LÁ
THƯ ÚC CHÂU - TS NGUYỄN NAM SƠN thực hiện
Kính
mời
HỒ
TẤN VINH
---------- Forwarded message
----------
From: Son Ng. <
Date: 2017-05-05 19:49 GMT+10:00
Subject: NNS = LaThuUcChau: Trang Thơ Nhạc cuối Tuần (6-5-2017)
To:
From: Son Ng. <
Date: 2017-05-05 19:49 GMT+10:00
Subject: NNS = LaThuUcChau: Trang Thơ Nhạc cuối Tuần (6-5-2017)
To:
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc Cuối
Tuần: 5 May 2017
Nhạc:
1. HẸN MỘT NGÀY VỀ: Lê Văn Khoa – Ca đoàn Ngàn Khơi – Dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra
https://www.youtube.com/watch? v=O7JZiAgSfjQ
2. Chiếc Lá Cuối Cùng: Tuấn Khanh - Sỹ Phú
https://www.youtube.com/watch? v=nsKFaTvXG9E
3. Đêm Nhớ Về Sài Gòn: Trầm Tử Thiêng - Evis Phương
1. HẸN MỘT NGÀY VỀ: Lê Văn Khoa – Ca đoàn Ngàn Khơi – Dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra
https://www.youtube.com/watch?
2. Chiếc Lá Cuối Cùng: Tuấn Khanh - Sỹ Phú
https://www.youtube.com/watch?
3. Đêm Nhớ Về Sài Gòn: Trầm Tử Thiêng - Evis Phương
4. Nhớ Em: Lê Văn Khoa - Thanh Hằng – Ngọc Hà – Dàn nhạc Kyiv Symphony Orchestra
5. SÀI GÒN NIỀM NHỚ KHÔNG TÊN: Nguyễn Đình Toàn - Khánh Ly
https://www.youtube.com/watch? v=adyULsmaJbc
https://www.youtube.com/watch?
Kính
NNS
.............................. .............................. .............................. ........
..............................
I. Chuyện Thời sự & Xã hội: 42 năm sau
ngày thống nhất
1. Nhà báo Trần Quang Thành & Ks Nguyễn
Gia Kiểng: 30-4-1975, ngày quốc hận? Ai thắng, ai bại? Vì sao?
Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người, có khi chỉ vài trăm người, chung quanh hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Họ khống chế Đảng Cộng Sản và dùng Đảng Cộng Sản để khuất phục và khống chế dân tộc Việt Nam. Đó là một thảm kịch quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thoát khỏi.
*****
Kỷ niệm 42 năm biến cố 30/4/1975, từ Paris ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, cựu thứ trưởng kinh tế và một nhân chứng của biến cố 30-4-1975 và cũng là người đã viết nhiều bài gây chú ý về biến cố lịch sử này đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành.
Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người, có khi chỉ vài trăm người, chung quanh hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Họ khống chế Đảng Cộng Sản và dùng Đảng Cộng Sản để khuất phục và khống chế dân tộc Việt Nam. Đó là một thảm kịch quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thoát khỏi.
*****
Kỷ niệm 42 năm biến cố 30/4/1975, từ Paris ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, cựu thứ trưởng kinh tế và một nhân chứng của biến cố 30-4-1975 và cũng là người đã viết nhiều bài gây chú ý về biến cố lịch sử này đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành.
Nội dung như sau:
Trần Quang Thành: Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng!
Nguyễn Gia Kiểng: Xin chào ông Trần Quang Thành!
TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng, biến cố 30/4/1975 diễn ra đã tròn 42 năm. Gần nửa thế kỷ nhìn lại, ngày đó ông đang ở đâu và ký ức gì vẫn còn sâu đậm trong trí nhớ của ông đến ngày hôm nay?
NGK: Vào ngày 30/4/1975 tôi đang ở Sài Gòn. Trước đó tôi đã có nhiều cơ hội để ra khỏi Việt Nam. Nhưng vì nhiều lý do vẫn phải ở lại không thể đi được. Một trong những lý do quan trọng là trước đó vài ngày miền Nam đã có thay đổi chính phủ và ông Phan Bá Cầm được chỉ định làm bộ trưởng kinh tế. Chúng tôi phải đợi ông Phan Bá Cầm đến để bàn giao thì mới hết trách nhiệm. Nhưng ông Phan Bá Cầm không bao giờ đến cả. Đêm 29/4 tôi và một số bạn có đến một điểm hẹn với một chuyên gia kinh tế của Mỹ. Ông này cho biết có phương tiện đưa chúng tôi ra khỏi Việt Nam. Chúng tôi chờ đến tận nửa đêm vẫn không thấy ông ấy nên phải ra về. Sau này chúng tôi được biết là ông ấy bị sứ quán Mỹ bắt di tản khẩn cấp. Lúc đó Sài Gòn đã hoàn toàn hỗn loạn. Sáng 30/4 theo sự chỉ dẫn của một người thân tôi ra bến tầu định lên tầu Đại Hải để ra đi. Đến bến tàu thấy không khí hết sức hỗn loạn và nhốn nhào không thể nào lên tàu được.
Trong khi
đang hoang mang không biết phải làm gì thì nghe trên đài phát thanh có tuyên bố
của ông đại tướng Dương Văn Minh vừa lên làm tổng thống mời quân cộng sản vào
để bàn giao quyền hành. Chúng tôi đi về và trên đường đã thấy cảnh hôi của. Về
đến nhà chưa được bao lâu thì nghe lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện của
ông Dương Văn Minh. Thế rồi tiếng xe tăng của quân đội cộng sản từ khắp các nẻo
đường tiến vào trung tâm Sài Gòn cùng với những tiếng súng và tiếng reo mừng
chiến thắng. Bất lực, bối rối, tuyệt vọng là những từ không đủ để mô tả tâm
trạng của những người như chúng tôi lúc đó. Sáng hôm sau chúng tôi đến tiệm cà
phê Givral ở góc đường Lê Lợi - Tự Do nay là Đồng Khởi để gặp các bạn chuyên
viên cùng ở Pháp về. Trước đó chúng tôi có hẹn nhau khi cộng sản vào thì những
người nào còn kẹt lại đến đó gặp nhau. Phải nói là tâm trạng chúng tôi lúc đó rất
tuyệt vọng. Ngày hôm sau một người bạn của tôi là anh Nguyễn Trọng Huân, cựu
chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris, tự tử. Như thế đủ hiểu tâm
trạng chúng tôi tuyệt vọng đến mức nào.
Chiều 1/5 tôi vào bệnh viện Grall. Tại đó chúng tôi gặp rất nhiều viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong đó có cả ông cựu bộ trưởng Trần Chánh Thành và ông cựu thủ tướng Phan Huy Quát. Tất cả những anh em đó họ vào bệnh viện Grall vì họ tin rằng bệnh viện Grall là một bệnh viện của Pháp nên có thể được coi như là lãnh thổ của Pháp vì thế họ có thể an toàn và sau đó có thể được chính quyền Pháp di tản. Thế nhưng điều này không đúng. Do một sự tình cờ tôi có quen với ông thiếu tướng quân y giám đốc bệnh viện Grall là ông bác sĩ Rainbault. Qua ông này tôi biết bệnh viện Grall đã được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đó khá lâu rồi nên lúc đó nó là một bệnh viện Việt Nam, các bác sĩ người Pháp ở lại trong bệnh viện đó là do một thỏa hiệp giữa hai chinh phủ mà thôi. Các bạn tôi rất thất vọng khi nghe tôi nói như vậy. Ngày hôm sau ông Trần Chánh Thành tự tử. Cụ Phan Huy Quát, cựu thủ tướng, bị bắt đi học tập cải tạo và sau nay cụ chết trong tù.
Phải nói những kỷ niệm về ngày 30/4 nhiều lắm. Tất cả đều không thể mô tả bằng ngôn ngữ bình thường. Có thể nói đó là những kỷ niệm "sống để bụng, chết mang theo".
TQT: Vâng, sống để bụng chết mang theo là những kỷ niệm mà ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn còn nhớ được tại Pháp. Những gì đã xảy ra sau ngày 30/4 trên đất nước mình?
NGK: Xin nói thêm là vào những ngày kế tiếp tôi có tới gặp ông Nguyễn Văn Diệp là bộ trưởng Kinh tế cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi là phụ tá của ông ấy. Thực ra ông Nguyễn Văn Diệp không phải là một bộ trưởng kinh tế bình thường. Trước đó ông đo là một đảng viên cộng sản và là một thành viên của Uy Ban Trung Ương Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông ấy bị bắt, bị tù và sau đó ra làm ngân hàng. Ông ấy được bổ nhiệm làm bộ trưởng thực ra chỉ để làm bình phong thôi. Vai trò thực sự của ông là giúp chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tìm cách liên lạc với bên cộng sản và tìm một hình thức thỏa hiệp nào đó vì lúc đó rõ ràng là Hoa Kỳ đã quyết định bỏ rơi Việt Nam và rút đi rồi. Ông Nguyễn Văn Diệp không phải là một cán bộ nằm vùng như ông Vũ Ngọc Nhạ, ông Phạm Ngọc Thảo hay ông Phạm Xuân Ẩn. Khi đến gặp ông Diệp tôi cũng được gặp nhiều cấp lãnh đạo cộng sản.
Hai tuần sau tôi được gặp ông La Văn Liếm, tức là ông La Văn Lâm, tên thường gọi là Tám Lâm. Ông này mời tôi đến văn phòng của ông ở ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Ông La Văn Liếm là một nhân vật rất đặc biệt mà tôi chắc ông Thành cũng phải biết. Ông ấy là một huyền thoại. Trong thời gian Cách Mạng Tháng Tám ông là trưởng ban ám sát của cộng sản ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn. Rất nhiều người quốc gia đã bị ông ấy hạ sát. Có người còn nói rằng vào thời điểm đó trẻ con nghe tên ông La Văn Liếm không dám khóc đêm. Cho nên khi tôi được ông ấy mời các bạn tôi rất lo âu. Họ nghĩ đó là một điềm không lành và có lẽ vì công an cộng sản đã khám phá ra tôi là một người lãnh đạo phong trào chống cộng ở hải ngoai khi tôi còn ở nước ngoài. Nhưng khi tôi đến thì câu chuyện khác hẳn. Tôi nhận ra bà vợ ông La Văn Liếm là một nhân viên ở bộ Kinh Tế. Bà rất tươi cười và nói với tôi rằng bà đã quan sát tôi và rất có cảm tình với tôi. Thực ra tôi chỉ đối xử với bà như đối với mọi nhân viên khác. Ông bà Liếm mời tôi ở lại ăn cơm. Họ nói rằng họ sẽ bảo đảm an ninh cho tôi và họ có đủ khả năng để bảo đảm hoàn toàn an ninh cho tôi, tôi sẽ không phải đi học tập gì cả. Qua câu chuyện tôi cũng được biết là sau khi ra tập kết ở Hà Nội ông đã chuyển ngành đi làm kinh tế và giờ ông là một trong những người vào để tiếp thu kinh tế miền Nam.
Qua ông Nguyễn Văn Diệp và ông La Văn Liếm tôi cũng được nói chuyện vói nhiều cán bộ cộng sản khác. Và dĩ nhiên cũng được nghe rất nhiều bản diễn văn, tuyên bố, phát biểu dồn dập của các cấp lãnh đạo cộng sản.
