Saturday, May 24, 2014

Ca Si Hoang Oanh : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat


***SUPER HD YOUTUBE "Nam Quan Hận Khúc -Lời Hồ Đình Phương -Văn Giảng -Hoàng Oanh-NNS"


***SUPER HD YOUTUBE "Nam Quốc Sơn Hà -Hịch: Lý Thường Kiệt -Vũ Hoàng -Hoàng Dũng -NNS"


***HD YT PLAYLIST "Ca Si Hoang Oanh" 


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG


PhungTran Playlist Channel has shared a video playlist with you on YouTube



24
videos


©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066



Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần : 25-5-2014
Văn Ging: Nam Quan Hn Khúc
Lời: H Đình Phương
Tiếng hát:
Hoàng Oanh
Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ được thành lập. Cũng trong năm đó, Nguyễn Trãi thi đỗ  Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Cha Ông, Nguyễn Phi Khanh, cũng ra làm quan, đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1407, Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, trong số đó có Nguyễn Phi Khanh. Đại Ngu từ đó rơi vào ách Minh thuộc. (Đại Ngu (大虞) là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ (1400 - 1407). Chữ Ngu () ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình", chứ không có nghĩa là "ngu si" (愚癡). Quốc hiệu Đại Ngu được sử dụng trong khoảng thời gian rất ngắn trong nước Việt Nam ta cho đến khi quân Minh xâm chiếm nhà họ Hồ, do không được sự ủng hộ của nhân dân nên nhà họ Hồ đã làm mất nước. Sau khi nhà Hậu Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt (năm 1428)).
Theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi ra hàng quân Minh, Trương Phụ muốn dụ dỗ ông ra làm quan nhưng Nguyễn Trãi từ chối. Trương Phụ tức giận, muốn đem Nguyễn Trãi giết đi nhưng Thượng thư Hoàng Phúc tiếc tài Nguyễn Trãi, tha cho và giam lỏng ở Đông Quan. Ông lòng giận quân Minh tham độc, muốn tìm vị chân chúa để thờ nhưng chưa biết tìm ở đâu, bèn trốn đi. Đêm ngủ ở quán Trấn Vũ cầu mộng, được thần báo cho tên họ Lê Thái Tổ, bèn vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa.

Theo Nguyễn Lương Bích trong "Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước", dựa trên văn thơ của Nguyễn Trãi để lại và một vài ghi chép của Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục nói Nhà Hồ mất, ông về ở ẩn, trong một khoảng thời gian khá dài chứ không hề bị quân Minh bắt giữ. Những tư tưởng chính trị, quân sự ưu tú cùng nhiều quan điểm đạo đức, triết học của ông đã được củng cố và phát triển tốt đẹp trong thời kỳ này. Trên cơ sở của thực tiễn cuộc sống và những kinh nghiệm chiến đấu của các thời đại, đồng thời cũng rút ra từ tư tưởng nhân nghĩa của ông, Nguyễn Trãi đã xây dựng cho mình những quan điểm đúng đắn về khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược.
Phạm Đình Hổ trong "Tang thương ngẫu lục" viết Nhà Hồ mất, ông tránh loạn ở Côn Sơn.
Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm Ngày sinh của ông, Nguyễn Trãi đã được UNESCO tôn vinh Danh nhân văn hóa thế giới.
Hoặc có thể vào link sau đây để thưởng thức hơn 600 YouTube đặc sắc khác:
http://www.youtube.com/user/phthoihoa

