Saturday, October 12, 2019

Tiếng đàn piano nửa đêm - Cây đàn piano màu gụ đỏ

 
( hai câu chuyện về âm nhạc , thật hay , có thực , và rất cảm động .
   Chuyện đời có nhiều sâu sắc  , 
  mà chỉ những người có tâm hồn , mới cảm thấy được .)
  

----- Forwarded Message -----
From: 'ha mai nguyen' 
Subject: : Tiếng đàn piano nửa đêm - Cây đàn piano màu gụ đỏ

Thân chuyển.
Hà-mai-Nguyên.

GIỌT NƯỚC MẮT.
GIỌT NƯỚC MẮT GOM VẠN Ý SÂU,
BUỒN VUI TỰ NHỎ CHẲNG CẦN CẦU.
SẦU BI LỆ ỨA LAU KHÔNG HẾT,
HỒ HỞI LỆ TRÀO CHẲNG MẤY LÂU.
TÌNH CẢM TRONG NGƯỜI CHỜ CÓ DỊP,
TỰ BUNG PHÂN TỎ THẾ NGÀN CÂU.
MAI-HUYỀN-NGA.



On Saturday, October 12, 2019, 4:12:49 p.m. CDT, Thu Hoa  wrote:
 


Một người bạn gởi cho tôi câu chuyện này, không rõ tác giả, một câu chuyện thực sự cảm động và hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa về cuộc sống. Bài viết gần như hoàn chỉnh tôi chỉ sửa một số lỗi chính tả và hiệu chỉnh lại một số đoạn cho rõ nghĩa hơn. Tựa do tôi đặt lại. ( NĐH).
- Một ngày anh hẹn chị ra quán cà phê trước nhà ga chính của thành phố Bremen.
Câu đầu tiên khi gặp anh, chị nói trong sự cáu gắt :- Ông lại bán xe rồi hay sao mà đi tàu lên đây ?
Anh cúi đầu trả lời lí nhí trong sự hổ thẹn :
- Ừ thì bán rồi, vì cũng không có nhu cầu lắm !
Chị sầm mặt xuống :
- Ông lúc nào cũng vậy, suốt đời không ngóc lên đầu lên được, hẹn tôi ra đây có chuyện gì vậy ?
Khó khăn lắm anh mới có thể nói với chị điều mà anh muốn nhờ chị.
Chị cũng khó khăn lắm mới có thể trả lời từ chối anh :
- Nhưng mà gia đình tôi đang yên lành, nếu đưa con bé về e sẽ chẳng còn được bình yên nữa !
Anh năn nỉ, nhưng thật sự là anh rất bối rối :
- Con bé đã đến tuổi dậy thì, anh là đàn ông, không thể gần gũi và dạy dỗ chu đáo cho nó được, anh chưa bao giờ cầu xin em điều gì, chỉ lần này thôi, chỉ nửa năm hay vài ba tháng cũng được, em là phụ nữ em gần nó, em hướng dẫn và khuyên bảo nó trong một thời gian để nó tập làm quen với cuộc sống của một thiếu nữ, sau đó anh lại đón nó về.
Chị thở dài :
-Ông lúc nào cũng mang xui xẻo cho tôi, thôi được rồi, ông về đi, để tôi về bàn lại với chồng tôi đã, có gì tôi sẽ gọi điện thông báo cho ông sau.
Anh nhìn chị với ánh mắt đầy hàm ơn.
Anh đứng dậy, đầu cúi xuống như có lỗi, tiễn chị ra xe rồi thở dài, lùi lũi bước vào nhà ga đáp tàu trở lại Hamburg.
* Anh và chị trước kia là vợ chồng. Họ yêu nhau từ hồi còn học phổ thông. Anh đi lao động xuất khẩu ở Đông Đức. Chị theo học Đại học Sư phạm Hà Nội . Ngày bức tường Berlin sụp đổ, anh chạy sang phía Tây Đức. Chị tốt nghiệp đại học và về làm giáo viên cấp 3 huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Họ vẫn liên lạc và chờ đợi nhau.
Khi đã có giấy tờ cư trú hợp lệ, anh về làm đám cưới với chị, rồi làm thủ tục đón chị sang Đức.
Vừa sang Đức, thấy bạn bè anh ai cũng thành đạt, đa số ai cũng có nhà hàng, hay cửa tiệm buôn bán, chỉ có anh là vẫn còn đi làm phụ bếp thuê cho người ta.
