Thursday, December 27, 2018

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA QUANG TUẤN & ĐỨC TUẤN [18 Ca Khúc]



NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA QUANG TUẤN & ĐỨC TUẤN [18 Ca Khúc] 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgWN0GqhGUpQbWs91B8ISRid

 

CA SI QUANG TUAN & DUC TUAN PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgXIl-7g6cnNnX9sZ0N5fh-z

 

NHAC GIANG SINH DO DUY HAN THUC HIEN PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PL807B36B41556416B



         
Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



21
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung

---------- Forwarded message ---------
From: Phung Nang Tran <
Date: Wed, Dec 19, 2018 at 6:27 PM
Subject:  NGƯỜI LƯƠNG THIỆN

Trong lúc tuyệt vọng tôi đã tìm đến một bậc thầy để dọ hỏi: “Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên gặp khổ, trong khi những người ác sống thoải mái quá vậy?”

Người thầy hiền hòa nhìn người một lúc rồi nói:
Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, chắc trong tâm phải đang ôm giữ ác ý nào đó. Nếu một người nội tâm không có điều ác, người này sẽ không có cảm giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự ác”.

Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ người này không phải là người ác thật sự.
Có cảm giác như bị xúc phạm và không phục, tôi nói:
Con sao có thể là người ác được? Gần đây, tâm con rất lương thiện mà!”
Thầy trả lời:
Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con còn tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con”.
Tôi nói:
Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái…”

Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi thống khổ của mình. Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:

“Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải lưu lạc ngoài xã hội, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.

Nhưng bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm.
Cho rằng có văn hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm”.

Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó, những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói”.

Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng. Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan thay thế dần cho lòng tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần được chuyển hóa, dần thay đổi để thanh thản và bình an hơn.
Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải kiên quyết tiêu trừ!”

Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. Có câu nói rằng:“Ngạo mạn cao sơn, bất sinh đức thủy” (nghĩa là: ngọn núi cao mà ngạo mạn, sẽ không tạo nên loại nước tốt) người khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an vui.
“Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người tu luyện chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên vui”.
Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống, vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm cưỡng cầu, cần phải tùy kỳ tự nhiên! Vĩnh viễn dùng tâm thiện giúp đỡ người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì”.
Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?”



Posted by: Tran Nang Phung 

MÀU XANH NOEL -Hoài Phương -Phương Anh



MÀU XANH NOEL -Hoài Phương -Phương Anh 


1)GS TRAN NANG PHUNG FACEBOOK 

https://www.youtube.com/watch?v=5LtZjwiz3vM&list=PLIWR3V_T1mULbLZnZKHXA7y1EsesdbEgK&index=1

 

2)PIANIST MINH NGOC FACEBOOK 

https://www.youtube.com/watch?v=5LtZjwiz3vM&list=PLIWR3V_


---------- Forwarded message ---------
From: Ngoc Tran <
Date: Tue, Dec 18, 2018 at 2:53 PM
Subject: Tác phẩm nghệ thuật của người VN

Tác phẩm nghệ thuật của người VN : 

Vải nhỏ ghép thành những bức tranh muôn mầu


Từ những miếng vải nhỏ, Nguyễn Thu Huyền đã khéo léo sử dụng kim và sợi ghép lại thành những bức tranh cho triển lãm" Tôi vẽ 
Giấc mơ.


Ghép vải (quilting) là quá trình may hai hoặc nhiều lớp vải vào với nhau, được sử dụng phổ biến trong may vá, trang trí nội thất.


Dựa trên kỹ thuật quilting, Nguyễn Thu Huyền (sinh năm 1988, cử nhân ngành Thiết kế Thời trang, Viện Đại học Mở, Thạc sĩ Mỹ thuật ứng dụng tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) sáng tạo nên những bức tranh ghép vải mang phong cách riêng.


Thu Huyền sử dụng kiến thức từ hai ngành học của mình là thời 
trang và tạo hình để tìm tòi, sáng tạo. Để tạo nên các chi tiết rất 
nhỏ trong tranh bằng những sợi chỉ và miếng vải… không chỉ có 
sự khéo léo mà cần cả tư duy tạo hình, hội họa.


Thông thường, một bức tranh ghép vải thường được tạo ra bằng cách chọn những miếng vải vụn có màu sắc hoa văn hợp lý với 
hình rồi ghép lên. Nhưng tranh của Thu Huyền thì khác. Cô tạo hoa văn riêng trên từng khối hình mảng màu. Không phụ thuộc vào 
mẫu hình có sẵn trên miếng vải, tác giả chắp vải, đan tết, xếp nếp thành thứ hoa văn của riêng mình.


Tạo hình trong tranh của Thu Huyền thiên về sự hài hòa, hợp lý 
giữa những gam màu, sử dụng linh hoạt các gam màu.


Giới trong nghề nhận xét cô là người “có ý thức về tư duy tạo hình, về màu, cô miệt mài sáng tác, chăm chỉ học hỏi nên bước đầu 
thành công trong việc tạo một kiểu thức tạo hình mới cho tranh 
ghép vải”.


Đánh dấu chặng đường 10 năm gắn bó với tranh ghép vải, Nguyễn Thu Huyền chọn lựa những tác phẩm của mình trưng bày tại triển 
lãm Tôi vẽ giấc mơ. Chương trình được thực hiện tại Nhà triển lãm Mỹ thuật từ ngày 5-17/12.

Thu Huyền tâm sự cô đến với tranh ghép vải từ khi còn là sinh 
viên năm thứ hai, chất liệu, màu sắc của vải đã cuốn hút, thúc giục cô phải tìm tòi, sáng tạo với thể loại này.



--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List