Three of the group’s members are serving long prison terms for their blogging and community organizing.

On Oct. 10, police in the south-central province of Khanh Hoa arrested a popular blogger, Nguyen Ngoc Nhu Quynh, 37, who writes under the pen name Mother Mushroom. She is co-founder of a network of independent bloggers who often find themselves in the crosshairs of a regime that strictly controls the news media and does not tolerate dissent. Radio Free Asia quoted the network as protesting that Ms. Quynh is an “activist who has advocated for human rights, improved living conditions for people, and sovereignty for many years.”
Most recently, Ms. Quynh had been blogging extensively about a chemical spill in April that devastated marine life and left fishermen and tourism industry workers jobless in four provinces. In June, a Taiwanese-owned company acknowledged it was responsible for the pollution and pledged to clean it up, but the spill has provoked protests by Vietnamese who criticize the government for remaining silent about the cause of the spill at the outset and then failing to provide information about health and environmental dangers. Many of the protests were mobilized on Facebook.
When taken into custody, Ms. Quynh was accused of publishing “propaganda” against the state. A police statement said she had posted a report compiling 31 cases in which civilians died in police custody, which showed “hostility towards the police force.”
When Mr. Obama visited in May, it was clear that security cooperation and normalization of relations were on the front burner as the United States and Vietnam face an increasingly aggressive China. It is notable that Vietnam also agreed to economic and labor reforms required by the Trans-Pacific Partnership. But these are not sufficient. Vietnam also must free its people to blog, protest and speak out without fear.

(ii) VietTuSaiGon: Hòa hợp hòa giải dân tộc và Phan Anh...

Câu chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc đã được đặt lên bàn nghị sự và nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt nhiều năm qua giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Tuy nhiên, càng lúc nhà cầm quyền Cộng sản càng có dấu hiệu gây tổn thương cho cộng đồng người Việt hải ngoại và dường như hòa hợp hòa giải dân tộc chỉ là chiêu bài chính trị của họ nhằm đạt những mục đích khác chứ chưa bao giờ người Cộng sản thực sự có ý thức về điều này. Nếu không muốn nói là họ đang công khai chống đối hòa giải, hòa hợp dân tộc, đẩy dân tộc Việt Nam đến chỗ phân li rõ rệt.

Vì sao tôi dám nói người Cộng sản đang cố gắng đẩy dân tộc Việt nam đến chỗ phân li một cách rõ rệt và tôi cho rằng người Cộng sản không muốn có hòa hợp hòa giải dân tộc?

Vì lẽ, tiến trình hòa hợp dân tộc phải bắt đầu từ việc hòa giải, và việc hòa giải phải bắt đầu từ sự cởi bỏ những định kiến, hiềm khích và cực đoan để dần đi đến xóa bỏ các ranh giới thù hận, xóa những biên giới ý thức hệ trên tinh thần anh em một nhà, cùng hướng về cội nguồn dân tộc và cùng đi đến tương lai. Để rồi sau đó, quá trình hòa hợp dân tộc giống như một hệ quả tất yếu, tự đến sau quá trình hòa giải.

Và tiến trình hòa giải dân tộc được xóa bỏ bởi những gắn kết. Tôi nói xóa bỏ bởi những gắn kết có nghĩa là lòng thù hận sẽ được xóa bỏ thông qua những gắn kết dân tộc, thông qua sự chia sẻ trong lúc đồng bào gặp thiên tai, hoạn nạn, đói khổ. Nói gì thì nói, cộng đồng người Việt hải ngoại đã hoàn thành việc này hết sức xuất sắc. Bởi họ không có khái niệm phân vùng Nam – Bắc trong các hoạt động thiện nguyện. Mọi nỗi khó khăn của đồng bào phía Bắc, từ vĩ tuyến 17 ra đến ải Nam Quan, đây là khu vực xếp vào vùng đỏ trong ý thức hệ, tuy nhiên, đây cũng là khu vực nhận được sự hỗ trợ, chia sẻ của cộng đồng người Việt tại hải ngoại nhiều nhất.

Tình trạng biển chết ở miền Trung xảy ra sau hiện tượng khô hạn, nhiễm mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long nhưng lại được quan tâm rất cao và được cộng đồng người Việt hải ngoại ưu tiên chia sẻ từ vật chất đến tinh thần. Bởi dù sao thì miền Trung cũng không trù phú và dễ kiếm sống bằng Tây Nam Bộ. Rồi trận lũ ngày 14 tháng 10 đến ngày 16 tháng 10 vừa qua ở Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An cũng được cộng đồng người Việt hải ngoại chia sẻ rất mạnh. Đó là chưa muốn nói đến trận lũ vì lở núi ở Lào Cai, rồi những dân oan trên vườn hoa Mai Xuân Thưởng… Tất cả đều được cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm, hỗ trợ.