Tình thân,
Kính.
NNS
........................................................................................................................
(1) Nguyn Huy Thip: Nguyn Th L
Vp phi đi phàm tc
Chi
ếc thuyn tình v tan... (T mt ý thơ ca Maiacôpxki)
Họ gặp nhau khoảng giờ Tỵ, một ngày thu. Hôm ấy Nguyễn Trãi từ Côn Sơn trở lại Đông Đô, ông ghé nghỉ ở một quán khách ven đường. Cùng đi với ông có Hoàng môn thị lang Thái Quân Thực.
Đông Đô - ở thế kỷ thứ XV dưới triều vua Lê Thái Tôn có vẻ đẹp của người đẹp mê ngủ. Nắng ngoài đường rực rỡ. Những hàng cây cơm nguội nở hoa. Những cây dương liêu ngơ ngac buồn. Trời rất xanh. Giữa trời có đám mây tràng trông hệt dáng điệu một nhà hiền triết. Thoắt cái, gió xua mây đi, nhà hiền triết biến thành con chó xồm lớn.
Nguyễn ngồi yên lặng, ông nâng chén rượu mà Thái Quân Thực vừa dốc ở, trong nậm ra. Đúng lúc ấy thì Nguyễn Thị Lộ cùng Thị nội cung tần Trịnh Ngọc Yến bước vào. Nguyễn cũng chẳng để ý. Mắt ông đăm đắm nhìn những tăm rượu sủi lên trong chén. Tưởng như có tiếng ong bay đâu đây. Thời tiết nóng nực, một thứ nóng uể oai, rất dễ là m người ngủ gật. Câu chuyện giữa Nguyễn và Thái Quân Thực rơi rạc. Thái Quân Thực biết Nguyễn đang có tâm sự trong lòng, vì vậy chuyện được vài câu ông không nói năng gì nữa mà cứ một mình thản nhiên đánh chén. Ông kệ cho Nguyễn chìm đắm tư lự một mình.
ở một góc quán khác, Nguyễn Thị Lộ và Thị nội cung tần Trịnh Ngọc Yến đã an vị. Người hầu bàn đang hỏi món ăn. Vẻ sốt sắng của người hầu bàn làm Nguyễn để ý. Ông nước mắt lên nhìn và nhận ra Nguyễn Thị Lộ. Tạo hóa đã dày công chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này những 29 năm 9 tháng 10 ngày.
Lúc này, ở ngoài phố vọng lại tiếng rao của hàng quà rong nghe rất động lòng. Nguyễn nhận ra Nguyễn Thị Lộ. Trong giây khắc, trái tim ông ngừng đập. Con người cũ trong ông chết đi. Giây khắc sau ông sống lại, bắt đầu chuyển thành con người khác. Nguyễn cau mày. Ông đã gặp người này ở đâu? Từ bao giờ. Ở đâu? Từ bao giờ? Nguyễn căng óc suy nghĩ...
Có lẽ từ lâu lắm. Từ khi còn nằm trong bụng mẹ ông đã bắt gặp khuôn mặt này rồi. Ký ức vụt dậy nhanh như tia chớp. Ông không nhớ gì cả. Không - có khuôn mặt ấy trong ký ức ông. Ngôi nhà ven sông...Góc thành Nam, lều một gian...Chặng đường rừng xa vắng...Buổi gặp mặt Lê Lợi lần đầu...Những đêm chong đèn viết “Bình Ngô sách”...Hội thề Lam Sơn...Những lần hành quân vất vả. Buổi tiễn đưa Vương Thông...Bữa thiết triều đầu tiên ở điện Kính thiên...Những ngày tù ngục...Không thấy có khuôn mặt người phụ nữ này.
Nguyễn vẫn suy nghĩ. Thoáng câu thơ cũ xen ngang:
Tây tân sơ nghị trạo / Phong cảnh tiện giang hồ...”
Bến Tây thuyền mới ghé mái chèo, thoắt cái phong cảnh đã là giang hồ rồi.
Hồi thủ Đông Hoa địa / Trần ai giác dĩ vô”
Ngoảnh lại nhìn chỗ của Đông Hoa là nơi phồn hoa thì đã thấy mình không còn là bụi bặm nữa. Nguyễn suy nghĩ. Trán ông cau lại. Mắt ông vẫn đăm đăm nhìn về phía Nguyễn Thị Lộ. Thực ra, nếu lúc ấy Thái Quân Thực ngồi yên thì chăng xảy ra chuyện gì. Song, Thái Quân Thực dõi theo ánh mắt Nguyễn và thốt ra câu hỏi định mệnh:
- Người quen à?
Câu hỏi nhắc Nguyễn đứng dậy. Định mệnh mượn lời Thái Quân Thực làm một cú đẩy vào số phận Nguyễn. Ông bước như đạp mây đến chỗ hai người phụ nữ. Ông chào, vừa sốt sắng, vừa tự tin,. lại vừa háo hức. Ông xưng danh. Ông nói về mình. Ông nhận ra vẻ thích thú trong ánh mắt nàng. Họ làm quen nhau. Ông được biết tên nàng là Nguyễn Thị Lộ. Tên của nàng không gây được ấn tượng gì cho ông. Nàng mời ông đến chơi. Ông vui vẻ nhận lời. Buổi đầu làm quen chỉ độ khoảng giập bã trầu. Nguyễn cáo lui. Ông quay về chỗ Thái Quân Thực.
“Hồi đầu tam thập niên tiền sự / Mộng lý du du cánh mạc tầm...”
Quay đầu nhớ lại ba chụt năm về trước mà trong mộng mịt mù không tìm ra được.
- Ở nàng, rạng lên một ánh sáng linh điệu từ phía bên ngoài, không trùng lên con người thật của nàng. Bởi thế nàng bị tan giữa đám đông, không ai nhận ra. Người ta chỉ biết có hình hài. Tướng ẩn...
Nguyễn nghĩ vậy. Ông lén ngắm nàng một lần nữa. Ông bị rung chuyển. Ông cũng không biết rằng số phận hai người từ nay đã được ràng buộc với nhau. Nơi nào giữa xa xôi kia trong vũ trụ mênh mông, tạo hóa mỉm cười. Thái Quân Thực hỏi Nguyễn:
- Người quen à?
Nguyễn gật đầu.
Thái Quân Thực không biết rằng ông vừa chứng kiến cuộc gặp gỡ tình duyên hết sức oái oăm, đến mãi sau này người ta còn nhắc.
*
Khi Nguyễn Trãi đến thăm Nguyễn Thị Lộ thì lúc ấy nàng đang vận một bộ áo xoàng xĩnh trong nhà. Nàng định thay áo thì Nguyễn ngăn lại. Nguyễn kéo ngọn nến về phía mình để nàng ngồi chìm trong phía bóng tối. Nguyễn đưa mắt nhìn đâu đó qua cửa sổ. Lúc này ở ngoài trời khoảng không hư áo lắm, lẫn lộn những bụi hơi nước của tiết trời thu, ánh sáng lắt lay của ngọn đèn lồng ngoài đường và ráng hoàng hôn yếu ớt phía trởi Tây còn sót lại:
Nguyễn bận bịu cả ngày. Ông chỉ rảnh rang vào chập tối....
Cho đến lúc ấy, có lẽ cũng chẳng xảy ra chuyện gì nếu Nguyễn Thị Lộ tầm thường như những phụ nữ khác. Nàng không súng sính bởi học vấn hoặc phẩm hạnh,cũng không cứng nhắc bởi đồ lót mình. Nàng trinh bạch, điềm tĩnh và cương nghị. Vẻ trinh bạch ấy của nàng khiến ông thắt tim lại lo sợ. Nguyễn đã hiểu bao điều khốn nạn diễn ra xung quanh. Bao nhiêu phàm tục của ngày hôm nay, hôm sau, hôm sau nữa...? Rồi còn tháng tới?
Họ nói chuyện về mùa màng, những việc xảy ra trong cung từ khi vua Lê Thái Tổ băng hà, những bài thơ chữ Hán của Nguyễn viết ở Côn Sơn, cuộc đời gian truân của ông, phép ứng xử của đẳng cấp quý tộc mới được hình thành...Câu chuyện lan man, vui vẻ, có lẫn những nhận xét sắc sảo. Nguyễn hết sức ngạc nhiên trước trí lự phi thường của Nguyễn Thị Lộ. Thường ít có người theo kịp những dòng suy nghĩ sắc bén của ông. Ông gần như không có bạn, không có tri âm tri kỷ. Dưới một bề ngoài bình thản, rụt rè, Nguyễn giấu mình trong vỏ ốc.
Nguyễn Thị Lộ theo sát những ý nghĩ của Nguyễn. Nàng thường tóm tắt được ý nghĩ của Nguyễn bằng một hai từ hết sức chính xác, giản dị. Điều ấy kích thích trí tưởng tượng bay bổng và thỏa mãn những căng thẳng trong tinh thần ông. Nàng không hề vướng bận bởi các thành kiến xã hội và các quy ước xã giao thông tục. Người ta luôn lầm lẫn...
Nguyễn nói. Nàng lắng nghe. Nàng hình dung người ta lầm lẫn thế nào. Gà nhầm với cuốc. Chó nhầm với dê. Lễ nhạc cũng nhầm. Đường hướng cũng nhầm. Con người hành hạ nhau, lăng nhục nhau. Nàng nhận ra mối quan tâm của Nguyễn là to lớn. Ông là một nhà duy mỹ, trước hết là nhà duy mỹ. Đạo đức duy mỹ chất chứa hiểm nguy, chất chứa phiêu lưu nhưng nó sâu sắc, không bịp bợm, hắn nó giá trị gấp triệu lần thứ đạo đức duy lý trắng trợn của trật tự bầy đoàn.
Thời gian trôi nhanh. Họ cảm thấy như đã thân nhau. Nguyễn cố ghìm điều mong muốn được vuốt ve bàn tay nàng. Từ trong thành, vọng lại tiếng trống điểm canh. Yên lặng dễ sợ. Tiếng côn trùng ùa vào căn phòng riết róng và buồn bã. Thậm chí nghe rõ cả tiếng hạt sương rơi trên tàu lá tiêu.
- Rồi cái chết...
