Saturday, May 10, 2014

The Best Of Pham Duy Songs [Pham Duy Dac Biet]


***SUPER HD YOUTUBE "Phượng Yêu -Phạm Duy -Thái Thanh -NNS"


***HD YT PLAYLIST "The Best Of Pham Duy Songs"

Trong hon 300 playlists do toi thuc hien, voi 117 nhac pham, NHAC SI PHAM DUY PLAYLIST (https://www.youtube.com/playlist?list=PLuUrrk8zYVhPiAq15bLJtjIk_iS_FXSDG) da tro thanh playlist dai nhat, 34 nhac pham duoc nhieu nguoi truy cap nhat da duoc lam thanh THE BEST OF PHAM DUY SONGS


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG


Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube
image
Giao Su Tran Nang Phung duoc su giup do cua nhieu nhan tai khap noi tren the gioi da thuc hien nhung Video nghe thuat de gioi thieu nhung nhac pham...
Preview by Yahoo




34
videos

PLAYLIST  by Phung Nang Tran



Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 10-5-14
Phm Duy: Phượng Yêu
Tiếng hát: Thái Thanh
Hoặc có thể vào link sau đây để thưởng thức hơn 600 YouTube đặc sắc khác:
http://www.youtube.com/user/phthoihoa

Tình thân,
Kính.
NNS
.........................................................................................
(1) Bs H Hi: Hai khc khoi
Chúng tôi, những con người sinh ra ở hai phần đất nước, tuy cách nhau 2 thế hệ, được giáo dục, tắm trong 2 nền văn hóa và chính trị khác nhau.
Anh ở Bắc được học tiểu học từ Trung Hoa, rồi trung học của miền Bắc Xã hội chủ nghĩa, sau đó được đào tạo ở Kiev, Liên Xô cũ, và cuối cùng là tiến sĩ ở Pháp. GS Chu Hảo là cựu thứ trưởng Bộ khoa học công nghệ Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia. Hiện ông  là Chủ tịch hội hữu nghị Việt Pháp. Ủy viên Hội đồng khoa học Trung Ương. Giám đốc Nhà Xuất Bản Tri Thức, kiêm phó chủ tịch Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh.
Chúng tôi, những chàng trai, cô gái của thế hệ 195x, 6x và 7x, được sinh ra ở khắp các vùng miền Tổ Quốc, đã lang bạt kỳ hồ, nhưng được tắm mình trong nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa có, Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có, và có cả phương Tây. Chúng tôi có được may mắn can qua những bễ dâu của Tổ Quốc, tuy đi xa, nhưng không bao giờ quên Tổ Quốc, không bị hòa tan, mà lại hòa nhập được Đông Tây. Đau thắt ruột, giận bầm gan chỉ vì nhìn nền văn hóa giáo dục nước nhà ngày càng đi xuống, mà không thể góp một tay xây dựng lại nó. Nên, chúng tôi đã ngồi lại với nhau lập ra Quỹ tây Du - Go West Foundation - hòng gầy dựng những thế hệ Việt tương lai đủ tâm, đủ tầm và có năng lực thực hiện hiệu quả việc dựng xây một nước Việt tự lực, tự cường.
Hai thế hệ, kẻ Bắc, người Nam và lưu lạc xứ người, nhưng cùng nhau một tấm lòng, một chí hướng để có thể nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của Chân, Thiện, Mỹ, của những con người thực sự nặng lòng với Tổ Quốc đang họa xâm lăng của văn hóa rác thời đại.
Sáng nay, Anh đại diện Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri Thức được thành lập tại Việt Nam gặp tôi, đại diện Quỹ Tây Du được thành lập tại Hoa Kỳ từ tấm lòng của những Người con xa xứ. Tuy không cùng nền giáo dục, không cùng văn hóa sống, nhưng 2 tiếng Quê Hương đã làm chúng tôi cùng tư tưởng. Anh đã nói, phải khai sáng thế hệ trẻ, nếu không đất nước chúng ta sẽ đổ máu. Tôi lại tâm sự rằng, không chỉ đổ máu, mà sau đổ máu đất nước không có nhân lực dựng xây như Iraq, như Libya, như Syria và như đất nước chúng ta trong 39 năm qua. cả hai cùng rươm rướm nước mắt!
Cuối cùng, anh em đồng ý nhau cùng xây dựng những thế hệ trẻ là những công dân toàn cầu để gầy dựng lại quê hương. Những năm 197x, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra 3 sách lược giáo dục cho thế hệ 195x và 196x mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện gì, ngay cả bắt họ phải quay về. Nếu họ về là người Trung hoa yêu nước, nhưng những ai không trở về thì cũng gọi họ là Hoa kiều yêu nước. Song sau đó, chính ông Đặng đã học theo Hàn Quốc, chọn 100 người xuất sắc nhất, gửi thư đưa ra điều kiện trọng dụng họ bằng cách cấp nhà, xe hơi và mức lương gấp 3 lần Hoa Kỳ đang trả để ra chỉ 1 điều kiện, trong 3 năm quay về Trung Hoa nhà nước sẽ chu cấp toàn bộ kinh phí để họ xây dựng những Viện nghiên cứu như tại nơi họ đang làm việc ở Hoa Kỳ. Cho nên, ngày nay mới có một Trung Hoa đáng sợ.
