Friday, October 2, 2020

ĐOẢN KHÚC CUỐI CHO EM -Hoàng Trọng Thụy -Thùy Dương -NDD

  

On Wednesday, September 30, 2020, 04:07:38 PM CDT, Tran Nang Phung trannangphung> wrote: 

 

ĐOẢN KHÚC CUỐI CHO EM -Hoàng Trọng Thụy -Thùy Dương -NDD 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLUO8gmrZ_R5U_SZyU6p662-0x6UY0lf7P

 

NHỮNG CA KHÚC NHẠC ĐẸP NHƯ MƠ [14 Ca Khúc] (Artistic HD Videos) 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLUO8gmrZ_R5W4sXG3kecZuVd6Jhp3dqm3

 

---------- Forwarded message ---------
From: Thi Phia Tran
Date: Sun, Sep 27, 2020 at 11:42 PM
Subject: Fw:
🌙 Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập

 

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ giữa những ngày phố phường tấp nập

 

Văn Tùy | Sep 27,2020

 

Hoài niệm trung thu trong trẻo của tuổi thơ 8x, 9x giữa những ngày phố phường tấp nập

 

See the source image

 

 

Andy Van

 

 

Những ngày này, phố xá đã ngập tràn không khí Trung thu. Nào bánh, nào đèn lồng đủ màu sắc, còn có rất nhiều những trò chơi hiện đại khiến lũ trẻ mê tít… Không ít người bỗng hoài niệm về những trung thu xưa…

 

Trung thu có từ bao giờ, nguồn gốc từ đâu thì chắc không có nhiều người biết. Chỉ biết một điều rằng Trung thu đã có ở nước ta từ tự thuở đời nào rồi, và cũng trải qua biết bao biến đổi theo những thăng trầm của thời gian.

 

Nhớ trung thu cách đây 10, 20 năm vẫn còn giản dị lắm. Chỉ cần mấy chiếc đèn ông sao giấy bóng kính xanh đỏ, một mâm cỗ bánh trái nhỏ xinh là đủ để lũ trẻ cứ thế vui đùa rộn ràng suốt cả buổi tối. Chẳng như bây giờ, Trung thu chẳng thiếu gì cả: đèn lồng, mặt nạ, đồ chơi hiện đại đủ loại bán đầy khắp đầu đường cuối phố nhưng mà trẻ con cứ thờ ơ như thường.

 

Mỗi khi ngắm lại những hình ảnh về trung thu xưa, nhớ lại những ký ức rộn ràng của tuổi thơ những năm tháng ấy, trong lòng bỗng dâng tràn cảm xúc khó tả, lại thấy thời gian thật vô tình, đã làm phai nhạt biết bao phong vị ngày xưa trong ngày tết truyền thống này.

 

Phong tục tết trung thu 02

See the source image

 

 

Có lẽ, hình ảnh lũ trẻ con nắm tay nhau nhảy vòng quanh mâm cỗ, nghển mặt ngắm chị Hằng chú Cuội rồi hát vang những lời đồng dao ngọt ngào: “Ông trăng ơi mời ông xuống chơi. Nhà tôi có nồi cơm nếp…” đã trôi xa vào dĩ vãng của một thế hệ nhưng mùa Thu vẫn mang theo biết bao hương vị đất trời và Tết trung thu vẫn là món quà người lớn đặc biệt dành cho con trẻ. Dù rằng trẻ con bây giờ không còn được cảm nhận không khí mộc mạc, bình dị của những đêm rước đèn, phá cỗ tưng bừng khắp xóm làng cách đây hàng chục năm trước, nhưng những yêu thương cho tuổi thơ vẫn luôn nguyên vẹn.

 

Còn với người lớn chúng ta, trung thu này có lẽ ngắm vầng trăng e ấp, long lanh giữa trời xanh, thả hồn trôi trong dòng hoài niệm của những năm tháng tuổi thơ xưa cũng có thể cảm nhận cuộc đời thật đáng yêu, đáng trân trọng biết bao.

