---------- Forwarded message ----------
From: Van-Nghe
From: Van-Nghe
CA SĨ PHI NHUNG
Nếu cuộc đời Phi Nhung là cuốn phim buồn như chị nói thì ở phần cuối, chị đã tạo nên những mảng màu tươi sáng, đầy hy vọng cho người thân và cho chính mình.
Nếu cuộc đời Phi Nhung là cuốn phim buồn như chị nói thì ở phần cuối, chị đã tạo nên những mảng màu tươi sáng, đầy hy vọng cho người thân và cho chính mình.
Đầu thập niên 1990, khi đến một cửa hàng băng đĩa nhỏ tại tiểu bang ở California (Mỹ), khách hàng là người gốc Việt thường thấy cô nhân viên có gương mặt lai Tây tích cực quảng bá băng cho một cô ca sĩ mới không để hình lên băng đĩa. Không ai ngờ rằng cô nhân viên kia đang tự tiếp thị cho chính mình. Cô không dám lộ mặt vì sợ khi biết sự thật, khách sẽ đổi ý không mua.
Hai
mươi năm trước, khi mới vào nghề, Phi Nhung không chỉ thiếu tự tin mà còn nhút
nhát như thế. Xuất phát điểm trên con đường âm nhạc gần như từ con số 0, nếu
không nhờ những may mắn và biết nắm lấy cơ hội có một không hai, chắc giờ đây
chị vẫn là cô công nhân chăm chỉ.
"Ca
sĩ miệt vườn" Phi Nhung.
Làm
trụ cột gia đình ở tuổi 11
Phi Nhung không ngăn
được nước mắt khi nhớ lại câu chuyện về sự ra đời của mình 43 năm trước. Bởi sự
kiện này gắn liền với những kỷ niệm buồn, với người mẹ vắn số.
Mẹ Phi Nhung khi ấy là một thiếu nữ miền sơn cước Pleiku, vì lầm lỡ mà mang thai với lính Mỹ. Ông bà ngoại vì xấu hổ nên bắt con gái phá thai. Bị đánh đến ngất đi nhưng bà kiên quyết giữ giọt máu của mình, trốn vào chùa sinh con. Sau đó, bà kết hôn với người chồng quê Cam Ranh, Khánh Hòa, gửi con gái cho bố mẹ nuôi nấng.
Cô
bé càng lớn càng lộ rõ những nét rất Tây, đi đâu cũng bị người ta xì xầm to nhỏ
là “đứa con lạc loài” nên sớm hiểu được nỗi buồn thân phận. Mỗi lần mẹ về thăm,
Phi Nhung chỉ đứng đằng xa nhìn chứ không muốn lại gần. Chỉ đến khi được mẹ đón
về ở cùng gia đình riêng tại Cam Ranh, cô mới thực sự cảm nhận được tình mẫu
tử.
Phi Nhung thời bé.
Từ
đó, niềm vui của cô bé Phi Nhung chưa đầy 10 tuổi là những buổi chiều ngồi ngắm
biển. Mảnh đất Cam Ranh đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ trẻ bằng gió biển và vị mặn
của nước mắt. Cô bé bắt đầu mê làn điệu dân ca ngọt ngào qua tiếng hát của mẹ.
Niềm vui đoàn tụ ngắn ngủi như cái chớp mắt. Chỉ một năm sau, năm 1982, mẹ Phi
Nhung qua đời vì tai nạn giao thông.
“Ban
đầu tôi không khóc, lén giở tấm vải, sờ chân mẹ và gọi. Không nghe trả lời, tôi
hiểu ra tất cả. 5 chị em tôi đứng bên xác mẹ nhưng có lẽ chỉ mình tôi thấm thía
hết sự ly tan vì các em còn quá nhỏ, cô em út mới ra đời vài tháng. Mẹ tôi mất
không bao lâu thì bố dượng đi tìm hạnh phúc mới. Tôi và các em chuyển về Gia
Lai để nương nhờ bên ngoại. Nhà quá nghèo, tôi phải nghỉ học để học may, trở
thành trụ cột nuôi năm đứa em” - Phi Nhung lặng lẽ lấy tay lau nước mắt.
