Wednesday, November 11, 2020

*VĨNH BIỆT NHẠC SĨ LÊ DINH & KHI MÌNH XA NHAU -Anh Bằng & Lê Dinh & NHAC SI LE DINH PLAYLIST

  

 

 

KHI MÌNH XA NHAnh Bằng & Lê Dinh -Quang Lê & Châu Ngọc Hà -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgWL3hmGi_smc_loW9pyFNtn

 

NHAC SI LE DINH PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLEF4E97E876D94762

 

 

----- Forwarded Message -----

From: BMH <

Sent: Monday, November 9, 2020, 06:51:24 PM EST

Subject: Nhạc Sĩ Lê Dinh người cuối trong bộ ba Nhạc Sĩ Anh Bằng, Minh Kỳ , Lê Dinh, đã từ trần tại Canada, sáng hôm nay 9 tháng 11, 2020.

 

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH....

 

Đạc biệt những vị từng mến mộ bộ ba Lê Minh Bằng,

 

Nhạc Sĩ Lê Dinh người cuối trong bộ ba Nhạc Sĩ Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh, 

 

đã từ trần tại Canada, sáng hôm nay 9 tháng 11, 2020.

 

Hưởng thượng thọ 86 tuổi.

 

Được biết với sự tổ chức của NS Nam Lộc ,

Nhạc Sĩ Lê Dinh đã có chuyến thăm viếng, lưu diễn cùng Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Úc Đại Lợi năm 2018.

 

Xin mời Quý Vị xem bài viết rất chi tiết dưới đây của Ngo Dung / Dung Ngo để tường...và tưởng niệm..

 

Trân trọng.

 

BMH ///

Washington, D.C 

 


 

 

1934-2020

 

NHẠC SĨ LÊ DINH QUA ĐỜI

 

Nguyện cầu hương linh NS Lê Dinh về trời gặp lại bạn cũ, các NS Anh Bằng, Minh Kỳ,

 

( NS LD ra đi vào lúc 4:00AM ngày 9 tháng 11 năm 2020, Thọ 86 tuổi) . DgN

 



 

Cánh Thiệp Đầu Xuân - Thanh Thúy - nhac truoc 75

 

Một trong những bản nhạc khiến lòng rộn ràng khi Xuân về và khắc ghi kỷ niệm thương nhớ thiệp Xuân ngày xưa.

 


Nhạc sĩ Lê Dinh sinh ngày 8-9-1934 tại Tỉnh Tiền Giang, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Montreal, nước Canada. 

 

Trước năm 1975 Lê Dinh cùg với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng thành lập nhóm Lê Minh Bằng. Nhóm Lê Minh Bằng đã cho ra mắt nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như : Gõ cửa, Chuyện tình Lan và Ðiệp, Căn nhà ngoại ô, Linh hồn tượng đá, Ðêm nguyện cầu… Nhóm Lê Minh Bằng cũng đã góp phần đào tạo nên những ca sĩ nổi tiếng như : Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Hải Lý, Mạnh Quỳnh, Ngọc Tuyết…
Từ tháng 10/1978 , nhạc sĩ Lê Dinh định cư ở Montréal, Canada cho đến nay.
Nhạc sĩ Lê Dinh sáng tác chủ yếu ở hai đề tài là nhạc tình, và nhạc quê hương với các bài viết về Huế, về miền cao nguyên.

Những sáng tác:
1. Làng anh làng em (1956), tác phẩm đầu tay, Nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam
2. Ngày ấy quen nhau (1959)
3. Thương đời hoa (1960)
4. Hôm nào anh đi (1960)
5. Có nhớ không anh (1960)
6. Tấm ảnh ngày xưa (1961)
7. Cánh thiệp hồng (1961)
8. Ga chiều (1962)
9. Xác pháo nhà ai (1964)
10. Chiều lên bản Thượng (1964)
11. Tình yêu trả lại trăng sao (1964)
12. Thương về xứ Thượng (1965), đồng sáng tác với Hồ Đình Phương
13. Ngang trái (1965)
14. Nỗi buồn Châu Pha (ký tên Nhật Nguyệt Hồ)
15. Biển dâu
16. 13 tuổi lính
17. Bốn mùa thương nhớ (Vân Tùng)
18. Cánh thiệp đầu xuân
19. Cho tôi nhớ lại một người (Vân Tùng)
20. Cớ sao em buồn (Vân Tùng)
21. Đường chiều sơn cước
22. Đường về khuya
23. Đêm ngoại ô (Vân Tùng)
24. Gác nhỏ đêm xuân
25. Giấc mộng đêm xuân
26. Hạnh phúc đầu xuân
27. Kỷ niệm một mùa xuân
28. Mang theo kỷ niệm vào đời
29. Một chuyến xe hoa
30. Một phút suy tư (Vân Tùng)
31. Mỗi người một tâm sự (Vân Tùng)
32. Mùa xuân gửi em
33. Mưa trên phố Huế
34. Ngày sau sẽ ra sao (Vân Tùng)
35. Người em xứ Thượng
36. Thu tím lá vàng (Vân Tùng)
37. Tiếng hát Mường Luông
38. Tôi đã gặp
39. Hồi tưởng
40. Bài hát của người điên
41. Nắng bên này sông
42. Cho người tình cũ
43. 10 bài hận ca
44. Thương về Gò Công
45. Sao anh không nhớ Gò Công
46. Dòng kỷ niệm
47. Chữ tình
48. Huế buồn
49. Chỉ là phù du (2003)

 

 

Lê Dinh thời trẻ

Từ năm 1948-1953, nhạc sĩ Lê Dinh học trung học tại Collège Le Myre de Vilers (Mỹ Tho). sau đó, ông học thêm một lớp hàm thụ về hòa âm và sáng tác tại École Universelle de Paris.

