Wednesday, April 22, 2020

VÌ ĐÓ LÀ EM -Diệu Hương sáng tác & trình bày -NDD

 


On Fri, Apr 17, 2020 at 7:10 AM Tran Nang Phung > wrote:
 

VÌ ĐÓ LÀ EM -Diệu Hương sáng tác & trình bày -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE7117aVfLISD_CXQ-nUJSXDM

 

CA NHAC SI DIEU HUONG PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE70oYgOLcWNDguiHmtuks2FE



---------- Forwarded message ---------
From: John Tran <j
Date: Wed, Apr 15, 2020 at 10:11 AM
Subject: & CÂU CHUYỆN TUYỆT VỜI VỀ TÌNH YÊU TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19

MỘT CÂU CHUYỆN TUYỆT VỜI VỀ TÌNH YÊU  TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19
Đỗ Thu Hồng  
 tuổi 90, ông Henri Marchais hiếm khi bị bệnh. Vì vậy, khi thân nhiệt của ông lên tới 38 độ, ông ấy vẫn chưa thấy lo lắng gì. Đến khi tình trạng sức khoẻ có vẻ xấu đi, ông bị khó thở, là dấu hiệu suy hô hấp của viêm phổi cấp Covid 19, ông mới đi làm xét nghiệm và kết quả là dương tính với coronavirus. Ông được đưa đến bệnh viện Bichat ở Paris. Trong phòng hồi sức, ông lây lất duy trì sự sống bằng máy thở oxy. Nhưng tình trạng bệnh của ông cũng không diễn biến tốt mà thậm chí còn trở nên nguy kịch. Bệnh viện đã gọi gia đình của ông đến để chuẩn bị vĩnh biệt ông. Sau đó ít hôm, khi mà ông vẫn còn trong tình trạng hấp hối, vợ của ông là Monique, 88 tuổi, cũng nhập viện vì phát hiện dương tính với coronavirus như chồng mình. Cặp vợ chồng 88 và 90 tuổi này, bất chấp tuổi tác, đã cùng nhau chiến đấu chống lại bệnh dịch ghê gớm.
Khi được đài truyền hình Pháp TF 2 phỏng vấn, Henri và Monique cảm ơn các bác sĩ và y tá đã chăm sóc và điều trị cho vợ chồng họ thật tận tâm. Bà Monique nói: “ vợ chồng tôi được điều trị một cách đặc biệt chưa từng có!”. Ông Henri mỉm cười nói thêm: " Đúng vậy, thật là ngoạn mục đến độ kinh ngạc không tin nổi!".
Vì sao mà đôi vợ chồng ở tuổi vượt xa thất thập cổ lai hy này lại dùng ý tưởng “ đặc biệt chưa từng có” và “ ngoạn mục đến độ kinh ngạc không tin nổi” để diễn tả chuyện họ đã chống lại bệnh dịch như thế nào? Bởi vì đôi uyên ương 90 năm tuổi đời này đã được các bác sĩ và y tá cho nằm kề bên nhau trong phòng bệnh nặng, và để hai bàn tay của họ trong tay nhau, siết chặt không rời.
Tôi thật sự xúc động nghẹn ngào khi nhận ra rằng dù các bác sĩ và nhân viên y tế Pháp đang ngày đêm chiến đấu nguy hiểm với bệnh dịch, dù họ đã kiệt sức, nhưng người Pháp luôn lạc quan và lãng mạn. Họ luôn tin tưởng vào điều kỳ diệu của tình yêu. Họ đã truyền niềm tin này cho đôi vợ chồng đầu bạc Henri và Monique. Cho nên dù chỉ còn thoi thóp nhờ máy thở, đôi vợ chồng tuổi gần đất xa trời vẫn cảm nhận được tình yêu mạnh mẽ mà họ dành cho nhau. Họ cùng nhau kiên cường chống lại coronavirus, giành lại sự sống để được tiếp tục yêu nhau..
Hôm nay hai ông bà đã bình phục, xuất viện về nhà. Họ vẫn luôn tay cầm tay chờ đến ngày hết cách ly để được gặp lại và ôm hôn con, cháu, chắt của mình.
Tôi ngưỡng mộ tình yêu lý tưởng không còn gì có thể so sánh được của đôi vợ chồng ở tuổi vượt xa thất thập cổ lai hy này và sức mạnh thần kỳ của tình yêu đó nên kể lại cho các bạn nghe chuyện đã xảy ra.
Câu chuyện tuyệt vời về tình yêu này làm chúng ta có thêm một chút lạc quan giữa nhiều tin tức xấu mỗi ngày về đại dịch Covid 19 hiện nay.
 