Chị trách anh vô dụng. Anh không nói gì, chỉ hơi buồn vì chị không hiểu, để có đủ tiền bạc và điều kiện lo thủ tục cho chị sang được đây, anh đã vất vả tiết kiệm mấy năm trời mới được.Nên không dám mạo hiểm ra làm ăn.
“Đồ cù lần, đồ đàn ông vô dụng…”, đó là câu nói cửa miệng chị dành cho anh, sau khi anh và chị có bé Hương.
Bé Hương sinh thiếu tháng, phải nuôi lồng kính đến hơn nữa năm mới được về nhà. Khi bác sĩ thông báo cho vợ chồng anh biết bé Hương bị thiểu năng bẩm sinh. Giông tố bắt đầu thực sự nổi lên từ đó. Chị trách anh, đến một đứa con cũng không làm cho ra hồn, thì hỏi làm được gì chứ.
Anh ngậm đắng nuốt cay nhận lỗi về mình và dồn hết tình thương cho đứa con gái xấu số.
Bé Hương 3 tuổi mà chưa biết nói. Chị cũng rất thương con, nhưng vì bận bịu làm ăn nên việc chăm sóc con bé hầu hết là do anh làm. Vì vậy mà con bé quấn quít bố hơn mẹ.
Biết vậy nên chị cũng rất yên tâm và nhẹ nhõm nhường quyền nuôi dưỡng con bé cho anh khi làm thủ tục ly hôn.
Ly dị được gần 1 năm thì chị tái giá. Chị sinh thêm một đứa con trai với người chồng mới.
Thành phố Bremen là thành phố nhỏ. Người Việt ở đó hầu như đều biết nhau. Chị cảm thấy khó chịu khi thỉnh thoảng bắt gặp cha con anh đi mua sắm trên phố.
Chị gặp anh và nói với anh điều đó. Anh biết ý chị nên chuyển về Hamburg sinh sống.
Chị không phải là người vô tâm, nên thỉnh thoảng vẫn gửi tiền nuôi dưỡng con cho anh. Trong những dịp năm mới hay Noel, chị cũng có quà riêng cho con bé, nhiều năm, nếu có thời gian, chị còn đến trực tiếp tặng quà cho con bé trước ngày lễ giáng sinh nữa.
Thấm thoát đó mà giờ đây con bé đã sắp trở thành một thiếu nữ. Tuy chị không biết cụ thể thế nào. Nhưng chị biết dù con bé lớn lên trong tật nguyền hẩm hiu, nhưng anh rất thương nó. Chị cũng biết con bé gặp vấn đề trong giao tiếp, phải đi học trường khuyết tật. Nhưng con bé rất ngoan. Anh cũng không phải vất vả vì nó nhiều. Nó bị bệnh thiểu năng, trí tuệ hạn chế, phát âm khó khăn. Tuy vậy nó vẫn biết tự chăm sóc mình trong sinh hoạt cá nhân. Thậm chí nó còn biết giúp anh một số công việc lặt vặt trong nhà.
Chồng chị đã đồng ý cho chị đón con bé về tạm sống với chị vài tháng, với điều kiện trong thời gian con bé về sống chung với vợ chồng chị, anh không được ghé thăm.
Chị cũng muốn thế, vì chị cảm thấy hổ thẹn khi phải tiếp xúc với vẻ mặt đần đần dài dại của anh.
Vợ chồng chị đã mua nhà. Nhà rộng, nên con bé được ở riêng một phòng. Chị đã xin cho con bé theo học tạm thời ở một trường khuyết tật ở gần nhà. Con bé tự đi đến trường và tự về được. Đi học về, nó cứ thui thủi một mình trong phòng. Đứa em trai cùng mẹ của nó, mẹ nó, và bố dượng nó rất ít khi quan tâm đến nó. Niềm vui duy nhất của nó là chờ điện thoại của bố. Nó phát âm không chuẩn và nói rất khó khăn, nên hầu như nó chỉ nghe bố nói chuyện. Bố dặn dò nó rất nhiều và thỉnh thoảng còn hát cho nó nghe.