Phải nói về mặt an ninh tôi gần như được hai ông Nguyễn Văn Diệp và La Văn Liếm bảo đảm hoàn toàn. Thế nhưng điều làm tôi kinh hoàng là trình độ hiểu biết của đa số các cấp lãnh đạo cộng sản mà tôi tiếp xúc lúc đó. Họ không biết ngay cả những kiến thức rất sơ đẳng. Họ nói những điều không thể tưởng tượng được. Thí dụ như là về khoa học kỹ thuật Liên Xô vượt hẳn Mỹ, Việt Nam trong vòng mười năm nữa sẽ bắt kịp các nước tiên tiến. Và rất nhiều điều rất hoang đường khác. Đặc tính của những người dốt họ không biết mình dốt và nói những điều ngây ngô một cách đầy tự tin. Cảm tưởng của tôi lúc đó là cảm tưởng chua chát như nhìn thấy một đạo quân man rợ tràn ngập lên một nền văn minh.
Cuối tháng 5 thì được thông cáo các viên chức, công chức, quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Hòa phải ra trình diện để đi học tập cải tạo. Cũng qua ông Diệp, ông Liếm và qua các tiếp xúc tôi hiểu rằng những người đi học tập cải tạo đó sẽ không phải chỉ đi trong vài ngày, vài tuần mà thời gian sẽ rất là dài. Tôi nói với hai ông Nguyễn Văn Diệp và La Văn Liếm rằng tôi rất cảm ơn họ nhưng không thể chấp nhận sự bảo vệ của họ được. Tôi nói với họ là tôi sẽ đi học tập cải tạo như bao nhiêu người khác hoặc là tôi sẽ trốn đi. Tôi không thể để bạn bè nhìn mình như một kẻ phản bội. Sau đó tôi trốn về miền Tây để dự định trốn ra nước ngoài nhưng bị bắt. Cũng nhờ hai ông Nguyễn Văn Diệp và La Văn Liếm tôi không bị đi cải tạo nhiều năm mà chỉ trong vòng ba năm rưỡi mà thôi.
TQT: Thưa ông Nguyễn Gia Kiểng.
Ông vừa kể lại một vài nét về biến cố 30/4 mà ông đã chứng kiến. Ông cũng đã kể lại về những người cộng sản đầu tiên mà ông đã tiếp cận ngay những ngày đầu đó và đã để lại cho ông nỗi thất vọng
Chúng tôi muốn hỏi ông một điều. Như ông vừa nói so với trình độ khoa học kỹ thuật, về nhiều nhận thức, kiến thức những người đó rất tầm thường. So về nhiều khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đang được coi là hòn ngọc của Viễn Đông, mạnh mẽ về nhiều mặt, tự do tư tưởng bắt đầu manh nha, lại được Mỹ giúp sức nữa. Một chế độ như vậy tại sao lại không đánh thắng được chế độ cộng sản què quặt, lạc hậu, để nó xâm chiếm được miền Nam thưa ông?
NGK: Bây giờ bình tĩnh nghĩ lại thì lý do đầu tiên phải nói là Đảng Cộng Sản là một lực lượng khủng bố.
Muốn chống lại được một lực lượng khủng bố với những phương tiện cổ điển có lẽ phải có tương quan lực lượng 100 hay 1.000 chống lại 1. Trong nhiều năm qua chúng ta đã chứng kiến thế giới chật vật mà cũng không dẹp hẳn được lực lượng khủng bố Hồi Giáo toàn nguyên chỉ có vào khoảng 10.000 người thôi. Cho nên chống khủng bố là một điều rất khó khăn. Hơn nữa phong trào cộng sản lúc đó lại được một bối cảnh thế giới rất thuận lợi. Tôi ở bên Pháp được chứng kiến tận mắt hàng ngày. Lúc đó khủng bố không bị coi là hành động hèn nhát và thô bỉ như bây giờ đâu, trái lại nó được xưng tụng như một hành động anh hùng. Che Guevara, Fidel Castro, Hồ Chí Minh được coi là những thần tượng trong các cuộc biểu tình xảy ra hàng ngày tại Mỹ và Âu Châu.
Cho nên muốn thắng được khủng bố phải dứt khoát tranh thủ được lòng dân. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa không làm được điều đó và cũng không ý thức thức được điều đó.
Và cũng không chỉ có thế. Chúng ta nên biết rằng khi một chính quyền phải đương đầu với một cuộc chiến đấu sống còn thi lực lượng chỉ đạo phải là lực lượng chính trị và lực lượng này phải chỉ huy, phải điều khiển các lục lượng vũ trang. Tuy vậy phe chống cộng -Quốc Gia Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1955, Việt Nam Cộng Hòa từ 1955 đến 1975- hoàn toàn không có lực lượng chính trị đó. Họ chỉ là một bộ máy quân sự và hành chính, một bộ máy được tiếp liệu chủ yếu nhờ viện trợ của Hoa Kỳ. Cho nên khi Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Việt Nam và cắt viện trợ thì chế độ bị kiệt quệ rất nhanh chóng. Lúc đó tôi ở trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa nên có thể làm chứng cho sự kiệt quệ toàn bộ này. Đó chính là lý do khiến chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ nhanh chóng sau khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi một thời gian và cộng sản mở đợt tổng tấn công. Cần nhấn mạnh Việt Nam Cộng Hòa không có một lực lượng chính trị. Nó chỉ là một bộ máy hành chính và quân sự thôi. Nó giống như một bộ máy không có người điều khiển.
Chúng ta cũng không nên đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam. Điều đó không đúng. Sự thật là Hoa Kỳ đã can thiệp vào Việt Nam 15 năm. Trong suốt lịch sử của Hoa Kỳ chưa bào giờ họ kiên nhẫn trong một cuộc can thiệp vào nước ngoài như ở Việt Nam. Phải nói chế độ Việt Nam Cộng Hòa không tồn tại được vì không có sức sống chứ không phải vì bị Hoa Kỳ bỏ rơi.
TQT: Vâng Việt Nam Cộng Hòa lúc đó không còn sức sống nên bị cộng sản thừa cơ xâm chiếm và lấy được miền Nam.
42 năm qua người Việt sau khi di tản đã lấy ngày 30/4/1975 làm ngày quốc hận. Hàng năm cứ đến ngày 30/4, người Việt hải ngoại tỵ nạn cộng sản đều tổ chức ngày quốc hận.
Nhưng tôi nghĩ hình như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà ông Nguyễn Gia Kiểng là một trong những người lãnh đạo chủ chốt lại xem ngày 30/4/1975 không phải là ngày quốc hận. Tại sao như vậy thưa ông?
NGK: Quả thực anh em chúng tôi không gọi ngày 30/4 là một ngày quốc hận. Trước hết chữ "hận" thường đi đôi với hận thù, đó là điều chúng ta nên tránh. Nhưng lý do chính là "quốc hận" có nghĩa là một tai họa cho quốc gia đáng lẽ có thể tránh được nhưng đã xảy ra vì một lý do đáng tiếc nào đó. Điều này không đúng. Chiến thắng của ĐCSVN là điều không thể tránh được trong bối cảnh quốc tế và quốc gia vào lúc đó, nhất là bối cảnh quốc gia.
Ngày 30/4/1975 đã chính thức hóa một thất bại thê thảm nhưng không thể tránh được của toàn dân tộc Việt Nam. Không phải chỉ nhân dân miền Nam thất bại mà chính người miền Bắc cũng thất bại. Điều này tôi đã có thể nhận thấy ngay trước khi đi ở tù, chỉ sau một vài tuần tiếp xúc với những anh em từ miền Bắc tới tiếp thu, khi những cái mặt nạ đã rớt xuống và người ta có thể nói thực nhau. Họ không vui, nhiều người còn rất buồn vì Việt Nam Cộng Hòa đã không đủ quyết tâm chiến đấu để đến nỗi thất bại.
Sau này khi đọc những hồi ký của những cán bộ lão thành mà tôi chắc ông Thành cũng có đọc, tôi cũng thấy là trong đa số họ đã hiểu bản chất độc hại của đảng cộng sản ngay từ đầu nhưng không thể chống lại và do đó không dám chống lại. Tôi cũng đã tiếp xúc với nhiều quân nhân miền Bắc. Tuyệt đại đa số các bộ đội cũng chỉ vào Nam chiến đấu vì bị bắt buộc.
Những người thực sự chiến thắng chỉ là một vài ngàn người, có khi chỉ vài trăm người, chung quanh hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Họ khống chế Đảng Cộng Sản và dùng Đảng Cộng Sản để khuất phục và khống chế dân tộc Việt Nam. Đó là một thảm kịch quốc gia mà chúng ta vẫn chưa thoát khỏi.
Nguyên nhân của thảm kịch đó là di sản văn hóa Khổng Giáo, trong đó những người có học thức chỉ có mộng ước được phục vụ một chính quyền dù là bạo ngược chứ không nghĩ là mình có trách nhiệm lãnh đạo xã hội và phục vụ dân tộc. Sau năm 1975 đã có hàng ngàn cấp lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa dân sự cũng như quân sự ra được nước ngoài trong lứa tuổi cường tráng 30, 40, 50. Họ có đầy đủ phương tiện và kiến thức nhưng thử hỏi đã có bao nhiêu người tiếp tục tranh đấu cho những giá trị tự do dân chủ đã là lý do ra đời và tồn tại của chế độ Việt Nam Cộng Hòa? Chỉ một vài người thôi. Điều này chứng tỏ chế độ Việt Nam Cộng Hòa không có ý chí và sức sống. Và nó không có ý chí và sức sống bởi vì nó chỉ là một guồng máy hành chính và quân sự chứ không phải là một lực lượng chính trị có tổ chức. Những người lãnh đạo các chính quyền quốc gia chống cộng -từ chính quyền Bảo Đại tới chính quyền Nguyễn Văn Thiệu qua chính quyền Ngô Đình Diệm và Hội Đồng Quân Nhân sau ông Diệm- không ý thức được rằng sứ mệnh của họ là xây dựng một nước Việt Nam dân chủ và độc lập sau một thời gian dài mất chủ quyền và trước đe dọa của một phong trào cộng sản đang gặp thời cơ thuận lợi.
Họ không có một tư
tưởng chính trị và một dự án chính trị nào cho Việt Nam. Họ cũng không có một
chiến lược để đấu tranh với Đảng Cộng Sản. Đối với họ chính trị chỉ là tranh
nhau cầm quyền, tranh nhau làm quan. Đại bộ phận những cấp lãnh đạo Việt Nam
Cộng Hòa là những viên chức của thời Pháp thuộc. Vào ngày 30-4-1975 ông tổng
thống Dương Văn Minh và ông bộ trưởng quốc phòng Trần Văn Đôn là hai cựu sĩ
quan quân đội Pháp mặc dù người Pháp đã rút đi từ 20 năm rồi. Chế độ Việt Nam
Cộng Hòa đã sụp đổ vì nó đã không biết đổi mới để thích nghi với những đòi hỏi
mới của đất nước. Các đảng đã từng chiến đấu và hy sinh cho độc lập dân tộc như
Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt đều đã bị đàn áp và loại ra ngoài chính quyền.
Nói chung chế độ Việt Nam Cộng Hòa không chỉ không có bản lĩnh chính trị mà còn
không có cả điều mà ta có thể gọi là sự chính đáng lịch sử, cho nên đã không
tranh thủ được sự ủng hộ của nhân dân và sự thất bại là không tránh khỏi. Nếu
không hiểu được điều này, và tôi cảm tưởng rằng một số người vẫn chưa hiểu, thì
chúng ta không thể tranh đấu có hiệu quả để đánh bại được Đảng Cộng Sản và
giành thắng lợi cho dân chủ.
Cũng cần phải nói là trong sự xô bồ của nó chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong 27 năm tồn tại đã tạo ra được một không gian tự do tương đối và nhờ đó dần dần đã tạo ra được một lớp người trẻ có tinh thần dân tộc và kiến thức chính trị, nhưng lớp trẻ này vào thời điểm 1975 chưa nắm được những vai trò lãnh đạo quyết định thì cuộc chơi đã chấm dứt. Thảm kịch là ở chỗ đó.
