---------- Forwarded message ----------
From: Minh Ngoc Piano <
Date: 2015-10-16 21:35 GMT-04:00
Subject: NNS = LaThuUcChau : Chợt Nghĩ Về Hai Nơi [PPS, YOUTUBE & PLAYLIST]
To: "
********Chợt Nghĩ Về Hai
Nơi -Trầm Tử Thiêng -Trịnh Vĩnh Trinh
********PPS LINK
********GIAO SU NNS
NGUYEN NAM SON -3 PLAYLIST
Moi qui than huu thuong
thuc
TRAN NANG PHUNG
|
|
|
|
|
|
Giao Su NNS
Nguyen Nam Son -3 [HD Videos, ABC Listed]
|
|
|
|
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần, 17 Oct. 15
Trầm Tử Thiêng: Chợt nghĩ về hai nơi
Tiếng hát: Trịnh Vĩnh Trinh
Tình thân,
NNS
.................................................................................................................................
(1) Chuyện Thời sự và Xã hội:
(i) Hạ Đình Nguyên: Chuyện của “Phượng” và ba gã “bán tơ”
Đây là câu chuyện có
thật, từ nghiêm trọng bổng chuyển sang khôi hài, được lan truyền khắp trên mạng
trong tuần nay, mà người Việt ở năm châu bốn biển đều biết. Cái hấp dẫn không
phải ở chỗ “Phượng”, một người phụ nữ còn trẻ mang tên một loài hoa, mà ở chỗ,
chính ba vị “đại sư” đã biến thành “đại sự”, và như một đám cháy, nó đã “thực
sự bùng nổ phủ trùm lên Hội nghị trung ương 12”, theo mô tả của bloger Nguyễn
Thông. Bởi như lệ thường, khi đến mùa bầu bán nhân sự cho Đại hội Đảng, thì hoa
tố cáo nở rộ, bay tới tấp về Hội nghị ở Ba Đình, tạo nên những chuyện vừa
nghiêm trọng vừa khôi hài mà “cười ra nước mắt”! Lần nầy có ba ông Giáo sư Tiến
sĩ thuộc “Thánh đường Lý luận Trung Ương” xuất hiện, với tờ đơn nóng hổi trên
tay! Rất xứng đáng và trân trọng nêu rõ lên đây, tên tuổi và sự nghiệp của các
vị, cho cả nước đang nóng lòng muốn biết, để hình dung rõ hơn về một loại côn
trùng đã được thuần hóa từ phương Bắc. Đó là các “đại sư”:
- Lưu Văn Sùng (1939), GS.TS, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Chính trị.
- Đỗ Thế Tùng (1934), GS.TS, nguyên giảng viên cao cấp.
- Nguyễn Đình Kháng (1945) GS.TS, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế – Chính trị.
(Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).
Theo dõi câu chuyện, chúng ta sẽ càng biết rõ hơn, đến độ phải rùng mình về
tình hình đất nước và một bộ phận “rực rỡ” trong ĐCSVN hôm nay, đã nhiểm độc
như thế nào, và tê liệt ra sao về khả năng tư duy. Câu chuyện của “3 đại sư”,
không phải chỉ là “3” đại sư, mà nhiều hơn thế.
Đơn tố cáo:
1) Nội dung 1- Nguyễn Thanh Phượng – có bố là Nguyễn Tấn Dũng, đang làm Thủ
tướng – là đảng viên ĐCSVN mà có Quốc tịch Mỹ! Nguyên văn tố cáo: “cô Nguyễn
Thanh Phượng nhập quốc tịch Mỹ là chạy theo Đế Quốc Mỹ, vi phạm nguyên tắc Đảng
và phản bội dân tộc”. Trời đất! Cái hồ đồ trong lý sự ấy là “hết ý kiến”. Mà
cái tiền đề quan trọng “nhập Quốc tịch Mỹ” cũng đã không có nốt. Nguyễn Thanh
Phượng trả lời bằng một lá thư hẳn hoi, đồng thời đưa lên facebook của mình,
nội dung tử tế mà chứa vị đắng: “Cháu không có quốc tịch Mỹ như các bác gởi đơn
tố cáo” (xin đọc trọn(1)).
Có một số bài viết để chứng minh sự hài hước nầy
trên mạng:“Bác vu khống, cháu la làng!” (2). Tôi đột ngột nhớ một câu trong
Truyện Thúy Kiều, về một thời kỳ đổ đốn: “Thằng bán tơ nó gieo họa thình lình!”
Ôi, cái lý của thằng gieo họa đã hồ đồ, cái tánh lại nông nổi tới cái mức
“bần cố nông”. Xin hỏi: ai cấp cái học hàm học vị cho các bác”bán tơ”nầy vậy?
Các bác dạy lý luận bao nhiêu năm, và đào tạo được bao nhiêu khóa học trò? Hẳn
là nhiều! Mà ai đứng đằng sau thằng bán tơ? Người dân đang rất ớn lạnh về loại
thực phẩm độc từ Tàu đưa sang bấy lâu nay, con số chết thảm hàng năm vì bịnh
ung thư là 75.000 người. Còn cái độc hại trong tư tưởng thì không thống kê nổi.
2) Nội dung 2 - Nguyễn Tấn Dũng – đang là Thủ tướng Việt Nam.
Ba “đại sư” đã tố giác như sau:
[“Tình hữu nghị của hai dân tộc Việt-Trung sống bên cạnh nhau, bao giờ cũng là
thật, không bao giờ viễn vông. Dù có đối đầu, chống nhau rồi cũng phải tìm cách
sống chung hòa bình, hữu nghị như anh em một nhà. Còn tình hữu nghị lệ thuộc
của Việt Nam với Trung Quốc thì từ khi Cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo
đến nay chưa bao giờ có. Nêu ra những“luận điểm”trên, dù vô tình hay hữu ý,
Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp sức cho thế lực thù địch đang vu cáo Đảng ta lệ thuộc
vào Trung Quốc không dám đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ].
Tôi chỉ là một công dân đơn thuần, không quen biết thân thiết gì với Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, cũng không bầu ông ấy vào Bộ Chính Trị, hay vào chức Thủ
tướng, nhưng nghe như thế là rất “nghịch lỗ nhỉ”. Sao các ông lại tin Trung
Quốc đến độ là “bao giờ cũng thật”? Lịch sử của Trung Quốc đã không là một lịch
sử của đầu rơi máu chảy đó sao? Các ông có đọc được một trang lịch sử nào của
họ không, chỉ kể từ thời Mao đến nay thôi? Một Quốc gia nầy với một Quốc gia
khác sao lại như “một nhà?”.
Các ông có chắc là 70 năm qua không có “hữu nghị
lệ thuộc” không? Sao các ông dám nói Thủ tướng đã “tiếp sức cho thế lực thù
địch”? Sao cái Bộ Chính Trị các ông lại để ông ấy làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ
tướng đến hai nhiệm kỳ? Hóa ra nuôi chứa lâu nay một anh phản động? Các ông muốn
kết án cả cái ê-kip lãnh đạo Đảng trước đây sao? Định làm binh biến để tiếp sức
cho Bắc Kinh chăng? Xin hỏi, ai xúi dại cho các ông viết cái đoạn văn nầy? Lâu
nay các ông dạy cho ai cái gì nhỉ, với cái tước GS.TS.?
Đơn tố cáo viết tiếp: [Bài phát biểu có tính chất kích động sự đối đầu giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Nhất thời có thể có tác dụng tinh thần yêu nước nhưng
tiếp tục đẩy nó lên cao thì có thể thành thảm họa. Thực tế vừa qua khi Trung
Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở quần đảo Hoàng sa do phát biểu kích động
đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc của Nguyễn Tân Dũng, đã cổ vũ cho những
phần tử kích động đập phá gần 1000 nhà máy xí nghiệp có vốn đầu tư của nước
ngoài]...
Xin thưa ba ông GS.TS,
Trung Quốc tấn công không đối đầu thì van lạy hay sao? Nếu van lạy thì các ông
hy vọng được bọn chúng sẽ cho gì nào? Câu kế tiếp thì quá tối tăm và vô nghĩa:
tinh thần yêu nước mà đẩy lên cao có thể thành thảm họa. Sau cùng là một câu
nói lộn đầu xuống đất: Cái mà các ông gọi là “phát biểu kích động đối đầu” là
ngày 11/5 tại Philippines, cái giàn khoan HD 981 vào biển Việt Nam là ngày 2/5,
biểu tình vào ngày 11-12/5. Lời kích động (ở Philippones) biến thành hành động
(ở Bình Dương, Vũng Áng) nhanh như điện chớp. Ai đứng sau những cuộc đập phá
này còn phải hỏi Trung Nam Hải. Nhưng sự hưởng ứng là của chính công nhân, và
người dân rất hả hê về phản ứng nầy, trong khi Bộ Chính Trị im phăng phắc. Ông
TBT Nguyễn Phú Trọng lúc ấy thì kiên trì gọi điện “đường dây nóng” mà đối tác
tác không bắt máy!
