Saturday, October 18, 2014

CD nhac ngoai quoc, Love Songs-2

---------- Forwarded message ----------
From: Song Phung <songphung1@gmail.com>
Date: Fri, Oct 17, 2014 at 8:42 AM
Subject: PLAYLIST FROM SONG PHUNG CHANNEL : "Love Songs-2"
 
Moi qui vi nghe mot CD nhac ngoai quoc, Love Songs-2, gom khoang 30 bai. Khi qui vi nghe bat cu bai nao duoc dua vao kenh Song Phung, xin dung chuot bam vao chu Song Phung o duoi man hinh, sau do bam vao chu ABOUT, se thay kenh nhac cua Song Phung da gia nhap vao the gioi YouTube tu ngay June 25, 2013.  CD NAY DUOC GIOI THIEU , vao ngay September 21, 2013 .Da hon mot nam troi qua, va so nguoi vao nghe kenh nhac Song Phung da gan 200 ngan nguoi. Da ta, da ta...

TPB SONG PHUNG

Date: 2013-09-21 5:10 GMT-07:00
Subject: HD YT PLAYLIST FROM SONG PHUNG CHANNEL : "Love Songs-2"


Song Phung has shared a video playlist with you on YouTube



30
videos

PLAYLIST  by Song Phung

©2013 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066







__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

Nhac Si Lam Phuong : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat



***BUI PHUONG DA RA DI TRONG NIEM THUONG TIEC CUA MOI NGUOI, NHUNG  MAY MAN THAY, BUI PHUONG DA DE LAI CHO CHUNG TA : CHAU TRAN HAI LONG.

YOUTUBE VIDEO DUYEN KIEP LA SU PHOI HOP THUC HIEN DAU TIEN GIUA TNP & HAI LONG


***C'EST TOI, CHO EM QUEN TUOI NGOC


***NHAC SI LAM PHUONG PLAYLIST


DUYEN KIEP VA C'EST TOI la 2 Nhac Pham trich trong CD vua phat hanh "BACH YEN HAT TINH CA LAM PHUONG". Chac moi nguoi deu dong y tieng hat cua ca si Bach Yen da "song lai" trong CD tuyet voi nay
TRAN NANG PHUNG



Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube



70
videos

PLAYLIST  by Phung Nang Tran

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066

Wednesday, October 15, 2014

Giao Su NNS Nguyen Nam Son -4 : Nhung Ca Khuc Hay Nhat


***EM DEN THAM ANH MOT CHIEU MUA


***NNS NGUYEN NAM SON PLAYLIST


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG

Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



30
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung



Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc : 15-10-14
Tô Vũ: Em đến thăm anh một chiều mưa
Tiếng hát: Ngọc Bảo
Kính,
NNS
............................................................................................................
(1) Ngô Nhân Dng: Trường Sa! Trường Sa! Ðo chếnh choáng!
Tháng Ba năm 1974, hai tháng sau khi Trung Cộng tấn công chiếm quần đảo Hoàng Sa, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đưa một phái đoàn đi thăm một đảo trong quần đảo Trường Sa; chắc để ủy lạo tinh thần các quân nhân đồn trú. Trong số người tham dự chuyến đi có Ðại Úy Ðinh Thành Tiên, lúc đó 36 tuổi.

Ông cũng là thi sĩ nổi danh Tô Thùy Yên từ 20 năm trước, xuất thân từ tạp chí Sáng Tạo.
Khi trở về Tô Thùy Yên viết bài thơ Trường Sa Hành, đăng trên tạp chí Văn, ở Sài Gòn. Trong lúc đó Việt Cộng đang tấn công tỉnh Phước Long, dọn đường cho cuộc tổng tấn công vào năm sau, mặc dù đã ký hiệp định đình chiến ở Paris. Trong không khí chiến tranh bùng trở lại, viện trợ của đồng minh bị cắt đứt, người dân miền Nam ngơ ngác, không ai có thời giờ nghĩ tới Trường Sa, những hòn đảo lẻ loi giữa trùng dương xa tắp. Bài Trường Sa Hành chìm vào đáy sâu kho trí nhớ của những người yêu thơ, yêu tiếng Việt. Năm 1975, Thiếu Tá Ðinh Thành Tiên bị đưa vào tù sống 13 năm, cho đến khi được tự do ông viết bài Ta Về, một áng văn chương rực rỡ trong ngôn ngữ Việt.

Cho đến mấy năm gần đây, người Việt tìm lục trong ký vãng thấy lại bài thơ Trường Sa Hành, và chuyền tay nhau đọc, tới tấp gửi cho nhau trên các mạng lưới. Vì Trường Sa đã là một đề tài thời sự. Nhiều nhà văn sống ở miền Bắc trước đây không biết đến Tô Thùy Yên, giờ cũng đọc và nhắc tới bài thơ khi nói về nỗi uất hận của dân tộc trước cảnh Trung Cộng đánh chiếm nhiều đảo ở Trường Sa năm 1988, và đang tính nuốt hết cả quần đảo. Trong một bài thơ viết thời còn trẻ đăng trên Sáng Tạo, Tô Thùy Yên tự giới thiệu, “... là thi sĩ, là người viết sử tương lai.” Câu thơ nay đã nghiệm. Trường Sa Hành viết năm 1974, sau 30 năm bài thơ đang xuất hiện trở lại trong lịch sử dân tộc để chúng ta đọc và hướng đến tương lai.

Trường Sa Hành mở đầu bằng câu dẫn làm tựa đề trên đây. Thi sĩ viết:
Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chếnh choáng! / Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề
Lính thú mươi người lạ sóng nước / Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi
Ðọc một câu “Trường Sa! Trường Sa! Ðảo chếnh choáng!” chúng ta đã thấy, Trường Sa Hành không phải là một tiếng trống thúc quân, không viết để tuyên truyền cho bất cứ một chính quyền một chủ nghĩa hay một cuộc chiến đấu nào. Tất cả chỉ là những xúc động của người thi sĩ khi đặt chân lên một hòn đảo rất xa nhưng vẫn thuộc về đất nước mình, chia sẻ nỗi lòng những người “lính thú” đóng trên đảo. 