Từ năm 1953-1955, ông theo học tại trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (École Supérieure de Radioélectricité de Saigon).

Từ năm 1955-1957: Dạy học Pháp văn và âm nhạc ở Gò Công và ở Chợ Lớn.

Từ năm 1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon VTVN. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.

 



 

LÊ DINH

Về Ca Khúc ‘Cánh Thiệp Đầu Xuân’ Của Nhạc Sĩ Minh Kỳ & Lê Dinh

 5

Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng Xuân đến rồi đây nào ai biết không? Mang những hoài mong đi vào ngày tháng Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang. Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm. Tôi chúc muôn người mọi đều ước muốn Non nước…

 

 

LÊ DINHTIN TỨCTÌNH SỬ NHẠC KHÚC

Tấm Ảnh Ngày Xưa Và Nhạc Sĩ Lê Dinh

Last updated Th9 9, 2020

 0 2,654

 Share

“Ngày nao em đến chơi tặng tôi một chiếc hình
Ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau
Năm tháng dài ngày sau ghi nhớ mãi…

Hình em tóc ngang vai lược giắt với hoa cài
Nét mi cong viền khoé mắt u hoài
Khoé mắt u hoài làm xao xuyến lòng ai…

Chiều nay sao nhớ thương người em qua chiếc hình
Qua nét mực yêu kiều và xinh xinh
Ghi mấy hàng gởi anh câu luyến mến…

Tặng anh để mai sau mình vẫn nhớ nhau hoài
Dẫu xa xôi lòng vẫn nhớ thương hoài
Thương nhớ lâu dài này anh nhé đừng quên…

Rồi thời gian êm trôi xa cách buồn vời vợi
Khi ánh trăng vàng lên khơi
Người về nơi xa xôi năm tháng để một người
Thương nhớ thuở nào nguôi…

Rượu nồng chưa nâng ly sao uống cạn để rồi
Lưu luyến phương trời mờ xa
Rồi ngày nay phôi pha, thương lúc đầu mặn mà
Thương này vui chóng qua…

Giờ đây trong bóng đêm mình tôi bên chiếc hình
Bao kỷ niệm êm đềm ngày xa xưa
Như sống lại người ơi trong ánh mắt…

Dù cho cách xa nhau lòng vẫn nhớ nhau hoài
Tháng năm qua hình bóng khó phai mờ
Ôi khó phai mờ thuở niên thiếu mộng mơ…”

Nhắc đến Nhạc sĩ Lê Dinh, hầu như người yêu dòng nhạc vàng đều từng nghe về ông và từng thưởng thức những nhạc phẩm của ông. Tên tuổi của NS Lê Dinh đã được biết đến từ những năm thập niên 50 cho đến tận thời điểm bây giờ, khi mà đông đảo số lượng người thực sự yêu mến dòng nhạc vàng chỉ tăng thêm chứ không hề bớt. Với trên 200 tác phẩm có thể được chia làm 3 giai đoạn sáng tác, có thể nói giai đoạn sáng tác đầu – tức là giai đoạn NS Lê Dinh sáng tác một mình mà chưa cộng tác cùng NS Anh Bằng và cố NS Minh Kỳ – được xem là giai đoạn khá quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đó là giai đoạn cho ra đời những nhạc phẩm nổi tiếng mà chúng ta rất yêu mến như: Làng Anh Làng Em, Ngày Ấy Quen Nhau, Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Ngang Trái, Thương Ðời Hoa, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao v.v..  và TẤM ẢNH NGÀY XƯA – nhạc phẩm mà  Nhạc Vàng xin chọn để mời Quý vị đã biết đến nhạc phẩm một lần thưởng thức lại, cũng như để giới thiệu với các bạn trẻ đã và đang gieo tình yêu với dòng nhạc này.

 

 

Nhạc sĩ Lê Dinh ngày nay.

“Ngày nao em đến chơi tặng tôi một chiếc hình
Ghi nhớ ngày chúng mình vừa quen nhau
Năm tháng dài ngày sau ghi nhớ mãi…”

Tiếng nhạc lời thơ như đưa người nghe bồi hồi quay về với những tháng ngày tinh khôi tuổi học trò, đầy kỷ niệm mà khi nghĩ về, ai từng đi qua một lần, lòng lại không thôi nhung nhớ…

Tình cảm người con gái e ấp được gửi gắm qua tấm hình có “em tóc ngang vai lược giắt với hoa cài, nét mi cong viền khoé mắt u hoài, khoé mắt u hoài làm xao xuyến lòng ai” và mấy dòng “yêu kiều, xinh xinh” để thầm mong anh:

“…mai sau mình vẫn nhớ nhau hoài
Dẫu xa xôi lòng vẫn nhớ thương hoài
Thương nhớ lâu dài này anh nhé đừng quên.”

Nhưng rồi cái thuở ban đầu lưu luyến ấy cũng dần trôi vào dĩ vãng, khi một người “về nơi xa xăm” báo trước sự biệt ly, chỉ còn “trong bóng đêm mình tôi bên chiếc hình” ngày nào em trao…

Vậy nhưng, “Dù cho cách xa nhau lòng vẫn nhớ nhau hoài” chứ không nghĩ về nhau với nỗi giận hờn, oán trách… 

Xin được phép kết thúc bài viết này bằng lời nhận xét của nam ca sĩ Anh Ngọc – thành danh từ thập niên 50 khi phụ trách chương trình phê bình nhạc của đài phát thanh Sài Gòn về nhạc sĩ Lê Dinh mà Nhạc Vàng đọc được trong một bài viết trên tạp chí Nghệ Thuật số 29/ tháng 8-1996:

” Qua Lê Dinh người ta tiếp nhận những âm điệu uyển chuyển, dồi dào, không nhàm chán và phần lời ca của Lê Dinh rất chân thật, rất đơn sơ nhưng không kém phần điêu luyện và nhờ đó đi thẳng vào lòng người nghe một cách dễ dàng.”