Điều này cho thấy biên kiến vùng miền đã hoàn toàn được xóa bỏ, định kiến về ý thức hệ cũng đã được xóa bỏ, người ta chỉ cần biết rằng nhìn đồng bào mình đau khổ, mất mát thì chia sẻ, lá lành đùm lá rách. Nghĩa cử mang lòng trắc ẩn, tình yêu thương này đã nhanh chóng xóa bỏ mọi ranh giới thù hận hay biên giới Nam – Bắc cũng như ý thức hệ trái chiều. Người ta nhanh chóng nhìn về tương lai để chia sẻ và yêu thương. Có thể nói rằng tiến trình hòa giải giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại đã đạt thành tựu rất lớn, vượt ngoài khả năng dự đoán của đảng Cộng sản Việt Nam.

Và điều này nhanh chóng trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, bởi thứ họ muốn không phải là hòa hợp hòa giải dân tộc của gần một trăm triệu người dân trong và ngoài nước. Mà thứ họ cần chính là cộng đồng người Việt hải ngoại hòa giải và hòa hợp với hệ thống đảng Cộng sản Việt Nam về mặt văn bản hình thức và thể hiện điều này thông qua những đóng góp tài chính, kêu gọi quốc tế hỗ trợ cho chính phủ Việt Nam cũng như các hoạt động góp tay cho sự vững mạnh của đảng Cộng sản mà các Việt Kiều phải thụ động thực hiện khi vướng vào cái bẫy hòa hợp hòa giải của họ (chứ không phải hòa giải hòa hợp theo qui luật xã hội).

Tiến trình hòa giải giữa người dân Việt với nhau nhanh chóng đâm hoa kết trái, những trăn trở, yêu thương, chia sẻ và đùm bọc của người Việt hải ngoại với người Việt trong nước đã nhanh chóng gắn kết họ lại với nhau sau mỗi cơn hoạn nạn, thiên tai. Và sự yêu thương, chia sẻ này đóng vai trò như những viên gạch, dần xây nên căn nhà đại đồng Việt Nam trong tương lai. Mỗi sứ giả thiện nguyện hay nhà hoạt động xã hội dân sự, nhà đấu tranh dân chủ đóng vai trò như một người thợ xây, đang tỉ mẫn bốc từng viên gạch, dán từng mạch hồ để căn nhà tương lai được vững chãi, đảm bảo thẩm mỹ.

Và, điều này cũng đồng ngĩa với cái gai trong mắt nhà cầm quyền ngày càng gây nhức nhối họ, các sứ giả thiện nguyện, những nhà hoạt động phổ biến dân chủ, xã hội dân sự nhanh chóng rơi vào đích ngắm của nhà cầm quyền và bị họ liệt vào diện “chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa”, “phản động”… Bởi hơn ai hết, người Cộng sản nhận ra mối nguy của họ trong tiến trình hòa giải, hào hợp dân tộc, đây là tiến trình được manh nha, hình thành và hoàn thiện trên nề tảng tiến bộ, văn minh, văn hóa và yêu thương, “máu chảy ruột mềm”. Và không có gì đáng sợ hơn đối với kẻ độc tài khi người dân trở nên tiến bộ, biết nương tựa, chia sẻ với nhau và cùng hướng đến tương lai, hướng đến văn minh nhân loại. Lúc đó, khối Hòa Giải Hòa Hợp Dân Tộc sẽ là một khối sức mạnh chống độc tài cực lớn!

Người Cộng sản, có lẽ khi hô hào hòa hợp hào giải dân tộc, họ không ngờ tiến trình này lại phát triển theo khuynh hướng hiện tại. Và để tránh tình trạng phá sản dẫn đến tan rã của họ, đảng Cộng sản đã bắt đầu lộ rõ bản chất, họ có thể nhắm đánh và dùng đòn ác, đòn bẩn với bất kì những người nào được xếp vào hàng “hiện tượng” trong vai trò sứ giả yêu thương của nhân dân. Bởi chính những sứ giả này là những người thợ xây gỏi nhất trong căn nhà đại đồng Việt Nam trong tương lai.

Điều này giải thích tại sao Nguyễn Lân Thắng, Dũng Vova, Mẹ Nấm, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần… Và gần đây nhất là Phan Anh bị mang ra đấu tố một cách không thương tiếc qua hệ thống dư luận viên và tuyên truyền viên của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Và cũng đừng bất ngờ khi có nhận định rằng người Cộng sản nói hòa hợp hòa giải nhưng họ lại rất sợ hòa giải hòa hợp dân tộc! Bởi khi dân tộc Việt Nam trở thành một khối vững mạnh, cái ung nhột cần được cắt bỏ sớm nhất chính là chủ nghĩa Cộng sản và đảng Cộng sản trên dải đất hình chữ S này!

