Saturday, November 14, 2015

Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời, thọ 90 tuổi



Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời, thọ 90 tuổi 
Thursday, November 12, 2015 9:58:41 PM 





ORANGE, CALIFORNIA (NV) – Nhạc sĩ Anh Bằng qua đời lúc 9 giờ tối, ngày Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015, tại tư gia ở Orange Hill, Orange, California, thọ 90 tuổi. Theo tin của người cháu ruột, là ông Trần Thăng.

alt
Nhạc sĩ Anh Bằng. (Hình: Trung Tâm Asia cung cấp)

Nhạc sĩ Anh Bằng sinh năm 1925, tại Thanh Hóa. Trong 60 năm sinh hoạt văn nghệ, nhạc sĩ Anh Bằng để lại một di sản âm nhạc đồ sộ, gồm trên 600 ca khúc, trong đó có khoảng 200 tác phẩm được chính thức trình làng. Trong số này, có những ca khúc nổi tiếng, như “Nỗi Lòng Người Đi,” “Đêm Nguyện Cầu,” “Nửa Đêm Biên Giới,” “Anh Còn Nợ Em,” “Anh Còn Yêu Em”...

Tám năm trước, trước chuyến đi lưu diễn Úc Châu, bác sĩ khám phá ông bị ung thư gan. Sau đó căn bệnh được chữa trị và tạm ngừng. Vài tháng trở lại đây, bệnh tái phát, nhưng chuyển sang loại ung thư khác.

Đầu tháng 11, khi bệnh trở nặng, ông vào bệnh viện cấp cứu. Lúc ấy, các bác sĩ cho biết thời gian còn lại của ông không còn bao lâu nữa.

Nhạc sĩ Anh Bằng ra đi để lại rất nhiều đau buồn cho giới ca sĩ, nghệ sĩ, báo chí, truyền thông, và số đông khán giả, những người yêu thích, ngưỡng mộ dòng nhạc của ông.

Nhật Báo Người Việt sẽ cập nhật và gửi đến độc giả tin tức liên quan đến tang lễ nhạc sĩ Anh Bằng.
----- Forwarded Message -----
From: Huong Pham 
Sent: Thursday, November 12, 2015 9:30 PM
Subject: CHIA TAY NHẠC SĨ ANH BẰNG ngày 12 tháng 11 năm 2015

CHIA TAY NHẠC SĨ ANH BẰNG
trần minh hiền orlando ngày 12 tháng 11 năm 2015


Trong số tất cả những nhạc sĩ Việt Nam thế kỷ 20 và 21 thì nhạc sĩ Anh Bằng có một ảnh hưởng to lớn lên nền âm nhạc Việt Nam. Nhạc của ông gồm nhiều bài phổ thơ các thi sĩ cũng như nhiều bài do chính ông viết lời và bài nào cũng để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng người nghe . Trong kho tàng đồ sộ các nhạc bản của ông tôi thích nhất là bài Nỗi Lòng Người Đi . Và bài tôi thích thứ nhì là bài Khúc Thuỵ Du .

 Nhạc sĩ Anh Bằng (1926-12/11/2015) là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1981. Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại thị tứ Điền Hộ, nay thuộc xã Nga Điền, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa giáp giới tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 100 cây số về phía Nam. 

Năm 1935 ông xa gia đình để học Tiểu chủng viện Ba Làng tại huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa, sau đó ông lại tiếp tục theo học trung học ở Hà Nội. Vì gia đình anh em ông chống Việt Minh, vào thời kỳ Kháng Pháp, ông bị Việt Minh bắt giam ở trại Lý Bá Sơ. 

Các anh em ông bị tuyên án tử hình nhưng sau được thả, riêng người anh Trần An Lạc bị Việt Minh thủ tiêu. Ông theo gia đình di cư vào Nam năm 1954 và sinh sống ở khu Bà Chiểu, Sài Gòn cho đến năm 1975.