 

autumn GIF

 

 


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Diepmylinh Book 

Monday, September 28, 2020

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOA HẬU KIM THOA [16 Ca Khúc] [NEW]

  

 

WATCH LIVE NOW : NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA HOA HẬU KIM THOA [16 Ca Khúc] [NEW] (Super HD Videos) 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mULd_OpATa1IbyLKBkhrYZwX

 

---------- Forwarded message ---------
From: thao nguyen 
Date: Sat, Sep 26, 2020 at 10:22 PM
Subject:: Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến chống Nguyên Mông

 

Vua Trần Nhân Tông và 

cuộc chiến chống Nguyên Mông

 

NƯỚC MỸ MÙA ĐẠI DỊCH, CHÍNH SỰ NHIỄU NHƯƠNG

NGỒI BUỒN ĐƯA TAY LẦN GIỞ TRANG SỬ VIỆT

Vua Trần Nhân Tông và cuộc chiến chống Nguyên Mông

Để lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, hãy xem cách vua Trần Nhân Tông điều hành đất nước cùng Thượng hoàng Thánh Tông trong suốt thời gian này:

 

Trong khi tiến hành khẩn trương các hoạt động quân sự, thì công tác vận động toàn dân tham gia kháng chiến đã được thực hiện song song. Nhà vua cho mở hội nghị ở Bình Than triệu tập các vương hầu khanh tướng để bàn kế sách, thống nhất một lòng trong triều đình quyết tâm đánh đuổi Nguyên Mông. Đầu năm 1285, nhà vua lại cùng Thượng hoàng triệu tập các bô lão trong cả nước về đãi tiệc tại thềm điện Diên Hồng, hỏi kế đánh giặc. Để trả lời câu hỏi của vua về việc nên hòa hay chiến, các vị bô lão đã muôn người như một đồng thanh đáp lại “quyết chiến”.

 

Hội nghị Diên Hồng là một cuộc vận động tư tưởng lớn, nhằm phổ biến rộng rãi chủ trương nhất định kháng chiến của vua Trần Nhân Tông và triều đình cùng quân đội tới toàn dân. ( Nguyệt Quỳnh (Danlambao) tổng hợp )

 

Hội nghị bàn việc QUÂN CƠ

 

Mùa đông, tháng 10, vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vương hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ những nơi hiểm yếu.

 

Nơi Điện Diên Hồng trưng cầu DÂN Ý

 

Toàn dân! Nghe chăng? Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Biên thùy rung chuyển
Tuông giày non sông rền vang tiếng vó câu
Gây oán nghìn thu
Toàn dân Tiên Long! Sơn hà nguy biến!
Hận thù đằng đằng! Nên hòa hay chiến?
Diên Hồng tâu lên cùng Minh đế báo ân
Hỡi đâu tứ dân!

....

Trông quân Nguyên tàn phá non sông nhà
Đoạt thành trì toan xéo giày lăng miếu
Nhìn bao quân Thoát lấn xâm tràn nước ta
ôi sông núi nhà rền tiếng muôn dân kêu la

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!

(Hỏi) Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?
(Đáp) Quyết Chiến!

Quyết chiến luôn
Cứu nước nhà
Nối chí dân hùng anh

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!

(Hỏi) Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?
(Đáp) Hy Sinh!

Thề liều thân cho sông núi

Muôn Năm Lừng Uy!!

 

Nhà Trần Ba Lần Đại Thắng Quân Nguyên

Trích: " Ngày nay, khu vực nơi sông Bạch Đằng đổ vào vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long ở miền bắc Việt Nam là nơi ruộng lúa, làng mạc và ao cá xen kẽ lẫn nhau. Nhưng cách đây 700 năm, trước khi những thế hệ nông dân đã thay đổi địa hình ở đây, vùng này là bãi bùn ven biển trải dài hàng chục cây số vuông, một vùng đất ngập nước thay đổi không ngừng nơi dòng sông chảy tỏa vào những con suối ngoằn ngoèo đầy trầm tích. Những hòn đảo hiện ra rồi biến mất theo thủy triều, những bãi bồi chìm dưới cửa sông sâu, và cả cồn cát và những dòng chảy mà tàu bè có thể đi lại được đều không thể nào tin tưởng. Khu vực này thời đó dân cư thưa thớt, nhưng sông Bạch Đằng là cửa ngõ vào trung tâm quyền lực của Việt Nam. Sông Bạch Đằng là phụ lưu của sông Hồng mà trải dài từ miền nam Trung Quốc đến Vịnh Bắc Bộ. Theo sông Bạch Đằng đi vào nội địa độ 112 km, thuyền buôn - hay hải quân xâm lược - sẽ gặp kinh thành Thăng Long, trung tâm triều đại nhà Trần của Việt Nam.