Đỗ Thu Hồng
Vichy, ngày 1/4/2020
( Viết trong khi cách ly phong toả tại Pháp vì đại dịch Covid 19)



--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: be tran 

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HỒ QUỲNH HƯƠNG



WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HỒ QUỲNH HƯƠNG [22 Ca Khúc] (Super HD Videos) 

https://www.youtube.com/playlist?list=PL6putU9qTMY5SGaj5JoywDI1iJrWJq21Q



---------- Forwarded message ---------
From: T Nguyen <
Date: Mon, Apr 13, 2020 at 10:24 AM
Subject: TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ

Inline image


TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ
Tammy Tran, một cư dân gốc Việt sống ở New York, vừa trải qua một cuộc chống trọi với bệnh viêm phổi cấp tính do virus corona gây ra. Cô gọi đó là cuộc chiến với tử thần. (Facebook Tammy Tran)
Tammy Tran là một trong số những người đầu tiên nhiễm virus corona ở New York.
Cô đã trải qua nhiều ngày cách ly và chữa trị tại một bệnh viện ở Manhattan, nơi cô nói đã nhận được chăm sóc tận tình của các bác sỹ.
Nhưng đó cũng là những ngày mà cô cảm thấy “khủng hoảng nhất” trong cuộc đời khi phải chống chọi giữa cái sống và cái chết.
Không ngờ nhiễm bệnh
Là một người làm trong ngành truyền thông, Tammy – một phụ nữ gốc Việt đang sinh sống ở New York hơn 3 năm nay – nói rằng cô phải tiếp xúc với nhiều người trong công việc nhưng không biết mình đã bị nhiễm từ đâu.
Những triệu chứng ban đầu, như Tammy cho biết, là “ớn lạnh, mệt mỏi và khó thở” nhưng cô không chú ý nhiều và chỉ nghĩ mình bị cảm lạnh mặc dù trước đó đã nghe cảnh báo từ một người bạn của cô về các triệu chứng của bệnh do virus corona gây ra.
“Đến ngày thứ 6 khi Tammy đi làm thì tự nhiên lên cơn sốt và được đưa đi cấp cứu,” Tammy nói với VOA sau khi đã được ra viện và đang phục hồi tại nhà riêng ở New York.
“Tammy thở không được nữa nên làm các xét nghiệm và được đưa qua nằm ở phòng ICU (phòng hồi sức cấp cứu).”
Sau khi có kết quả dương tính với virus corona, cô được đưa vào phòng cách ly và được hỗ trợ bằng máy thở oxy thường dùng cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện Lower Manhattan Hospital.
Sau 14 ngày, cô hết sốt và được đưa sang phòng chăm sóc phục hồi trước khi được ra viện hôm 30/3.
‘Từ cõi chết trở về’
Mười bốn ngày trong phòng cách ly với máy thở oxy là quãng thời gian mà Tammy nói là “khủng khiếp” nhất.
Lúc mới vào đó, Tammy không biết tại sao mọi người, từ bác sỹ, y tá đến những người phun khử trùng, không cho cô ngủ và cô luôn bị đánh thức.
“Bác sỹ không cho Tammy ngủ. Bác sỹ nói mình phải thức”, Tammy cho biết và giải thích rằng “máy trợ thở hoạt động khi mình thức” còn khi ngủ người bệnh có thể ngừng thở và lúc đó máy trợ thở sẽ không làm việc, dẫn đến tim ngừng hoạt động và tử vong.
“Mười bốn ngày đầu tiên rất là dễ sợ vì không được ngủ khi bác sỹ và y tá vào đánh thức mình hoài”, Tammy nói và cho biết rằng cô được truyền nước biển để hỗ trợ cho cơ thể chống chọi với cơn sốt.
Cùng với cảm giác như “nằm trong nhà xác” vì chỉ có một mình với các bức tường trong phòng cách ly, Tammy nói đó là “thời gian khủng hoảng nhất”.
“Mình không biết là mình sống hay mình chết. Mình thấy rất khó thở. Hơi thở khó khăn và đau cổ, như muốn xé banh lồng ngực của mình ra”, Tammy nói và cho biết cô là người đầu tiên được đưa vào phòng cách ly với cơn sốt khoảng hơn 38 độ C.
Cô cho biết đó là trải nghiệm mà cô chưa bao giờ gặp phải trong đời và trải qua được cơn nguy kịch này, cô thấy "như từ cõi chết trở về”.
May mắn và biết ơn
Là một trong số rất ít những người đầu tiên nhập viện hồi cuối tháng 2, khi New York mới phát hiện một số trường hợp đầu tiên nhiễm virus – lúc đó được gọi là nCoV, Tammy nói cô gần như là người duy nhất nằm trong phòng cách ly.
Do đó cô cảm thấy “may mắn” vì nhận được sự chăm sóc đặc biệt của các bác sỹ khi “bệnh viện còn vắng”, không như hiện nay khi các bệnh viện ở New York đang quá tải vì lượng người nhiễm bệnh nhập viện và sự thiếu thốn về thiết bị trợ thở.
“Bác sỹ rất là tận tâm”, Tammy cho biết. “Phải nói là sau đợt bệnh này Tammy nhận thấy rằng những người làm việc trong ngành y, mình phải rất mang ơn người ta.
Hiện giờ, các bác sỹ này đang phải làm việc rất nhiều và hết sức”.
Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở New York là một phụ nữ 39 tuổi trở về từ Iran hồi cuối tháng 2 và được xét nghiệm tại một bệnh viện ở Manhattan.
Tiểu bang New York hiện đã trở thành điểm nóng của dịch bệnh này ở Mỹ với số ca nhiễm là gần 162.000 – lớn hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó hơn 7.000 người đã tử vong.
“Con (virus) này rất là dễ sợ – nó không phải là sốt rét, nó không phải là bệnh cảm. Nó là một bệnh về phổi mà không như bệnh lao, mà trên thế giới chưa thể tìm ra thuốc chữa," Tammy nói và cho biết cô sẽ phải cẩn thận để không bị nhiễm lại.
Đối với Tammy, cô coi trải nghiệm này là một lời nhắc nhở đối với bản thân rằng cô sẽ phải chăm sóc sức khoẻ của mình tốt hơn và để ý những lời cảnh báo bệnh sớm của bạn bè cô.
Tammy cũng khuyên mọi người nên ở trong nhà trong thời gian dịch bệnh bùng phát và thực hiện đúng việc giãn cách xã hội để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.