Em trai nó học thêm Piano, nên nhà mẹ nó có cái đàn Piano rất đẹp để ở phòng khách. Có lần nó sờ và bấm bấm vài nốt. Mẹ mắng nó không được phá đàn của em. Nên từ đó nó không dám đụng đến nữa. Có hôm anh gọi điện thoại cho nó, nó nghèn nghẹn nói lỏm bỏm,.. đàn..đàn…klavia….con muốn… Anh thở dài và hát cho nó nghe.
Tháng đầu, hầu như ngày nào anh cũng gọi điện thoại cho nó. Rồi thưa dần, thưa dần.Cho đến một ngày anh không gọi cho nó nữa. Sau một tuần đăng đẳng không nghe anh gọi điện thoại. Con bé bỏ ăn và nằm bẹp ở nhà không đi học. Chị không biết gì cứ mắng nó dở chứng.
Một đêm, chị bỗng bật choàng dậy khi nghe tiếng đàn Piano vang lên. Chị chạy ra phòng khách, thấy con bé đang ngồi đánh đàn say sưa. Nó vừa đánh vừa hát thì thầm trong miệng. Chị cứ há hốc mồm ra kinh ngạc. Chị không thể tưởng tượng nổi là con bé chơi Piano điêu luyện như vậy. Chị chợt nhớ ra, đã có lần anh nói với chị, con bé ở trường khuyết tật có học đàn Piano, cô giáo khen con bé có năng khiếu. Lần đó chị tưởng anh kể chuyện lấy lòng chị nên chị không quan tâm.
Chị đến gần sau lưng nó, và lặng lẽ ngắm nhìn nó đánh đàn. Chị cúi xuống và lắng nghe con bé hát thầm thì cái gì. Chị sởn cả da gà, khi chị nghe con bé hát rõ ràng từng tiếng một, mà lại là hát bằng tiếng Việt hẳn hoi: “…Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió.....ôi cha già đi cha biết không…”.
Chị vòng tay ra trước cổ nó và nhẹ níu, ôm nó vào lòng. Lần đầu tiên chị ôm nó âu yếm như vậy. Chị thấy tay mình âm ấm. Nó ngừng đàn đưa tay lên ôm riết tay mẹ vào lòng ngực. Nó khóc. Chị xoay vai nó lại, nhìn vào khuôn mặt đầm đìa nước mắt của nó. Nó chìa cho chị một tờ giấy giấy khổ A4 đã gần như nhàu nát. Chị cầm tờ giấy và chăm chú đọc, rồi thở hắt ra nhìn nó hỏi, con biết bố con bị ung thư lâu chưa. Nó chìa bốn ngón tay ra trước mặt mẹ.
Chị hỏi, bốn tháng rồi hả. Nó gật đầu.
Chị nhìn chăm chăm vào tờ giấy, và từ từ ngồi thụp xuống nền nhà, rũ rượi thở dài.
Con bé hốt hoảng đến bên mẹ, ôm mẹ vào lòng, vuốt mặt mẹ, rồi vừa ấp úng nói vừa ra hiệu cho mẹ. Đại ý là nó diễn đạt rằng:
-” Bố lên ở trên Thiên Đường rồi, mẹ yên tâm, con đã xin vào nội trú ở trường dưới Hamburg, ngày mai con sẽ về dưới đó, con không ở lại đây lâu để làm phiền mẹ và em đâu, con về ở tạm đây là vì bố muốn thế, bố muốn mình ra đi được nhẹ nhàng và yên tâm là có mẹ ở bên con..”
Chị cũng ôm nó vào lòng, vỗ vỗ vào vai nó và nói, con gái ngoan của mẹ, ngày mai nếu mẹ sắp xếp được công việc, mẹ sẽ đưa con về Hamburg….
Đoạn kết :
Tôi nghe người ta kể lại chuyện đó, khi đi dự một cuộc biểu diễn nghệ thuật của học sinh khuyết tật và khiếm thị.
Khi thấy em gái đệm đàn piano cho dàn đồng ca, cứ khăng khăng đòi
phải đàn và hát bài hát “Người Cha Yêu Dấu” bằng tiếng Việt trước, sau đó mới chịu đệm đàn cho dàn đồng ca tiếng Đức. Quá kinh ngạc nên tôi cứ gạn hỏi mãi người trong ban tổ chức. Cuối cùng họ đã kể cho tôi nghe câu chuyện như vậy.
                                           ***