Nguyễn nói. Nàng hình dung người chết nằm dưới đất. Đêm tối hoàn toàn. Đêm tối vĩnh viễn. Rất nhiều đất, hết lớp này lớp khác, cứ thế mãi mới đến được mặt đất. Trên mặt đất là cỏ ấu, cỏ gà cỏ chân chim, cỏ gianh, cúc, thầu dầu, cả xương rồng nữa. Những con kiến đen, kiến đỏ, kiến gió, kiến bọ đọt chạy nháo nhác. Không ai biết dưới đất có con người đang nằm, cứ thế tự tiêu đi, vừa nằm vừa hồi tưởng. Chỉ được hồi tưởng thôi. Chỉ có cách duy nhất là hồi tưởng. Vĩnh viễn chỉ biết hồi tưởng. Ngậm miệng lại. Không được nói. Không được cựa mình. Vọng lại tiếng trống điểm canh. Nguyễn cáo lui. Nàng tiễn ông ra cửa...Theo thói quen, nàng nhăn mũi. Nguyễn bật cười. áo ông vướng vào gốc bạch đào trước cửa. Nàng cúi xuống gỡ áo cho ông. Cây đào tươi tốt, đang vào nụ. Nàng hỏi ông có thích hoa không? Chính ông cũng không biết nữa.
Nàng bỗng hỏí xin ông một bài thơ hoa. Ông vui vẻ gật đầu. Họ quay trở lại phòng khách. Sẵn nghiên bút, Nguyễn vén ống tay áo và những lời thơ xuất thần tuôn trào như nước chảy:
Một đóa đào hoa khéo tốt tươi / Tường xuân mơn mởn thấy xuân cười / Động phong ắt có tình hay nữa / Kiện tiển mùi hương dễ động người.
Động người hoa khéo tỏ tinh thần / ít bởi vì hoa, ít bởi xuân / Rỉ sứ chim xanh đừng chuốc lỗi / Bù trì đã có khí hồng quân.
Khí hồng quân hãy sá tài qua / Chớ phụ xuân này chớ phụ hoa / Hoa có ý thì xuân có ý / Đâu đâu cũng một khí dương hòa.
Khí dương hòa há có tư / Năng một hoa này nhẫn mọi loài / Tính kể chỉn còn ba tháng nữa / Kịp xuân mựa để má đào phai.
Má đào phai hết bởi xuân qua / Nếu lại đâm thì liền luống hoa / Yến sở Dao - trì đà có hẹn / Chớ cho Phương Sóc đến lân la.
Phương Sóc lân la, đã hở cơ / Mấy phen trộm được há tình cờ / Có ai ướm hỏi tiên Vương Mẫu / Tin khá tin mà ngờ khá ngờ...”.
*
Khi Nguyễn gặp vua Lê Thái Tôn bày tỏ những ý tưởng của ông, thực ra trong thâm tâm Nguyễn cũng thừa hiểu sự vô nghĩa của việc mình làm. Những năm gắn bó với vua Lê Thái Tổ từ ngày khởi nghiệp đã cho ông những kinh nghiệm cay đắng về thế sự. Những buổi trò chuyện với Nguyễn Thị Lộ giúp Nguyễn nhiều điều. Trong vắt như nước suối, nàng lặng lẽ để cho ông gạn lọc những ý tưởng của mình. Hoàn toàn giản dị, nàng chảy một cách từ từ, chậm rãi, tự tin, vừa độ lượng, vừa ích kỉ chính trong dòng đời. Chỉ nhìn thấy nàng, Nguyễn nhận ra ngay ông đã sai lầm hoặc ông đã đúng trong các suy luận. Nàng chẳng hỏi ông nghĩ gì và các suy luận ấy của ông đầu cuối ra sao, xuất phát từ đâu, đến đâu chấm dứt. Nguyễn so sánh những ý tưởng mơ hồ trong đầu óc ông với cách nàng quét nhà hoặc nàng ngáp ngủ. Chỉ có nàng mới có khả năng siêu phàm giúp ông đối chiếu cái thế giới ảo vô hình với cái thế giới thực hưu hình quanh mình, điểu mà ông biết chắc chắn ông có hoài công đi khắp thế gian ông cũng chẳng tìm ra được một người phụ nữ thứ hai như vậy.
Từ nhỏ, Nguyễn đã sớm nhận ra sự lạc loài của ông giữa đám đông. Ông như khoai giữa ngô, như lạc giữa vừng. Ông là một thứ chất liệu khác. Ông cô đơn chính với đồng loại của mình. Gặp Nguyễn Thị Lộ, Nguyễn sống ráo riết hơn và nghiêm nhặt hơn. Ông rà xét lại mình và nhận ra một loạt yếu kém trong phương diện tinh thần cũng như cách tổ chức cuộc đời. Cho đến lúc này, Nguyễn mới có thể cắt nghĩa được bản chất các sự kiện đã từng diễn ra với ông và cả triều đại.
Trước đây, khi dâng “Bình Ngô sách” cho Bình Định Vương Lê Lợi, Nguyễn đề xuất tư tưởng nhân nghĩa, ông coi nó là máu thịt dân tộc, là nguyên tắc ứng xử giữa con người. Nguyễn đã hướng về tuyệt đối. Song chính Nguyễn đã một chiều, thậm chí không tưởng. Lê Lợi tỉnh táo hơn, nhận ra Nguyễn đã mắc bẫy bởi chính tư tưởng của mình. Lê Lợi biết tư tưởng đó chỉ là ngọn cờ khởi sự chứ không phải phương pháp. Hơn nữa, ngọn cờ ấy chỉ phù hợp với tình trạng khốn cùng về vật chất của đám đông trong từng khoảng thời gian nhất thời. Lê Lợi vĩ đại vì đã thực tế hơn Nguyễn về cuộc sống. Nguyễn vốn giàu tưởng tượng - hình dung ra những bi kịch tập thể nhưng Lê Lợi biết chắc chắn chỉ có những bi kịch cá nhân và chỉ là những bi kịch cá nhân, mãi mãi là những bi kịch cá nhân. Nguyễn tôn sùng đám đông nhưng Lê Lợi tin chắc chỉ có những cá nhân siêu việt mới có khả năng gây men cho lịch sử. Lê Lợi hiểu rõ khả năng tạo dựng và khả năng phá bỏ của Nguyễn nhưng Nguyễn lại không có khả năng giữ nguyên tình trạng. Giữ nguyên tình trạng đòi hỏi một sự ngu xuẩn phi thường, một sự ngu xuẩn thiên tài. Bao giờ cũng vậy, giữ nguyên tình trạng đòi hỏi những con bệnh lớn.
Nguyễn xem xét lại mình và ông hoảng sợ bởi những tham vọng mơ mộng của mình. Nguyễn hiểu những khó khăn của việc thi hành đạo. Oái oăm ở chỗ đạo là thứ danh không phải là danh, điều ấy đẻ ra những khó khăn trong xuất xứ. Chính Khổng Tử cho rằng người làm quan là để thi hành điều nghĩa chứ đạo thì chẳng thi hành được. Nguyễn Thị Lộ lo lắng bởi những đổi thay trong tinh thần Nguyễn. Nàng cũng không hiếu Nguyễn đến với nàng với mong muốn gì? Thực ra, Nguyễn mong muốn ở chính bản thân. Ông cô đơn giữa đời như một hành tinh hoặc một ngọn gió. Điều ấy khiến nàng xót xa. Nguyễn biết gắn bó với nàng là ông chuốc họa vào mình. Nhưng biết thế, Nguyễn vẫn gắn bó với nàng. Bởi nàng là Nguyễn Thị Lộ. Vì nàng là Nguyễn Thị Lộ. Chỉ có một Nguyễn Thị Lộ.
Còn Nguyễn, Nguyễn đâu có hai cuộc đời? Rồi ngày nào đấy Nguyễn cũng chết đi, trên nấm mộ chỉ có cỏ xanh. Như bao người khác. Chỉ có cỏ xanh: cỏ ấu, cỏ gà, cỏ chân chim, cỏ. gianh, cúc, thầu dầu, xương rồng.Những con kiến ca hát. Và chúng ca hát theo kiểu kiến.
*
Không thể nói Nguyễn Trãi đã sống thanh thản dưới triều vua Lê Thái Tôn. Vị vua trẻ sớm nắm quyền lực, lại ít kinh nghiệm sống, chỉ thích sự chiều nịnh hơn là nói thẳng, những cột trụ nhà nước như bọn Lê Ngân, Lê Sát, Lê Văn Linh, Lê Hy...đều là những chính khách xuất thân giang hồ, trị nước bằng mưu mẹo chứ không xuất phát từ đạo và luật. Thêm nữa, bọn Lương Đăng và Hạ Đăng Đắc xúm lại phò nịnh, đẩy lòng kiêu ngạo của người có thế lực lên tột bực. Giới quý tộc cung dình mới qua được một đời còn hết sức quê mùa về lối sống, chưa có được đời sống tinh thần vương giả, luôn nhầm lẫn giả thật, thực hư. Hơn nữa, ý thức xây dựng một tập đoàn quyền lực dựa trên đạo nghĩa, kỷ cương không được củng cố. Cung đình giống như nơi tụ họp các anh hùng lục lâm, chỗ nhóm lửa, chỗ thổi cơm, chỗ múa giáo, chế được đặt ra do vui chuyện mà định. Trên các chân dung chính khách chỉ nhìn thấy các cơ mặt bất động hoàn toàn, biểu thị tinh thần chính trị tù đọng tột cùng. Số trẻ trung hơn, dễ thấy trên gương mặt họ những nét chối bỏ thẳng thừng học vấn, chỉ chờ đón tiếp nhận cảm giác lạc thú.
Nguyễn sống âm thầm. Khi về Côn Sơn, khi ra Đông Đô, chẳng nơi nào ông thấy yên ổn. Nội tâm ông sôi réo, thúc giục. Ông tránh các tình huống pìlải tự biểu hìện. Những mũi tên đố kị hằn thù rình ông từ bốn phía.
Nguyễn Thị Lộ biết rõ giá trị con người Nguyễn. Nàng thông cảm những nỗi dày xé trong tâm hồn ông. Nàng biết ông đang chạy tế lên phía trước trong hệ thống tư tưởng đương thời, vừa hung hãn, vừa tuyệt vọng.
Mới đầu, nàng quý trọng ông theo cách người ta quý trọng một con thú hiếm, giống như quý trọng một con tê giác độc nhất có hai sừng. Dần dần, nàng hiểu ra rằng ông không trông chờ ở nàng điều ấy. Nguyễn đến với nàng bằng tình yêu thương tuyệt vọng đốl với con người, vừa đọ lượng, vừa bao dung, vừa đầy kinh nghiệm. Ông yêu thương nàng bằng toàn bộ tri thức văn hóa cùng sự từ tế ở trong lòng ông.