II. Chuyện Thời sự & Xã hội Thế giới
(i) NV-Online: Tin tặc Mỹ tung đòn trả đũa Chính phủ Nga
Jester: "Comrades!
We interrupt regular scheduled Russian Foreign Affairs Website programming to bring you the following to bring you the following important message:...".
Washington DC: Một tin tặc Mỹ, người tự xưng là “Jester,” tức gã hề, vừa bôi nhọ trang mạng của Bộ Ngoại Giao Nga, trả thù việc tấn công vào các mục tiêu ở Hoa Kỳ.
Theo CNN, vào đêm Thứ Sáu vừa qua, Jester xâm nhập được vào bên trong trang mạng của Bộ Ngoại Giao Nga và để lại một tin nhắn: “Hãy ngưng tấn công vào người Mỹ.”

Jester viết tiếp: “Thưa các đồng chí! Chúng tôi ngưng chương trình hoạt động thường lệ trang mạng của Bộ Ngoại Giao Nga để mang đến cho các đồng chí thông điệp quan trọng này. Hãy dẹp đi ngay. Các đồng chí có thể chơi trò trên cơ với mấy nước láng giềng các đồng chí nhưng đây là nước Mỹ, chẳng gây cảm kích được cho ai đâu.”
Ngoài thông điệp, tin tặc Jester còn kèm theo một âm thanh có tầng số cao khiến khách vào viếng trang mạng phải chịu một phen lủng lỗ nhĩ.

Chính quyền Hoa Kỳ gần đây tố cáo Nga xen vào chính trị nước Mỹ khi tin tặc các email của Ủy Ban Dân Chủ Toàn Quốc (DNC) và các trang mạng của những tổ chức liên hệ với đảng Dân Chủ, rồi rò rỉ ra ngoài nhằm khuynh đảo cuộc vận động của bà Hillary Clinton, ứng cử viên tổng thống của đảng.

Những email lấy cắp được sau đó giao cho WikiLeaks công bố, điều mà cả Nga lẫn Tổng Thống Vladimir Putin đều chối.
Trên trang mạng của ông Putin, tin tặc Jester cũng gởi mấy dòng tâm sự: “Nói thật mà nghe, tôi biết rõ thủ phạm chính là ông dù ông mượn tay kẻ khác để làm, điều đó ông dư biết rồi. Bây giờ thì cút vào phòng ngay lập tức kẻo tôi nổi giận ngay bây giờ.”
Trước đây tin tặc Jester đã từng đánh sập các trang mạng của tổ chức thánh chiến, xâm nhập vào diễn đàn liên lạc của họ, và phát giác được những đe dọa đang manh nha.

Các cựu nhân viên FBI gọi Jester là “Batman của Internet.”
Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt hồi cuối tuần của CNN, tin tặc Jester nói, ông chọn việc tấn công Nga vì tức giận về vụ họ ồ ạt tấn công tin học vào các máy chủ tên miền, DNS, làm sập một phần hệ thống Internet ở Hoa Kỳ.

Tin tặc Jester nói: “Tôi muốn chọc thẳng vào mắt chúng để chúng thôi tưởng chúng ta chỉ đụng được tới cằm. Tôi không thể ngồi yên để bọn khốn này cười vào mặt chúng ta.”
Jester sử dụng một kỹ thuật tin tặc cổ điển, là tìm một lỗ hổng trong mã số của trang mạng Bộ Ngoại Giao Nga để tiêm vào đó mã số của riêng mình.

Người tin tặc Mỹ nói: “Bây giờ là 4 giờ sáng bên Moscow và cũng đang vào cuối tuần. Tôi hy vọng đến Thứ Hai họ mới bít lỗ ấy lại được.”
Tính đến 11 giờ sáng giờ Đông Bộ Hoa Kỳ, thông điệp của Jester vẫn còn hiện hữu trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Nga.
Jester muốn cho người Nga một bài học và rằng nước Mỹ không chỉ có một Jester mới làm được việc này. (TP)

(ii) Minh Anh: Trump và phát ngôn nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử Mỹ

Trước hàng chục triệu khán giả theo dõi cuộc tranh luận cuối cùng giữa các ứng viên Tổng thống, Trump từ chối khẳng định công nhận kết quả bầu cử mà chỉ nói "đến đó rồi tính".

