Friday, October 24, 2014

Nhac Si Phu Quang : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat



***CA SI NGOC HA


***NHAC SI PHU QUANG PLAYLIST


Nhung nhac pham cua nhac si Phu Quang, moi nghe co ve rat la, ca ve loi hat lan dieu nhac, nhung cang nghe cang thay hay. Neu qui vi nao chua nghe nhung nhac pham trong playlist nay, xin nghe nhieu lan, va se thay nhac si Phu Quang dang mang toi nen tan nhac cua chung ta nhung luong gio moi.
TRAN NANG PHUNG

Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



22
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066


__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

Wednesday, October 22, 2014

Ca Si Thanh Tuyen : Tuyen Tap Nhung Ca Khuc Hay Nhat



***NHAC SI ANH BANG


***CA SI THANH TUYEN PLAYLIST


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG

Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



30
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066

---------- Forwarded message ----------
From: - 00 LIEU Alphonse <
Date: 2014-10-20 8:33 GMT-07:00
Subject: TR: CA SĨ THANH TUYỀN GIÃ TỪ…./ Hoàng Huy .


CA SĨ THANH TUYỀN GIÃ TỪ…

Hoàng Huy
Báo Người Việt online ngày thứ ba 30/9/2014 chạy một tin đáng chú ý: Thanh Tuyền và đêm nhạc chia tay 
Hoàng  Huy                                                   
Qua bài báo, ca sĩ Thanh Tuyền nói với phóng viên Đức Tuấn của tờ Người Việt rằng: “Chắc chắn đó sẽ là buổi diễn chia tay, chị mong muốn được tạ ơn, tạ từ khán giả để trở về với gia đình, lo chuyện Phật sự. Đêm diễn sắp tới của chị sẽ được tổ chức vào 01-11- 2014 tại Dallas, Texas”.

Chị tâm sự tiếp: “Nếu sau chương trình này, bà con cô bác có gặp ca sĩ Thanh Tuyền tiếp tục hát, cũng chỉ là đóng góp trong những chương trình từ thiện, gây quỹ cho nhà thờ, chùa hay hội đoàn…”

Đối với một người ca sĩ chân chính, dù tiếng hát của họ vẫn còn phục vụ khán giả, hay dù sức khỏe vẫn còn cho phép họ tiếp tục cống hiến cho nghệ thuật đi chăng nữa, khi đến lúc phải lui về vui thú điền viên, họ sẽ không màng chuyện nên tiếp tục, mà hãy dừng chân lại để nhường sân khấu cho thế hệ kế tiếp. Đó là lập luận của ca sĩ Thanh Tuyền, người nghệ sĩ đàn chị đã cống hiến thời gian của mình cho sân khấu nghệ thuật 50 năm và chị cảm nhận được sự mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi, cũng như nhường sân khấu lại cho “lớp trẻ đang đi tới”.

Chính vì ca sĩ Thanh Tuyền là một Phật tử nên chị thường nói: “Làm ca sĩ là do được Trời Phật ban cho giọng hát tốt, chứ những nghề khác như kỹ sư, bác sĩ người ta phải học hành rất nhiều năm. Bởi vậy mình phải biết quý trọng, đừng phụ ơn phước đó”.

Không ngăn được xúc động, ca sĩ Thanh Tuyền tâm tình: “Chương trình nhạc sắp tới, đúng là do chữ Duyên của nhà Phật, mấy đứa cháu tự nhiên tìm đến chị, ngỏ lời muốn thực hiện đêm nhạc 50 năm, và tụi nhỏ lo hết từ đầu đến cuối, chị chỉ dưỡng sức để hát cho đêm đó thôi”.


Ca sĩ Thanh Tuyền bắt đầu đi hát từ năm 17 tuổi, đến nay, chị cho là đúng “điểm dừng” của đời nghệ sĩ.

Đêm nhạc sắp tới sẽ được thu hình để làm kỷ niệm, ca sĩ Thanh Tuyền nói.

Đối với chúng ta, sự chia tay nào cũng mang trong nó ít nhiều nỗi buồn tiếc. Cho nên, giờ đây ngồi ôn lại những chặng đường vươn tới đỉnh cao sự nghiệp của người ca sĩ khả ái kia, tưởng cũng là điều nên làm.

Trước nay, trên các báo giấy và báo mạng ở trong và ngoài nước, người ta đã viết khá nhiều về Thanh Tuyền. Tổng hợp lại ta thấy cuộc đời ca hát của cô gái đến từ thành phố cao nguyên này toàn gặp may mắn hơn bất cứ ai khác.

Con chim lạ đến từ xứ sương mù

Theo tác giả Hoàng Lan Chi, người đã thực hiện cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (ở Việt Nam)  thì nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông chính là người đã đào tạo Thanh Tuyền thành ca sĩ chuyên nghiệp hồi giữa thập niên 1960 thế kỷ trước. Khi được nhà báo hỏi chuyện cũ, ông đã kể lại về người nữ ca sĩ này với những kỷ niệm mà ông cho là rất đặc biệt.

Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông nhớ lại:

-Vào năm 1964 tôi có chuyến đi nghỉ mát Đà Lạt. Bạn bè ở đài phát thanh Đà Lạt đến thăm có giới thiệu với tôi giọng hát của cô bé Như Mai nhiều triển vọng. Như Mai tên đầy đủ là Phạm Như Mai, sinh trưởng tại thành phố Đà Lạt, đang là nữ sinh trường trung học Bùi Thị Xuân, hàng tuần có tham gia hát ở đài phát thanh Đà Lạt. Ngay từ năm mới hơn 10 tuổi (tức 1959), Như Mai đã đoạt giải nhất cuộc thi “Thần đồng” của thành phố Đà Lạt với bài “Nắng đẹp miền Nam”. Nhân lễ phát thưởng cuối năm học của trường trung học Bùi Thị Xuân, đến phần văn nghệ, người dẫn chương trình giới thiệu Như Mai lên hát một bài tặng khách quý đến từ Sài Gòn. Giọng cô nữ sinh lảnh lót cất lên, khỏe khoắn đầy nội lực, âm vang làm rộn rã khắp sân trường. Tôi nghe cháy bỏng một ước mơ, một hy vọng mà cô bé như muốn ngỏ cùng ai. Khi bài hát chấm dứt, Như Mai nhìn về phía tôi. Hiểu ý, tôi mời cô bé đến gặp và hỏi “Cháu có muốn trở thành ca sĩ không?”. 

Như Mai xúc động gật đầu. Sau đó tôi đến gặp song thân của Như Mai bàn chuyện đưa cô bé về Sài Gòn để đào tạo thành ca sĩ. Dạo ấy tôi còn độc thân, ngày ăn cơm quán, tối ngủ ở đơn vị, không tiện chút nào cho việc đỡ đần một cô gái trẻ xa nhà như vậy. Thế nên sau khi về bàn bạc với Ban giám đốc hãng dĩa Continental (lúc ấy ông Huỳnh Văn Tứ, một nhà doanh nghiệp có tiếng ở Sài Gòn phụ trách Giám đốc sản xuất, còn nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là Giám đốc nghệ thuật của hãng này), tôi nhờ người cộng sự là nhạc sĩ Mạnh Phát lên Đà Lạt xin phép ba má Như Mai rước cô bé về Sài Gòn tá túc trong gia đình ông, gia đình của đôi vợ chồng nghệ sĩ nổi tiếng Minh Diệu - Mạnh Phát, và Mạnh Phát đã trở thành cha nuôi của Như Mai từ đó. Mọi chi phí do hãng dĩa Continental đài thọ.

 Tôi lên chương trình đào tạo và đặt nghệ danh mới cho Như Mai là Thanh Tuyền, ý muốn nói đó là Dòng Suối Trong của cao nguyên Đà Lạt. Song song với việc học nhạc, Thanh Tuyền còn tiếp tục đi học thêm về văn hóa cho xong bậc trung học tại trường nữ trung học Lê Văn Duyệt (đối diện với lăng Tả quân Lê văn Duyệt – Bà Chiểu). Chỉ trong vòng 8 tháng có mặt ở Sài Gòn, Thanh Tuyền đã có dĩa và băng nhạc giới thiệu với người yêu nhạc. Như con chim lạ đến từ xứ sương mù, một bông hoa rừng còn đẫm ướt hơi sương, Thanh Tuyền nhanh chóng chiếm được sự mến mộ của người yêu nhạc thủ đô, sánh vai cùng các đàn anh, đàn chị trên các đài phát thanh, được báo giới không tiếc lời ca ngợi. Năm ấy Thanh Tuyền vừa đúng 17 tuổi.

Ở đây xin ghi chú: Thời điểm Thanh Tuyền bước chân vào làng ca nhạc, tại miền Nam Việt Nam chỉ có các đài phát thanh chứ chưa có đài truyền hình nên thính giả khắp nơi chỉ nghe tiếng hát chứ ít người biết mặt Thanh Tuyền, trừ một số có nhìn thấy hình đăng trên các báo. Mãi đến tháng 02/1966 đài truyền hình Sài Gòn mới được phát sóng. Trong thời gian mấy tháng đầu chờ xây dựng trụ sở đài ở số 9, đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn, chính quyền lúc đó đã bố trí một chiếc phi cơ vận tải mỗi đêm bay lòng vòng trên bầu trời Sài Gòn khoảng 3-4 tiếng đồng hồ phát các chương trình thu sẵn để dân chúng xem cho… đỡ thèm (!)