TQT: 42 năm đã trôi qua. Cộng sản đã chiếm được và đặt ách thống trị trên toàn thể đất nước Việt Nam. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng trong 42 năm qua những gì đã thay đổi nhiều nhất, những gì gây ấn tượng nhất mà ông thấy trên đất nước? Và tương lai sẽ đi về đâu?
NGK: Rất nhiều điều đã thay đổi. Sự cáo chung của chế độ cộng sản là điều hoàn toàn chắc chắn và không còn xa nữa.
Đảng Cộng Sản không còn bất cứ một sự chính đáng nào cả. Cái hào quang giả tạo của cuộc đấu tranh giành độc lập đã hoàn toàn tan biến. Đại bộ phân nhân dân Việt Nam ngày hôm nay nhìn hai cuộc chiến được gọi là "chống Pháp" và "chống Mỹ" như một cuộc nội chiến tội lỗi do Đảng Cộng Sản cố tình gây ra. Phải nhấn mạnh không có tội nào lớn hơn tội gây ra nội chiến làm đồng bào bắn giết lẫn nhau và làm tan vỡ tinh thần dân tộc. Hào quang giả tạo giải phóng dân tộc đã hoàn toàn tiêu tan. Trái lại Đảng Cộng Sản đang được nhân dân nhìn như là một đảng đã đưa đất nước vào vòng lệ thuộc Trung Quốc, một quan thầy có bản năng lấn chiếm. Đảng Cộng Sản đã nhường cho Trung Quốc hơn 700 km vuông đất ở biên giới phía Bắc, đã cho Trung Quốc thuê dài hạn nhiều khu rừng đầu nguồn, đã dâng cho Trung Quốc một số đảo tại Trường Sa để Trung Quốc dựa vào đó mà vẽ ra cái đườn lưỡi bò quái đản làm cả thế giới phẫn nộ, đã cho Trung Quốc lập những khu của riêng người Trung Quốc khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam và lập những công ty hủy hoại môi trường. Formosa là hậu quả kinh hoàng nhất nhưng cũng chỉ là một trong những thí dụ mà thôi. Họ còn đàn áp thô bạo và cho công an và côn đồ đánh đập dã man những người dân chủ. Dưới mắt nhân dân Việt Nam chế độ cộng sản là một lực lượng chiếm đóng tham lam thô bạo chứ không phải là một chính quyền Việt Nam.
Huyền thoại Hồ Chí Minh cũng đã hoàn toàn bị lố bịch hóa, đã trở thành một trò cười.
Còn chủ nghĩa Mac - Lênin? Nó đã bị thế giới lên án như là một tội ác đối với nhân loại. Không còn một đảng viên cộng sản nào tin chủ nghĩa này cả, đại đa số còn không biết nó là gì. Ngay cả ông Nguyễn Phú Trọng và ông Đinh Thế Huynh cũng đã phải thấy nó sai và độc hại. Nền tảng ý thức hệ đã hoàn toàn sụp đổ.
Và cũng đừng quên rằng chế độ này đã bị tham nhũng và bất tài tàn phá đến độ kiệt quệ mất hết ý chí, tự trọng, đoàn kết nội bộ và cạn cả ngân quỹ. Nó đang khủng hoảng nặng cả về kinh tế lẫn đạo đức và chính trị vào giữa lúc mà một là sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư trong lịch sử thế giới, đang dâng lên.
Mặt khác xã hội Việt Nam đã thay đổi. Lớp trí thức lão thành hụt hẫng về tư tưởng và lúng túng với quá khứ của mình đã qua đi.
42 năm đã trôi qua, ba phần tư người Việt chưa sinh ra hoặc còn quá nhỏ vào thời điểm 30/4/1975. Ngày 30/4/1975 đã hoàn toàn thuộc vào lịch sử. Xã hội Việt Nam đã hoàn toàn đổi mới.
Lớp trí thức mới, trưởng thành sau 1975, vừa dứt khoát với chủ nghĩa Mac - Lênin vừa nhìn rõ bản chất của chế độ cộng sản. Họ có kiến thức chính trị rộng hơn, vững hơn và chính xác hơn. Họ được thông tin nhanh chóng, đều đặn, đầy đủ. Họ biết thực trạng Việt Nam những gì xảy ra trên thế giới. Và họ ngày càng phẫn nộ với chế độ hiện tại, càng ngày càng thêm ý chí muốn thay đổi số phận của đất nước. Có thể nói chúng ta đang chứng kiến sự ra đời của một lớp trí thức chính trị, một lớp người mà Việt Nam chưa bao giờ có và đang mong đợi. Một cuộc đổi đời nhất định phải đến.
Ngay trong lúc này nhiều người cho rằng phong trào dân chủ đang rệu rã và khựng lại. Tôi không chia sẻ cái nhìn bi quan đó. Phong trào dân chủ Việt Nam đang tạm thời khựng lại vì một lớp trí thức chính trị đang thành hình và ngày càng đông đảo. Lớp trí thức chính trị này đang ý thức rằng phải xét lại phương thức đấu tranh, phải từ bỏ lối đấu tranh nhân sĩ, lối đấu tranh cá nhân và phải đấu tranh có tổ chức bởi vì đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả mà luôn luôn phải là đấu tranh có tổ chức. Và tổ chức phải được xây dựng một cách có bài bản trên một tư tưởng chính trị, một dự án chính trị và một đội ngũ nòng cốt. Tôi tin chắc rằng phong trào dân chủ sẽ khởi sắc sau cuộc xét lại rất cần thiết này. Đất nước nhất định sẽ thay đổi vì trên thực tế nó đã thay da đổi thịt.
TQT: Đất nước đã thay da đổi thịt. Đó là niềm tin vững chắc của người Việt Nam chúng ta khi nhìn về tương lai. Xin chia sẻ với ông Nguyễn Gia Kiểng niềm tin đó và xin cảm ơn ông. (30/4/1975)
2. Ts Ngụy Hữu Tâm: Đọc và suy nghĩ nhân
ngày " Giải phóng Miền Nam 2017"
Nghỉ cả 4 ngày, có thời gian để đọc, suy tưởng và học, cho phép tôi có ít dòng nói với những bạn đọc có quan tâm đến tôi trên mạng, dù hơi lộn xộn.
Đọc “con voi bị xích” của Lê Anh Hùng, tôi nhớ thời trẻ có đọc „Taras Bunba” của Gorki, thật là có mối liên hệ rõ ràng: Để thoát khỏi vòng nô lệ, không thể ngồi „há miệng chờ sung“.
Bài „Kỷ niệm 30/4: Buồn nhiều hơn vui” của tác giả Nguyễn Quang Dy: Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng? Buồn quá!
Lại có bài “Những ngày ấy, mỗi người” của tác giả Tuấn Khanh: Mình nhớ đến câu của cố TT Võ Văn Kiệt khi được phỏng vấn về Ngày 30/4: "Triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". 42 năm đã qua, vì sao giờ đây chỉ có triệu triệu người buồn vì cái đất nước đầy tham nhũng, sâu mọt, lợi ích nhóm này? Ôi cái tham nhũng quyền lực mới đáng sợ làm sao!
Nghỉ cả 4 ngày, có thời gian để đọc, suy tưởng và học, cho phép tôi có ít dòng nói với những bạn đọc có quan tâm đến tôi trên mạng, dù hơi lộn xộn.
Đọc “con voi bị xích” của Lê Anh Hùng, tôi nhớ thời trẻ có đọc „Taras Bunba” của Gorki, thật là có mối liên hệ rõ ràng: Để thoát khỏi vòng nô lệ, không thể ngồi „há miệng chờ sung“.
Bài „Kỷ niệm 30/4: Buồn nhiều hơn vui” của tác giả Nguyễn Quang Dy: Trong khi hai nước cựu thù (Mỹ và Việt Nam) đã bình thường hóa, và đang trở thành đối tác chiến lược, thì người Việt vẫn chưa thể hòa giải được với nhau, dù với người còn sống hay đã chết. Không những thế, người Việt trong cùng một bên, thậm chí cùng một đảng, cũng mâu thuẫn nặng nề, coi nhau như kẻ thù không nhìn mặt. Phải chăng cực đoan và thù hận là di sản của chiến tranh, đã ăn vào máu người Việt, như một nghiệp chướng? Buồn quá!
Lại có bài “Những ngày ấy, mỗi người” của tác giả Tuấn Khanh: Mình nhớ đến câu của cố TT Võ Văn Kiệt khi được phỏng vấn về Ngày 30/4: "Triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". 42 năm đã qua, vì sao giờ đây chỉ có triệu triệu người buồn vì cái đất nước đầy tham nhũng, sâu mọt, lợi ích nhóm này? Ôi cái tham nhũng quyền lực mới đáng sợ làm sao!
Rồi bài “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người của thời cuộc” của tác giả Nguyễn Quang Duy: Nhân 30-4 năm nay tôi xin được chia sẻ đôi điều suy ngẫm về tổng thống Nguyễn văn Thiệu và thời cuộc 1963-75... Khởi nghiệp từ Việt Minh…Thế thì Đảng cộng sản Việt Nam có công hay có tội với đất nước và dân tộc này?
Cũng không dễ gì quên câu „Trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ“, của ai thế nhỉ?
Và „Để giải phóng Miền Nam, chúng ta sẵn sàng đốt cháy cả dãy Trường Sơn“... Nghe cứ ghê cả răng. Họ sẵn sàng hy sinh phần lớn Miền Trung và cả khu vực biển rộng lớn ngoài khơi ở đấy, qua vụ Formosa kia kìa!
Thế thì chẳng có gì lạ khi chỉ vì quyền lợi ích kỷ của bọn họ, một lũ chắc chắn cũng chẳng phải cộng sản vì chúng có hiểu gì về cộng sản đâu, có học nhưng lưu manh, dối trá, quỷ quyệt... Chỉ vì quyền lực và theo sau đó là tất cả đủ mọi thứ. Cứ xem anh Ủn, sẵn sàng giết cả chú và anh ruột mình!
Còn về tài chính, cứ xem cái núi nợ mà bọn chúng để lại cho đất nước và dân tộc này!
Và bán biết bao nhiêu diện tích đất liền và biển cả cho lũ Tàu khựa?
Đó là chưa kể những tội về phân hóa giàu nghèo, đạo đức xã hội, giáo dục, y tế... Và khoa học, ngành mà tôi vốn theo đuổi, để chúng ta là một nước với 90 triệu dân và diện tích đất liền 330 ngàn km2, hoàn toàn tương đương nước Đức hay Nhật, thế mà nên nông nỗi này. Thua hết các nước trong khu vực, ngay đến Campuchia và Lào, cũng sắp hay đang vượt qua ta!
Tội của Vua Hùng ư? Mong bạn đọc gạn ý chính và quan trọng nhất.
Chẳng còn cách gì khác như BBC đã nêu: „...Đáng tiếc là nền chính trị Việt Nam vốn vô cùng bí hiểm. Vì thế phần lớn quan tâm là chỉ về các bê bối tham nhũng. Chính trị Việt Nam bị chi phối bởi quan hệ người bảo trợ - đồ đệ, theo cùng vây cánh, vì thế khi có điều tra ai đó, nó có thể không hẳn là vì nghi ngờ tội phạm kinh tế mà thường là nhắm gián tiếp vào người bảo trợ. Nó khiến các đối thủ chính trị phải lo lắng, làm yếu đi nền tảng ủng hộ họ, mà điều này rất quan trọng trong một hệ thống chính trị chú trọng đến sự đồng thuận. Ta cũng cần thừa nhận có nhiều tham nhũng trong chính trị cấp cao ở Việt Nam, vì không có báo chí tự do kiểm tra, đảng cộng sản nói chung đứng trên luật pháp, kiểm soát tòa án và công tố.