Tô Thùy Yên là một con người tự do sáng tác theo cảm xúc cá nhân dù ông là một sĩ quan trong quân đội. Các thi sĩ trong Quân đội Cộng Hòa không viết theo kế hoạch, theo chính sách hay chỉ thị của cấp trên, không ai chấp nhận thân phận “bồi bút.” Phan Nhật Nam viết “Dấu Binh Lửa,” hay Tô Thùy Yên viết “Chiều trên Phá Tam Giang” đều do những xúc động tự trong lòng thúc đẩy. Trong vùng đất coi tự do là một lý tưởng xứng đáng cho cuộc sống, không có thi sĩ nào viết như câu vè cổ động giết đồng bào, như:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ / Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng / Thờ Mao chủ tịch, thờ Stalin...bất diệt.”
Trái lại, người cựu thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa, sau 13 năm tù đầy biệt xứ, vẫn còn đủ tấm lòng thương cảm với những người lính bên kia đã chết trong cuộc chiến:
“Ta địch bạn thù chung bia mộ, / Chung lời thương tiếc tiễn đưa nhau...”

Chỉ có những con người tự do mới có cơ hội cho lòng từ bi được nảy nở và sẵn sàng bày tỏ. Nhà giáo Nguyễn Anh Khiêm có dịp kể rằng: Một lần tôi hỏi Tô Thùy Yên vì sao “Thăm thẳm sầu vây trắng bốn bề,” ông giải thích rằng đứng trên đài chỉ huy chiến hạm thấy sóng vây quanh đảo như vành khăn tang. Một người đi du lịch có khi thích thú thấy cảnh đó vô cùng ngoạn mục nhưng ở đây, thi sĩ nhìn theo tâm cảnh u sầu, chưa nguôi ngoai về cái chết oanh liệt nhưng không thể nói không bi thảm của bao thanh niên ưu tú con yêu dân tộc bỏ mình khi bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng,” trong trận hải chiến Hoàng Sa trước đó.

Ở thời điểm đó, Trung Cộng có thể tiến chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào. Có thể những người “lính thú này sẽ nối gót Ngụy Văn Thà mới vừa tử thủ ở Hoàng Sa, hay theo chân những người lính vô danh trong lịch sử dân tộc.

Nhưng khi đã lênh đênh lần đầu trên mặt biển suốt mấy ngày đêm, khi bước chân lên mặt đất, cũng giống các thuyền nhân vượt biển tìm tự do sau này, những ngày sau mỗi lần nằm xuống ngủ còn mang theo cảm giác “Ðêm nằm còn tưởng đảo trôi đi”; thì một thi sĩ đã vượt lên trên thân phận nhỏ nhoi của kiếp người, để tiếp xúc với cả vũ trụ. Trước vũ trụ không cùng, xúc động đầu tiên là một nỗi Hiu Quạnh Lớn.

Mùa Ðông Bắc, gió miên man thổi / Khiến cả lòng ta cũng rách tưa
Ta hỏi han, hề, Hiu Quạnh Lớn / Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ
Nỗi Hiu Quạnh Lớn trùm lên cả 16 đoạn thơ, được diễn tả dưới nhiều hình ảnh gió miên man, gió ngất trời, xa đến nhớ không tới, gió xoay chiều, gió khốc liệt, gió ngất trùng điệp, cây bật gốc chờ tan xác, chim đen thảng thốt quần, đất trời kinh động, khỏng cách đặc. Tô Thùy Yên luôn xao xuyến trước vũ trụ bao la im lặng, vô biên, vượt trên khả năng hiểu biết của loài người “Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi.” Trong bài “Hề, Ta Trở Lại Gian Nhà Cỏ” ông lại viết:
Nghĩ tới bao điều thầm lặng lớn,/ Mà trí ta không đủ lực đo lường.

Tô Thùy Yên có thể, thay hai câu của thi sĩ người Pháp Saint John Perse ở đầu bài thơ mà ghi hai câu thơ Cao Bá Quát: “Lôi oanh điện bác thảm nhân diện - Duy hữu điểm điểm phù khinh âu.” Cao Chu Thần đứng trước biển cả mênh mông cũng cảm thấy một nỗi Hiu Quạnh Lớn như các thi sĩ khac, trong hai câu thơ chỉ thấy sấm, chớp chiếu lên mặt người thê thảm, và trên không mấy con chim hải âu vỗ cánh. Tâm trạng Tô Thùy Yên cũng như vậy.

Trước đất trời bao la, hung hãn, “coi vạn vật như chó rơm,” thi sĩ nhìn lại “dưới hồn ta tịch mịch” thì phải thấy không thể nào diễn tả bằng lời nói những xúc động của mình. Ông có thể nghĩ về cái tang những chiến sĩ đồng đội đã hy sinh ở Hoàng Sa trước đó, hay cảnh sống heo hút của những “Lính thú mươi người lạ sóng nước” cô lập trên một hòn đảo ở Trường Sa. Vì trời mây, biển cả đã nói hết cả nỗi niềm tang chế rồi:
Sóng thiên cổ khóc biển tang chế / Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi
Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ / Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời.
Tô Thùy Yên chia sẻ với những đồng ngũ ở Trường Sa bằng những bài hát, những chén rượu mang từ đất liền tới:

Chú em hãy hát, hát thật lớn, / Những điệu vui, bất kể điệu nào,
Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ, / Cho mái đầu ta chớ cúi sâu.
Tâm sự những người lính tiền đồn này được thi sĩ diễn tả với khoảng cách giữa quần đảo Trường Sa và đất liền, liên lạc với nhau bằng làn sóng điện không đáng tin cậy:
Ðất liền, ta gọi, nghe ta không? / Ðập hoảng Vô Biên, tín hiệu trùng
Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc / Con chim động giấc gào cô đơn

Sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975, không biết số phận những người lính giữ đảo đó ra sao. Họ có được coi là những chiến sĩ đang bảo vệ tổ quốc hay không? Khi quân Trung Cộng đánh chiếm mấy đảo Trường Sa năm 1988, bao nhiêu thanh niên Việt Nam khác bị hy sinh mà không được ai nhắc tới, cho đến năm nay mới có người Việt Nam làm lễ tưởng niệm “chui.” Nhưng đối với thi sĩ, những chiến sĩ Việt Nam, dù thuộc chế độ chính trị nào, cũng đã được tưởng niệm:

Thời gian kết đá mốc u tịch / Ta lấy làm bia tưởng niệm Người.
Ðài tưởng niệm bất diệt nằm trong lòng dân Việt mãi mãi: Bài thơ Trường Sa Hành.