Cuối cùng điều ấy cũng đến. Nguyễn ngỏ lời cầu hôn với nàng giản dị và mạch lạc. Chắc khi đứng trước Vương Thông, Mã Kỳ, Phương Chính...Nguyễn cũng thế này. Thoạt tiện, cung cách ấy dễ gây ấn tượng về một con người chán đời khủng khiếp, ai biết đằng sau cung cách ấy là một khốí lửa khổng lồ Nguyễn bày tỏ với nàng như thể một việc tình cờ hoặc tiện dịp. Nàng biết ông hoang mang. Những sóng gió trong cuộc đời khiến ông không còn tự tin mình nữa. Hết sức nhạy cảm, nàng thấy thương xót ông tận đáy lòng. Nàng biết, Nguyễn phải ngăn ngừa cảm xúc chính mình. Nàng chỉ gợn chút hợm hĩnh lạnh lẽo, ông sẽ biến mất; còn nàng đa cảm nồng nàn ông cũng bỏ đi. Bao nhiêu công việc đang chờ đợi Nguyễn. Ông đâu phải là người trăng gió đa tình. Hôm Nguyễn ngỏ lời cầu hôn, trời mưa như trút. Đồn rằng hôm ấy có rồng bay trên sông Cái.
*
Họ tao thân cho nhau vào một buổi đêm yên tĩnh. Ngọn nến để ở một góc phòng kiên nhẫn cháy. Nguyễn Thị Lộ biết Nguyễn cũng kiên nhẫn cháy như thế khi hình bóng nàng nằm giữa tim ông.
Nàng quay lưng về phía Nguyễn, cởi xiêm áo lộn qua đầu. Thân hình dài dài, thanh mảnh của nàng hiện ra lấp loáng trong bóng tối. Khi nàng luồn vào, nằm nép bên Nguyễn, ông lặng người đi, lòng ngập tràn tình cảm biết ơn vô hạn. Nguyễn lắng nghe tiếng nàng thở dốc. Ông mỉm cười trong bóng tối khi nghĩ rằng cả nàng, cả ông, cả hai hệt như hai đứa bé con. Nguyễn vùi đầu vào bộ ngực mảnh khảnh của nàng. Cảm giác về sự bé nhỏ yếu ớt của nàng, của con người nói chung giữa tự nhiên mênh mông, giữa vũ trụ mênh mông khiến lòng ông nhói đau. Ông, chính ông chứ không ai khác, ông phải chứng tỏ một điều gì đấy bởi sự tốt đẹp thật sự trong thế giới này.
Họ nằm yên lặng, vui thích lắng nghe những tiếng lách tách cháy từ ngọn nến.
Nguyễn cũng đã cháy như thế, cháy bùng như một ngọn đuốc dẻo dai, kiên cường cho đến trót đời.
Nguyễn Trãi đã trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, bao nhiêu đau đớn, bất hạnh, bao nhiêu niềm vui, nỗi buồn, bao nhiêu vinh quang kể từ ngày ấy. Không một người thưởng nào có được số phận lạ lùng như ông trong 500 năm nay.
500 năm, tức là năm thế kỷ
(2) Gs Carl Thayer: Kch bn chiến tranh Vit -Trung (Mc Lâm, RFA)
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu tiếp tục kéo dài thì khả năng một cuộc chiến ngắn hạn do Trung Quốc phát động có thể diễn ra. Câu hỏi đặt ra: Trung quốc sẽ sử dụng vũ khí nào và Việt Nam có thể ứng phó ra sao, trong bao lâu? Mặc Lâm phỏng vấn GS Carl Thayer hiện là cố vấn cho Học Viện Quốc phòng Úc để biết thêm ý kiến một chuyên gia quân sự trước những câu hỏi này.
Mặc Lâm: Thưa GS nếu cuộc chiến xảy ra, liệu Trung Quốc sẽ dùng loại vũ khí chiến lược nào để tấn công Việt Nam nhằm chiếm thế thượng phong thưa ông?
GS Carl Thayer: Vũ khí bí mật mà Trung Quốc xem là mạnh nhất có thể nói là hỏa tiển đạn đạo nhưng tôi nghĩ họ sẽ không cần sử dụng tới nó vì nếu chiến tranh có diễn ra sẽ là các cuộc hải chiến trên biển và Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh không quân của họ để tấn công và yểm trợ cho hải quân. Những cứ điểm quan trọng của Việt Nam như Hải Phòng, Nha Trang hay Vịnh Cam Ranh sẽ bị tấn công nhằm không cho các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam xuất kích.
Trung Quốc sẽ tận dụng các loại tên lửa đất đối không trên các chiến hạm và chiến đấu cơ của họ để áp đảo làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát mặt biển.
Mặc Lâm: Trong thế mạnh quân sự giữa hai nước rõ ràng Việt Nam không phải là địch thủ của Trung Quốc. Theo ông Việt Nam có thể cầm cự và kéo dài cuộc chiến trong bao lâu?
GS Carl Thayer: Việt Nam có thể tập trung nhanh chóng một lực lượng đủ mạnh để chống lại Trung Quốc với 5 triệu người dân dự bị cộng với 400 ngàn binh sĩ trên đất liền. Chiến lược mà Việt Nam dùng là sẽ tập trung vào sức mạnh mà họ kêu gọi từ toàn dân và họ sẽ chống trả từ trên bờ đối với các cuộc tấn công của Trung Quốc.
Các loại tên lửa sẽ được Việt Nam dùng đến là chủ yếu nhưng vũ khí phòng vệ này của Việt Nam sẽ nhanh chóng không còn trong kho dự trữ và câu hỏi đặt ra Việt Nam sẽ tiếp tục có chúng từ nguồn cung cấp nào. Chắc chắn tên lửa phải được nhập từ Nga nhưng tôi rất nghi ngờ khả năng này vì Nga sẽ không thể cung cấp một cách nhanh chóng cho cuộc chiến hơn nữa không có lý do gì khiến Nga phải làm cho Trung Quốc nổi giận. Nga sẽ giữ thái độ trung lập và điều này làm cho Việt Nam thất thế.
Việt Nam có tên lửa Bastion rất mạnh và chính xác để tự vệ. Những tên lửa này có thể tấn công căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc hay thành phố San Sha trên đảo Phú Lâm và các cuộc tấn công này sẽ làm cho Trung Quốc khó khăn bất ngờ. Bên cạnh đó những chiến đấu cơ tương đối hiện đại của Việt Nam cũng sẽ gây khó khăn cho tàu chiến Trung Quốc bằng các loại hỏa tiển tầm xa. Tuy nhiên phải nói là cũng rất giới hạn về số lượng.
Mặc Lâm: Khi nhắm vào các quân cảng quan trọng của Việt Nam như Nha Trang hay vịnh Cam Ranh Trung Quốc sẽ có chiến thuật gì để tấn công trực tiếp vào đây?
GS Carl Thayer: Chiến đấu cơ Trung Quốc phát xuất từ Hải Nam sẽ được bổ sung từ đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn cứ hải quân này của Việt Nam vì khoảng cách cho phép chúng bay vào rồi quay trở lại nơi xuất phát. Hỏa tiển đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ được mang ra tấn công vào đất liền của Việt Nam. Tàu ngầm cũng sẽ mang thủy lôi để phong tỏa các điểm quan trọng này và ngăn không cho tàu ngầm Việt Nam ra khơi. Thế mạnh của Trung Quốc về vũ khí sẽ làm Việt Nam không thể chiến đấu từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến và do đó Việt Nam sẽ không vận dụng được chiến lược phòng thủ.
Mặc Lâm: Lúc gần đây Hoa Kỳ có ngầm gợi ý sẽ mang chiến hạm thuộc Hạm đội 7 vào thăm Việt Nam thường xuyên hơn, theo ông nếu cuộc chiến xảy ra khả năng can thiệp của Hoa Kỳ có cao không?
GS Carl Thayer: Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ cộng với cuộc chiến tranh nếu có cũng rất ngắn. Tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép hải quân của họ tham gia vào cuộc chiến và vì vậy Việt Nam phải tự lo liệu cho mình mà thôi.
Mặc Lâm: Còn Nhật Bản thì sao thưa GS, họ có nắm lấy cơ hội này tham gia cuộc chiến nhằm tự bảo vệ cho chính họ trước các hành động gây hấn liên tục của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku hay không?
GS Carl Thayer: Nhật Bản sẽ tập trung cao độ nếu cuộc chiến xảy ra nhưng họ sẽ không làm gì hơn là chuẩn bị một cuộc tấn công khác có thể Trung Quốc sẽ nhằm vào họ. Vì vậy tôi nghĩ Nhật Bản sẽ không có bất cứ hành động nào yểm trợ Việt Nam. Hơn nữa từ vùng biển của Nhật tới biển Đông là một chặng hành trình rất dài và sẽ rất dễ tổn thương nếu bị Trung Quốc tấn công.
Mặc Lâm: Xin được hỏi ông câu cuối cùng, Việt Nam sẽ gặp các hậu quả như thề nào nếu cuộc chiến xảy ra?
GS Carl Thayer: Trước tiên là giá bảo hiểm về hàng hải và hàng không sẽ tăng rất cao khi chiến tranh xảy ra. Quan hệ kinh tế là điều tệ hại nhất sẽ xảy ra cho doanh nghiệp cả hai nước, họ sẽ trở thành nạn nhân đầu tiên. Tử vong sẽ lan tràn khi cuộc chiến nổ ra và Việt Nam có thể tấn công trả đũa vào các thành phố miền Nam của Trung Quốc gây tác hại cho kinh tế tại các nhiều khu vực phía Nam sát với biên giới hai nước.
Một làn sóng tỵ nạn rất lớn khi người Hoa chạy sang Cambodia sẽ làm cho tình hình càng khó kiểm soát hơn.