Kỷ niệm khó quên

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông kể tiếp:

-Riêng đối với tôi, vẫn còn xanh mãi một kỷ niệm về ngày khởi đầu Thanh Tuyền đi hát phòng trà tại Sài Gòn. Theo kế hoạch đã định, Thanh Tuyền sẽ hát ra mắt lần đầu tiên ở phòng trà Bồng Lai và vũ trường Quốc Tế trên đường Lê lợi (thời đó, ca sĩ phải đủ 18 tuổi mới được hát ở các phòng trà và vũ trường). Tôi đích thân đi mua son phấn cho Thanh Tuyền trang điểm khi đi hát. Tôi thật bất ngờ khi biết Thanh Tuyền chưa từng sử dụng hộp phấn, cây son trước đó. Khi sắp đến giờ trình diễn, tôi đưa Thanh Tuyền đến thẩm mỹ viện, make up salon, nhưng các cửa tiệm đều đóng cửa vì trời đã khuya (hồi ấy, các phòng trà và vũ trường ở Sài Gòn thường bắt đầu chương trình hàng đêm từ 22 giờ trở đi). 

Quá lo lắng, tôi kéo Thanh Tuyền chạy men theo đường Lê Lợi mong tìm người quen giúp đỡ nhưng không gặp được ai mà thời gian lại gấp rút nên thầy và trò đành ngồi bệt ngay bên vỉa hè Lê lợi. Nhờ ánh sáng đèn đường, tôi đánh phấn, tô son cho Thanh Tuyền mà trước đó tôi cũng chưa biết gì về cây son, hộp phấn Chanel. Rồi Thanh Tuyền chạy bay lên lầu phòng trà Bồng Lai để kịp giờ trình diễn, còn tôi nện gót trên hè đường Lê Lợi và lòng ngập tràn cảm xúc khi tiếng hát Thanh Tuyền cất lên, đánh dấu ngày khởi nghiệp của ca sĩ Thanh Tuyền giữa thủ đô Sài Gòn hoa lệ. Đến bây giờ, sau 40 năm ngồi nhớ lại, tôi dám đoan chắc rằng đây là người thiếu nữ duy nhất trong đời mà tôi đã kẻ lông mày, tô son đánh phấn rồi tung con chim sơn ca vào bầu trời bao la vì từ đây cô là của muôn người, sẽ thành danh và tiến xa trên con đường sự nghiệp…

Có thể kể thêm:

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng chính là người đào tạo nữ ca sĩ Giao Linh. Cô này có biệt danh là “nữ hoàng sầu muộn” vì khuôn mặt cô đẹp nhưng buồn rười rượi, hiếm khi thấy mở nụ cười.

Trước kia nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông mang cấp bậc Đại tá trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau 1975 vướng 10 năm tù tội, lúc trở về mang đủ thứ bệnh tật trên người, ông quyết định ở lại quê nhà để nếu có chết thì được chết trên chính quê hương yêu dấu của mình. Hiện nay nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đang sống tại quận Phú Nhuận, thành phố Sài Gòn, tuổi đã ngoài 80. Trong những năm qua, các học trò cũ của ông là Thanh Tuyền và Giao Linh vẫn thường về Việt Nam thăm “Thầy Đông” của mình, người đang sống cuộc sống hết sức âm thầm, lặng lẽ giữa một thành phố đã bị đổi tên…

Giờ đây, khi nghe tin ca sĩ Thanh Tuyền sắp giã từ sân khấu, chúng ta bỗng thấy có chút gì tiếc nuối, bâng khuâng, như thể sắp mất đi một thứ quý giá lâu nay vẫn ở cạnh mình. Nhưng đời có đến thì có đi, biết làm thế nào được.

Trong lúc bất chợt nào đó, nếu bạn muốn nghe lại Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông), Nỗi Buồn Hoa Phượng (Thanh Sơn), Đà Lạt Hoàng Hôn (Minh Kỳ), Câu Chuyện Đầu Năm (Hoài An), Anh Cho Em Mùa Xuân (Nguyễn Hiền & Kim Tuấn), Kiếp Nghèo (Lam Phương) v.v. thì đã có Thanh Tuyền, một giọng ca không lẫn vào đâu được. Hãy lắng tâm hồn bên Dòng Suối Trong mới thấy hết những cảm xúc, những nỗi niềm đưa ta về dĩ vãng với những kỷ niệm đẹp của một thời đã xa…

Hoàng Huy

(10/05/2014




__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

Tuesday, October 21, 2014

Dư âm và lắng đọng trong chương trình "60 năm dòng nhạc Châu Kỳ"


Dư âm và lắng đọng trong chương trình
 "60 năm dòng nhạc Châu Kỳ"

Các ca sĩ nhận hoa cám ơn của đại diện Viện Việt Học phút cuối của chương trình
                                                                                     (Băng Huyền/Viễn Đông) 

    Jukebox
                      DÒNG NHẠC CHÂU KỲ - SAIGONOCEAN.COM 

http://saigonocean1.com/nghenhacChauKy/jukebox.swf

Để tưởng nhớ cố nhạc sĩ Châu Kỳ (sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên, Huế, mất ngày 6 tháng 1 năm 2008 tại Thủ Đức, Sài Gòn), người nhạc sĩ tài hoa của dòng nhạc trữ tình lãng mạn Việt Nam, và là một trong những người tiên phong góp phần đặt nền móng cho dòng nhạc này trong việc kết hợp giữa nhạc Tây với cổ nhạc Việt; cố nhạc sĩ Châu Kỳ cũng là người đã đặt nền móng cho tân nhạc Việt Nam tại Huế, vào tối thứ Bảy, 11-10- 2014 tuần qua, tại hội trường nhật báo Người Việt, câu lạc bộ văn nghệ Viện Việt Học đã tổ chức đêm nhạc thính phòng với chủ đề “60 năm dòng nhạc Châu Kỳ,” thu hút rất nhiều khán giả đến thưởng thức, giúp các khán giả mộ điệu của dòng nhạc này, nhất là khán giả tuổi trung niên trở về với những giai điệu chân tình mộc mạc, những ca từ thổn thức, đậm chất văn chương, tình đời, tình người, vốn đã đi sâu vào lòng những người yêu nhạc, từng là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ... 

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 Dư âm và lắng đọng trong chương trình "60 năm dòng nhạc Châu Kỳ"
(VienDongDaily.Com - 18/10/2014)
Bài BĂNG HUYỀN
Để tưởng nhớ cố nhạc sĩ Châu Kỳ (sinh ngày 5 tháng 11 năm 1923 tại Dưỡng Mong, Thừa Thiên, Huế, mất ngày 6 tháng 1 năm 2008 tại Thủ Đức, Sài Gòn), người nhạc sĩ tài hoa của dòng nhạc trữ tình lãng mạn Việt Nam, và là một trong những người tiên phong góp phần đặt nền móng cho dòng nhạc này trong việc kết hợp giữa nhạc Tây với cổ nhạc Việt; cố nhạc sĩ Châu Kỳ cũng là người đã đặt nền móng cho tân nhạc Việt Nam tại Huế, vào tối thứ Bảy, 11-10- 2014 tuần qua, tại hội trường nhật báo Người Việt, câu lạc bộ văn nghệ Viện Việt Học đã tổ chức đêm nhạc thính phòng với chủ đề “60 năm dòng nhạc Châu Kỳ,” thu hút rất nhiều khán giả đến thưởng thức, giúp các khán giả mộ điệu của dòng nhạc này, nhất là khán giả tuổi trung niên trở về với những giai điệu chân tình mộc mạc, những ca từ thổn thức, đậm chất văn chương, tình đời, tình người, vốn đã đi sâu vào lòng những người yêu nhạc, từng là một phần không thể thiếu trong đời sống của họ.

Các ca sĩ nhận hoa cám ơn của đại diện Viện Việt Học phút cuối của chương trình. (Băng Huyền/Viễn Đông)


Qua đêm nhạc, người ta dường như quên hết mọi lo toan vất vả của cuộc sống thường nhật, được sống lại khoảnh khắc âm nhạc tuyệt diệu, cùng lắng đọng những cảm xúc, cung bậc bổng, trầm qua một số tình khúc vượt thời gian, “Sao Chưa Thấy Hồi Âm,” “Đừng Nói Xa Nhau,” “Giọt Lệ Đài Trang,” “Được Tin Em Lấy Chồng,” “Thương Về Miền Trung,” “Huế Xưa,” “Con Đường Xưa Em Đi” v.v..
Khán giả của đêm nhạc “60 năm dòng nhạc Châu Kỳ” không chỉ nghe lại những giai điệu trữ tình mượt mà của nhạc sĩ Châu Kỳ, mà còn được nhắc lại nhiều câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của tác giả cùng sự ra đời những ca khúc của ông. Đó là nỗi đau đầy bi thương khi nghe tin mẹ bị chết đuối trong một cơn lũ và nhạc phẩm đầu tay “Trở Về” đã ra đời, gây một tiếng vang trong giới tân nhạc và để lại trong lòng người nghe nhiều cảm xúc.
Là tình yêu không thành với tiểu thơ khuê các trong “Giọt Lệ Đài Trang,” là tâm trạng đau khổ trước chuyện tình tan vỡ của mình với người vợ đầu, nữ ca sĩ Mộc Lan, để cho ra một loạt nhạc phẩm đầy tâm sự, “Từ Giã Kinh Thành” (lời Hồ Đình Phương, nhạc Châu Kỳ), “Mưa Rơi” (Châu Kỳ đặt lời cho ca khúc của người bạn nhạc sĩ hoàng tộc Ưng Lang), “Sao Chưa Thấy Hồi Âm,” “Hồi Âm,” “Cánh Nhạn Hồi Âm,” “Con đường Xưa Em Đi” (Lời Hồ Đình Phương, nhạc Châu Kỳ), “Đừng Nói Xa Nhau” (nhạc Châu Kỳ, lời Hồ Đình Phương), “Cuối Đường Kỷ Niệm,” “Nước Mắt Quê Hương,” “Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa,” “Vào Mộng Cùng Em,” “Em sắp Về Chưa?” v.v..