(2) Bùi Văn Phú: Last Days in Vietnam
(Last Days in Vietnam là bộ phim tài liệu hướng đến kỷ niệm 40 ngày di tản khỏi miền Nam Việt Nam)

Sau khi nhận chức tổng thống chiều 28/4/1975, một trong những quyết định của Đại tướng Dương Văn Minh là yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam. Qua công điện gửi Đại sứ Mỹ Graham Martin, ông Minh đã yêu cầu Hoa Kỳ rút tất cả người Mỹ trong vòng 24 giờ. Đó cũng là 24 tiếng đồng hồ của ngày 29/4/1975 tại Sài Gòn được đạo diễn Rory Kennedy đưa vào phim tài liệu “Last Days in Vietnam” đang chiếu tại nhiều rạp ở Mỹ. Phim được sự phối hợp sản xuất của chương trình American Experience thuộc hệ thống truyền hình PBS.

Công điện đuổi Mỹ
Nếu không có công điện của Đại tướng Minh, 30/4/1975 có phải là ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà và câu chuyện người Mỹ di tản sẽ có khác? Vì Đại sứ Martin đã rất bướng bỉnh, không vội lên kế hoạch di tản bất chấp khuyến cáo. Vì ông muốn nhiều người Việt được di tản trước, vì ông lo sợ cảnh hỗn loạn như ở Đà Nẵng hay ông thực sự tin rằng sẽ có một giải pháp chính trị cho Việt Nam?. Ông Martin qua đời năm 1990 nên đạo diễn không có cơ hội đưa ông vào phim như một phần lịch sử của cuộc di tản.

Qua Last Days in Vietnam, sau gần 40 năm từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, công chúng lần đầu tiên được thấy bức công điện đuổi Mỹ của vị lãnh đạo cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Cùng nhiều tài liệu khác, như bức thư Tổng thống Richard Nixon gửi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hứa sẽ trả đũa nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris 1973, như các kế hoạch di tản được phía Mỹ chuẩn bị. Nhưng trọng tâm của phim là ngày 29/4/1975 ở Sài Gòn, qua kế hoạch Frequent Winds dùng trực thăng để di tản, vì lúc đó phi trường Tân Sơn Nhứt đã bị đạn pháo không còn xử dụng được.

Last Days in Vietnam chứa đựng nhiều phim tài liệu, có những đoạn phim chưa bao giờ công bố, đan xen cùng lời kể của nhiều người có mặt lúc đó.

Bà Kennedy là một đạo diễn phim tài liệu có tiếng. Họ là những sĩ quan, binh lính Mỹ như Đại úy Stuart Herrington, cố vấn Richard Armitage, Đại úy Hugh Doyle, Trung tá Hạm trưởng Paul Jacobs, Thượng sĩ Juan Valdez, nhà phân tích cao cấp của CIA Frank Snepp. Họ là những người Việt như Đại tá Hải quân Đỗ Kiểm (Kiem Do), sinh viên Phó Đức Bình (Binh Pho), Trung úy Phạm Hữu Đàm (Dam Pham).

Những giờ phút căng thẳng
Có những thước phim bỏ quên trong một góc nhà, chưa tráng rửa sau 37 năm, của một người lính từ chiến hạm USS Kirk, ghi lại hình ảnh những trực thăng do phi công Việt di tản và vị chỉ huy Mỹ phải quyết định khẩn mà không hỏi cấp trên là đẩy những trực thăng UH-1 trị giá nhiều triệu đôla xuống biển để có chỗ đón người tị nạn. Những đoạn phim ghi lại hình ảnh Miki Nguyễn, lúc đó mới 6 tuổi, và gia đình đã phải nhảy ra từ cửa sổ chiếc Chinook lơ lửng trên không, không thể đáp vì có thể làm chìm chiến hạm. 

Một em bé cuốn trong khăn vải được thả xuống cho thủy thủ đoàn chụp bắt. Sau đó phi công rà rà trực thăng sát mặt biển, nhảy ra khỏi cửa sổ, trước khi máy bay nổ tung trên nước.

Cuốn phim không bàn về nguyên nhân đưa đến sự thất bại của Hoa Kỳ dù có nhắc đến Hiệp định Paris 1973 là một văn kiện với ngôn ngữ rất mơ hồ, theo nhận xét của Frank Snepp, mà Ngoại trưởng Henry Kissinger đã thương thảo cùng Hà Nội để các bên ký kết, với hy vọng sẽ có hai quốc gia nam bắc Việt Nam như bán đảo Triều Tiên.