Nhiều lần quân xâm lược đã theo sông Bạch Đằng đến Thăng Long, cho nên trong suốt nhiều thế kỷ những nhà lãnh đạo quân sự người Việt đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều mà thay đổi địa hình theo mỗi lần triều lên và triều xuống. Kiến thức này là nền tảng cho chiến thuật quân sự tiên tiến và đóng vai trò quyết định trong trận hỏa công kỳ tích vào năm 1288 giữa lực lượng của tướng Việt Nam Trần Hưng Đạo và đoàn chiến thuyền được hoàng đế Trung Quốc đầy thế lực Hốt Tất Liệt đưa sang. Trận Bạch Đằng đã làm cho địa hình đầm lầy sáng rực lên với lửa cháy và thuyền chìm khắp nơi, và ban cho Trần Hưng Đạo một vị trí danh dự trong lịch sử Việt Nam.

( Việt Nam chống lại Hốt Tất Liệt -Lauren Hilgers * Trần Quốc Việt(Danlambao)dịch )

 

Hiện tại bọn phản quốc bán nước cầu vinh việt cọng đang mưu toan xóa nhòa việc học Lịch sử Dân tộc để chúng chuẩn bị thay thế việc học sử Việt sang học sử tàu theo như cam kết trong mật ước Thành Đô và cũng để xóa nhòa Tinh thần Dân tộc vì chúng lo sợ, một khi tinh thần Dân tộc bất khuất chống tàu xâm lăng trổi dậy, toàn dân Việt sẽ vùng lên quét sạch bọn mãi quốc cầu vinh việt cọng ra khỏi cỏi bờ Đất Việt.

Để chống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loài quỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.

 

Nhà Trần Ba Lần Đại Thắng Quân Nguyên

TRẦN THÁI TÔNG ĐẠI THẮNG QUÂN MÔNG CỔ LẦN THỨ 1


Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý, ở vùng Vân Nam. Mông Cổ đương thời là đế quốc to lớn và hùng mạnh nhất thế giới, chìếm đóng từ Á sang Âu.
Năm 1257, từ Vân Nam, tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai) đem 3 vạn quân Mông Cổ và hơn 1 vạn quân Đại Lý tấn công Đại Việt, chiếm Thăng Long, đốt phá và giết mọi người trong thành. [Ngột Lương Hợp Thai là công thần thứ 3 của Nhà Nguyên, từng tham gia các trận đánh chiếm nước Kim, nước Đức, Ba Lan, Bagdad, và diệt nước Đại Lý].
Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258 , từ nơi trú quân là Hoàng Giang , Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngự lâu thuyền ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu , quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam .
Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai , Yên Bái ), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày – tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn.
Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ cố rút nhanh và không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là “giặc Bụt”. Nguyên sử chép trên tư thế “thiên triều” không chịu nhận thất bại, ghi rằng.:
Quan quân chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu… không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt

Thực tế, quân Mông Cổ đánh Đại Việt vào tháng 1, đúng vào lúc giữa mùa đông ở miền Bắc Việt Nam, do vậy không thể có chuyện “khí hậu nóng nực nên rút quân về” như Nguyên sử chép được.