--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung <

TÌNH YÊU VỤNG DẠI -Lê Minh -Lê Sang & Hoa Hậu Kim Thoa -NDD



TÌNH YÊU VỤNG DẠI -Lê Minh -Lê Sang & Hoa Hậu Kim Thoa -NDD  

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUKn8ugOfu_pe2e4Iw07qj-P

 

CA SI LE SANG [HD Videos] PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_



---------- Forwarded message ---------
From: Ngoc Tran <
Date: Fri, Apr 17, 2020 at 7:44 PM
Subject: VĨNH BIỆT CA SĨ CHRISTOPHE

Christophe - Aline en live dans le Grand Studio 

https://www.youtube.com/watch?v=-hu7-d4J6Fc


VĨNH BIỆT CA SĨ CHRISTOPHE
Ca sĩ Pháp Christophe đã giã biệt cõi trần không một lời từ giã vào ngày 16 tháng 4 năm 2020, sau một thời gian nhiễm virus Vũ Hán.
Những người lớn lên vào thập niên 60, 70 ở miền Nam đa số đều biết đến giọng ca của người ca sĩ Pháp Chistophe. Lúc đó các quán cà phê nhạc luôn mở băng Chistophe hát với những bài hát rất thịnh hành thuở đó như: Aline Aline, Mal, L'amour toujours l'amour, Les Marionnettes”, J’ai entendu la mer, Maman, Mal, Je ne t’aime plus, Oh! mon amour, Main dans la main...được nhiều người yêu nhạc Pháp không quên dù qua bao tháng năm.
Ông tên thật là Daniel Bevilacqua sinh ngày 13 tháng 10 năm 1945. Ông còn có nghệ danh là Barshe, nhưng người ta quen gọi là Christophe hơn. Ông sinh ra ở vùng Juvisy-sur-Orge, ngoại ô Paris, có cha là người Ý. Bản thân ông khi lớn lên là một kẻ nổi loạn và sống theo phong cách Mỹ nên Christophe không được lòng nhiều người Pháp, vốn là những người thủ cựu.
Ông thuộc loại bướng bỉnh, lười học, thích nổi loạn nên thuở còn đi học ông phải chuyển qua nhiều trường. Cho đến năm 16 tuổi, Christophe phải đổi trường ít nhất là một chục lần. Cuối cùng gia đình phải đưa ông vào trường nội trú. Chính vào khoảng thời gian này mà Christophe bộc lộ năng khiếu âm nhạc của mình, ông tự học đàn guitar và chơi kèn harmonica. Chistophe khám phá các tên tuổi nhạc blues như Robert Johnson và nhất là John Lee Hooker. Với sự trỗi dậy của phong trào nhạc rock, cậu bé còn thích nghe các đĩa nhựa của Bill Haley, Little Richard và Elvis Presley.
Đến khi ra trường, ông thành lập vào năm 1961 ban nhạc “Danny Baby & the Hooligans”, với ảnh hưởng rất rõ của trường phái Anh Mỹ. Điều này sẽ giúp cho tài năng của Christophe được tỏa sáng vài năm sau đó, khi mà phong trào nhạc trẻ ở Pháp trở nên cực thịnh. Do nam ca sĩ Richard Antony khởi xướng đầu thập niên 60, phong trào này gọi là ‘‘yé yé’’ (phiên âm từ tiếng Mỹ Yeah Yeah) bắt nguồn từ việc chuyển dịch sang tiếng Pháp các ca khúc Anh Mỹ.
