Saturday, June 13, 2015

Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ


---------- Forwarded message ----------
From: khai tran

----- Forwarded Message -----
From: cathy fosse-lefrançois
Sent: Thursday, June 11, 2015 4:50 PM
Subject: Tr : Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ


Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Nữ nghệ sĩ Hồ Điệp
Một người trong số những nghệ sĩ của Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa từ trần sau Ngày 30 Tháng Tư 1975 ít được người đời nhắc đến nhất là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp, giọng ngâm Thơ tuyệt vời của Ban Thi Văn Tao Ðàn, Ðài Phát Thanh Quốc Gia VNCH.

Không phải vì vô tình mà người ta không nhớ, không thương những người đã khuất như Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp. Trong những năm u ám sau 1975 người Sài Gòn chết thảm quá nhiều, người chết trong tù ngục công sản, người chết trên biển, người chết trong rừng, nhìn đâu cũng thấy tang tóc, đau thương, những người chưa chết thần hồn và trái tim tan nát, họ thấy cuộc sống của họ không biết còn mất lúc nào, người ta không còn tinh thần để nhớ, để thương những người mất tích.

Nữ nghệ sĩ Hồ Ðiệp  đi vượt biên đêm nào, tháng nào, năm nào? Chắc chỉ có thân nhân của bà được biết. Nữ nghệ sĩ đi và mất tích. Thân xác Hồ Ðiệp từ lâu rồi nằm dươi đáy biển Ðông. Sáng nay, một sáng Tháng Bẩy ở Xứ Người, tôi trái tim sầu muộn, tưởng nhớ những văn nghệ sĩ Sài Gòn đã giã từ dương thế kể từ sau Ngày Oan Nghiệt 30 Tháng Tư 75. Người Thứ Nhất tôi tưởng nhớ hôm nay là Nữ Nghệ Sĩ Hồ Ðiệp.

Năm 1960 yên bình trong một cuộc họp mặt của một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, có Vũ Hoàng Chương, Hồ Ðiệp, Mặc Thu. Trước năm 1954, ở Hà Nội, Nhà Văn Mặc Thu viết hai tác phẩm “Gang Thép Ðợi Chờ” và “Bát Cơm, Bát Máu.” Thi bá Vũ Hoàng Chương làm hai câu Thơ tặng Hồ Ðiệp, Mặc Thu;
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót  Mặc Thu.
Hôm nay 50 năm sau buổi chiều xưa Thi bá làm hai câu “Mưa cầm, gió bắt, thép đợi, gang chờ..,”  tôi, kẻ mất nước sống buồn những ngày thừa ở xứ người, tôi, cánh bướm già sống sót qua cuộc mưa cầm, gió bắt dài đến 20 mùa lá đổ ở Sài Gòn, tôi không có thép, có gang gì cả mà nếu có thì cũng không thép đợi, gang chờ mà thép mòn, gang rỉ, nhớ những ngày xưa và những người nay không còn nữa, cảm khái tôi tiếp hai câu của Thi bá, làm thành:
Mưa cầm, gió bắt thương Hồ Ðiệp.
Thép đợi, gang chờ xót Mặc Thu.
Ðiệp bay ra biển sương mù,
Có về đâu nữa, đất Hồ ngàn năm!
—–

lexuyenLê Xuyên Chú Tư Cầu

Giữa Sài Gòn dâu biển tang thương
Vỉa hè Bà Hạt thuốc lá lẻ.
Nguyệt Ðồng Xoài cùng Vợ Thầy Hương
Bỏ Rặng Trâm Bầu, sang Mỹ, lấy Mỹ.
Cu ky trong Vùng Bão Lửa
Chú Tư Cầu đi đâu, về đâu?
Từ 1960 với tác phẩm tiểu thuyết đầu tay Chú Tư Cầu thành công, nổi tiếng ngay, Lê Xuyên viết thật đều, thật nhiều, tiểu thuyết được in thành sách cũng thật nhiều. Trong bài thơ có tên nhũng tiểu thuyết cỉa Lê Xuyên được tái bản ở Hoa Kỳ: Nguyệt Ðồng Xoài, Vợ Thầy Hương, Rặng Trâm Bầu, Vùng Bão Lửa.
Sau năm 1975, qua 20 mùa Sài Gòn mưa nắng, ngồi bán thuốc lá lẻ trên vỉa hè đường Bà Hạt-Ngô Quyền, từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm, Chú Tư Cầu Lê Xuyên giã từ dương thế năm 2002.  Ảnh chụp khoảng một năm trứơc ngày Lê Xuyên ra đi.
—–