Trong thời kỳ 1954 - 1975, nhạc sĩ Anh Bằng rất nổi tiếng với nhiều tác phẩm sáng tác và phổ nhạc. Các tác phẩm như "Nỗi lòng người đi" (đanh dấu cuộc di cư vào Nam), "Nếu vắng anh" (phổ từ bài thơ "Cần thiết" của nhà thơ Nguyên Sa), "Hoa học trò (Bây giờ còn nhớ hay không)", "Người thợ săn và đàn chim nhỏ"... đã được các ca sĩ Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Khánh Ly thể hiện rất thành công.

Ông gia nhập Quân lực Việt Nam Cộng hòa năm 1957 ngành Công binh sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý trong Đại đội 2 Văn nghệ đến năm 1962 thì giải ngũ. Cũng trong thời gian trong quân đội, ông là đạo diễn cùng là diễn viên trong ban kịch Liên đoàn Công binh lưu diễn từ Quảng Trị vào Bình Định. Anh Bằng sáng tác vở kịch Đứa con nuôi. Tác phẩm này đoạt "Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc" thời Đệ nhất Cộng hòa. Những vở kịch khác do ông soạn tiếp theo nhau ra đời là Hoa Tàn Trên Đất Địch, Lẽ Sống và Nát Tan. Sau khi giải ngũ ông tiếp tục hoạt động trên đài truyền thanh VTVN, phụ trách ban Sóng Mới.

Cũng vào thời gian ở Sài Gòn, ông hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc. Quán cà phê Làng Văn nổi tiếng một thời ở Sài Gòn cũng do ông kinh doanh. 

Mời quý vị nghe video:
Nhạc sĩ Anh Bằng - Những sáng tác bất hủ https://www.youtube.com/watch?v=U-J5TIVdi6k .

Sau 8 năm chống chọi với bệnh tật, ngày thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015, nhạc sĩ Anh Bằng đã chia tay tất cả những người yêu mến ông, yêu mến dòng nhạc Anh Bằng. Xin thắp nén nhang vĩnh biệt ông. 

trần minh hiền orlando ngày 12 tháng 11 năm 2015



----- Forwarded Message -----
From: "Phung Tran
To: 
Sent: Saturday, 14 November 2015, 2:47
Subject: [GoiDan] VINH BIET NHAC SI ANH BANG...

V
***ANH CON NO EM, ANH CON YEU EM & KHUC THUY DU 

(nEW)****************



**********************NHAC SI ANH BANG PLAYLIST (HD Videos, ABC Listed)*******************


Thư Quý Thân Hữu,
NHẠC SĨ ANH BẰNG ĐÃ THỰC SỰ VĨNH BIỆT CHÚNG TA RỒI...KHẮP NƠI NGƯỜI NGƯỜI GỬI NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN CHO NHẠC SĨ ANH BẰNG ĐƯỢC BÌNH PHỤC, VÀ CHÍNH TÔI ĐÃ NHẬN ĐƯỢC HÀNG TRĂM ĐIỆN THƯ GÓP LỜI CẦU NGUYỆN, VÀ NHƯ ĐÃ HỨA, TÔI ĐÃ IN NHỮNG THƯ ĐÓ, VÀ ĐÃ TỚI THĂM NHẠC SĨ ANH BẰNG, VÀ TRAO TẬN TAY CHO NHẠC SĨ, DÙ RẰNG LÚC ĐÓ NHẠC SĨ TRONG CƠN HÔN MÊ, NHƯNG TÔI ĐÃ CẦM BÀN TAY CÒN ẤM ÁP CỦA NHẠC SĨ VÀ NÓI LÊN NHỮNG LỜI CẦU NGUYỆN CỦA MỌI NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA TỚI NHẠC SÌ. NHƯNG TỐI HÔM QUA THÍ NHẠC SĨ ĐẠ THỰC SỰ RA ĐI..BUỒN VÔ CÙNG...