Hình 6: Ca sĩ Thanh Mỹ- khách mời đặc biệt của đêm nhạc. (Băng Huyền/Viễn Đông)
Chất tự sự trữ tình trong dòng nhạc Châu Kỳ
Khán giả yêu nhạc Châu Kỳ bởi chất tha thiết chia sẻ, chất hoa mỹ nếu có trong ca khúc của ông cũng không phải là thứ ngôn ngữ hàn lâm, nó lên bổng xuống trầm như dân ca, như ca dao, như lời nói, gợi lại muôn vàn ký ức trong quá khứ, dù đó là đắng cay hay mộng đẹp.
Xuất thân từ một gia đình nghệ sĩ, cha là Châu Huy Hà, một nghệ nhân ca Huế, được sống với nền cổ ca Huế từ nhỏ nên ông có một số vốn âm nhạc cổ miền Trung thật phong phú, điều này được ông thể hiện qua một số sáng tác đậm nét Huế như, “Thương Về Miền Trung,” "Miền Trung Thương Nhớ,” "Huế Xưa,” "Khúc Ly Ca,” "Từ Giã Kinh Thành,” "Mưa Rơi" (viết chung với Ưng Lang), "Khi Ánh Trăng Vàng Lên Khơi”...
Với ca khúc “Tiếng Hát Dân Chàm,” giai điệu mang âm hưởng cổ nhạc miền Trung, thang âm rất lạ. Ca khúc “Mùa Thu Còn Đó” dễ dàng bước vào trái tim của người nghe với cái buồn man mác của điệu blues và chất tự sự chất đầy của jazz.
Hình 4 Hai MC của chương trình Mai Dung- Bùi Đường. (Băng Huyền/Viễn Đông)



Có thể nói chất tình tự của dòng nhạc Châu Kỳ rất rộng và sâu lắng, sự mượt mà của giai điệu, nét tha thiết của lời ca có khả năng nâng dìu cảm xúc người nghe, khiến khán giả hát theo, thâu vào tâm tư, đánh thức những kỷ niệm. Giai điệu các ca khúc của ông độc đáo, sự dàn trải khúc thức bài hát thật cân xứng, khi nó vang lên ngoài những khán giả mộ điệu thì trong giới nhạc sĩ đều thán phục.
Ông được xem là một trong những “cây đại thụ” trong làng tân nhạc Việt Nam mà tên tuổi ngang hàng với những nhạc sĩ: Lữ Liên, Lê Thương, Dương Thiệu Tước, Phạm Duy...
Màu kỷ niệm và nét đẹp trong từng giọng hát
Kết cấu của chương trình “60 năm dòng nhạc Châu Kỳ” và việc tạo nên điểm nhấn cho mỗi giọng ca hay màn song ca, hợp ca rất hợp lý khiến khán giả được đắm chìm vào nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong không gian tự sự - tự tình và 22 tác phẩm của Châu Kỳ được chọn lọc từ gia tài 310 tác phẩm của cố nhạc sĩ đã được những tiếng hát của các ca sĩ thân hữu câu lạc bộ văn nghệ Viện Việt Học thể hiện giàu cảm xúc. Góp thành công cho đêm nhạc còn phải kể đến phần hòa thanh của nhạc sĩ Quốc Vũ keyboard, Trần Toản đàn guitare, Ngọc Thạch guitare, ban nhạc gần như giữ nguyên tinh thần trong bản phối, đó là sự mềm mại, một chút mùi của dòng nhạc trữ tình nhưng lại không quá ủy mị.
Mở màn, ban hợp ca CLBVN Viện Việt Học tạo nên một không gian âm nhạc đầy màu sắc tươi vui, tràn ngập niềm tin yêu đời, yêu cuộc sống và cảnh vật, con người qua ca khúc “Tiếng Hát Đồng Xanh” (Lời Hồ Đình Phương, nhạc Châu Kỳ). Bằng chất giọng truyền cảm, trầm ấm, ca sĩ Chế Tùng đã thể hiện rất sâu lắng nỗi niềm của tác giả qua hai ca khúc “Tiếng ca đó về đâu,” “Đi Giữa Quê Hương.”
Ái Liên nồng nàn và da diết với các ca khúc “Huế Xưa,” tiếng hát trẻ Hàn Phúc cảm xúc và đủ khắc khoải trong “Trở Về” nhưng có lẽ vì quá hồi hộp khi được giao thể hiện ca khúc đầu tay nhưng cũng được xem là ca khúc “để đời” của cố nhạc sĩ Châu Kỳ, nên đoạn cuối kết bài, giọng hát của Hàn Phúc hơi lạc tông.
Lê Hồng Quang đã thể hiện khá mượt mà giai điệu trữ tình của “Thương Về Miền Trung” (Lời Duy Khánh), “Nén Hương Yêu” (Lời Duy Khánh). Với giọng hát ngọt ngào, ca sĩ Ái Phương đã truyền tải trọn vẹn cảm xúc “Cố Đô Yêu Dấu” (Lời Hồ Đình Phương).

             Nhóm Sóng Xanh thể hiện ca khúc “Tiếng Hát Dân Chàm.” (Băng Huyền/Viễn Đông)


Khang Huy đầy tâm trạng với “Xin Làm Người Tình Cô Đơn” (Thơ Hồ Đình Phương), tiếng hát Thùy Linh thật sâu lắng khi thể hiện “Con Đường Xưa Em Đi.” Bằng giọng hát mềm mại, ca sĩ Thùy Linh đã khắc họa “Con Đường Xưa Em Đi” (Lời Hồ Đình Phương) đầy hoa mộng êm đềm.
Kim Thoa là ca sĩ thân quen với các khán giả trong những chương trình văn nghệ của Viện Việt Học, lần xuất hiện nào của chị cũng đem lại sự hài lòng cho người thưởng thức bởi giọng hát đẹp và khả năng truyền cảm xúc khi chị hát.
Trong đêm nhạc “60 năm dòng nhạc Châu Kỳ,” chị đã nhận được những tràng pháo tay ngợi khen của khán giả khi thể hiện thành công “Sao chưa thấy hồi âm” và ca khúc “Mùa Thu Còn Đó” theo thể điệu Blues jazz, vốn là sở trường của chị. Cách hát trau chuốt, phát âm từng chữ, vừa đĩnh đạc chuẩn xác, vừa biểu cảm tinh tế và càng quyến rũ hơn bởi cảm xúc toát ra từ bên trong, đã chạm sâu vào trái tim người nghe.
Sở hữu chất giọng giọng trữ tình, khàn nhẹ và da diết, ca sĩ Hương Thơ còn có khả năng lên những nốt cao rất tự nhiên và thể hiện những nốt trầm thật cảm xúc. Cô rất tình cảm và đầy thuyết phục khi hát “Chuyện Lòng” và “Giọt Lệ Đài Trang.”
Khán giả đêm nhạc đã dành những tráng pháo tay ưu ái với lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình văn nghệ do Viện Việt Học tổ chức của ca sĩ Thanh Mỹ, chị hiện là President của Hội thiện nguyện ROF (Reaching Out Foundation) và là em ruột của ca sĩ Thanh Thúy. Sự xuất hiện của chị thật đặc biệt bởi chị chính là người ca sĩ đã được cố nhạc sĩ Châu Kỳ dẫn dắt bước đầu tiên vào con đường ca hát.
Dù đã nhiều chục năm không đi hát, tiếng hát đã không còn phong độ như thuở xuân thì, nhưng chị vẫn nhận lời góp mặt trong chương trình để tri ân và tưởng nhớ đến người thầy, người anh. Với chất giọng trầm ấm có độ khàn độc đáo, tiếng hát của chị đã đưa khán giả ngược thời gian trở về quá khứ với những kỷ niệm đẹp nhưng buồn qua “Khuya Nay Anh Đi Rồi” và khi được yên cầu tặng thêm cho khán giả, chị đã hát “Được Tin Em Lấy Chồng,” vốn là ca khúc của nhạc sĩ Châu Kỳ viết riêng tặng ca sĩ Thanh Thúy khi nghe tin người ca sĩ này lên xe hoa.
Song song với những tiếng hát đơn ca, những màn song ca cũng đã đem lại nhiều đặc sắc cho buổi diễn. Quỳnh Nhi và Kỳ Hương khá thành công khi dẫn dắt người nghe chìm đắm vào giai điệu da diết, đượm buồn của ca khúc “Đừng Nói Xa Nhau” (Lời Hồ Đình Phương). Thùy Linh và Hải Âu mang lại sự dễ chịu thân thương và không kém phần sâu lắng cho người nghe qua “Người Em Văn Khoa” (Thơ Hoài Hương Tử, nhạc Châu Kỳ). Sự hòa quyện trong giọng hát và bè phối của Ái Phương và Vương Lan chuyển tải trọn vẹn nỗi ngậm ngùi, man mác của 2 ca khúc “Khúc Ly Ca,” “Mưa Rơi” (viết chung với Ưng Lang).
Và có lẽ điểm nhấn đặc sắc nhất của buổi diễn chính là màn trình diễn của nhóm Sóng Xanh gồm những tiếng hát của các bạn trẻ Việt Hải, Đỗ Quyên, Coco, Lee Lee, Mai Linh. Bằng cách phối bè đặc biệt vừa thể hiện được sự đồng điệu của các giọng ca, lại vừa khoe được chất giọng riêng có của từng thành viên trong nhóm. Tuy còn non tuổi đời, hầu hết các bạn đều sinh ra hoặc đến Mỹ từ bé, nhưng các bạn đã làm sống lại một dòng nhạc đậm chất hoài niệm, cứ tưởng chừng như chỉ dành riêng cho lứa tuổi cao niên. Ca khúc “Tiếng Hát Dân Chàm” được nhóm hát thể hiện trong cách phân đoạn ca khúc, hát bè hay phụ họa, nhóm hát ít dựa vào một giọng ca chủ đạo, các giọng ca tuy mỗi người một thanh sắc nhưng về vị trí và tầm cỡ đều ngang bằng với nhau.
Hai giọng ca của nhóm Sóng Xanh, Việt Hải và Đỗ Quyên khi song ca với nhau đã chuyển tải thật duyên dáng chất đa tình, chắt chiu bao hoài niệm qua ca khúc “Đường về nhà em,” hai bạn trẻ đã gửi vào giai điệu xưa ấy một hơi thở rất nay, mang màu sắc mới mẻ, trẻ trung, quyến rũ.
Và không thể không nhắc đến phần dẫn chuyện đầy xúc cảm của Bùi Đường- Mai Dung, chất giọng ấm áp, sự chuẩn bị đầy đủ những tài liệu liên quan đến tác phẩm của cả 2 MC này đã mang lại cho đêm nhạc có đủ sự tinh tế, sang trọng và đầy chất tâm tình. Đêm nhạc đã kết thúc, nhưng những dư âm sâu lắng, dìu dặt của âm nhạc Châu Kỳ cùng những đóng góp của ông cho tân nhạc Huế nói riêng và tân nhạc Việt Nam sẽ không bao giờ có thể mất đi trong sự rung động của trái tim những người yêu dòng nhạc trữ tình lãng mạn Việt Nam. (bh)


http://www.viendongdaily.com/du-am-va-lang-dong-trong-chuong-trinh-3460-nam-dong-nhac-chau-ky34-s8ZsKEnk.html
__._,_.___