trinhcongsonVô đề, Vô danh, Vô lọai

Vạc bay rã cánh cuối trời
Diễm Xưa chẳng trọn một đời thủy chung.
Ðá buồn, biển nhớ mịt mùng
Âm cung tiếng phản, tiếng thùng. Thế thôi!
.
.
.
.
.
—–

vuhoangchuongVŨ HOÀNG CHƯƠNG

Một mảnh hồng tiên trĩu ngón tay
Hương mùa thu mất ngậm ngùi bay.
Anh vẫn Hoàng Chương vàng với ngọc,
Trần ai nào lấm được trời mây.
Người về ngôi cũ, Thơ trầm Nhạc
Tàn lửa hồng hoang, khói Mái Tây.
Cười vang một tiếng, tan tinh đẩu
Sáu cửa luân hồi nhẹ cánh bay.
Bị bắt tù Tháng Ba năm 1976, đến Tháng 10, 1976 Thi Bá Vũ Hoàng Chương được trở về nhà ở Khánh Hội, Thi Bá qua đời chừng sáu, bẩy ngày sau khi về nhà.
.
.
—–

buigiangBùi Giáng

Lá cồn hay lá hoa cồn?
Tồn liên tồn vẫn liên tồn bấy lâu.
Hỏi Quê, rằng biển xanh dâu.
Hỏi Thơ, rằng mộng ban đầu vấn vương.
Em về rũ yếm mù sương
Ngàn năm châu chấu vẫn thương cào cào.
Mân-rô ơi, có đêm nào
Mồ anh em hé Ðộng Ðào suối tuôn.
Lá cồn hoa cũng lên cồn
Mười hai con mắt liên tồn mười hai.
Nghe nói Tập Thơ LÁ HOA CỒN của Bùi Giáng xuất bản năm 1968 được Thi Sĩ tác giả đặt tên là LÁ CỒN. Quí vị biên tập trong nhà Xuất Bản – tôi không nhớ là Nhà An Tiêm hay Nhà Lá Bối – thấy cái tên LÁ CỒN.. kỳ kỳ sao đó nên đổi là LÁ HOA CỒN. Từ 1970 đến nay không thấy LÁ HOA CỒN được tái bản. Hơn 40 mùa thu xưa tôi đọc LÁ HOA CỒN, thấy câu Thi sĩ kể trong một đêm mà:
                   Cồn lê lên miệng đến hai, ba lần…
Tôi nghĩ: Một đêm cồn lê lên miệng hai lần  may ra còn sống được, một đêm mà cồn lê lên miệng đến ba lần..! Chắc chết quá!
Một trong số hai, ba Giai Nhân đương thời được Thi sĩ ca tụng nhan sắc và tỏ tình yêu là Cô Ðào Marilyn Monroe. Thi sĩ từng ước mơ sau khi ông chết, ông sẽ cảm động lắm nếu ông được Người Ðẹp Marilyn Monroe đến đái trên mồ ông.
Năm 1970 Chủ nhiệm nhật báo SỐNG Chu Tử mời Thi sĩ Bùi Giáng viết tiểu thuyết phơi-ơ-tông đăng mỗi ngày trên Nhật Báo Sống. Tôi không nhớ tên truyện, chỉ nhớ Tiểu Thuyết Gia Bùi Giáng viết lọai truyện võ hiệp Trung Hoa, các đại hiệp, nữ hiệp thi triển võ công, đánh kiếm..vv.. Trong truyện ông cho  nam nữ nhân vật nói đi, nói lại rất nhiều lần những tiếng“liên tồn, tồn liên.”  Truyện của ông gần như ngày nào, trang nào cũng có hai tiếng ấy. Như:
Làn môi hồng của nàng nở nụ cười tồn liên.
Nàng thu kiếm lại, chắp tay, dịu dàng nói:
– Cám ơn Ðại hiệp đã có nhã ý liên tồn.
Sau cuộc biển dâu, Thơ Bùi Giáng vẫn có những tiếng “liên tồn, tồn liên” không khác gì Thơ Bùi Giáng Lá Hoa Cồn trước 1975. Ðây là vài câu trích trong thi phẩm Mười Hai Con Mắt, xuất bản năm 2000:
Chuyện Chiêm bao, Mười Hai Con Mắt.
Mộng ảo liên tồn vô mịch xứ
Phù du liêu lạc khởi năng kiêu.
Ðêm nằm thao thức tới bình minh
Nửa khóc, nửa cười quỉ hóa tinh.
Ú ớ liên tồn vi diệu ngữ
Ậm ừ tục tiếp quái quỉ thanh.
Gặp Em
Gặp Em ngồi tựa gốc cây
Hỏi Em có biết chiều nay mấy giờ
Mưa nguồn đổ xuống trang thơ
Lá hoa cồn lũng bất ngờ chịu chơi…
—–

