Cái thời xưa - văn hoá
người Bắc cũng đâu có tệ vậy đâu
cũng là do cái giả dối
của chế độ CS khiến cho người ta
không sống thật với con
người mình!
Cánh Chim 3 Miền, gồm 4 tiểu đoạn, Ý Thơ Trịnh Tây Ninh,
Nhạc Kiên Thanh, Hợp ca: Thái Hoà, Đăng Hiếu, Đình Hội, Vy Vy
& nhóm bè.
PPS: DuyHân.
-----
--------
Danh ngôn chữ S
Duy-Hân thực hiện
---------------
--------
TH's Best of Medleys:
TH's Best of Medleys:
Liên khúc 12- Quê Hương
Người miền Nam sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành lối sống giả. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.
LTS: Sau khi đăng tải bài viết: Nói
bậy, chửi tục: Người miền Bắc ít kiềm chế hơn người miền Nam, Báo Giáo dục
Việt Nam nhận được thư bày tỏ sự ủng hộ quan điểm này của độc giả Trịnh Hoàng
Hiệp. Để độc giả khắp cả nước có thể tiếp tục bàn luận về vấn đề “nói bậy, chửi
tục”, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn lá thư này.
Có giai thoại
kể lại rằng, nhà phê bình Hoài Thanh, tác giả của cuốn sách bất hủ “Thi nhân Việt Nam” trong
thời gian sống tại miền Nam đã chẹp miệng mà nói: “Người miền Nam, ai cũng lịch sự.
Cứ mở miệng ra là cám ơn với xin lỗi rối rít. Ngồi ở trong nhà, có ai đi ngoài
đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong, cắp đít đi thẳng, không thèm
cám ơn một tiếng, thì không cần nhìn, mình cũng biết ngay đó là dân ngoài Bắc
vào”.
Ngay trong cách nói này của ông cũng cho thấy rằng, văn
hóa giao tiếp, ứng xử của người miền Nam… ăn đứt người miền Bắc. Đất nước Việt
Nam chia thành nhiều vùng miền rõ rệt, có nguồn gốc tại miền Bắc. Sự phân chia
này ảnh hưởng rõ ràng đến lối sống và văn hóa mỗi nơi một khác.
Ngay cả trong
giọng nói, ngôn ngữ giao tiếp từ Bắc vào Nam đều có sự thay đổi, đặc biệt là
hai thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn. Gần đây, những clip được tung lên
mạng về thói nói tục, chửi bậy của học sinh đã làm dư luận vô cùng phẫn nộ, bức
xúc: Khi nữ sinh nói chuyện bằng chân tay, Clip hai nữ sinh hỗn chiến
kinh hoàng, Choáng váng với nam sinh Thủ đô chửi tục trước cổng trường.
Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện học đường mà còn là câu chuyện của toàn xã
hội.
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Trong cách cư xử với bề trên, hai miền Nam Bắc đều biểu hiện khác nhau. Nếu người miền Bắc nói “ạ” sau mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời thì người miền Nam thường đệm “thưa” vào trước, “dạ” vào sau. Từ thuở nhỏ, hầu hết đứa trẻ nào cũng được dạy những lễ nghĩa cơ bản như vậy nhưng theo thời gian, khi con người dần lớn lên thì từ “ạ” của người miền Bắc thường được cắt giảm. Có lẽ bởi “ạ” mang nặng sự nghiêm túc, cứng nhắc và mô phạm, không còn phù hợp trong giao tiếp. Còn người miền Nam vẫn giữ nguyên từ “dạ”hay “thưa” như một lẽ tự nhiên.
Trong cách cư xử với bề trên, hai miền Nam Bắc đều biểu hiện khác nhau. Nếu người miền Bắc nói “ạ” sau mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời thì người miền Nam thường đệm “thưa” vào trước, “dạ” vào sau. Từ thuở nhỏ, hầu hết đứa trẻ nào cũng được dạy những lễ nghĩa cơ bản như vậy nhưng theo thời gian, khi con người dần lớn lên thì từ “ạ” của người miền Bắc thường được cắt giảm. Có lẽ bởi “ạ” mang nặng sự nghiêm túc, cứng nhắc và mô phạm, không còn phù hợp trong giao tiếp. Còn người miền Nam vẫn giữ nguyên từ “dạ”hay “thưa” như một lẽ tự nhiên.
Mặc dù Hà Nội
là trung tâm văn hóa nhưng tôi thấy rằng về sự lịch lãm, tinh tế thì người miền
Bắc hơn người miền Nam, thế nhưng về văn hóa cư xử trong cộng đồng thì người
miền Bắc lại phải học hỏi người miền Nam. Trong các lễ hội, người miền Nam ít
cảnh nhốn nháo, xô đẩy hay cố tình làm hại của chung. Họ luôn có ý thức tôn
trọng người khác và bảo vệ mình.
Về cách sử dụng
hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi” hai vùng
miền cũng khác nhau. Người miền Bắc rất hạn chế trong cách nói hai từ này,
người ta chỉ nói như một luật lệ bất thành văn khi con cái nói với bố mẹ, ông
bà, người ít tuổi nói với người hơn tuổi mà không biết rằng giao tiếp với cộng
đồng cũng rất quan trọng.
Nếu đi ngoài đường trên đất Bắc mà bạn bị xe
đụng, bị giằng kéo, xô đẩy thì bạn chỉ nhận được những cái trợn tròn mắt, rồi
phóng xe qua trước mặt. Nhưng người miền Nam thì khác, họ sẵn sàng nói xin lỗi
nếu sai.