Trong buổi tranh luận lần 3, cũng là cơ hội cuối cùng để Trump gỡ điểm sau 2 lần thất bại trước bà Clinton, ứng viên của đảng Cộng hòa ít nhiều đã thể hiện một phong thái khác. Ông tỏ ra bớt hung hăng hơn, các câu trả lời bổ sung nhiều chi tiết hơn, bày tỏ quan điểm nhiều hơn chứ không chỉ là tấn công cá nhân, sử dụng giấy để ghi chú ý cần nói... Tuy nhiên, thay đổi đáng quan ngại nhất của Trump là khi ông từ chối khẳng định công nhận kết quả cuộc bầu cử. So với lần tranh luận đầu tiên, vị tỷ phú đã nói: "Tôi hoàn toàn ủng hộ nếu Hillary chiến thắng". Đêm 19/10 (giờ địa phương), ứng viên của đảng Cộng hòa 2 lần từ chối trả lời thẳng câu hỏi của người điều phối, mà chỉ nói sẽ quyết định vào thời điểm có kết quả bầu cử.

Phát ngôn chấn động trong 240 năm
Nhiều khán giả tại buổi tranh luận bất ngờ trước phát biểu này của Trump. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử Mỹ suốt 240 năm qua.

Các cuộc bầu cử tại Mỹ đều chứng kiến khoảnh khắc người thua cuộc chấp nhận kết quả và kêu gọi cả nước đồng lòng để ủng hộ nhà lãnh đạo mới. Điều này từng được thể hiện qua những cuộc tranh đua giữa ông John F. Kennedy và Richard M. Nixon năm 1960, hoặc khi ông George W. Bush đánh bại Al Gore hồi năm 2000, dù các chỉ số rất sít sao.

Trước câu trả lời của Trump, bà Clinton thốt lên "thật kinh hoàng", rồi phản bác ngay sau đó: "Đây không phải cách nền Dân chủ của chúng ta vận hành. Ông ta đang phỉ báng, hạ thấp nền dân chủ Mỹ. Tôi không thể nghĩ ứng viên của một chính đảng lại có quan điểm như vậy".

Lập trường của Trump đe dọa một trong những nguyên tắc cơ bản của chính trị Mỹ. Đó là sự chuyển giao quyền lực hòa bình, không tranh chấp, từ Tổng thống mãn nhiệm sang người kế vị, cũng là ứng viên chiến thắng được công nhận sau bầu cử.

Người điều phối buổi tranh luận, nhà báo Chris Wallace, cũng nêu quan điểm khi đặt câu hỏi cho Trump về truyền thống đoàn kết đất nước của các ứng viên Tổng thống dù thua cuộc. Ông ngụ ý rằng quan điểm của Trump có thể dẫn đến một bước ngoặt chưa có tiền lệ cho đất nước, nhưng Trump dường như không thèm quan tâm.
Tỷ phú Mark Cuban, một trong những người ủng hộ nhiệt huyết của bà Clinton, cho rằng câu trả lời của Trump "như cái tát vào mặt tất cả người Mỹ, hiến pháp và nền dân chủ của chúng ta". "Đó là những giá trị khiến chúng ta tự hào nhưng ông ấy thì coi thường", Cuban nói.

(Chú thích: “ông Trump khiến mọi người phải giật mình, vì chỉ ở những quốc gia chậm tiến, không dân chủ, người thua mới lấy cớ bầu cử gian lận để kiện tụng, không công nhận kết quả, còn ở một nước như Hoa Kỳ không ai chấp nhận điều đó”. Ông Lehman cũng nhắc lại ở cuộc tranh luận trước đây, “ông Trump còn bảo nếu làm Tổng thống thì sẽ nhốt bà Clinton vào tù” gọi đó “là lời đe dọa của những chính trị gia ở các nước chậm tiến, không văn minh, chứ không phải ở Mỹ”)

Đảng Cộng hòa bối rối
Con gái của Trump, cô Ivanka, và phó tướng đồng hành là Thống đốc Mike Pence từng cố gắng đỡ lời cho ông trùm bất động sản; nói rằng Trump sẽ công nhận kết quả bầu cử. Trên thực tế, phát biểu đêm 19/10 của Trump đã được giới quan sát lường trước sau một thời gian dài vị tỷ phú nỗ lực cáo buộc cuộc bầu cử được dàn xếp và có gian lận.

Bà Sarah Palin, ứng viên phó Tổng thống của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử năm 2008, nói: "Tôi không thể khẳng định cuộc bầu cử là gian lận vì nó vẫn chưa diễn ra. Nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng những cử tri hợp pháp sẽ hoàn thành nhiệm vụ và kết quả sẽ được chấp nhận". Palin từng tuyên bố ủng hộ Trump ngay từ giai đoạn bầu cử sơ bộ. Sean Spicer, chiến lược gia hàng đầu của Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, nói đảng này sẽ "tôn trọng chọn lựa của người dân" nhưng từ chối bình luận về phát biểu của Trump.

Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa đã phản đối câu trả lời của Trump. "Nếu ông ta thua thì không phải vì hệ thống bị gian lận, mà vì Trump không phải là một ứng viên xứng đáng", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (bang South Carolina), nói. Bà Graham cáo buộc phát biểu của Trump gây tổn hại to lớn cho đất nước, trong khi thượng nghị sĩ Jeff Flake (bang Arizona) nói ông tái mặt sau khi nghe câu trả lời của Trump.

Trong vòng vây của phóng viên sau buổi tranh luận, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, bà Kellyanne Conway nỗ lực diễn giải lại ý định của ứng viên này. "Ông Trump chắc chắn sẽ tôn trọng kết quả bầu cử, vì ông ấy sẽ thắng. Ý của ông Trump là sự gian lận có thể xảy ra tràn lan, và chúng ta phải đợi để xem điều gì sẽ xảy ra", Conway giải thích. Theo bà Conway, việc cáo buộc Trump đe dọa truyền thống chuyển tiếp hòa bình là "không công bằng". "Bạn phải nghe tất cả những điều Trump nói. Như Al Gore thoạt đầu cũng không chấp nhận kết quả nhưng sau đó đã chấp nhận thất bại trước Bush", bà nói. (ZING.VN)

(ii)  The Straits Times & RFI (23-10-16): Bỏ Mỹ theo Tàu, 4 điều Tổng thống Philippines cần biết
Tuyên bố tại Bắc Kinh của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/10/2016 - "Tôi loan báo quyết định chia tay với Mỹ, cả về quân sự lẫn kinh tế" - đã làm dấy lên biết bao bình luận, đặc biệt trong các nước khu vực Đông Nam Á. Nhật báo Singapore The Straits Times ngày 22 tháng 10 vừa qua, đã phân tích tình hình Philippines, để nhắc nhở vị tổng thống nổi tiếng ăn nói lung tung này là phải chú ý đến một số thực tế khi quyết định "bỏ Mỹ theo Tàu".

Đối với Ravi Velloor, tác giả bài viết trên tờ báo Singapore, lời lẽ của ông Duterte không có gì là đáng ngạc nhiên. Là một người có xu hướng hơi thiên tả một chút, trong nhiều tháng qua, ông đã không tiếc lời đả kích siêu cường duy nhất hiện nay, vốn là đồng minh kết ước của nước ông.

Thế nhưng bối cảnh lần này đáng chú ý hơn, vì tuyên bố gây sửng sốt đó đã được thực hiện trước một nhóm doanh nhân Trung Quốc và Philippines, sau cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đứng đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới nếu dựa trên chỉ số sức mua theo đầu người (PPP). Và để cho câu nói của mình thêm trọng lượng, ông Duterte đã kèm theo một số lời nguyền rủa tổng thống Barack Obama như thường lệ.

Theo The Straits Times, ông Duterte rất tức giận phương Tây, đặc biệt là Mỹ, vì đã chỉ trích ông về mặt nhân quyền kể từ khi ông tung chiến dịch truy quét ma túy ở Philippines, trong khi ông lại được Bắc Kinh loan báo tặng 15 triệu đô la để hỗ trợ chương trình chống ma túy của ông. Tuy nhiên, đối với tờ báo Singapore, ông Duterte có lẽ đã đẩy vấn đề đến cực hạn, và đã lao vào một canh bạc hệ trọng nhất trong cuộc đời ông.

Chủ nghĩa dân tộc Philippines
Tờ báo đã nhắc nhở tân lãnh đạo Philippines 4 điều, mà đầu tiên hết là chủ nghĩa dân tộc tại Philippines.
Trước đây, chủ nghĩa dân tộc đó có đối thủ là Mỹ, một tình trạng kéo dài cho đến khi Hoa Kỳ rút khỏi hai căn cứ Subic và Clark trong những năm 1990. Thế nhưng hiện nay, chủ nghĩa dân tộc đó đã chuyển thành chống Trung Quốc sau các hành vi hung hăng và quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Cho dù ngành công nghiệp và kinh doanh ở Philippines, cũng như ở nhiều quốc gia ở Đông Nam Á khác, đều do người gốc Hoa thống tri, nhưng tâm lý chống Trung Quốc do vấn đề Biển Đông lại rất phổ biến. Chính yếu tố đó đã khiến cho người tiền nhiệm của ông Duterte là cựu tổng thống Benigno Aquino rất được lòng dân.
Có lẽ cựu thị trưởng thành phố Davao đã nghĩ rằng chỉ số được lòng dân cực cao của ông - ông đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các tổng thống được lòng dân nhất sau 100 ngày đầu tiên tại chức, chỉ thua ông Fidel Ramos mà thôi - sẽ đủ để giúp ông chống lại tình cảm chung của người dân Philippines, mà một kết quả thăm dò mới nhất cho thấy là có đến hai trên ba người có thiện cảm với Mỹ, so với vỏn vẹn 31% không thích Mỹ và Trung Quốc.