nguyenmanhconNGUYỄN MẠNH CÔN

Lính Nhẩy Dù lâm nạn ba người,
Nhà Văn lâm nạn một mình thôi.
Sông Rây nước chẩy, mây trôi.
Nhớ về Xuyên Mộc, bồi hồi thương Anh.
Nhà Văn Nguyễn Mạnh Côn viết những tác phẩm Ba Người Lính Nhẩy Dù Lâm Nạn, Ðem Tâm Tình Viết Lịch Sử, Kỳ Hoa Tử, Tình Cao Thượng, Mối Tình Mầu Hoa Ðào, Hòa Bình.. Nghĩ gì, Làm gì? Tháng Ba năm 1976 ông bị bọn Công An Cộng Sản Thành Hồ bắt giam. Năm 1979 ở Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Nhà Văn tuyệt thực phản đối việc ông bị cầm tù quá lâu. Bọn Cai Tù Xuyên Mộc không cho ông uống nước, Nhà Văn chết thảm trong trại tù Xuyên Mộc.
Sông Rây chẩy qua vùng rừng bao quanh Trại Tù Khổ Sai Xuyên Mộc, Bà Rịa. Người Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 có câu:
Bao giờ Rừng Thác hết cây
Sông Rây hết nước thì đây mới về.
Cùng sống và chịu cực khổ với Nhà Văn Nguyễn Mạnh Công ở Trại Tù Xuyên Mộc những năm 1978, 1979 là Duyên Anh, Ðằng Giao, Hồ Hữu Tường. Năm 1983 gặp lại nhau sau những ngày tù tội, Duyên Anh đọc cho tôi nghe câu “..Sông Rây hết nước..” Tôi không nhớ đúng tên Rừng trong câu thơ. Có thể không phải là Rừng Thác.
Bao giờ Rừng Thác hết cây,
Sông Rây hết nước thì đây mới về. 
—–

duonghungcuongDương Hùng Cường

Chém cha bọn Cộng trâu bò
Cà Kê Dê Ngỗng nó cũng cho đi tù.
Phi trường đèn tắt, điện lu
Lái Thiêu Dê Húc, Ðạo Cù Paris.
Dương Hùng Cường, bút hiệu Dê Húc Càn, một thời giữ mục Cà Kê Dê Ngỗng trên Tuần báo CON ONG. Là sĩ quan, Dương Hùng Cường đi tù khổ sai đến năm 1979. Năm 1980 DH Cường liên lạc được với Trung Tá Không Quân Trần Tam Tiệp ở Paris. Trước năm 1975 TTTiệp thường có Thơ Khôi Hài đăng trên Tuần báo CON ONG với bút hiệu Ðạo Cù. Khi ấy ông họat động trong Hội Văn Bút Quốc Tế, ông làm được nhiều việc giúp đỡ một số văn nghệ sĩ ở Sài Gòn cả về tinh thần và vật chất.
Năm 1984 Dương Hùng Cường bị bắt vì tội “viết bài gửi ra nước ngoài”. Năm 1986 Cường chết trong một sà-lim ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu, Sài Gòn. Bị nhốt một mình trong sà-lim, Cường chết trong đêm. Bọn Công An Thành Hồ đưa xác Cường về Nhà Xác Nhà Tù Chí Hòa cho bọn gọi là bọn Pháp Y Sĩ mổ xẻ tanh banh,  rồi gọi vợ con Cường đến Nhà Xác Chí Hòa nhìn mặt Cường lần cuối, chúng không cho đem xac Cường về nhà mà cho ngay vào quan tài, cho xe của Nhà Tù đưa lên chôn ở một nghĩa trang trên Lái Thiêu.
Một trong những tác phẩm Dương Hùng Cường để lại đời là BUỒN VUI PHI TRƯỜNG viết về cuộc sống của những người lính Không Quân ở những phi trường quân sự.
Ðạo Cù Trần Tam Tiệp, bị bại liệt, đã từ trần ở Paris.
—–