TRẦN HƯNG ĐẠO ĐẠI PHÁ QUÂN MÔNG LẦN THỨ 2


Năm 1279 , Nam Tống hoàn toàn bị Đại Nguyên thôn tính. Tháng 8 năm này, hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh đóng thuyền chiến chuẩn bị đánh Đại Việt và Nhật Bản.
Nhà Nguyên chia làm 3 đạo tiến đánh Đại Việt. Đạo chủ lực do Thoát Hoan và Ariq Qaya chỉ huy từ Ninh Minh tiến vào Lộc Châu (nay là Lộc Bình, Lạng Sơn). Ngày 27 tháng 1 năm 1285 (dương lịch), đạo quân này chia làm 2 mũi tiến quân, một do Bolqadar chỉ huy theo đường Khâu Ôn (nay là Ôn Châu, Lạng Sơn), một do Satartai và Lý Bang Hiến chỉ huy đi theo đường núi Cấp Lĩnh (tức là từ Lộc Bình đi Sơn Động ngày nay). Đại quân của Thoát Hoan đi sau mũi thứ hai của Satartai và Lý Bang Hiến. Chống lại đạo quân thứ nhất này của quân Nguyên là lực lượng chủ lực của quân Trần do đích thân Trần Quốc Tuấn chỉ huy.
Đạo thứ hai chỉ gồm hơn 1 nghìn quân Mông Cổ và Vân Nam do Nasirud Din từ Vân Nam vào Đại Việt qua vùng Tuyên Quang tiến theo sông Chảy. Vị chỉ huy quân Trần ở vùng này làTrần Nhật Duật.
Đạo thứ ba là đạo quân đang chiến đấu ở Chiêm Thành do Toa Đô chỉ huy, tiến vào Đại Việt muộn hơn hai cánh trên, vào khoảng tháng 3 dương lịch, từ phía Nam.
Tháng 5 đầu tháng 6 năm 1285, nghĩa là khoảng 1 tháng sau khi rút về Thanh Hóa để thoát khỏi gọng kìm của quân Nguyên, quân Trần lại quyết định từ Thanh Hóa trở lại miền Bắc phản công quân Nguyên. Quân Trần chia làm 2 cánh. Một cánh do Trần Quốc Tuấn chỉ huy quay trở lại Vạn Kiếp khóa đường rút lui của địch. Một cánh doTrần Quang Khải chỉ huy phản công dọc theo sông Hồng.


Trận Hàm Tử – Tây Kết
Để phòng thủ mặt phía Nam của thành Thăng Long, quân Nguyên dựng 2 căn cứ liền kề nhau ở hai bờ sông Hồng, một ở Hàm Tử Quan (cửa Hàm Tử – nay ở Khoái Châu, Hưng Yên) và một ở Chương Dương Độ (bến Chương Dương – nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội). Tháng 5, Trần Quang Khảidẫn quân tấn công đồng thời 2 căn cứ này.
Toa Đô và Ô Mã Nhi ở Thanh Hoá, Nghệ An giao chiến với quân Trần do Trần Quang Khải chỉ huy mấy lần đều bị đẩy lui. Lương thực gần cạn, tới mùa hè nóng bức, quân Nguyên không hợp thời tiết, hai tướng bèn bỏ ý định truy tìm vua Trần mà vượt biển ra bắc để hội binh với Thoát Hoan.
Trần Quang Khải thấy quân Nguyên rút ra bắc bèn báo với vua Trần. Vua Trần cùng các tướng nhận định rằng: Quân Nguyên nếu còn mạnh, ắt truy kích vua Trần từ hai mặt nam bắc; nay cánh phía bắc không tới, cánh phía nam rút đi tức là đã mỏi mệt. Nhà Trần xác định đây là thời cơ phản công.
Trần Nhân Tông sai Trần Nhật Duật làm chánh tướng, Chiêu Thành Vương và Trần Quốc Toản làm phó tướng đi cùng với Nguyễn Khoái mang 5 vạn quân ra bắc đuổi đánh Toa Đô. Trong quân Trần Nhật Duật có tướng người Trung Quốc của nhà Tống cũ là Triệu Trung theo hàng.
Trần Nhật Duật gặp binh thuyền Toa Đô ở bến Hàm Tử, bèn chia quân ra đánh. Hai bên chống nhau ác liệt. Toa Đô đi đường xa, giao chiến lâu ngày đã mỏi mệt, trông thấy cờ hiệu Tống của Triệu Trung, lo lắng tưởng rằng nhà Tống đã khôi phục sang giúp Đại Việt. Nhóm quân người Hoa trong hàng ngũ quân Trần đều muốn trả thù nên đánh rất hăng.
Trong khi đó quân Trần lại dùng kế ly gián, bắn tên gắn giấy sang bên quân Nguyên, nói rằng chỉ đánh người Thát Đát chứ không đánh người Hoa. Điều đó khiến nhiều tướng sĩ người Hoa trong quân Nguyên không tận lực chiến đấu hoặc trở giáo sang hàng quân Trần. Toa Đô bị thua to. Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc (đoạn sông Hồng ở Hưng Yên) và tìm cách liên lạc với ông. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết (Khoái Châu). Ngày 24 tháng 6 năm 1285, Trần Hưng Đạo trực tiếp chỉ huy quân đánh Toa Đô. Toa Đô và Ô Mã Nhithua, bỏ thuyền đi đường bộ ra phía biển. Trên đường chạy, Toa Đô bị quân Đại Việt bao vây, sau cùng bị tướng Vũ Hải của nhà Trần chém đầu. Ô Mã Nhithì chạy thoát về Thanh Hóa. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông trông thấy thủ cấp của Toa Đô thì cởi áo ngự phủ lên và nói “người làm tôi phải nên như thế này” rồi sai người khâm niệm tử tế.


