Friday, June 6, 2014

ONE DAY ON EARTH


On Wednesday, June 4, 2014 2:15 PM, "hchilahatbui" wrote:


                                         ONE DAY ON EARTH
                                                Part 1 : 
                                  https://www.youtube.com/watch?v=nlZKZn_ZfJ8  

                                                 Part 2 : 
                                  https://www.youtube.com/watch?v=WEl2IAIuj60  

                                                 Part 3 :
                               https://www.youtube.com/watch?v=tWC03EkSMjw 

                                                 Part 4 :
                               https://www.youtube.com/watch?v=qNrBCMuTaJ8



            Một Video rất hay về những sự huyền diệu của Tạo Hoá :                        

             http://www.youtube-nocookie.com/embed/nlZKZn_ZfJ8?rel=0"

--
.




__._,_.___
View attachments on the web

Posted by: hungthe 







Thursday, June 5, 2014

The Best Of Nhu Quynh Songs [Nhu Quynh Dac Biet]




***Biển Dâu -Anh Bằng -Như Quỳnh -NNS



***THE BEST OF NHU QUYNH SONGS


Voi 64 nhac pham, CA SI NHU QUYNH PLAYLIST (https://www.youtube.com/playlist?list=PL59D4734819447617) da duoc truy cap chi sau CA SI NGOC LAN PLAYLIST (https://www.youtube.com/playlist?list=PLBF9259E528568D7F). Cin moi qui than huu thuong thuc 34 nhac pham duoc nhieu nguoi nghe nhat do Nhu Quynh trinh bay.
TRAN NANG PHUNG


PhungTran Playlist Channel has shared a video playlist with you on YouTube



34
videos


©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066


__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

Wednesday, June 4, 2014

Viet Nam Que Huong Toi


***HUNG CA "Thề Không Phản Bội Quê Hương-Cục Chính Huấn -Hợp Ca -NNS"


***HD YT PLAYLIST "Viet Nam Que Huong Toi"


Moi qui than huu thuong thuc & chuyen tiep
TRAN NANG PHUNG

Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube



22
videos

PLAYLIST  by Phung Nang Tran
image
Giao Su Tran Nang Phung duoc su giup do cua nhieu nhan tai khap noi tren the gioi da thuc hien nhung Video nghe thuat de gioi thieu nhung nhac pham cho...
Preview by Yahoo




Lá Thư Úc Châu

Trang Thơ Nhạc: Wednesday 4-6-2014
Cục Chính Huấn: Thề Không Phản Bội Quê Hương

Hợp ca:
Cch/VnCh
Hoặc có thể vào link sau đây để thưởng thức hơn 600 YouTube đặc sắc khác:
http://www.youtube.com/user/phthoihoa

Tình thân,
Kính.
NNS
....................................................................................
(1) Laurent Gédéon: Với Việt Nam, Biển Đông là sống còn
(Hạnh Ly, BBC)

Một chuyên viên nghiên cứu địa chính trị của Viện Nghiên cứu Đông Á (IAO) cho rằng, Trung Quốc còn có nhiều mối quan tâm khác không chỉ trên Biển Đông mà còn trên Biển Hoa Đông, trong khi với Việt Nam, Biển Đông là ‘sống còn’.
Ông Laurent Gédéon, chuyên gia về Trung Quốc và Việt Nam, nhấn mạnh trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã ‘thắng’ vì họ đã làm được những gì họ muốn trên Biển Đông.

Trong cuộc khủng hoảng bất cân xứng này, các nước trong khu vực cần tìm tới một đồng minh xa xôi hơn, như Hoa Kỳ chẳng hạn, quốc gia có thể sẽ chấp nhận tham gia vào mối quan hệ địa chính trị, và họ cũng là quốc gia duy nhất có thể cân bằng lại với sức mạnh của Trung Quốc, còn nếu riêng từng nước đơn lẻ trong khu vực thì không thể đấu lại được,” nhà nghiên cứu nói.

Ông Gédéon cũng cho rằng, sự kiện giữa Crimea và Nga có mối liên hệ với sự kiện biển Đông, do ‘lãnh đạo’ Trung Quốc đã theo dõi ‘rất sát’ nhằm đánh giá khả năng phản ứng và hồi đáp của các quốc gia lớn ở phương Tây, “nhất là Hoa Kỳ, nổi bật là trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế”.