Theo các ông thì phải phát biểu như thế nào?
Để hiểu rõ lời vu cáo, xin hãy đọc lại bài phát biểu của Thủ tướng Dũng
tại Philippines ngày 11/5: ["Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi
đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý,
theo luật pháp quốc tế". "Bạn hỏi về biện pháp quân sự? Không!".
"Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm
lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và
phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân
sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt
buộc phải tự vệ". "Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích
chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng
liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo
đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định
không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình,
hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".
"Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế,
nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành
động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam. Những
gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói"] (4)
Lời quy chụp của 3 vị GS.TS xem ra là rất hồ đồ!
3-Đơn tố cáo yêu cầu:
- “Có hình thức kỹ luật đối với Nguyễn Tấn Dũng”.
- “Kiên quyết không để Nguyễn Tấn Dũng lọt vào Ban Cấp Hành Trung Ương khóa
XII. Nếu lọt vào sẽ là thảm họa của Đảng ta và dân tộc ta”.
Theo tôi, cũng có hai đề nghị:
- Đưa 3 GS.TS đi khám bệnh tâm thần, nếu không mắc bịnh, thì:
- Đưa ra kiểm điểm về cái tội “tích cực vận động (cho ai đó) bằng cách
vu cáo” là vi phạm kỷ luật của Đảng, và đưa ra tòa về tội “vu khống” hai cha
con ông Dũng. Và điều tra tích cực xem ai ở đàng sau “đã tiếp sức” cho sự vu
cáo nầy, thay vì làm “mất tình hữu nghị Việt-Trung”?, là gây rối loạn nội bộ?
Lời cuối:
Đọc kỷ bản văn tố cáo trên đây, chúng ta thấy thế nào?
Đau thương dành cho “thằng bán tơ” lỡ nhiễm bùa mê, đã dẫn đường, đã lót ổ, đã
đành! Mà sau hắn là lủ “đầu trâu mặt ngựa” đang ẩn núp nhiều nơi, mà “Giáo
đường Lý Luận Trung Ương” cũng là nơi tá túc khá an toàn, và từ đó nó
“lọt ra, sẽ là thảm họa cho Đảng ta và Dân tộc ta”. Chúng đang chờ thời cơ được
sự hà hơi tiếp sức của Tập Cân Bình. Hãy cảnh giác những “thằng bán tơ”. HĐN
(From: To Van Truong tovantruong1948@yahoo.com).
Nguồn: (1) http:/ www.facebook.com/nguyengthanhphuong
(2) https://vietbao.com/a243817/bac-vu-khong-chau-la-lang
· (3) Khi “lão thành” làm “con rối chính trị". https://www.danluan.org/tin-tuc
(4) http://thutuong.chinhphu.vn/Home
*** Nguyễn Đăng Quang: Hôm qua (14/10/2015) trên trang Blog của Đại tá
Bùi Văn Bồng, tôi đọc rất kỹ bài viết của tác giả Hạ Đình Nguyên có nhan đề
“Chuyện của Phượng và 3 gã bán tơ”. Bài viết của tác giả Hạ Đình Nguyên, một
cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Trưởng Ban Hành động của Tổng Hội sinh viên
Sài Gòn trước năm 1975, là một bài viết sắc sảo, rất chặt chẽ, hàm chứa nội
dung phê phán và phản biện cao.
Tác giả nêu và lên án một thực trạng tồi tệ lâu
nay trong sinh hoạt chính trị nội bộ của ĐCSVN, nhưng có tác động lan rộng ra
xã hội bên ngoài, đó là hiện tượng nay đã trở thành quy luật là cứ mỗi khi gần
đến Đại hội Đảng là lại rộ lên nạn tố cáo, bêu riếu, nói xấu nhằm triệt hạ lẫn
nhau! Tác giả tập trung vào “Đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và con gái
của Thủ tướng là cô Nguyễn Thanh Phượng” do 3 vị Giáo sư-Tiến sỹ đầu ngành của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ký tên. Đó là các vị Giáo sư-Tiến sỹ có
tên sau đây : - Gs-Ts Lưu Văn Sùng, sinh năm 1939, nguyên Viện trưởng Viện Khoa
học chính trị - Học viện Chính trị quốc gia HCM./ - Gs-Ts Đỗ Thế Tùng, sinh năm
1934, nguyên Trưởng khoa Kinh tế chính trị - Học viện Chính trị quốc gia HCM. /
- Gs-Ts Nguyễn Đình Kháng, sinh năm 1945, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế chính
trị học - Học viện Chính trị quốc gia HCM.
Tôi không tìm được đường link để vào đọc “Đơn tố cáo” cháu Nguyễn Thanh Phượng
của 3 giáo sư khả kính nói trên, và vì vậy tôi không dám khẳng định là các vị
này gửi đơn tố cáo cháu Phượng, nhưng tôi có đọc được bản scan (photocopy) bức
thư của cháu Phượng gửi đích danh đến 3 vị giáo sư này. Cháu Phượng, trong thư
của mình có thanh minh như sau (trích nguyên văn) “ Cháu là người Việt Nam,
quốc tịch Việt Nam. Cháu không có quốc tịch Mỹ như các bác đã gửi đơn Tố cáo”.
Rồi cháu Phượng viết tiếp: “Cháu khẩn cầu các bác, với lương tâm của các nhà
khoa học chân chính, dù với bất cứ động cơ gì, cháu kính xin các bác không vu
khống, bịa đặt những điều không đúng về cháu, gây hàm oan cho cháu”! Kèm theo
thư là bản scan Hộ chiếu Việt Nam có dán visa nhập cảnh vào Mỹ mới nhất của
cháu Phượng để chứng minh là đương sự vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Trong trường
hợp cụ thể này, việc hư thực, đúng sai về nội vụ sự việc như thế nào, xin giành
cho hai bên liên quan lý giải, biện minh, và dư luận ở giữa phán xử, tôi mạn
phép không có ý kiến bình luận gì thêm!
Nhưng tôi có đọc bản scan toàn văn đơn tố cáo đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng của 3 vị Giáo sư-Tiến sỹ nói trên ký tên gửi trực tiếp đến Bộ Chính trị và
Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN . Đơn tố cáo đề ngày 18/9/2015, có chữ ký và ghi
đầy đủ chức danh như nói ở trên của 3 vị Giáo sư- Tiến sỹ này. Đơn được viết và
gửi đi đúng 2 tuần trước ngày khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (Khóa XI)
vừa qua để bàn về việc chuẩn bị nhân sự cho BCT, BBT và BCHTƯ Đảng khóa XII
tới! Nếu sự thực đúng như nội dung của “Đơn tố cáo” thì đây quả là vấn đề rất
nghiêm trọng và cực kỳ phức tạp. Tập thể Bộ Chính trị và Ban Bí thư không thể
không giải quyết, vì nó liên quan đến việc an nguy không chỉ của Đảng mà còn
của cả dân tộc Việt Nam nữa! Có thể nói 85 năm qua, từ ngày thành lập cho đến
nay, ĐCSVN nói chung cũng như BCHTƯ và BCT nói riêng chưa bao giờ xảy ra trường
hợp tố cáo nào nghiêm trọng có tính chất vu khống, bêu xấu nhằm triệt hạ lãnh
đạo Đảng và Nhà nước ta như đơn của 3 vị Giáo sư-Tiến sỹ đầu ngành của Học viện
Chính trị quốc gia HCM tố cáo đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, một trong
những vị lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam hiện nay!
Tuy vậy, những độc giả như tôi, vốn rất thận trọng và thường không dễ tin vào
những thông tin trên các trang mạng xã hội, cho dù các thông tin này xuất hiện
đã lâu, gần một tháng nay rồi! Trong trường hợp này, không loại trừ khả năng
đây là âm mưu diễn biến hòa bình của đế quốc và của các thế lực thù địch, có ý
đồ xấu như lâu nay hệ thống Tuyên giáo Đảng và mạng lưới thông tin đại chúng lề
phải của Nhà nước vẫn thường tuyên truyền và định hướng cho người dân, chứ
trong nội bộ Đảng làm gì có ai xấu xa tồi tàn, nỡ hại đồng chí mình như vậy?!