Ở Sài Gòn,
chuyện vào siêu thị, cửa hàng… thấy những cô nhân viên cúi gập người chào là
điều hết sức bình thường. Thế nhưng ở Hà Nội, bạn sẽ xúc động đến sững sờ khi
thấy ai đó cúi gập người và nói lời cảm ơn – đó là chuyện hiếm thấy trên cả
miền Bắc. Nếu đi trên đường mà có điện thoại, người miền Bắc có thể vừa lái xe
vừa chửi tục, quát tháo ngay giữa phố để chứng tỏ mình là ai, nhưng người miền
Nam thì họ sẽ dừng lại, ghé xe bên lề đường mà nói chuyện.
Thanh niên miền Nam
nhậu nhẹt về khuya, khi thành phố vắng người, không có cảnh sát giao thông họ
vẫn dừng xe khi có đèn đỏ, nhưng miền Bắc thì khác, không cần nhìn ngó trước
sau mà sẽ phóng xe đi thẳng.
Từ ngoài xã hội
lại nói về câu chuyện học đường nơi mà các em bộc lộ rõ nét nhất cách ứng xử.
Sau giờ tan học, nếu đứng ở một cổng trường cấp III tại miền Bắc sẽ thấy rằng,
vừa bước ra khỏi cổng trường học sinh nam thì bỏ “sơ vin”, châm thuốc và
bắt đầu “phun châu nhả ngọc” đến kinh hoàng,
học sinh nữ thì sẵn sàng cầm dép lên đánh nhau vì những lý do hết sức vớ vẩn.
Môi trường nào
cũng có những bức xúc, học sinh miền Nam có đánh nhau, nhưng mức độ man rợ thì
không bằng miền Bắc. Học trò miền Nam chỉ đánh đấm nhau rồi thôi chứ ít khi kèm
theo những hành vi xúc phạm như chửi bới thậm tệ, lột áo ngay giữa phố. Cứ thử
xem những clip của học sinh Bắc thì biết, đánh nhau không khác gì côn đồ, dẫn
đến “đối thủ” chấn
thương cả về thể xác cũng như tinh thần.
Trong môi
trường giáo dục, đến trang phục giữa hai miền Nam Bắc cũng khác nhau. Nữ sinh
miền Nam có truyền thống mặc áo dài trong mỗi tuần còn miền Bắc thì hầu như
không mặc. Thực ra, trong việc bắt học sinh mặc áo dài cũng có cái cớ của những
người làm quản lý trong ngành giáo dục. Khi vận trên mình bộ áo dài, một mặt sẽ
gây ra sự bất tiện khi hoạt động mạnh, mặt khác các em cũng phải ý thức mình là
con gái Việt Nam, cần giữ được nét dịu dàng, dáng yêu đúng lứa tuổi. Vì vậy, nữ
sinh cũng ngại ngần mỗi khi có ý định đánh nhau với bạn vì sợ hoen ố lên tà áo
trắng, cũng như nhân phẩm của mình. Riêng điều này thôi cũng đã phần nào giảm
thiểu được những nóng nảy nhất thời, những hành động bất thường của học sinh.
Cách xưng hô trong nhà trường và ngoài xã hội, học trò miền Nam thường xưng hô “cô”, “dì”, “chú”, “bác” với “con”, nghe rất thân
mật, tình cảm như người trong gia đình. Vì thế, chả có lý do gì lại đẩy những
mâu thuẫn khiến cho tình cảm bị sứt mẻ cả.
Người miền Bắc
thường ăn nói rất khéo, trịnh trọng nhưng người miền Nam lại nhã nhặn và hồn
hậu hơn. Trong đời sống thường nhật, người miền Nam biểu lộ tình cảm một cách
chân tình, không che dấu như người miền Trung hay khách sáo như người miền Bắc.
Đến nhà một gia đình miền Nam mà gặp bữa cơm thì sẽ được họ mời một cách cởi mở: “Ăn cơm chưa? Sẵn bữa ăn
luôn nghen!” mặc dù đó có thể là mâm cơm tuềnh toàng. Điều đó cũng
không làm cho khách phải ngại ngần. Vì thế mối quan hệ được gắn kết bằng sự cởi
mở, thoải mái.
Người miền Nam
sống đơn giản nên mọi thứ đều thoáng và dễ chịu. Họ không hay để ý nhau,
quản lý nhau, săm soi quá sâu vào đời tư của người khác. Họ sẵn sàng bỏ
qua mọi hiềm khích để khám phá và thưởng thức cuộc sống, vì thế mọi chuyện luôn
tươi mới. Còn đối với người miền Bắc, họ sống phức tạp nên nhiều khi trở thành
lối sống giả. Trong cách giao tiếp, có thể trước mặt người khác họ lễ phép,
lịch sự nhưng ngay sau lưng họ lại chửi tục.
Họ luôn gồng mình cố gắng trong
khi bản thân họ lại muốn nổi loạn. Cách sống đó dễ dẫn tới tình trạng bất cần
và stress tâm lý. Cuộc sống bí bách, khí hậu khắc nghiệt cũng góp phần làm cho
người miền Bắc tính tình nóng nảy, văn hóa ứng xử kém hơn người miền Nam.
Phải chăng những điều tôi nói trong bài viết này ai cũng biết nhưng mà ít ai nói và ít ai viết ra?
__._,_.___