Quan trọng hơn cả, trong hệ thống hỗn hợp của Việt Nam, là
nơi nhà nước vẫn kiểm soát rất nhiều (như vốn, đất đai), khu vực công sở hữu quá
nhiều tài nguyên và nguồn lợi thì cơ hội tham ô là ở bên trong nhà nước. Một
số ít người lại kiểm soát việc phân bổ hàng hóa, dịch vụ, vốn trong khi lại có
quá ít sự kiểm tra và minh bạch… Có thể nếu ông Đinh Thế Huynh trở thành Tổng
bí thư, những hạn chế và thực tế của việc lãnh đạo sẽ hạn chế những gì ông có
thể làm. Nhưng tôi cảm giác ông ấy rất lo lắng quyền uy và quyền quyết định của
Đảng bị kéo trôi về phía các nhà kỹ trị trong chính phủ. Ông muốn tái xác lập
sự lãnh đạo tối cao của Đảng, đây là việc không tốt cho nền kinh tế ngày càng
phức tạp và hiện đại của Việt Nam….”.
Và hết sức đặc biệt là Jonathan London: “Cái chúng ta cần là sự dũng cảm đưa đất nước đến những cải tổ định chế, trong đó nỗ lực chống tham nhũng nhận được sự quan tâm và ủng hộ cần thiết của công chúng… Dù thế nào, và dù vụ này có tiến triển ra sao, đây là giây phút có lẽ sẽ đóng vai trò quan trọng cho Việt Nam… Có lẽ lạc quan hơn cả, đây là giây phút để nhà nước và xã hội nhận thức rằng để giám sát hành vi của doanh nghiệp nhà nước, thì các chính sách đòi hỏi minh bạch, giải trình thì cần thiết đấy nhưng chả đủ. Cần thêm dân chúng được cho quyền. Và cần thêm nền báo chí có trách nhiệm, chuyên nghiệp và cũng có trách nhiệm giải trình…
Trong trường hợp ông Đinh La Thăng, bằng chứng tung lên không
gian công cộng rốt cuộc đang được lắng nghe. Chúng ta cần nhớ rằng nếu không
nhờ những tiếng nói dũng cảm trong xã hội dân sự, việc lắng nghe bằng chứng này
chắc chả xảy ra… Từ chuyện này, cái chúng ta cần không phải là nền văn hóa
chính trị dựa trên tin đồn kết hợp bằng chứng cùng cáo buộc tự do lan truyền”.
Quá rõ.
Cái chúng ta cần là cái mà người Myanmar, láng giềng chúng ta vừa hoàn thành cách nay ít tháng: Xây dựng nhà nước pháp quyền, với nền chính trị dân chủ, đa đảng, với nền kinh tế thị trường đích thực (chứ không định hướng xã hội chủ nghĩa!). Chỉ có thế mới có hy vọng nước Việt Nam này sánh vai với các cường quốc năm châu!
Hãy nhanh chóng quên „Chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh“ hết sức lợm giọng đi! Mỗi người Việt Nam hãy dũng cảm đứng lên vì quyền lợi của chính mình!
Với tham nhũng ghê gớm nhất là tham nhũng quyền lực, họ đã biến tất cả chúng ta thành lũ nô lệ từ 87 năm nay rồi! Ngay với cá nhân tôi, dẫu có bằng tiến sĩ Đức, họ đặt cái maulkorb-rọ mõm trước mồm. Hết bàn! May quá còn có mạng! Xin được cám ơn tiến bộ khoa học-kỹ thuật nói riêng và tất cả các thành tựu mà thế kỷ 20 và 21 mang lại. (Tác giả gửi BVN)
Cái chúng ta cần là cái mà người Myanmar, láng giềng chúng ta vừa hoàn thành cách nay ít tháng: Xây dựng nhà nước pháp quyền, với nền chính trị dân chủ, đa đảng, với nền kinh tế thị trường đích thực (chứ không định hướng xã hội chủ nghĩa!). Chỉ có thế mới có hy vọng nước Việt Nam này sánh vai với các cường quốc năm châu!
Hãy nhanh chóng quên „Chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh“ hết sức lợm giọng đi! Mỗi người Việt Nam hãy dũng cảm đứng lên vì quyền lợi của chính mình!
Với tham nhũng ghê gớm nhất là tham nhũng quyền lực, họ đã biến tất cả chúng ta thành lũ nô lệ từ 87 năm nay rồi! Ngay với cá nhân tôi, dẫu có bằng tiến sĩ Đức, họ đặt cái maulkorb-rọ mõm trước mồm. Hết bàn! May quá còn có mạng! Xin được cám ơn tiến bộ khoa học-kỹ thuật nói riêng và tất cả các thành tựu mà thế kỷ 20 và 21 mang lại. (Tác giả gửi BVN)
3. Ns Tuấn Khanh: Cái ác nổi đậy vì người Việt
không còn niềm tin
Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Người Việt đang bị đay nghiến là những kẻ độc ác với đồng loại. Rất nhiều chứng cứ cho thấy tâm tính ngàn đời của dòng giống Lạc Hồng đang vào cơn lốc thay đổi đến chóng mặt: hàng ngàn người va chạm nhau trong dịp lễ Tết, xung đột đến mức vào bệnh viện, nông dân âm thầm bỏ hóa chất vào ruộng đồng, người chăn nuôi bơm thuốc độc vào sản phẩm trước khi mang ra chợ. Đất nước như đang vào một cuộc nội chiến không tên gọi. Cuộc chiến không có người chiến thắng mà chỉ có tự hủy diệt như trong đấu trường La Mã Colosseum, còn những kẻ chủ mưu nào đó thì hò hét và vỗ tay trên các khán đài.
Hóa ra, như cách nói hiện nay thì người Việt âm ỉ mang cái ác trong lòng từ lâu, chỉ chờ thời cơ để bùng nổ hay sao? Dân tộc ngàn đời sống với lúa nước, với chài lưới hiền lành lại giao truyền lại cho nhau tính hiếu sát?
Thật khác biệt với những gì lịch sử ghi chép về một đất nước mà Nguyễn Trãi viết Bình Ngô Đại Cáo để không phải mở đại sát giới, phát lương thực cho kẻ quy hàng hồi hương. Bạn có nghĩ giống tôi không, rằng dân tộc mình không như những gì đang thấy, mà đang vào giai đoạn bị bỏ độc vào tư duy, trở nên biến dị lạ thường.
Trong một lần được chất vấn về thế nào là sức mạnh, Đức Phật đã trả lời rằng “hiền lương mạnh nhất”. Bởi hiền lương không tạo ra kẻ thù, và cũng không thể có kẻ thù. Hiền lương sống và tồn tại với thế gian trong tâm thế hợp nhất, không gì có thể đổi dời được. Dân tộc Việt Nam trãi qua hàng ngàn năm luôn chiến thắng mọi sức mạnh bên ngoài bởi không có ham muốn dùng sức mạnh nào để cướp đoạt hay thống trị. Mà chính sự hiền lương của một dân tộc biết nhớ thương mái đình, ngôi làng, con trâu, mảnh lưới… của mình khiến họ cuỡng lại được mọi loại cường quyền. Người Việt hôm nay rất mạnh và khác biệt. Người Việt thích khoe sức mạnh, thích giới thiệu đẳng cấp và vượt lên hào nhoáng trên đám đông. Người Việt đang trong một quá trình lọc máu tim mình, học đòi theo những hình mẫu khác và đánh mất dần sức mạnh thật sự của mình là sự hiền lương.
Vì sao đánh mất sự hiền lương? Cuộc sống hôm nay quá đỗi eo sèo, đang hối thúc những con người chân chất nhất phải nhìn lại mình, rằng mình có đang rất ngu ngốc không giữa cuộc đời đang ngày càng ích kỷ và vô tâm này. Vài năm trước, người ta đọc tin một đôi vợ chồng trẻ ở Bắc Kinh bán đứa con nhỏ để mua iphone đời mới. Ít lâu sau ở Việt Nam đã có người giết ông bà của mình để lấy tiền chơi game. Ở Thượng Hải từng có video đường phố, ghi lại cảnh đứa con khỏe mạnh đánh đập cha mẹ già giữa đường vì tức giận phải mang vác chữ hiếu trong khi muốn tận hưởng đời riêng. Không lâu sau, Việt Nam cũng nổi lên những câu chuyện tương tự, làm nát lòng những người tử tế trên đất nước mình, với câu hỏi vì sao?
Hãy nhớ lại cách đây không lâu, người Trung Quốc từng tố cáo các loại thực phẩm độc hại, quảng bá các công ty, cá nhân ở Trung Quốc đang không màng đến sống chết của người khác, miễn là được tư lợi. Thật nhanh chóng, làn sóng này ập đến Việt Nam, quy mô hơn và ác hiểm hơn. Việt Nam và Trung Quốc như trong trong câu chuyện thế giới song song của Nobieta và Doraemon. Soi vào nhau, chúng ta đang thấy mọi thứ hiện ra của đường trượt dài vào cái chết. Hãy tự hỏi mình là vì sao chỉ có Việt Nam và Trung Quốc, chứ không có nơi nào khác sát đường biên như Thái Lan, Lào, Campuchia hay thậm chí là Mông Cổ, Tây Tạng?
Người dân của đất nước Trung Hoa vĩ đại đang coi cuộc sống của mình trên quê hương như những dự án ngắn hạn và tạm thời. Khi cảm thấy thu thập đủ họ sẽ ra đi và để lại phần khốn khó nhất cho tất cả những người ở lại, mà họ đã tàn hại và bóc lột được. Họ không còn niềm tin trên quê hương mình ngoại trừ những kẻ đang vẫn còn được quyền lợi hay những kẻ đang còn tận dụng những âm mưu để nạo vét đất nước mình. Khi ôm đủ những đồng tiền đầy máu và rũ bỏ sự hiền lương, họ sẽ rời khỏi đất nước không nuối tiếc. Người Việt cũng đang có những khuynh hướng không khác gì. Những dự án ngắn hạn như vậy cũng đang hoành hành trên đất nước này. Có thể nhiều người sẽ không có một cơ hội để ra đi nhưng ít ra, họ tự an ủi rằng họ có thể sống sót ở một thế giới mà họ còn quá ít niềm tin.
Chắc sẽ có người nói rằng, dẫu sao thì người Việt cũng ác, nhưng cái ác không tự sinh ra. Cái ác là một tập tính, tiếng vỗ tay và lời hò reo hiểm độc từ các hàng ghế của bọn quan lại trong đấu trường Colesseum. Cái ác của chúng ta và người bạn Trung Quốc, lúc này, cũng hết sức cá biệt trên thế giới.
Tháng 9/2015, có một tai nạn kinh hoàng diễn ra ở thung lũng Mina, gần thánh địa Mecca, Saudi Arabia. Một vụ ùn tắc nhỏ trong đám đông hàng chục ngàn người hành hương đã dẫn đến sự hỗn loạn, biến thành thảm kịch giẫm đạp lên nhau để thoát ra ngoài, gây nên 2000 người chết và bị thương. Đám đông hiền lành và đầy đức tin đó, trong tích tắc đầy hoảng sợ và không còn lối thoát đã trở thành những kẻ đạp lên đồng loại của mình một cách không thương tiếc, tìm cách sống sót, bất chấp mình có thể phải giết một ai đó. Cái ác của người Việt trong cuộc sống, được nói tới lúc này, cũng như những kẻ hành hương mang trái tim hiền lương đi về phía trước, nhưng rồi bất ngờ phải tàn bạo để có thể sống sót.