Nhưng thật rất lạ là đã gần một tháng qua, các cơ quan ngôn luận và thông tin
đại chúng chính thống của Đảng và Nhà nước ta vẫn im lặng, không hề lên tiếng
xác nhận (nếu đó là việc có thực) hoặc cải chính hay phủ nhận (nếu đó là việc
bịa đặt hoặc phao tin đồn nhảm), làm cho quần chúng nhân dân rất phân tâm, dao
động, không biết tin vào đâu, vì không rõ đâu là hư, đâu là thực; đâu là đúng,
đâu là sai! Trong các websites của Đảng và Chính phủ cũng không có trang nào xác
nhận hay phủ nhận thông tin nói trên, và ngay cả trong thông cáo mới đây của
Hội nghị Trung ương 12 vừa rồi cũng không đề cập đến vụ việc nghiêm trọng này!
Nhưng các trang mạng xã hội thì trong suốt 3 tuần qua liên tục bàn luận đến các
đơn thư tố cáo trong nội bộ Đảng, đặc biệt là về Đơn Tố cáo Thủ tướng của 3 vị
Giáo sư-Tiến sỹ của Học viện Chính trị quốc gia HCM, mà bài viết “Chuyện của
Phượng và 3 gã bán tơ” của tác giả Hạ Đình Nguyên là một trong các bài viết sâu
cay lên án nạn tố cáo tồi tệ đã trở thành quy luật lâu nay trong sinh hoạt
chính trị nội bộ của Đảng ta!
Tôi thiển nghĩ, trong khi chờ đợi Ủy ban Kiểm tra Trung ương hay Ban Tuyên giáo
Trung ương của Đảng hoặc Bộ Thông tin-Truyền thông của Chính phủ lên tiếng
chính thức về vụ việc nghiêm trọng này, tôi xin trân trọng đề nghị với 3 vị
Giáo sư-Tiến sỹ của Học viện Chính trị quốc gia HCM có tên ở trên hãy dũng cảm
đứng ra công khai và chính thức lên tiếng trước công luận - trên Đài Truyền
hình VTV1 và VTC1, Đài Phát thanh VOV, Thông tấn xã Việt Nam, và tất nhiên là
cả báo Nhân Dân và báo Quân đội Nhân dân - để xác nhận về việc có hay không,
ngày 18/9/2015 vừa qua, các vị viết đơn tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng như
các trang mạng và blog đã đưa tin hay không?
Đồng thời để bảo vệ uy tín và
thanh danh không chỉ của riêng của 3 vị mà của cả tập thể đội ngũ Giáo sư-Tiến
sỹ đông đảo và hùng hậu của Học viện Chính trị quốc gia HCM, cũng xin đề nghị
các vị chứng minh những việc các vị tố cáo và kết tội trong đơn là đúng sự
thật, và nếu có thể, xin quý vị nói rõ về thời điểm gửi đơn cũng như về động
cơ, mục đích thực sự của các vị khi đứng ra tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và
con gái của Thủ tướng là để nhằm đạt ý đồ gì, mục tiêu thật sự nhắm tới là gì?
Đặc biệt là có ai dụ dỗ, lôi kéo hoặc kích động các vị viết đơn tố cáo đó
không?
Thiết nghĩ, việc thừa nhận hay phủ nhận của các vị lúc này đối với Đơn tố cáo
như đã dẫn sẽ rất có lợi cho việc giải độc dư luận hiện nay, và sẽ góp phần
không nhỏ vào việc “định hướng công tác tuyên truyền và công tác tư tưởng” của
Đảng ta (mà các vị là các bậc thầy về lĩnh vực này) trong thời gian trước mắt,
đặc biệt là trước và trong thời gian nhóm họp Hội nghị Trung ương lần thứ 13 và
14 trong 3 tháng tới (Khóa XI) và nhất là trước khi tổ chức Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XII vào đầu năm 2016!
Mong 3 vị hãy dũng cảm lên, và xin gửi lời hoan nghênh trước tới quý vị! (Hà
Nội, 15-10-2015).
(ii) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Chiến thuật trấn áp sự phản kháng trong nước
Trong bài “Vietnam’s
rising repression”, đăng trên tờ New Mandala mới đây, giáo sư Zachary Abuza,
một nhà Đông Nam Á học, cho rằng những sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối
với những người bất đồng chính kiến càng lúc càng gia tăng và càng lúc càng
tinh vi. Ông tóm tắt những sự đàn áp ấy vào năm chiến thuật chính:
Thứ nhất, trấn áp những luật sư thường đứng ra bảo vệ và bào chữa cho những
người đối kháng bị chính quyền bắt giữ và đem ra xét xử. Tiêu biểu nhất cho
những luật sư này là Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Đài và Võ An Đôn.
Thứ hai là sử dụng những tội danh khác, phổ biến nhất là tội danh trốn thuế, để
đánh lạc hướng dư luận là ở Việt Nam không hề có tù nhân lương tâm.
Thứ ba là sử dụng công an chìm để hành hung những nhà hoạt động dân chủ và
những người hay lên tiếng phê phán chế độ, kể cả các nhà báo đang tiến hành các
cuộc điều tra việc công an đàn áp dân chúng. Theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền,
riêng trong năm 2014, đã có tới 14 nhà báo bị hành hung.
Thứ tư là gia tăng kiểm duyệt trên mạng lưới internet. Việt Nam được xem là
quốc gia có hệ thống kiểm duyệt truyền thông khắt khe nhất thế giới.
Cuối cùng, thứ năm là tập trung bóp chết những trang blog có ảnh hưởng sâu rộng
trong quần chúng.
Theo tôi, trong năm chiến thuật được Zachary Abuza nêu lên ở trên, hai chiến
thuật sau cùng có thể được gộp làm một: Trấn áp những tiếng nói đối kháng trên
mạng lưới internet. Có ba hình thức trấn áp chính: Một là dựng tường lửa, đặc
biệt với các trang web đặt trụ sở ở hải ngoại; hai là dùng tin tặc để tấn công
các trang web thù nghịch; và ba là bắt bớ những blogger có nhiều ảnh hưởng như
trường hợp của Trương Duy Nhất (2 năm tù), Phạm Viết Đào (15 tháng tù), Anh Ba
Sàm Nguyễn Hữu Vinh (bị bắt ngày 5 tháng 5 năm 2014, chưa xét xử) và Nguyễn
Quang Lập (bị bắt và tạm giam 2 tháng, đã thả).
Ngoài các chiến thuật mà Zachary Abuza nêu trên, tôi nghĩ còn một chiến thuật
khác chính quyền Việt Nam gần đây sử dụng nhiều để đàn áp những người bất đồng
chính kiến: Trục xuất họ ra khỏi đất nước, chủ yếu là đẩy họ sang Mỹ. Cho đến
nay, họ đã trục xuất bốn người: nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ (ngày 23 tháng 2
năm 2011), luật sư Cù Huy Hà Vũ (ngày 7 tháng 4 năm 2014), blogger Điếu Cày
Nguyễn Văn Hải (ngày 21 tháng 10 năm 2014) và gần đây nhất, blogger Tạ Phong
Tần (ngày 19 tháng 9 năm 2015). Việc đưa các nhà bất đồng chính kiến từ nhà tù
đi thẳng sang Mỹ có ba lợi ích cho họ: Một là đáp ứng được các yêu sách từ
phương Tây, chủ yếu là từ Mỹ; hai là chứng tỏ họ có tinh thần nhân đạo, và ba
là để vô hiệu hoá những nhà bất đồng chính kiến ấy. Hai lợi ích đầu tương đối
dễ thấy. Tôi chỉ xin phân tích lợi ích thứ ba.
Trên nguyên tắc, sống ở nước ngoài, đặc biệt tại Mỹ, các nhà bất đồng chính
kiến ấy sẽ được tự do hơn. Họ muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, không
ai cấm cản được họ cả. Hơn nữa, họ cũng được sự ủng hộ của nhiều người trong
cộng đồng, nhờ thế, họ dễ tập hợp thành một lực lượng với những tầm vóc nhất
định. Nhưng tự do cũng là một con dao hai lưỡi. Lưỡi kia của tự do là: người ta
mất tư cách nạn nhân, những người bị đày ải trong lao tù của bạo chính. Mất tư
cách nạn nhân, người ta cũng mất cả tư cách là anh hùng bởi anh hùng chỉ được
thể hiện trong điều kiện đối diện với thử thách và đặc biệt, với sự áp bức.