BBC Tiếng Việt giới thiệu cuộc phỏng vấn với chuyên gia người Pháp hôm 25/05 tại Lyon, Pháp bên lề cuộc thảo luận về các vấn đề trong cuộc khủng hoảng căng thẳng Trung – Việt.

BBC: Phải chăng do vị trí địa lý của Việt Nam với Trung Quốc mà vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước sẽ không bao giờ giải quyết được?

Laurent Gédéon: Tôi cho rằng mâu thuẫn không phải là không thể tránh được nếu Trung Quốc và Việt Nam đạt được thỏa thuận chung về vùng nước trong vịnh Bắc Bộ. Một thỏa thuận chính trị chung giữa Hà Nội và Bắc Kinh là hoàn toàn có thể và chúng ta có chứng cứ để tin rằng điều này có thể đạt được.

Về vấn đề lãnh hải trên biển Đông, chúng ta thấy có sự chồng lấn trong việc tuyên bố lãnh thổ từ phía Trung Quốc và bên kia là Việt Nam, các tuyên bố này áp dụng lên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và rộng lớn hơn, là không gian hàng hải. Như vậy có thể nói đây là một dạng căng thẳng nằm trong căng thẳng chính trị mà không chỉ đơn giản là vấn đề địa lý.

BBC: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo đối với những gì đang diễn ra trên Biển Đông? Việt Nam có lý do để lo lắng không?

Laurent Gédéon: Trung Quốc đã chứng tỏ họ có phương tiện để duy trì sự có mặt của giàn khoan này trong khu vực, bằng cách đưa hơn 80 tàu thuyền xung quanh để bảo vệ giàn khoan. Chúng ta cũng có giả thuyết rằng giàn khoan có thể sẽ được rút đi. Với cách nhìn của tôi thì đây là chiến thắng về mặt chính trị và chiến thắng về mặt ngoại giao. Bởi vì nhìn vấn đề một cách khách quan thì từ năm 1974, quần đảo Hoàng Sa đã chịu chủ quản trực tiếp của Trung Quốc. Nên một khi Trung Quốc đã đưa giàn khoan vào vùng này rồi kể cả có rút ra, chủ quyền của họ đối với vùng này là không thay đổi. 

Theo ý kiến của tôi, việc này vén màn chiến lược của Bắc Kinh nhằm trước tiên và đương nhiên là thử phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam, và xa hơn là của Hoa Kỳ. 

Thế nên giàn khoan này có thể chỉ là một bước thử nghiệm. Với người dân, người Việt vốn vẫn cực kỳ lo lắng trước Trung Quốc, vì Trung Quốc nhắc họ nhớ tới lịch sử đô hộ, mà nếu tôi nhớ không nhầm, Việt Nam chỉ độc lập trước Trung Quốc vào năm 939 bằng vũ lực, và sau này vẫn luôn phải đối mặt với ý đồ muốn chiếm lại Việt Nam từ đế chế Trung Hoa. Vậy đó là lịch sử cận đại, và ít nhất thì Trung Quốc cũng đã chiếm cứ một số không gian trên biển của Việt Nam. Nhưng về đe dọa chiến tranh thực sự và mối lo ngại liên quan trực tiếp đối với Việt Nam và Trung Quốc, tôi nghĩ là rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì theo tôi thì từ cả phía Bắc Kinh và Hà Nội đều không có ý định đối đầu nhau.

'Tách rời phương Đông'
BBC: Dưới áp lực nào thì giới lãnh đạo Việt Nam thấy họ buộc phải đổi mới?
Laurent Gédéon: Chúng ta chỉ có thể đưa ra các giả thuyết, tuy nhiên Hà Nội vẫn thường xuyên đánh giá mối đe dọa từ Trung Quốc và khả năng Việt Nam có thể đối phó với các đe dọa của Trung Quốc. Cũng có áp lực từ nội bộ, khi mà đảng Cộng sản phải bảo vệ vị trí và vai trò dẫn dắt của mình trong toàn cảnh chính trị Việt Nam. Tôi cho rằng cần có sự cân bằng trong việc đưa ra các quan điểm chính trị từ phía chính phủ và Đảng.