Quả thật, với cảm nhận cá nhân của mình, Nhạc Vàng mạo muội cảm thấy rằng: âm nhạc hay, cũng một phần bởi vì nó đã chuyên chở trọn vẹn tiếng lòng của người sáng tác, và cả của người lắng nghe…

Văn – Trọng – Thiên – Huy (Ảnh Và Tư Liệu Sưu Tầm Nhiều Nguồn)

Nhạc sĩ LÊ DINH

Posted on 29.11.2011 by hongoccan2017

2 CUỘC PHỎNG VẤN

NHẠC SĨ LÊ DINH

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP

Mời nghe Clip nhạc :

Noi Buon Chau Pha -Le Dinh -Nhu Quynh -NNS (HD)

Phỏng vấn qua bà Trần Thị Kim Quyên

(vợ NS Lê Dinh) :

Sóng Văn (SV) : Trong cơ duyên nào bà đã đến với người bạn đời của mình ? Và trong chiều dài thăng trầm của cuộc sống, bà có thể giới thiệu một kỷ niệm buồn, vui ?

Trần Thị Kim Quyên (TTKQ) : năm 1955, tôi bắt đầu dạy học ở Gò Công. Năm 1956 chồng tôi (Nhạc sĩ Lê Dinh) cũng về dạy học cùng trường với tôi và chúng tôi biết nhau từ đó. Đến năm 1957, chúng tôi làm đám cưới. Trong cuộc sống vợ chồng, nhớ lại thời còn son trẻ của chồng tôi, khoảng những năm 1960-1965, cũng có những chuyện buồn về tình cảm, nhưng tôi nghĩ, làm vợ một nghệ sĩ là phải chịu đựng, đợi khi trời quang mây tạnh gia đình sẽ yên vui.

SV: Nhiều người thường quan niệm rằng : các ông bà tác giả, dù sinh hoạt ở bộ môn nghệ thuật nào, cũng thường có tính lơ là đối với những công việc gia đình. Theo bà, nhận xét này đúng được bao nhiêu phần trăm ? Và riêng ông nhà thì sao ?

TTKQ: Điều này không đúng lắm, vì không phải nghệ sĩ thì hay lơ là công việc gia đình. Theo tôi, việc này tùy thuộc  cá tánh của mỗi người. Có những đức phu quân không phải là nghệ sĩ nhưng cũng không phụ giúp được gì cho vợ. Trái lại có những người chồng là nghệ sĩ nổi tiếng mà phụ lo công việc gia đình một cách đắc lực. Nhận xét này chỉ đúng 50% thôi.

SV: Ngoài những môn sở trường, xin cho biết ông nhà còn thích hoạt động giải trí thêm với những bộ môn nào khác ?

TTKQ: Ngoài việc sáng tác nhạc, chồng tôi cũng làm thơ và giải trí bằng cách xem xi nê, video.

SV: Xin cho biết một ít thói quen của ông nhà trong lúc sáng tác ?

TTKQ: Chồng tôi có thói quen sáng tác lúc đêm khuya, khi mọi người trong nhà đều yên giấc ngủ, và lúc sáng sớm vừa thức dậy. Khi sáng tác, bên mình thường hay có tách cà phê sữa nóng.

SV: Bà đã từng có những đóng góp vào công việc sáng tác của ông nhà ?

TTKQ: Khi hoàn thành xong một nhạc phẩm, chồng tôi thường hỏi tôi cái tựa như vậy có được không ? hoặc hát cho tôi nghe thử và tôi luôn luôn là vị thính giả đầu tiên của những nhạc phẩm nhà tôi viết. Tôi thường hay góp ý về cái tựa bài hát và chỉ cái tựa mà thôi. Lâu lâu cũng có gặp vài bài mà tôi không thích. Tôi nêu lên ý kiến khách quan của tôi và chồng tôi khai tử bài đó luôn, không sửa chữa gì cả. Vì theo chồng tôi nói, sửa một bài hát khó hơn sáng tác một bài hát.

REPORT THIS AD

SV: Bà có những nhận xét tổng quát nào về toàn bộ tác phẩm của ông nhà đã được giới thiệu rộng rãi trong quần chúng ?

TTKQ: Về toàn bộ tác phẩm của chồng tôi cho đến ngày hôm nay tôi rất thích vì nó hợp với sở thích của tôi, và theo tôi, chúng cũng thích hợp với sở thích của đa số quần chúng. Nhưng tôi không biết quần chúng cho điểm thế nào, chớ riêng tôi thì tôi phê 18/20 tất cả những nhạc phẩm mà chồng tôi sáng tác, khoảng hai trăm (200) bài. Không biết có phải mèo khen mèo dài đuôi không ?

SV: Xuyên qua việc phát hành, phổ biến các tác phẩm nghệ thuật của ông nhà, bà có những nhận định gì về tình hình sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam hiện nay tại hải ngoại ?

TTKQ: Sau 1975, việc phổ biến ấn hành và phát hành những tác phẩm nghệ thuật không còn giống như lúc còn ở trong nước nữa. Việc phổ biến cũng khó khăn không thua gì việc phát hành vì đa số người Việt lưu vong không có tập trung ở một chỗ. Ngày trước, phương tiện phổ biến trong nước là đài phát thanh và đài truyền hình. Ngày nay,  phương tiện phổ biến là băng nhạc và video – nhất là video, một phương tiện phổ biến hữu hiệu nhất – thì quá ít cho nên sự phổ biến một sáng tác mới thật là hạn hẹp. Sau đó, sự sinh hoạt văn nghệ kém phần hứng thú vì thiếu phương tiện phổ biến. (Ít có sáng tác mới).