Posted by: Nhat Lung 

Ca Nhac Si Duy Khanh : Nhung Ca Khuc Hay Nhat

 
***NHAC SI NGUYEN DUC QUANG


***CA NHAC SI DUY KHANH PLAYLIST


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG



Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube


image





Giao Su Tran Nang Phung duoc su giup do cua nhieu nhan tai khap noi tren the gioi da thuc hien nhung Video nghe thuat de gioi thieu nhung nhac pham chon loc ...
Preview by Yahoo





33
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066



Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần : 21-10-14
Nguyễn Đức Quang: Về Với Mẹ Cha
Tiếng hát: Duy Khánh
Kính,
NNS
..............................................................................................................
(1) Thế Thanh: Vì sao "Đèn cù" chưa b chiếu c
Ngay sau khi tự truyện Đèn cù của Trần Đĩnh ra mắt độc giả, nhiều bài viết nhận định xuất hiện trên mạng với những phần trích dẫn đi kèm. Tôi đọc và thắc mắc tại sao một cuốn sách với nội dung “phản động” như thế, cho dù được xuất bản ở nước ngoài, nhưng bản thân tác giả đang ở trong nước, vậy mà vẫn yên thân, không hề hấn gì. Ba ngày vừa qua, bỏ thời gian đọc trọn cuốn sách này, thắc mắc của tôi đã có phần được giải toả.

1. Trong toàn bộ tự truyện, Trần Đĩnh đã cho thấy rất nhiều lấm lem của một số phần tử trong Đảng, những sai lầm của các nhân vật chóp bu, hoặc lưu manh côn đồ hoặc hèn nhát không dám chống lại cái sai, đã gây ra bao oan khuất, đổ máu, chiến tranh dẫn đến cái chết của mấy triệu mạng người. Kể cả sau khi nội chiến tương tàn kết thúc, vì Trung Quốc đã đạt được mục đích, thì con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của Việt Nam vẫn không suy suyển, vẫn là đói rách, nghèo nàn, lạc hậu mở rộng ra cho cả nước từ Bắc chí Nam. 

Đã có bài viết trên mạng nhận định rằng, những gì về sự kiện lịch sử, thậm chí những cái gọi là “thâm cung bí sử” Trần Đĩnh cung cấp cho độc giả trong Đèn cù không mới, đã có nhiều người đề cập đến rồi. Quả thật nhận xét trên cũng có phần đúng. Nhưng cái công lớn của tác giả ở đây là đã thu gom rất nhiều những dữ kiện, chi tiết, rồi sắp xếp và trình bày cho độc giả theo cái logic tự truyện riêng của ông. Thêm nữa, khi dám liều công khai nói ra những sự thật bằng một tác phẩm, tác giả góp phần làm cho nhiều người bớt sợ hơn, dám bộc lộ ra cái chính kiến của mình. Riêng với Đảng, tác giả dù sao cũng có công giúp Đảng công khai cho dân chúng một số phần tử lấm lem (thực tế cũng đã chết), để dụ yên lòng dân. Bằng cách đó, Đảng muốn dân chúng thấy Đảng xem ra rất có thiện chí chỉnh đốn nội bộ, nghiêm túc “phê và tự phê”.

2. Có một điểm mấu chốt, mà theo tôi, Trần Đĩnh chưa chỉ ra được hoặc chưa dám chỉ ra: đâu là nguyên nhân đưa Đảng đến sai lầm, với hậu quả đẩy dân tộc này vào đường cùng, khốn khổ suốt 84 năm, mà cho đến tận hôm nay vẫn chưa sao thoát ra được. Tôi tìm thấy điểm mấu chốt ấy trong truyện ngắn “Cha tôi, tôi và con trai”, Tạ Duy Anh chỉ ra rất rõ cái nguyên nhân đẻ ra hàng triệu, hàng triệu “Lão Khổ” chính là cái thứ rất thối ở trong bình, có “cả thịt chuột, thậm chí thịt người chết đói”. Khốn nạn là cái thứ rất thối ấy, những câu chuyện bịa được đặt tên là chân lý, chính nghĩa ấy, lại được những tín đồ của nó sùng bái là đỉnh cao trí tuệ, là lương tâm nhân loại, là kiến trúc thượng tầng để xây dựng thiên đàng tại thế. Khốn nạn hơn, những tín đồ ấy “đã tin quá lâu vào những câu chuyện bịa, bởi những kẻ thiếu lương tâm, rồi lại tự bịa chuyện để huyền thoại hoá câu chuyện bịa đó.” Người ta đổ tội cho cái bình, nhưng thật ra cái bình chỉ có nhiệm vụ huyền thoại hoá câu chuyện bịa kia, có nhiệm vụ bảo vệ, giữ cái thứ thối ấy trong bình, phân phát, dụ dỗ, bắt ép mọi người phải ngửi, phải dùng nó. Ai ngu ngơ không biết hoặc cố tình ăn phải sẽ đau bụng, ỉa chảy. 

Những thứ được tuôn ra sau khi đã thu nạp cái thứ thối, thứ bịa kia là gì? Trần Đĩnh chỉ ra trong tự truyện của ông, đó là những khẩu hiệu: “Bạo lực cách mạng”, “Chính quyền ra từ nòng súng”, “Ba dòng thác cách mạng”, v.v.. Thật ra thì bây giờ người ta cũng đã nhìn nhận các thứ thối loại hai này không dùng được nữa. Một ví dụ mới đây, người ta cũng đã phải sửa “giải phóng thu đô” thành “tiếp quản thủ đô”. Trong tác phẩm, tác giả Trần Đĩnh nhắc nhiều đến Bất khuất với phần tự hào vì đã cố tránh không kích động hận thù, không cổ vũ chiến tranh. Nhưng tác giả lại không đề cập đến hậu quả khốc hại, đó là người ta lợi dụng nó để xúi giục, kích động bao lớp thanh niên “bất chấp” một cách ngây thơ, đâm đầu tìm cái chết vô nghĩa cho mình và cho người khác. Người chỉ đạo viết Bất khuất, rồi kiểm duyệt, chỉ thị in ấn và phát không nó (210.000 cuốn, trong đó phát riêng cho quân đội là 160.000 cuốn, tr. 291) lẽ nào lại không có ý đồ gì. Theo tôi, Bất khuất đã được người ta dùng như một thứ gia vị nêm nếm cho cái chất trong bình kia, nhằm đánh lừa vị giác, lôi kéo thanh niên xơi cái chất ấy vào, rồi tự nguyện thí mạng mình để “ba dòng thác cách mạng” thành công.

3. Giờ nói về cái bình. Những chi tiết tác giả cung cấp trong sách cũng đụng chạm đến nhiều nhân vật (phần lớn đã chết), kể cả giải huyền thoại cụ Hồ, nhưng tựu chung vẫn chỉ là vạch ra những sai lầm cá nhân. Còn đối với tập thể cái bình, tác giả dù bị khai trừ, nhưng xem ra vẫn còn cúi rạp trước cái bình ấy một cách rất cung kính, thành khẩn. Khi dính vào vụ án xét lại, tác giả chỉ dám dừng lại ở mức độ tìm cách kêu oan cho mình và cho bạn bè. Trong suốt câu chuyện tả buổi làm việc với an ninh A25 vào năm 1990 (tr. 547 tt), mọi lý luận, trưng dẫn của tác giả với an ninh chỉ nhằm một mục đích duy nhất là chứng minh những góp ý của mình cho Đảng lúc ấy là thành khẩn, là đúng đắn, và Đảng kết tội như vậy là oan sai. Trong câu chuyện, tác giả cũng đề cập đến nội dung một lá thư cá nhân thăm hỏi của Lê Đức Thọ gửi cho vợ của một nhân vật bị án xét lại, trong đó, Trưởng ban chuyên án của 24 năm về trước, phần nào nhìn nhận “nhóm xét lại” bị oan (tr. 545 tt).

 Có lẽ nhờ Đảng Cộng sản cai trị, mà tự điển Việt Nam phong phú thêm từ “dân oan”! Nếu có dân chủ thực sự, Trần Đĩnh có quyền kiện các cá nhân và cả cái tập thể kia ra toà vì tội vu khống, bôi nhọ, gây thiệt hại vật chất, tinh thần cho ông, v.v., chứ không phải là chắp tay vái lạy, khẩn khoản cái tập thể kia giải oan cho mình. Nếu là một xã hội dân chủ, cái tập thể kia sau khi thua kiện, phải bồi thường cả danh dự lẫn vật chất cho người ta và những cá nhân liên hệ phải vào tù vì những sai lầm đã gây ra. Nếu không làm được như vậy, thì cái tập thể kia đáng phải từ bỏ quyền lực mà nhường việc lãnh đạo đất nước cho người khác có trí tuệ và lương thiện hơn. Có lẽ Trần Đĩnh cũng chưa dám nghĩ đến như Tạ Duy Anh rằng để cho đất nước này tiến lên được, thì phải “chôn chúng [cái bình] xuống gốc khế”.