Trần Năng Phùng

NHAC SI ANH BANG [WIKIPEDIA]
Anh Bằng (1926 - 13/11/2015) là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam với số lượng sáng tác khoảng 650 tình khúc để lại cho đời. 
Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu dòng của dòng nhạc vàng và nhạc hải ngoại, là người đã sáng lập Trung tâm Asia vào năm 1981.

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Anh_B%E1%BA%B1ng#Gia_.C4.91.C3.ACnh


Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



115
videos
Nhac Si Anh Bang : Nhung Ca Khuc Hay Nhat [HD Videos, ABC Listed]
PLAYLIST  by Tran Nang Phung

©2015 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066



---------- Forwarded message ----------
From: Liem Hoang <

Date: 2015-11-10 15:17 GMT-08:00
Subject: Tâm tình và cầu nguyện anh Anh Bằng
To: Phung Tran <



Trần Năng Phùng quý mến
    Ngày mai Phùng đến thăm anh Anh Bằng,nhờ Phùng nhắn gửi vài lời của tôi:
                Anh Anh Bằng kính mến
                Hoàng Song Liêm ở miền Đông Hoa Kỳ cách xa anh mấy ngàn dặm nhưng lòng luôn nhớ đến anh ...nhất là từ năm 2009 anh đã phổ nhạc ba bài thơ "Lại một tháng Tư Đen",Tình ca Trên Phố"và "Bông Hoa Vườn Dị thảo"anh em mình có nhiều dịp tâm tình với nhau qua E Mail
..Tôi cũng đang mở Album coi lại hình chụp chung với anh những lần thăm anh ở Quận Cam.
        Là bạn đồng cảm thơ nhạc với anh cuối đời là một niềm vui lớn và tôi còn nhớ đến anh như một người anh hiền hoà nhân hậu.
        Chân thành cầu nguyện sức khoẻ tốt cho anh
         Hoàng Song Liêm

Cảm ơn T N Phùng và thăm hỏi Minh Ngọc
HSL


---------- Forwarded message ----------
From: Truong Sa <

Date: 2015-11-10 14:48 GMT-08:00
Subject: Cầu nguyện cho nhạc sĩ Anh Bằng
To: Phung Nang Tran <



Xin Giáo sư Trần năng Phùng chuyển lời của gia đình Trường Sa từ Canada , kính thăm bác Anh Bằng . Xin ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria ban ơn lành bình an cho bác Anh Bằng , qua cơn hiểm nghèo , để cùng  mọi người sống  yên vui  . 
Kính thư ./.
Trường Sa và gia đinh .




---------- Forwarded message ----------
From: DAI VO <

Date: 2015-11-10 14:10 GMT-08:00
Subject: KÍNH XIN GIÚP ĐỠ CHUYỂN TIN ĐẾN GIA ĐÌNH NHẠC SĨ ANH BẰNG.
To: 
phungnangtran


Úc Châu, 11.11.2015
Thưa Anh 
T.N.Phụng,
Vửa được tin Quý Anh cho biết Nhạc Sĩ Anh Bằng lâm bệnh nặng, kính nhờ chuyển tiếp lời cầu mong bình an của chúng tôi từ Úc Châu.
Nguyện cầu mọi điều an lành, cầu mong Nhạc Sĩ Anh Bằng hồi phục sức khỏe.
Kính thư,
Võ Đại Tôn (Sydney) và gia đình.




---------- Forwarded message ----------
From: Hoa Nguyen <

Date: 2015-11-10 21:37 GMT-08:00
Subject: Cau nguyen cho  thay Anh Bang
To: Phung Nang Tran <



Xin chao anh Tran Nang Phung,
Xin tu gioi thieu, NHu Hoa o Montreal Canada, la cuu nhac sinh  lop nhac Le Minh Bang o Saigon truoc 1975.    
NHu Hoa va mot so  ban hoc cung lop da lien lac duoc voi thay Anh Bang va thay Le Dinh tu may nam nay .