Có thể nói là so với các nghệ sĩ cùng thời, Christophe đã đi trước một bước, do ông thích nghiên cứu, nghiền ngẫm hai dòng nhạc blues và rock. Vào đầu năm 1963, ông cho ra mắt đĩa nhạc đầu tay, lấy cảm hứng từ âm nhạc của người Mỹ da đen. Có lẽ cũng vì vậy mà đĩa hát này đã hoàn toàn không thu hút được sự chú ý. Mãi đến giữa năm 1965, ông ghi âm tình khúc Aline với nghệ danh là Christophe, thì lúc đó mới thực sự thành công.
Ở đây phải mở một dấu ngoặc về cái giai thoại xung quanh cái biệt danh Christophe. Số là ông ghi âm bài hát này với nghệ danh ban đầu là Danny (Danny là cách gọi thân mật của Daniel, tên thật của nam ca sĩ). Nhưng vào thời đó đã có một cô người mẫu kiêm ca sĩ tên là Dani. Để tránh sự nhầm lẫn, hãng đĩa quyết định vào giờ chót đổi tên ông từ Danny thành Christophe, mà không vấn ý của nam ca sĩ. Điều đó không ảnh hưởng gì nhiều đến sự thành công của nhạc phẩm Aline. Bản nhạc này trở thành tình khúc của mùa hè năm 1965 với hơn 1 triệu bản được bán ra.
Aline" là một bản nhạc trong một đĩa đơn được hát bởi ca sĩ Pháp Christophe. Bài hát trở thành một trong 2 bài hát được ưa chuộng nhất ở Pháp trong mùa hè 1965 cùng với bản "Capri c'est fini" của Hervé Vilard. Nội dung cũng rất đơn giản, đó chỉ là bài hát nói về một người đàn ông van xin người tình quay trở về với mình. Vào ngày 25 tháng 9 năm 1965 nó đạt được hạng nhất tại Bỉ trong số những bài top 10,vượt qua "Capri c'est fini". Trong tháng 10 năm 1966 nó trở thành hit số một ở Israel. Bản nhạc được viết bởi Christophe và phối âm bởi Jacques Dejean.
Christophe lấy cảm hứng đặt tựa bài cho bản "Aline" trong khi đi khám răng. Trong lúc chờ khám, Christophe hỏi tên người phụ tá, biết được tên cô là "Aline". Tên này đã gây cảm hứng cho bài ca. "Aline" là đĩa thu thứ hai của Christophe và là thành công lớn đầu tiên của ông. Đĩa đầu tiên "Elle s'appelait Sophie" chỉ bán được 27 đĩa. Bài hát Aline chính xác ra đời năm 1964, được sáng tác trong một bữa ăn buổi trưa tại nhà người bà của tác giả. Phần nhạc được soạn phần đệm hát bằng đàn ghi-ta lấy cảm hứng từ nhạc blues, nhạc pop.
Các bản hit khác của ông là "Oh! ... Mon Amour" mà ông hát bằng tiếng Pháp và tiếng Ý. Sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, ông trở lại vào năm 1971, với Francis Dreyfus ra mắt hãng thu âm Motors (Disques Motors) và trở thành nhà sản xuất các bản thu âm của ông. "Les Paradis perdus" ra đời năm 1973. Năm 1974, ông thu âm "Les mots bleus" (lời của Jean-Michel Jarre).
Năm 1978, ông trở lại với "Le Beau Bizarre". Năm 1983, Christophe phát hành một đĩa đơn khác, "Succès fou", tiếp theo là "Clichés d'amour" vào năm 1984, trong đó ông hát các tác phẩm kinh điển của thập niên 1940 và 1950 như "Arrivederci Roma"và "Dernier baiser", một phiên bản tiếng Pháp cổ điển của Mexico "Besame mucho". Năm 1985, ông viết "Ne raccroche pas" một bài hát được cho là nói về Công chúa Stephanie của Monaco. Năm sau, ông viết bài hát "Boule de flipper" cho Corynne Charby.