SV: Cá nhân bà  đã và đang sinh hoạt trong lãnh vực nào ? Những sinh hoạt đó có gây trở ngại hoặc hổ tương trong việc sáng tác của ông nhà ?

TTKQ: Tôi chỉ la một nội trợ sau 1975 cho nên không có gì trở ngại cho chồng tôi trong việc sáng tác, vì tôi đảm đang một phần lớn những công việc trong gia đình để chồng rảnh rang mà đi làm việc (tay phải) để nuôi gia đình, và sáng tác (tay trái) theo sở thích của chồng tôi.

SV: Nếu có thể được, xin bà vắn tắt cho đôi dòng tiểu sử của ông, những tác phẩm của ông ấy, và đôi dòng về cá nhân bà, đại khái quê quán, hoài bảo…

TTKQ: Sơ lược tiểu sử chồng tôi :

– Nhạc sĩ Lê Dinh, tên thật Lê Văn Dinh, sinh ngày 08-9-1934, tại Vĩnh Hựu, Gò Công. Tác phẩm đầu tay : Làng Anh Làng Em (1956). Tác phẩm quen thuộc : Tấm Ảnh Ngày Xưa, Thương Đời Hoa, Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, Bài Hát Của Người Điên, Biển Dâu, Nếu Mai Này, Ga Chiều, Thương Về Xứ Thượng, Hà Tiên, Dòng Kỷ Niệm, Thương Về Gò Công vv…

(Tạp chí Sóng Văn, số 6 tháng 1&2- 1997)

NHẠC SĨ LÊ DINH

NGƯỜI TÔI GẶP

TRÊN SÂN KHẤU PARIS

Buổi sáng êm dịu của tháng tư, còn dính lại chút sương mù trên ngọn Eiffel, tôi đã ngắm ngọn tháp bằng cái nhìn của người ngoại quốc du ngoạn, côïng với cái nhìn tươi xanh chênh vênh hiện ra nhiều vẻ đẹp của buổi sớm mai. Cảm giác buổi sớm mai, đầu óc trống trơn tôi như con bướm chập chờn lởn vởn, từ đoá hoa này sang đoá hoa khác, chẳng có một giới hạn nào để dừng lại nơi đâu. Các nét đều linh động trong khoảng mù mờ, như bức tranh tràn ra khỏi khung, làm cho đôi mắt ướt át tôi rất gợi cảm lẳng lơ.

REPORT THIS AD

Ðắm đuối lắm ! Ðắm đuối trong ảo tưởng, để liếc mắt đưa tình với chính mình, lúc nào trong lòng cũng gìn giữ sự réo rắt trong sáng của thiên nhiên, đang hiện lên tất cả những nét đẹp trước mắt.

Buổi sáng qua đi, buổi chiều hiện đến, quầng lượn trước mắt ánh đèn đêm, với bầu không khí ồn ào. Bên bờ sông Seine vẫn gió, tất cả thành nhạt nhòa sau lưng. Trên những bức tượng đồng, đầy đủ những dáng vẻ độc đáo, nó tự nhiên như ngang tàng, phóng túng trong cái duyên của Tây phương, qua nét điêu khắc độc đáo, với những vẻ đẹp hiện đại, do bàn tay người nghệ sĩ điêu khắc nào đó, đã đóng góp nơi đây, một chất lượng văn học nghệ thuật vô giá. Nghệ thuật là do tài năng sáng tạo của các cá nhân, cũng như thơ, nhạc là muôn đời, nó sống bằng giá trị của nó mà chẳng cần nương tựa vào cái gì cả. Cảnh vật nơi này bao nhiêu năm vẫn thế, làm choáng ngợp nhiều người. Bờ sông Seine vẫn lộng gió, phát ra những âm thanh như kim ngân, khẽ gõ vào những lâu đài lam sậm, của niềm tự hào cả dân tộc ở thế kỷ này.

Cư ngụ tại Paris, thỉnh thoảng tôi có người quen đến từ phương xa, là y như khuấy lên trong tâm hồn tôi, cái vùng tĩnh lặng hiu hiu ấy, thành một sân khấu sôi động, bừng lên những màu sắc rực rỡ. Và, người mà tôi gặp hôm nay là nhạc sĩ Lê Dinh, trên một sân khấu đại nhạc hội ca vũ nhạc tại Paris, trong một ngày cuối tuần năm 2003 vừa qua, (do Trung tâm Thúy Nga thực hiện trực tiếp thu hình). Ðây là lần thứ hai tôi vào lại sân khấu này, với ý định gặp người nhạc sĩ mà tôi có nhiều cảm mến, về dòng nhạc mộc mạc, đơn sơ, dễ dàng hòa tâm hồn mình vào những âm điệu chứa chan tình cảm, rất gần gũi với tôi, một thời dĩ vãng xa xưa…

Dĩ vãng xưa ấy đó mà… nó là nguồn gốc của sự biết của con người, rất quan trọng trong đời sống ta, vì không có nó, ta không thể biết được những điều gì đã qua, và cái ngày tôi còn là một cô gái đầu óc non nớt, với tuổi mười ba chỉ biết quanh quẩn ở trong xó làng. Thường sinh hoạt dưới mái chùa vào ngày chủ nhật. Từ một con bé bận đầm xanh, áo lam, ngắn tay. Ðến khi thành cô thiếu nữ, miệng biết tủm tỉm cười với trai làng, vẫn còn múa đi múa lại, những vũ khúc êm ả rừng núi cao nguyên, âm thầm tịch mịch xứ Thượng của Lê Dinh. Bây giờ nhớ lại, tôi vẫn lưu luyến xúc cảm mãnh liệt, hai má cứ giật giật bừng bừng, khi tôi đang nằm trên bãi cỏ, chìm trong cây lá.

