..
Mới
đó mà đã bốn mươi bốn năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975.
.
Trong
tháng Tư Đen, một cơn sóng thần khủng khiếp đã quét mất nước Việt Nam Cộng
Hòa, đã cuốn trôi bao sinh linh, bao đổ vỡ mà hệ lụy vẫn còn kéo dài. Người
Việt đã phải đau lòng bỏ nước ra đi tìm Tự Do, tìm cuộc sống không Cộng Sản
dù phải lưu vong xứ người.
.
Chúng
tôi luôn cố gắng tham dự các lễ Thượng Kỳ, Chào Cờ ít khi vắng mặt. Mỗi khi
Chào Cờ với phút mặc niệm, tôi vẫn ngậm ngùi - Một phút ngắn ngủi ấy có đủ
cho mình nhớ thương và vững lòng với trách nhiệm cho quê hương hay không? Câu
hát hùng tráng trong bài Quốc Ca Việt Nam: “Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì
thân sống”, nhắc nhở mình đồng lòng đoàn kết và hy sinh, đóng góp dù nhỏ bé
để góp phần cho một ngày quê hương vinh sáng. Chúng ta phải làm gì để san sẻ
sự may mắn của mình cho người khác, đặc biệt cho những đồng bào còn đang chịu
áp bức, đau khổ ở quê nhà? Cụ Phan Bội Châu đã viết những câu thơ làm tôi suy
nghĩ thật nhiều: Sống đứng chật trời không ích lợi gì thì sống làm chi?
.
Ngày
sanh con, đem các cháu đi bác sĩ chích ngừa các loại bệnh thông thường như
đậu mùa, phong đòn gánh, tôi đã ước gì có loại thuốc chích ngừa tinh thần,
tức là làm sao chủng ngừa cho các con tôi tránh được bệnh ích kỷ, bệnh lười
biếng vô cảm cũng như các chứng hư tật xấu để các cháu có thể xây dựng tương
lai - không những cho chính mình mà còn sống vì người khác. Bây giờ tôi thấm
thía chính tôi cũng cần chích ngừa và tránh những bệnh đó. Ai cũng sợ bị đột quỵ,
bị stroke bất ngờ nằm bán thân bất toại, nhưng cơn stroke tâm hồn cũng nguy
hiểm không kém nếu không tích cực, không sẵn lòng hy sinh và đoàn kết yêu
thương. Tôi cũng đã từng bị đột quỵ tâm hồn, ú ớ không nói được lời động
viên, xin lỗi với người chung quanh hoặc nhát sợ không dám lên tiếng cho sự
thật, mặc "cha chung không ai khóc"!
.
Mùa
Quốc Hận Tháng Tư, xin được tôn vinh và tri ân các chiến sĩ, các quân cán
chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh cho chính nghĩa Tự do và bảo vệ đất nước.
Xin được góp lời để hiệp thông và ủng hộ các nhà Dân Chủ tại quê hương -
những anh hùng anh thư thời đại dám vượt qua sợ hãi tù đày, sợ gia đình bị
liên lụy để mang khát vọng, ánh sáng Tự do và Nhân quyền của người dân trong
nước chiếu sáng khắp nơi.
.
Người
Do Thái sau bao năm lưu đày đã quyết tâm trở về, và họ đã làm được. Không
biết tới ngày nào người Việt hải ngoại mình mới có thể nói hôm nay chúng tôi
vinh quang trở về xây dựng quê hương, vì gông cùm cộng sản không còn. Tôi chỉ
còn biết cầu nguyện và hy vọng.
.
Xin
chắp tay dâng một lời kinh tự đáy lòng để tình người được triển nở và đất
nước, con người Việt Nam sẽ sớm bước sang chặng đường mới sáng tươi...
.
Nguyễn
Ngọc Duy Hân
(Trích
trong trang Viết Cho Quê Hương, tuần báo Thời Mới)
.
|
.
.
Nước mắt
yêu thương
.
Giọt
nước mắt này con dành cho cha
những
năm học tập xa, mang mối hận nước nhà
Đêm
đêm giấc mộng Kinh Kha ám ảnh
rạn
vỡ tim cha, thổn thức lòng con.
.
Giọt
nước mắt này con dành cho me
từng
búi tóc bạc, từng nỗi tủi sầu,
từng
ngọn gió lắt lẻo bờ tre
Ai
có nghe? Hình như ngoài sân mưa nhỏ?
Giọt
mưa chìm trong tiếng nấc của me.
.
Giọt
nước mắt này em dành cho anh
chàng
trai thất thế, vỡ giấc mộng xanh
nay
chạy hàng rong, mai chạy gạo
chị
ốm, cháu đau - thôi cũng đành!
.
Giọt
nước mắt này chị dành cho em
Trên
“Thiên đường Cộng Sản’',
tuổi
thơ chẳng êm đềm
mặt
nám nắng sương, trí óc nhồi “Chính trị”
chị
nhớ em nhiều, nay lại buồn thêm.
.
Giọt
nước mắt này ta dành cho ta
ngày
tuổi thanh xuân, lạc loài trên đất lạ
thương
nhớ chẳng tròn, hy vọng chỉ là giấc mơ qua
xin
đem những hạt lệ này, đổi lấy chút xót xa...
.
(Bài
thơ làm ở trại Tỵ Nạn Galang, Indonesia 1982)
.
Trịnh
Tây Ninh.
.
|
.
|
.
Mỗi
khi đi dự lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận 30 tháng 4, tôi đều rất xúc động. Có
lần tôi đã hoen nước mắt khi cùng mọi người cất tiếng hát bài Quốc Ca. Nhớ
lại năm đó hai con trai tôi còn bé, thấy tôi lau nước mắt, các cháu lo lắng
thắc mắc “Sao mẹ khóc?!”. Lúc đó rất khó cho tôi giải thích để các cháu hiểu.