Phim cũng đề cập đến việc Tổng thống Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, việc Quốc hội Mỹ cắt viện trợ cho miền Nam Việt Nam.
Phim không nói đến nguyên nhân khiến người Việt chạy trốn cộng sản qua các cuộc di tản từ tỉnh thành phía bắc, nhưng đưa ra hình ảnh thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế năm 1968.
Hết sức giúp người tỵ nạn
Chủ điểm chính của phim là những nhân vật đã làm hết sức mình, bất chấp luật pháp Mỹ hay lệnh từ Washington để đưa nhiều người Việt ra khỏi Việt Nam.
Đại sứ Martin từ chối lên chuyến trực thăng đầu tiên, thay vào là 40 người Việt được di tản. Ông ở lại cho đến khi có lệnh từ Washington buộc phải cuốn cờ ra đi. Đại úy Stuart Herrington điều phối di tản từ tòa đại sứ Mỹ. Ông kể lại chuyển biến từng phút sau khi kế hoạch Frequent Winds được thi hành để di tản nhiều nghìn người, trong đó có khoảng 3 nghìn người Việt, từ khuôn viên tòa đại sứ sứ với phương tiện là 75 trực thăng CH-47 có thể dùng được.

Phía người Việt muốn ra đi, sinh viên Bình kể lại cảnh chen lấn để được vào bên trong sân tòa đại sứ Mỹ. Đại tá Kiểm nói về kế hoạch đưa tàu hải quân ra Côn Sơn. Trung úy Đàm thuật lại những lo âu của một người sĩ quan khi thấy tình hình quân sự ngày một xấu đi từ các tỉnh phía bắc. Khi chuyến trực thăng, tưởng là cuối cùng, rời nóc sứ quán Mỹ và Washington được báo cáo cuộc di tản chấm dứt thì vẫn còn 11 lính Mỹ kẹt lại.

 Một binh sĩ là Mike Sullivan đã khẩn cấp gọi điện yêu cầu cho trực thăng vào. Đại úy Herrington phải nói dối những người Việt rằng ông cần đi tiểu. Rút lên nóc, chân thang đóng lại. Thượng sĩ Juan Valdez là người sau cùng lên máy bay. Ông đếm đi, đếm lại nhiều lần để chắc chắn tất cả lính Mỹ còn lại đã có mặt trên chiếc trực thăng CH-47 cuối cùng rời Việt Nam.

Khoảnh khắc đó là rạng sáng ngày 30/4/1975. Bên dưới còn 420 người Việt bị bỏ lại. Nhìn xuống, Đại úy Herrington xem đó là một sự phản bội thật đau lòng.

Hát quốc ca lần cuối
Cùng khoảng thời gian, cố vấn Richard Armitage phối hợp với tướng lãnh hải quân Việt Nam Cộng hòa để di tản các chiến hạm từ Côn Sơn đi Philippines với 20 nghìn người gồm lính và dân. Vài giờ sau, xe tăng mang số 843, 844 của bộ đội cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ủi sập cổng Dinh Độc Lập. Trên đường phố, những người lính Việt Nam Cộng hòa cởi bỏ quân phục. Những lá cờ vàng ba sọc đỏ trên tường nhà được sơn lấp đi. Ngoài khơi gần bờ biển Philippines, quân và dân Việt trên chiến hạm hát bản quốc ca lần cuối cùng: “Này công dân ơi, quốc gia đến ngày giải phóng…” trước khi lá cờ vàng hạ xuống. Những giọt nước mắt rơi, từ trong khoé mắt của cả những sói biển như Đại tá Đỗ Kiểm.

Gần bốn mươi năm sau, hồi tưởng lại ngày kết thúc bi thương đó, Trung úy Đàm tự hỏi: “Bạn bè của tôi đã nằm xuống để làm gì, có phải để được như hôm nay?”. Last Days in Vietnam tạo cảm giác hồi hộp, căng thẳng vì người xem, dù có thể đã biết cuộc chiến này kết thúc ra sao qua hình ảnh kí ức với chiếc trực thăng bốc người từ nóc nhà của phó trưởng cơ quan CIA, không phải nóc tòa đại sứ như thường hiểu lầm, nhưng không biết hệ lụy ra sao với những chứng nhân người Việt. Ghi chú cuối phim cho biết 130 nghìn người thoát khỏi Việt Nam vào cuối tháng 4/1975, trong đó 77 nghìn được di tản bằng máy bay hay được tầu Mỹ cứu giúp trên biển. Đại tá Đỗ Kiểm theo tàu hải quân rời Việt Nam đến trại tị nạn rồi định cư tại Mỹ. Gia đình của Miki Nguyễn cũng thế. Sinh viên Phó Đức Bình kẹt lại, bị giam tù hơn một năm, rồi vượt biển và đến Mỹ. Trung úy Phạm Hữu Đàm đi học tập cải tạo 13 năm và hiện cũng đang sống Mỹ.

Bài học cho hiện tại?
Sau buổi chiếu phim ở Berkeley, đạo diễn Rory Kennedy mời những người Mỹ gốc Việt đi xem phim đứng lên nhận một tràng pháo tay từ khán giả. Qua phần thảo luận, khi được hỏi với tình hình Syria, Iraq và những cuộc oanh tạc nhắm vào ISIS, giới lãnh đạo Hoa Kỳ như Tổng thống Obama, đặc biệt là ngoại trưởng John Kerry và bộ trưởng quốc phòng Chuck Hagel, là những cựu chiến binh của cuộc chiến Việt Nam, đã có xem phim chưa? Bà Kennedy cho biết phim đã gửi đến một số dân cử quốc hội và năm tới kỷ niệm 40 năm cuộc di tản, lúc đó chính giới sẽ chú ý đến phim nhiều hơn.

Bài học gì có thể rút ra từ phim, khi Hoa Kỳ lại can dự vào Afghanistan, Iraq hay vào những quốc gia khác trong tương lai? Đạo diễn chỉ muốn đưa ra những tài liệu lịch sử. Người xem, tùy theo trải nghiệm và cách tiếp cận để có quan điểm hay nhận xét riêng về chính sách của Hoa Kỳ ở Afghanistan, ở Iraq, Syria.

Việc lúc đó Hoa Kỳ không viện trợ cho Nam Việt Nam nữa có phải là lỗi của Quốc hội? Bà nói Quốc hội đại diện cho dân mà lúc đó dân chúng Mỹ cũng đã mệt mỏi với cuộc chiến. Bà Rory Kennedy sinh năm 1968, con út trong số 11 người con của Thượng nghị sĩ Robert Kennedy – người có anh ruột là Tổng thống John Kennedy. Bà đã đạo diễn hơn 30 bộ phim tài liệu và từng đoạt giải Emmy. 