Đức Phật nói con người hiền lương là con người mạnh mẽ nhất. Chúng ta đang bị đầu độc tư duy để làm suy nhược sự hiền lương của dân tộc này, đất nước này. Sự hiền lương vốn được chứng nhiệm ở đất nước Miến Điện, nơi chính quyền phải buông súng để nhường chỗ cho những cánh hoa sứ cài trên tóc. Sự hiền lương khiến họ cũng đủ niềm tin để gọi tên Trung Quốc là kẻ ác, và từ chối đánh mất mình.
II. Chuyện Thời sự & Xã hội nước ngoài
1. Nhà báo Bùi Tín: Chuyện 100 ngày của T.T.
Trump và Bài báo thâm thúy
Donald Trump, Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, một tay ngang chưa từng có chức vụ công quyền nào, vào Tòa Bạch Ốc vừa tròn 100 ngày.
Đã thành nếp, mỗi Tổng Thống Hoa Kỳ sau 100 ngày cầm quyền được dư luận bàn luận, tranh cãi sôi nổi để dự đoán, phỏng đoán xem cả nhiệm kỳ 4 năm tới sẽ ra sao.
Cuối tháng 4/2017, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, phương Tây, toàn thế giới, đều sôi nổi bàn luận về đề tài này, vì ông Trump là tổng thống loại kỳ khôi, đặc biệt, không giống ai, bị đánh giá rất khác nhau, trái ngược nhau, thật khó nhận ra đâu là dúng, là chính xác.
Đọc hàng trăm bài bình luận trên báo Hoa Kỳ, báo Pháp, Anh, Đức, Canada, Nhật, Trung Quốc… người đọc dễ phân vân hoang mang, khó nhận ra đúng sai, thật giả.
Tôi rất chú ý đến một bài của cô nhà báo Mỹ - Kimberly Dozier, nguyên là phóng viên chiến trường, xông xáo trên các chiến trường Afganístan, Iraq, từng bị thương khi săn tin nóng nhất cho CBS và CNN. Hơn một năm nay, cô chuyển sang viết bình luận trên báo ''The Daily Beast,'' rất sâu sắc, già dặn khi tuổi vừa tròn 50.
Đánh giá 100 ngày đầu của ông Trump không dễ. Có nhiều người bi quan, hốt hoảng khi một nhà buôn tỷ phú thành đạt, đến 70 tuổi mới chuyển sang làm chính trị, một lĩnh vực phức tạp, lại trúng cử chức Tổng Thống cao nhất của quốc gia, với một tính khí khác người. Đó là cái vẻ tự cao tự đại quá đáng, nói năng bỗ bã có khi thô thiển, thiếu suy nghĩ, lại có lúc làm dỗi, chối phắt lỗi rõ ràng như con trẻ, đến mức bà Hillary Clinton phải cảnh báo đó là con người ''chưa trưởng thành,'' không đủ phẩm cách làm tổng thống. Cũng có người lo ông Trump có thể sớm bị phế truất do có quan hệ với nước ngoài trong cuộc tranh cử.
Donald Trump, Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ, một tay ngang chưa từng có chức vụ công quyền nào, vào Tòa Bạch Ốc vừa tròn 100 ngày.
Đã thành nếp, mỗi Tổng Thống Hoa Kỳ sau 100 ngày cầm quyền được dư luận bàn luận, tranh cãi sôi nổi để dự đoán, phỏng đoán xem cả nhiệm kỳ 4 năm tới sẽ ra sao.
Cuối tháng 4/2017, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, phương Tây, toàn thế giới, đều sôi nổi bàn luận về đề tài này, vì ông Trump là tổng thống loại kỳ khôi, đặc biệt, không giống ai, bị đánh giá rất khác nhau, trái ngược nhau, thật khó nhận ra đâu là dúng, là chính xác.
Đọc hàng trăm bài bình luận trên báo Hoa Kỳ, báo Pháp, Anh, Đức, Canada, Nhật, Trung Quốc… người đọc dễ phân vân hoang mang, khó nhận ra đúng sai, thật giả.
Tôi rất chú ý đến một bài của cô nhà báo Mỹ - Kimberly Dozier, nguyên là phóng viên chiến trường, xông xáo trên các chiến trường Afganístan, Iraq, từng bị thương khi săn tin nóng nhất cho CBS và CNN. Hơn một năm nay, cô chuyển sang viết bình luận trên báo ''The Daily Beast,'' rất sâu sắc, già dặn khi tuổi vừa tròn 50.
Đánh giá 100 ngày đầu của ông Trump không dễ. Có nhiều người bi quan, hốt hoảng khi một nhà buôn tỷ phú thành đạt, đến 70 tuổi mới chuyển sang làm chính trị, một lĩnh vực phức tạp, lại trúng cử chức Tổng Thống cao nhất của quốc gia, với một tính khí khác người. Đó là cái vẻ tự cao tự đại quá đáng, nói năng bỗ bã có khi thô thiển, thiếu suy nghĩ, lại có lúc làm dỗi, chối phắt lỗi rõ ràng như con trẻ, đến mức bà Hillary Clinton phải cảnh báo đó là con người ''chưa trưởng thành,'' không đủ phẩm cách làm tổng thống. Cũng có người lo ông Trump có thể sớm bị phế truất do có quan hệ với nước ngoài trong cuộc tranh cử.
Có nhiều lý do để bi quan cho tình hình Hoa Kỳ dưới quyền Trump trong 100 ngày mở đầu. Ông đã thất bại khi hứa bãi bỏ ngay kế họach Obamacare để thay bằng Trumpcare ; ông cũng thất bại khi hứa sẽ hủy ngay Hiệp Định Thương Mại Hoa Kỳ-Canada-Mexico ; ông cũng thất bại trong việc hứa rút ra khỏi Hiệp Ước Quốc Tế về Khí Hậu Toàn Cầu; thất bại lớn nữa trong việc xây lập tức bức tường ngăn biên giới với Mexico. Ông đã buộc lòng làm một số việc trái với ý định và những lời tuyên bố khi tranh cử, đó là coi thường khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO, nay lại tuyên bố rất coi trọng, tuyên bố sẽ thiết lập quan hệ thân với nước Nga của ông Putin nhưng nay lại phải giữ khoảng cách đáng kể.
Theo nhà báo Kimberly Dozier, những điều thay đổi trên đây không phải là thất bại của ông Trump, trái lại đó là những điều tốt đẹp, uốn nắn những tuyên bố quá đà, cực đoan khi tranh cử, là những điểm tích cực trong 100 ngày đầu.
Bên cạnh những điểm tích cực trên lại phải kể đến những điểm son tươi đẹp của 100 ngày qua. Đó là quyết định bất ngờ mạnh mẽ trừng phạt Al Assad ở Syria bằng 59 tên lửa, trừng phạt hang ổ Taliban ở Afganístan bằng những ''bom Mẹ'' cực lớn, là cảnh báo nghiêm khắc Bắc Triều Tiên trong khi thắt chặt liên minh quân sự với Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và Ấn Độ, những quyết định đi ngược với ý định ''tự cô lập'' - Isolationist, không can thiệp.
Với Trung Cộng, Trump đã buộc Tập Cận Bình tư kiêu tự đại phải hạ cố sang Florida, nơi nghỉ mát riêng của ông Trump, không kèn không trống, không có thảm đỏ duyệt binh, 21 phát đại bác. Họ Tập giật mình khi ăn tiệc vừa xong, ông Trump thông báo vụ 59 tên lửa Tomahawk vừa phóng xuống Syria. Tập phải cam kết tham gia ngăn cản Bắc Hàn lao vào thử bom nguyên tử. Việc tăng thuế hàng Trung Cộng tà tà để sau cũng không sao. Việc tranh thủ Trung Ciộng trong ngăn chặn Bắc Hàn phiêu lưu là cần hơn.
Cô nhà báo Kim Dozier cho rằng những điểm tích cực, thành tựu nổi bật của Tổng Thống Trump trong 100 ngày đầu không phải từ ông Trump, mà công đầu là từ một bộ ba nhân vật gần ông, gồm tướng Jim Mattis, Bộ Trưởng Quốc Phòng ; Rex Tillerson, Bộ Trưởng Ngoại Giao, và John Kelly, Bộ Trưởng Nội An, nguyên là tướng Hải Quân.
Bộ ba này được cô Kim đặt tên là ''Trục liên minh của những người đã trưởng thành'' - ''The Axis of Adults,'' ý nói ông Trump chưa trưởng thành, còn trẻ con, ấu trĩ về cầm quyền, nên bộ ba này đã tự nguyện đóng vai trò ''cầm lái thay,'' ý nói như vai trò Phụ Chánh Đại Thần khi nhà Vua còn nhỏ tuổi thời phong kiến. Đáng chú ý, nhóm này không có công gì trong cuộc tranh cử tổng thống.
Bộ ba này hiện cùng có chân trong NSC - National Security Council - Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. biết tranh thủ sự đồng tình của tướng McMaster, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia của tổng thống, của Giám đốc CIA, Mike Pompeo, cũng như của Đại sứ Nikki Haley ở Liên Hợp Quốc.
Chính nhóm ''Adults'' này đã tìm cách gạt dần những cận thần cực đoan của ông Trump trong cuộc tranh cử, loại họ ra khỏi Tòa Bạch Ốc, như tướng Mike Flynn và ông Steve Bannon, cả 2 còn cực đoan hơn cả ông chủ Trump của họ. Hai ông này cậy công lao lớn trong cuộc tranh cử thắng lợi có hy vọng tham chính rất lớn nhưng cuối cùng bị ra rìa Trước đó, ông Reince Priebus, Chánh Văn Phòng Tòa Bạch Ốc cũng bị loại.
Nhóm ''Adults'' còn có mưu cao là tiếp cận tranh thủ cô Ivanka, con gái cưng của ông Trump, vì cô Ivanka rất thông minh, khôn khéo, biết cách thuyết phục bố mình, để vừa tránh thất bại, vừa giành nhiều thắng lợi nổi bật. Cô luôn ngồi cạnh bố khi ông tiếp Thủ Tướng Nhật Bản và Thủ Tướng Đức.
Điều ly kỳ thú vị là các quyết định chiến lược không được bàn bạc tại các buổi họp NSC mà được bàn kỹ trước trong các bữa ăn riêng hàng tuần của nhóm ''Adults,'' khi họp NSC chỉ là để thuyết phục ông Tổng Thống phê chuẩn.
Cô Kim còn vén bức màn bí mật, cho biết nhóm ''Adults'' đã tiếp nhận nhiều ý kiến xây dựng từ các nhân vật có trình độ và có thiện chí từng làm việc dưới thời Tổng Thống Bush (cha) và cả thời Tổng Thống Obama (như chuyên gia Colin Kahl). Chính cái ''túi khôn'' này đã làm nên những điểm son và tránh những điểm đen cho Tổng Thống Trump trong 100 ngày đầu vừa qua. (Cha nó lú thì chú nó khôn).
Cầu mong nhóm ''Adults'' tận tâm mưu lược sẽ tận lực giúp cho Tổng Thống Trump trưởng thành nhanh chóng suốt trong nhiệm kỳ 4 năm đầu tiên, thật sự ''Làm Cho Hoa Kỳ Vĩ Đại'' lâu bền.
2. Thu Hằng (RFI): Từ khi Donald Trump vào Nhà
Trắng, Mỹ không tuần tra Biển Đông
Trong 100 ngày đảm nhiệm chức vụ tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa từng ra lệnh tiến hành bất kỳ một cuộc tuần tra vì tự do hàng hải tại vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền tới 80%. Thực tế này đi ngược với những chỉ trích của Donald Trump, khi còn là ứng viên tổng thống, cho rằng chính quyền Obama thiếu cương quyết.