Sống ở hải ngoại, tự do phơi phới, không ai có thể anh hùng hơn ai được. Khái
niệm anh hùng của những người bất đồng chính kiến trở thành một thuộc tính của
quá khứ, một thứ vang bóng một thời. Hơn nữa, sống ở nước ngoài, người ta cũng
mất cả tư cách chứng nhân; tiếng nói của họ, do đó, cũng mất sức nặng của người
trong cuộc. Nói cách khác, mất cả ba tư cách nạn nhân, anh hùng và chứng nhân,
người ta mất tất cả. Họ trở thành bình thường như bao nhiêu người bình thường
khác. Họ lại thua những người bình thường khác ở chỗ: Họ ra ngoại quốc muộn
hơn, gặp nhiều khó khăn trong tiến trình hội nhập vào cuộc sống mới hơn, bởi
vậy, với một mức độ nào đó, họ cũng mất thế giá hơn. Đó là chưa kể trong môi
trường tự do ở hải ngoại, người ta rất dễ bộc lộ những sự nghi ngờ hay đố kỵ
nhắm vào những người mới từ Việt Nam sang: Họ là “tay sai” hay “sứ giả” của
Việt Cộng sang phá hoại cộng đồng.
Trường hợp của Nguyễn Chí Thiện trước đây là
một ví dụ. Lúc còn trong nước, ông là một nhà thơ anh hùng; sang Mỹ, ông chỉ
còn là một nhà thơ. Không những vậy, ông còn đối diện với những tin đồn thất
thiệt, trong đó, có tin đồn ông chỉ là một Nguyễn Chí Thiện… giả... Trong bài
“Chuyện Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ” đã đăng trên blog này năm ngoái, tôi có nêu lên
kinh nghiệm của nhà văn Dương Thu Hương và nhà văn Alexander Solzhenitsyn. Lúc
còn ở trong nước, các tác phẩm văn học cũng như các bài viết về chính trị của Dương
Thu Hương được đón nhận nhiệt liệt.
Từ năm 2006, bà sang sống hẳn ở Pháp. Sống
ở đâu thì Dương Thu Hương cũng vẫn là Dương Thu Dương thôi. Vẫn thông minh, sắc
sảo, thẳng thắn và tài hoa. Không có gì thay đổi. Nhưng rõ ràng là sự tiếp nhận
của những người chung quanh, từ cộng đồng người Việt đến cộng đồng quốc tế, đã
thay đổi: Bà chỉ còn là một nhà văn chứ không phải nhà văn đối kháng nữa.
Với
bà, người ta hờ hững dần. Và bà cũng im lặng dần. Mà không phải chỉ có Dương
Thu Hương. Lớn hơn Dương Thu Hương rất nhiều, nhà văn Alexander Solzhenitsyn,
giải Nobel văn chương năm 1970, bị trục xuất khỏi Nga vào năm 1974; và sau một
thời gian ngắn sống ở Tây Đức và Thụy Sĩ, ông được mời sang Mỹ. Ông định cư ở
Mỹ cho đến năm 1994, khi chế độ cộng sản đã sụp đổ tại Nga, ông mới về nước.
Trong gần 20 năm ở Mỹ, Solzhenitsyn chỉ sống một cách lặng lẽ ở một địa phương
khuất lánh heo hút.
Trừ sự ồn ã ở vài năm đầu, sau đó, dường như người ta quên
mất ông, hơn nữa, có khi còn bực bội vì ông. Một số quan điểm của ông, lúc còn
nằm trong nhà tù Xô Viết, được xem là dũng cảm; lúc đã sống ở Mỹ, ngược lại,
lại bị xem là cực đoan.
Cả Solzhenitsyn lẫn Dương Thu Hương đều không phải là những người làm chính
trị. Họ chỉ là những nhà văn, khi còn trong nước, được xem là đối kháng. Nhưng
ngay cả khi là một nhà văn, người ta còn không được nghe, huống gì chỉ là một
người hoạt động chính trị? Cơ hội để được nghe chắc chắn sẽ hiếm hoi hơn nhiều.
Bởi vậy, việc trục xuất những người bất đồng chính kiến ra khỏi nước được xem
là một cách vô hiệu hoá họ. Chiến thuật này đã từng được Liên Xô sử dụng thường
xuyên trong suốt thời chiến tranh lạnh. Bây giờ đến lượt Việt Nam. (Nguyễn Hưng
Quốc - VOA)
(iii) Ns Tuấn Khanh: Tôi thấy hoang tàn trên tuổi xanh
Đó là một buổi chiểu của
năm 1987. Một buổi chiều mà tôi cứ hay bị ký ức lôi về căn phòng tối thăm thẳm
không lời đáp. Đó là năm thứ 2 trung cấp, tôi đang theo học ở Nhạc Viện TP.
Buổi chiều với giờ học Trích giảng Âm nhạc của thầy Trương Hữu Lang. Cả lớp bỗng
sững lại. Gương mặt ông thấy cũng bối rối khi bà bí thư Đảng Uỷ Nguyệt Anh dẫn
theo một công an viên đến lạnh lùng gọi tên một người bạn của tôi bước ra khỏi
lớp. Anh Trịnh Bằng Phi, học contrabass, luống cuống nghe thông báo rồi quay
lại bàn gom sách vở ra về.
Từ đó về sau, tôi không bao giờ gặp lại anh được
nữa. Anh Phi bị đuổi học bất ngờ vì người ta tìm thấy ba anh là một sĩ quan của
chế độ VNCH. Khi ấy anh chưa được 25 tuổi, nhưng đã là một trong những tay chơi
contrabass hiếm hoi đủ thể chất và trình độ của miền Nam, thế nhưng anh bị xô
ngã một tương lai, vì lý lịch. Trong suốt những năm theo học ở các trường đại
học, tôi học khôn được một chuyện là ở quê hương mình, lý lịch có thể giúp một
người đi xa đến bao nhiêu, và ngược lại, có thể tàn phá hành trình đến tương
lai nhanh đến nhường nào.
Cho đến hôm nay, khi câu chuyện về anh thanh niên 30 tuổi nhận chức giám đốc Sở
ở tỉnh Quảng Nam bị đưa vào các cuộc tranh cãi, tôi lại đọc thấy các phát ngôn
trên các trang báo của Nhà nước bảo vệ cho vị giám đốc Sở trẻ trung ấy bằng
những lời lẽ nhân ái mà tôi và thế hệ tôi chỉ có mơ mới thấy.
Trả lời phỏng vấn của báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó chủ
nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Thăng Long, nói rằng người tài không cần xét
là con ai. Còn độc giả Vu Gia thì viết trên VietnamNet rằng “nhắc đến lý lịch
làm gì?”. Tôi chúc phúc cho anh giám đốc Sở 30 tuổi ấy. Và hy vọng rằng nếu anh
may mắn được bảo vệ ở đủ chiều cho chức vị ấy, hãy cố gắng chứng minh khả năng
của mình với đất quê Quảng Nam nghèo khó. Anh hãy chứng minh là một người lãnh
đạo minh bạch và tử tế để vượt qua mọi cái nhìn ghẻ lạnh của dân chúng lúc này.
Anh ta may mắn hơn những người bạn của tôi, của thế hệ tôi.
Những ai từng học qua ở Nhạc Viện vào cuối thập niên 90 chắc đều còn nhớ tay chơi
viola tài hoa Phúc Hải. Anh được nhận học ở Nhạc Viện bởi ngay từ lúc thi
tuyển, các thầy cô chuyên môn đã nhận ra đó là một tài năng hiếm có. Những năm
cuối của bậc đại học, Phúc Hải được các chuyên gia âm nhạc của Nga đến nghe và
lập tức chọn để cho học bổng tu nghiệp ở Moscow. Cũng như mọi câu chuyện lãng
mạn về âm nhạc, như Đặng Thái Sơn, sinh viên Phúc Hải có thể thử sức mình ở một
môi trường thử thách với tài năng của anh. Thế nhưng vào buổi chiều hôm đó,
Phúc Hải được tin anh không được nhận học bổng đi du học, vì ba của anh là
thành phần của chế độ cũ. Thầy tôi, giáo sư Đinh Sơn, một đảng viên có hơn 30
tuổi đảng, là người ra sức bảo vệ sinh viên Phúc Hải nhưng rồi thất bại. Ông buồn
bã nói với tôi rằng có lẽ ở đất nước này, chuyện lý lịch là một cái bẫy công
khai nhưng ai cũng phải bị vướng một lần.
Tôi chúc cho tất cả những bạn trẻ làm quan ở tuổi thanh xuân phô phới hôm nay,
sẽ không có những ngày tháng hoang tàn như bạn bè tôi. Dù bên tai tôi nghe vẫn
vo ve những xảo ngữ về chuyện lý lịch không quan trọng, tôi vẫn mong đất nước
này người tài có thể cống hiến, và tham vọng cha truyền con nối chức vụ chỉ
hiếm hoi ở bọn đê tiện. Buồn chán, anh sinh viên Phúc Hải tài năng mà tôi biết
đã bỏ trường và bỏ hẳn đàn. Sau đó ít lâu anh đi nước ngoài theo diện H.O. Anh
là một trong nhiều trường hợp không may về lý lịch.