Trong một dịp tiếp xúc khác với truyền thông dịp ra mắt phim, bà đưa ra nhận định nếu Tổng thống John Kennedy còn sống, Hoa Kỳ không sa lầy ở Việt Nam. Đây cũng là luận điểm gây tranh cãi khi nhắc lại cuộc chiến, khởi đầu với việc Tổng thống John Kennedy gia tăng số cố vấn quân sự cho Việt Nam, rồi Tổng thống Lyndon Johnson, Richard Nixon can thiệp quân sự mạnh hơn.

Cuộc chiến kết thúc bằng cuộc di tản, để lại một vết đen trong lịch sử Hoa Kỳ.

(3) Baron Trnh: Vietnam - Mt Dân tc chưa trưởng thành?

Triết Học Đường Phố: Khi nói về văn hóa là ta đang nói về mọi mặt đời sống tinh thần của một dân tộc. Chúng ta vẫn luôn tự hào có nền văn hiến 4000 năm nhưng theo tôi đó chỉ là cái ảo ảnh mà chúng ta tự vẽ lên để huyễn hoặc mình, nó không có thật, nó là cần thiết để gắn kết những cá thể của một dân tộc lại với nhau, cho chúng ta một niềm tin để vượt qua những khó khăn để tồn tại. Vì sao là huyễn hoặc? sự hình thành văn hóa của một dân tộc giống như quá trình phát triển của một con người từ sinh ra đến trưởng thành, già cỗi và tái sinh hoặc chết đi.

Một con người muốn trưởng thành phải trải qua sự học hỏi bởi những sóng gió trong đời và quan trọng là cần sự tiếp nối liên tục. 4000 năm chúng ta có được bao lâu là tự đứng trên đôi chân của mình? 

Cứ mỗi lần bị đô hộ là mỗi lần những thành quả mà chúng ta xây dựng bị tẩy sạch, và những quảng thời gian ấy chúng ta sống dựa vào nền văn hóa của “nước mẹ”, rồi sau đó khi dành lại độc lập, chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu với những gì của mình và tiếp nối cái văn hóa từng là “nước mẹ” kia, nó giống như một đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thì bỗng dưng bị mất trí, phải học lại những bài học đầu tiên, phải sống dựa vào sự hiểu biết của kẻ khác – mà sự hiểu biết này không phải là tinh túy vì nó chỉ do vay mượn mà có. Chính vì thế với tôi Việt Nam là một dân tộc chưa trưởng thành.

Dân tộc ta giống như một cậu thiếu niên chưa lớn, do thời gian bắc thuộc quá dài mà nền văn hóa phần lớn đều là vay mượn. trong văn hóa Việt Nam có bao nhiều phần trăm vay mượn từ Trung Quốc? Chí ít cũng 70-80%, sự ảnh hưởng sâu rộng đến nỗi kể cả ngôn ngữ cũng hao hao giống nhau. Theo tôi văn hóa chúng ta là thứ văn hóa bắt chước, cái gì chúng ta cũng bắc chước, hãy tìm trong những biểu hiện của nền văn hóa, bạn sẽ thấy rất rất nhiều, nó đều giống giống như của Trung Quốc. Nếu có sự khác biệt thì đó chính là ý chí kiên cường, tình đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của… một kẻ yếu, vì nếu không có những đức tính đó thì dân tộc ta bị diệt vong từ rất lâu.

Cũng có thời chúng ta muốn thoát ly nền văn hóa vay mượn như việc bỏ chữ Hán dùng chữ Nôm, nhưng than ôi! Chúng ta có thể làm được sao? Khi mà những gì chúng ta được dạy được học và sống bằng những gì được vay mượn, đó có lẽ là nỗi đau của tiền nhân nước Việt. Chúng ta là một dân tộc yếu kém và lạc hậu thì lấy gì để tạo ra một con đường mới ưu việt hơn cái nền văn hóa vĩ đại ở kề bên?

Bằng sức của mình chúng ta tiến 1 thì kẻ kia đã tiến đến 4-5, đơn giản vì kẻ kia có một nền tảng vô cùng vững chắc, trong khi nền tảng của chúng ta là sự vay mượn. Khi con đường chúng ta tự tạo kém cỏi hơn thì không có cách nào khác ngoài sữ dụng những thành quả đã đạt được của kẻ kia. thế nên chúng ta cứ mãi đi sau, chúng ta sử dụng thành quả của nó nhưng lại không có nền tảng và tinh túy. Đó là nỗi đau của một dân tộc ở bên cạnh một dân tộc lớn.

Nhưng cuối cùng thời đại đã thay đổi, với sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi nền văn minh được kéo lại gần nhau và hòa lẫn vào nhau. tất cả tinh hoa nhân loại đều phơi bày ra trước mắt ta, đó là cách tốt nhất để có thể thoát khỏi nền văn hóa to lớn bên cạnh. Đơn giản vì nền văn hóa đó so với các nền văn hóa vĩ đại khác thì vẫn còn kém vài bước. Một dân tộc thông minh là một dân tộc biết học hỏi những gì là tinh túy và biến thành của mình.

Nhật và Hàn là những ví dụ cụ thể. còn chúng ta thì thế nào? Chúng ta vẫn mãi dậm chân tại chỗ, không những thế nền văn hóa chúng ta ngày càng trở nên suy đồi hơn, chúng ta mãi là cậu thiếu niên chưa lớn, chỉ biết bắt chước, chỉ lười biếng học những gì có sẵn, chỉ ham muốn những hạnh phúc nhỏ nhoi do vật chất mang lại, chỉ nhìn thấy những gì trước mắt, chỉ thấy bản thân mình là lớn nhất vĩ đại nhất, chỉ biết đỗ lỗi cho hoàn cảnh, chỉ biết che dấu và biện hộ cho những sai trái của mình, chỉ biết bo bo giữ lấy những thành quả của mình trong khi đặt trên bình diện thế giới thì nó nhỏ nhoi vô cùng, chỉ biết sống trong một cái ao bé tẹo để được yên thân trong khi những kẻ khác đang cố gắng tìm ra biển lớn. Ôi! bao giờ dân tộc ta mới thật sự trưởng thành?