Vấn đề chính tệ hại nhất xảy ra cho Việt Nam là thời điểm hiện nay không phải là thời gian của thập niên 60 khi Mỹ đánh bom xuống miền Bắc, lúc ấy người dân có thể chiến đấu trong tình trạng rất khó khăn, họ có thể dùng than để nấu nướng mà không hề gì. Tuy nhiên khi cuộc chiến xảy ra vào lúc này hàng chục thành phố miền Bắc sẽ mất điện kéo dài vì Trung Quốc cắt nguồn điện mà họ cung cấp cho Việt Nam, lúc ấy hàng triệu người dân Việt Nam sẽ trở thành con tin của Trung Quốc và đây là điểm chính mà Việt Nam sẽ gặp phải khi chiến tranh nổ ra mặc dù ngắn hạn đi nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư.
(2) Gs Carl Thayer: Kch bn chiến tranh Vit - Trung (vi BBC)
Giáo sư Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng một cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu xảy ra, sẽ khác với cuộc chiến biên giới năm 1979. Trả lời phỏng vấn BBC ngày 22/5, ông cho rằng cuộc chiến sẽ 'kết thúc rất nhanh', với nhiều bất lợi nghiêng về phía Việt Nam.
BBC: Theo ông thì căng thẳng hiện nay có leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang hay không, và nếu điều đó xảy ra, hai bên sẽ triển khai những lực lượng gì cho cuộc chiến?
Giáo sư Carl Thayer: Hiện nay chúng ta đang chứng kiến một cuộc đối đầu trên biển được cả hai phía tính toán rất kỹ. Trung Quốc sẽ tiếp tục ngăn chặn tàu của Việt Nam tiếp cận giàn khoan, trong lúc Việt Nam tiếp tục duy trì sự hiện diện và tuyên truyền bằng nhiều ngôn ngữ để yêu cầu Trung Quốc rút lui. Các chuyên gia mà tôi gặp gần đây cho rằng những cuộc đối đầu liên tiếp trên biển hiện nay có thể dẫn đến thiệt hại về nhân mạng hoặc khiến tàu của một bên nào đó bị chìm. Một cuộc giao tranh theo tôi là khó xảy ra, nhưng nếu có, thì cuộc chiến đó sẽ không chỉ diễn ra trên một mặt trận như 1979. Năm 1979, Trung Quốc đã chủ trương không sử dụng không quân vì e ngại trước hệ thống phòng không rất mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc giao tranh trong năm 2014 sẽ diễn ra trên nhiều mặt trận, với sự tham gia của không quân, hải quân, bộ binh cho đến tàu ngầm và sẽ kết thúc rất nhanh. Hiện nay, các hạm đội của Việt Nam chủ yếu tập trung ở Nha Trang và Đà Nẵng. Trung Quốc có thể tấn công các cứ điểm này rất nhanh chóng bằng thủy lôi, bằng không quân hoặc tên lửa hành trình từ chiến hạm và tiêu diệt hoàn toàn các hạm đội cũng như các cơ sở hậu cần của Việt Nam. Đây là một yếu tố rất quan trọng. Vì nếu bị hư hại, tàu của Việt Nam có thể lui về cảng, thế nhưng nếu mất cảng, các chiến hạm sẽ không thể được tiếp nhiên liệu và sẽ trở thành vô giá trị. Bên cạnh đó, một cuộc chiến kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đứng trước câu hỏi là lấy nguồn tiếp tế vũ khí ở đâu? Việt Nam hiện có bao nhiêu nước sẵn sàng cung cấp những khí tài hiện đại cho họ?..
Khó có khả năng Nga sẽ đứng ra để tiếp tế vũ khí và phụ tùng cho Việt Nam vì không muốn gây hấn với Trung Quốc. Thậm chí nếu Nga muốn giúp thì cũng đã quá trễ.
BBC: Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ phản ứng thế nào nếu một cuộc chiến xảy ra, thưa ông?
Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam đang sở hữu hệ thống tên lửa hành trình rất mạnh, có thể bắn đến tận đảo Hải Nam hoặc đảo Phú Lâm. Nếu một cuộc giao tranh xảy ra, câu hỏi hàng đầu của các nước này là làm sao ngăn Trung Quốc tiếp tục tấn công Việt Nam mà không phải đánh Trung Quốc?
Trên lý thuyết, các nước có thể lập một phòng tuyến nhằm cô lập đường hàng hải của Trung Quốc. Trừ khi Trung Quốc muốn phải đối đầu với cả hải quân của Nhật và Hoa Kỳ, các đường cung cấp dầu khí trên biển của họ sẽ bị chặn. Và đây là điểm yếu mà các học giả Trung Quốc gọi là "thế tiến thoái lưỡng nan ở Malacca". Không chỉ riêng eo biển Malacca mà cả eo biển Hormuz cũng là một điểm yếu của Trung Quốc. Tuy nhiên để duy trì một vùng cách ly như vậy sẽ rất khó khăn và cần đến sự tham gia của hải quân từ nhiều nước. Nhật Bản cũng có thể sử dụng hải quân để khống chế không cho các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tấn công Việt Nam. Tất nhiên, đây chỉ hoàn toàn là giả thiết vì đến nay hải quân Nhật Bản vẫn chỉ được sử dụng cho mục đích tự vệ. Tôi vẫn cho rằng Nhật Bản sẽ rất thận trọng trước các động thái gây hấn của Trung Quốc.
BBC: Hiện Trung Quốc đang phải chi rất nhiều tiền để giữ cho giàn khoan hoạt động ở vị trí hiện nay, một số tin nói là hàng trăm nghìn đôla một ngày, có tin nói là cả triệu đôla một ngày. Nhưng Việt Nam nói những hoạt động thăm dò trước đây của họ cho thấy không có dầu ở đó. Bên cạnh đó, Trung Quốc và Nga vừa ký với nhau một thỏa thuận khí đốt. Theo ông vì sao Trung Quốc lại chọn đặt giàn khoan ở vị trí hiện nay?
Giáo sư Carl Thayer: Trước hết thỏa thuận khí đốt Nga-Trung là vấn đề dài hạn. Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu nhiên liệu ngày một nghiêm trọng. Khi có mặt ở Hà Nội vào thời điểm tranh chấp xung quanh giàn khoan mới bắt đầu, tôi đã nói chuyện với một số nhà ngoại giao nước ngoài. Họ nói rằng các đồng nghiệp của họ ở Bắc Kinh cho biết khi được yêu cầu tiến vào khu vực lô 142 - 143, Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) ban đầu đã từ chối với lý do quá tốn kém. Tuy nhiên cuối cùng CNOOC vẫn nhận được lệnh phải tiến vào đó và được thông báo là hoạt động thăm dò dầu khí chỉ là phụ. Trung Quốc đã dự phòng phương án tháo gỡ căng thẳng bằng cách tuyên bố sẽ chỉ đặt giàn khoan ở vị trí này từ ngày 2/5 đến ngày 15/8. Tuy nhiên điều mà chúng ta chưa nghĩ đến là khi giàn khoan này thôi hoạt động và rời đi, Trung Quốc có thể đưa một giàn khác nhỏ hơn để thế chỗ dưới sự canh gác chặt chẽ. Bên cạnh đó, thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố sẽ rút lui giàn khoan vào tháng Tám có thể chỉ đơn thuần là do để tránh mùa bão thường xảy ra từ tháng Chín - Mười trong khu vực. Trung Quốc rõ ràng là đang phải chi rất nhiều, không chỉ cho giàn khoan đắt tiền của họ, mà còn cho cả hơn một trăm tàu đang hoạt động quanh đó - quy mô chưa từng thấy từ sau Đệ nhị Thế chiến. Điều này cho thấy đây không chỉ đơn thuần là hoạt động thăm dò dầu khí. Một nhà phân tích nói với tôi rằng dầu khí tập trung chủ yếu ở phía nam của Biển Đông. Tuy nhiên với nhu cầu hiện nay của Trung Quốc, những mỏ này sẽ cạn rất nhanh. Trung Quốc đã phải trải qua bao nhiêu phiền phức như hiện nay, chỉ để khai thác những nguồn nhiên liệu rất có hạn như thế, rõ ràng không phải là một cách huy động vốn hiệu quả. Từ đó có thể thấy điều này là nhằm một mục đích khác.
Tôi nghĩ là chúng ta đã không thấy hết được tính nghiêm trọng của việc thành lập Thành phố Tam Sa và đồn trú quân ở đó, cũng như ban hành luật đánh bắt trên các vùng biển quanh đảo Hoàng Sa và Phú Lâm. Trung Quốc đang muốn có một điểm tựa vững chắc ở phía bắc Biển Đông để từ đó tiếp tục tiến về phía nam. Trong thời gian tới, chúng ta có thể sẽ thấy Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam. Có thể nói rằng hành động đưa giàn khoan vào Biển Đông là để đánh dấu chủ quyền.
BBC: Trung Quốc nói sẽ chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí vào tháng Tám. Tuy nhiên ông có cho rằng Bắc Kinh sẽ thay đổi kế hoạch vì ngại Việt Nam sẽ nhân đó để tuyên bố chiến thắng trong tranh chấp lần này không?