Và tôi đã đại diện Go West foundation hứa, nếu anh Chu Hảo phát hiện ra những tài năng đam mê nghiên cứu văn hóa và giáo dục, nhưng thiếu điều kiện kinh tế để theo đuổi ước mơ, thì hãy nói họ nộp hồ sơ đến Go West Foundation, cùng chúng tôi làm hồ sơ xin học bổng. nếu có học bổng ở các đại học phương Tây và Bắc Mỹ, thì chúng tôi sẽ sẵn sàng tài trợ phần còn lại, mà gia đình không thể đảm đương.
Hàn Quốc và Trung Hoa làm được, thì chúng ta phải làm được. Làm bằng khối óc và con tim rực lửa yêu nước và bằng một lòng can đảm vượt qua mọi chông gai, vòng kim cô trói buột chúng ta đã hơn nửa thế kỷ qua. hai khoắc khoải của 2 thế hệ sinh ra ở hai miền đất nước, có hai tư tưởng chính trị khác nhau, nhưng cùng nhau một chí hướng cho nền văn hóa và giáo dục nước nhà. (Blog Bs HoHai, Chúa nhựt, 04/5/2014)
(2) Phm Đc Đng Hùng: Khi Trung Quc đòi n
Ngày 19.4.2014 Trung Quốc ra lệnh tịch thu tàu vận tải Baosteel Emotion – là tàu chuyên chở quặng sắt thuộc hãng Mitsui O.S.K. Line Ltd của Nhật - để trừ số nợ chưa trả từ năm 1936, lúc nước Nhật đang chiếm đóng Trung Quốc.
Sự việc trên bắt đầu năm 1936 khi hãng vận tải hàng hải Daido, tiền thân của Mitsui O.S.K. Line Ltd ngày nay, ký hợp đồng với hãng tàu Zhongwei của Trung Quốc để thuê hai chiếc tàu trong thời hạn một năm. Nhưng sau đó thì chiến tranh xảy ra và tàu biển trên bị Hải quân Thiên hoàng Nhật trưng dụng, sau đó bị đánh chìm.
Mấy năm trước con cháu của chủ nhân hãng Zhongwei đệ đơn ra toà án Trung Quốc, đòi hãng Mitsui bồi thường. Năm 2007 một tòa án ở Thượng Hải ra lệnh cho Mitsui phải bồi thường số tiền khoảng 28 triệu Mỹ kim. Mitsui liền kháng án, lập luận rằng yêu cầu đòi bồi thường là không thoả đáng vì tàu thuê đã bị quân đội Nhật trưng dụng. Tháng 12.2012, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc bác bỏ lý lẽ này và không thụ lý đơn kháng án.
Mới đây, ngày 19.4.2014, giữa lúc tàu chở hàng Baosteel Emotion của công ty vận tải Mitsui O.S.K. bỏ neo tại Thượng Hải trong một chuyến chở hàng, Tòa án Hàng hải Thượng Hải ra án lệnh tịch thu tàu chở hàng nhằm “thực thi phán quyết” đã công bố vào tháng 12.2007. Toà án này nêu rõ: “Chiếc tàu bị tịch thu sẽ được giải quyết theo luật nếu Mitsui O.S.K. vẫn tiếp tục từ chối nghĩa vụ của mình”.
Ngày 21.4, Bộ trưởng phủ thủ tướng Nhật, ông Yoshihide Suga bày tỏ rằng hành động này khiến Nhật cực kỳ lo ngại và mong mỏi là Trung Quốc cần có những biện pháp hợp lý. Theo ông thì vụ tịch thu kể trên đã vi phạm thông cáo chung năm 1972 về việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, theo đó Trung Quốc đồng ý từ bỏ “yêu cầu Nhật đền bù thiệt hại chiến tranh”, và do đó trực tiếp đe dọa các công ty Nhật đang làm ăn tại Trung Quốc.
Người Việt Nam cũng có lý do để quan ngại trước vụ đòi nợ này vì rất nhiều “siêu dự án” đang xây dựng với vốn và kỹ thuật của Trung Quồc và đặc điểm chung là dự án nào cũng… không hiệu quả, lỗ lã triền miên.
Vay vốn Trung Quốc nhưng không sinh lợi thì hậu quả là sẽ nợ đầm đìa, lúc đó ông chủ nợ thực dân này sẽ hành xử như thế nào với Việt Nam?
Chúng ta hãy nhìn lại các vụ đòi nợ kiểu này trong lịch sử.
Đòi nợ kiểu thực dân
Đáng chú ý nhất là các vụ đòi nợ tại Châu Mỹ La-Tinh Giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 nền kinh tế của vùng đất này trở nên bi đát với cảnh các quốc gia nối tiếp nhau phá sản. Vì vay những món nợ với lãi suất khá cao từ Âu Châu trong khi tình hình chính trị luôn mất ổn định, họ mất hẳn khả năng hoàn trả, dẫn đến cảnh đòi nợ rất ư là... thực dân.
Tháng Bảy năm 1861, vì công khố hết tiền, Tổng thống Mexico là Benito Juarez quyết định ngưng trả lãi đối với các khoản vay nước ngoài và lập tức các nước chủ nợ như Tây Ban Nha, Pháp và Anh nổi giận. Hoàng đế Pháp Napoleon Đệ Tam kêu gọi các nước chủ nợ khác cùng phối hợp để đòi tiền. Thế là liên minh đòi nợ Anh – Pháp – Tây Ban Nha ra đời với Hiệp ước London ký ngày 31.10.1861, theo đó các bên tham gia sẽ có “những biện pháp cần thiết” để buộc Mexico phải trả nợ.