* Lời phụ của Nguyễn Đại Hoàng : Câu chuyện đơn giản, không nhiều tình tiết, đã lấy đi nước mắt của nhiều người đọc. Tôi hình dung được cảnh người cha Việt Nam gầy ốm bệnh tật và đứa con gái tật nguyền tội nghiệp của anh trên đất khách quê người.
 Tôi như thấy được hình ảnh đứa con gái tưởng nhớ người cha - mà em biết đã mất rồi – qua tiếng đàn Piano. Tôi biết tiếng đàn ấy đau đớn biết bao. Tôi nghe được cả lời ca nghẹn ngào của em Nhớ những năm xa xưa ngày cha đã già với bao sầu lo…sống với cha êm như làn mây trắng…nhớ đến năm xưa còn bé, đêm đêm về cha hôn chúng con….với tháng năm nhanh tựa gió..ôi cha già đi cha biết không…”.

Em bé Việt Nam ở phương trời xa lạ kia ơi em thật là vĩ đại ! Tôi hãnh diện vì em biết bao !
NGUYỄN ĐẠI HOÀNG
A close up of a logoDescription automatically generated

Hai bài có nội dung liên hệ và khó cầm được nước mắt khi đọc ->>

A close up of a pianoDescription automatically generated



Posted by: Hank Music <

Friday, October 11, 2019

36 CA KHÚC HAY NHẤT CỦA LAM PHƯƠNG [NEW] (Super HD Videos)


36 CA KHÚC HAY NHẤT CỦA LAM PHƯƠNG [NEW] (Super HD Videos) 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE71D5GpfiFW56_tgPRjererY

 

NHAC SI LAM PHUONG PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLUO8gmrZ_R5UAjkYTvlpxWsSfBzLME5tt



---------- Forwarded message ---------
From: Cuong Truong <
Date: Mon, Oct 7, 2019 at 8:20 AM
Subject: Cô gái Sài Gòn làm mẫu khỏa thân vẽ lên người kể sự thật về nghề

Cô gái Sài Gòn làm mẫu khỏa thân vẽ lên người kể sự thật về nghề


Người mẫu 9X được trả hàng ngàn đô la cho một buổi chụp mẫu body painting.