Năm 1996, sau thời gian nghỉ ngơi, ông trở lại với album "Bevilacqua". Năm 2001, Christophe phát hành một album khác là Comm 'si la terre penchait. Vào tháng 2 năm 2002, Christophe đã biểu diễn tại Clermont-Ferrand, buổi hòa nhạc trực tiếp đầu tiên của ông trong hơn hai thập kỷ, sau đó là hai lần xuất hiện tại Olympia vào tháng 3/2002.
Bài hát "Les mots bleus" thập niên 1970 của Christophe được Thierry Amiel trình bày vào năm 2003. Năm 2011, ông tham gia vào một album tưởng nhớ Alain Bashung, người đã mất hai năm trước. Ông đã hát "Alcaline", một bài hát được viết bởi Bashung vào năm 1989 cho album Novice.
Ngày 23.11. 2013, khán giả Sài Gòn đến với đêm nhạc của Christophe đầy kín khán phòng Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM). Live concert Christophe nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Pháp – Việt, do Tổ chức phi chính phủ Poussières De Vie kết hợp cùng Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM tổ chức. Toàn bộ số tiền thu được gửi tặng cho các em nhỏ lang thang cơ nhỡ tại TP.HCM và Kon Tum.
Ở cái tuổi đã gần 70 nhưng giọng ca của nghệ sĩ Pháp tài ba Christophe vẫn còn khỏe, đẹp và gợi cảm. Mặc dù biểu diễn đến 24 ca khúc nhưng khán giả Việt và cả người nước ngoài thật sự đắm mình, cảm thấy tuyệt vời nhất khi Christophe cất lên Je ne t’aime plus, Oh mon amour, Maman, Señorita, Mal, đặc biệt là Aline. Mọi người cùng hát, cùng vỗ tay và sống lại một thời lãng mạn yêu thương của mình.
Christophe đã ra đi, không một lời từ biệt, "Il est parti, sans un adieu". Vĩnh biệt danh ca Christophe của nền âm nhạc Pháp, vĩnh biệt tiếng hát một thời tuổi trẻ của tôi, những bài hát của ký ức! Ông từ giã thế gian nhưng tiếng hát ông còn mãi, bởi vì tiếng hát của ông là kỷ niệm, là ký ức không thể nào quên một thời vàng son của thế hệ chúng tôi.
Vĩnh biệt Christophe.
Sài Gòn, mùa đại dịch khốn nạn
17.4.2020
DODUYNGOC
Lời bài hát:
ALINE
J'avais dessiné
Sur le sable
Son doux visage
Qui me souriait
Puis il a plu
Sur cette plage
Dans cet orage
Elle a disparu
Et j'ai crié, crié
Aline
Pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh! J'avais trop de peine
Je me suis assis
Auprès de son âme
Mais la belle dame
S'était enfuie
Je l'ai cherchée
Sans plus y croire
Et sans un espoir
Pour me guider
Et j'ai crié, crié
Aline
Pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh! J'avais trop de peine
Je n'ai gardé
Que ce doux visage
Comme une épave
Sur le sable mouillé
Et j'ai crié, crié
Aline
Pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh! J'avais trop de peine
Et j'ai crié, crié
Aline
Pour qu'elle revienne
Et j'ai pleuré, pleuré
Oh! J'avais trop de peine
Et j'ai crié, crié
Aline