Ngày 8.12.1861 các tàu chiến Tây Ban Nha từ Cuba - lúc đó là thuộc địa của Tây Ban Nha - đưa liên quân ba nước đổ bộ vào Veracruz, hải cảng chính của Mexico. Đóng quân tại đây mấy tháng trời để gây sức ép nhưng Mexico làm sao có thể trả nợ khi đã sạch tiền trong công khố. Tuy nhiên giữa lúc này thì Anh và Tây Ban Nha mới hay rằng đồng minh Pháp đang không thực tâm đến đây để đòi nợ mà muốn chiếm luôn Mexico.
Không dại dột “cầm c… cho Pháp đái”, hai chủ nợ kia rút lui để Pháp ở lại một mình nhưng rồi chính quyền thực dân của chủ nợ Pháp tại Mexico không thọ lâu. Năm 1867, Benito Juarez, một người da đỏ Zapotec đã đánh đuổi người Pháp và khôi phục nền cộng hòa, trở thành tổng thống da đỏ đầu tiên của México và được đánh giá là vị tổng thống vĩ đại nhất của México trong thế kỷ 19.
Nổi tiếng nhất trong lịch sử các vụ đòi nợ quốc thế là vụ khủng hoảng Venezuela trong hai năm 1902–03, lúc Mỹ đang cố gắng xây dựng hải quân để bành truớng sức mạnh trên biển, chống lại sự thống trị của Âu châu.
Vụ khủng hoảng diễn ra giữa lúc ông Theodore Roosevelt là tổng thống của Mỹ, là người đã ra lệnh Bạch Đại Hạm đội (Great White Fleet) đi vòng quanh trái đất đến thăm từng quốc gia có bờ biển trong đó có Việt Nam, còn là thuộc địa Pháp. Hạm đội gồm có 16 thiết giáp hạm được chia thành bốn hải đoàn cùng với nhiều loại chiến hạm hỗ trợ khác nhau đã tỏa ra đi khắp thế giới từ ngày 16.12.1907 đến ngày 22.2.1909 đển chứng tỏ với cả thế giới rằng sức mạnh quân sự Mỹ đang phát triển và khả năng hoạt động tại vùng biển sâu của Hải quân Mỹ.
Phái hải quân đi đòi nợ
Sau khi giành được quyền bính trong tay vào năm 1899 trong cuộc nội chiến mang tên Cách mạng Khôi phục Tự do, tướng Cipriano Castro trở thành tổng thống Venezuela. Để thỏa mãn lực lượng ủng hộ mình trong cuộc nội chiến, ông hạ lệnh xù nợ Âu châu, cũng như không đền bù thiệt hại tàn sản của người ngoại quốc đã bị cướp bóc hay tàn phá trong cuộc nội chiến.
Việc này khiến các nước Đức, Anh và Ý phải phái hải quân xuất hành đi đòi nợ. Tháng 12 năm 1902 ba nước liên minh Anh, Đức, Ý đưa chiến hạm đến phong tỏa các hải cảng biển của Venezuela và ngay sau vài trận chạm trán, lực lượng hải quân yếu ớt của Venezuela bị vô hiệu hóa, nhiều tàu chiến bị tịch thu.
Tuy nhiên ông Castro vẫn không chấp nhận các điều kiện trả nợ và bồi thường do các nước châu Âu đưa ra và yêu cầu phải đưa ra tòa án quốc tế phân xử. Ba nước chủ nợ phản ứng mạnh bằng cách cho hải quân bắn chìm 2 tàu Venezuela và oanh kích vào bờ biển.
Việc này khiến Mỹ lo ngại sẽ có những hành vi can thiệp tương tự từ châu Âu, nên Tổng thống Theodore Roosevelt đã gây sức ép, buộc ba nước chủ nợ phải xuống thang. Đồng thời ông ta lên tiếng khẳng định quyền can thiệp của Mỹ để “ổn định” tình hình kinh tế của các nước nhỏ ở Caribebean và Trung Mỹ nếu các nước này không thể trả các khoản nợ quốc tế.
Với sức ép của Mỹ, ba ông nước chủ nợ phải ngồi vào bàn đàm phán với con nợ Venezuela. Đến ngày 13-2-1903, các bên đạt được thỏa thuận, theo đó Anh, Đức, Ý hủy bỏ việc phong tỏa các vùng biển của Venezuela. Đổi lại, Venezuela phải dỡ bỏ 30% thuế nhập cảng đối với các hàng hóa của ba nước này.
Tuy nhiên vấn đề không đơn giản như vậy. Không phải Castro không sợ tàu chiến Âu Châu, vấn đề là ông ta tin tưởng vào chủ thuyết địa chính trị của Mỹ là Học thuyết Monroe.
Chủ thuyết Monroe
Học thuyết này được Tổng thống Mỹ James Monroe công bố trước quốc hội ngày 2.12.1823, trong một cương lĩnh gọi là Monroe Doctrine (MD).
Trong học thuyết này, Monroe nêu ra ba yếu tố chính: thứ nhất là phải chấm dứt việc khai phá thuộc địa của Âu Châu tại Châu Mỹ Latin; thứ hai, nền chính trị Mỹ sẽ tách rời nghị trình chính trị của Châu Âu; thứ ba, Âu Châu không có quyền can thiệp vào công việc “nội bộ” của... Châu Mỹ.
Thời ấy các nước Âu châu sở hữu nhiều thuộc địa từ Á sang Phi và Mỹ châu trong khi Mỹ, như là cựu thuộc địa của Anh, không có thuộc địa nào trong tay. Mỹ muốn chấm dứt sự tung hoành của chủ nghĩa thực dân Âu châu, ít ra là tại phần sân Mỹ châu của mình. Ngoài ra, theo một số sử gia, lúc đó Moroe còn muốn răn đe Nga vì nước này cũng cũng đang lăm le dòm ngó khu vực Bắc Mỹ.