Mắt nhìn bầu trời bao la, với hàng triệu ức ngôi sao lấp lánh, vô biên vô tận của trời đất, khi hình ảnh : “Chiều lên bản Thượng” sâm sẩm vừa tắt nắng của Lê Dinh, Minh Kỳ làm thành một tiếng gọi xa xăm rõ rệt theo ” hát Mường Luông” ở trong “Nỗi buồn Châu Pha” chính là bức màn âm u sâu sắc của mình, một cách đơn giản chân thành.

Dòng nhạc đi chung với những cái uốn éo thân hình, tay chân của bọn con gái chúng tôi gồm 11 đứa, trong cái xà rông dài được quấn từ rốn xuống chân, áo sát nách hở bụng. Ðầu quấn miếng vải có màu đỏ tím. Phía bên con trai cũng 10 đứa, mặc quần xà lỏn, được quấn ngang bụng bằng lá dừa, đầu cũng quấn lá dừa. Hoá trang đám thanh niên lấy son nồi, quệt đầy lọ nghẹ trên mặt. Khi tiếng trống bắt đầu, ban vũ con gái uyển chuyển thân hình mềm mại qua lại. Hai bàn tay đưa cao ẻo lả trong cơn mộng mê ly, theo khúc nhạc thâm trầm vào cõi lòng thầm kín. Ban vũ bên con trai cũng nhôn nhao. Tay cầm cây gậy xập xình, luồn dưới chân giật tới giật lui. Ðầu ngoảnh đi ngoảnh lại, rồi rúc xuống nhẹ nhàng dưới hai cánh tay con gái rúch rích cười, theo tiếng nhạc tính tình tang: Rừng ơi vang lên muôn lời ca, xa xa trong màn sương âm u khi chiều xuống…

REPORT THIS AD

Tôi sinh hoạt văn nghệ ở chùa, do các chị tập múa để trình diễn trong những ngày Ðại lễ Phật Ðản, có khi múa trong những buổi cắm trại, quanh bên đống lửa lộ thiên. Lúc đó đứng chung với các bạn tôi cao hơn một cái đầu, vì vậy mà khi múa, tôi được chọn làm ” nữ chúa rừng xanh ” được quấn cái xà rông đỏ, đeo bông tai màu đỏ, khăn quấn đầu cũng màu đỏ. Một màu đỏ từ đầu đến chân, biểu tượng sự oai nghi của quyền lực. Hai cổ chân tôi đeo hai cái kiềng toòng teng, bước đi nghe rổn rẻng rất lạ tai. Rồi mỗi ngày lớn thêm lên tí nữa, tôi thường nghe trên các đài phát thanh với dòng nhạc Lê Dinh, qua giọng của ca sĩ Hoàng Oanh :

Anh nói rằng trọn đời yêu em

Sao nỡ đành lòng nào lại quên

Câu tình yêu giữ không nhạt màu

Câu mình thương đến khi bạc đầu

Bây giờ trả lại trăng sao..

(Tình yêu trả lại trăng sao – 1964)

Rồi đến : Ga chiều, Xác pháo nhà ai v.v…

Nói đến Lê Dinh ai mê nhạc cũng không quên bài : Hà Tiên, Ga chiều, Tình yêu trả lại trăng sao… Lời nhạc Lê Dinh đơn sơ dễ hiểu, mộc mạc đi thẳng vào tâm hồn người nghe một cách thích thú, nói vậy không phải tôi nói bạn cũng thích như tôi, hễ có người sản xuất những văn nghệ phẩm, là tôi thích học hỏi của kẻ khác. Mình đi tìm cái hạnh phúc mà không cần nhọc công dụng sức chi cả. Tôi nghe vọng cổ, nghe hát bội, hát chèo tôi biết mê say. Anh chị nghe nhạc cổ điển Tây phương, nhạc Âu Mỹ biết hay, cũng đam mê…Vậy chưa chắc cái sướng và cái đam mê ai hơn ai ?

Tôi đã gặp nhạc sĩ Lê Dinh một lần tại Montreal trong một buổi văn nghệ, và người nghệ sĩ này đã để lại tôi ấn tượng khó quên. Tôi kính mến thái độ vui vẻ, nhiệt thành, đơn giản mộc mạc thẳng thắn, ẩn trong cái nghiêm túc của một nhạc sĩ, có đức tin về phương pháp làm việc, với sự cần cù nhẫn nại, đã đem lại lòng qúi mến và tin tưởng trong giới nghệ sĩ. Tôi biết nhạc sĩ Lê Dinh có đời sống tinh thần trong âm thầm, nhưng đầy hăng hái kiên nhẫn, đó là nền tảng cho một đời sống về tinh thần. Tâm hồn của một người nghệ sĩ dồi dào, thì sự sung sướng cũng rộng rãi hơn.

Sau khi định cư tại thành phố Montreal (Canada) đã ổn định được đời sống gia đình, và để gây cho mình sự hứng thú bền bĩ, nhạc sĩ Lê Dinh chủ trương thực hiện tờ Nguyệt san Nghệ Thuật là để duy trì sự cố gắng, và có đường lối rõ ràng. Văn nghệ làm nẩy sinh vào tâm hồn nghệ sĩ, luôn luôn nhìn đời với những khía cạnh màu sắc mới lạ. Lê Dinh sáng tác những bài nhạc mới sau này như : Bài hát của người điên, Cho người tình cũ, Nắng bên này sông, 10 bài hận ca, Thương về Gò Công… đều mang khắc khoải của người sống xa quê hương. Sau nhảy ra làm đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam với Lê Thái. Tất cả môn sinh hoạt văn nghệ, liên quan đến trong tâm hồn người nghệ sĩ, nó phản ảnh đời sống, tình cảm, tư tưởng của một nhạc sĩ. Nhưng cũng rất không đơn giản khi làm về báo chí văn nghệ.