Sang nay khi thay Le Dinh bao tinh trang cua  Thay Bang , Nhu Hoa va tat ca cac ban deu sung sot va buon rau vo han.  Luc truoc moi lan goi Email, cau chot thay Bang hay dan: " NHu Hoa nho cau nguyen cho thay nhe," cho nen NH da den nha tho o Montreal Canada nho cau nguyen cho Thay qua khoi  tai nan nay.  

NH da email cho thay nhung THay dau nhu vay lam sao Thay doc duoc email?  May ma Hoang Chau chuyen nhan tin cua anh, san sang in thu cua moi nguoi de mai dem den doc cho thay nghe, Nhu Hoa thay mat cac ban nhac sinh lop nhac LMB, chan thanh cam on anh.  Xin chuc anh va gia dinh van su nhu y.

NHu Hoa cung da nghe may ban nhac anh goi cho moi nguoi, hay lam.  Khi nao anh co thi gio xin vao youtube tim " Tieng hat Nhu Hoa Montreal" trong so cac bai NH da hat, co bai Anh Con No Em de tang sinh nhat cua thay Anh Bang nam ngoai.
Anh giup  in tho cua NH va giay ma nha tho o Montreal chung nhan se cau nguyen cho thay.  NH nho cau ngay nhung nha tho khong con cho cho
den 17/11, Neu Thay khong doc duoc, anh goi Co hoac con cua Thay dum.
Mot lan nua, xin cam on anh.

Nhu Hoa
514 709 6888



Lá Thư Úc Châu 

Trang Thơ Nhc cui Tun, 14 Nov. 15
Anh Bằng: Anh Còn N Em - Anh Còn Yêu Em - Khúc Thy Du (Bn mi)
Thơ: Phan Thành Tài - Du Tử Lê
Tiếng hát: Thiên Kim - Nguyên Khang 

Anh Bằng -  Người nhạc sỹ yêu quê hương
Nhạc sỹ Tuấn Khanh trao đổi với BBC: “Bên cạnh nỗi buồn khi nghe tin sức khỏe của nhạc sỹ Anh Bằng đang xấu đi, tôi còn có niềm tiếc nuối to lớn, vì ông là một nhạc sỹ tài ba thuộc thế hệ vàng son của miền Nam". Di sản mà nhạc sỹ Anh Bằng để lại là “một tình yêu Quê hương, Dân tộc qua Âm nhạc mà không phụ thuộc vào một chính thể nào, cũng như những tác phẩm mẫu mực cho các thế hệ nhạc sỹ tiếp nối”.
Trầm Vân: Thương Tiếc Nhạc Sĩ Anh Bằng
Tin buồn nhận dạ tái tê
Anh Bằng nhạc sĩ đã về cõi xa
Chín giờ đêm lạnh sương nhòa
Nỗi đau nhỏ lệ tang gia não buồn
     Thân bằng quyến thuộc tiếc thương
     Nén nhang thắp khói chập chờn bay cao
     Trời xa tắt một vì sao
     Bầu trời âm nhạc nghẹn ngào sương rơi
Nghe ca khúc cũ ngậm ngùi
Khúc Thụy Du hát những lời chia ly
Lệ ai đẫm ướt bờ mi
Xót xa dòng nhạc ôm ghì nhớ nhung....(13 tháng 11. 2015)
***LaThuUcChau xin Thành Kính Phân Ưu.