Trong thời kỳ này Mỹ chưa thể nắm được ưu thế tuyệt đối với Âu Châu nên học thuyết dành hẳn một biệt lệ đối với những thuộc điạ của Âu Châu: những phần đất đang bỏ ngỏ mới là của Mỹ, Âu Châu chỉ nên chấm dứt việc bành trướng thuộc địa.
Năm 1895, cuộc đối đầu với Anh qua cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và thuộc điạ Guiana, những thành phần cực hữu tại Mỹ đã lớn tiếng đòi hỏi Mỹ phải bảo vệ quyền lợi của mình tại sân sau là Mỹ châu, do đó cần phải mạnh hơn. Kể từ thời TT Grover Cleveland (1837 –1908 – tổng thống thứ 22 và 24), ngân sách quân sự, nhất là với hải quân, được gia tăng đáng kể, và hải quân Mỹ đã là một lực lượng đáng gờm.
Trước “tục lệ” dùng tàu chiến để đòi nợ khá phổ biến lúc bấy giờ ông Luis M. Drago, ngoại trưởng Argentina, ra sức vận động một điều ước quốc tế nhằm ngăn cản những phương thức đòi nợ hết sức võ biền như thế. Đồng thời, lúc này các nước Đức, Anh và Ý vẫn có ý chần chờ vì ngại thái độ của Mỹ, đã thể hiện qua Học thuyết Monrones. Tuy nhiên ngày 3.12.1902, TT Theodore Rooselvelt đã minh định thái độ không can thiệp với điều kiện những chủ nợ Âu Châu không có ý định ở lỳ.
Khi đèn xanh đã bật những hạm đội của Anh, Đức và Ý, đã rầm rộ ra khơi... đòi nợ. Trước tình cảnh đường biển bị phong toả, tàu bè bị đánh đắm hay bị tịch thu, thành phố, hải cảng bị nã đạn; Cipriano vội vã cầu cứu Mỹ. Nhưng Mỹ lại lấy làm hài lòng khi Âu Châu tỏ ra dè dặt và tôn trọng mình và như đã nói ở trên, vấn đề được đưa ra trước toà án quốc tế.
Tuy nhiên trong phán quyết ngày 22.2.1904, Tòa án Hague lại nhìn nhận việc đòi nợ bằng súng đạn do đó Mỹ tỏ ra lo ngại, sợ rằng tàu chiến Âu Châu có thể hợp pháp kéo đến Châu Mỹ.
Ngày 6.12.1904 ông Rooselvelt công bố Cương lĩnh Roosevelt (Roosevelt Corollary), theo đó những vấn đề của Châu Mỹ phải do các nước Mỹ châu giải quyết: trong khu vực này thì Mỹ sẽ đảm nhiệm sứ mạng để cam kết rằng những quốc gia khu vực này sẽ “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế” của họ.
Âu châu bị loại thì Mỹ thay thế ở vai trò chủ nợ, và do đó đến lượt Mỹ lại có thể đòi nợ tương tự, bằng Thủy quân lục chiến.
Đòi nợ bằng Thủy quân lục chiến
Cũng trong giai đoạn này, đảo quốc Haiti cũng là con nợ đầm đìa của Mỹ. Vay nợ rất nhiều từ các ngân hàng Mỹ và Pháp, nhưng nội tình chính trị thì luôn bất ổn nên kinh tế trì trệ, tiền vay như gió vào nhà trống, và đảo quốc này hết khả năng trả nợ, đã vậy còn ngoa ngoe chống lại Mỹ,
Từ năm 1911-1915 nội tình chính trị Haiti luôn ở trong tình trạng rối ren với các vụ đảo chính, ám sát chính trị khiến Haiti thay tổng thống tới 6 lần và dần dà quyền lực dồn vào tay Rosalvo Bobo, một nhân vật bài Mỹ. Sợ rằng Rosalvo Bobo sẽ quỵt nợ và đóng cửa với giới đầu tư Mỹ, Chính phủ Mỹ quyết định rằng mình không chỉ tấn công mà áp dụng các biện pháp song song để bảo đảm rằng Haiti phải trả được nợ.
Ngày 28-7-1915, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson phái 330 tàu chiến đưa thủy quân lục chiến đổ bộ vào cảng Port-au-Prince, với mệnh lệnh “bảo vệ quyền lợi của Mỹ và người ngoại quốc”. Trong vòng 6 tuần, Mỹ chiếm quyền kiểm soát các cơ quan thuế, các định chế quan trọng như ngân hàng và ngân khố quốc gia.
Dưới sự thao túng của Mỹ, 40% thu nhập quốc gia của Haiti lúc đó bị dùng để “trả nợ” cho các ngân hàng Mỹ và Pháp. Trong 19 năm sau đó, các cơ quan chính phủ của Haiti vẫn bị kiểm soát bởi người Mỹ, dưới mác “cố vấn”.
Tuơng tự là trường hợp của Nicaragua: Tàu bè Mỹ ra vào kênh đào Panama đều phải băng ngang hải phận Nicaragua, cả ở Thái Bình Dương hay Đại Tây dương. Tuy nhiên nhà độc tài José Zeleya (1893-1910) là nhân vật bài Mỹ, muốn dựa vào Âu Châu để giữ thế độc lập với Mỹ. Năm 1909, một nhóm quân nhân - với sự ủng hộ của Mỹ - đã khởi động cuộc chiến nhằm lật đổ José Zaleya.
Năm 1910 thì Zeleya bị lật đổ và chính quyền mới này đã phải chấp nhận vay tiền Mỹ để rũ sạch những món nợ Âu Châu. Từ con nợ Âu châu, nước này trở thành con nợ của Mỹ.