Tác phẩm body painting của Hiền Trang nhận được nhiều lời khen
Làm mẫu body painting (vẽ tranh nghệ thuật trên cơ thể) không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, “không phải cứ cởi là có tiền” như lời một nghệ sĩ chia sẻ. Nó vô cùng áp lực và người làm nghề phải chấp nhận hy sinh để có một tác phẩm đẹp. Cụ thể ra sao? Lời bộc bạch của người mẫu Nguyễn Thị Hiền Trang – Hani Nguyễn (sinh năm 1992, TP. HCM) dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về công việc này.
Hani bén duyên với nghề mẫu khỏa thân sơn vẽ từ cách đây 4 năm, ở độ tuổi 21. May mắn thay, những shoot ảnh nghệ thuật đầu tiên của cô được nhiều người khen ngợi và đón nhận, tạo ra bước đệm lớn giúp cô vững bước theo nghề. Hani Nguyễn kể: “Tôi bắt đầu công việc người mẫu body painting khi còn là mẫu ảnh tự do. Khi đó, tôi được mời làm đại sứ game. Tôi không chọn nghề này, chỉ là sự vô tình trùng hợp khi tôi gặp được nghệ nhân Dương Quốc Định (thầy tôi) và được thầy mời hợp tác trong những tác phẩm nghệ thuật. Sau đó, tên tuổi của tôi được biết đến nhiều hơn và được nhiều nhãn hàng mời gọi.”

“Lần đầu làm mẫu, tôi chỉ nhận được 7 triệu đồng/1 buổi, sau tăng lên 5.000 USD/ 1 buổi trong 2 tiếng chụp hình cho một nhãn hàng của Thái. Một lần khác, có nhóm người Singapore muốn thuê tôi chụp với giá 12.000 USD nhưng tôi nghi ngờ về mục đích buổi chụp nên đã từ chối.” – Hiền Trang cho biết thêm.
Mức cát-xê Hani Nguyễn nhận được có thể nói là một con số “trên trời” nếu theo người ngoại đạo đánh giá. Tuy nhiên, cô lại cho rằng: “7 triệu đồng không hề cao so với 1 ngày trần như nhộng trước cả chục người không quen. Lần đầu tiên ấy, mẹ tôi bị tai nạn lao động cụt mất 1 đốt tay nên tôi mới nhận show. Tôi chưa bao giờ bị tiền cát-xê cám dỗ nếu như nó không minh bạch hoặc phục vụ mục đích phản cảm.”

Cô thể hiện nhiều tác phẩm của nghệ nhân Dương Quốc Định
Thông thường, một buổi diễn sẽ kéo dài cả ngày, từ 8 giờ sáng cho đến 9 giờ đêm. Đầu tiên là make up, rồi tới công đoạn cực nhất là vẽ cơ thể rất lâu trong vòng 5 đến 6 giờ, tiếp đó là làm tóc, cuối cùng mới đến tạo dáng chụp hình. Trong quá trình sơn vẽ, người mẫu phải hạn chế cử động để tránh làm hư hỏng màu nước, rồi phải đợi màu khô khá lâu. Dù mệt mỏi nhưng Hani luôn cố gắng hoàn thành một cách tốt nhất có thể.

Cô bộc bạch: “Cái khó khăn khi làm nghề là phải có niềm tin vào người mình đang hợp tác, phải thả lỏng cơ thể để họa sĩ múa cọ, là sự nhột khi cọ lướt trên da thịt, là cái ngấm lạnh đến hắt hơi khi một cơ thể trần trụi ở lâu trong không gian máy lạnh. Khó khăn còn là những tiếng dài đằng đẵng cả ngày để hoàn thiện tác phẩm sau đó là phải kìm nén cái mệt, cái đuối sức lại mà diễn cho tốt các góc mặt.”
Mẫu nữ 9X may mắn khi luôn có được tâm trạng thoải mái khi thực hiện tác phẩm. “Tôi biết thầy Định là một người rất có tâm, đã có bề dày hoạt động trong nghề và được mọi người tôn trọng về nhân cách sống nên tôi hoàn toàn tin tưởng khi chụp cùng. Kỷ niệm vui nhất của tôi là mọi người trong ê-kip như một gia đình, luôn hỗ trợ cho người em gái bé nhỏ như tôi, từng bữa ăn, từng bước đi lại, hỗ trợ từng chút một, khiến tôi rất cảm động”, cô chia sẻ.
Những bức hình nghệ thuật đầy ma mị, cuốn hút của Hani Nguyễn