Trận Chương Dương Độ
Trần Nhật Duật sai Trần Quốc Toản về Thanh Hoá báo tin thắng trận. Trần Quốc Tuấn bàn với Trần Nhân Tông quyết định mang toàn quân ra bắc đánh Thoát Hoan để lấy lại Thăng Long. Trần Quang Khải ở Nghệ An mới ra được cử làm chánh tướng, Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản làm phó tướng; lại truyền lệnh cho Trần Nhật Duật phải ngăn không cho Toa Đô hợp binh được với Thoát Hoan.
Đại quân Thoát Hoan đóng ở Thăng Long cũng trong tình trạng lương thực sắp cạn, các chiến thuyền đóng ở bến Chương Dương.
Trần Quang Khải tiến ra bắc khá thuận lợi. Quân Trần nhanh chóng diệt nhiều đồn nhỏ của quân Nguyên, kết hợp dụ hàng quân người Hoa bỏ hàng ngũ quân Nguyên. Trong khi đó thì Trần Nhật Duật cũng giữ lại số quân để cầm chân Toa Đô, còn chia một số sang hợp với cánh quân Trần Quang Khải. Nhiều toán quân Trần trước kia bị tản mát, chưa tìm được vào Thanh Hoá, lúc đó gặp quân Trần Quang Khải đã cùng gia nhập nên lực lượng càng mạnh lên. Quân Trần chiếm được nhiều thuyền của địch ở bến đò.
Quân Trần tiếp tục ngược sông Hồng phản công quân Nguyên. Trần Quang Khải cùng Phạm Ngũ Lão và Trần Quốc Toản đã tấn công quân Nguyên ở Chương Dương (huyện Thường Tín). Quân Nguyên thường thấy quân Trần bị thua, khi đó thấy quân Trần đánh mạnh nên bị bất ngờ, tan tác bỏ chạy. Phần lớn các chiến thuyền quân Nguyên bị quân Trần đốt cháy hoặc chiếm.
Giải phóng Thăng Long
Sau các trận phản công thắng lợi trên sông Hồng, quân Trần quyết định tấn công giải phóng kinh thành Thăng Long. Lực lượng tham gia gồm các đơn vị thủy bộ chủ lực do Trần Quang Khải chỉ huy. Các đơn vị dân binh các địa phương lân cận do Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và Nguyễn Truyền chỉ huy. Sau khi đánh bại đơn vị quân Nguyên ngoài thành do Mã Vinh chỉ huy, quân Trần bắt đầu bao vây và công thành.
Trước sức tấn công mạnh mẽ và bền bỉ của quân Trần, quân Nguyên phải rút chạy khỏi thành Thăng Long về đóng ở bờ Bắc sông Hồng (khoảng Gia Lâm ngày nay). Tại đây, đồn trại của quân Nguyên vẫn liên tục bị tấn công.


Trận sông Thiên Mạc
Sau khi thua trận ở Hàm Tử Quan, Toa Đô vẫn không biết rằng Thoát Hoan đã tháo chạy. Cánh quân Toa Đô đóng ở sông Thiên Mạc và tìm cách liên lạc với Thoát Hoan. Được ít ngày, Toa Đô biết tin quân Thoát Hoan đã thất bại và rút chạy, bèn lui về Tây Kết.
Có tài liệu căn cứ vào Nguyên sử cho rằng Toa Đô sau trận thua ở Hàm Tử Quan lại tiến vào Thanh Hoá đánh vua Trần lần nữa, nhưng không thu được kết quả nên lại trở ra tìm Thoát Hoan. Trận Tây Kết này còn được coi là trận Tây Kết thứ hai.[
Ngày 24 tháng 6 năm 1285, quân Trần do đích thân vua Trần chỉ huy tấn công đạo quân Nguyên này. Tướng Nguyên là Trương Hiển (chức tổng quản) đầu hàng quân Trần và dẫn đường cho quân Trần tấn công Toa Đô ở Tây Kết. Quân Nguyên bị giết rất nhiều. Toa Đô cũng bị tử trận. Ô Mã Nhi và Lưu Khuê đi thuyền nhỏ trốn thoát ra biển.