Trọng lượng phương Tây trong kinh tế Philippines
Điểm thứ hai, mà ông Duterte cần ghi nhớ là trọng lượng của phương Tây và Mỹ trong kinh tế Philippines.

Khi ông loan báo "chia tay" với Mỹ cả trên mặt kinh tế, có lẽ ông đã không tính đến một thực tế không gì lay chuyển nổi : đó là việc kinh tế Philippines đã khởi sắc nhờ vào việc giành được một mảng lớn chưa từng thấy của ngành công nghiệp gia công "thuê ngoài (outsourcing)" trên thế giới, bắt nguồn từ quan hệ chặt chẽ của Philippines với phương Tây, đặc biệt là với Mỹ.

Manila hiện nay được coi đã vượt qua Mumbai (Ấn Độ) trong tư cách là điểm đến được ưa chuộng của những tập đoàn công ty muốn thuê ngoài để xử lý các dịch vụ gia công. Các thành phố như Cebu ở Philippines cũng xuất hiện trên bản đồ ngành outsourcing, vì thế giới ngày càng phát hiện ra tài năng nói tiếng Anh của cư dân trong quần đảo.
Kể từ khi tập đoàn hàng đầu thế giới là Accenture thiết lập các đơn vị outsourcing đầu tiên tại Philippines vào năm 1992, ngành này hiện đang sử dụng gần một triệu người và mang lại hơn 16 tỷ đô la doanh thu cho Philippines.

Do việc các khách hàng của Philippines đều là các tập đoàn đa quốc gia phương Tây, ông Duterte có thể đẩy vận mệnh của hàng trăm ngàn thanh niên Philippines vào hiểm cảnh nếu xa rời Mỹ về mặt chiến lược.
Ngoài ra, theo The Straits Times, còn có vấn đề kiều hối, nguồn ngoại tệ quan trọng cho Philippines.
Hơn hầu như bất kỳ nền kinh tế nào khác, Philippines lệ thuộc rất nhiều vào số 30 tỷ đô la mà nước này nhận được hàng năm từ những người lao động ở ngoại quốc gửi về. Nguồn kiều hối từ Ả Rập Xê Út và các nước vùng Vịnh đứng đầu bảng, nhưng sát theo sau là Hoa Kỳ. Với giá dầu sụt giảm, nguồn kiều hối từ vùng Vịnh đang ít đi.
Trong trường hợp mà Mỹ áp đặt các hạn chế hoặc đánh thuế trên các khoản kiều hối gởi về Philippines để trả đũa ông Duterte, có thể sẽ có làn sóng phản đối của các gia đình trên toàn quốc vốn đang sống nhờ vào các khoản tiền này.

Cựu Tổng thống Ramos, người đã từng khuyến khích ông Duterte ra tranh chức tổng thống, và vẫn có ảnh hưởng rộng rãi ở Philippines, giờ đây đã rời xa người ông bảo trợ.
Quân đội cũng đang lo lắng quan sát xem người đứng đầu nhà nước ra lệnh tháo dỡ những cấu trúc chiến lược đã được thử nghiệm trong một thời gian dài.
Và các nước Đông Nam Á cũng không tránh khỏi một giai đoạn bất an khi thấy ông Duterte cố tìm cách xét lại quan hệ hữu cơ trong hàng thập kỷ giữa nước ông với Washington

Động thái của Tập Cận Bình ?
Tuy nhiên, theo The Straits Times, điều cần theo dõi sắp tới đây không phải là động thái của ông Duterte, mà là của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nếu ông Tập Cận Bình không cho phép ngư dân Philippines trở lại ngư trường truyền thống của họ xung quanh bãi cạn Scarborough, điều đó nó sẽ chứng tỏ là ông bỏ rơi một người hâm mộ mới trong khối ASEAN, và như vậy sẽ giáng một đòn chính trị chí mạng trên đầu ông Duterte.
Nhưng trả bãi Scarborough lại cho Manila, là điều trước mắt không thể làm được cho dù đã có một phán quyết trọng tài có lợi cho Manila. Bởi vì Bắc Kinh sẽ phải cẩn trọng về những gì có thể xẩy ra nếu chẳng may ông Duterte đột ngột rời khỏi chính trường, hay là bị cách chức. Dẫu sao thì Philippines, đã có một lịch sử lâu dài về các các cuộc đảo chính nối tiếp nhau...
Washington, cũng không thể ngồi yên trong lúc ông Duterte tìm cách thay đổi bàn cờ mà Mỹ đã thiết lập ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương.