Lý lịch không phải là chuyện của hôm qua hay hôm nay mới trở thành chuyện bàn
cãi, mà Việt Nam đã từ lâu ghi nhận câu chuyện của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn với lý
lịch có cha Đặng Đình Hưng, là một nghệ sĩ bị chỉ định cư trú kèm theo dõi của
công an vì đã tham gia các phong trào Trăm Hoa Đua Nở, Nhân Văn Giai Phẩm. Nếu
không có nghệ sĩ dương cầm người Nga Issac Katz ra sức bảo vệ và tìm đủ mọi
cách để mang ra khỏi Việt Nam vào năm 1974, thì chưa chắc thế giới đã có một
Khôi nguyên người Châu Á giải Chopin quốc tế tại Warsaw, Balan vào 1980.
Chúng ta không muốn nói về lý lịch. Thật vậy. Nhưng rõ ràng lý lịch đã là một hiện
thực bất khả biện trên đất nước này, và đã gieo không ít hoang tàn lên tuổi trẻ
của chúng ta và nhiều người khác. Vậy hãy đối diện với nó, trò chuyện với nó,
chứ đừng tảng lờ và giả nhân giả nghĩa. Tháng 9/2015, tôi gặp lại anh Nguyễn
Hoàng Phương, từng là một trong những tay chơi Oboe xuất sắc của khoa kèn và
dàn nhạc giao hưởng của Sài Gòn. Năm 1993, anh Phương cũng từng được cử dự
tuyển đi du học ở Nga, như một trong những hạt nhân xuất sắc của dàn nhạc giao
hưởng thành phố. Thế nhưng trước vài giờ vào phòng thi tuyển với chuyên gia
người Nga, anh được thông báo của bên giáo vụ cho biết anh không đủ tư cách dự
tuyển, cũng do có ba là sĩ quan VNCH – dù ba anh đã rời trại cải tạo và về nhà vài
năm trước đó.
Còn rất nhiều người mà tôi chưa thể kể hết ở đây. Còn rất nhiều những câu
chuyện mà thỉnh thoảng, khi chúng tôi ngồi lại, buồn ngơ ngác vì chỉ thấy hoang
tàn trên tuổi xanh của thế hệ mình. Chẳng bao giờ chúng ta có thể thấu hiểu
được mất mát nếu cứ giả vờ như những kẻ bại liệt lương tri và ý thức.
Mất mát sẽ là một bài học gần gũi và nhân ái nhất để nhận ra rằng lý lịch chỉ
là chuyện vặt cần phải bước qua, nếu tuổi trẻ sớm được trao cho cơ hội để cống
hiến danh dự, trách nhiệm cho tổ quốc. Nhưng tuổi trẻ sẽ mãi mãi hoang tàn, nếu
chỉ biết nhìn quê hương như những phần ăn giấm giúi cho nhau dưới gầm bàn quyền
lực. Tuổi trẻ đó, thời đại đó, không khác gì dành loài dã thú.
(iv) Vũ Thư Hiên: Nguyễn Chí Thiện – một mẩu chuyện đời
(Ghi lại vài dòng tặng
các bạn yêu thơ Nguyễn Chí Thiện, để các bạn biết thêm một mẩu đời cay đắng của
nhà thơ, nhân dịp nhớ 3 năm ngày mất của ông).
Hồi cuối thập niên 70, sau khi được thả ra khỏi nhà tù tôi phải làm đủ thứ việc
để sống: dịch thuê, viết mướn, làm thợ cán cao su, đi theo Lê Sĩ Thiện làm tay
phanh xe đạp bằng gang dẻo, làm bột nở cho các bà bán cháo quẩy… Và nhiều thứ
khác nữa, kể không hết, tức là bất kỳ cái gì đến tay, hoặc nghĩ ra.
Tôi quen Lê Sĩ Thiện trong thời gian ở khoá 6 trường sĩ quan lục quân Trần Quốc
Tuấn, khi anh là giảng viên thông tin. Sau năm 1954, anh làm giám đốc nhà máy
điện Lào Cai, rồi nghỉ hưu, từng làm đủ thứ và cũng thất bại đủ thứ. May, anh
là con dao pha, phàm cái gì thuộc kỹ thuật ứng dụng anh đều biết không nhiều
thì ít, làm việc gì cũng có sáng kiến.
Nguyễn Chí Thiện ở tù cùng với tôi tại trại Phong Quang. Tôi ra tù trước anh
vài tháng, hoặc nửa năm, tôi không nhớ chính xác, với điều kiện ký hợp đồng tạm
tuyển công nhân bốc vác ở Công ty cung ứng vật liệu xây dựng Hà Sơn Bình (tức
là Hà Đông, trong cái tỉnh mới gộp chung với Sơn Tây và Hoà Bình, theo lệnh của
tổng bí thư Lê Duẩn). Tuy nhiên, tôi không ở nhà tập thể của công ty, mà vẫn về
nhà mình ở Hà Nội cho đến khi được nhập hộ khẩu trở lại. Thiện về sống ở Hải
Phòng, ở đấy anh còn bà chị. Thỉnh thoảng anh lại lên Hà Nội thăm tôi, Trình
Hàng Vải, Vĩnh Đại Uý, Văn Thợ Mộc, Dũng Con…, là những bạn tù cũ.
Được thả về, tuy không bị kiểm soát ngặt nghèo, nhưng không thể nào kiếm được
việc gì để làm. Các cơ quan, xí nghiệp nhà nước lướt qua lý lịch mấy lần tù của
anh là xua anh như xua tà. Anh sống vắt mũi bỏ miệng, lúc đói lúc no. Có lần
Trình Hàng Vải mách kế cất hàng đũa xe đạp về bán ở Hải Phòng, anh nghe, đi
được vài chuyến trót lọt, đã kiếm được chút đỉnh. Chẳng may, vào một ngày mùa
đông, gặp một viên thuế vụ xét nét, thấy Thiện mặt gày quắt, mà áo bông lại to
xù, hắn đè ra khám, tịch thu hết mọi bó đũa đeo quanh người. Chuyến ấy Thiện
mất cả vốn lẫn lãi.
Thấy Lê Sĩ Thiện và tôi sản xuất bột nở, bán chạy, Thiện muốn lấy một ít về
Phòng bán thử. Mặt hàng này tụi tôi làm đúng lúc, gặp thời – trước kia toàn
nhập của Tàu, nay hai nước lủng củng không có hàng về nữa, cái quẩy lúc này chỉ
to bằng ngón tay. Các bà bán cháo quẩy rất hoan nghênh mặt hàngcủa chúng tôi.
Nhờ nó cái quẩy lại phồng to như cán búa.
Thiện muốn lấy về một ít bán thử, nhưng anh nói không có tiền trả hàng mẫu.
Không hiểu vì lẽ gì, sau vài lần gặp Nguyễn Chí Thiện ở nhà tôi, Lê Sĩ Thiện
dành cho người bạn cùng tên một tình cảm đặc biệt.
Anh gãi đầu, rồi quyết:
- Cậu cứ lấy. Bao nhiêu cũng được. Bán rồi, trả sau.
Lê Sĩ Thiện là đàn anh của tôi. Anh mà đã quyết thì cấm cãi.
Vào thời gian ấy chẳng ai trong chúng tôi coi Thiện là nhà thơ, mặc dầu không
ít thì nhiều chúng tôi đều thuộc những bài thơ nôm na anh cho chúng tôi nghe
trong những buổi tối của đời tù đằng đẵng. Lê Sĩ Thiện không ở tù ngày nào, tất
nhiên chẳng biết bài thơ nào của Nguyễn Chí Thiện. Anh cũng không yêu thơ. Anh
yêu con người chất phác, đôn hậu của Nguyễn Chí Thiện.
- Câu này có một tâm hồn thật trong sáng – anh nói – Nhưng quá ít nói.
Thí nghiệm làm bột nở xong, chúng tôi chẳng có đồng vốn nào. Chạy khắp Hà Nội,
gõ mọi cửa, mới vay được năm chục bạc, bằng lương kỹ sư một tháng. Được cái sự
sản xuất này không đòi hỏi thiết bị lôi thôi, làm ra nhanh, thu hồi vốn cũng
nhanh, chẳng mấy chốc chúng tôi đã rủng rỉnh đồng ra đồng vào. Nguyễn Chí Thiện
nhờ buôn mặt hàng này mà trang trải được nợ nần, thậm chí còn dư chút đỉnh giúp
họ hàng ở quê. Ấy là Thiện nói, tôi mới biết.