 hoangvinhlocĐạo diễn HOÀNG VĨNH LỘC

Người Tình mất hết chân tay
Trái tim Hoàng gửi nơi này quê hương.
Sài Gòn Bến Cũ mù sương
Nhớ ơi Vĩnh Lộc trên đường Bô Na.
Hoàng Vĩnh Lộc bị bắt Tháng Ba năm 1976 trong đợt bọn Công An Cộng Sản bắt tù những văn nghệ sĩ Sài Gòn. HV Lộc bị tù ở Nhà Tù Số 4 Phan đăng Lưu. Trong số những bộ phim Hoàng Vĩnh Lộc làm đạo diễn có hai phim nổi tiếng là NGƯỜI TÌNH KHÔNG CHÂN DUNG, XIN NHẬN NƠI NÀY LÀ QUÊ HƯƠNG. Trở về nhà ở Phú Nhuận, HV Lộc từ trần trong sầu muộn năm 1981.
Vào lúc gần tối một ngày mùa mưa tôi đến nhà Hoàng Vĩnh Lộc chào anh lần cuối. Hôm nay khi viết những dòng chữ này, tôi thấy ẩn hiện những hình, những ảnh buổi chiều gần tối năm xưa, tôi ngồi dưới tấm bạt căng trên bãi cỏ trứơc nhà làm chỗ tiếp khách đến viếng tang, nghe tiếng mưa rơi lộp bộp trên tấm bạt, nhìn vào căn nhà nhỏ thấy quan tài của anh với mấy ngọn nến nhỏ leo lét.
Tôi nhìn thấy Hoàng Vĩnh Lộc lần đầu vào một buổi chiều năm 1952. Lúc ba, bốn giờ chiều, nắng vừa dìu dịu, tôi đứng trên vỉa hè đường Bô-na, trước Hàng Ăn Kim Hoa, cạnh rạp Xi-nê Casino de Saigon, thấy Hoàng Vĩnh Lộc đến trên chiếc xe Peugeot Mui Trần, thường được gọi là xe Peugeot 203 Decapotable. Chiều ấy HV Lộc bận toàn đồ trắng, chiếc xe anh đi cũng mầu trắng. Năm 1952 HV Lộc đóng vai chính trong phim BẾN CŨ, phim mầu, của AnPha Thái Thúc Nha. Phim chưa chiếu, anh đã được coi là một jeune premier của Ðiện Ảnh Sài Gòn.
Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy của Hoàng Vĩnh Lộc buổi chiều nắng vàng năm 1952 trên đường Bô-na; đã 60 mùa thu lá bay, tôi vẫn nhớ. Năm xưa ấy trên đường Bô-na, Sài Gòn, Hoàng Vĩnh Lộc 30 tuổi, tôi 20.
—–

hieuchanNhà văn HIẾU CHÂN NGUYỄN HOẠT

Trăng Nước Ðồng Nai vui Tỵ Bái
Chí Hòa lao ngục thở hơi tàn.
La Khê Công Tử Hiếu Chân
Nói hay Ðừng vẳng cung đàn Liêu Trai.
Những năm 1956, 1957, Nhà Văn Nguyễn Họat viết truyện dàiTRĂNG NƯỚC ÐỒNG NAI trên Nhật báo TỰ DO. Sau đó anh viết truyệnTỵ Bái, dịch truyện LIÊU TRAI, giữ mục Nói hay Ðừng trên Nhật báo TỰ DO. Anh bị bắt cùng với các văn nghệ sĩ Doãn Quốc Sĩ, Dương Hùng Cường, Duy Trác và bị khép vào cùng một nhóm gọi là nhóm Biệt Kích Cầm Bút. Anh từ trần trong đêm ở Nhà Tù Chí Hòa năm 1988.
Quê ngọai của anh Nguyễn Họat ở làng La Khê ngay bên thị xã Hà Ðông. Có năm anh dậy học ở Trường Tư Thục Tự Ðức trong thị xã, tôi là học trò của anh.
—–

phamthienthuPhạm Thiên Thư

Ai về hỏi Phạm Thiên Thư
Ngày xưa Hoàng Thị bây chừ ở đâu?
Ðộng Hoa Vàng có tên nhau
Sao nhau tình nghĩa qua cầu gió bay?
Hẹn nhau tròn cuộc nhau này
Sao nhau cánh dzế chồn lây đổi mầu?
Ðã buồn Từ Thức lấm đầu,
Lại thương Hoàng Thị về đâu bây giờ?
Những năm 1980, Phạm Thiên Thư làm thơ Chào Mừng Sinh Nhật Hồ Chủ Tịch. Ông làm nhiều Thơ ca tụng cuộc sống trong sáng của nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa và gọi loai Thơ này là Thơ Hồng.
hoanghaithuy




__._,_.___

Posted by: truc nguyen

Ban Tam Ca Trào Phúng AVT



---------- Forwarded message ----------
From: Huy Dang
                                   Ban Tam Ca Trào Phúng

                                                                        AVT


AVT là tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất châm biếm và hài hước, nhiều khi xen lẫn với một sự mỉa mai của nó. Nhắc đến AVT, chắc chắn phải nhắc đến người được coi là linh hồn của ban tam ca này là nhạc sĩ lão thành Lữ Liên mặc dù ông không phải là người thành lập ra ban tam ca này.