Dẫu sao thì chính bà Hillary Clinton là người trong tư cách ngoại trưởng Mỹ, đã đứng trên một tàu chiến Mỹ neo đậu trong vịnh Manila và lần đầu tiên gọi Biển Đông là "Biển Tây Philippines".
Tóm lại, trong mắt The Straits Times, Đông Nam Á đang bước vào một thời kỳ thú vị rất đáng được theo dõi..
*** Blog P.V.Đ: TT Philippines cố gắng hạ mình và hạ giọng tới mức..."hạ cấp" nhất vẫn không được Trung Quốc cho phép ngư dân vào đánh bắt cá tự do tại khu vực Bãi chữ thập? (Gần 14 Tỷ đôla đầu tư, nhưng cho hạ tầng - đường sắt (coi chừng tụi Tàu chôn chất thải độc hại dưới đó) và bến cảng (coi chừng bị đặt máy kiểm soát thuyền bè ra vào), chưa kể hàng ngàn lính Tàu ngụy trang công nhân sẽ sang... Gương Formosa và cảng Sơn Dương của Việt Nam là 1 bài học). Mà sao ông Duterte bán Philippines với giá bèo quá vậy?

Lừa Trung Quốc không dễ đâu ông Duterte ạ.

III. Văn Thơ
(i) Trần Mộng Tú: Bản Tin VOA Sáng Nay
Sáng nay một buổi sáng đầu thu thật đẹp, tôi trở về từ nhà thờ, đi giữa hai hàng phong, nắng mật ong đổ tràn trên những mảng lá phong sắc như gấm thất thể, tâm hồn tôi bình an với những tốt đẹp vừa được hưởng từ một nơi thiêng liêng tĩnh lặng, quyện với thiên nhiên êm ả đó. Tôi thấy được tất cả ân sủng của đất trời.
Về nhà, pha cho mình một tách cà phê, ngồi trước khung cửa sổ với cái máy điện toán nhìn ra bức tường đá bên ngoài, bức tường đá đang tưới đẫm hương sắc mùa thu, mấy con sóc đang chạy ra chạy vào chơi với nắng, mấy con chim hummingbird chao qua chao lại trên những khóm cúc vàng.

Tôi vào VOA đọc bản tin buổi sáng. Tôi bước từ miền tĩnh lặng trong không gian vào chốn náo động trần gian trong chữ nghĩa. Tôi đọc qua những tựa đề, rồi bỏ nhanh: Vẫn xôn xao về bầu cử Tổng Thống Mỹ, vẫn gai góc bang giao giữa hai nước Mỹ Phi, vẫn lụt bão ở Việt Nam ở Mỹ, vẫn Nga, vẫn Trung Hoa rồi Syria, vẫn chiến tranh, chết chóc, khủng bố và Việt Nam thì vẫn tham nhũng, bỏ nước ra đi, biểu tình, bắt bớ, vv. Những tin tức cũ nhưng vẫn nóng hổi mỗi ngày. Đọc sáng nay đã cũ nhưng chiều nay hay sáng mai sẽ hoàn toàn khác.

Nhưng có một cái tựa đọc lên, phải ngưng ngay tay lại, không bỏ đi được, không delete được. Tin nghe cũ nhưng nạn nhân mới quá, mới như đứa bé ở tuổi mười hai. Cái tuổi đọc lên, hình dung ra, nếu ai đã là cha mẹ, đã là ông bà cũng quặn thắt ruột gan:
“Trung Quốc bắt người trong vụ bé gái Việt mang thai.”

Hai người lớn tuổi mang em vào bệnh viện, khám thai, họ khai em 20 tuổi, nhưng bác sĩ nói thể trạng em mới 12 và em lại đang mang thai ba tháng. Ở giữa đất nước Trung Hoa, em lại không nói được tiếng Trung Hoa, em là người ngoại quốc, các bác sĩ nghi ngờ báo cho giới hữu trách.

Sau đó, theo Global Times, một cuộc điều tra phát hiện ra rằng người phụ nữ họ Tạ từ tỉnh Hà Nam đã bắt cóc rồi sau đó bán cô bé cho một người đàn ông họ Lưu ở Từ Châu thuộc tỉnh Giang Tô. (VOA-10/20/2016)

Tội nghiệp em quá, em là một em bé Việt Nam, không biết bị bắt cóc từ bao giờ.
Tôi ngồi nhìn vào những hàng chữ đang nhảy múa trên bản tin, nước mắt ứa ra, bao nhiêu câu hỏi cũng nhảy múa trong đầu: Không biết em bị bắt từ bao giờ, lúc đó em lên mấy, em vừa đi học về hay em đang chơi trước cửa nhà? Em đã khóc bao nhiêu ngày và Trời ơi! Lúc mấy tuổi em đã là nạn nhân cho những con người bệnh hoạn, những ác quỷ trong lốt người?
Em không biết nói ngôn ngữ lạ hay em đã sợ hãi qúa nên mất hẳn tiếng nói. Em còn nhớ được một tiếng nào trong cái ngôn ngữ thủa được mẹ cha bế ẵm nâng niu.