Cầu xin Linh hồn Bác an nghỉ cõi Vĩnh hằng.
Tình thân,
NNS



----- Forwarded Message -----
From: "Véronique Thùy Hương verothuyhuong@gmail.com [tudo-ngonluan]" <tudo-ngonluan@yahoogroups.com>
To:
Sent: Saturday, 14 November 2015, 3:05
Subject: [tudo-ngonluan] Nhạc sĩ Anh Bằng đã thanh thản ra đi

 
Vào khoảng 9:00 tối ngày 12/11/2015, nhạc sĩ Anh Bằng đã thanh thản ra đi về nước Chúa, trước sự tiễn đưa đầy thương tiếc của gia đình, con cháu tại tự gia tại thành phố Orange Nam California.
Chỉ sau một ngày kể từ khi SBTN thông báo nhạc sĩ Anh Bằng trở bệnh nặng và khó qua khỏi, trên Facebook đã có hàng ngàn chia sẻ, gởi lời cầu chúc bình an đến với nhạc sĩ. Điều này đã nói lên phần nào lòng yêu mến của người Việt khắp nơi dành cho người nhạc sĩ tài hoa, thuộc một thế hệ đã trải qua đầy đủ những nổi trôi của vận nước Việt Nam thời cận đại.

Nhạc sĩ Anh Bằng đã thanh thản ra đi

T5, 11/12/2015 - 21:55
Vào khoảng 9:00 tối ngày 12/11/2015, nhạc sĩ Anh Bằng đã thanh thản ra đi về nước Chúa, trước sự tiễn đưa đầy thương tiếc của gia đình, con cháu tại tự gia tại thành phố Orange Nam California, hưởng thọ 89 tuổi.
alt
Nhạc sĩ Anh Bằng tên thật là là Trần Anh Bường, sinh năm 1926 tại huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Năm 1954, ông cùng gia đình di cư vào Sài Gòn, ở tại Bà Chiểu.
Trong giai đoạn 1954-1975 ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc đã trở nên quen thuộc với những người yêu nhạc của Miền Nam Việt Nam thuộc mọi tầng lớp: Nỗi Lòng Người Đi, Chuyện Tình Lan Và Điệp, Nếu Vắng Anh, Người Thợ Săn Và Đàn Chim Nhỏ… Ông đã từng gia nhập quân lực Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1957 trong binh chủng Công Binh, sau đó chuyển sang Nha Tâm Lý Chiến.

Ông là một thành viên trong nhóm sáng tác Lê Minh Bằng, quản lý nhà xuất bản và hãng đĩa Sóng Nhạc.

Năm 1975, sống cùng gia đình di tản sang cư ngụ tại California. Ông tiếp tục hăng say hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, thành lập trung tâm sản xuất băng nhạc Dạ Lan và Trung Tâm Asia. Ông là một trong những nhạc sĩ có số lượng ca khúc sáng tác ở hải ngoại nhiều vào bậc nhất với những ca khúc: Anh Còn Nợ Em, Khúc Thụy Du, Mai Tôi Đi…

Với hơn 600 ca khúc để lại cho đời, nhạc sĩ Anh Bằng là một cây đại thụ của nền tân nhạc Việt Nam mà ít có nhạc sĩ nào sánh bằng.

Chỉ sau một ngày kể từ khi SBTN thông báo nhạc sĩ Anh Bằng trở bệnh nặng và khó qua khỏi, trên Facebook đã có hàng ngàn chia xẻ, gởi lời cầu chúc bình an đến với nhạc sĩ. Điều này đã nói lên phần nào lòng yêu mến của người Việt khắp nơi dành cho người nhạc sĩ tài hoa, thuộc một thế hệ đã trải qua đầy đủ những nổi trôi của vận nước Việt Nam thời cận đại.
Đại gia đình SBTN xin gởi lời chia buồn đến gia đình của nhạc sĩ Anh Bằng. Cầu nguyện cho hương linh của ông sớm về hưởng nhang thánh Chúa.