--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

BÀI THƠ "MÀU TÍM HOA SIM" CỦA HỮU LOAN PHỔ NHẠC




WATCH LIVE NOW : BÀI THƠ "MÀU TÍM HOA SIM" CỦA HỮU LOAN PHỔ NHẠC (Nhạc Sĩ  Dzũng Chỉnh, Duy Khánh, Anh Bằng & Phạm Duy) 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUKl4Ma06fDEuBnbMwulfK-o


---------- Forwarded message ---------
From: Suong Lam Tran  [DaiHocVanKhoaSG] <>
Date: Mon, Apr 20, 2020 at 12:51 AM
Subject: [DaiHocVanKhoaSG] Fwd: Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới) thống kê cho thấy dịch tàu không thể đụng tới sợi tóc nào của phụ nữ ở Việt Nam :-)
 
Kính chuyển tiếp,
 Coi chơi cho biêt phụ nữ ở Viẹt Bam chống dịch coronavirus như thế nào?😝😐😛
 Cám ơn em L6 Thúy Vinh đã chuyển chia sẻ.
Kính chúc bình an.
Sương Lam
Theo WHO (Tổ chức y tế thế giới) thống kê cho thấy dịch tàu không thể đụng tới sợi tóc nào của phụ nữ ở Việt Nam. Và đây là lý do:

Áo chống nắng nữ chống UV vải dù lạnh
Những kiến thức cơ bản về trang phục chống nắng, và cái nhìn sâu ...
Kinh nghiệm chọn áo chống nắng
Áo chống nắng Nhật 2 lớp dáng dài - JACWATER
Ra đường sợ nhất Ninja! | TTVH Online
Những trường hợp bạn không thể dùng mặt mình để mở khóa iPhone X
Ninja Việt Nam, Đọc tin Ninja Việt Nam mới nhất
Phụ nữ Ninja Việt Nam ngày nay
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
101 “tuyệt chiêu” chống nắng của phụ nữ Việt
Cười té ghế với hội chị em 'ninja' đi đám cưới ngày nắng đổ lửa ...
Khi hội "ninja" đi ăn cưới trong những ngày này





Andy Van - Ảnh: Sưu tầm



--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___


HAI VÌ SAO LẠC -Anh Việt Thu -Kim Anh -NDD



HAI VÌ SAO LẠC -Anh Việt Thu -Kim Anh -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLUO8gmrZ_R5V5W0tXczn0M3vC1DWImPRP 

 

NHAC SI ANH VIET THU PLAYLIST  

https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgVYUNEDONzKSK665bX9c9ox



---------- Forwarded message ---------
From: T Nguyen <
Date: Thu, Apr 9, 2020 at 10:29 PM
Subject: Hoa hậu Anh từ bỏ vương miện quay về làm bác sĩ chống dịch Vú Háng