Nhưng để bảo đảm rằng nợ được trả đúng thời hạn cho Mỹ thì Nicaragua phải chuyển giao ngành quan thuế cho Mỹ kiểm soát. Tháng 12.1911, khi ngoại trưởng Philander Knox Knox đơn phương công bố “Mỹ hoá” ngành quan thuế tại đây, bạo động đã bùng nổ để rồi bị lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ dập tắt!
Thay lời kết
Những câu chuyện kể trên là chuyện của những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Qua hai cuộc đại chiến trong nửa đầu thế kỷ 20 và qua cuộc chiến tranh lạnh xuyên suốt 4 thập niên của nửa sau thế kỷ 20, tưởng rằng nhân loại đã trưởng thành hơn thế nhưng hành động ngang ngược của thời kỳ thực dân và “tiền – đại chiến” đã có nguy cơ lập lại qua câu chuyện “cấn nợ”của Bắc Kinh!
Thực chất, những yêu cầu quá quắt với bản đồ “lưỡi bò chín đoạn” lâu nay chính là một yêu sách thực dân. Thực chất, lời cảnh cáo hằn học của Lý Khắc Cường khi gọi các nước Đông Nam Á là “khiêu khích” mình là một hành động thực dân. Bắc Kinh đang hành xử như một kẻ thực dân nhưng Hà Nội là tự biến mình thành con nợ đầm đìa của tên thực dân ấy quả là một việc cực kỳ đáng lo ngại.
“Hậu quả” của các siêu dự án thiếu hiệu quả này là tình trạng vỡ nợ, là điều đã “nhãn tiền” qua các dự án như bauxite Tây Nguyên, các dự án thủy điện kiêm thủy hại, các con đường cao tốc hay cây cầy mới khánh thành đã có dấu hiệu xuống cấp v.v.. Lúc đó thì không chỉ tàu chiến của Trung Quốc chĩa họng súng đòi nợ mà muôn vàn nhân công Trung Quốc đang ăn theo các siêu dự án trên cũng vật ra ăn vạ!
(3): BBC NEWS:
(i) Giàn khoan 981 (8-5-14): Các vụ va chạm xảy ra gần quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đang kiểm soát nhưng Việt Nam gọi là "lãnh thổ không thể tách rời" của mình. Tuần trước Trung Quốc tuyên bố kéo giàn khoan nước sâu vào vị trí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý để khoan thăm dò dầu khí (Dàn khoan HD 981 là thuộc Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Được thành lập năm 1982, CNOOC là một trong 116 doanh nghiệp nhà nước (SOEs) thuộc quyền quản lý của Ủy ban Giám sát và Quản trị Tài sản nhà nước của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc (SASAC). Theo Tạp chí Fortune, năm 2013, CNOOC có đến 102,562 nhân viên và có doanh thu lên tới 83.5 tỷ USD. Và với mức doanh thu cao như vậy, CNOOC được tạp chí này xếp thứ 93 trong số 500 tập đoàn, công ty có doanh thu lớn nhất trên thế giới. Cách đây hai năm – khi CNOOC hạ thủy giàn khoan HD 981– có không ít người cho rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan này vào thăm dò và khoan dầu tại những vị trí đang tranh chấp hay thuộc chủ quyền của một số nước ở Biển Đông. Nay thì sự việc đang diễn ra đúng như vậy).
Việt Nam đã gửi cảnh sát biển và kiểm ngư ra hiện trường để ngăn chặn.Giới chức Việt Nam công bố tại một cuộc họp báo hình ảnh và băng video cho thấy tàu Trung Quốc đang lao vào tàu Việt Nam. Sáu nhân viên kiểm ngư được nói đã bị thương. Trong khi đó, Trung Quốc tuyên bố hành động ngăn cản của Việt Nam là "vi phạm chủ quyền của Trung Quốc".
Căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông trong những năm gần đây. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong khu vực đường chín đoạn, chiếm phần lớn Biển Đông.
Hoa Kỳ và Nhật Bản bày tỏ quan ngại về "hành vi nguy hiểm" tại Biển Đông sau khi tàu Việt Nam và Trung Quốc va chạm nhau. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa lên tiếng gọi hành động của Bắc Kinh di chuyển giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền là "khiêu khích".Người phát ngôn Jen Psaki nói trong một thông cáo: "Hành động đơn phương này dường như là một phần trong chuỗi hành xử của Trung Quốc nhằm thúc đẩy yêu sách chủ quyền tại các vùng tranh chấp một cách nguy hại cho hòa bình và ổn định của khu vực". Bà Psaki nói thêm: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về hành vi nguy hiểm và sự sách nhiễu của các tàu thuyền hoạt động trong khu vực này". Người phát ngôn Hoa Kỳ kêu gọi các bên cùng hoạt động một cách "an toàn và chuyên nghiệp". Theo bà, những sự kiện gần đây cho thấy các bên tuyên bố chủ quyền tại khu vực tranh chấp cần giải thích rõ ràng yêu sách của mình theo đúng luật pháp quốc tế.