4. Đặc điểm của nhóm xét lại, trong đó có Trần Đĩnh, là kịch liệt chống Mao và những người có tư tưởng ủng hộ Mao trong cái bình made in Vietnam. Tác giả bộc bạch, ông không đứng về phe Liên Xô để chống Mao, chỉ đơn giản là ông chống chiến tranh và cổ vũ cho đối thoại để tiến tới thống nhất hai miền trong hoà bình và không đổ máu. Đèn cù ra đời với một quan điểm ôn hoà vào thời điểm này xem ra là có lợi cho Trung Quốc, và sẽ được Trung Quốc, cùng những người thân Trung Quốc chớp thời cơ tận dụng triệt để. Hơn lúc nào hết, Trung Quốc đang cần những chất xúc tác xoa dịu sự phẫn nộ của người Việt sau vụ giàn khoan HD-981. Nếu Bất khuất đã đóng trọn vai trò lịch sử của nó theo đúng ý đồ của Mao kích động chiến tranh, cả thế giới chống Mỹ, thì tôi cũng e ngại rằng Đèn cù cũng đang, có thể là vượt ra ngoài ý muốn tác giả, đóng một vai trò lịch sử khác theo rất đúng ý đồ thế hệ thứ ba của Mao – vừa đi cướp của, vừa hô hào chung sống hoà bình.
5. Vẫn chưa thực sự đụng chạm, phê phán cái chất bốc mùi chứa ở trong bình, vẫn còn toàn vẹn cái sự cung kính cái bình, vô tình hay hữu ý góp phần hạ hoả bầu khí chống Trung, đó là ba lý do, theo tôi, khiến Đèn cù chưa bị chiếu cố và tác giả của nó vẫn bình an. Cũng như nhiều người, tôi đang nhờ đợi đọc quyển thứ hai của tác giả, mà như được giới thiệu, là sẽ có nhiều cái mới. Hy vọng rằng, những điều tôi nói trên đây – cái bình và cái chứa ở trong bình, sẽ được bàn đến trong tập hai. Mà nếu rộng hơn nữa, là bàn cả lũ chuột chạy quanh cái bình. Lũ chuột này rất khôn, chỉ khi nào gặp nguy hiểm, chúng mới chạy vào ẩn nấp tạm trong bình. Còn bình thường, chúng chả dại ở trong bình, vì trong đó rất thối, tối tăm và ngột ngạt. Chỉ chờ cái sự hù doạ bên ngoài kia xẹp xuống, chúng túa ra hít thở khí trời và nhăng nhít kiếm ăn ngay. (Theo pro&contra)

(2) Đào Hiếu: Huyn thoi đu dây
Khi người ta nói Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sự ví von ấy hàm ý liều lĩnh, bắt cá hai tay, muốn chơi với cả hai bên mà lại không thật lòng với bên nào. Có nghĩa là cà chớn. Và như thế thì rốt cuộc chẳng được gì. Sẽ trơ trọi, sẽ đơn độc. Và trò “đu dây” ấy sẽ rất nguy hiểm.

Nhưng trên thực tế Việt Nam có đu dây không?
Người đu dây là một người tự tin, dũng cảm, mạnh mẽ và tài năng. Nhưng đứng trước Trung Quốc và Mỹ thì chính quyền Việt Nam không hề có các tố chất ấy.
-Không tự tin vì mặc cảm nước nhỏ, nghèo nàn, lạc hậu. Trước đây Việt Nam huênh hoang là “đánh thắng ba đế quốc sừng sỏ”. 

Nay thì tự ti đến nỗi một ông bộ trưởng Tàu sang Việt Nam để “kêu gọi đứa con hoang trở về” mà chính quyền cứ im thin thít.

-Không dũng cảm vì nó giết ngư dân mình mà mình còn sợ phạm huý, chỉ dám gọi nó là “tàu lạ”. Nó đổ quân chiếm đảo của mình mà mình lại ra lệnh không được kháng cự để đến nỗi bị nó bắn tan xác 65 chiến sĩ hải quân ở Gạc Ma chỉ trong vòng mấy phút.

-Không mạnh mẽ vì vũ khí thời chiến tranh để lại thì đã rỉ sét, vũ khí mới mua thì lèo tèo vài ba cái làm kiểng, và nạn tham nhũng tràn lan, quanh năm lo vơ vét ăn chặn, cắt xén, rút rỉa ngân sách, còn chí khí đâu mà đánh giặc?

Thử hỏi một kẻ nhu nhược, tự ti mặc cảm và nghèo rớt mồng tơi như Việt Nam thì nhìn thẳng vào mặt người ta còn không dám, nói chi tới chuyện đu dây. Vì đu dây là “giỡn mặt tử thần”. Việt Nam có bản lãnh gì mà dám đu dây?

Và điều quan trọng nhất là từ khi ông Hồ tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp đã khẳng định chỗ đứng của mình là trong vòng tay Trung Quốc rồi. Thắng trận Điện Biên Phủ cũng là nhờ vũ khí Trung Quốc, thắng Mỹ cũng nhờ vũ khí Trung Quốc.
Cho nên miệng thì nói “không có gì quý hơn độc lập tự do” nhưng trong lòng thì đã quyết “đổi độc lập tự do đề nắm cho được chính quyền”.

Từ chọn lựa đó mới đẻ ra “Cải Cách Ruộng Đất”. Trong chiến dịch này nhà cầm quyền Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc đến nỗi vì muốn lấy lòng họ mà phải bắn bỏ nhiều nhân sĩ yêu nước từng đem cả tài sản mình ra giúp đỡ kháng chiến.

Năm 1990 ông Linh cùng các đồng chí của ông tại hội nghị Thành Đô đã làm một việc mà bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch gọi là: “Bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”.

Năm 2010 liên tiếp nhiều phái đoàn quân sự cấp cao của Việt Nam sang học tập ở Trung Quốc, dấn thêm những bước quan trọng vào sự lệ thuộc quân sự.

Rõ ràng là ngay từ những ngày đầu thành lập chế độ, thì Việt Nam đã hành xử như một tỉnh lẻ của Trung Quốc -trừ một giai đoạn ngắn từ năm 1975 đến 1979 có ý muốn thoát Trung và lập tức bị TQ “cho một bài học” bằng cuộc chiến tranh biên giới 1979 –  còn lại, từ trước 1945 đến nay, chính quyền Việt Nam đã một lòng theo Trung Quốc, đã chọn Trung Quốc làm ông chủ, đã nguyện nâng khăn sửa túi cho Trung Quốc, đã khép nép làm “con nuôi” của các vị cha già dân tộc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và ngày nay là Tập Cận Bình.
Với một “thân phận” như vậy, liệu Việt Nam có tư cách để “đu dây” qua phía Mỹ không?
*
Chuyện Việt Nam đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ xem ra chỉ là bịa đặt.
Nhưng sao lại có chuyện các vị lãnh đạo cao cấp Việt Nam thăm viếng Hoa Kỳ?

Tôi cho rằng các cuộc thăm viếng ấy cũng nằm trong kịch bản của Trung Quốc. Việt Nam muốn vào TPP, muốn mua vũ khí của Mỹ. Cả hai việc ấy cũng chỉ có lợi cho Trung Quốc.
Xưa nay phần lớn các hàng xuất khẩu của “Việt Nam” sang Mỹ chỉ là trên giấy tờ, chỉ là nói cho oai, thực ra đó là hàng của Trung Quốc sản xuất tại Việt Nam.
 Kim ngạch xuất khẩu – tiếng là của Việt Nam – thực ra cũng là kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Việt Nam mua của Nga 2 tàu ngầm Kilo, nhưng Trung Quốc đã mua 20 tàu ngầm kilo giống như vậy. Liệu 2 chiếc có gãi ngứa được 20 chiếc nếu xảy ra chiến tranh không? Nếu câu trả lới là KHÔNG thì mua tàu ngầm để làm gì?

Đối với một kẻ nhu nhược, mặc cảm và run rẩy thì có con dao trên tay hay không, cũng giống hệt nhau. Bởi vì vấn đề là anh có dám đâm hay không. Nếu anh không dám đâm thì cầm dao để làm gì? Mua dao để làm gì?
*
Vậy thì những dư luận cho rằng:
-Việt Nam đang đu dây giữa Trung Quốc và Mỹ.
-Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam vì vấn đề nhân quyền
-Việt Nam mua vũ khi của Nga và Mỹ để đương đầu với Trung Quốc… tất cả đều xạo, vì:
1/ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định mối quan hệ trước sau như một với Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo phương châm “16 chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”.
2/ Mớ vũ khí Việt Nam mua được quá ít ỏi (tiền đâu mua nhiều?), đối với Trung Quốc chỉ là những đồ chơi. Chưa kể việc Trung Quốc đã xây xong một sân bay quân sự trên đảo Hoàng Sa rồi. Cái sân bay ấy còn lợi hại hơn cả một hàng không mẫu hạm vì nó “đậu” sát bờ biển Việt Nam (chỉ cách Đà Nẵng hơn 300 km) và không thể bị đánh chìm!