Hoa hậu Anh  từ bỏ vương miện quay về làm bác sĩ chống virus Vú Háng Miss England Bhasha Mukherjee resumes career as doctor to help NHS ...
Bhasha Mukherjee sẽ quay trở lại làm bác sĩ tại Bệnh viện Pilgrim. (Ảnh: Mercury Press)
Sau khi đăng quang hoa hậu Anh, Bhasha Mukherjee (1996) đã thôi công việc là một bác sĩ của mình để chuyên tâm vào vai trò hoa hậu. Cô đã nhận nhiều lời mời làm đại sứ cho các tổ chức từ thiện và được đi đến rất nhiều nơi. Cho đến một ngày các đồng nghiệp của Mukherjee cho biết, giữa dịch virus Vũ Hán, nước Anh đang rất cần thêm đội ngũ y tế…
Bhasha Mukherjee từng tốt nghiệp ĐH Nottingham với điểm số thuộc nhóm cao nhất của khóa. Cô nhận hai bằng cử nhân ngành Y, và sau đó chính thức trở thành một bác sĩ.
Tuy nhiên sau khi đăng quang hoa hậu năm 2019, Mukherjee đã từ bỏ công việc để tham gia làm đại sứ cho các tổ chức từ thiện, cùng những chuyến đi của mình ở khắp nơi trên thế giới.
“Tôi được mời đến châu Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là Ấn Độ, Pakistan và một số nước châu Á khác để làm đại sứ cho các công việc từ thiện khác nhau”.

Sự lựa chọn cao quý
Cho đến khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn ở Anh và toàn thế giới, Bhasha Mukherjee bỗng nhận được tin nhắn từ các đồng nghiệp cũ của mình tại Bệnh viện Pilgrim ở Boston (Anh), nơi cô từng làm việc.
Exclusive: The Doctor Crowned Miss England Bhasha Mukherjee ...
Bhasha Mukherjee – Hoa hậu Anh 2019. (Ảnh: Mercury Press)
Tôi đã nghe các đồng nghiệp của mình nói về những ngày làm việc rất dài của họ, và thậm chí mỗi người phải đảm nhận rất nhiều những vị trí khác nhau và cả những công việc mà trước đây họ chưa từng chịu trách nhiệm. Vì thế tôi cảm thấy bản thân muốn quay trở lại công việc ngay lập tức”.
Mặc dù khi đó, Mukherjee vẫn đang trong chuyến từ thiện tại Ấn Độ, nhưng khi nhận được những dòng tin nhắn của các đồng nghiệp, thì cảm giác nôn nóng được mau chóng trở lại Anh trong Mukherjee bắt đầu trỗi dậy.
Mukherjee cho rằng cô bắt đầu thấy có lỗi khi đội chiếc vương miện Hoa hậu, trong khi nhiều người trên khắp thế giới đang chết dần vì Covid-19, còn các đồng nghiệp của cô cũng đang nỗ lực hết mình để cứu giúp người dân.
“Bạn biết đấy! Phụ nữ ai cũng muốn mình thật xinh đẹp, ở mọi lúc, mọi nơi. Nhưng thực sự lúc này này tôi chỉ muốn được về quê nhà và lao thẳng đến bệnh viện, với công việc của một bác sĩ. Nhân dân của tôi cần một người thầy thuốc, không cần một người đẹp!”
Cuối cùng nhờ sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao Anh tại Ấn Độ, Mukherjee đã sớm được về nước, bằng chuyến bay từ Ấn Độ đến Frankfurt (Đức), sau đó tới London (Anh). Cô cũng tự thực hiện nghiêm túc việc cách ly bản thân trong khoảng 2 tuần, sau đó sẽ quay trở lại làm bác sĩ tại Bệnh viện Pilgrim.
“Tôi tin rằng đây chính là lúc thích hợp nhất để ứng dụng những kiến thức đã học. Tôi muốn là một trong những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch“.
Epoch Times Photo
Mukherjee thấy có lỗi khi đội chiếc vương miện Hoa hậu, trong khi nhiều người trên khắp thế giới đang chết dần vì virus Vũ Hán. (Ảnh: The Sun)
Mặc dù vậy, nhưng trước khi đưa đến quyết định như thế, Mukherjee cũng thừa nhận rằng, cô đã từng rất sợ hãi.
“Tôi không biết liệu tôi đã sẵn sàng chuẩn bị tâm lý cho việc đối mặt với những bệnh nhân không may qua đời vì dịch bệnh không, và làm thế nào để bản thân không tự trách mình nếu điều đó xảy ra. Đó là những suy nghĩ đang diễn ra trong đầu tôi.”
Được biết, tính đến nay, Vương quốc Anh đã ghi nhận hơn 55,000 trường hợp mắc COVID-19, và hơn 6.000 trường hợp tử vong, đứng thứ 8 thế giới về số ca nhiễm.



--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List