Khi đợi sơn vẽ, Hiền Trang thường nghĩ về tác phẩm đã được hoàn thành để ý chí không bị lung lạc. Công việc này mang lại niềm thích thú và tự hào cho cô, không có nhiều lo ngại như trên lý thuyết. Trước khi nhận lời làm mẫu, Hani luôn tìm hiểu rõ về người mình sẽ hợp tác nên không sợ hãi rủi ro bị sàm sỡ hay tung ảnh nóng.
Để có được một tác phẩm hoàn hảo, mẫu nữ tuân theo các nguyên tắc sau: “Một đêm trước ngày chụp, tôi thường không mặc đồ lót để tránh làm hằn cơ thể, gây khó cho việc sơn vẽ. Còn trong ngày chụp, tôi uống rất ít nước, thậm chí không uống để không cần đi vệ sinh, tránh làm gián đoạn buổi vẽ hoặc khi mình di chuyển nhiều sẽ làm hư tác phẩm, sẽ phải tô hoặc vẽ lại.” Ngoài ra, cô lưu ý tẩy sạch lông cơ thể để tác phẩm được mướt hơn.
Sau một ngày làm việc mệt nhoài, việc tẩy rửa cơ thể đối với Hiền Trang rất khó khăn và đau đớn vì phải mất 3-4 lần kỳ cọ mới tắm sạch được.


Một tác phẩm được cô chụp lại bằng điện thoại

Nhìn nhận chung về nghề mẫu body painting, Hani cho rằng: “Dung tục và phản cảm trong nghề này là 2 định nghĩa rất mong manh. Nó phụ thuộc vào thông điệp mà người mẫu truyền tải tới người xem. Nếu ai chỉ mong nổi tiếng, bất chấp khoe da thịt thì cái nhận lại tất yếu là ánh nhìn búa rìu từ dư luận. Còn khi bức ảnh toát lên hồn chân, thiện, mỹ thì người xem tự khắc có cái nhìn thiện cảm.”
Hiện tại, Hiền Trang đã rút khỏi nghề, an phận làm một bà mẹ đơn thân. Có thể nói, 4 năm theo nghề là 4 năm tươi đẹp trong tuổi thanh xuân của cô. Cô luôn “cảm thấy thú vị khi theo đuổi bộ môn mà hiếm người theo, sau đó là tự hào về bản thân đã không bị tiền cám dỗ, làm mờ mắt.” Cô không tiếc nuối về những gì đã qua bởi mọi thứ đều có cơ duyên, nguyên nhân và kết quả của nó.

Ngắm thêm một tác phẩm ấn tượng khác do Hani thực hiện



--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Tuesday, October 8, 2019

CHIỀU -Thơ Hồ Dzếnh -Dương Thiệu Tước -Thanh Thúy -NDD



CHIỀU -Thơ Hồ Dzếnh -Dương Thiệu Tước -Thanh Thúy -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE7117aVfLISD_CXQ-nUJSXDM

 

CA SI THANH THUY PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PL794DB2B6033E0B0B&disable_polymer=true


---------- Forwarded message ---------
From: Cuong Truong <
Date: Sat, Oct 5, 2019 at 9:13 AM
Subject: National birds from around the world.

National birds from around the world

Slide 1 of 60: red-crested turaco (Tauraco erythrolophus) in natural surroundings

Angola – red-crested turaco.




Slide 2 of 60

Antigua and Barbuda - magnificent frigatebird.




Slide 3 of 60: Mourning Dove (Zenaida macroura) sitting on a boardwalk railing, Florida

British Virgin Islands - mourning dove.




Slide 4 of 60: Rufous Hornero

Argentina - rufous hornero.




Slide 5 of 60: Beautiful nestling barn swallows (Hirundo rustica) sitting on the cable after the rain.Similary

Austria, Estonia - barn swallow.




Slide 6 of 60: Flamingos or flamingoes are a type of wading bird in the family Phoenicopteridae. Red Flamingos come from America

Bahamas - flamingo.