3/ Mỹ cũng rất muốn bán vũ khí cho Việt Nam (chế tạo vũ khí là một trong những nền công nghiệp quan trọng của Mỹ). Mỹ đưa vấn đề “nhân quyền” ra để mặc cả với Việt Nam cũng chỉ là màu mè, ra vẻ ta đây quan tâm tới nhân quyền, còn phía Việt Nam thì giữ thể diện cho Mỹ bằng cách thả tượng trưng vài người nổi tiếng. Trên thực tế nếu Việt Nam đếch thả người nào thì Mỹ vẫn bán vũ khí như thường (ngu sao không bán?)
4/ Việt Nam mua vũ khí của Nga, của Mỹ nhưng không xài (vì có dám đánh nhau với Trung Quốc đâu mà xài?). Vậy mua để làm gì?. Câu hỏi này làm người ta nghĩ ngay tới vụ Vinashin mua cái “ụ nổi”. Và vô số vụ “mua về đắp mền” khác nữa.
*
Chúng ta đang sống trong một thời đại XẠO HẾT CHỖ NÓI. Nga cũng xạo, Mỹ cũng xạo, Trung Cộng cũng xạo và Việt Nam cũng… rứa. “Mười Sáu Chữ Vàng”, “Bốn Tốt” cũng xạo, Mỹ “quan ngại sâu sắc” cũng xạo, Mỹ “bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí” cũng xạo, mà “đu dây” cũng xạo nốt. (Source: Blog Lề Trái).

***
Tướng Nguyn Trng Vĩnh: Đi Trung Nam Hi cu hòa, liu B trưởng Phùng Quang Thanh có ngăn được gic Tàu?
Từ xưa đến nay, chưa bao giờ các thế hệ cầm quyền Trung Quốc từ bỏ mưu đồ thôn tính nước ta.

Năm 1974, họ đánh chiếm Hoàng Sa của ta. Năm 1979, họ xua quân xâm lăng, giết hại đồng bào và tàn phá 6 tỉnh biên giới của ta. Năm 1988, họ đánh chiếm bãi đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của chúng ta, giết hại 64 cán bộ chiến sĩ của ta. Trong đàm phán biên giới, họ ép và lấn ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, mấy trăm mét từ ải Nam Quan xuống đến xã Tân Thanh và nhiều nơi nữa dọc biên giới, ta mất đất bằng một tỉnh Thái Bình.

Trên biển, Trung Quốc lập huyện Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của ta, bắt tàu cá, tịch thu tài sản của ngư dân, bắn giết ngư dân ta, đưa giàn khoan 981HD vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta với hàng trăm tàu bảo vệ phun vòi rồng, đâm hỏng tàu chấp pháp, tàu kiểm ngư, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta...Từ khi họ nêu ra phương châm "16 chữ + 4 tốt", chỉ có lãnh đạo phía Việt Nam thực hiện, Trung Quốc không những không hề thực hiện, trái lại còn làm những việc lấn chiếm, bắn giết, đe dọa... Phải gọi họ là kẻ cướp, kẻ thù. Thế mà,ông Phùng Quang Thanh dẫn các tướng sang thăm Trung Quốc nhằm "củng cố tình hữu nghị". Chắc hẳn đoàn Bộ trưởng được đón tiếp trọng thị, khoản đãi hậu tình, có quà cáp đáng giá và được nghe những lời đường mật giả dối.

Trong khi đó, Trung Quốc sắp xây xong sân bay và đường băng trên đảo Phú Lâm, đương gấp rút hoàn thiện căn cứ quân sự có đường băng trên nhóm bãi đá Gạc Ma mà họ xây dựng thành các đảo nhân tạo không ngoài mục đích uy hiếp và chuẩn bị, chờ thời cơ chiếm nốt quần đảo Trường Sa của ta và bá chiếm biển Đông. Giới cầm quyền Trung Quốc luôn tuyên bố "Lập trường đối với Nam Hải (biển Đông) quyết không thay đổi".
Liệu chuyến thăm của đoàn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sang cầu hòa có ngăn được âm mưu của họ không?!

Sinh ra Bộ Quốc phòng là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải quốc gia. Lẽ ra ông Bộ trưởng phải phân biệt rõ bạn, thù, ra sức tăng cường lực lượng quốc phòng về mọi mặt, luôn sẵn sàng chuẩn bị đối phó với tình hình xấu nhất theo tinh thần "lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn" như dân tộc ta đã thực hiện. Đằng này, khi Trung Quốc đặt gian khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của ta thì ông lại phát biểu "Quan hệ Việt - Trung vẫn phát triển tốt", không có ý kiến gì đối với việc Trung Quốc xây dựng công trình trên đảo Phú Lâm và trên cụm Gạc Ma, không quan tâm đến những sự kiện Trung Quốc đã đứng chân và nắm được nhiều điểm xung yếu về quân sự trên đất liền, từ rừng biên giới đến ven biển và các hải cảng, cũng như hàng vạn người Trung Quốc rải khắp nơi trong nước ta, kể cả cư trú trái phép. Có một ông Bộ trưởng Quốc phòng như thế thì việc mất biển, đảo và mất nước là khó tránh khỏi.(Source: BVN).

(3) Ts Alan Phan: Chuyn người và chut
Một bạn BCA từ Pháp gởi 1 bài báo về chuyện chánh phủ Đan Mạch ngừng ba dự án viện trợ ODA cho Việt Nam vì nghi ngờ tham nhũng và lãng phí. Đây là chuyện bình thường nếu bạn sống ở Việt Nam một thời gian, thuộc loại tin ít người để ý. Tin một cô người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần. Vả lại các dự án này thuộc loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như Vinashin, Vinalines, Vina…bananas…Các cách tham nhũng như thổi giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ… thì quả là cũ như trái đất, ai mà chẳng biết.

Tuy nhiên, kỳ này, công ty kiểm toán KPMG hạch toán lại tất cả nhũng lạm rất chi tiết, bài bản và cho thấy tổng số tiền …cuốn theo chiều gió lên đến 23% (lập lại: hai mươi ba phần trăm).

Xứ nào cũng có tham nhũng. Tôi có đọc một tư liệu từ Nhật Bản cho thấy tiền bôi trơn phỏng định cho các dự án đầu tư tại nước ngoài dao động từ 1.2% tại Singapore đến 18% tại Lào. Tỷ lệ cho Việt Nam là 14% và tôi đã suýt xa vì quá cao (với các bạn tò mò, Trung Quốc là 8%, Thái Lan là 9% và Indonesia là 12%). Bây giờ, con số 23% là một kỷ lục có thể dành cho Guinness Book.

Tôi nhớ một Quỹ Đầu Tư của Đan Mạch cũng đã bơm 10.6 triệu USD vào công ty Thủy Sản Bình An 4 tháng trước khi bong bong nợ nổ tung. Có lẽ con người Đan Mạch quen với cái lạnh băng giá nhưng tinh khiết của một môi trường không có côn trùng sâu bọ; nên khi qua đây, họ bị đau đầu với cái nắng chói chang của miền nhiệt đới?

Nhưng dù Đan Mạch hay nơi đâu, cái phí 23% là lý do chính tại sao mọi hàng hóa Việt đã có một giá thành cao nghịch lý với mọi định luật thị trường về sản xuất, dù nhân công và thuế thu nhập rất rẻ. Cái giá mọi công dân phải trả còn cao hơn giá trị kinh tế của con số 23%; nó còn là một soi mòn về niềm tin của các nhà đầu tư ngoại, các doanh nhân trong nước, các công nhân trên mọi công trường và các bạn sinh viên vừa bắt đầu khởi nghiệp.

Người Mỹ có câu ngạn ngữ,” Khi các bệnh nhân tâm thần cai quản nhà thương điên…” (when the inmates took over the asylum)…Thực ra, nó ít nguy hiểm hơn là khi lũ chuột nắm quyền kiểm soát kho gạo…

(4) Nguyn Quang Lp: Hc văn đ làm chi hè?
O Kim Tiến xinh đẹp, Bộ trưởng Y tế xinh đẹp của chúng ta nói rằng “Tôi phải nói thật là môn văn rất cần. Trong quá trình làm việc, nhiều người viết báo cáo mà ngữ pháp sai rất nhiều, chưa nói đến lỗi chính tả. Viết sai thì tư duy cũng sai, nói cũng không tốt được (...). Môn văn rất cần cho cán bộ ngành y, giúp việc nói năng lưu loát, diễn đạt văn bản rõ ràng, đúng ngữ pháp”.

 Từ câu nói của người đẹp Kim Tiến dân tình bàn loạn cả lên. Tui để ý xem có nhà văn nào lên tiếng không. Không. Hoàn toàn không. Bởi vì đó không phải việc của nhà văn. Đó cũng không phải vấn đề mà nhà văn quan tâm. Hi hi... thiệt rứa đó.

 Bảo rằng học văn để nói năng lưu loát, xin thưa trật lấc! Muốn nói năng lưu loát thì đi học môn hùng biện chứ không phải đi học văn. Tất cả nhà văn hàng đầu nước ta đều nói năng không hề lưu loát chút nào. Kim Tiến đã nghe nhà văn Nguyễn Minh Châu nói chuyện lần nào chưa? Nếu chưa bây giờ thử mời nhà văn Bảo Ninh đến Bộ y tế nói chuyện. Trình nói chuyện của Bảo Ninh cũng xêm xêm Nguyễn Minh Châu, họ đều thuộc trường phái ngậm hột thị.  Ngậm hột thị hãy còn khá, có nhà văn không hề biết nói, điển hình là nhà thơ Tế Hanh. Rời cây bút ra là ông không sao diễn đạt được điều ông nghĩ cho mọi người hiểu. 

Bật mí cho người đẹp Kim Tiến nhé: Ở đâu không biết chứ ở nước ta phàm ông nào trước đám đông nói năng lưu loát, trơn tuột như cháo chảy, thì hoặc ông đó không phải nhà văn hoặc là nhà văn dốt, tức nhà văn bất tài. Chắc chắn 100%.