Từ phía đảng Cộng sản cần phải giữ vững quan điểm chính trị quốc gia và các biện pháp chống lại áp lực từ Trung Quốc. Và câu trả lời cũng nằm ở việc họ cân bằng áp lực này như thế nào. Nếu áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn, đây chỉ là một giả thuyết, và Việt Nam vẫn thấy mình đơn độc trong việc đối đầu với Trung Quốc, và thấy cần thiết phải tìm tới các đối tác mạnh mẽ khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ. 

Nhưng lúc đó Việt Nam sẽ ở vào vị trí phải thương lượng với người Mỹ, mà một khía cạnh có lẽ chắc chắn được đề cập tới là Nhân quyền và sự Minh bạch trong chính trị Việt Nam. Với cách làm này thì điều sống còn là Đảng Cộng sản Việt Nam phải tách rời phương Đông thêm một chút, và chấp nhận cởi mở nền chính trị vốn đang giữ kẽ với Hoa Kỳ. Như thế có nghĩa là Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến rằng, chúng tôi chỉ trao vũ khí cho các anh để phòng ngự khi các anh chấp nhận tiến trình Dân chủ.

...Theo cách nhìn khách quan, ta có thể thấy có nhu cầu cần phải tìm được sự cân bằng này. Nếu không, Việt Nam có thể sẽ gặp rắc rối trong chính trị nội bộ.
BBC: Ông từng nói sự kiện Crimea và Nga cũng liên quan tới vấn đề Biển Đông?

Laurent Gédéon: Cụ thể trong trường hợp Crimea, tôi nghĩ là Bắc Kinh đã cực kỳ chú ý tới sự kiện này. Đặc biệt là những người đứng đầu Trung Quốc đã đánh giá khả năng phản ứng và đáp trả của các nước lớn ở phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, trong vấn đề toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế. Tôi nghĩ là sự thiếu câu trả lời trực tiếp và hiệu quả đối với Crimea từ Hoa Kỳ - vì Nga đã dùng tới biện pháp "chính trị sự đã rồi" – và tới thời điểm này, vẫn chưa có các biện pháp giữ toàn vẹn lãnh thổ, khiến lãnh đạo Bắc Kinh suy nghĩ. Cùng lúc đó, chúng ta có thể thấy với sự kiện biển Đông, việc thiếu câu trả lời của Hoa Kỳ trong vụ Crimea có thể chỉ dấu cho Trung Quốc rằng họ có thể dùng tới chút vũ lực, họ có thể dùng kiểu "chính trị sự đã rồi" vì Mỹ sẽ phản ứng lại một cách hạn chế. Và chúng tôi tự hỏi, liệu giàn khoan đưa ra nhằm mục đích chắc chắn là thử Việt Nam nhưng có phải cũng là để xem khả năng phản ứng và đáp trả của Hoa Kỳ đối với các sự việc về không gian lãnh thổ theo kiểu này.

Chú thích thêm:  “Việt Nam khiêu khích gì?”
Tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nhật Abe đã kêu gọi các nước tuân thủ luật pháp quốc tế. Còn Bộ trưởng Hagel thẳng thừng lên án những hành động "gây hấn và đe dọa sử dụng vũ lực" của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông gần đây. “Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận sự khiêu khích dưới cái mũ là chủ nghĩa hòa bình tích cực” - tướng Vương (Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc) chỉ trích việc Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật "sẽ thay đổi tư duy về quốc phòng của mình". 

Tướng Vương gọi bài phát biểu của Bộ trưởng Hagel là “đầy những từ ngữ đe dọa, bá quyền, chính là yếu tố gây mất ổn định và tạo ra rắc rối”. “Với hai bài phát biểu của Abe và Hagel, nếu ta nhìn vào những hành động họ đã tiến hành thì chúng ta phải hỏi ai là kẻ gây hấn, ai là kẻ tạo ra thách thức, cáo buộc liên quan đến chủ quyền trên biển” - ông Vương lớn tiếng.
Bài phát biểu của ông Vương rõ ràng gây xôn xao khán giả. Có tới 9/12 câu hỏi sau đó là dành để chất vấn Trung Quốc thay vì chất vấn thứ trưởng quốc phòng Nga ở đó.