Giáo sư Carl Thayer: Hiện chúng ta đang chứng kiến một sự đối đầu được tính toán rất kỹ lưỡng. Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền của mình và Việt Nam vẫn kiên quyết phản đối. Từ khi tranh chấp xung quanh vấn đề giàn khoan xảy ra, Việt Nam đã đề nghị thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc và bị Bắc Kinh từ chối. Phía Việt Nam cũng đã hai lần đề nghị Bắc Kinh cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, nhưng cũng bị từ chối. Các cuộc bạo động nhằm vào Trung Quốc lại càng làm cho vấn đề thêm rắc rối. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng sau khi Việt Nam đã giải quyết xong hậu quả của các cuộc bạo động, bồi thường cho Trung Quốc và giúp các doanh nghiệp Trung Quốc quay trở lại sản xuất, Bắc Kinh sẽ sớm đón tiếp các phái đoàn cấp cao của Việt Nam. Trong 4 năm qua, đã có hai phái đoàn đặc biệt như vậy được cử sang Trung Quốc để giải quyết xung đột trên Biển Đông và mỗi lần như vậy, căng thẳng đều được tháo ngòi. Có thể là ngày 15/8 tới đây, Trung Quốc sẽ rút giàn khoan, tuyên bố là đã hoàn tất mục tiêu, trong khi Việt Nam tuyên bố đã giữ vững lập trường chống đối của mình. Tuy nhiên câu hỏi ở đây là Trung Quốc có mang một giàn khoan nhỏ hơn tới để thay thế cho giàn khoan hiện nay hay không? Nếu điều đó xảy ra, Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình, và Việt Nam sẽ khó thay đổi điều đó vì mỗi lần họ tìm cách tiếp cận, tàu của Trung Quốc sẽ quay trở lại. Thế nhưng quan hệ giữa hai nước đã rất tốt và việc tìm một lối ra cho căng thẳng hiện nay sẽ phục vụ cho lợi ích của cả hai bên. Trung Quốc đang muốn xây dựng đường nối miền nam nước này với các nước ASEAN, và tuyến đường đó sé đi xuyên qua Việt Nam. Đó là chưa kể những quan hệ hợp tác của hai nước trong nhiều lĩnh vực khác. Trung Quốc cũng sẽ không muốn đẩy Việt Nam về phía Hoa Kỳ hoặc tăng cường sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Philippines và ảnh hưởng đến lợi ích của Trung Quốc ở đó.
BBC: Ông nghĩ như thế nào về chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang Philippines vừa qua? Ông có nghĩ là Việt Nam đang muốn sử dụng các đồng minh của Hoa Kỳ làm trung gian để liên kết với Hoa Kỳ hay không?
Giáo sư Carl Thayer: Đó là một câu hỏi thú vị. Trước chuyến thăm của ông Dũng thì quan hệ Việt Nam - Philippines vẫn đang tiến triển khá tốt. Tuy nhiên cả hai nước, đặc biệt là Philippines, đều là những nước yếu trong khu vực. Cả hai đã lên kế hoạch cho hải quân diễn tập chung, nhưng kế hoạch này đã bị hủy bỏ trước sự phản đối của Trung Quốc. Tuy nhiên bây giờ cả hai đang đối mặt với cuộc chơi hoàn toàn khác. Hành động của Trung Quốc hiện nay là chưa có tiền lệ và rất đáng lo ngại. Việt Nam đã làm việc với ASEAN và việc tăng cường quan hệ với Philippines giữa lúc nước này đang thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ có thể sẽ giúp cả hai nước củng cố về an ninh. Việt Nam có thể khuyến khích Hoa Kỳ tăng cường hiện diện và sử dụng Philippines làm trung gian với Hoa Kỳ nếu cảm thấy một mối quan hệ trực tiếp là quá khó.
Chính sách của Việt Nam có ba không, đó là không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự, không tham gia liên minh quân sự và không cùng với một nước chống lại nước thứ ba. Chính sách đó vẫn không thay đổi. Vấn đề ở đây là không có tàu nào của Hoa Kỳ, dù mạnh đến đâu, có thể đẩy lùi giàn khoan của Trung Quốc và vì vậy, để bảo vệ lợi ích của mình, Việt Nam cần cùng với Philippines mở ra một mặt trận mới để Philippines, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, có hành động chống lại Trung Quốc. Hiện cũng có tin nói rằng Việt Nam có thể có hành động pháp lý với Trung Quốc, theo như thông tin mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra, dù không rõ chi tiết. Điều này có thể sẽ củng cố cho lập trường pháp lý của Philippines hiện nay trong đơn kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế. Nếu Trung Quốc thua kiện thì đường chín đoạn của họ sẽ bị tuyên là bất hợp pháp. Luật pháp quốc tế quy định phán quyết của tòa phải được thi hành ngay lập tức, không được kháng lại. Trung Quốc có thể sẽ phản đối nhưng điều đó đồng nghĩa với việc họ bị cô lập vì đó là một quyết định của quốc tế. Một quyết định như vậy cũng sẽ giúp các bên có yêu sách khẳng định chủ quyền của mình trên biển, ở những nơi mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của họ, nhưng luật pháp quốc tế lại không xem như vậy.
BBC: Lập trường của Washington là Hà Nội cần có một quan điểm chính trị cởi mở hơn và tôn trọng nhân quyền. Thế nhưng đối với Hoa Kỳ, căng thẳng hiện nay cũng là mối đe dọa đến ổn định trong khu vực và tự do hàng hải. Liệu Washington có chủ động thỏa hiệp hay không? Hay họ sẽ đợi sự thỏa hiệp từ Hà Nội?
Giáo sư Carl Thayer: Hoa Kỳ không chỉ là một, mà chúng ta có chính quyền Obama và Quốc hội. Và theo ý kiến của tôi, chính quyền Obama đã thỏa hiệp với Hà Nội rồi. Chúng ta còn nhớ trước khi Chủ tịch Trương Tấn Sang sang thăm Hoa Kỳ, các chính trị gia cao cấp của Hoa Kỳ đã đề nghị Hà Nội phải có tiến triển về nhân quyền. Bất chấp những lời kêu gọi này, Việt Nam lại thực hiện thêm nhiều vụ bắt giữ khác. Ông Sang sau đó vẫn sang Hoa Kỳ và mang về hiệp định đối tác toàn diện.
Các báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về nhân quyền, mặc dù nhận định rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang tiến triển một cách không đồng đều, nhưng cũng ghi nhận ngày càng có nhiều nhà thờ được phép hoạt động hơn. Các nhà ngoại giao tôi gặp ở Hà Nội cũng cho rằng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tiến triển và Hà Nội đang từng bước đáp ứng các chỉ tiêu do Hoa Kỳ đề ra. Như vậy, chúng ta thấy là chính quyền Obama thì cho rằng Việt Nam đang đáp ứng yêu cầu của Hoa Kỳ, trong khi Quốc hội lại dựa trên hàng loạt vụ bắt bớ các blogger và nhà bất đồng chính kiến gần đây để bác bỏ điều đó. Tuy nhiên tôi cho rằng cuối cùng thì những lợi ích mang tính chiến lược vẫn sẽ được đặt lên trên nhân quyền. Hành động của Trung Quốc, mặc dù ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, nhưng cũng đe dọa đến sự ổn định trong khu vực. Điều này buộc Hoa Kỳ phải lựa chọn và tôi nghĩ rằng nhân quyền sẽ bị xem là thứ yếu.
(4) Bài t Bn bè gi:
(i) Trần Mộng Tú: Chén Nước Mắm và Bao Vải Bột Mì
(Sơn ơi, Cô gửi bài này cho bớt chiến tranh Biển Đảo đang căng thẳng. tmt)
Sang Mỹ cả gần bốn mươi năm rồi, thế mà mỗi lần dọn cơm lên bàn cho chồng con  tôi vẫn lúng túng với chén nước mắm. Hôm nay có cần không? Bao giờ nhìn bữa ăn dọn ra, cũng chần chừ giữa có và không một phút. Cuối cùng thế nào cũng phải rót một chút nước mắm vào cái chén nhỏ, đặt giữa bàn. Có khi suốt bữa ăn không ai chấm vào, nhưng không có nó, hình như bữa ăn chưa gọi được là hoàn tất. Dù sau này các con đã ra riêng, chỉ có hai vợ chồng, đã bỏ thói quen ăn mặn, thế mà chén nước mắm vẫn luôn luôn hiện diện trong bữa ăn.
Thập niên đầu, khi các con còn nhỏ chưa dùng nước mắm chấm trong bữa ăn thì tôi còn cha mẹ. Cha mẹ ăn cơm bao giờ cũng có chén nước mắm, chanh, ớt để bên cạnh như một thói quen, một điều ắt có như cái bát, đôi đũa vậy. Dù bất cứ hôm đó ăn món gì, có cần đến nước mắm chấm hay không?
Rót chút nước mắm ra cái chén nhỏ, mùi thơm mằn mặn bốc lên, như ngửi thấy cả quê nhà, sao mà nó gợi tình, gợi cảnh thế, nó Việt Nam quá đỗi. Không có chén nước mắm, bữa ăn không gọi là đầy đủ được và lại càng không phải bữa ăn của một gia đình Việt Nam. Đĩa thịt, đĩa cá, bát canh, đĩa xào, bầy đầy bàn. Nhìn đi, nhìn lại, vẫn như thiêu thiếu một cái gì? À, thì ra thiếu chén nước mắm. Thế là chưa ngồi xuống ghế được.
Ai đó cất tiếng:
- Chưa có nước mắm.
- Hôm nay, có món nào cần chấm đâu.
- Sao lại không, cứ mang nước mắm ra đây, thế nào cũng cần đến.