Trước năm 1975 Lê Dinh cùng với nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng thành lập nhóm Lê Minh Bằng. “Ba cây chụm lại thành hòn núi cao” có khác, nên rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng như : Gõ cửa, Chuyện tình Lan và Ðiệp, Căn nhà ngoại ô, Linh hồn tượng đá, Ðêm nguyện cầu… Nhóm Lê Minh Bằng cũng đã đào tạo nên những ca sĩ nổi tiếng như : Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Hải Lý, Mạnh Quỳnh, Ngọc Tuyết…

REPORT THIS AD

Sau biến cố 1975 nhóm Lê Minh Bằng mỗi người một nơi. Nhạc sĩ Anh Bằng sinh sống ở California (nhà xuất bản băng nhạc Asia, Dạ Lan). Lê Dinh cùng với gia đình sống ở Montreal (Canada). Minh Kỳ thì đã mất vào đầu tháng 9 năm 1975 trong vụ nổ ở trại cải tạo Long Khánh.

Cuộc đối thoại giữa người giới thiệu chương trình nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, và nhạc sĩ Lê Dinh dưới ánh đèn sân khấu Thúy Nga tại Paris 2003, làm bừng dậy ý nghĩa đời nghệ sĩ không bị nhoè đi, giữa thương trường ồn ào, và bụi bặm, khơi lại trong đời sống tinh thần, đã một thời từng gởi gấm, nhiều tình cảm sâu xa của nỗi nhớ mình, trong các nhạc phẩm nổi tiếng bắt đầu từ năm 1956 cho đến nay, với tất cả hơn 200 nhạc phẩm trước năm 1975, đã được thu dĩa bởi các hang : Tân Thanh, Continental, Asia Sóng nhạc, Việt Nam…

Sau năm 1975 các nhạc phẩm lại được thu vào dĩa Thúy Nga Paris, Asia USA… với các giọng ca Như Quỳnh, Phương Dung, Thanh Thúy, Mỹ Huyền, Hoàng Lan, Kim Ngọc Khánh, Dalena, Nhật Trường, Giao Linh, Thanh Tuyền, Lưu Hồng, Trần Thị Thu, Nguyệt Lan…

Nghe những lời nhạc của Lê Dinh tôi có cảm nhận : Người nghe không có sự suy nghĩ với cái nghĩa rộng của nó, mà dòng nhạc đi thẳng một cách mạch lạc vào đời sống tình cảm người ta mà thôi. Nhạc là âm thanh để cảm nhận, tất cả chung quanh chỉ là cái khung để chúng ta sinh hoạt, nếu ta quá quan trọng sẽ làm giảm mất đi cái chân giá trị của sự sáng tạo, một sự sáng tạo trong bóng tối, trong im lặng cũng là một vết sáng của đêm đông, và người sáng tạo là người biết định đoạt hành động mình, biết trù liệu đến sự tín ngưỡng và số phận của mình.

Ðể thả hồn bâng khuâng rung động về kỷ niệm, những màn vũ hoang dã trong nhạc điệu trữ tình, tôi đến gặp nhạc sĩ Lê Dinh gốc người miền Nam, tại khách sạn Kyriad trong quận 19 Paris để nhớ lại một kỷ niệm, cách đây hai năm, tôi đã hân hạnh gặp nhạc sĩ rất còn nồng nhiệt, trong một trái tim nghệ sĩ, để cho tôi thẹn thùng, e ấp thật thà trong Tiếng Hát Mường Luông, Chiều Lên Bản Thượng v.v… bên núi rừng xinh xinh, xanh ngát mênh mông.

Xin mời bạn đọc nghe tâm tình của nhạc sĩ Lê Dinh, qua mẩu chuyện ngắn sau đây :

Bích Xuân: Xin vui lòng sơ lược tiểu sử của nhạc sĩ ?

LÊ DINH: Sinh năm 1934 (tuổi Giáp Tuất) tại làng Vinh Hựu, tỉnh Gò Công.

1948-1953: Học Trung học ở Collège Le Myre de Vilers (MỹTho).

1953-1955: Học trường Cao đẳng Vô Tuyến Ðiện Saigon (Ecole Supérieure de Radióelectricité de Saigon).

1955-1957: Dạy học (Pháp văn và âm nhạc) ở Gò Công và ở Chợ Lớn.

1957-1975: Làm việc tại Ðài Phát thanh Saigon. Chức vụ: Chủ sự Phòng Sản Xuất rồi Chủ sự Phòng Ðiều Hợp.

REPORT THIS AD

1975-1978: Không làm gì được cả.

Tháng 8/1978: Vượt biên đến đảo Ðài Loan.

Tháng 10/1978: Ðịnh cư ở Canada, thành phố Montréal, cho đến nay.

1979-1999: Làm việc cho hãng tàu chở hàng hóa đi khắp thế giới có tên là Federal Navigation (viết tắt là FEDNAV) của Canada ở thành phố Montréal (Ðiểm đặc biệt là hãng tàu này là hãng tàu đã cứu vớt 40 người trên chiếc ghe tỵ nạn – trong đó có gia đình Lê Dinh – trên biển Nam Hải năm 1978).

Lúc còn học ở Trung học Le Myre de Vilers (MỹTho) có theo học hàm thụ lớp hòa âm và sáng tác của Ecole Universelle de Paris.

Sáng tác đầu tiên : Bài Làng Anh Làng Em, viết năm 1956, nhà xuất bản Tinh Hoa miền Nam ấn hành năm 1956.