Đại diện của báo Financial Times đặt câu hỏi: “Tôi không biết, không hiểu đường chín đoạn là gì. Xin ông giải thích căn cứ nó ở đâu”. Một đại biểu từ Ấn Độ nói thẳng: “Đường chín đoạn thách thức mọi luật pháp, thông lệ quốc tế”.
Một đại biểu khác hỏi: “Ông nói Trung Quốc chỉ đáp trả các hành động khiêu khích chứ không bao giờ khiêu khích. 

Xin ông hãy nói xem Việt Nam đã khiêu khích gì Trung Quốc ở Hoàng Sa để các ông kéo giàn khoan của CNOOC vào đó?”.

Một câu hỏi khác là: “Ông nói về xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ. Vậy Trung Quốc có định xây dựng quan hệ kiểu mới giữa nước lớn - nước nhỏ không?”.
Rất tiếc với những câu hỏi này, tướng Vương chỉ trả lời lòng vòng mà không nêu ra được bất cứ căn cứ pháp lý hợp lý nào.

Ông ta bịa đặt trắng trợn rằng đường chín đoạn Trung Quốc “đã có từ 2.200 năm” nhưng phải đợi đến năm 1949 họ mới công bố. Ông Vương thậm chí nêu quan điểm kỳ quái là Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) “không áp dụng đối với các đảo và biển ở biển Đông”. Sau đó ông ta chuyển sang cáo buộc Mỹ đang dùng UNCLOS “làm công cụ” trong khi chưa hề phê chuẩn nó.

Phủ nhận luật biển quốc tế
Phần lớn các chuyên gia thường xuyên dự Đối thoại Shangri-La thừa nhận “đây là phần đối thoại kịch tính nhất” họ từng thấy.

Giáo sư Nick Bisley thuộc Đại học La Trobe (Úc) đánh giá: “Thật sự ngạc nhiên khi thấy các cường quốc lớn lại ăn nói cứng rắn với nhau như vậy”.

Chuyên gia Christian Le Miere của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La, đánh giá: “Rất ngạc nhiên là phần trả lời của ông Vương về đường chín đoạn đã hoàn toàn phủ nhận hết luật biển quốc tế”. Chuyên gia Le Miere nhận định: “Một điều thấy rõ nhất là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực. Và giờ Nhật cũng tích cực hơn trong việc tham gia an ninh khu vực. Căng thẳng trên biển đang xảy ra nhưng khó có thể hiểu sao phía Trung Quốc lại tỏ ra cộc cằn đến như vậy. Có lẽ vì họ bị phê phán quá nhiều tại cuộc đối thoại lần này”.

Nhà phân tích Bonnie Glaser của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đánh giá: “Có lẽ phần tuyên bố của tướng Vương chủ yếu nhắm vào khán giả trong nước ở Trung Quốc nhiều hơn. Tôi nghĩ năm nay họ đã bị chỉ trích quá nhiều tại đối thoại. Tôi thấy rất đáng tiếc là tướng Vương đã không trả lời được nhiều câu hỏi. Ông ta dành đến 10 phút lòng vòng để nói về đường chín đoạn nhưng không giải thích được cuối cùng nó là cái gì”.

(2) Hiệu Minh: Khi quan võ ngồi nhầm ghế quan văn
Có một vị vua thời xưa, lúc ngự triều, có tả hữu, một bên là quan văn, bên kia là quan võ. Khi định nghênh chiến nước nào, vua thường hỏi cả quan văn và quan võ. Quan văn nhát hay bàn lui, quan võ thích chiến, không chiến làm sao thăng quan. Quan võ nào bàn lui, vua quát, hãy lấy cho tên này cái váy, mặc vào rồi về quê đuổi gà cho vợ. Đã làm tướng thì phải đánh nhau, không có chỗ cho sự yếu hèn cho người cầm quân bảo vệ sơn hà.

Có chuyện khôi hài khác, thời của cựu độc tài Philippines, Fernando Marcos, ông ta từng bắt các tướng mặc váy lòe loẹt để dự sinh nhật. Một quốc gia có tướng mặc váy thì kết cục thế nào, ai cũng rõ. Đế chế từ tổng thống đến tướng lĩnh tham nhũng tràn lan và thối nát ấy đã sụp đổ sau vài chục năm.