Thiện rất sòng phẳng. Sau khi bán được nhiều rồi, đã tích được lãi làm vốn rồi,
anh lấy hàng lần nào trả ngay lần ấy, không dây dưa. Một lần, anh dồn tất cả
tiền có được để mua một lượng hàng lớn theo yêu cầu của người đặt hàng. Hoá ra
ở miền Nam bấy giờ rất thiếu bột nở cho cao su để làm dép Thái Lan. Lái từ miền
Nam ra, nghe nói Hải Phòng có thứ đó, mua thử mang về, thấy tuy chất còn kém
nhưng có thể dùng được, liền đặt mua. Người khách quen của Thiện thấy có lợi,
bảo Thiện lên ngay Hà Nội, mang về được bao nhiêu anh ta lấy bấy nhiêu. Thiện
nghe theo, tính rằng sẽ lãi to, ai ngờ thất bại nặng. Tất cả số bột nở anh mang
về đều bị phòng thuế tịch thu.
Vụ ấy tôi hoàn toàn không biết. Chỉ thấy Thiện vắng mặt lâu, không thấy lên lấy
hàng.
Đùng một cái, Trình Hàng Vải đến báo: “Thiện bị bắt lại rồi!” Anh bàn với tôi
góp tiền đưa cho chị của Thiện đi tiếp tế. Chúng tôi, những người tù số lẻ cũ,
không thể và không nên thò mặt ra trong việc này. Thì ra thời gian Thiện vắng
bóng là lúc anh âm thầm chép lại toàn bộ thơ làm trong tù, để rồi đột nhập đại
sứ quán Anh, nhờ họ chuyển ra nước ngoài. Tập thơ đầu tiên của Thiện có tữa
“Hoa Địa Ngục”. Chi tiết vụ này mọi người đều đã biết. Mãi về sau tôi mới được
nghe kể chuyện gì đã xảy ra trong chuyến đi lấy bột nở mang về Hải Phòng lần
chót của Thiện.
Người bạn của Thiện, đại uý Bảo chính đoàn cũ, nay đạp xích-lô, một buổi tối
vắng khách mới rẽ vào thăm Thiện. Đẩy cánh cửa không bao giờ khoá vào nhà, anh
thấy nhà tối om. Bật lửa lên soi thì thấy Thiện nằm co trên giường. Anh đang
ngủ. Sờ soạng tìm công tắc bật điện, vẫn tối om. “Điện đóm sao thế này?”, anh
hỏi. Thiện lúc ấy mới ngỏng đầu lên, đáp: “Bán rồi!”. “Bán rồi là thế nào?”,
anh hỏi tiếp. “Bán rồi là bán rồi, chứ còn là thế nào”. Thì ra sau vụ bị bọn
thuế vụ tịch thu tất cả số bột nở trên tàu, Thiện chẳng còn đồng nào trong túi.
Về được đến nhà, bụng đói, cật rét, soát lại chẳng còn gì đáng giá, ngoài cái
bóng điện 15 watts. Thiện bèn tháo cái bóng đèn, mang đi đổi được một bơ gạo
(bơ, tức cái vỏ hộp sữa đặc, một thời được dân chúng coi là đơn vị đo lường ờ
miền Bắc VN) về nấu cháo. Ăn cháo xong thì đắp chăn ngủ.
Anh đại uý đạp xích lô bảo Thiện: - Cậu có khai với chúng nó là bột nở không
đấy?
- Không.
- Cậu khai sao?
- Bảo tôi không biết, người ta thuê mang thì tôi mang.
Anh đại uý thở phào: - Thế thì có cơ cứu vãn. Chúng nó mà biết là bột nở thì
xong phim. Chúng nó sẽ đem bán để chia nhau. Nghe đây, tớ có quen bọn ấy, ta có
thể xin lại được.
- Nhất rồi. Có phải hối lộ gì không? Tớ không còn xu nào dính túi đấy nhá.
- Không phải hối lộ. Nhưng phải đãi chúng nó một chầu.
- Tớ nói rồi – không còn xu nào đâu.
- Việc ấy tớ lo. Sau cậu trả lại cũng không muộn.
Hôm sau anh bạn đại uý tổ chức một bữa chén thết bọn thuế vụ. Chúng thu bất cứ
thứ gì trên tàu mà không có hoá đơn chứng từ kèm theo, chẳng cần biết đó là
hàng gì. Thiện được trả lại toàn bộ hàng bị thu vì là bạn của bạn, vì bạn đã có
lời xin lại.
Thiện không bao giờ uống rượu. Đơn giản vì phần lớn thời gian của đời anh là ở
trong tù, nơi không thể có rượu uống, trừ những người tù vì lẽ này hay lẽ khác
được đưa vào một toán (hay đội) đặc biệt gọi là tự giác. Những người này cũng
chỉ thỉnh thoảng mới được một lần say sưa nhờ đổi chác với dân ở các làng bản
gần trại. Tôi hỏi Thiện chuyện này khi chúng tôi sống cùng nhau trong một căn
hộ tại Strasbourg, một thành phố miền Bắc nước Pháp.
- Đó là lần đầu tiên tôi uống rượu đấy, ông ạ – Thiện nói – Trước đó cũng có
lần nhấp một tí, trong một đám giỗ, chẳng thấy ngon lành gì. Cay xè.
- Say thế làm sao về? – tôi hỏi.
- Ông này buồn cười, cái anh đại uý bạn tôi chở tôi về chứ. Anh ta có cả một
cái xích lô mà. (10.2015 - Theo FB Vũ Thư Hiên)
(v) Trần Mạnh Hảo: Về bài thơ Tổ Quốc gọi tên mình của Nguyễn Phan Quế Mai
Gần đây, truyền hình
Việt Nam liên tục phát bài hát “Tổ Quốc gọi tên mình” qua các giọng ca nổi
tiếng, nhạc Đinh Trọng Cẩn, thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Đột nhiên, có anh bộ đội
tên Ngô Xuân Phúc gửi thư lên mạng tố cáo bà Nguyễn Phan Quế Mai đạo thơ của
anh. Lập tức, dư luận trên Internet và trên các tờ báo chính thống bênh vực bà
Mai và nặng lời với anh Phúc, nhất là các nhà thơ được bà Mai dịch thơ càng
nặng lời chửi anh Phúc là tâm thần, là kẻ “dây máu ăn phần”…
Cũng đột nhiên nữ nhà thơ Bàng Ái Thi (con gái nhà thơ Bàng Sỹ Nguyên, cháu
ruột nhà thơ Bàng Bá Lân) lên tiếng bênh vực anh Ngô Xuân Phúc, sẵn sàng ra tòa
chứng nhận bài thơ “Tổ Quốc gọi tên” là thơ của anh bộ đội này). Trong khi số
các nhà thơ ủng hộ bà Nguyễn Phan Quế Mai chưa ai dám làm chuyện lấy danh dự ra
bảo vệ bà Mai.
Việc bà Mai hay anh Phúc là tác giả bài thơ “ Tổ Quốc gọi tên”, có lẽ sẽ ra môn
ra khoai hoặc mãi mãi chìm vào quên lãng như chuyện nhà thơ Hữu Thỉnh bị hàng
chục bài tố trên mạng rằng ông Thỉnh đã đạo thơ của một nhà thơ nữ người Đức để
thành bài thơ “Hỏi” của ông đang được dạy trong sách giáo khoa.
Nay chúng tôi xin bàn qua về chất lượng bài thơ “Tổ Quốc gọi tên” cứ tạm cho là
của bà Nguyễn Phan Quế Mai, xem nó hay hay dở. Chính tác giả phổ nhạc, ông Đinh
Trọng Cẩn đã đổi tên bài thơ “ Tổ Quốc gọi tên” thành tên “ Tổ quốc gọi tên
mình”, như lời bà Nguyễn Phan Quế Mai viết trong thư tố cáo ông Ngô Xuân Phúc
vu cáo mình gửi cho các nhà lãnh đạo và giới truyền thông, được in trên báo
“Thanh Niên” như sau: "Như đã nói ở trên, phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúc
xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự cá nhân tôi, và
xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tôi dành cho Tổ quốc
Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam, tôi yêu cầu ông Ngô Xuân
Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày 10.10.2015. Nếu không tôi
sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông ấy về tội vu khống. Hiện tôi đang
liên lạc với luật sư, và sẽ làm việc đến cùng để chứng minh rằng tôi không thể
nào dối trá trong tình yêu thiêng liêng, bất khả xâm phạm của mình dành cho Tổ
quốc.