SBTN sẽ tiếp tục thông tin về chường trình tang lễ của nhạc sĩ Anh Bằng. 
Đoàn Hưng / SBT



image





Xin xem phn hướng dn ký tên ti đường link:  https://www.change.org/p/the-people-s-human-rights-campaign-for-2015/u/10010301 Li kêu gi tham gia Chiến D...
Preview by Yahoo


40 năm là quá đủ để lãnh đạo VN dám nói dám làm, chứ không phải để nhân dân mãi rỉ tai nhau câu: Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm:

https://www.youtube.com/watch?v=3b-Uca33pJo&feature=youtu.be


__._,_.___

Posted by: Gia Cao 

Đặng Thế Phong...Giọt Mưa Thu vẫn còn mãi

 



---------- Forwarded message ----------
From: khai tran 

 


(1918- 1942)
(*) Đặng Thế Phong sinh ngày 5 tháng Tư năm Mậu Ngọ (1918) tại phố Hàng Đồng, thành phố Nam Định. Cha là Đặng Thế Hiển, làm thông phán, đã qua đời khi các con còn nhỏ. 

Mẹ buôn bán cau khô, nhưng do thua lỗ nhiều nên gia đình sớm lâm vào cảnh nghèo túng. Đặng Thế Phong có gương mặt rất khả ái, môi đỏ như son, ngay từ tuổi niên thiếu đã nổi tiếng bởi một giọng hát hay và là tay guitare có tiếng đàn đầy xúc cảm. 

Chị gái chàng là Đặng Bạch Tuyết vừa yêu quý em hết mức, vừa như là người bạn tri kỷ của em trai. Do vậy, những chuyện cuộc sống, chuyện tình cảm, Đặng Thế Phong đều có thể chia sẻ cùng người chị. Rồi sau này, Bạch Yến, người yêu của Đặng Thế Phong, cũng trở thành người em, người bạn thân thiết của Đặng Bạch Tuyết.

Gia đình lâm vào cảnh nghèo túng, Đặng Thế Phong đang học trường Paul Doumer đã phải thôi học, lên Hà Nội, vừa dạy học tự kiếm sống vừa học thêm về âm nhạc. Chàng còn ghi tên theo học dự thính ở Trường Mỹ thuật (Beaux arts). Tại trường này, có lần Đặng Thế Phong vẽ một bức tranh cây cổ thụ, nhưng trơ trụi, không một chiếc lá. Thầy Hiệu trưởng, hoạ sĩ Tardieu, đã buông một câu nhận xét: “Cậu vẽ đẹp, nhưng buồn quá. E là số của cậu không được thọ…”. Lời nhận xét đó, không ngờ, như một lời tiên tri, đúng như số phận Đặng Thế Phong.

Sống trong xúc cảm tình yêu thắm thiết, năm 1940, Đặng Thế Phong đã viết ca khúc Đêm Thu. Và chính chàng đã hát Đêm Thu, tự đệm bằng cây đàn guitare, nên nhạc phẩm có một sức cuốn hút lạ thường. Công chúng yêu tân nhạc ở Hà Nội và Nam Định vô cùng mến mộ chàng. Có một buổi tối rất đáng nhớ, Đặng Thế Phong biểu diễn ca khúc Đêm Thu tại rạp Olympia, ở phố Hàng Da, Hà Nội, những người mến mộ chàng đã vỗ tay vang dội từng đợt, từng đợt cùng những tiếng hét vang tưởng như vỡ rạp hát!

Nhưng rồi, ngay hôm sau, Đặng Thế Phong đã cùng người chú là Đặng Trường Thọ, kém chàng hai tuổi, lên đường vào Sài Gòn để kiếm sống, phần nào còn để thoả chí tài tử. Hai người còn đi tiếp sang Phnômpênh, Campuchia. Rồi họ đã hiểu ra, vẽ tranh quảng cáo và dạy nhạc đâu phải là nghề có thể làm giàu! Ngoài sự thôi thúc của một tâm hồn tài tử, trong Đặng Thế Phong cũng có nung nấu ý muốn viễn du phương nam để có thể trở nên giàu có một chút, là để sau này Bạch Yến đỡ khổ khi về sống cùng chàng. 

Đây là những ngày Đặng Thế Phong nhớ thương Bạch Yến vô cùng. 