Thế giới mạng Việt Nam đang bàn tán xôn xao về phát biểu của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Hội nghị An ninh khu vực tổ chức tại khách sạn Shangri-La (Singapore) ngày 31-5-2014. Tại hội nghị này, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel, điểm mặt chỉ tên, cáo  buộc Trung Quốc “gây bất ổn” trên Biển Đông và gọi đây là hành động “đe dọa quá trình phát triển” của khu vực về dài hạn. Ông Chuck Hagel cũng nói Hoa Kỳ sẽ “không làm ngơ” khi các nước khác phớt lờ luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, cũng lên tiếng, Nhật Bản sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không. Nhật có kế hoạch đóng một vai trò lớn hơn và chủ động hơn so với thời điểm hiện nay để đảm bảo cho châu Á và thế giới được hòa bình hơn”.

Quốc tế ủng hộ Việt Nam đến thế là cùng. Hoa Kỳ còn mời cả Bộ trưởng Phạm Bình Minh sang Mỹ.

Hơn tuần trước tại Myanmar và Philippines, Thủ tướng Dũng cũng tỏ ra mạnh mẽ khi lên án Trung Quốc có những hành động nguy hiểm ở biển Đông. Ông cũng nói Trung Quốc đã “vu khống” Việt Nam khi đưa tin Việt Nam đâm tàu Trung Quốc đang hộ tống giàn khoan. Thủ tướng Dũng tuyên bố sẵn sàng đưa vụ giàn khoan của Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Ngoài ra. Ngoài ra, ông còn kêu gọi Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục lên tiếng để phản đối Trung Quốc ở Biển Đông.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dùng từ “ngoan cố” khi nói về Trung Quốc “Chúng ta vẫn tiếp tục các biện pháp đấu tranh ngoại giao. Một trong những biện pháp đấu tranh ngoại giao là giao thiệp trực tiếp với Trung Quốc và cho đến nay đã có 20 cuộc giao thiệp chúng ta kiên quyết đấu tranh và yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan và tàu hộ tống ra khỏi khu vực đó. Đó là lập trường kiên quyết của phía ta. Giàn khoan của Trung Quốc hiện vẫn ở đó và ngày càng tăng cường tàu. Điều này cho thấy Trung Quốc rất ngoan c
ố, không chịu rút giàn khoan này về.”

Một thứ trưởng Ngoại giao kiêm đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Nguyễn Quốc Cường, cũng dùng những ngôn từ khá mạnh khi trả lời hãng thông tấn Hoa Kỳ CNN “Chúng tôi không thể chấp nhận những hành động gây hấn. Nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền. Bất cứ nước nào cũng không nên coi thường sự quyết tâm của người Việt”

Báo chí truyền thông gồm 700 tờ, VTV, kể cả Nhân Dân, QĐND đã đăng những bài có ngôn ngữ mạnh mẽ chưa từng thấy kể từ năm 1979 đến nay để nói về sự xâm lấn, âm mưu thâm độc của Trung Quốc. Dân xứ Việt sôi sục đòi biểu tình vì thảm cảnh ở biển Đông, sẵn sàng chiến đến cùng.

Vào hoàn cảnh ấy, người ta trông đợi một bài phát biểu mạnh mẽ, mang tầm của vị đại tướng Việt Nam tại Shangri-La. Nhưng thật bất ngờ, tướng Phùng Quang Thanh lại sử dụng những ngôn từ mà các quan văn hay dùng. Ông cho rằng  “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc, về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề  tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”. 

Ông còn coi chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương. Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. Đọc toàn văn phát biểu tại đây. 


Nếu phát biểu này do bên Ngoại giao đọc thì có thể hiểu được, dù tone đó không phù hợp chút nào với hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam đang bị “đồng chí” Trung Quốc xâm lấn và bắt nạt. So với những lời mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao (Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường), thì phát biểu của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng lại tỏ nhũn nhặn một cách bất ngờ, ngay cả dân ngoại giao cũng chẳng nghĩ đến.