Nhân đây, tôi xin gửi lời tri ân đến bạn đọc đã dành tình cảm cho bài thơ Tổ
quốc gọi tên cũng như bài hát Tổ quốc gọi tên mình. Tôi khẳng định đó là bài
thơ mà tôi viết dâng Tổ quốc với tất cả tấm lòng thành kính và đó là bài thơ
tôi chỉ có thể viết được sau rất nhiều trăn trở, trải nghiệm, những gian khổ và
dấn thân trong sự nghiệp viết lách." (thanhnien.com.vn)
Trước hết tên của bài thơ : “Tổ Quốc gọi tên” làm người ta hiểu như là “Gọi tên
Tổ Quốc”. Tổ Quốc gọi tên ai? Đầu đề bài thơ rơi vào vô nghĩa. Chính tác giả
phổ nhạc đã cho chữ MÌNH vào làm bài thơ có nghĩa. Xin đọc bài thơ này, do bà
Nguyễn Phan Quế Mai cho in trên mạng:
Tổ Quốc gọi tên
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
Bài thơ này không thể gọi là thơ vì không có một câu thơ nào gọi là khá, chứ
chưa nói là hay, toàn là những câu nói bình thường được xuống dòng và được ghép
vần. Bài này còn phạm một lỗi không trung thực, không dám gọi tên bọn cướp
nước, bọn xâm lược ra mà gọi bằng cái tên KẺ LẠ của một chính quyền run sợ và
tiếp tay cho bọn xâm lược Trung Quốc. Khi “ nhà thơ” hét lên Tổ Quốc, hét lên
Hoàng Sa, Trường Sa muốn vỡ giọng mà không dám hét lên tên bọn cướp nước là
giặc Trung Quốc xâm lược thì thơ ơi ta chào mi, mi chỉ là kẻ phụ họa cho phường
bán nước len lén gọi quân thù là KẺ LẠ , NƯỚC LẠ ?...(Canberra, ngày 8/10/2015
- Nguồn : facebook Trần Mạnh Hảo)
*** Nhà văn Phạm Đình Trọng: Bóng dáng đấng Nam nhi trong bài thơ đại ngôn
"Tổ quốc gọi tên"
Bài thơ đại ngôn, sáo ngữ tầm thường Tổ Quốc Gọi Tên bỗng trở nên nổi lềnh bềnh
như phao bởi đề tài biển đảo của bài thơ là đề tài đang được bộ máy tuyên
truyền tập trung khai thác.
Không dám làm phật lòng nước cộng sản đàn anh Tàu Công nên “dân chài bám biển,
quân đội bám bờ”. Đẩy dân thuyền gỗ, tay không ra bám biển, đương đầu với pháo
hạm của kẻ cướp Tàu Cộng hung hãn. Giặc Tàu Cộng cứ mặc sức bắn giết, bắt bớ,
đánh đập, cướp bóc tài sản, đòi tiền chuộc mạng sống của người dân Việt khốn
khổ. Còn quân đội cứ án binh bất động trong bờ. Sợ làm phật lòng nước cộng sản
đàn anh đến mức kẻ đã bắn giết người dân Việt Nam làm ăn trên biển của ông cha,
của lịch sử Việt Nam, kẻ đã bắn giết người lính Việt Nam , cướp biển, cướp đảo
Việt Nam nhưng cả hệ thống truyền thông Việt Nam không dám chỉ mặt vạch tên kẻ
cướp mà chỉ gọi một cách dửng dưng, mơ hồ, vô cảm: Nước lạ! Tàu lạ! Kẻ lạ!
Nhưng để yên lòng dân thì phải tỏ ý chí quyết bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ
và chỉ bảo vệ bằng ngôn từ, bằng tuyên truyền. Ngôn từ hùng hồn, đao to búa lớn
của Tổ Quốc Gọi Tên rất phù hợp, rất cần thiết với tuyên truyền lúc này. Tổ
Quốc Gọi Tên in sách. Tổ Quốc Gọi Tên phổ nhạc tấu lên rộn rã, thống thiết
trong các chương trình ca nhạc.
Tổ Quốc Gọi Tên càng ồn ào, om sòm hơn khi có cuộc tranh chấp bản quyền giữa
một cựu chiến binh dân thường, tỉnh lẻ, thấp cổ bé họng với một người đàn bà có
danh có phận, có thế có lực, có vây có cánh, lại có cả bộ máy tuyên truyền
chính thống, khổng lồ hỗ trợ, hậu thuẫn. Một cuộc tranh chấp quá bất cân xứng
mà phần hơn, phần ưu thế, phần áp đảo nghiêng hẳn về phía người đàn bà nhiều
thần thế, đa ngôn, mạnh miệng. Cuộc tranh chấp chủ quyền bài thơ đang nghiêng
hẳn về phía người đàn bà, nghiêng hẳn về phần âm tính. Nhưng tôi lại thấy bài
thơ đầy dương khí, đầy cốt cách đàn ông. Xin hãy đọc lại bài thơ:
Tổ quốc gọi tên
Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình / Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội
vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả / Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây
Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi / Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã / Máu của người nhuộm mặn sóng
biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình / Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước / Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn
đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu / Sóng quặn đỏ máu những người đã
mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc / Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng “Việt
Nam”
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố / Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc
gọi tên mình
1. Cảm hứng nam nhi:
“Tổ quốc gọi tên” là tâm thế, là cảm hứng của đấng nam nhi, không thể là tâm
thế, là cảm hứng của nữ nhi thường tình. Tâm thế, cảm hứng, sĩ khí của kẻ làm
trai là:
Làm trai cho đáng nên trai / Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng. (Ca dao)
Và: Làm trai cho đáng nên trai / Xuống Đông, Đông tĩnh. Lên Đoài, Đoài yên. (Ca
dao)
Tâm thế, cảm hứng của kẻ làm trai là hướng ngoại, hướng tới lí tưởng lớn lao,
cao cả: Tổ quốc, Nhân dân. Kẻ làm trai có lí tưởng nào cũng cần thể hiện mình,
xác định sự có mặt trong cuộc đời bằng trách nhiệm. Trách nhiệm với cuộc đời,
với non sông đất nước. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” là vậy.
Còn tâm thế, cảm hứng của người đàn bà là:
Có con chăm chút cho con / Có chồng gánh vác giang san nhà chồng. (Ca dao)
Tâm tính trời phú cho người đàn bà là hướng nội, hướng vào thân phận cá thể bé
mọn, hướng vào gia đình riêng tư. Nếu người đàn ông có lí tưởng luôn ý thức về
trách nhiệm với đất nước, với nhân dân thì người đàn bà thảo hiền luôn canh
cánh với bổn phận trong gia đình. Bổn phận con ngoan. Bổn phận vợ đảm. Bổn phận
dâu thảo. Bổn phận mẹ hiền.
Giặc cướp nước rình rập ở biên cương, ở cửa biển, vận mệnh đất nước bị đe dọa
thì người đàn bà trước tiên nghĩ đến sự an nguy của gia đình, sự li tán của vợ
chồng, sự sống chết của người đàn ông trong gia đình phải ra trận tiền. Tâm
thế, cảm hứng đó ở người đàn bà dân dã được ca dao ghi nhận:
Trời ơi sinh giặc làm chi / Cho chồng tôi phải ra đi chiến trường
Còn người đàn bà quyền quí, có học, có chữ thì tự họ ghi lại tâm thế đó thành
văn chương và trở thành áng văn bất hủ của văn chương Việt Nam:
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi / Khách má hồng nhiền nỗi truân chuyên.(Đoàn Thị
Điểm-Chinh Phụ Ngâm)
Phong trào “Thanh niên ba sẵn sàng, phụ nữ ba đảm đang” được phát động và hưởng
ứng rộng rãi, có hiệu quả trong suốt thời chiến tranh kéo dài vừa qua chính là
từ tâm thế giới tính này. Đất nước đang cơn binh lửa, thanh niên sẵn sàng lên
đường ra mặt trận theo tiếng gọi của Tổ quốc, để lại việc của người đàn ông
trong gia đình cho người đàn bà ở phía sau đảm đang gánh vác. Trong khi người
đàn ông có lí tưởng luôn có ý thức về trách nhiệm với cái chung, hướng ra xã
hội thì người đàn bà có giáo dục cứ thường trực lo lắng về bổn phận với gia
đình riêng. Tâm thế của họ, vui buồn của họ là soi vào lòng mình và soi vào gia
đình mình. Vì thế, “Tổ quốc gọi tên” là tư thế, là tâm thức, là cảm hứng chỉ có
ở đàn ông. Đàn bà không thể có cảm hứng “Tổ quốc gọi tên”.