Năm 1958, trong danh sách công tác của Tiểu Đoàn 1 Chiến Tranh Chính Trị có một ban tam ca do 3 anh tân binh mới nhập ngũ tên Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng chuyên trình bầy những bản nhạc vui nhộn. Họ lấy 3 chữ đầu của tên mình để ghép lại thành AVT để đặt tên ban. Người đứng ra thành lập ban AVT chính là nhạc sĩ Anh Linh mà không phải là nhạc sĩ Lữ Liên như không ít người lầm tưởng.
  
Ban nhạc AVT - Trước năm 1975

Anh Linh là một người có căn bản nhạc lý vững vàng nên từng có thời gian được cử thay thế giáo sư âm nhạc Phạm Nghệ làm trưởng ban Ca của Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương, tức Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương sau đó. Ông đã sáng tác được khoảng 20 bài, trong đó có một số bài phổ từ thơ của thi sĩ Hà Thượng Nhân và Nhất Tuấn (tác giả thi tập nổi tiếng trong thập niên 60 “Chuyện Chúng Minh”). Một trong những ca khúc đắc ý nhất của ông là “Niềm Tin”, thường được nhiều ca sĩ trình bầy trong dịp Giáng Sinh. 
Ca khúc đầu tay của Anh Linh là bài “Sao Em Không Đi”, viết trước khi nhạc sĩ Anh Bằng, cùng trong Đại Đội Văn Nghệ Trung Ương của Tiểu Đoàn 1 Chiến Tranh Tâm Lý, tung ra nhạc phẩm “Nếu Vắng Anh”. Nhưng vì nhạc của Anh Linh có phần ủy mị nên không được bộ thông tin chấp thuận ngay. Trái lại, “Nếu Vắng Anh” thì trót lọt kiểm duyệt vì lời ca, điệu nhạc rất tình cảm nhưng không mềm yếu. Nhạc phẩm này đã trở thành Top Hit sau đó.
 

Việc hình thành tên ban tam ca AVT đã được nhạc sĩ Anh Linh kể lại với những chi tiết lý thú đến từ một sự tình cờ. Khởi thủy, ban tam ca sau này được gọi là AVT gồm có 3 người là Anh Linh, Tuấn Đăng và Vân Sơn thường được giới thiệu mỗi khi xuất hiện trên sân khấu là Tam Ca Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng. 3 người đều hát thường trực ở phòng trà Anh Vũ với những tiết mục vui nhộn của họ.

Một hôm, ban giám đốc thuê người kẻ một tấm biểu ngữ rất lớn để giăng ngang đường Trần Hưng Đạo, gần phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện nhằm giới thiệu bộ 3 này mà họ muốn gọi là ban Kích Động Nhạc Anh Vũ. Đúng vào lúc những người kẻ chữ vừa viết xong hai chữ A và V mầu đỏ và chữ NH mầu xanh thì Anh Linh tình cờ đi tới. Anh hỏi thì được biết họ viết chữ ANH VŨ. Anh Linh nói ngay là ban tam ca của anh không phải tên là Anh Vũ như ban giám đốc đã thuê họ viết. Nhưng thấy mấy người thợ đã lỡ viết như vậy nên chợt nhớ ra ban kích động nhạc của mình đã có sẵn tên Anh Linh, Vân Sơn nên bảo viết thêm chữ T ( chữ đầu của tên Tuấn Đăng ) và bỏ 2 chữ NH kia đi. Vì thế nên có tên AVT.