Slide 7 of 60: A group of Himalayan bulbul at water stream.

Bahrain - Himalayan bulbul.




Slide 8 of 60: Oriental Magpie Robin in the garden.

Bangladesh - oriental magpie robin.




Slide 9 of 60: Bellissimo esemplare nel suo ambiente naturale

Belarus, Lithuania - white stork.




Slide 10 of 60: Female kestrel looking right and perched on an old tree stump with a forest in the background

Belgium - common kestrel.




Slide 11 of 60

Belize - keel-billed toucan.




Slide 12 of 60: Raven

Bhutan - common raven.




Slide 13 of 60: Andean Condor (Vultur gryphus) sitting at Mirador Cruz del Condor in Colca Canyon, Peru. Andean condor is the largest flying bird in the world by combined measurement of weight and wingspan

Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador - Andean condor.




Slide 14 of 60: Rufous-bellied thrush (Turdus rufiventris) male on branch in garden, Itanhaem, Brazil

Brazil - rufous-bellied thrush.




Slide 15 of 60: Giant Ibis (Thaumatibis gigantea) adult, foraging, probing mud at edge of water, Tmatboey, Cambodia, March

Cambodia - giant ibis.




Slide 16 of 60: Clay-colored Thrush perched on a fence post.

Costa Rica - clay-colored thrush.




Slide 17 of 60: A cuban trogon (Priotelus temnurus) on the green natural background. Cuba

Cuba - Cuban trogon.




Slide 18 of 60: Mute Swan (Cygnus olor) carrying a young cygnet for faster travelling and protection.

Denmark - mute swan.




Slide 19 of 60: The palmchat is a small, long-tailed passerine bird, the only species in the genus Dulus and the family Dulidae.Is the national bird of the Dominican Republic and endemic of Hispaniola Island.

Dominican Republic - palmchat.




Slide 20 of 60: One steppe eagle, Aquila nipalensis, flying over a snowy meadow during snowfall. Trees and grass in the background

Egypt - steppe eagle.




Slide 21 of 60: Turquoise-browed Motmot sitting on a branch

El Salvador, Nicaragua - turquoise-browed motmot.




Slide 22 of 60: Eurasian Oystercatcher on Seashore
Faroe Islands - Eurasian oystercatcher.



Slide 23 of 60

Finland - whooper swan.




Slide 24 of 60: A wild little owl looking at the camera in the rain

Greece - little owl.




Slide 25 of 60: Resplendent Quetzal (Pharomachrus mocinno) male resting on mossy branch, and surrounded by small avocado fruits, Costa Rica

Guatemala - resplendent quetzal.




Slide 26 of 60

Guyana - hoatzin.




Slide 27 of 60

Honduras - scarlet macaw.




Slide 28 of 60: Saker Falcon Getting Ready To Take Flight

Hungary, Mongolia - saker falcon.




Slide 29 of 60: Hawk portrait looking directly at you

Iceland - gyrfalcon.




Slide 30 of 60: 'The Indian Paecock, Pavo cristatus, displays its brilliant plumage - a splendid display of greens all around.'

India - Indian peacock.



Slide 31 of 60: An Indonesian endemic, the Javan Hawk-Eagle occurs in humid tropical forests of Java.The Javan Hawk-Eagle is the national bird of Indonesia, where it is commonly referred to as Garuda, from the bird-like creatures in Hindu and Buddhist myths. The scientific name commemorates Hans Bartels.It is one of the rarest raptors. Due to ongoing habitat loss, small population size, limited range and hunting in some areas, it is evaluated as Endangered species.

Indonesia - Javan hawk-eagle.




Slide 32 of 60: Common Nightingale perched in a tree singing loud

Iran - common nightingale.




Slide 33 of 60: Chukar Partridge.

Iraq, Pakistan - chukar partridge.




Slide 34 of 60

Israel - hoopoe.




Slide 35 of 60

Jamaica - doctor bird.