Cùng lúc, Nhật Bản cũng lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh kiềm chế và tránh làm tình hình leo thang.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga nói tại một cuộc họp báo: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về tình hình căng thẳng lên cao trong khu vực vì việc khai thác bất hợp pháp của Trung Quốc". "Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc không có hành động đơn phương khiến tình hình leo thang và kiềm chế theo đúng luật pháp quốc tế."
(ii) Mark Mardell (Biên tp viên BBC): Liu Hoa Kỳ có giúp Vit Nam?
Có ý kiến cho rằng Tổng thống Obama đã thành công chút ít trong việc ngăn chặn sự ngỗ ngược của Trung Quốc tại vùng biển phía nam Trung Hoa. Phải nói là rất ít. Đạt được mỗi việc Trung Quốc chịu chờ cho tới khi ông ta đi khỏi khu vực.
Chỉ vài ngày sau khi chuyến công du Á châu của ông Obama kết thúc, Trung Quốc quay sang Việt Nam và đặt giàn khoan trong vùng biển tranh chấp giữa hai bên. Bắc Kinh điều tới 80 tàu tới đây, trong có bảy tàu quân sự. Việt Nam phản hồi bằng cách điều tàu của mình và được nói đã phun vòi rồng lên tàu Trung Quốc. Tàu Trung Quốc đâm vào tàu Việt Nam và cáo buộc Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại giao Mỹ lên án hành động của Trung Quốc là "khiêu khích và không có lợi" cho an ninh trong khu vực, đồng thời nói thêm: "Chúng tôi vô cùng quan ngại về cách hành xử nguy hiểm và sự quấy nhiễu của tàu thuyền tại vùng biển tranh chấp".
...
Hiện vẫn có nghi ngờ trong khu vực về những gì Hoa Kỳ sẽ làm nếu như bị buộc phải phản ứng, tuy nhiên ông Obama đã nói ông sẽ đứng đằng sau hai quốc gia này. Cũng như ông từng nói ông sẽ đứng đằng sau các nước vùng Baltic vì các nước này là thành viên Nato. Ukraine thì không phải thành viên Nato.
Tương tự, Mỹ không có thỏa thuận quân sự với Việt Nam.
Quan hệ giữa hai nước cựu thù đã ấm hơn xưa nhưng vẫn còn lâu mới có thể có một cam kết dù chính thức hay không của Mỹ để bảo trợ Việt Nam.
Đó là lý do tại sao giới ngoại giao ở Washington này cho rằng Việt Nam có thể là một nước Ukraine của khu vực Thái Bình Dương - Hoa Kỳ có thể phản đối vài lời nhưng thậm chí sẽ không đe dọa có hành động gì. Chẳng phải vô cớ mà Trung Quốc theo dõi các diễn biến ở Ukraine chặt chẽ như thế.
....
Nga sẽ không chấp nhận để Trung Quốc 'thao túng' ở Biển Đông mặc dù có thể sẽ vẫn tiếp tục tham gia 'diễn tập hải quân' chung với Trung Quốc ở khu vực Biển Hoa Đông gần Nhật Bản, theo một nhà quan sát từ Việt Nam.
Nga có thể đã bất ngờ về sự kiện Trung Quốc 'đưa giàn khoan' vào khu vực Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và động thái ngay trước cuộc 'tập dượt' Nga - Trung có thể hoàn toàn nằm trong một toan tính từ trước của Trung Quốc, theo TSKH Lương Văn Kế từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Trao đổi với BBC hôm 08/5/2014 từ Hà Nội, nhà nghiên cứu khu vực học nói:
"Nước Nga có thể cũng hơi bất ngờ trước quyết định này của Trung Quốc. Nhưng dự án của họ, tôi tin là như vậy, đã được sắp đặt trước rồi, cho nên Nga có lẽ vẫn tham gia, nhưng quy mô, tính chất và mục tiêu của nó có lẽ sẽ có những điều chỉnh.
"Với toàn bộ tầm nhìn chiến lược toàn cầu của Putin cũng như của nước Nga, tôi nghĩ rằng họ cũng hoàn toàn có khả năng nhận biết giới hạn của nước Nga, can dự hay là hợp tác với Trung Quốc."
Theo nhà nghiên cứu, có thể Trung Quốc đã đặt Nga vào một thế khó xử tại thời điểm được cho là 'nhạy cảm' với vụ giàn khoan đang nóng lên hiện nay.
Tuy nhiên, điều này cũng đặt Nga vào việc cân nhắc lập trường với Việt Nam như một 'đối tác chiến lược' hay không.
Ông Lương Văn Kế nói: "Về mặt bố cục chiến lược của nước Nga, người ta rất muốn trở lại thời kỳ hoàng kim thời Liên Xô, rất muốn tìm các căn cứ quân sự nước ngoài mà họ đã công khai bày tỏ cái ý định muốn trở lại Đông Nam Á, muốn trở lại Việt Nam. "Chuyện chấp nhận để Trung Quốc để thao túng ở Biển Đông rồi đe dọa Việt Nam, trước hết là một đồng minh chiến lược của nước Nga ở Đông Nam Á, chắc chắn Nga sẽ không thể chấp nhận."