Thế là người đi tìm chén rót nước mắm, người đi kiếm chanh ớt đem ra. Chưa có chén nước mắm, bữa ăn chưa bắt đầu. Chén nước mắm sao mà quan trọng thế!
Trong những truyện viết về quê nhà nghèo khổ, bao giờ mâm cơm nhà nghèo, không có thịt cá gì, cũng được tả bằng chén nước mắm để cạnh đĩa rau cho cả nhà cùng chấm vào ăn với cơm hẩm. Chén nước mắm là phần bổ dưỡng nhất cho cả nhà vì nó có chất đạm từ cá. Nó giúp cho miếng rau trở nên đậm đà để miếng cơm hẩm dễ ăn hơn.
Chén nước mắm đó nhiều khi được chắt ra từ một cái tĩnh nước mắm đặt ở trong bếp, hay ngoài mái hiên nhà. Tĩnh nước mắm mẹ làm bằng những con cá cha đánh lưới đem về. Những con cá nhỏ sót lại sau khi đã lựa những con cá lớn mang ra chợ bán để mua gạo, mua vải may quần áo, mua thuốc đề phòng ốm đau.
Đôi khi chén nước mắm đó là chén cuối cùng làm ra từ những con cá cha đem về. Vì lần đi biển vừa qua cha đã không trở lại bờ nữa. Cả nhà chấm chung chén nước mắm đó thì làm sao mà quên được. Nếu một người nào đó trong gia đình, thoát được cảnh cơ hàn, có đời sống khá giả hơn, ăn những món ngon hơn, chắc đôi khi hồi tưởng lại, khó lòng mà quên được cái chén nước mắm ngày xa xưa đó. Những giọt nước mắm thơm và mặn như những giọt lệ.
Sống đời văn minh, phú quý nên sinh lễ nghĩa. Bây giờ trong gia đình ăn cơm chung với nhau, rất nhiều nhà không còn chấm chung một chén nước mắm nữa. Không biết từ bao giờ, người ta nhiễm thói quen, chén nước mắm của ai người đó chấm, chấm chung không lịch sự, không vệ sinh dù là giữa những người trong một gia đình.
Từ chỗ riêng tư này chén nước mắm thành ra lạc lõng, nó không được đặt ở giữa bữa ăn nữa, nó mất hẳn cái đia vị quan trọng cho bữa ăn của cả gia đình. Chấm chung một chén nước mắm mới thấy cái ấm cúng, cái tình chia sẻ trong bữa ăn.
Chỉ có mâm cơm của người Việt mới có chén nước mắm. Nói không ngoa, chén nước mắm nhất định góp phần làm nên văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Từ chuyện ăn sang đến chuyện ngủ. Tôi nhớ ở quê nhà, anh, chị, em, trai gái, lên bốn, lên năm thường được ngủ chung với nhau, có khi đến bảy, tám tuổi vẫn ngủ chung giường. Gia đình khá giả một chút thì có phòng riêng cho con trai, con gái, nhưng vẫn không có chuyện mỗi người một giường.Với gia đình nghèo, khi còn bé, anh chị em đều nằm chung giường không phân biệt trai gái. Nghèo hơn nữa thì cả cha mẹ và con cái nằm chen chúc ngủ với nhau trên một cái giường trong gian nhà một phòng. Mùa hè quạt cho nhau, mùa đông ủ hơi ấm cho nhau. Chuyện ngủ như thế thì chuyện ăn, chấm chung môt chén nước mắm là lẽ đương nhiên.
Những cô cậu của thời chấm chung chén nước mắm, anh chị em nằm chung một giường này, khi đi xa họ có bao nhiêu điều để nhớ. Nhớ lúc ăn thì phải nhường từ miếng cơm, phải nhịn từ giọt nước chấm. Lúc ngủ chị co người lại nhường chỗ cho em nằm, anh chịu lạnh nhường chăn cho em đắp. Kỷ niệm mặn và ngọt ùa vào đời sống, theo họ mỗi ngày, nhắc họ bổn phận phải bù ngang, đắp dọc, sống sao cho đời sống có ý nghĩa hơn.
Chuyển sang đời sống Âu Mỹ hiện tại, mỗi người phải có một phòng riêng. Nhất là trẻ em, trai và gái, chúng không phải chung phòng. Ngay cả những người xin hưởng trợ cấp nhà cửa, nhà nước cũng xếp cho một căn nhà có đủ phòng cho các em khác phái tính. Các em được học từ nhỏ: Cái này là của tôi, không phải chia với ai cả. Sự riêng tư phải được tôn trọng.
Căn buồng nhỏ của cậu bé hay cô bé là chỗ riêng tư, không ai có quyền được bước vào. Muốn vào, phải gõ cửa, phải xin phép mới được vào. Vào rồi, cũng không được nhìn với cặp mắt kiểm soát. Ngay cả bố mẹ chỉ làm việc này khi con không có mặt ở đó. Khi ăn thì miếng ăn nào đã chạm tay vào là phải cầm lên, không được đặt xuống, miếng nào đã bỏ vào đĩa mình không gắp sang đĩa người khác dù thân đến đâu. Ăn riêng, ngủ riêng, mỗi con người trưởng thành có một ốc đảo cho riêng mình.
Có buồn không nhỉ? Có người cho rằng, như thế là dậy đứa trẻ đời sống văn minh, kỷ luật và tự lập. Nhưng đôi khi, sự ích kỷ cũng đi theo nó.
Chẳng biết ở những vùng thôn quê Âu Mỹ, người ta sống thế nào nhỉ. Có cái gì chung đụng mỗi ngày để làm hành trang nhét vào túi trên đường tha hương không? Khi trưởng thành nơi xa lạ, có gì để nhớ?
Có chứ, chồng tôi lớn lên ở nông trại Mỹ, thuộc vùng Dillon bang Montana (1949-1957) Anh kể cho tôi nghe về chuyện đi học.Từ lớp một đến lớp năm học trong một phòng học (One-room school) Mấy nông trại liền nhau chỉ có một cô giáo. Học trò nào may mắn ở trong nông trại có lớp đó tọa lạc thì không phải đi xa, còn những trò ở nông trại khác cũng phải dậy từ sáng tinh mơ để đến trường, học mấy tiếng và khi về thì trời cũng sắp sang chiều. Khi các con lớn lên, nhiều gia đình gửi con ra tỉnh học, hoặc bán trại đi như trường hợp gia đình chồng tôi, vì họ biết là họ sẽ có việc làm ở tỉnh (Mẹ chồng tôi là Trung Úy Y Tá thời Đệ Nhị Thế Chiến).
Những thầy hay cô dạy ở “Một phòng học cho cả trường” đó chắc chắn sẽ được học trò của mình nhớ đến khi họ đi xa, họ đã trưởng thành. Có khác gì lắm đâu với những lớp học của Thầy Đồ ngày trước ở quê nhà Việt Nam.
Thời Suy Thoái Kinh Tế Thế Giới (Great Depression 1929-1939) những bà mẹ Mỹ ở nông trại đã biết truyền tay nhau những công thức nấu ăn không có muối, làm bánh rất ít đường. Biết mỗi chủ nhật, mọi người mang thức ăn đến nhà thờ ăn chung với nhau để người có nhiều hơn chén đường, muỗng muối chia sẻ cho người không có chút muối, đường nào (Do đó có chữ pot luck). Những bà mẹ Hoa Kỳ khôn ngoan còn biết dùng bao bột mì, bao thực phẩm gia súc may quần áo cho con mặc đi học. Họ nói người chồng nông phu của mình đòi hỏi nơi bán bột mì, bán thực phẩm cho gia súc phải in hoa vào bao thì họ mới mua. (Nên những xưởng bán thực phẩm đã cho in hoa vào những bao vải). Tiền bạc vào thời kỳ khủng hoảng đó rất khó khăn nên công thương, nông nghiệp phải nhượng bộ với nhau. Trong cái trường chỉ có một phòng học đó có nhiều em thấy mình mặc quần áo giống bạn (dù không phải là đồng phục) nên các em hiểu thế nào là cùng chung sự thiếu thốn.
 Hóa ra ở đâu những nông gia, những người nghèo cũng có những nét đáng yêu trong đời sống khổ cực.
Đôi lúc làm vườn, nhớ đến quê nhà tôi hay nghêu nghao câu hát: Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói/Có những cánh đồng cát dài/Có luỹ tre còm tả tơi/Ruộng khô có những ông già rách vai/Cuốc đất bên đàn trẻ gầy/ Có người bừa thay trâu cày / Làng tôi luôn luôn vương vài đám khói/Những mái tranh buồn nhớ người/Xơ xác điêu tàn vì ai/Nửa đêm thanh vắng không một bóng trai/Có tiếng o nghèo thở dài/Vỗ về trẻ thơ bùi ngùi. (Quê nghèo- Phạm Duy)
Đôi lúc tôi nghe chồng tôi kể chuyện nông trại ở quê nhà, ngày còn trẻ, tôi cũng nhớ đến câu hát của anh học trò nghèo: When I was just a youngster and hardly in my teens/ I went to school on many a day with my faded old blue jeans/ The patches they were many the seat was all thread bare/ But a poor girl didn’t notice and a poor boy didn’t care (Life of a poor boy- E.C McCarty)
Từ chén nước mắm trong mâm cơm Việt Nam đến những chiếc áo may bằng bao bột mì trong nông trại Mỹ là một chặng đường thật xa nhưng cho tôi nhìn thấy cái đẹp của sự chung đụng chia sẻ ở nơi nào cũng giống nhau. Nhất là cái chung trong hoàn cảnh túng nghèo. Cái đẹp đó đi vào văn chương và âm nhạc rung động mình suốt cả một đời. (tmt, tháng 5/2014)
(ii) Nước và Biển
         