Nhật báo New York Times ngày 02/05/2017, trích lời một số quan chức bộ Quốc Phòng, nhận định kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống, chưa có bất kỳ chuyến tuần tra nào được tiến hành trong khu vực 12 hải lý xung quanh một số các đảo có tranh chấp tại Biển Đông.
Cách đây 6 tuần, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đề nghị tiến hành tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough, Lầu Năm Góc đã từ chối và đề nghị không được chuyển đến văn phòng của tổng thống Donald Trump.
Vẫn theo New York Times, dường như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã làm thay đổi những quan điểm trước đây của chính quyền Trump về Trung Quốc. Khi còn vận động tranh cử, ông Donald Trump từng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và dọa xem xét lại trao đổi mậu dịch với Trung Quốc.
Trong 100 ngày đảm nhiệm chức vụ tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa từng ra lệnh tiến hành bất kỳ một cuộc tuần tra vì tự do hàng hải tại vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền tới 80%. Thực tế này đi ngược với những chỉ trích của Donald Trump, khi còn là ứng viên tổng thống, cho rằng chính quyền Obama thiếu cương quyết.
Nhật báo New York Times ngày 02/05/2017, trích lời một số quan chức bộ Quốc Phòng, nhận định kể từ khi ông Donald Trump trở thành tổng thống, chưa có bất kỳ chuyến tuần tra nào được tiến hành trong khu vực 12 hải lý xung quanh một số các đảo có tranh chấp tại Biển Đông.
Cách đây 6 tuần, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đề nghị tiến hành tuần tra trong khu vực 12 hải lý quanh bãi cạn Scarborough, Lầu Năm Góc đã từ chối và đề nghị không được chuyển đến văn phòng của tổng thống Donald Trump.
Vẫn theo New York Times, dường như cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đã làm thay đổi những quan điểm trước đây của chính quyền Trump về Trung Quốc. Khi còn vận động tranh cử, ông Donald Trump từng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và dọa xem xét lại trao đổi mậu dịch với Trung Quốc.
Quyết định không phản đối các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông được cho là chiều theo ý Bắc Kinh, tìm sự ủng hộ của chủ tịch Tập Cận Bình trong việc giải quyết hồ sơ Bắc Triều Tiên. Từ ba tháng nay, Bình Nhưỡng không ngừng gia tăng các hành động thách thức khi cho tiến hành 6 vụ thử tên lửa kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống. Vì vậy, Washington đã tỏ thái độ hòa hoãn hơn với Bắc Kinh để tìm sự hỗ trợ từ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm kiềm chế Bình Nhưỡng.
Dười thời tổng thống Obama, các đề nghị tuần tra của Hải Quân Mỹ trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo có tranh chấp tại Biển Đông vẫn thường xuyên bị từ chối. Chính quyền Obama cũng từng bị đảng Cộng Hòa chỉ trích vì đã tạm ngừng trong vòng hơn 2 năm các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải tại khu vực do e ngại leo thang căng thẳng với Bắc Kinh.
Tháng 10/2015, chính quyền Obama đã điều khu trục hạm Lassen trang bị tên lửa dẫn đường đến gần bãi đá Xu Bi (Subi Reef), một trong các hòn đảo có tranh chấp, tại quần đảo Trường Sa. Vào thời kỳ đó, Nhà Trắng đã hạn chế thông tin về chiến dịch này và yêu cầu quan chức bộ Quốc Phòng không phát biểu rộng rãi để tránh gây xung đột với Trung Quốc.
3. Trần Khải (VB): Trump mật ước với Tập?
Thế là đáng lo... như dường chính phủ Hoa Kỳ không bận tâm chuyện Biển Đông gì nữa. Nghĩa là, Mỹ bỏ mặc cho Trung Quốc tung hoành ở Biển Đông.
Tạp chí Vox Magazine nhắc rằng: Trump đã hứa ngăn cản TQ ở Biển Đông... thực tế, không thấy gì.
Báo The Straits Times từ Singapore sốt ruột: hơn 100 ngày từ khi Trump đăng quang Tổng Thống, không hề có tàu Hải quân Hoa Kỳ nào chạy vào khu vực 12 hải lý gần bất kỳ đảo tranh chấp naò ở Biển Đông, theo lời các viên chức Ngũ Giác Đaì Hoa Kỳ cho biết.
Thậm chí, một thỉnh cầu từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ Thái Bình Dương hồi 6 tuần trước để xin cho một tàu chiến Mỹ tới trong vòng 12 hải lý của bãi cạn Scarborough Shoal, nơi TQ và Philippines tranh chấp, đã bị chính phủ Trump bác bỏ.
Người ta suy đoán rằng Trump muốn TQ áp lực Bắc Hàn, và bù lại, Mỹ không gây sự với TQ ở Biển Đông nữa...Nếu đúng như thế, sẽ thê thảm cho Việt Nam và Philipppines... vì TQ đã ra lệnh cấm đánh cá rồi, mà không thấy Hoa Kỳ thách thức... trong khi ASEAN lạnh cẳng thấy từ lâu rồi.
Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận không phaỉ một lần yêu cầu, mà đã nhiều lần Haỉ quân Mỹ xin tới gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Trump vẫn không cho. Bản tin naỳ nói là từ năm ngoái, quân đội Mỹ chưa thông báo bất cứ cuộc tuần tra nào để đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Điều này báo hiệu sự thay đổi sau những lời lẽ đao to búa lớn trước đây của chính quyền ông Trump rằng sẽ kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.
Ngũ Giác Đài đã nhiều lần bác đề nghị của Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo và các thực thể do Trung Quốc kiểm soát, nơi nhiều nước khác, kể cả Việt Nam, tuyên bố chủ quyền, theo một phóng sự của New York Times hôm 3/5 và hãng tin Breibart hồi tháng 3.
Tin của New York Times cho hay, trong diễn biến gần đây nhất, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương cách đây khoảng 1 tháng rưỡi đã đề nghị điều tàu vào vùng 12 hải lý của Bãi Scarborough, cách bờ biển Philippines khoảng 195 km. Trung Quốc kiểm soát việc tiếp cận bãi này. Ngũ Giác Đài đã từ chối đề nghị đó.
Tổng thống Trump đã tỏ ý sẽ có cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Trung Quốc với hy vọng nước này sẽ giúp ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí hạt nhân.
VOA cũng ghi lời các chuyên gia nói với trang tin Breitbart hồi tháng 3 rằng việc thiếu một chính sách về châu Á và nhân sự chưa sắp xếp xong tại Ngũ Giác Đài có thể là lý do đằng sau tình trạng án binh bất động về các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải.
Trong số 53 vị trí tại Ngũ Giác Đài do tổng thống bổ nhiệm, chỉ có chức Bộ trưởng Quốc phòng đã có người nắm giữ là ông Jim Mattis.
Mặc dù vậy, thời gian trôi qua đã đủ dài để xác định liệu sự thiếu vắng các cuộc tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông có phải là một phần trong lập trường mới của Tòa Bạch Ốc hay không.
Ông Euan Graham, giám đốc về an ninh quốc tế tại Viện Lowy, một tổ chức cố vấn ở Sydney, nói: “Tôi nghĩ chúng ta có thể kết luận rằng đây không chỉ là vấn đề quán tính… Điều này đang thể hiện tính đặc trưng của một chính sách có suy nghĩ”. Khi còn tranh cử, ông Trump từng nói Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng vì Trung Quốc không tôn trọng nước Mỹ và tổng thống Mỹ.
Hồi tháng 1 năm nay, khi điều trần trước các nhà lập pháp để được chuẩn thuận chức ngoại trưởng Mỹ, ông Rex Tillerson báo hiệu Mỹ sẽ có chính sách cứng rắn hơn chính quyền của ông Obama đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đến nay điều này chưa diễn ra.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận một hiện tựng đáng lo: đaỏ nhân tạo của TQ sẽ có thể dùng làm bàn đạp tấn công.
Truyền thông trong thời gian gần đây rất chú ý đưa tin về việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng công trình quân sự ở Biển Đông. Trong một bài viết trên trang web Mauldin Economics, chuyên gia phân tích địa chính trị nổi tiếng George Friedman, sáng lập viên hãng tham vấn Stratfor, đã tập trung xem xét các cơ sở quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông để đi đến kết luận rằng về căn bản thì đó hiện là những căn cứ mang tính chất phòng thủ, nhưng về lâu về dài, đó sẽ là bàn đạp để tấn công. Bài viết có giá trị ở chỗ cung cấp cho độc giả một cái nhìn rõ rệt về trận đồ mà Trung Quốc đang bày ra ở Biển Đông trên những khu vực mà Bắc Kinh cho là của mình, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, cũng như phán quyết của một tòa án quốc tế về tính chất không có cơ sở pháp lý của các yêu sách Trung Quốc. Ghi nhận đầu tiên của Friedman là Trung Quốc không xây dựng bồi đắp tràn lan mà chủ yếu tập trung trên một số đảo đá, rạn san hô ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Tại đấy, Trung Quốc đã rầm rộ xây
dựng, nào là bến cảng, phi đạo, nào là đài radar, hệ thống bắn tên lửa. Tuy
nhiên, đối với nhà phân tích, các cơ sở nói trên về bản chất chỉ mang tính chất
phòng thủ, được Bắc Kinh dùng làm phương tiện để kéo dài tầm với của Trung Quốc
ra thật xa bờ biển của họ. Bản tin RFI ghi rằng không phải tất cả các đảo đá
đều được tôn tạo như nhau, và mỗi quần đảo đều nhằm phục vụ một ý đồ chiến lược
riêng biệt. Chính trong bối cảnh đó mà Trung Quốc đã chú ý thêm đến bãi cạn
Scarborough Shoal, hiện chưa được phát triển, nhưng đang là một điểm gây căng
thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. George Friedman đã nhắc lại rằng Trung
Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông dựa trên một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà
họ vẽ ra, đòi chủ quyền trên khoảng 90% vùng biển này, và vùng mà Trung Quốc
cho là của họ, có chỗ cách bờ biển Trung Quốc đến 1.243 hải lý.
...Lực lượng quân sự Trung Quốc trên các rạn san hô có thể chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Sự hiện diện bất thường các máy bay ném bom JH-7, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy là Bắc Kinh cũng quan tâm đến việc chứng minh rằng, nếu bị khiêu khích, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo này.
...Lực lượng quân sự Trung Quốc trên các rạn san hô có thể chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Sự hiện diện bất thường các máy bay ném bom JH-7, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy là Bắc Kinh cũng quan tâm đến việc chứng minh rằng, nếu bị khiêu khích, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo này.
RFI ghi thêm: “...nếu Scarborough Shoal trở thành một cơ sở quân sự khác của Trung Quốc, bãi này đủ gần Philippines để đặt ra một mối đe dọa tấn công, cho dù Bắc Kinh xem đó là một vị trí phòng thủ...Vào lúc này, tương tự như mọi động thái khác của Trung Quốc ở Biển Đông, việc quân sự hóa các đảo chỉ là một kế nghi binh, nhằm cho thấy là Trung Quốc hùng mạnh và đáng sợ hơn là trong thực tế.”
Mỹ, Nhật, Úc, ASEAN và VN suy tính gì? Hay, phải chăng, Trump đã có mật ước gì với Tập? Việt Nam lại lần nữa là "một món hàng đổi chác" giữa Mỹ, Trung!..
III. Văn học Nghệ thuật
1. Ts Đặng Huy Văn
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tôi xin tâm sự cùng quý vị những danh lợi mà trí thức dỏm Việt Nam chúng tôi đã và đang được hưởng, kể từ ngày non sông thống nhất.
Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày 30 Tháng Tư năm 1975, tôi xin tâm sự cùng quý vị những danh lợi mà trí thức dỏm Việt Nam chúng tôi đã và đang được hưởng, kể từ ngày non sông thống nhất.
Sau 30 tháng tư, trí thức toàn trí
dỏm
Sau 30 Tháng Tư, trí thức toàn trí
dỏm
Mắt cập kèm, tai nghễnh ngãng, mồm
đau
Không thấy rõ, độc nghe nhầm, nói
ngọng
Lo
vinh thân, sống chết mặc đồng bào!
Trường
đại học thừa giáo sư, tiến sĩ
Nhìn nông
dân chế máy gặt, máy cày
Tưởng
có học mà bất tài vô học
Bởi
học hàm, học vị bán trao tay!
Thầy cô giáo vì đồng tiền, bát gạo
Bồn hai năm nhồi sọ lũ học trò
Bắt học thêm, ngày học rồi, tối học
Để góp tiền tăng thu nhập thầy cô
Lũ
nhà báo nay trở thành bồi bút
Mặc
dân oan đau khổ vẫn tung hô
"Là thời đại Hồ Chí Minh chói lọi
“Không có gì hơn "độc lập tự do"!
Lũ nhà văn thì ngợi ca đất nước
Dù ngàn năm từng nô lệ giặc Tàu
Nhưng theo "bác", Tàu
“giúp ta” đuổi Mỹ
Vinh quang thay tình hữu nghị Hồ
Mao!
Lũ
nhà thơ lo làm thơ đăng báo
Để
kiếm tiền, kiếm giải thưởng vu vơ
Không
quan tâm Formosa xả thải
Khiến
Miền Trung bị đầu độc từng giờ!
Dân vào viện "đầu tiên" chưa
cứu chữa
Lương y đang chờ từ mẫu đếm tiền
Nghề bác sĩ ngày xưa giúp cứu mạng
Còn ngày nay chỉ đợi "Phật"
chờ "Tiên"
Hỏi
vì sao Văn Cao, Trần Đức Thảo...
Sống
lay lắt bất hạnh một kiếp người?
Sau
30 Tháng Tư, nếu Tố Như còn sống
Cũng
vượt biên chìm nghỉm giữa xa khơi!
Ôi "Trí, Phú, Địa, Hào... trốc
tận rễ!"
Thời Cải Cách Hào, Phú, Địa giết rồi
Còn Trí thức quy Nhân Văn Giai Phẩm
Đã đi tù cùng Trương Tửu, Phan
Khôi...
Một
Thời đại trí thức nào thứ thiệt
Không
hờn oan cũng chết rục trong tù
Thì
Trí Dỏm mới ngày càng phát triển
Hỏi
bao giờ mới được khóc Tố Như? (Trí Dỏm DangHuyVan - Hà Nội, 30/4/2017)
*** Join the discussion:
NgocGia:... Kính bác ĐHV, Bác là "bạn
học" với NPT, đương kim TBT. Vâng!, đó là thực tế không thể chối cãi. Lý
luận của Bác "Sau 30 tháng Tư, Trí Thức toàn dzỏm" không biết Bác dựa
trên "Tiêu Chuẩn(TC)" nào, và phán xét dựa trên "Lăng
Kính(LK)" nào! "Trí Thức Toàn Dỏm" mà có những "Trí"
sau đây, tuy rằng không biết giờ nầy "họ đang thức hay ngủ" trong
"Trại Giam". Xin đơn cử một vài thui, vì VN có wá nhiều:
- Trần Huỳnh Duy Thức
- Mẹ Nấm " Như Quỳnh"
- Nguyễn Ngọc Già
- Phan Châu Thành
- Anh Ba Sàm và chị Đinh Ngọc Thu .....
Và ngay cả "Tôi" tầm mức "trí thức" của "Tôi"-không dám khoe-có thể ngang tầm Bác hoặc hơn. Vì "những cuốn giáo điều" mà Bác phải "học", thế hệ "Tôi" không cần "học" cũng có một "bồ". Tầm những năm 90, Bác chưa biết "MicroComputer" là gì? Chúng tôi đã sở hữu "kho tư liệu" to lớn!
Kính Bác để khi đề cập đến "Trí Thức" cần "Thận Trọng". Phải nói rằng" Không có Trí Thức Dzỏm", chỉ có "Bằng Cấp Dõm" như cái bằng TS "Xây Dựng Đảng" của NPT. NPT đã thể hiện trình độ TS của mình bằng những "Nghị Quyết" thông qua những "Hội Nghị TƯ". Một lối tư duy dùng "Nghị Quyết" của Liên Bang Xô Viết cũ, của Trung Cộng, và cả dùng "đòn", "thế" ...lợi ích "Chính Trị", lợi ích "Kinh Tế" v.v...Một TBT đã dzỏm rùi thì làm sao không kéo theo một "bầy" Zỏm"! để "nâng khăn sửa túi". Bác ĐHV ui! Bác lẩm cẩm rùi!
- Trần Huỳnh Duy Thức
- Mẹ Nấm " Như Quỳnh"
- Nguyễn Ngọc Già
- Phan Châu Thành
- Anh Ba Sàm và chị Đinh Ngọc Thu .....
Và ngay cả "Tôi" tầm mức "trí thức" của "Tôi"-không dám khoe-có thể ngang tầm Bác hoặc hơn. Vì "những cuốn giáo điều" mà Bác phải "học", thế hệ "Tôi" không cần "học" cũng có một "bồ". Tầm những năm 90, Bác chưa biết "MicroComputer" là gì? Chúng tôi đã sở hữu "kho tư liệu" to lớn!
Kính Bác để khi đề cập đến "Trí Thức" cần "Thận Trọng". Phải nói rằng" Không có Trí Thức Dzỏm", chỉ có "Bằng Cấp Dõm" như cái bằng TS "Xây Dựng Đảng" của NPT. NPT đã thể hiện trình độ TS của mình bằng những "Nghị Quyết" thông qua những "Hội Nghị TƯ". Một lối tư duy dùng "Nghị Quyết" của Liên Bang Xô Viết cũ, của Trung Cộng, và cả dùng "đòn", "thế" ...lợi ích "Chính Trị", lợi ích "Kinh Tế" v.v...Một TBT đã dzỏm rùi thì làm sao không kéo theo một "bầy" Zỏm"! để "nâng khăn sửa túi". Bác ĐHV ui! Bác lẩm cẩm rùi!
DangHuyVan:..
Thưa anh NgocGia, sau năm 1975 tôi cũng là một chuyên gia lập các chương trình khoa học cho toán ứng dụng bằng ngôn ngữ Fortran-4, tuy không được giỏi như anh mới năm 1990 mà đã được sử dụng MicroComputer, nhưng cũng là một trong số ít ỏi những người tiên phong về lập phần mềm cho toán ứng dụng chạy trên máy tính lớn MINSK-32 của TC Thống Kê, anh ạ. Nhưng tôi vẫn là một TRÍ DỎM vì hèn nhát không dám chống tại tà quyền cộng sản vì sợ mất việc làm. Có đôi lúc tôi cũng to mồm nhưng đã bị ông bí thư đảng ủy trường đại học dọa cho tôi lên miền núi, nên tôi lại im tiếng.
Rõ ràng do sự hèn nhát của lũ trí dỏm chúng tôi mà đất nước VN mới nợ nước ngoài chồng chất như ngày hôm nay, khoảng trên 200 tỷ dolla, đó chỉ là nợ nhà nước, chưa kể đến nợ của các tập đoàn tư nhân. Thương thay, trí thức chân chính thì đã đi tù và bị CS giết gần hết rồi!
Thưa anh NgocGia, sau năm 1975 tôi cũng là một chuyên gia lập các chương trình khoa học cho toán ứng dụng bằng ngôn ngữ Fortran-4, tuy không được giỏi như anh mới năm 1990 mà đã được sử dụng MicroComputer, nhưng cũng là một trong số ít ỏi những người tiên phong về lập phần mềm cho toán ứng dụng chạy trên máy tính lớn MINSK-32 của TC Thống Kê, anh ạ. Nhưng tôi vẫn là một TRÍ DỎM vì hèn nhát không dám chống tại tà quyền cộng sản vì sợ mất việc làm. Có đôi lúc tôi cũng to mồm nhưng đã bị ông bí thư đảng ủy trường đại học dọa cho tôi lên miền núi, nên tôi lại im tiếng.
Rõ ràng do sự hèn nhát của lũ trí dỏm chúng tôi mà đất nước VN mới nợ nước ngoài chồng chất như ngày hôm nay, khoảng trên 200 tỷ dolla, đó chỉ là nợ nhà nước, chưa kể đến nợ của các tập đoàn tư nhân. Thương thay, trí thức chân chính thì đã đi tù và bị CS giết gần hết rồi!
NgocGia: ...
Bác nhắc FORTRAN IV làm chúng cháu nhớ lại một thời cũng lập trình FORTRAN IV dùng bìa đục lổ lệnh chạy trên hệ máy IBM to đùng bằng hai ba gian nhà ở phi trường Tân Sơn Nhất và Trung tâm thống kê ở Sài Gòn. Sau FORTRAN IV lại COBOL nữa chứ. Kỷ niệm thôi Bác ạ! Nói về "Trí Zỏm" thì nhan nhãn ở mọi ngóc ngách của xã hội. "Trí Zỏm" đáng bàn là loại "Trí" nham hiểm, lừa lọc, độc ác, gian tham, lừa Thầy phản Bạn, đội trên đạp dưới, chỉ có mỗi sở trường là: bằng mọi cách đưa "chúng nó" vào "Quỉ Đạo" của mình. Ngoài "Quỉ Đạo" là tù, là mất hết, là chết...
Bác nhắc FORTRAN IV làm chúng cháu nhớ lại một thời cũng lập trình FORTRAN IV dùng bìa đục lổ lệnh chạy trên hệ máy IBM to đùng bằng hai ba gian nhà ở phi trường Tân Sơn Nhất và Trung tâm thống kê ở Sài Gòn. Sau FORTRAN IV lại COBOL nữa chứ. Kỷ niệm thôi Bác ạ! Nói về "Trí Zỏm" thì nhan nhãn ở mọi ngóc ngách của xã hội. "Trí Zỏm" đáng bàn là loại "Trí" nham hiểm, lừa lọc, độc ác, gian tham, lừa Thầy phản Bạn, đội trên đạp dưới, chỉ có mỗi sở trường là: bằng mọi cách đưa "chúng nó" vào "Quỉ Đạo" của mình. Ngoài "Quỉ Đạo" là tù, là mất hết, là chết...
Alabama:...
Tại sao trí thức Việt Nam đã tiếp cận các ngôn ngư lập trình rất sớm, từ Analog, FORTRANT IV, rồi C+, C++, Visual, Java...nhưng công nghiệp VN không thể bước vào giai đoạn đầu của Tự động hóa?
Thất bại này chủ yếu do định hướng phát triển dựa vào Trung cộng và bản chất chuyên chính vô sản,coi thường tri thức của csVN.
Tại sao trí thức Việt Nam đã tiếp cận các ngôn ngư lập trình rất sớm, từ Analog, FORTRANT IV, rồi C+, C++, Visual, Java...nhưng công nghiệp VN không thể bước vào giai đoạn đầu của Tự động hóa?
Thất bại này chủ yếu do định hướng phát triển dựa vào Trung cộng và bản chất chuyên chính vô sản,coi thường tri thức của csVN.
DangHuyVan:...