Gia cảnh : Vợ, 3 con.

Sáng tác: Cuộc đời sáng tác của Lê Dinh trong 47 năm gắn bó với âm nhạc được chia ra làm 3 giai đoạn :

Giai đoạn 1: 1956-1966: Trong thời gian này, Lê Dinh có những sáng tác như :

– Ngày ấy quen nhau (1959) – Thương đời hoa (1960) – Hôm nào anh đi (1960) – Có nhớ không anh (1960) – Tấm ảnh ngày xưa (1961) – Cánh thiệp hồng (1961) – Ga chiều (1962) – Xác pháo nhà ai (1964) – Chiều lên bản Thượng (1964) – Tình yêu trả lại trăng sao (1964) – Thương về xứ Thượng (1965) – Ngang trái (1965)…

Trong giai đoạn này, có những sáng tác chung với Minh Kỳ : Ðường chiều sơn cước – Tiếng hát Mường Luông – Người em xứ Thượng – Ðường về khuya – Tôi đã gặp – Hạnh phúc đầu Xuân – Cánh thiệp đầu Xuân – Một chuyến xe hoa – Mưa trên phố Huế…

Giai đoạn 2: 1966-1975: Thành lập nhóm Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng).
-1966: Ðêm nguyện cầu (sáng tác đầu tiên của nhóm).

Nhóm Lê Minh Bằng còn có những tên nữa như : Mạc Phong Linh, Mai Thiết Linh (Truyện tình Lan và Ðiệp 1, 2 & 3), Mai Bích Dung (Linh hồn tượng đá, Cho người tình nhỏ), Dạ Ly Vũ (Hồi tưởng), Dạ Cầm (Tình đời, Trở về cát bụi, Ðêm vũ trường, Kiếp cầm ca) và rất nhiều tên khác nữa như : Vũ Chương, Phương Trà, Tây Phố, Tôn Nữ Thụy Khương, Trúc ly, Huy Cường, Mặc Vũ v.v…) (Ngưng sáng tác 1975-1978).

Giai đoạn 3: Từ năm 1979: Có những bài Bài hát của người điên – Nắng bên này sông – Thương về Gò Công – Sao anh không nhớ Gò Công – Dòng kỷ niệm – Chữ tình – Huế buồn – Chỉ là phù du (2003).

BX: Khán giả đã biết nhạc sĩ Lê Dinh bắt đầu từ năm 1956 nhưng cho đến nay vẫn không quên công việc của một người làm về thông tin trên đài phát thanh trước năm 1975, hiện thời còn là chủ bút tờ báo nữa, mà cốt yếu của người cầm bút có kiến thức, có chiều sâu tư tưởng, tờ báo mới hay, phải hấp dẫn để đến được với độc giả. Công việc của nhạc sĩ nằm trong tư tưởng Văn hóa. Xin nhạc sĩ cho biết cảm tưởng về những điều này ?

REPORT THIS AD

Nhạc sĩ LD: Khán thính giả biết Lê Dinh từ năm 1956 (qua bài Làng anh làng em) cho đến nay nhưng từ năm 1994, khi nguyệt san Nghệ Thuật ấn hành số 1, độc giả biết Lê Dinh qua người chủ trương tờ báo và đồng thời cũng qua Lê Dinh, người viết nhạc. Chủ trương tờ báo, LD không có tham vọng to lớn, chỉ muốn dùng tờ báo, ngoài việc loan tin tức về âm nhạc, thời sự, kiến thức phổ thông… chính yếu là muốn nhắc lại cho các thế hệ sau biết những người đi trước trong lãnh vực văn học, âm nhạc, nghệ thuật… và giới thiệu, nâng đỡ những mầm non văn nghệ trên con đường mà những mầm non này đã chọn.

BX: Nhạc sĩ đã được khán giả trước năm 1975 yêu thích và ngay như hôm nay tại Hải ngoại, được các Trung tâm băng nhạc thâu lại các nhạc bản như – Xác pháo nhà ai (1964) – Chiều lên bản Thượng (1964) – Tình yêu trả lại trăng sao (1964) – Thương về xứ Thượng (1965) – Ngang trái (1965)…v.v… Tại sao nhạc sĩ không tiếp tục đi sâu vào các ca khúc khác ?

Nhạc sĩ LD: Vẫn sáng tác (mặc dù tờ báo chiếm rất nhiều thì giờ) nhưng so với trrước 1975 thì rất ít vì ở hải ngoại còn nhiều thứ cần nhiều thì giờ để giải quyết và cơm áo buộc ràng không cho mình còn nhiều thì giờ để sáng tác.

BX: Công việc làm báo, làm đài phát thanh tại Montreal, có hỗ trợ gì trong cuộc sống của nhạc sĩ không ?

Nhạc sĩ LD: Công việc làm báo, làm đài phát thanh ở đâu thì không biết, chứ ở thành phố Montréal này, không giúp đỡ gì về mặt tài chính cho người chủ trương. Ðó chỉ là sở thích thôi, ai không thích, không thể nào làm nổi, với trăm ngàn chuyện bực mình vụn vặt, không thể nói ra hết ở đây.

BX:  Nhạc sĩ có những bản nhạc viết về quê hương rất tha thiết. Xin nhạc sĩ cho biết cảm tưởng về những bài nhạc ấy ?