2. Ngôn từ sáo rỗng, khoa trương
Ngôn ngữ "Tổ Quốc Gọi Tên" chỉ là thứ ngôn ngữ chính trị, tuyên huấn,
là vốn từ, cách tư duy của một người lính, một thanh niên sống trong hệ thống
tuyên truyền giáo dục cộng sản, không phải là ngôn ngữ văn chương, càng không
phải ngôn ngữ nghệ thuật. Từ ngữ đao to búa lớn của Tổ Quốc Gọi Tên quá dễ dãi,
hời hợt, và trống rỗng, đọc lên cứ thấy loảng xoảng của chiếc thùng rỗng đang
bị đập mạnh hết cỡ. Hình ảnh bão tố mòn cũ sử dụng một lần đã là sự lười biếng,
dễ dãi trong tư duy sáng tạo, vậy mà Tổ Quốc Gọi Tên cứ lặp đi lặp lại thứ bão
tố cải lương đó. Vừa mới mang bão tố ra làm nền cho người lớn diễn tích anh
hùng “Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây”, lại mang bão tố ra để trẻ thơ
cũng trở thành diễn viên cải lương ngủ trong bão tố cho thêm kịch tính, gay cấn
“Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố”.
Bão tố cải lương đã thừa thãi, lại thừa thãi cả máu nhân tạo đổ tùm lum trong
Tổ Quốc Gọi Tên. Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông ....
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất. Máu người không phải nước lã. Máu của
những người ngã xuống cho đất nước càng linh thiêng. Nhưng không phải cứ mang
dòng máu thiêng đó ra là gây được nỗi xót xa, xúc động, là tạo được không khí
bi tráng lịch sử. Giữa mớ ngôn từ khoa trương, lên gân, sáo rỗng, trong cái
tình cảm hời hợt, thiếu trung thực, coi kẻ cướp bắn giết đồng bào chiến sĩ Việt
Nam, cướp biển cướp đảo Việt Nam đã nhẵn mặt nhẵn tên từ trong lịch sử chỉ là
“kẻ lạ mặt” vu vơ thì dòng máu kia cũng chỉ là máu đạo cụ, máu giả, tạo ra bởi
phẩm màu cho xuất diễn mà thôi!
Không phải là nhà thơ chuyên nghiệp, tính nghiệp dư của người viết Tổ Quốc Gọi
Tên còn nhận ra ở sự thiếu tinh tế trong sử dụng ngôn từ. Nhuộm phải đi với màu
sắc. Nghiệp dư, thiếu tinh tế nên mới viết “Máu của người nhuộm mặn sóng biển
đông”. “Mặn sóng biển đông” thì phải thay động từ “nhuộm” bằng động từ “pha”:
Máu của người pha mặn sóng biển Đông. Ngôn ngữ lên gân, đại ngôn, khoa trương
cũng rất đàn ông, một người đàn ông quen sống trong môi trường chính trị, môi
trường tuyên huấn.
Cảm hứng của đấng nam nhi và ngôn ngữ đao to búa lớn của kẻ mày râu, hai điều
lồ lộ trong Tổ Quốc Gọi Tên đã khẳng định rằng Tổ Quốc Gọi Tên không thể là sản
phẩm của nữ nhi
3. Chỉ có giá trị tuyên truyền chốc lát
Từ văn bản, từ hiện vật ngôn từ bài thơ chứng minh rằng Tổ Quốc Gọi Tên là sản
phẩm của đấng nam nhi, nhưng là đấng nam nhi nghiệp dư văn chương. Tổ Quốc Gọi
Tên chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời, hoàn toàn không có giá trị nghệ
thuật.
Không có giá trị nghệ thuật thì tranh chấp làm chi hỡi đấng nam nhi!
(vi) Svetlana Alexievich: 'Không yêu
Stalin, Putin'
Svetlana Alexievich, người được giải Nobel văn học năm nay, 2015,
nói phương pháp của bà là để “tiếng nói con người tự nói cho chính họ”. Bà nổi
tiếng từ 1985, khi đang là nhà báo 37 tuổi ở Liên Xô và xuất bản cuốn sách tư
liệu đầu tiên. Đó là lịch sử truyền khẩu về những phụ nữ Belarus tham gia Thế
chiến Hai. Lúc đó, Belarus vẫn sống trong tuyên truyền cộng sản, với đợt kỷ
niệm 40 năm Liên Xô chiến thắng phát xít Đức. Giọng văn của bà đã gây ra cơn
sốc, và cũng là phong cách chung của bà sau này.
Alexievich từ nhiều năm đã được xem là ứng cử viên giải Nobel. Nhưng loan báo
năm nay vẫn gây bất ngờ, một phần vì bà không viết tiểu thuyết, mà tác phẩm của
bà là của một nhà báo. Trước đây chỉ có hai người không viết văn, Winston
Churchill và Bertrand Russell, được giải Nobel.
Alexievich đã mâu thuẫn với chính thể độc đoán của Tổng thống Belarus,
Alexander Lukashenko. Bà rời quê hương năm 2000, sang Đức và Pháp, chỉ trở về
Minsk từ năm 2011.
Bà không ảo tưởng về bản chất quyền lực tại các nước thời hậu Liên Xô.
“Tôi yêu thế giới Nga, nhưng là thế giới Nga tử tế, nhân văn,” bà nói về nước
Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin.
“Tôi không yêu Beria, Stalin, Putin...” bà nhấn mạnh.
“Nhà độc tài Putin và Lukashenko đều có sự ủy nhiệm của dân chúng trong xã hội,
họ là niềm khao khát của nhân dân,” bà nói khi ra mắt cuốn sách mới nhất. Vì
vậy thành công Nobel của bà không chỉ hơi khó xử cho ông Lukashenko mà cả ông
Putin. Nhưng đây là vinh dự to lớn cho Belarus nhỏ bé.
Bà là cây bút tiếng Nga thứ 6 được giải Nobel – sau Ivan Bunin, Boris
Pasternak, Mikhail Sholokhov, Alexander Solzhenitsyn và Joseph Brodsky.
(2) Thơ từ Bạn bè gởi
(i) Hồ Chí Bửu: Cảm Ơn
Cảm ơn đời đã dạy ta lăn lóc
Cảm ơn người dạy ta biết yêu thương
Cảm ơn em đã làm thơ tăng tốc
Cảm ơn ta hoài rung động yêu đương
Đưa tay với – tưởng chừng như sắp ngả
Đã có em nâng làm ta rất tự tin
Lạnh nhạt hờn ghen- nồng nàn vội vã
Qua đêm dài ta lại thấy bình minh
Em đã có những khổ đau mất mát
Hạnh phúc đổi bằng nước mắt thâu đêm
Ta cũng có những nỗi buồn trôi dạt
Xa dần xa những hạnh phúc êm đềm
Đến với nhau, đem nỗi buồn kết lại
Lẽ tự nhiên sẽ có một niềm vui
Và biết đâu nó sẽ là mãi mãi
Làm sống lên hạnh phúc đã ngủ vùi
Ta bất sá những tị hiềm vô lý
Đời dạy ta hãy xông xáo kiếm tìm
Rất may mắn, ta gặp người tri kỉ
Quá đã rồi – Ta nằm ngủ lim dim….
(ii) Huy Uyên: Chiều qua Tiền-giang
Chiều rồi chưa quay lại Gò-công
đường về thôi còn xa lắm
nhạn bay trắng ngợp đầy đồng
vàng nắng mơ phai bông lúa chín .
Thương em nhịp chèo sông Vàm-cỏ
gởi tình ai bên cửa Tiểu đứng trông
nước hai dòng xuôi ra biển cả
em chờ tôi về kịp hội Tân-đông .
Tôi chở tình em theo lộ 50
chim công xưa xa bầy ngày cũ
tội chi lòng em,con gái Me-sor
mưa nắng Tiền-giang dầm cơn nước lũ .
Đợi em cù-lao Ngũ-hiệp
Cai-lậy bên sông giồng đất Long-hồ
nhản lồng ,chôm chôm,cam quít
mắt em lúng liếng ngó đi mô .
Em có kịp không chợ nổi Cái-bè
qua cầu Mỹ-thuận về bến Bắc
gió thổi sáo diều dìu dặt em nghe
thả hồn về miền Tây sông nước .
Mai tôi buồn chia tay Mỹ-lợi
bỏ lại Mỹ-trung thương nhớ một mình
quanh năm dưa leo,khổ qua đầy trái
em còn đi lễ (nhà thờ) Mỹ-trinh .
Thôi xa rồi Tiền-giang,Gò-công
ngồi bên sông khi chiều thay nước
đợi người chưa một lần sang
tội tình chi mà bỏ đi xa được .
(cớ sao trong hai mắt em buồn)
.........................................................................................................................
Kinh,
NNS
--
Đây là diễn đàn cuả moị lủ́a tuỗi,mọi giỏ́i tính, vỏ́i mục đích
và chủ trủỏng nhủ sau:
-cố gắng đem thoãi mái đến moị ngủỏ̀i
-chấp nhận đăng tãi mọi đề taì: tôn giáo xả hội,thể thao,du lịch,âm
nhạc,chính trị,tuy nhiên không đủọ̉c đề cao cs.
-
__._,_.___
Posted by: Khai Vo