Bảo rằng học văn để viết lách gãy gọn, đúng ngữ pháp, đúng chính tả, xin thưa cũng trật lấc nốt. Muốn giỏi mấy món đó thì lo đi học môn soạn thảo văn bản. Hơn 90% phần trăm nhà văn nước ta viết sai chính tả, trong đó có tui. Nhà thơ Đỗ Trung Quân chẳng những viết sai chính tả mà sai luôn cả lỗi đánh máy, đọc bài ông viết lắm khi muốn nổi khùng. Thế nhưng ông là nhà thơ được yêu mến hàng đầu Tổ quốc mình đấy O Kim Tiến ạ. Bạn đọc đọc thơ ông chứ chẳng ai đọc chính tả của ông bao giờ, không tin O Kim Tiến hỏi họ mà xem.

 Một nhà thơ hàng đầu đất nước khác đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật, ông còn không viết nổi biên bản một cuộc họp nửa tiếng của ban biên tập báo Văn nghệ. Một hôm ông Hữu Thỉnh giao cho Phạm Tiến Duật làm biên bản. Phạm Tiến Duật mừng lắm, vì nghĩ mình được coi trọng,  ra sức viết một biên bản 4 trang A4. Họp xong,Phạm Tiến Duật đọc biên bản. Mọi ngơ ngác không ai hiểu sao cả. Chỉ riêng Hữu Thỉnh là xuýt xóa khen hay. Xuýt xoa khen hay xong Hữu Thỉnh hỏi Phạm Tiến Duật, nói này ông Duật, cái này là biên bản hay thơ hậu hiện đại?

 O Kim Tiến ơi! Môn văn chẳng cần để làm chi hết, nói chung học sinh nước ta không cần phải học văn. Ông Bảo Ninh có lần tâm sự với tui, nói tao nói thật, sở dĩ bây giờ tao thành nhà văn vì ngày xưa tao chán học văn khủng khiếp. Đúng vậy. Ở một xã hội lấy đạo đức giả làm căn bản thì văn chương (thứ thiệt) là thứ nguy hiểm càng tránh xa càng tốt. Ở một xã hội mà bọn đạo đức giả luôn lấy món nhân văn ( giả cầy) làm ngọn cờ  gương mẫu uy tín thì càng học văn càng nguy hiểm, càng học văn càng giết chết văn, giết chết luôn tính người trong mỗi chúng ta. Điều đó giải thích vì sao càng học văn thì tình trạng cướp giết hiếp càng dâng cao, y đức ngành của O càng suy sụp. Rứa đó O Tiến nờ. (Source: quechoa)

(5) Thơ Hoàng Lc
Hoàng Lộc: Dân Quảng Nam.
Từ năm 1960 đến nay, có thơ trên các báo Sài Gòn và hải ngoại.
Trung Tâm Văn Bút Việt Nam trao tặng giải thi ca năm 1970.
* Thơ đã in :
- Thơ Học Trò (1965)
- Trái Tim Còn Lại (1971)
- Qua Mấy Trời Sương Mưa (1999)
- Cho Dẫu Phù Vân (2012)
* Sắp in: Ngăn ngắn tình si
(i) v kiếp khác
anh đi tới nhà thờ
Chúa dang tay chắn lối
anh đi qua cửa chùa
Phật mỉm cười, không hỏi

biết mình chẳng đủ phước
vào được Cõi Êm Đềm
biết mình loài háo sắc
chỉ có thể tìm em

em thì ngồi trong bếp
mải mê việc nhà ai
(mối tình kia chết tiệt
mà làm phiền nhau hoài)

anh cứ thằng ngỗ ngược
Chúa  Phật đều không dung
mai mốt về kiếp khác
biết làm người nữa không!
(và có được em không?) (9-2014)
(ii) bn r đi tu
nản lòng gái sớm rượu trưa
bạn bè tôi bỏ đi tu cả rồi
hình như chỉ có mình tôi
và em, là trả nợ đời chưa xong?

đại thừa - xe bạn vừa dong
vừa lo, nên rủ tôi cùng đi tu.

ngó kia mấy cõi ta bà
cõi mô cũng giống cõi mô –
hết hồn
biết rằng tu tập là khôn
mà không tu cũng không buồn được thêm

mai chiều
bè bạn bay lên
còn tôi
tụt xuống cùng em
mịt mờ... (8-2014)
******
Phm Đt Nhân: Ch Tình trong Thơ Hoàng Lc
Chữ tình hay cái tình trong thơ Hoàng Lộc không tuyền là tình yêu đôi lứa . Chữ tình trong thơ Hoàng Lộc có cả tình quê , tình bạn và cả tình đời dâu bể .Mới xem ra chữ tình trong thơ anh là tình mơ tình mộng, tình sầu tình hận ...vì những cuộc tình dang dở, những cuộc tình mong manh chập chờn thoáng chốc. Đành là vậy, nhưng trong những cuộc tình lỡ, tình hờ, tình muộn ...vẫn cứ đan xen ẩn chứa những băn khoăn, thao thức, những khắc khoải vời vợi bao nỗi nhớ quê nhà, nhớ bạn bè và cả nỗi đau đời trong cuộc nhân sinh .

 Hoàng Lộc đích thị là kẻ đa tình : " Bồ tát tâm rất Phật, như ta đây đa tình "
Ngay trong tình yêu đôi lứa , Hoàng Lộc cũng khác với những nhà thơ chuyên viết thơ tình như Xuân Diệu, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Bính ,.... Điểm khác biệt dễ thấy nhất là tư thái điềm đạm, bao dung , độ lượng của Hoàng Lộc . Tư thái nầy xuất phát từ một tình yêu vô cầu vô nhiểm .Yêu như một cái cớ để làm thơ, để thủ thỉ, để tâm sự ...chứ không phải để chiếm hữu người tình . Thi sĩ thường vẫn vậy, yêu rất nhiều mà vợ thì chỉ một mà thôi; khác với bọn trọc phú vợ thì nhiều mà chẳng biết yêu cho ra hồn .Hoàng Lộc tự cho mình là con bướm già đời vẫn thức :  

    Năm mươi năm đời ta hoài con bướm thức /  Hoa vàng nhà em - đêm khờ trở giấc
    Thì ra có thiệt mùa xuân /  Bướm đã già rồi, tội lắm tình nhân!                                   
Hoàng Lộc là con bướm lượn lờ đôi cánh chiêm ngưỡng trên những khóm hoa. Ngay những năm đầu của bậc trung học, Hoàng Lộc đã bối rối yêu và bối rối làm thơ:     
     thuở mới lớn anh rình cô bạn học / tháng ngày ai thơm áo trắng không ngờ
     khi cô thả tóc thề ngang cửa lớp / là khi lòng cậu bé rối câu thơ
Rồi sau những cuộc tình lỡ muộn, Hoàng Lộc vẫn lẻo đẻo đi theo con đường thơ "quá chừng cô độc":

    không thể theo nhau thôi đừng ngó lại / cô đi theo chồng, anh đi theo thơ
Già nửa cuộc đời đi theo thơ:
    Hơn bốn mươi năm anh cứ dật dờ / Con đường của thơ ngời ngời oan nghiệt
    Gần khép trần  gian mà thơ mù biệt / Mới hiểu ngậm ngùi mấy kẻ thành danh
Cụm từ "ngời ngời oan nghiệt" nói lên nghịch lý của cuộc đời thi sĩ: ngời ngời mà oan nghiệt. Thi sĩ là người đưa ra ánh sáng những gì ẩn chứa dưới nền đất . Thi sĩ khó mà sống nổi bằng thơ mà cũng không gì tôn vinh bằng thi sĩ. Dù sao thì Hoàng Lộc vẫn đi theo thơ, vẫn cột chặt thể mệnh đời mình cùng với thi ca:  
    Anh khập khiểng chân thêm ngàn bước nữa / Mà vẫn đành hun hút lối tình si
 Con đường thi ca là con đường đi mà không tới? / Đi không tới bởi thôi rồi cạn kiếp / Gió suy vi thổi rã những cành tàn 

Rồi đến một ngày (sắp đi x) anh vẫn không quên chuyện cũ:
    Rồi mắt khép cũng ngập ngừng cố sự / Lũ mưa chiều nắng sớm ghé phân ưu
    Một kiếp nữa với dặm ngàn lữ thứ / Anh còn bay đâu đó với mây trời
Tình yêu trong thơ Hoàng Lộc chỉ là sương khói. Nó lãng đãng chập chờn trong thoáng chốc như gió thoảng mây trôi. Đó là những giọt tình lấp lánh như sương mai trong nắng.
Một lần gặp lại người xưa -sắp làm mẹ:
    Cái bụng của nàng sao mà chướng vậy / Ta đứng trông theo bất giác đau lòng
    Chiếc áo dưỡng thai che mười-phần-gã-ấy / Có phần nào sương khói của ta không?
Có phần nào sương khói của ta không ? Chắc chắn rằng không. Chính vì vậy mà anh đau lòng!
Lắm khi nhà thơ cảm thấy mệt mõi vì tình, mệt vì tình phụ, mệt vì điều tiếng thị phi:
    Có những thứ tóc xanh phải lòng đầu bạc / Thì mắc chi thiên hạ lo phiền
    Ví đống tuổi nầy rứt ra mà bán được / Thì chắc buổi chiều anh xuống phố cùng em 
Mệt mỏi, phiền phức quá bèn kiếm chỗ nghỉ ngơi:

    Nghỉ ngơi cho rồi hỡi gã làm thơ / Đĩa dầu đã hao đêm còn gió nổi
    Kiếm một chỗ nằm, nghe mình hối lỗi / Về một chữ tình đáng lẽ không nên
Dầu thì hao, bấc thì cạn, gió vẫn nổi ,...Hối vì "một chữ tình đáng lẽ  không nên". Trong cõi nhân sinh, tình yêu vừa là dược tố vừa là độc tố . Về điểm nầy ,Tuệ Sỹ - luận gia về tính không - nói rất rõ: "Tình yêu và tri thức nào nhấn con người xuống vũng sình của ngu muội và ngông cuồng đặt cho nó cái tên là Ái và Kiến. Tình yêu và tri thức nào chắp cánh cho con người bay vào hư không vô tận, chúng được gọi là đại bi đại trí "
Tình yêu trong thơ Hoàng Lộc không có độc tố phiền não vì không sầu bi khổ lụy . Tình yêu trong thơ Hoàng Lộc vô cầu vô nhiểm ; cho nên dù có yêu thêm muôn kiếp nữa thì "anh vẫn bay đâu đó giữa mây trời"