Cho dù đây là văn bản được Bộ Chính trị duyệt từng chữ, nhưng qua miệng một vị Đại tướng, quân hàm, quân hiệu, có số má, đọc tại hội nghị quốc tế, trong lúc Việt Nam đang rất cần sự hợp tác trong vấn đề biển Đông để đối phó với Trung Quốc, đất nước này lại một lần nữa bỏ lỡ cơ hội.

Muốn hòa hoãn thì hãy để bài viết ấy cho một vị bên ngoại giao. Một vị đại tướng đàng hoàng chỉ huy hàng triệu quân mà phải xuống giọng trước kẻ xâm lược thì liệu có nên chăng? Có ai tin, tone thế này có tránh được những giàn khoan mới hay không?

Đọc xong bài phát biểu của tướng Thanh, tôi cứ nghĩ mãi, hay là quan võ xứ mình đã ngồi nhầm chỗ của quan văn. 
Nếu mang chuyện này hỏi vị vua ngày xưa, không biết tiền nhân có nghĩ đến cái váy hay không.(HM Blog)

Chú thích thêm:
(i) Tướng Thanh đổi giọng để “dụ Trung Quốc” (BBC)

Trao đổi với BBC hôm 01/6/2014, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia về quan hệ quốc tế thuộc Đại học George Mason, cho rằng trong bài phát biểu của mình tại Shangri-La 13, Bộ trưởng Quốc phòng VN, Tướng Phùng Quang Thanh nói quan hệ Việt Nam với ‘nước bạn láng giềng’ Trung Quốc ‘vẫn tốt đẹp’, ông không hề nhắc tới việc TQ hạ đặt giàn khoan ở khu vực Hoàng Sa như một ‘hành động xâm lược’, đồng thời ông kêu gọi Trung Quốc cùng Việt Nam ‘đàm phán’.
Nhận xét với BBC về thông điệp này, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng quan điểm của Tướng Thanh không thể hiện một sự ‘hạ giọng’, ‘đổi giọng’ hay ‘mâu thuẫn’ nào trong lập trường của Việt Nam.

Nhà phân tích nói: “Tôi không nghĩ đây là một sự hạ giọng, bởi vì đó là chính sách mềm dẻo, một mặt không thể nào – nghĩa là đánh nhau với Trung Quốc thì là vạn bất đắc dĩ. “Cho nên ông ấy (Tướng Phùng Quang Thanh) nói làm cho Trung Quốc vui lòng, tức là nói đến quan hệ hai nước đặc biệt là quan hệ hai nước hữu hảo tốt, nói như vậy để cho dụ Trung Quốc thôi.

“Còn mặt khác, ông vẫn giữ lập trường không có thể chấp nhận thay đổi chủ quyền và tất cả các ông ấy, nhất là ông Dũng (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) đều nói là có thể đưa ra tòa án quốc tế, tức là không dùng giải pháp chiến tranh mà nên dùng giải pháp quốc tế.”

Mở đầu cuộc phỏng vấn, Giáo sư Hùng bình luận về thái độ, lập trường và hành động của Hoa Kỳ, Nhật Bản tại Diễn đàn Shangri-La lần này, ông cũng giải thích vì sao Hoa Kỳ cần phải ‘làm mạnh’ trong vấn đề an ninh khu vực trước các động thái ‘hung hăng’ của Trung Quốc. 

Nhà nghiên cứu không đưa ra chỉ dấu ở phần cuối trao đổi cho thấy theo ông khi nào Việt Nam sẽ ‘kiện Trung Quốc’ về vụ Giàn khoan Hải Dương 981 đồng thời về ‘chủ quyền lãnh hải’ ở Biển Đông ra quốc tế, nhưng theo ông Việt Nam nên sớm ủng hộ và phối hợp trong một vụ kiện Trung Quốc với quốc gia láng giềng Đông Nam Á là Philippines.

(ii) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam (Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Kêu gọi các nước lên tiếng:
Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 1/6, tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết mặc dù hoan nghênh sự ủng hộ từ Hoa Kỳ và Nhật Bản, ông vẫn cho rằng các nước khác cũng nên lên lớn tiếng hơn về hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Tôi nghĩ rằng tất cả các nước, dù có công khai nói ra hay không, cũng đều hiểu hành động của Trung Quốc là sai trái và không đồng ý với những gì nước này đang làm," ông được Reuters dẫn lời nói.