Nếu biển không còn Nước
          tìm đâu đường chân trời
          nếu Nước bỗng mất biển
          lằn ranh nào định nơi
                                 Nếu anh đánh mất biển
                                  anh bơi về hướng nào
                                  khi anh buông theo sóng
                                  Nước anh ở phương nao
  Nếu Nước không còn biển
  Nước mất luôn bầu trời
  anh không còn gì lại
  chơ vơ một phận người
                                Anh cho đi phần biển
                                anh cho đi thịt da
                                anh cho đi tiếng nói
                                anh cho đi mẹ cha
         Một mai anh ngồi khóc
         anh gọi biển trở về
         biển không còn Nước nữa
         sóng dội khô trong hồn
                                 Anh gọi thịt da lại
                                 thịt da lạc ngoài khơi
                                 anh gọi mẹ cha ơi!
                                 khác biệt rồi tiếng nói
  Nước đã mất theo biển
  muối trôi qua kẽ tay
  anh ngồi ôm mặt khóc
  biển ơi và Nước ơi!
(ii) Lục bát Văn Thùy 
 Kinh thi Kinh Lễ Kinh tế Kinh ngạc
Ngày xưa kinh Lễ kinh Thi
Nay thơ kinh tế câu gì cũng kinh
Chữ kinh ngạc đến giật mình
Lắc lơ mấy cục thơ tình tô hô.
 Dặn dò
Anh đi em ở lại nhà
Lá chanh cứ thái đùi gà cứ băm
Anh đi đào chữ vài năm
Khoét vào lục bát về nằm ru em
 Son phấn
Dẫu là son phấn văn chương
Chỉ mong một tí tẹo hương vị mình
Mã số
Dài chân uốn éo vũ trường
Ngắn chân ôm vú góc giường nuôi con
Thế bình
Hay ho như thể ca dao
Chẳng xuôi chẳng ngược ra vào đều ngang
..............................................................................................
Kính,
NNS

__._,_.___

View attachments on the web


Ca Si Hoang Oanh : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat

Play all
Loading icon Loading...

Sign in to YouTube


Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List