   "Yêu em yêu thêm tình phụ / Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ " (Trịnh công Sơn). Có điều đáng trân quý ở tấm lòng nhà thơ đó là chung thủy :
   Tóc ta thay màu và em thay áo / Vì thế cho nên có chuyện đổi dời...
  ...Ta ai hoài em ngời ngời tai kiếp / Tóc ta thay màu mà lòng thì không
Con đường thơ thì ngời ngời oan nghiệt , còn đường tình thì  ngời ngời tai kiếp  .Dù oan nghiệt hay tai kiếp gì thì vẫn cứ ngời ngời. Bởi thế mới có thơ rằng: "Cái tình là cái chi chi, dù chi chi cũng chi chi với tình (Nguyễn công Trứ).
Người yêu cuối  cùng quanh quẩn cuối đời cùng với nhà thơ chính là "mẹ các con".
Nếu gia đình là thánh đường thì tín đồ tình yêu trở về với gia đình, ở đó có các con và mẹ các con :
    Em thế nầy đây mà ta đã tán / Láng giềng ơi ! cái thuở rất không ngờ
    Em thế nầy đây mà ta lãnh đạn / Có đứa phải lòng em đòi mổ bụng gã làm thơ .
Nhà thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc một thời của "mẹ các con" mà còn cảm thán đức hạnh kham nhẫn, chịu đựng của người bạn đời trong các bước thăng trầm cùng anh . 
    Em thế nầy đây mà ta đã cưới / Phải cùng ta chịu chừng ấy thăng trầm
    Từng làm vợ quan, làm vợ thằng tù tội / Rồi cũng đành làm vợ một tha hương
Cuối cùng thì cái nhan sắc đáng được ngưỡng mộ nhất vẫn là diện mạo của người tình trăm năm: 
    Em thế nầy đây mà ta ngưỡng mộ / Tha hương tha hương hề em buồn không?
    Tóc cùng hoa râm, ít nhiều bở ngỡ / Vẫn ngó nhau cười bên cạnh các con 
Đúng  là "Áo xưa dù nhàu  cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau" (Trịnh công Sơn).
 Chữ tình hay cái tình trong thơ Hoàng Lộc thật là mênh mông, chan chứa ...
 Về tình yêu quê hương đất nước đối với anh thật là đặc biệt : tình cố hương và tình cố quốc ! Càng xa quê anh càng nhớ quê . Ra đi xa cố hương, xa tổ quốc đối với anh là chuyện bất đắc dĩ:
    Cây đã già đời đem bứng gốc / Sót đôi chút rể, vứt bên trời
    Tiếng kêu cứu gửi từ tâm đất / Dơ dáng hình cây đứng lẻ loi   
               Ta đã già rồi qua xứ khác / Tiêu điều thân thế bóng cây khô
               Hiểu sao quít ngọt về Giang Bắc / Giỏi bấy tay trồng cũng hóa chua
Quít trồng ở Giang Nam thì rất ngọt bứng đem về trồng Giang Bắc lại hóa chua; ấy là vì không hợp với thổ ngơi thổ nhưỡng ...Nơi xứ lạ quê người, Hoàng Lộc cảm thấy lẻ loi, đơn độc .Nhiều năm trời nơi đất khách, Hoàng Lộc bỏ bê nghiên bút, bởi có làm thơ thì "viết cho ai, ai biết mà đưa"
        "Giao du khắp thiên hạ / Tri âm được mấy người"
    Cơm áo nghe ra đời quá cực / Bỏ bê nghiên bút kể nhiều năm
    Hiểu sao nhị cú tam niên đắc / Chỉ nửa câu đây đủ khóc ròng  
Nhị cú  tam niên đắc: ba năm viết được hai câu (lấy từ ý thơ của Giả Đảo):
    Ba năm được hai câu / Đọc lên mà muốn khóc
    Tri âm không còn ai / Về núi xưa ngủ trớt

  Còn đối với Hoàng Lộc chỉ mới nửa câu "đủ khóc ròng". Ấy mới hiểu vì sao Bá Nha đập vỡ cây đàn!
  Định cư trên đất Mỹ mà Hoàng Lộc vẫn mang tâm trạng ăn nhờ ở đậu:
     Ngồi góc quê người, coi lá rớt / Bỗng mừng khi lá mắc trên cây
     Thà khô héo chết theo cành mục / Hơn phải sa cơ rụng đất nầy
Lá rụng về cội: cội nguồn quê cha đất tổ!

Một hôm, ngồi vọng về Thái Bình Dương để định hình cõi nước:
    Nhiều lần anh ra biển / Ngó qua Thái Bình dương
    Hun hút tầm con mắt / Biết cõi nào Việt nam !
Nhớ nước nhớ quê, nhớ cả những người đồng hương Xứ Quảng ở tận ...xứ Bến Tre:
    Gởi Quảng Bến Tre / Dân Quảng Nam đi đâu cũng ưa lập hội 
    Đi đâu cũng cố nối tình quê / Hội thơ Bảy Hiền, hội Quảng ở Cali, Boston, Atlanta, Dallas…    
    Sao anh mãi nao lòng vì em, Quảng-Bến-Tre
Rồi từ trái tim đến trái tim, tình yêu mới gợi được tình yêu: một em Quảng Bến Tre "gởi anh Quảng xa xứ "  
     Đọc bài thơ gởi Quảng / Mấy chục mạng nao lòng
     Thương anh Quảng xa xứ / Một chử TÌNH nên THƠ
            Quê xứ hoài xa xăm / Biết khi mô anh về !
Tình đồng hương, tình cố hương , tình bạn bè đã khiến anh:   
     Từng mơ về lại Bến Tre / Nôn nao vì nỗi bạn bè, đồng hương
 Nhưng chưa về đã lo nỗi chia xa: 

      Ra đi là chuyện trời đày / Về thăm cũng chỉ đôi ngày lại xa 
 Nhớ đồng hương rồi lại nhớ bạn hiền, nhớ Đồng Đức Bốn, nhớ Đinh Trầm Ca ,...Một bữa, ngồi uống rượu với Uyên Hà ở Tennessee:    
       lâu lắm mới được ngồi với bạn / nhắc chuyện xưa và kể chuyện nay
       một ngày nói với dễ chi đủ / rượu rót hoài mà không biết say
 Đúng là "Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu"

     cùng điểm danh từng đứa bạn cũ / trong lòng có lúc lặng - nhìn nhau
     bao nhiêu đứa đã không về nữa / thầm biết mình chẳng còn bao lâu ...
Sinh ly tử biệt là nỗi đau khôn cùng của giống hữu tình. Hoàng Lộc là đệ nhất hữu tình bởi lòng anh trang trải cho nhiều người ở khắp mọi nơi:
    nhắn bạn mai chiều lại cố quán / thấy ai quen cũng nói lời thăm
    thấy mỗi nàng thơ ta xiêu tán / đều cho ta rớt hạt lệ buồn ...

Hoàng Lộc không những yêu người mà yêu cả cuộc đời, mong cho cây đơi mãi mãi xanh tươi, mong cho sông suối, mương rạch, mạch ngầm đủ nước nuôi cây:
      Mùa đã khô rồi sông hết nước / Và ta, cây đã không còn cây
      Mặt trời cứ tận cùng sức nóng / Như muốn thiêu tan trái đất nầy
Nước sông mỗi ngày một cạn, người người đều ô trọc. Trong cái lò thiêu của trời đất, biết ai là giống hữu tình đây?   

     Giang hà nhật hạ nhân ô trọc / Vũ trụ lô trung thục hữu tình?
Người người ô trọc vì quá thực dụng rồi trở nên riết róng vô cảm:
      Không thể rồi em, đời cạn kiệt / Không còn những thứ để nuôi nhau
      Để nuôi ta - nuôi tình một thuở / Để xanh em cho ta bạc đầu
Con người tàn hại môi sinh , vắt cạn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đua nhau chiếm hữu đất đai, chiếm hữu quyền lực, tiền bạc, danh vọng; không hề quan tâm đếm xỉa đến chữ tình, chữ nghĩa:

      Nắng rát mặt mùa - đất đã nứt / Cây ta duỗi thẳng những cành trơ
      Cả những mạch ngầm nước cũng tắt / Chỉ mắt em còn mấy giọt khô  
Riết rồi em không còn nước mắt để khóc!. Thế đấy, cái tình cái tâm của Hoàng Lộc bao trùm suốt cõi nhân sinh. Như Hoàng Lộc, đích thị là nhà thơ đa tình - " Đa tình thị Phật tâm" như anh từng thú nhận

     Bồ tát tâm rất Phật / như ta đây đa tình
Hoàng Lộc là người con yêu của xứ Quảng - là tinh hoa tích tụ của văn minh sông Thu, của đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Người Quảng Nam mẫn tiệp nhạy bén như đất - dân Quảng Nam luôn tiên phong trong các phong trào chính trị, xã hội, thi ca (Phan Khôi là người đầu tiên khởi xướng phong trào thơ mới).
Đất Quảng Nam  sinh ra những nhà thơ nổi tiếng như Bùi Giáng, Luân Hoán, Hoàng Lộc, Tường Linh, Nguyễn Nho Sa Mạc, Đinh Trầm Ca,...Đó là nhờ hấp thụ khí thiêng sông núi - con sông Thu Bồn khởi nguyên từ dãy Trường Sơn chảy qua vùng thượng du, trung du rồi xuôi về Hội An, Cửa Đại ...đã bồi đắp nên những bãi bờ dâu xanh bát ngát.
.......................................................................................................
Kính,
NNS

__._,_.___

Posted by: Phung Tran

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List