Cũng may sau này lớn hơn, các cháu đã hiểu thêm về quê hương nguồn cội và đã
cùng gia đình đi tham dự ngày 30 tháng Tư đều đặn hằng năm. Các cháu cũng đã
thuộc lòng bài Quốc Ca và đàn piano được bài này khi còn rất nhỏ.
.
Tham
dự Lễ Chào Cờ và Thượng Kỳ có gì khác nhau không? Nói chung, nếu đứng về mặt
tâm tình thì không có khác biệt gì quan trọng. Cộng đồng người Việt cùng nhau
tụ họp lại tưởng niệm ngày mất nước, cùng nhớ đến công ơn cha ông dựng xây,
bảo vệ quê hương, nhắc nhở nhau trách nhiệm góp phần tranh đấu cho Tự Do, Dân
Chủ cho các đồng bào kém may mắn ở quê nhà, tỏ lòng tri ân đất nước Canada...
Trước đây chúng ta vẫn được làm lễ Thượng Kỳ tại đất của City, nhưng 13 năm
nay, từ khi thành phố Toronto kết nghĩa với nhà cầm quyền Cộng sản, lá cờ
Vàng của chúng ta đã không được phép “Thượng Kỳ” trên cột cờ thành phố, không
được trưng bày trong khu vực của thành phố nữa. Đến nỗi có những năm khi cử
hành Lễ Chào Cờ, lá Cờ Vàng phải được cầm trên tay, không được cắm trên sân
khấu vì phạm luật.
.
(Hình ảnh
các em đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu phải đứng cầm Cờ
vì luật cũ
13 năm qua không cho phép để Cờ trên sân khấu.)
.
Có những năm muốn có hình ảnh Cờ Vàng trên sân khấu, các
em đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu phải thay phiên nhau đứng cầm trên sân khấu
thay cho trụ cờ, làm tôi liên tưởng tới câu chuyện cổ tích “Công Chúa Đội
Đèn” - là chuyện xưa tích cũ kể về nàng công chúa bị đọa đày, phải đội cây
đèn trên đầu thay cho cái giá để đèn. Mừng thay, sau 13 năm dài, với nỗ lực
của nhiều người cố gắng cải thiện mối quan hệ với thành phố Toronto, đặc biệt
sự vận động của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, một “motion” đã được ký nhận
cho phép chúng ta Thượng Kỳ trở lại. Nhiều người, kể cả quý anh cũng đã vui
mừng rơi nước mắt, trông đợi tới ngày lá Cờ Vàng thân yêu được tung bay trên
kỳ đài thành phố, được chính thức chưng bày trên sân khấu City mà không lo
sợ. Vâng, ngày đó là Thứ Bảy 28 tháng 4, 2018 này, ngày tôi sẽ ngẩng cao đầu
hướng về kỳ đài, nhìn ngọn Cờ Vàng tung bay trong gió và xúc động thật nhiều.
Lễ Thượng Kỳ cũng sẽ được tổ chức ở Quốc Hội Tỉnh Bang Queen’s Park, thành
phố Mississauga và tiền đình Quốc Hội ở Ottawa....Quả như tâm tình của nhiều
người, Chào Cờ và Thượng Kỳ khác nhau rất nhiều. Cũng có người chia sẻ không
sợ Cờ Vàng bị cấm trên kỳ đài, chỉ sợ Cờ Vàng không còn trong trái tim dân
Việt, nhưng quả thật biểu tượng của Tự Do và Tình Người qua lá cờ Di Sản sẽ
mãi mãi trường tồn..
..
Những
lần tham dự Ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trước, một vài hình ảnh đẹp mà tôi còn
nhớ mãi, như hình ảnh một anh thanh niên tay bế con và dắt thêm 2 cháu nhỏ,
nhưng tay kia vẫn cố gắng nâng cao ngọn cờ, trông thật cảm động. Các cháu bé
có lẽ chưa hiểu gì, nhưng màu vàng và rừng cờ hôm đó chắc chắn sẽ đi vào tiềm
thức và tâm tư các cháu. Tôi cũng biết một người bạn, con gái anh chào đời
vào đúng ngày 30 tháng 4, hôm đó anh vào bệnh viện, an tâm thấy mẹ tròn con
vuông, xong anh chạy ngay ra City Hall để tham dự Lễ Chào Cờ. Tôi rất cảm
kích những tấm lòng này..
..
Có
người hỏi tôi đi Chào Cờ để được cái gì. Tôi nghĩ ngược lại, mỗi năm đến ngày
ô nhục mất nước, ngày giỗ của cả dân tộc mà vẫn không dành ra được một khoảnh
khắc để hướng lòng về quê hương, thì còn mong làm được cái gì!!? Hơn nữa, hợp
quần trong ngày 30 tháng 4 còn biểu lộ được tinh thần đoàn kết, cho người
ngoại quốc thấy được sức mạnh của Cộng đồng Người Việt. Hãy nhìn những cộng
đồng bạn Ấn Độ, Đại Hàn, Hồi Giáo… xem họ to lớn như thế nào. .
..
Tôi
thương người dân Việt Nam, tôi quý màu Cờ Vàng đất nước. Ước gì mọi người
cùng đoàn kết, cùng góp một bàn tay để làm một chút gì cho quê hương, cho
cuộc sống. Chúng ta cùng nắm tay, cùng nhìn lại để vươn lên, có sức mạnh nào
bằng sức mạnh của sự yêu thương và đoàn kết...
.
Nguyễn
Ngọc Duy Hân.
.
|