Nhiều khi nỗi nhớ thương khiến chàng đau đớn, và chàng cũng thấy thương cuộc đời mình. Sự phiêu dạt tới nơi xa thẳm, trôi dạt sang cả xứ người, vẽ và dạy nhạc cật lực cũng chỉ đủ sống lay lắt, ngày tháng lênh đênh và buồn đã thành nguồn cảm xúc để Đặng Thế Phong viết nhạc phẩm Con thuyền không bến, một ca khúc bất hủ với giai điệu thật buồn thương và cũng thật huyền diệu:

Đêm nay thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ che mây
Thuyền ai lờ lững trôi xuôi dòng…

Cuối năm 1941, gần như kiệt sức trong cuộc mưu sinh nơi xa xứ, hai chú cháu Đặng Thế Phong quay về quê nhà mà trong túi không còn một đồng. Đau thương hơn, chàng đã nhuốm bệnh lao phổi, một căn bệnh thời đó coi là nan y. Thời điểm này, ca khúc Con Thuyền Không Bến đã được phổ biến khá rộng rãi.

Nhưng đầu năm 1942, khi ca khúc này được công diễn tại Nhà hát lớn Hà Nội, thì danh tiếng của Đặng Thế Phong mới thực sự là nổi như cồn. Có thể nói, đó là những ngày mà ở đâu người ta cũng nhắc tới bài hát Con Thuyền Không Bến và Đặng Thế Phong. Lắng nghe được dư luận mến mộ Đặng Thế Phong, nhiều lúc Bạch Yến vừa tự hào vừa thấy nhói đau trong ngực. Những buổi ngồi bên bạn tình trong Nhà hát Lớn, Bạch Yến sung sướng mà nước mắt ứa giàn giụa. Nàng đã biết thực trạng sức khoẻ và bệnh tình của Đặng Thế Phong!...

Rồi Đặng Thế Phong phát bệnh nặng, Bạch Yến cùng chị Bạch Tuyết bắt đầu phải đưa chàng đến dưỡng bệnh ở Trại hoa Ngọc Hà. Hai người thay nhau chăm sóc chàng. Đó là những ngày thu ảm đạm. Người nhạc sĩ mà báo chí đang có nhiều bài ngợi ca lại đang phải nằm trên giường bệnh với những cảm giác tê tái mà người đời không mấy ai hiểu đặng.

Chàng yêu cuộc sống, nhưng cũng tự biết rằng, sống được thật là khó khăn vô cùng. Đây cũng chính là quãng ngày nhạc sĩ có những xúc cảm xuất thần, chàng viết tác phẩm quan trọng của cuộc đời mình, đó là ca khúc Vạn cổ sầu, giai điệu sáng trong như nước mắt tuổi trẻ, đẹp mà thắt lòng: “Ngoài hiên, giọt mưa thu, thánh thót rơi. Trời lắng u buồn, mây hắt hiu ngừng trôi. Nghe gió thoảng mơ hồ trong sương thu…”
 Bạch Yến là người đầu tiên nghe Vạn cổ sầu qua giọng ca mệt mỏi và yếu ớt của Đặng Thế Phong. Nàng đã giàn giụa nước mắt khi nghe chàng hát. Hầu như cả cuộc đời người nhạc sĩ đã biến thành nước mắt long lanh, sáng trong, và nó thành phần hồn trong âm nhạc của chàng. Nhiều năm sau, Bạch Yến nói với những người thân rằng, những phút giây đó chưa bao giờ chết, vẫn theo suốt cuộc đời nàng! Sau này có người đã thần thánh hoá, kỳ dị hoá về sự ra đời của kiệt tác âm nhạc, đã kể rằng: 