Nếu sự thay đổi của thời đại là một cơ hội cho chúng ta chuyển mình thì khi không biết nắm bắt cơ hội sẽ trở thành tiền đề cho sự diệt vong. bởi vì cái cơ hội đó không chỉ đến với riêng chúng ta. Ngày xưa để diệt một dân tộc thì người ta chỉ có một biện pháp là chiếm đóng bằng vũ lực rồi đồng hóa dần, để tự vệ chúng ta có thể đoàn kết giết giặc chống ngoại xâm. Nhưng ngày nay thì sao? Có vô số cách để đô hộ, dùng kinh tế, dùng chính trị, dùng văn hóa, dùng vũ lực… đó là sự xâm lăng một cách từ từ không đau đớn.
Chúng ta giống như một con ếch trong nồi nước nóng dần, con ếch vẫn cứ hồn nhiên bơi lội và khi nước sôi cũng là lúc nó chết, chết bởi sự hôn mê mà nó không biết. Hãy nhìn những gì diễn ra với Ukraine, một phần quốc gia mất đi với sự ủng hộ đa số của dân chúng nơi đó, sự phân hóa đã ngấm vào tận xương tủy dân tộc đó và nhiều dân tộc nhược tiểu khác. Than ôi chúng ta vẫn là một đứa trẻ tưởng mình đã lớn.

Không ít lần tôi đã khóc cho quê hương khi nhìn con đường mà chúng ta đang đi, tôi thấy mình bất lực, có lúc tôi đã cố gắng lên tiếng, nhưng sau đó tôi thấy tim mình chai đá. Trên đất nước này chúng ta tự hào mình là người Việt Nam, nhưng hãy hỏi những ai từng đi ra ngoài, hỏi họ xem khi đứng trước những dân tộc khác họ cảm thấy gì. Ước gì đứng trước Mỹ ta có thể vỗ ngực: “Kinh tế và giáo dục nước tôi không hề thua bạn”, đứng trước Nhật chúng ta tự hào: “Dân tộc tôi là một dân tộc chăm chỉ và có lòng tự trọng cao”, đứng trước Đức chúng ta mỉm cười và nói: “Nền triết học nước tôi đang tiến gần sát anh” và đứng trước Trung Quốc chúng ta có thể lớn tiếng bảo: “Hãy giao trả Hoàng Sa – Trường Sa, nếu không quân đội chúng tôi sẽ đè bẹp các người”. Nếu chúng ta có thể làm được những điều đó thì mới đáng để tự hào, còn lúc này? tự hào để làm chi khi nền dân trí thấp và đang sống trong nghèo nàn lạc hậu. (Tác giả: Mắt Đời).

(4) Ts Đoàn Xuân Lc: Hc được gì t Hàn Quc
Mấy ngày qua báo chí Việt Nam đều đề cập đến chuyện Hàn Quốc bắn 21 phát đại bác chào mừng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khi ông tới Seoul để tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài bốn ngày tại đây. Chuyện ‘21 phát đại bác rền vang chào mừng’ ông Trọng ‘ngay khi [ông] bước xuống sân bay Seongnam ở thủ đô Seoul’ – như một trong những tờ báo lớn của Việt Nam mô tả – ít hay nhiều cho thấy ông Trọng và phái đoàn của Việt Nam được chính phủ Hàn Quốc trọng thị tiếp đón trong chuyến đi này.

Quan hệ thân thiện, tốt đẹp
Không phải lãnh đạo Việt Nam cũng được nhận một sự đón tiếp trọng thế như thế khi công du nước ngoài. Vậy đâu là lý do Hàn Quốc dành cho ông Trọng sự tiếp đón như vậy?. Đối với cả Seoul và Hà Nội, quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp – và có nhiều yếu tố thuận lợi để củng cố hơn nữa quan hệ song phương – trên mọi lĩnh vực. Trong diễn văn chào mừng ông Trọng và phái đoàn Việt Nam tại buổi chiêu đãi vào tối 2/10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye đã nói rằng hai nước ‘có nhiều điểm tương đồng về văn hóa và tinh thần’ và coi đó ‘là nền tảng vững chắc cho sự phát triển quan hệ hai nước’.

 Dù không nêu ra, có thể một trong những tương đồng ấy là cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Về kinh tế, cả hai nước đều coi nhau là đối tác quan trọng. Là một quốc gia có nhiều tập đoàn, công ty lớn, Hàn Quốc cần thị trường đầu tư cho các công ty của mình. Với nguồn nhân công khá trẻ và rẻ, Việt Nam là thị trường tốt cho các công ty Hàn Quốc. Trong khi đó, để phát triển, Việt Nam rất cần vốn đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, không phải ngẫu nhiên Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam. Theo Tổng Cục thống kê Việt Nam, năm 2013, với vốn đầu tư gần tới 3,8 tỷ USD Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Với vốn đầu tư hơn 534 triệu USD quốc gia này vẫn đứng đầu danh sách các quốc gia đầu tư vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2014.