Slide 36 of 60: The green pheasant (Phasianus versicolor), also known as Japanese green pheasant, is native to the Japanese archipelago, to which it is endemic.

Japan - Green pheasant.




Slide 37 of 60: Sinai Rosefinch (male) Carpodacus synoicus

Jordan - Sinai rosefinch.




Slide 38 of 60

Latvia - white wagtail.




Slide 39 of 60: Goldcrest on perch

Luxembourg - goldcrest.




Slide 40 of 60: Attacking African fish eagle in flight - Lake Naivasha

Malawi, Namibia, South Sudan, Zambia, Zimbabwe - African fish eagle.




Slide 41 of 60: A golden eagle is ready to hunt.

Mexico - golden eagle.




Slide 42 of 60

Malaysia - rhinoceros hornbill.




Slide 43 of 60: Himalayan Monal at Chopta , Tungnath

Nepal - Himalayan monal.




Slide 44 of 60: The black crowned crane (Balearica pavonina) is a bird in the crane family Gruidae.  It occurs in dry savannah in Africa south of the Sahara, although in nests in somewhat wetter habitats. It is about 1 m (3.3 ft) long, has a 1.87 m (6.2 ft) wingspan and weighs about 3.6 kg (8 lbs). Like all cranes, the black crowned crane eats insects, reptiles, and small mammals. It is endangered, especially in the west, by habitat loss and degradation.

Nigeria - black crowned crane.




Slide 45 of 60: A northern goshawk (Accipiter gentilis) hidden behind the leaves of a beech, monitors their potential prey in the forest, in autumn.

North Korea - Northern goshawk.




Slide 46 of 60

Norway - white-throated dipper.




Slide 47 of 60: Raggiana Bird-of-paradise (Paradisaea raggiana) in Varirata National Park, Papua New Guinea

Papua New Guinea - Raggiana bird-of-paradise.




Slide 48 of 60: Bare-throated Bellbird in a Branch

Paraguay - bare-throated bellbird.




Slide 49 of 60: cock of the rock bird

Peru - Andean cock-of-the-rock.




Slide 50 of 60: The Philippine eagle is the world’s largest eagle with a wingspan of up to 2 meters, a body length of 90 centimetres, and a weight of 4.5 to 8 kilograms. In addition to its size, the Philippine eagle is also distinguished by what might be called a ‘mane’ of brown and white feathers on its head. This mane can be raised or lowered at will. The underside of this eagle is white except for the primary and secondary wing feathers and tail, and the upper side is dark brown. The beak and facial mask are black.

Philippines - Philippine eagle.




Slide 51 of 60: Puerto Rico Spindalis (Spindalis portoricensis), El Yunque Rain Forest, Puerto Rico

Puerto Rico - Puerto Rico spindalis.




Slide 52 of 60: Griffon Vulture in a detailed portrait, standing on a rock overseeing his territory

Serbia - griffon vulture.




Slide 53 of 60: Blue crane

South Africa - blue crane.




Slide 54 of 60: Secretary bird walking towards the camera seen from the front.

Sudan - secretary bird.




Slide 55 of 60: Common or Eurasian blackbird profile in spring meadow

Sweden - common blackbird.




Slide 56 of 60: Male Siamese fireback (Lophura diardi) National bird of Thailand walking on the ground in the forest, side view breeding season plumage.

Thailand - Siamese fireback.




Slide 57 of 60: Scarlet ibis (eudocimus ruber), taking a break from preening his feathers.

Trinidad - scarlet ibis.




Slide 58 of 60: Portrait of Grey Crowned Crane

Uganda - grey crowned crane.




Slide 59 of 60: A bald eagle lands in a tree above Brooks Falls, Katmai National Park

United States - bald eagle.




Slide 60 of 60: Troupial (Icterus icterus) sitting on branch, Cabo Rojo Salt Flats, Puerto Rico

Venezuela - Venezuelan troupial.

Hết.




--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List