Sau một lần thổ huyết, Đặng Thế Phong đã lấy máu mình viết những câu đầu tiên bài hát Vạn cổ sầu(!). Đó là giai thoại. Chuyện thực đời thì giản dị hơn, một số bạn thân của Đặng Thế Phong thấy đầu đề ca khúc quá u sầu, nên đã đề nghị chàng đổi thành Giọt mưa thu, và chàng đã đồng ý. Ca khúc Giọt Mưa Thu nhanh chóng được người đời say mê, trân trọng. Trên nhiều miền đất nước, công chúng âm nhạc đều yêu thích, ca tụng Giọt Mưa Thu. Một số báo chí đã viết về Đặng Thế Phong là một tài năng lớn. Báo Trung Bắc chủ nhật  gọi Đặng Thế Phong “là Mozart của Việt Nam”, và ghi nhận chàng là hiện tượng vinh quang không đợi tuổi!..

Chính những ngày công chúng tân nhạc yêu chuộng Đặng Thế Phong nhất, thì người thân của nhạc sĩ phải đưa chàng vào Nhà thương Cống Vọng. Nhưng bệnh của chàng ngày càng trầm trọng hơn. Bạch Yến chăm sóc Đặng Thế Phong bằng tình cảm của một người vợ chưa cưới. Nàng đã gõ cửa nhà những bác sĩ nổi tiếng, nhưng họ đều bó tay. Bạch Yến đưa chàng về Nam Định để chữa chạy cả bằng Tây y và Đông y.

Nhưng, đã là lúc Đặng Thế Phong tự biết mình sắp phải từ giã cõi đời. Trời đang mùa thu, thấy đời sống sao mà ảm đạm quá, và chàng đã nói với Bạch Yến rằng, xin được gặp lại ở kiếp sau. Rồi chàng bảo em gái đưa cho mình cây guitare. 

Chàng gắng gỏi chơi Khúc nhạc chiều của Franz Schubert, được mấy câu loạng choạng, những giai âm bỗng trở nên mơ hồ, huyền ảo quá, và xa vắng quá… Chàng buông rơi cây đàn, nằm vật xuống, là lúc Bạch Yến kêu lên những tiếng thất thanh. Đó là ngày mùng 2 tháng Tám năm Nhâm Ngọ (1942), Đặng Thế Phong mới 25 tuổi đời!

Đám tang nhạc sĩ vào một buổi chiều có mưa. Người đưa tiễn chàng nối đuôi nhau thật dài. Chàng đã sang một bờ bến khác, có lẽ không còn biết gì về cõi mình vừa đi khỏi, nơi đang diễn ra một việc chưa từng có bao giờ. Là một đám tang. Một người bạn thân của chàng là Bùi Công Kỳ, sau này là tác giả ca khúc nổi tiếng Ba Đình nắng, bỗng dưng cất tiếng hát:
Ngoài hiên giọt mưa thu… thánh thót rơi…
Trời lắng u buồn… mây hắt hiu ngừng trôi…
Ai nức nở…thương đời…

Và càng lạ lùng hơn, dòng người đưa đám đã cất tiếng hát theo Bùi Công Kỳ cùng những tiếng nức nở. Xa chưa từng có, và chắc muôn sau cũng không có một đám tang như vậy. Đó là đám tang mà người đời gọi là đám tang “Vạn cổ sầu”, đám tang “Giọt Mưa Thu”..!

Những tháng, năm tiếp theo, trên quê hương Nam Định cũng như nhiều miền quê khác của đất nước ta, thật nhiều loạn lạc, thật nhiều đạn bom. Vậy nên đến nay không còn tìm thấy mộ nhạc sĩ Đặng thế Phong cũng như không còn dấu vết gì của Trại hoa Ngọc Hà và Nhà thương Cống Vọng ở Hà Nội, nơi nhạc sĩ sáng tạo nên nhạc phẩm bất hủ trong những ngày cuối đời

 May sao, Đêm Thu, Con Thuyền Không Bến và Giọt Mưa Thu vẫn còn mãi trong nền tân nhạc Việt Nam, những giai âm buồn sáng trong và diễm lệ đã thay chàng ở lại lâu dài trong cuộc đời này!
(Wikipedia)






.





__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List