"Tôi nghĩ rằng các nước khác cũng nên lên tiếng mạnh mẽ hơn, công khai hơn."
Nhiều quốc gia Đông Nam Á trong đó có Malaysia vẫn tỏ ra do dự trong việc lên tiếng chống lại Trung Quốc vì lo ngại điều này có thể ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế hai nước.

Ông Vịnh cho biết đã có cuộc gặp với Trung tướng Vương Quán Trung, Phó tổng tham mưu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la, người đã lặp lại "quan điểm được nêu trước đó" của Trung Quốc.

"Tôi nói với phó tổng tham mưu quân đội của họ rằng Việt Nam không muốn có căng thẳng với Trung Quốc," ông nói.

"Chúng tôi không muốn xung đột để tranh giành thắng thua với họ, điều mà chúng tôi muốn là hòa bình và sự toàn vẹn lãnh thổ."

(3) Bauxit Việt Nam: Đôi điều với Phùng Đại tướng
 
Bốn năm trước, ngày 8/6/2010, mặc cho ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt người khảo của, mặc cho tàu thuyền đánh cá của ta bị tàu Trung Quốc (bấy giờ báo chí còn buộc phải e dè nói là “tàu lạ”) đâm chìm, bên lề cuộc họp Quốc hội, Quốc phòng Bộ trưởng Phùng Đại tướng vẫn tuyên bố: “Trên Biển Đông là yên tĩnh, tôi chỉ huy quân đội hằng ngày, hằng giờ, tôi nắm tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường. 

Vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế bình thường, hàng hải bình thường, du lịch bình thường, làm ăn bình thường và không có vấn đề gì trở ngại cả.” Không những thế, ngài ca ngợi tinh thần “thân tình, hữu nghị, đúng là tinh thần láng giềng, đồng chí, anh em và là những người bạn tốt của nhau” giữa Trung Quốc và Việt Nam. Và cuối cùng, ngài nghiêm khắc cảnh cáo: “[C]ác nhà báo cũng phải chú ý không để cho các nước khác kích động vấn đề này, người ta sử dụng vấn đề biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam -Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân chúng ta”.

    Nay với vụ Trung Quốc ngang nhiên đem giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt vào vùng biển Việt Nam, thì những kẻ ngu như chúng tôi cứ tưởng Quốc phòng Bộ trưởng Phùng Đại tướng phải thay đổi quan điểm, và quyết liệt lên án bọn bành trướng. Nhưng không, ngài nói năng rất nhẹ nhàng. Rằng: “Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.

 Và rằng: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, nên đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, Trung Quốc đã đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đã gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế”.

    Than ôi! Nước Nhật lo cho Việt Nam làm gì! Nước Mỹ lên án Trung Quốc làm gì! Hành động hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, chà đạp lên luật pháp quốc tế và chủ quyền Việt Nam, không phải là chuyện xâm lược trên thực tế và về pháp lý, mà chẳng qua là chuyện “mâu thuẫn”, “bất đồng” trong gia đình (cộng sản) với nhau! Gì chứ cái bí quyết “đóng cửa dạy nhau” thì Việt Nam và Trung Quốc nói chung rất thành thạo! 

Cái “mật ước” Thành Đô năm 1990 gần một phần tư thế kỷ trói Việt Nam rất chặt vào Trung Quốc mà đố người dân Việt Nam nào được biết một cách chính thức nội dung của nó mô tê ra làm sao, chẳng phải là bằng chứng hùng hồn đó sao! Nhưng “nói chung” thôi, chứ đôi khi, cái ông anh tham lam vẫn không dằn được dã tâm của mình, làm một cú trời giáng như trận tấn công toàn tuyến biên giới năm 1979, như vụ chiếm đảo Gạc Ma năm 1988, và như vụ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 đang xảy ra. Quả thực cái sách lược “đóng cửa dạy nhau” đó chỉ là chiêu bài của ông anh mớm cho thằng em dại dột, chứ chính hắn lại vứt ngay khi cần thiết và có lợi.

    Phùng Đại tướng là Quốc phòng Bộ trưởng, nghĩa là một chính khách, nên biết nhìn toàn cục, chứ không phải chỉ xem xét thuần túy khía cạnh quân sự: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông […]”. Đánh giá của Phùng Đại tướng quả thật đặc sắc, vì đi ngược lại tất cả những thông tin do báo chí nhà nước đăng tải. 