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG ĐẠI PHÁ QUÂN NGUYÊN LẦN THỨ 3


Hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn, gồm 30 vạn quân do Thoát Hoan chỉ huy; 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi hộ tống đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ , lần này lương thực đầy đủ hơn , quân đội nhiều và mạnh , nhiều tướng giỏi , chú trọng đến thủy binh.
*Trần Hưng Đạo làm Tiết chế , chỉ huy kháng chiến.
*Tháng 12/1287 nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:
+Thoát Hoan chỉ huy quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp và xây dựng căn cứ vững chắc để đánh lâu dài với ta .
+600 chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi theo đường biển hộ tống đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân với Thoát Hoan ở Vạn Kiếp .
Chiến thắng Vân Đồn tiêu diệt đòan thuyền lương của Trương văn Hổ :
– Ô Mã Nhi vào sông Bạch Đằng và hội quân ở Vạn Kiếp, bỏ lại đoàn thuyền lương, liền bị quân Trần Khánh Dư tiêu diệt.
-Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương, 1-1288 Thoát Hoan tiến xuống Thăng Long… nhưng bị động, hết lương thực, tinh thần binh lính hoang mang tuyệt vọng
*Ý nghĩa trận Vân Đồn :tạo thời cơ để nhà Trần mở cuộc phản công tiêu diệt quân Nguyên.


Chiến thắng Bạch Đằng lịch sử 1288:
-Vua Trần và Trần Hưng Đạo,dự đoán quân giặc sẽ rút quân qua cửa sông Bạch Đằng.
-Đầu tháng 4 /1288 Ô Mã Nhi có kỵ binh rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng.
-Khi nước triều lên ta cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến rội vờ thua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.
-Khi nước rút, từ 2 bờ sông thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh , bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyền giặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm.Hoảng sợ, địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.
-Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước.


*Ý nghĩa: tiêu diệt ý đồ xâm lược Đại Việt của quân Nguyên ,quân Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên:
-Đập tan ý chí xâm lược của quân thù , bảo vệ độc lập , chủ quyến toàn vẹn lãnh thổ.
-Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
-Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
-Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.

******

Đọc lại lịch sử oai hùng của giống nòi Đại Việt hùng cường Lạc Long
Vững tin vào truyền thống bất khuất của nòi giống Tiên Rồng
Quyết vùng dậy tận diệt sói lang Lê Chiêu Thống việt cọng
Đưa Dân - Nước qua cơn lầm than
Chấm dứt đêm trường u minh cọng sản
Khai mở Vận Hội Mới cho dân Việt
Xây dựng lại giang sơn gấm vóc của Tổ tiên

 

Đây Bạch Đằng giang,

sông hùng dũng của nòi giống TIÊN RỒNG

giống anh hùng Nam Bắc Trung

Trên trời xanh muôn sắc đua chen bóng ô
Dưới đáy dòng nước ánh sáng vởn vơ nhấp nhô
Hàng cây cao soi bóng, gió cuốn muôn ngàn lau
Hồn ai đang phảng phất trong gió cảm xiết bao !...
Mây nước thiêng liêng còn ghi chép rành
Thời liệt oanh của bao người xưa trung chánh
Vì yêu quốc gia vui lòng hiến thân
Liều mình ra tay tuốt gươm bao lần...
Dòng nước trắng xóa dưới trời quang đãng
Từ xưa nêu cao tấm gương anh hùng
Dù có sấm sét bão bùng mưa nắng
Đằng Giang vẫn sáng để cho nòi giống soi chung...”

Nguyễn Nhơn sưu tập
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Tran Nang Phung 

Sunday, September 27, 2020

AI CHO TÔI TÌNH YÊU -Trúc Phương & NHAC SI TRUC PHUONG : Nhung Ca Khuc Hay Nhat PLAYLIST

 

On Friday, September 25, 2020, 07:00:57 AM CDT, Tran Nang Phung t> wrote:

 

 

 

 

AI CHO TÔI TÌNH YÊU -Trúc Phương -Quỳnh Trang & Nhạc Hòa Tấu -NDD  

https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUK7yw3dIrMjZlcUQfWKvNMM

 

NHAC SI TRUC PHUONG : Nhung Ca Khuc Hay Nhat PLAYLIST 

https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgVVdJKBz6kjcW14HTsFq57G

 

 

---------- Forwarded message ---------
From: Tran Nang Phung <
Date: Thu, Sep 24, 2020 at 6:49 PM
Subject: & Ba Tôi, Nhạc Sĩ Trúc Phương !!!