Kính gửi anh Ngọcgia,
Đúng là tôi đã lẩm cẩm nếu vơ đũa cả nắm. Những người trí thức có đầu óc cương trực, tuy không có hoặc chưa có bằng cấp nhưng họ không vô cảm trước vận mệnh của non sông và đồng bào. Họ là những trí thức chân chính và vĩ đại như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Quang Lập... và nhiều lắm, anh ạ.
Điều tôi muốn nói ở đây là đội ngũ trí thức do đảng cố tình đào tạo ra một loại người cơ hội, đập đi hò đứng, chỉ vì quyền lợi của riêng mình, "Lo vinh thân, sống chết mặc đồng bào!" Đó là tiêu chí trí thức dỏm của tôi. Trước khi về hưu, tôi cũng từng là một kẻ hèn nhát, cũng từng là một trí dỏm, không phải vì chuyên môn kém mà vì mình hèn nhát không dám đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc và đồng bào mình, anh ạ!
Theo thiển ý của tôi, Là trí thức chân chính thì chuyên môn giỏi chưa đủ mà phải dám xả thân vì chân lý, vì đại nghĩa của cộng đồng, sẵn sàng hi sinh lợi quyền riêng, thậm chí có thể phải đi tù hoặc bị tra tấn đánh đập tàn nhẫn khi quyết tâm bảo vệ một cộng đồng nào đó.
Kính gửi anh Ngọcgia,
Đúng là tôi đã lẩm cẩm nếu vơ đũa cả nắm. Những người trí thức có đầu óc cương trực, tuy không có hoặc chưa có bằng cấp nhưng họ không vô cảm trước vận mệnh của non sông và đồng bào. Họ là những trí thức chân chính và vĩ đại như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Quang Lập... và nhiều lắm, anh ạ.
Điều tôi muốn nói ở đây là đội ngũ trí thức do đảng cố tình đào tạo ra một loại người cơ hội, đập đi hò đứng, chỉ vì quyền lợi của riêng mình, "Lo vinh thân, sống chết mặc đồng bào!" Đó là tiêu chí trí thức dỏm của tôi. Trước khi về hưu, tôi cũng từng là một kẻ hèn nhát, cũng từng là một trí dỏm, không phải vì chuyên môn kém mà vì mình hèn nhát không dám đấu tranh vì quyền lợi của dân tộc và đồng bào mình, anh ạ!
Theo thiển ý của tôi, Là trí thức chân chính thì chuyên môn giỏi chưa đủ mà phải dám xả thân vì chân lý, vì đại nghĩa của cộng đồng, sẵn sàng hi sinh lợi quyền riêng, thậm chí có thể phải đi tù hoặc bị tra tấn đánh đập tàn nhẫn khi quyết tâm bảo vệ một cộng đồng nào đó.
Cao Đắc Tuấn:..
Xin lỗi xía dzô chiện hai vị. Đang định đi ngủ thì đọc bài thơ và đọc còm hai vị.
Tôi nghĩ tác gỉả Đặng Huy Văn có phân biệt trí thức thứ thiệt khác với trí dỏm qua hai câu:
Một Thời đại trí thức nào thứ thiệt
Không hờn oan cũng chết rục trong tù
Do đó, tác gỉả Đặng Huy Văn hổng có lẩm cẩm đâu. hehehe...
Xin lỗi xía dzô chiện hai vị. Đang định đi ngủ thì đọc bài thơ và đọc còm hai vị.
Tôi nghĩ tác gỉả Đặng Huy Văn có phân biệt trí thức thứ thiệt khác với trí dỏm qua hai câu:
Một Thời đại trí thức nào thứ thiệt
Không hờn oan cũng chết rục trong tù
Do đó, tác gỉả Đặng Huy Văn hổng có lẩm cẩm đâu. hehehe...
2. Nhà Thơ Trần Mộng Tú: Văn Tế Cho
Những Oan Hồn Của Hai Miền Nam Bắc Sau 42 Năm (1975- 2017)
Tôi cần bao nhiêu nước mắt
Rửa sạch được những vết thương
Hỡi những oan hồn lẩn khuất
Xin về nhận nén tâm hương
Cả một giang sơn gấm vóc
Chịu bao nhiêu nỗi oan khiên
Bắc Nam hai mươi năm lẻ
Đạn bom lửa cháy hai miền
Bao nhiêu thanh niên đất Bắc
Bị đẩy vào một cơn mê
Đi xẻ Trường Sơn huyễn hoặc
Chết như đi chơi quên về
Ôi những oan hồn son trẻ
Tức tưởi lìa mẹ lìa cha
Đến nay hồn còn vất vưởng
Xót mình là ma không nhà
Mẹ cha đã cùng thiên cổ
Chết không nhắm mắt bình yên
Thương con thác oan sống khổ
Dập vùi một nắm oan khiên
Thôi thì về đây hương khói
Về cùng tiếng mõ lời kinh
Chuông nhà thờ vực hồn dậy
Thôi đừng chua xót phận mình
Thương những hồn dân miền Nam
Chết không có ai vuốt mắt
Cả nhà kẻ trước, người sau
Chồng, vợ, cha, con cùng chết
Máu họ hòa chung một vũng
Mặt còn nguyên dấu bàng hoàng
Hồn ơi thôi đừng khóc nữa
Về đây nhận nén tâm nhang
Cả một kinh thành tốt đẹp
Bỗng đâu trúc chẻ ngói tan
Hỡi hồn anh linh tử sĩ
Tướng nào đã chết theo thành
Hồn còn thơm mùi khói súng
Xác nào tự nổ tan tành
Hãy về đây nghe khóc lậy
Những người sống sót tạ ơn
Cháu con mời hồn chứng dám
Lòng thành đỏ như màu son
Hỡi hồn trên đường biên giới
Súng đạn, hầm chông, bom gài
Xác thân tan ra từng mảnh
Người giết người như trò chơi
Hãy về đây nghe lời khấn
Vợ con một tấc lòng thành
Đừng oán Trời mang oan nghiệt
Đừng giận Đất quá vô tình
Hãy ngậm cười nơi chín suối
Cầu cho hồn được hiển linh
Hỡi hồn quân nhân tù tội
Xác vùi một nắm trong rừng
Mãnh hồn anh linh bất khuất
Chết nhưng mắt mở trừng trừng
Thôi nhé hồn ơi khép mắt
Bút mực nào nói hết lời
Kinh nào cầu siêu cho đủ
Mõ nào gõ gọi hồn ai
Hỡi hồn bập bềnh trên biển
Về đây nghe lời kinh an
Trăm ngàn mảnh hồn ướt sũng
Muối nào trong lệ không tan
Hồn thanh xuân bị vùi dập
Chuông chùa vang tiếng thu không
Nến nhang thơm hồn thiếu nữ
Giải oan một kiếp hồng trần
Hỡi hồn đầu xanh tuổi trẻ
Sức trai như ngọn cỏ bồng
Bỗng dưng chết bờ chết bụi
Bỗng dưng chết biển chết rừng
Ta kéo hồi chuông kinh sớm
Ta thắp nén nhang buổi chiều
Chúa Phật cùng về một lúc
Dắt hồn qua bãi hoang liêu
Chúa Phật từ tâm cúi xuống
Vớt hồn bằng cả hai tay
Hỡi hồn em thơ bé bỏng
Tiếng khóc oe oe bên đường
Tiếng khóc đi tìm vú mẹ
Sữa mẹ tan như giọt sương
Hồn mẹ cũng đang thất lạc
Gọi con ruột khúc đoạn trường
Giáo đường hồi chuông rộn rã
Tiếng thu không trên đồi vang
Ôi những hồn Nam hồn Bắc
Nhận lời ai điếu muộn màng
Lửa nào mồi pho sử Việt
Đốt cháy ngàn trang giải oan
(tmt - Tháng 4/2017 ( 42 năm Quốc Nạn))
.............................. .............................. .............................. ..............
Tôi cần bao nhiêu nước mắt
Rửa sạch được những vết thương
Hỡi những oan hồn lẩn khuất
Xin về nhận nén tâm hương
Cả một giang sơn gấm vóc
Chịu bao nhiêu nỗi oan khiên
Bắc Nam hai mươi năm lẻ
Đạn bom lửa cháy hai miền
Bao nhiêu thanh niên đất Bắc
Bị đẩy vào một cơn mê
Đi xẻ Trường Sơn huyễn hoặc
Chết như đi chơi quên về
Ôi những oan hồn son trẻ
Tức tưởi lìa mẹ lìa cha
Đến nay hồn còn vất vưởng
Xót mình là ma không nhà
Mẹ cha đã cùng thiên cổ
Chết không nhắm mắt bình yên
Thương con thác oan sống khổ
Dập vùi một nắm oan khiên
Thôi thì về đây hương khói
Về cùng tiếng mõ lời kinh
Chuông nhà thờ vực hồn dậy
Thôi đừng chua xót phận mình
Thương những hồn dân miền Nam
Chết không có ai vuốt mắt
Cả nhà kẻ trước, người sau
Chồng, vợ, cha, con cùng chết
Máu họ hòa chung một vũng
Mặt còn nguyên dấu bàng hoàng
Hồn ơi thôi đừng khóc nữa
Về đây nhận nén tâm nhang
Cả một kinh thành tốt đẹp
Bỗng đâu trúc chẻ ngói tan
Hỡi hồn anh linh tử sĩ
Tướng nào đã chết theo thành
Hồn còn thơm mùi khói súng
Xác nào tự nổ tan tành
Hãy về đây nghe khóc lậy
Những người sống sót tạ ơn
Cháu con mời hồn chứng dám
Lòng thành đỏ như màu son
Hỡi hồn trên đường biên giới
Súng đạn, hầm chông, bom gài
Xác thân tan ra từng mảnh
Người giết người như trò chơi
Hãy về đây nghe lời khấn
Vợ con một tấc lòng thành
Đừng oán Trời mang oan nghiệt
Đừng giận Đất quá vô tình
Hãy ngậm cười nơi chín suối
Cầu cho hồn được hiển linh
Hỡi hồn quân nhân tù tội
Xác vùi một nắm trong rừng
Mãnh hồn anh linh bất khuất
Chết nhưng mắt mở trừng trừng
Thôi nhé hồn ơi khép mắt
Bút mực nào nói hết lời
Kinh nào cầu siêu cho đủ
Mõ nào gõ gọi hồn ai
Hỡi hồn bập bềnh trên biển
Về đây nghe lời kinh an
Trăm ngàn mảnh hồn ướt sũng
Muối nào trong lệ không tan
Hồn thanh xuân bị vùi dập
Chuông chùa vang tiếng thu không
Nến nhang thơm hồn thiếu nữ
Giải oan một kiếp hồng trần
Hỡi hồn đầu xanh tuổi trẻ
Sức trai như ngọn cỏ bồng
Bỗng dưng chết bờ chết bụi
Bỗng dưng chết biển chết rừng
Ta kéo hồi chuông kinh sớm
Ta thắp nén nhang buổi chiều
Chúa Phật cùng về một lúc
Dắt hồn qua bãi hoang liêu
Chúa Phật từ tâm cúi xuống
Vớt hồn bằng cả hai tay
Hỡi hồn em thơ bé bỏng
Tiếng khóc oe oe bên đường
Tiếng khóc đi tìm vú mẹ
Sữa mẹ tan như giọt sương
Hồn mẹ cũng đang thất lạc
Gọi con ruột khúc đoạn trường
Giáo đường hồi chuông rộn rã
Tiếng thu không trên đồi vang
Ôi những hồn Nam hồn Bắc
Nhận lời ai điếu muộn màng
Lửa nào mồi pho sử Việt
Đốt cháy ngàn trang giải oan
(tmt - Tháng 4/2017 ( 42 năm Quốc Nạn))
..............................
Kính,
NNS
__._,_.___