Chỉ riêng về kinh tế thôi, thì Việt Nam đã bị Trung Quốc không chế: Bộ Công thương cho biết năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc chỉ có 210 triệu USD thì năm 2013 đã lên tới 23,7 tỉ USD, tức đã tăng hơn 110 lần sau 12 năm (xem ở đây); Ủy ban Tài chính và Ngân sách Quốc hội công bố tính đến năm 2010, có đến 90% các dự án tổng thầu EPC của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim; điều đáng chú ý là ở công trình EPC này, “tất cả công việc đều do người Trung Quốc đảm nhận, từ những việc lao động phổ thông nhất như nấu ăn, vệ sinh, bảo vệ… đến kỹ sư, công nhân xây dựng và lắp máy.

 Kể cả những vật tư, vật liệu có sẵn tại thị trường họ cũng nhập khẩu về từ bên kia biên giới” (xem ở đây). Như thế, quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc “đang phát triển tốt đẹp” là đứng về phía nào, Việt Nam hay Trung Quốc, thưa Quốc phòng Bộ trưởng Phùng Đại tướng?


    Chưa hết, Phùng Đại tướng còn yêu cầu truyền thông không nên “gây áp lực cho lãnh đạo trong quá trình xem xét đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp”. Có một quốc gia dân chủ nào mà chính phủ không bị dân chúng “gây áp lực”? Có thể nói, việc nhà cầm quyền bị nhân dân “gây áp lực” và phải tính toán để giải quyết đúng đắn áp lực đó chính là tiêu chí nhận diện của một quốc gia dân chủ. 

Nay Quốc phòng Bộ trưởng Phùng Đại tướng công khai yêu cầu truyền thông không gây áp lực cho lãnh đạo, nghĩa là ngang nhiên tước bỏ của nhân dân quyền tự do ngôn luận, quyền được tham gia vào những vấn đề đại sự của đất nước, theo tư duy “Đã có Đảng và chính phủ lo”! Đó là một bước lùi lớn so với lời xác quyết của Thủ tướng trong Thông điệp đầu năm nay: “Nhà nước phải bảo đảm và phát huy được quyền làm chủ thực sự của người dân, nhất là quyền tham gia xây dựng chính sách” (xem ở đây). Bốn năm trôi qua, đủ để học xong một khóa đại học, mà quan điểm của Phùng Đại tướng vẫn gần như không thay đổi gì.

    Cú hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 xé toạc bức màn “4 tốt 16 chữ vàng”, mở mắt cho nhiều cán bộ, kể cả cán bộ lãnh đạo. Có vị đã công khai lên án Trung Quốc, khẳng định Việt Nam không đánh đổi chủ quyền để “nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Nhưng có người hình như vẫn chưa chịu tỉnh cơn mê. Tàu ngầm, máy bay hiện đại có ích gì nếu nếu nhà cầm quân còn kiên quyết say thứ cháo lú “made in China”, nếu họ không trở về với thực tại hiểm nghèo của đất nước, nếu trong huyết quản họ không rần rật dòng máu quật cường ngàn năm của cha ông quyết khiến cho bọn xâm lược “tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” (Chiếu xuất quân – Quang Trung).

(4) Huỳnh Bá Hải: Môn thi Văn năm 2014
Bất ngờ của ngày thi đầu tiên với môn Văn học ngày 2. 6. 2014 đã làm cho giới báo chí và các nhà nghiên cứu Văn học ngạc nhiên. Lần đầu tiên một đề tài thời sự được cập nhật ngay trong đề thi. Vấn đề tranh chấp Biển đông với Trung Quốc được ra dưới dạng mở cho thí sinh tự luận. Và càng ngạc nhiên hơn nữa một đoạn trích trong vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" của nhà soạn kịch lừng danh Lưu Quang Vũ cũng được đề cập trong phần thi bắt buộc. Các phóng viên vẫn còn ngỡ ngàng và e dè, các nhà giáo thì mạnh dạn bày tỏ trên facebook và các chuyên viên của Vụ văn học thì đang nín thở.
























Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List