(iii) 20 T chc Dân s Vit Nam: Kêu gi biu tình yêu nước
Qua bao lần hiên ngang lấn lướt Việt Nam với sự xem thường nhà cầm quyền sở tại, Trung Công ngày càng tỏ thái độ có chủ định ấy một cách trắng trợn hơn. Từ một số vụ việc đã xảy ra gần đây cùng với phản những ứng nhu nhược từ phía Việt Nam để chứng minh rằng phía Trung Cộng đã rất xem thường cung cách hòa hoãn đó, cho dù cung cách này được bao bọc bởi nhiều lớp mỹ từ đầy tính ôn tồn, hiền hòa và nhã nhặn nhưng họ vẫn bất chấp và cứ tiếp tục thực hiện tham vọng đại Hán.
Thưa toàn thể đồng bào, những người Việt Nam yêu nước!
Trước thảm họa chủ quyền quốc gia bị xâm phạm, nhân quyền bị chà đạp, người yêu nước bị tù đày chúng ta không thể ngồi yên.
Chúng tôi, 20 hội, nhóm dân sự độc lập ở Việt Nam cùng đứng tên chung dưới đây, đồng kêu gọi đồng bào tham gia tiến hành một cuộc biểu tình vào ngày chủ nhật, 11/5/2014, tại Hà Nội và Sài Gòn, với mục tiêu:
1. Phản đối và lên án hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc;
2. Yêu cầu nhà nước Việt Nam có những những biện pháp thích hợp, hữu hiệu, cùng với sức mạnh toàn dân để thực sự chấm dứt tình trạng Trung quốc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam ngay lập tức;
3. Tranh đấu đòi tự do cho blogger Anh Ba Sàm, cho những công dân đang bị bỏ tù vì bày tỏ lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc xâm lược: Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, Đinh Nguyên Kha...
Thời gian: 9h sáng chủ nhật, 11/5/2014
Địa điểm:
Tại Hà Nội: Đại sứ quán Trung Quốc, số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
Tại Sài Gòn: Nhà Văn Hoá Thanh Niên, Số 4 Phạm Ngọc Thạch.
Chúng ta hãy cùng nhau gửi đến nhân dân cả nước và cộng đồng thế giới thông điệp của người Việt Nam:
Hết lòng ghi ơn những người đã hy sinh và ủng hộ, sát cánh với những người đang ngày đêm miệt mài bảo vệ tổ quốc; không chấp nhận những thành phần trong giới cầm quyền nhân nhượng hay đồng lõa với hành vi xâm lược của nhà cầm quyền Trung Quốc; ủng hộ những lãnh đạo nào tỏ rõ với quốc dân lòng yêu nước trong lúc đất nước lâm nguy bằng cách công khai lên tiếng chống sự gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc và yêu cầu trả tự do cho những người yêu nước chống sự bành trướng Trung Quốc; và cương quyết tranh đấu đòi tự do cho những công dân Việt Nam chống xâm lược.
(4) Thơ t Vuông Chiếu (Luân Hoán)
(i) Xuyên Trà: Nga hoang và Vết thù
ta cầm chắc trăm phần trăm thua thiệt
thì đâu cần liều mạng rủi may
đêm khánh tận rượu mời hớn hở
muối xát lòng sao mắt lại cay
          trăng lưu lạc trôi bờ sóng vỗ
          ta thân cầu ngoái cổ mỏi rưng
          lòng chắc chiu chút tình ướm nụ
          cửa nhân sanh chân bước ngập ngừng
khản tiếng gọi bụi hồng tứ tán
hồn phách xưa thất sủng về trời
du bọc vết thù trên lưng ngựa
mà dặm đường hí lộng ngàn khơi
(ii) Đng Tiến: Phôi pha
một hai hai một từ ngày
một mai hai một mày mày tao tao
văn chương nhào trận mưa rào
cơn giông chưa kịp mày tao tắm truồng
thằng ôm giông bão đi luôn
nhắn thằng ở lại chớ buồn làm chi
cuộc đời, những chuyến ra đi
tao dông, mày ở có chi mà rầu
thơ nhau sót chút mày tao
thơ thằng mắc dịch, cóp đâu vậy cà?
thơ này vốn thiệt ma gà
cóp từ cái thuở phôi pha phận người
(iii) Trn Yên Hòa: Min thơ u
Ta qua những xứ cùng miền
Bước chân phiêu giạt trên triền lá khô
À ơi con nước theo mùa
Ru tình ời ợi gió lùa trong cây
Em qua ta thuở thơ ngây
Ta qua em, bướm bay đầy vườn chim
Mưa rơi ngọc nát mưa chìm
Lòng phù du nhớ hoa tim thuở nào
Miền ta có nắng hương cau
Miền em có mái tóc màu khói hương
Ơi em còn nhớ còn thương
Miền thơ ấu cũ hỏi đường tìm nhau.
(iv) Phan Xuân Sinh: Nhìn trăng
đêm không ngủ ngẫm sự đời
qua bao nhiêu đoạn, cuộc chơi đã tàn
bên kia, đôi mắt nghút ngàn
giật mình thì đã tan hoang kiếp người
máu xương một thuở rụng rời
giữ làm chi nữa một thời điêu linh
uống với nhau chén cạn tình
cho quên đi cõi phù sinh ngập buồn
đời như những nhánh sông tuôn
tình như bôi mặt vở tuồng cách chia