Việc hai bên hai bên ký kết bản ghi nhớ hợp tác tài chính trị giá 12 tỷ USD trong ngày thứ hai của chuyến thăm chứng tỏ quan hệ kinh tế giữa hai nước sẽ được phát triển mạnh hơn nữa trong những năm tới. Hàn Quốc và Việt Nam đã thiết lập quan hệ chiến lược và mối quan hệ này cũng đang phát lớn mạnh. Xem ra hai bên rất coi trọng, tin tưởng lẫn nhau và đánh giá cao sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh, chiến lược. Chuyện ông Trọng cùng chia sẻ quan điểm của Nam Hàn cho rằng việc Bình Nhưỡng ‘sở hữu vũ khí hạt nhân là điều không thể dung thứ’ chắc chắn làm Seoul hài lòng. Việc một Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam – một trong số ít ỏi đồng minh còn lại của Bắc Hàn – cùng với Nam Hàn gửi một thông điệp khá mạnh và cứng rắn như vậy tới Bắc Hàn cũng là một dấu chỉ cho thấy Hà Nội rất coi trọng quan hệ với Seoul.

Có thể nói đối với Việt Nam, dù không cùng ý thức hệ hay chung mô hình kinh tế, thiết lập và duy trì mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc dễ dàng hơn nhiều so với thiết lập, duy trì quan hệ chiến lược với Trung Quốc. Vì khác với quan hệ nhiều sóng gió, đầy căng thẳng với Trung Quốc, Việt Nam không có những bất đồng, hiềm khích, tranh chấp quá khứ hay hiện tại với Hàn Quốc. Dù luôn coi Việt Nam là ‘giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt’, chắc Bắc Kinh không dành cho ông Trọng hay một lãnh đạo hiện tại nào của Việt Nam một sự tiếp đón thân thiện, cởi mở và trọng thể như Hàn Quốc dành cho ông và phái đoàn Việt Nam trong chuyến đi này. Vì những lý do trên, chắc chắn ông Nguyễn Phú Trọng và những người tháp tùng ông rất vui mừng sang thăm Hàn Quốc và hài lòng về tất cả những gì họ diễn ra và đạt được trong chuyến đi này.

Học được gì từ chuyến thăm?
Nhưng một câu hỏi khác quan trọng, thiệt thực hơn được đặt ra là liệu ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu của ông học được gì từ chuyến đi Hàn Quốc lần này? Trong diễn văn đáp từ Tổng thống Park Geun Hye tại buổi chiêu đãi, ông Trọng nói rằng qua chuyến thăm ông đã ‘tận mắt được chứng kiến những thành tựu to lớn’ mà Hàn Quốc đã đạt được trong những năm qua và chân thành chúc mừng nước này ‘về những thành tựu đó’. Bài nói chuyện của ông tại Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc ở Seoul hôm 2/10, được báo chí Việt Nam đăng tải, cũng khen ngợi ‘những thành tựu phát triển vượt bậc’ của Hàn Quốc trong nửa thế kỷ qua vì ‘từ một nền kinh tế bị tàn phá bởi chiến tranh, Hàn Quốc đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong những nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu’.

Đúng vậy, không ai có thể phủ nhận được những thành công của Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế, trong những thập niên vừa qua. Theo Ngân hàng thế giới, GDP đầu người của Hàn Quốc năm 2013 là 25977 USD. Trong khi con số đó của Việt Nam chỉ là 1911 USD. Cũng vì mức sống quá khác nhau như vậy, người Hàn Quốc và Việt Nam sống trong hai hoàn cảnh hoàn toàn trái ngược nhau.

Phát biểu vào tháng 8 năm nay, nhân dịp Kỷ niệm 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Trung ương Đảng, đã cho rằng Hàn Quốc hiện có khoảng 90,000 người sống tại Việt Nam và Việt Nam cũng có 90,000 người sống ở Hàn Quốc. Nhưng theo ông Hoàng, trong khi ‘hầu hết người Hàn Quốc tại Việt Nam làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng’. Càng đau lòng, ray rứt hơn – như chính vị Phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương này chỉ ra – cách đây khoảng 50 năm, Việt Nam và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương.

Tại sao Hàn Quốc lại phát triển vượt bậc, trong khi Việt Nam lại tụt hậu như thế?
Trong bài nói chuyện của mình ở Trường Đại học Nghiên cứu quốc tế Hàn Quốc, ông Trọng – một Giáo sư và Tiến sỹ Chính trị học – cho rằng ‘Việt Nam vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, một phần là do xuất phát điểm của chúng tôi quá thấp, do tác động của những diễn biến khách quan và quan trọng nhất là những hạn chế chủ quan’. Ông cũng nêu ra nhiều lý do khác như ‘chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực còn lớn’. Xem ra ông Trọng không chỉ không nêu ra cụ thể hay không dám thừa nhận những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam mà những lý do ông đưa ra cũng trái ngược với nhìn nhận của ông Hoàng Vũ Ngọc Hoàng khi ông cho rằng Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thua kém ‘một phần là do xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp’.

Nếu chỉ cần so sánh hệ thống chính trị, mô hình kinh tế, cách điều hành, quản lý của Nam Hàn với những gì đang diễn ra tại Bắc Hàn hay thậm chí tại Việt Nam, ông Trọng hay bất cứ ai trong phái đoàn của ông đều có thể dễ dàng nhận ra đâu là nguyên nhân sâu xa, chính yếu dẫn đến sự tụt hậu của Bắc Hàn và sự thua kém của Việt Nam so với Nam Hàn.
Vì khi đã ‘tận mắt chứng kiến’ những thành tựu của người ta trong 40 hay 50 năm qua và biết nhìn lại thời gian đó ‘để soi rọi chính mình ’như ông Hoàng đã làm, chắc chắn ông Trọng và đoàn của ông rút ra được những bài học quý giá cho Việt Nam qua chuyến thăm Hàn Quốc. Đây mới là kết quả thiết thực nhất, điều ý nghĩa nhất mà chuyến thăm Hàn Quốc của ông Trọng và phái đoàn của ông mang đến cho Việt Nam từ chuyến đi này.
(Bài phản ánh văn phong và quan điểm riêng của tác giả, hiện làm việc nghiên cứu tại Viện Global Policy, London).

(5) Ts Alan Phan: Bn đng làm “toàn dân”.
Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.

Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân. Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ. May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm. Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.

Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông hoàn toàn đúng luật.
Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.

Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chì có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan). Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi một phiên tòa quốc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.

Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của xã hội.

Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.

(6) Thơ t Bn bè
(i) Quang Dương:
ANH ÐI NHÉ
(Tiễn anh Nguyễn Xuân Hoàng)
Anh vẫn biết thời gian không  níu giữ
được anh đâu . Nên đành phải đi lần
Con phố đó có gì đâu xa lạ
Xa lạ rồi cũng trở thành quen
           Mắt sẽ khép hương xưa trời cũng khép
           Cỏi nơi anh không phải ở nơi này
           Nơi anh đến là khung trời bất biệt
           Không còn muộn phiền trên những đám mây
Giọt nước mắt cuối chân trời lạ lẫm
Ở bên kia trùng điệp có ai chờ
Và không biết bạn thù anh một thuở
Từng giết nhau về tề tựu đủ chưa
           Khuya cúc rúc con dế mèn làm bạn
           Bên mồ anh dưới đám sậy che rừng
           Ðêm trở lạnh anh đang cần ngọn lửa *
           Em có bằng lòng làm một que diêm? *
Nơi anh đến những ngày xưa níu lại
Thuở cùng ai vá víu vết thương cùng
Ðôi cánh mõng phơi lưng cùng năm tháng
 Có một chuyện tình như thế phải không *
          Thôi đi nhé  xin chào năm cùng tháng
           Bịn rịn chi thân xác đã  khổ đầy
           Thôi đi nhé vẫy tay chào cõi tạm
           Bình yên về nơi cõi có mây bay.
(QD,16/09/2014 - Dấu * trích từ thơ của anh NXH)
(ii) H Chí Bu:
Tâm sự Điền Bá Quang 2
Trên đời có thằng nào không mê gái
Chỉ toàn là một lũ giả nai
Ta mê gái bởi vì ta giống đực
Làm thơ tình vì thơ ta chẳng giống ai ?!
          Nhìn vòng một vòng ba thằng nào không khoái
          Sao cứ làm cái trò chửi chó mắng mèo
          Mê chính trị thì đi làm nhà hùng biện
          Mê kệ kinh thì hãy cạo trọc đi tu
Ta trần tục nên cứ mê giống cái
Nàng nào xinh là ta ca tụng hết mình
Bởi bẫm sinh ta mê đàn bà, con gái
Đại đạo độc hành- chẳng nhục chẳng vinh…
Thiên Hương 1.
Nửa đêm thức dậy làm thơ
Tặng người tri kỷ bên bờ đại dương
Hỗn man thiên địa vô thường
Sáng ra mới thấy trên giường. Vắng em…
Thiên Hương 2
Yêu nhau có tội gì đâu ?
Giang hồ hiểm ác - biển dâu là thường
Ta về mở đoá thiên hương
Ngát mùi cổ tích- còn vương vấn tình…
(iii) Trn Vn L:
Tứ Tuyệt
Lâu lắm thử làm thơ Tứ Tuyệt
Tuyệt vời em đã chiếm hồn anh!
Thì thôi chữ nghĩa còn chi nữa?
Chút nắng vàng ơi vạt áo xanh…
          Mới chớm Thu mà hoa nở nhiều
          Này chùm hoa cúc của em yêu
          Vàng hoa đắm đuối em vàng áo
          Chút nắng vàng thơ, đó, bấy nhiêu!
Lâu lắm mình mong gặp mặt rồi
Anh làm sao có đủ em vui?
Em làm sao vẫn là duy nhất
Chút nắng vàng thêm thơm ngát môi!
          Anh hỏi thật em thơ Tứ Tuyệt
          Của anh như thế có nên khoe?
          Hãy xòe tay nhỏ bàn tay nhỏ
          Chút nắng vàng hãy cúi xuống che!
Xưa Lý Bạch làm thơ Thái Bình (*)
Cho Quý Phi mừng nhan sắc xinh
Lý Bạch đem mây vờn áo Hậu
Chút nắng vàng em riêng của anh!
(*) Thái Bình Thập Điệu là thi phẩm Lý Bạch làm riêng cho Dương Quý Phi
(iv) Huy Uyên
Em, sông quê xa rồi.
Ta bên em lạnh quán quê chiều
ngoài kia gió ru lòng đời lá
tim ai như cỏ mọc liêu xiêu
đôi mắt lá răm xuyên đêm bão tố .
          Lao xao trong vườn nghe người hát
          quê thơm mùi cúc trắng sớm mai
          người chờ chi để sầu còn mất
          trôi đi đâu núi rộng sông dài .
Em ngồi nhìn nước chảy sông quê
tay nghiêng chao dặm sầu hoang-phế
cách chia chi những buổi quay về
hỏi ai hoài mang trong tim mắt lệ .
          Những đồi sim tím chiều mùa hạ
          đi bên nhau thoáng xót ngùi trông
          tình bỏ lại mà đường xa quá
          bỏ luống cày quê,bỏ đò,bỏ sông .
Chợ đầu làng có buồn những lúc chiều mưa
chỏng chơ ngũ dăm ba hàng rau cá
chong nổi sầu treo nhớ mãi ai xưa
để lại về đâu  bến bờ cuối hạ .
           Dòng nước đục màu phù sa đỏ
           nơi đưa người cũ qua sông
           thuyền đi bỏ lại bờ từ dạo đó
           đất quê lạnh giá một mối tình .
Em,cô Tấm trao ai tấc lòng
áo cưới xưa giờ bỏ cho ai mặc
nắng xiên khoang xao xuyến bên vườn
ai đi để một người thầm nhắc
           Chiều quê bên đồi quê ai bước
           suối đồi xưa hắt bóng người đi
           quê ơi ngày về xuôi ngược
           quạnh nhớ quanh đây
           in dấu bóng bước chân người .
.........................................................................................................
Kính,
NNS

__._,_.___

Posted by: Phung Tran

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List