Ba Tôi, Nhạc Sĩ Trúc Phương !!!

Anh Trúc Linh, con trai nhạc si Trúc Phương (Last updated 9, 19, 2020) Từ trước đến nay, có rất nhiều tờ báo cũng như bài viết nhận định về cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương, có người nói ông sau 1975 có cuộc sống khốn khó, có người viết rằng ông sống quá bi đát, rồi cũng có tờ báo nói rằng khi qua đời ông chẳng còn gì cả …..

Những điều này có đúng là sự thật hay không ? xin mời quý vị xem qua lời tâm tình của những người con nhạc sĩ Trúc Phương.

_____________________________________________________

Chị Trúc Loan, một người con gái của nhạc sĩ Trúc Phương tâm sự như sau :

Ba tôi sinh năm 1933, tại xã Mỹ hòa, quận Cầu ngang, tỉnh Trà vinh. Quê nội tôi hiền hòa, chơn chất, nhưng nghèo khó nên ba tôi đã đi lên Sài gòn từ nhỏ. Ông vừa học, vừa làm, và cũng để theo đuổi niềm đam mê âm nhạc của mình.

Ba tôi viết nhạc và nổi tiếng từ rất sớm nhờ dòng nhạc bolero chậm, trữ tình của ông dễ nhớ, dễ nghe. Ngoài cây đàn guitar thường xuyên bên cạnh, ba tôi còn biết chơi thành thạo các nhạc cụ khác. Hồi còn nhỏ xíu, có lần theo ba đi Đại nhạc hội, ba tôi còn đàn contrabass trong dàn nhạc nữa, lúc đó tôi rất ngạc nhiên vì cây đàn quá to này, ba phải đứng mới cầm được nó… Khi chơi với các con, ba tôi thường lấy cây harmonica ra thổi…

Ba gặp má tôi khi bà còn đang đi học. Ba cưới ngay khi má chỉ 16 tuổi ! Tôi được sinh ra vào thời điểm ba tôi viết nhạc nhiều nhất.. dù sau đó, tôi còn có thêm 5 đứa em nữa, nhưng ba vẫn luôn cưng tôi nhất nhà.

Ba tôi là một người đàn ông rất yêu gia đình, thương vợ thương con. Ba tôi cũng là 1 người con, người cháu rất có hiếu. Ngày xưa, dù nghèo, ở nhà thuê, nhưng ba tôi cũng nuôi bà cố tôi chu đáo. Khi làm có tiền, ba hay mua sắm đồ đạc mang về quê cho bà nội tôi… Ba tôi hiền lành, chân thật , rất lạc quan và tốt bụng. Có lẽ vì vậy nên ai cũng quý mến. Tính ba tôi lại rất nghệ sĩ, không vụ lợi, không tính toán nên không có dư. Gánh nặng cơm áo gạo tiền, má tôi phải gánh vác từ lúc ba tôi phải nhập ngũ..

Sống trong thời chiến, lại phải làm lính xa nhà, nên có lẽ ba tôi là người hiểu ,cảm nhận được tâm tình của người lính nên các sáng tác của ông lúc này là luôn dành cho những người lính : Kẻ ở miền xa, Bông cỏ may, Trên 4 vùng chiến thuật, Để trả lời 1 câu hỏi, Đêm trên vùng đất lạ, Một người đi xa, Người nhập cuộc… Hàng trăm bản nhạc của ông, được biết rộng rãi chưa đến 20 bài, theo danh mục cho phép của nhà nước… Nhạc của ba tôi không vui, không xập xình ồn ào, nhưng âm thầm lắng đọng, lặng lẽ đi vào lòng người nghe bởi cái chân thật, ngọt ngào. Bởi vì khi viết , ba tôi sáng tác với cả tấm lòng, mỗi bài nhạc đều ẩn chứa những lời tự sự, những nỗi buồn…

Đọc bài viết về Trúc Phương trên trang wikipedia, đoạn cuối: rõ ràng là người viết không biết gì nhiều về ông, gia đình tôi rất bức xúc về điều này. Có những bài viết không chính xác, “tam sao thất bổn”, không khách quan, không đúng về ba tôi.