nhìn quê đôi mắt đầm đìa
mấy mươi năm đã xa lìa cố hương
bạn bè ly tán tứ phương
bao phen muốn vượt dặm trường phân ngăn
chân mòn gót mỏi trở trăn
nhớ ai chỉ biết nhìn trăng tỏ lòng
như thuyền đắm giữa dòng sông
có kêu cứu cũng thân vong chốn nầy
.........................................................................................
Kính,
NNS


Friday, May 9, 2014

Nhac Si Dieu Huong : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat



***SUPER HD YOUTUBE "Vì Đó Là Em -Diệu Hương -Phương Mai -PQB"


***HD YOUTUBE PLAYLIST "Nhac Si Dieu Huong"


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG

Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube



24
videos

PLAYLIST  by Phung Nang Tran

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066


Thursday, May 8, 2014

HAPPY MOTHER'S DAY



***HD YOUTUBE 

ĐẠO LÀM CON -Nhạc Quách Beem -Hợp Ca [300 Ca sĩ] -BP


***HD YT PLAYLIST "Happy Mother's Day"


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG
Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



28
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066


Ca Si Thai Thanh & Y Lan : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat



***HD YOUTUBE "TIẾNG XƯA -Dương Thiệu Tước-Thái Thanh -HXT"


***HD YT PLAYLIST "Ca Si Thai Thanh & Y Lan"


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG


PhungTran Playlist Channel has shared a video playlist with you on YouTube



34
videos


©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List