Ai là cha mẹ, ông bà của bé gái đáng thương này. Sẽ có bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu cuộc thẩm vấn, và cái thai ba tháng trong bụng em bé 12 tuổi sẽ phải lắng nghe những câu hỏi gì. Các chuyên gia y tế đã chẳng từng nói là thai nhi ba tháng tuổi có thể nghe, thể cảm nhận được đó hay sao? Nhưng cái thai không biết nói, mẹ của cái thai cũng không biết nói gì. Em không biết nói không phải chỉ vì ngôn ngữ khác biệt mà vì em không thể hiểu điều gì khác biệt giữa em và những cô bé khác cùng tuổi với em. Các cô đó có bị bạo hành như em, có mang thai giống em không?

Làm sao người ta có thể tra tìm ở em một điều gì? Em bị bắt cóc hay em bị chính cha mẹ bán đi. Chỉ có Trời biết việc làm tội lỗi này.
Rồi đây khi được trả về Việt Nam, nếu không tìm ra thân nhân, làm sao em sống? Em sẽ tiếp nối sự trưởng thành ở đâu, với ai?
Tôi cầu xin Thượng Đế cho em trở về bình an, nếu không tìm được thân nhân thì một gia đình phúc đức nào đó không có con sẽ mang mẹ con em về. Sanh đẻ xong, em tìm lại được tuổi thơ đã đánh mất của mình. Em chắc không còn ở tuổi chơi búp bê nữa vì em đã có con, nhưng em vẫn còn mơ được những giấc mơ của một thiếu nữ mới lớn. Tôi gửi cho em mấy món quà tôi tìm được trên mạng sáng nay:

Một hộp chỉ màu, để em kết những chiếc vòng ngũ sắc đeo tay, đeo cổ. Một ngôi nhà cho mẹ con em như trong cổ tích và sau hết em sẽ dùng những cuộn chỉ màu kết cho mình một cái “Dream catcher” Để em có thể bắt được những giấc mơ của mình.
( Hình: Hộp chỉ màu & Ngôi nhà cổ tích và cái bùa để “Bắt giấc mơ”)
Có cái bùa đó, em có thể bắt được cả giấc mơ như: “Em chưa hề bị bắt đi ra khỏi vòng tay cha mẹ bao giờ”.
Tôi chúc em được sống hồn nhiên ở tuổi 12 như tất cả các em bé gái của một gia đình có đầy đủ mẹ cha, trong một đất nước đang hãnh diện là thịnh vượng an bình. (tmt - 10/10/2016)
Theo CCTV, có tổng cộng 14 phụ nữ và bé gái Việt Nam bị bắt cóc và bán ở riêng tỉnh Vân Nam ở miền Nam Trung Quốc kể từ năm 2011.

(ii) Nguyễn Trọng Tạo: Nghẹn nước miền Trung
(TÀI KHOẢN MC PHAN ANH ĐÃ LÊN 10 TỶ ĐỒNG CỨU TRỢ MIỀN TRUNG. Ts Trần Đăng Tuấn 

(CCT) cũng đang lăn lộn trên đường cứu trợ. Và hàng nghìn Phan Anh, hàng nghìn Trần Đăng Tuấn đang đi về nơi ấy…)
Tôi nghẹn nước miền Trung mùa lũ
Nghẹn phổi nghẹn tim nghẹn tiếng khóc đầy trời
Cây lúa nghẹn đòng nông dân nghẹn đói
Lãnh đạo nghẹn quy trình bụng bự như voi.
      Đang đổ về đây những Phan Anh, Trần Đăng Tuấn
      Mỗi gói mì tôm gói buộc một tấm lòng
      Đi cứu những xác người trôi cùng mộ chí
      Miền Trung bao giờ mới hết long đong?
Tôi nghẹn khóc nhớ thời binh lửa
Một hạt gạo cắn ba chia sẻ mấy chiến trường
Giỡ nhà cửa lát đường cho xe chạy
Miền trung hy sinh cho đất nước yêu thương.
      Núi dựng đá mà sông thì dựng thác
      Ngón chân tòe Giao Chỉ vẫn còn đi
      Nước lũ rút rồi người vẫn còn nghẹn nước
      Nghẹn đói nghèo mà chẳng được vân vi.
Quê hương ơi, bao lận đận hiểm nguy
Bốn phương người đang hướng về nơi ấy
Bồng bế nhau mà nghẹn tình thân ái
Nghẹn nỗi niềm: chỉ dân biết thương dân…

.............................. .............................. .............................. .....................
Kính,
NNS





__._,_.___

Posted by: <tntimnguyen0


Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List