Trong thời gian AVT hát nhạc ngọai quốc ở phòng trà Anh Vũ, họ luôn được khán giả yếu cầu hát nhiều lần nên chủ phòng trà thêm cho AVT một danh hiệu nữa là ban AVT Đăng-Linh-Sơn khi được giới thiệu. Nhưng MC lại cố ý đọc là “AVT Darlingson” cho khán giả ngọai quốc dễ hiểu! Tiền thù lao cho AVT sau đó đã phá kỷ lục khi họ được trả đến 1000 đồng một người, trong khi “cát sê” trả cho quái kiệt Trần Văn Trạch chỉ có 700! Vì AVT có lần được khán giả yêu cầu “bis” đến 7 lần. Ba người vừa vào hậu trường thay áo đi về thì lại phải mặc vào để ra trình diễn thêm trong khi khán giả giả tiếp tục hò hét vang rền! Đó thật là một kỷ niệm nhớ đời cho Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng.

Giọng ca của 3 thành viên AVT này rất đều. Họ có thể lên cao tới “nốt” Sol cao và xuống đến Sol thấp. Theo nhận xét của nhạc sĩ Lữ Liên thì giọng của Vân Sơn trội hơn cả so với 2 người khác trong ban. Hình ảnh đặc biệt của AVT là lúc trình diễn họ đều mặc quốc phục với khăn đóng, áo dài và tự đàn lấy để hát. Trước khi chuyển qua sử dụng những nhạc khí dân tộc thì Anh Linh chơi guitar, Vân Sơn chơi trống và Tuấn Đăng sử dụng contre-bass. Những tiết mục linh động và tươi vui của AVT thật sự đã mang lại cho sinh hoạt phòng trà thời đó thêm rất nhiều sống động.
 

Qua đầu thập niên 60, vào lúc AVT cần những sáng tác mới để trình bầy, nhạc sĩ Lữ Liên có ý định thử nghiệm khi muốn hướng phần trình diễn của AVT về một thể loại mới lạ. Ông đã trích một đọan trong bản Thất Nghiệp Ca của ông (sáng tác cho Đoàn Văn Nghệ Việt Nam) đặt tên là Tam Nghiệp, mô tả 3 chàng Thợ Nhuộm, Thợ Sửa Khóa và Thầy Bói để AVT thực nghiệm vào dịp Tất Niên trong một chương trình văn nghệ do quân đội tổ chức tại rạp Tống Nhất. Chương trình này có mục đích ủy lạo các chiến sĩ xuất sắc khắp 4 vùng chiến thuật trở về tham dự, dưới sự chủ tọa của tổng thống Ngô Đình Diệm cùng nhiều tướng lãnh cao cấp khác. Nhưng sắp đến ngày ra mắt thì thình lình có giấy gọi Anh Linh theo học khóa sĩ quan vào năm 1962. 

Lập tức Hoàng Hải được đưa vào tập dượt để thay thế. Sau này khi Lữ Liên gia nhập AVT, nhạc phẩm Tam Nghiệp có được sửa đổi đôi chút với những nghề Thợ Sửa Xe Máy (do Lữ Liên diễn tả), nghề Tẩm Quất với Vân Sơn và Tuấn Đăng với nghề thợ mộc. Với bài Tam Nghiệp gốc, một sáng tác của Lữ Liên, trích từ tác phẩm Thất Nghiệp Ca của ông, lần đầu tiên khán giả được thưởng thức một nhạc phẩm trào phúng với những âm điệu cổ truyền cùng những lời ca dí dỏm và nghệ thuật trình diễn sống động. 

Tất cả những khán giả hôm đó, phần lớn là anh em binh sĩ, được dịp cười hả hê. Nhất là lúc Vân Sơn hứng lên múa trống, tung dùi và Tuấn Đăng nhảy lên cây “Contre-basse” để solo theo nhịp kích động khiến khán giả cổ võ muốn sập rạp. Và kể từ đó AVT bắt đầu bước vào một khúc quanh quan trọng với phần trình bầy những nhạc phẩm trào phúng, sát với đời sống thường ngày trong xã hội. Với sự tán thưởng nồng nhiệt của khán giả. Sau thời gian này, Lữ Liên lại đặt cho AVT một số bài mới như Ông Nội Trợ, Trắng Đen, Dậy Thì, vv…

Tất cả những nhạc phẩm này đã khiến tên tuổi AVT càng này càng lên cao Ngoài những sáng tác của nhạc sĩ Lữ Liên, nhạc sĩ Anh Bằng cũng sáng tác cho ban tam ca này một nhạc phẩm nổi tiếng khác có tựa đề là Huynh Đệ Chi Binh, thêm vào đó là một sáng tác của Duy Nhượng là bài Ai Lên Xe Bus
 

Từ đó, ban AVT đã trở thành một tam ca nhạc đắt giá tại các phòng trà ca nhạc và vũ trường cũng như các Đại Nhạc Hôi cùng các đài Phát thanh và Truyền Hình. Nói cho đúng, AVT đã trở thành một hiện tượng trong sinh họat ca nhạc tại Việt Nam với một khuynh hướng thể hiện chưa từng có trước đó. Như vậy có thể khẳng định là AVT đã giữ vai trò độc tôn bằng hình thức tam ca trào phúng. Một thời gian sau, một vài kết hợp dưới hình thức tương tự cũng được ra đời, nhưng không có khả năng thu hút người nghe như AVT, nên đã không tồn tại được bao lâu. 