Trước khi mất khoảng vài tháng, năm 1995, trong 1 bài phỏng vấn , ba tôi có nói chuyện về cuộc sống sau khi vượt biên không thành, bị bắt, năm 1976. Trở về , căn nhà ở số 301 nguyễn văn Thoại, (nay là Lý thường Kiệt), phường 15, quận 11 bị mất. Không có nhà ở, không giấy tờ, phải mướn chiếu ngủ ngoài bến xe miền tây vì công an thường xuyên kiểm tra hộ khẩu, không ai dám chứa .. nhưng trong thời điểm đó, ai cũng khó khăn, khổ toàn xã hội , không riêng gì ba tôi, nhưng chưa bao giờ ông phải “đi chân không” hay “khi chết chỉ còn lại đôi dép..” như bài viết nào đó… Những người viết đó có lẽ không biết nhiều về ba tôi, về gia đình tôi, làm cho người đọc bàng hoàng, thương hại, đó là điều xúc phạm đến gia đình tôi…

(Trúc Loan)

_____________________________________________________

Và dưới đây là trả lời của nhạc sĩ Trúc Linh, một người con trai của nhạc sĩ Trúc Phương :

Ok, tui không biết Ông Nguyễn Trung này là ai, nhưng ông này viết bài này có mục đích bôi bác Ba tôi và cả gia đình tui, nên tôi phải lên tiếng.

1- Ba tui sanh năm 1933

2- Ba tui không bao giờ uống rượu .

3- Ba tôi lấy Má tôi trong những năm cuối 50, năm nay tui củng 5 bó rồi, hehe

4- Má tui con nhà giáo, gia đình cũng khá, nhưng nhà ở Bến Tre

5- Chiều Làng Em là bài Ông viết cho Má tui .

6- Ba tôi không phải tự học nhạc, mà có thầy dạy đàng hoàng

7- Xung quanh nhà bà nội tôi không hề có tre trúc gì ráo, nhà Má tui thì có.

8- Gia đình tôi cũng không nghèo, Ba tôi thường lái Mazda và Peugeot 404 . Thời xưa cũng có thời khó khăn, lúc Ông còn viết nhạc, nhưng sau này Ba Má tôi làm ăn thì cũng khá lắm . Khi giải phóng vào, thì có hơi sa sút . Nhưng đó là tình trạng chung của tất cả dân miền Nam, thời bao cấp .

9- Gia đình tôi có tới 6 anh chị em, có nghĩa là Ba và Má tôi chung sống cũng khá lâu . Họ ly dị vào khoảng năm 79 .

10- Tác giả Nguyễn Trung viết rằng khi ông qua đời gia tài chỉ còn đôi dép là nói LÁO . Ông không giàu có gì, nhưng cũng không đến nỗi thê thảm như vậy . Tôi đã từng về thăm ông 3 tháng trước khi ông mất cho thấy điều này ông Trung quá bôi bác gia đình chúng tôi. Nói như thế có nghĩa là các con của ông không hề quan tâm tới ông. Điều này KHÔNG ĐÚNG sự thật. Chúng tôi lúc nào cũng quan tâm đến ông.

Cái bài lá cải này, Nguyễn Trung không biết nhiều chi tiết nhưng đã viết rất nhiều như chính Trung là nhân vật chính. Đọc bài này xong tôi rất là bất bình vì có quá nhiều chi tiết không đúng sự thật mà có quá nhiều người đọc. Đến nổi MC Việt Dzũng của trung tâm Asia cũng lấy bài viết này làm tài liệu và cũng có lên trên chương trình trên Asia nói rằng khi Ba tôi mất, Ông chỉ còn đôi dép. MC Việt Dzũng còn nói rằng đám ma Ba tôi, phải nhờ bạn bè quyên góp để làm mộ cho Ông . Điều này cũng không đúng . Gia đình chúng tôi đã làm đám cho Ông đàng hoàng mà chưa từng lấy 1 Đồng tiền phúng điếu của ai cả. Đây là điều không công bằng với Má tôi vì tôi có đọc vài bài, họ tả Má tôi như là 1 người đàn bà không đàng hoàng . Thực sự Má tôi đã từng khổ vì Ba tôi tánh hay bay bướm, họ ly dị vì chính nguyên nhân này .

(Trúc Linh)

 

 


 

--

TRAN NANG PHUNG

http://www.youtube.com/user/trannangphung?feature=mhum

__._,_.___


Posted by: Diepmylinh Book <

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List