Nhạc sĩ LD: Về những bản nhạc quê hương, không hiểu tại sao, khi còn ở trong nước thì không viết, nhưng giờ đây, ở hải ngoại mới thấy thấm thía 2 chữ “quê hương” và viết rất dễ, rất suôn sẻ, chẳng hạn như bài “Thương về Gò Công (Nắng trưa lên rất cao, Ngoài xóm đi vào, đi ngang bờ ao, gặp em đang hái cau để má ăn trầu. Ai qua Gò Công mà không ghé thăm chợ Dinh, Ðể nghe tiếng hò cô gái ngoài kinh, Hò ơi: Em là cô gái xứ Gò, quanh năm sông vắng đưa đò nuôi me, Nhà em ở xóm Giồng Tre, Anh về nhớ ghé thăm mẹ thăm em).

BX:  Theo nhạc sĩ những dòng nhạc trước năm 1975 có những đặc điểm gì giống và khác với thời bây giờ ?

Nhạc sĩ LD: Nhạc trước 1975, kỹ thuật không rắc rối, lời ca ít cầu kỳ và bình dị hơn nhạc sau 1975, kỹ thuật vững chải hơn, hơi khó khăn hơn (có lẽ do sống gần với nền âm nhạc của ngoại quốc) và lời ca cùng đề tài cũng thay đổi nhiều, do hoàn cảnh đang ở tạm nơi xứ người, thân phận ly hương v.v…

BX:  Xin nhạc sĩ vài kinh nghiệm khi làm nhạc ?

Nhạc sĩ LD: Nói về kinh nghiệm trong việc viết nhạc thì nếu viết nhạc nhiều, thì lần lần kỹ thuật sẽ vững chắc hơn, không còn để những lỗi lầm ấu trĩ những khiếm khuyết buồn cười. Những người viết nhạc từ 10 năm trở lên sẽ không còn vấp phải những lỗi lầm này. Còn về phần hồn nhạc, thì không ai giống ai, cũng không phải do kinh nghiệm mà có, bởi đó là thiên phú.

REPORT THIS AD

BX:  Về các ca sĩ hiện nay ở hải ngọai ?

Nhạc sĩ LD: Các ca sĩ hiện nay ở hải ngoại : Lớp lớn tuổi (đã nổi tiếng ở Việt Nam) một số, phong độ vẫn còn và họ hát bằng tâm hồn, còn một số trẻ mới lớn lên và nổi tiếng ở hải ngoại, có một số hát bằng hình dáng hơn là hát bằng xúc cảm. Số này cần phải có những người múa may xung quanh mới được. Và khán giả thì “coi” họ hát hơn là “nghe” họ hát.

BX:  Với nghề báo xin nhạc sĩ có nhận xét ?

Nhạc sĩ LD: Về làm báo, thì tuy mới làm 9 năm thôi, nhưng đã nhận thấy rất là nhiêu khê bởi vì trong giới văn chương quá bao la hơn là trong giới âm nhạc. Những nhiêu khê này, không thể nói ra trong khi còn làm báo, chỉ có thể nói khi nào hết làm báo, bằng cách viết hồi ký chẳng hạn. Phục thay những người cả đời làm báo.

BX:  Xin nhạc sĩ kiêm Chủ bút cho biết thế nào là mẩu truyện ngắn hay ? Cây bút nào anh cảm mến ?

Nhạc sĩ LD: Cảm nghĩ của một chủ bút không khác gì cảm nghĩ của một độc giả. Một truyện ngắn (hay dài) mà hay là có đề tài mới lạ, không giống những truyện đã có từ trước, có thắt gút (cho độc giả hồi họp, chờ đợi) rồi từ từ mở khi kết thúc, vui hay buồn, để trả độc giả về với thực tại. Về phần văn chương, không cần phải cầu kỳ hoa lá cành, chỉ cần cho trọn vẹn, câu cú có đầy đủ chủ từ, động từ, túc từ là được. (Chúa ghét những truyện kể lể dài dòng rồi hết, không đem lại một cảm xúc gì cho người đọc).

BX:  Xin nhạc sĩ cho biết tại sao bây giờ các nhạc sĩ thường hay sáng tác những ca khúc gào thét như thế ?

Nhạc sĩ LD: Âm nhạc những năm sau này (nhất là âm nhạc trong nước) không phải là âm nhạc nữa mà không biết nên gọi đó là gì. Nghe loại nhạc chói tai này, đang vui mình bỗng thấy bực tức ngang xương. Ca sĩ thì không gào thét không phải là ca sĩ, có thể gọi là ” hét sĩ ” thì đúng hơn. (Người Pháp có câu : Chanter n’est pas crier). Người VN mình bắt chước rất hay, nhưng bắt chước cái không nên bắt chước. Tuy nhiên, ở trong nước, cũng có một số ít bài rất dễ thương như Song quê, Về quê ngoại, Tiếng hát chim đa đa v.v…

BX:  Nhạc sĩ ấp ủ đề tài nào trong tương lai ?

Nhạc sĩ LD: Hình thức thu video của những trung tâm video lớn bây giờ, nếu cứ cái đà này mà kéo dài mãi, sợ không còn có người thích nữa. Phải thay đổi món ăn cho con người thưởng thức, ăn một món dù ngon, nhưng ăn hoài cũng phải chán (A force de manger la même soupe, on finit par se lasser). Do đó, một màn kịch nhạc, có thể nói như một vở tuồng cải lương mà thay vì cổ nhạc mình viết bằng tân nhạc, có đối thoại, có ca, có vũ, một câu chuyện có đầu có đuôi, viết bằng tân nhạc. Việc này đòi hỏi ca sĩ phải là diễn viên và có như thế mới hấp dẫn về lâu về dài số khán thính giả ít oi ở hải ngoại này. Ðó là ước muốn của LD nhưng mình không có trong tay phương tiện thì làm sao thể hiện được, cho nên ước muốn chỉ là ước muốn suông mà thôi.

BX:  Xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Dinh

Trần Năng Phụng post

 

***************************************************************************

 

 

__._,_.___


Posted by: Tran Nang Phung 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List