Sau những bài hát trào phúng được nhắc tới ở trên là đến một lọat những bài khác được nhạc sĩ Lữ Liên sáng tác cho ban AVT trình bầy như Ba Bà Mẹ Chồng, Cờ Người, Em Tập Vespa, vv… Đó là những nhạc phẩm đã lót đường cho ban AVT thăng tiến rất nhanh. Ngoài những lời lẽ châm biếm trong những bài hát trước đó, người nghe còn cảm thấy rất thích tú với những bài hát được Lữ Liên sáng tác với hình thức lời thanh mà ý tục, tương tự những thi phẩm nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong đó có tác phẩm Cờ Người đã được phổ nhạc hoàn toàn mang chất AVT độc đáo…

Trong khoảng thời gian từ 60 đến 64, AVT đã được 2 hãng đĩa Sóng NhạcViệt Nam mời thu đến 20 đĩa nhạc và băng nhạc. Và AVT còn nhận lời trình diễn cho các phòng trà ca nhạc và vũ trường lớn ở Sài Gòn như Queen Bee, Quốc Tế, Bồng Lai, vv…

Vào năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Hải được lệnh giải ngũ. Nhạc sĩ Lữ Liên được mời vào thay thế và trở thành trưởng ban AVT từ đó. Cùng một lúc ông còn là trưởng ban kịch của Biệt Đòan Văn Nghệ Trung Ương. Với các nghệ sĩ : Hoàng Năm, Đỗ Lệnh Trường, Xuân Phúc, Bích Huyền, Cẩm Thúy, Thúy Liệu, Lệ Sửu, v.v… Sau khi nhận lời trở thành một thành viên của AVT, lúc đó măc dù trong ban không còn ai mang tên có chữ có A ở đầu, nhưng Lữ Liên vẫn giữ nguyên cái tên AVT.

 Vì ông cho rằng tên đó đã đi sâu vào tâm hồn quần chúng. Nhưng ông đã đưa ra một vài đề nghị với một số thay đổi. Thứ nhất, với vai trò trưởng ban ông đổi danh xưng chính thức cho AVT là “Ban Tam Ca Trào Phúng AVT”, thay vì Ban Kích Động Nhạc AVT. Ngoài ra, còn có thêm một sự thay đổi quan trọng khác là loại bỏ 3 nhạc khí Tây Phương để chỉ sử dụng những nhạc khí cổ truyền Việt Nam. Từ đó Vân Sơn chơi Tỳ Bà, Tuấn Đăng chơi đàn đoản và Lữ Liên sử dụng đàn nhị tức đàn cò. 

Tới khoảng thời gian 1966-67, chính phủ Việt Nam theo đuổi chương trình trao đổi văn hóa với các nước Á Châu, AVT với thành phần trên đã theo Đoàn Văn Nghệ Việt Nam của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ di trình diễn tại rất nhiều quốc gia như Lào, Cao Miên, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mã Lai, Nhật Bản, vv… Sang đến năm 1968 thì Ban Tam Ca Trào Phúng AVT đi vào một thời kỳ có thể gọi là cực thịnh với những chuyến lưu diễn tại rất nhiều quốc gia Âu Châu. 

Theo lời yêu cầu của các đồng bào Việt Nam tại Pháp, chính phủ Việt Nam đã gửi một phái đoàn văn nghệ hùng hậu gồm đầy đủ các bộ môn thi, ca, vũ, nhạc, kịch, vv… dưới sự dìu dắt của nhạc sĩ Hoàng thi Thơ cùng các vũ sư Lưu Hồng và Trịnh Toàn sang Âu Châu trình diễn lần thứ nhất. Lần ra mắt ở rạp Maubert Mutualité Paris, Lữ Liên đã sáng tác một số bài dành riêng cho AVT như Chúc Xuân, Vòng Quanh Chợ Tết, Tiên Sài Gòn, Gái Trai Thời Đại, Lịch Sử Mái Tóc Huyền, Mảnh Bằng, 3 Ông Bố Vợ, vv… để trình diễn trước một số khán giả kỷ lục. Còn một số đông khán giả phải đứng ở ngoài vì hết chỗ. 

Trong lần ra mắt đáng ghi nhớ đó, AVT mặc sức vẫy vùng. Mỗi câu hát là một chuỗi cười và tiếng vỗ tay vang dội. Giữa mỗi bài hát đều có phần solo nhạc. Tiếng nhạc khí Việt Nam thánh thót, véo von như chim hót khiến khán giả im lặng cơ hồ như nín thở để thưởng thức. Đến phần kết thúc mỗi bài hát thì tiếng vỗ tay vang lên như sấm động. Nhất là trong tiết mục AVT trình tấu cũng bằng Tỳ Bà, Nhị Huyền và Đàn Đỏan hai nhạc khúc bất tử của Johan Strauss là Le Beau Danube Bleu và Les Flots Du Danube. Khán gỉa đã vỗ tay không ngừng khi chấm dứt. AVT phải dắt tay nhau ra cám ơn khán giả 3 lần! Vãn hát, khán giả đã tràn lên sân khấu vây quanh các nhạc sĩ để khen ngợi. Nhất là các khán giả người địa phương muốn xem tận mắt từng cây đàn của AVT đã sử dụng. Lần trình diễn đó của AVT đã gây chấn động cả Paris. Đi đến đâu người ta cũng nhắc tới AVT.

 Đó có thể coi như thời kỳ huy hoàng nhất của ban ta ca trào phúng này.

Sau đêm trình diễn ở rạp Maubert và sau khi nghỉ một ngày, bộ ba Lữ Liên, Vân Sơn và Tuấn Đăng sang diễn một xuất ở Thụy Sĩ và một xuất ở Luân Đôn. Sau đó họ lại về Pháp để trình diễn một xuất ở dưới miền nam. Rồi sau đó, phái đoàn lại tiếp tục đi trình diễn tại Maroc, Algérie, Tunisie, vv… Nơi nào họ cũng gặt hái được những thành công rực rỡ trước khi trở về Việt Nam. Đó là chưa kể AVT còn có dịp sang trình diễn tận nước Cộng Hòa Trung Phi trong thời kỳ lãnh đạo của tổng thống Bokassa.

Qua năm 1969, lại một lần nữa thể theo lời mời của Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Pháp, chính phủ Việt Nam lại cử một đoàn văn nghệ gồm AVT với Lữ Liên, Vân Sơn, Tuấn Đăng cùng 2 nữ ca sĩ Hoàng Oanh và Hà Thanh, vợ chồng nhạc sĩ cổ nhạc Vĩnh Phan, nhạc sĩ Huỳnh Anh và cây sáo Nguyễn Đình Nghĩa sang quốc gia này. Một chương trình dài 2 tiếng gồm đủ mọi tiết mục được dàn dựng để trình diễn ở tất cả những địa điểm mà anh chị em sinh viên ở Parius tổ chức trong những ngày cuối năm. 

Chuyến lưu diễn này kéo dài 1 tháng với một thành công rực rỡ. Ngoài những lần trình diễn chung với 2 nhạc sĩ khác trong AVT, hình ảnh nhạc sĩ Lữ Liên còn ghi đậm nét trong trí nhớ mọi người khi ông cùng nhạc sĩ Hoàng Thi Thao đồng diễn tiết mục “Cò Tây-Cò Ta”, được coi là một tiết mục rất ăn khách vào thời đó, cũng như sau này tại hải ngọai. Cò Tây-Cò Ta” cũng đã được thu hình trong một chương trình Paris By Night cách đây vài năm, gây được nhiều thích thú cho khán thính giả.

 

Sau năm 1975 Lữ Liên may mắn được tầu Mỹ cứu thoát sang định cư tại Mỹ. Vân Sơn và Tuấn Đăng bị kẹt lại. Vân Sơn đã tự vẫn trên giòng sông Thị Nghè. Còn Tuấn Đăng vì nặng nợ gia đình nên vẫn còn sống ở Sài Gòn. Tại hải ngoại, ban AVT Hải Ngoại với Lữ Liên, Vũ Huyến, Ngọc Bích (năm 1977, Trường Duy thay thế Ngọc Bích) tiếp tục truyền thống trào phúng, vui nhộn của AVT chính tông và bắt đầu cùng các anh chị em nghệ sĩ trình diễn khắp nơi từ năm 1976 cho đến năm 1987…




__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List