Khi
nỗi đau mất mẹ còn chưa kịp nguôi ngoai, Phi Nhung lại phải tiễn bà ngoại về
thế giới bên kia. Nhưng cũng lúc này, mới 11 tuổi, chị lại tỏ ra mạnh mẽ lạ kỳ.
Chị ý thức rằng nếu không vắt sức làm việc thì cả sáu chị em sẽ chết vì đói.
Với khối lượng hàng may gấp đôi một người bình thường, đôi khi mệt quá, Phi Nhung ngủ gục bên bàn may, tỉnh dậy ăn vội chén cơm rồi lại hì hụi làm.
Với khối lượng hàng may gấp đôi một người bình thường, đôi khi mệt quá, Phi Nhung ngủ gục bên bàn may, tỉnh dậy ăn vội chén cơm rồi lại hì hụi làm.
Lấy
âm nhạc làm bạn
Năm
1989, khi mới 17 tuổi, Phi Nhung tìm đường sang Mỹ để kiếm tiền lo cho các em.
Những ngày đầu đặt chân đến tiểu bang Florida, chị ở nhờ nhà người bà con trong
3 ngày, sau đó tự tìm chỗ trọ.
“Một
mình nơi xứ người, tôi cảm thấy rất đơn độc, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Đêm đến, tôi không ngủ được vì lo lắng về tương lai, nghĩ đến năm đứa em nhỏ.
May mắn, tôi được một tổ chức từ thiện hỗ trợ việc học tiếng Anh trong 6 tháng
và học khóa về dọn vệ sinh để được cấp chứng chỉ, có thể đi làm ở khách sạn.
Thời gian còn lại, tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng Việt Nam.
Cơ
cực, nghèo khó từ bé nên tôi không nề hà bất kỳ công việc gì, làm việc chăm
chỉ, lại thật thà nên chủ quán thương. Ngoài thời gian làm ở quán, tôi còn nhận
thêm việc may vá quần áo.
Sau một thời gian đã
quen đường sá và cuộc sống tại Mỹ, tôi xin vào hãng làm công nhân sản xuất đèn
cầy rồi đóng hộp thực phẩm. Ngày nào cũng làm hai việc cùng lúc nên một ngày
tôi chỉ ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ. Nhiều lúc cảm giác kiệt sức và cô đơn. Tuy
nhiên, khi cầm những đồng tiền công vào cuối ngày, tôi lại cố gắng vượt qua.
Mười tám tuổi, tôi không dám mơ về những bộ cánh đẹp, son môi hay kiểu tóc mới. Tóc dài, tôi còn tự cắt cho đỡ tốn” chị nhớ lại.
Vất
vả và cô đơn, Phi Nhung chỉ biết chọn âm nhạc làm bạn. Trên xe hay căn phòng
trọ của chị đều có băng đĩa nhạc quê hương. Giai điệu của Mưa nửa đêm, Ngẫu
hứng lý qua cầu, Bông điên điển giúp chị vơi đi nỗi nhớ nhà diệu vợi.
Gặp
được ân nhân
“Nếu
không tình cờ gặp Trizzie Phương Trinh, có lẽ giờ này tôi vẫn là cô công nhân
nghèo khó. Cô ấy và gia đình không chỉ cho tôi một mái ấm, mà còn cho tôi tình
thương” - Phi Nhung nhắc về ca sĩ Trizzie Phương Trinh với lòng biết ơn vô hạn.
Vợ
cũ ca sĩ Bằng Kiều chính là người đã mở trang mới đầy tươi sáng trong cuộc đời
của chị. Trong một lần đi hát thiện nguyện cho nhà thờ, Phi Nhung gặp Trizzie
Phương Trinh, lúc ấy đã là ca sĩ được nhiều người biết tới tại hải ngoại.
Phi
Nhung mỉm cười nhớ lại: “Nghe tôi biểu diễn trong dàn đồng ca, Trinh bảo giọng
tôi rất truyền cảm, khuyên hãy theo nghiệp hát. Tôi có nằm mơ cũng không dám
nghĩ đến việc trở thành ca sĩ nên nghe cô ấy ngỏ lời giúp thì rất hoang mang
suy nghĩ.
Thương
cho hoàn cảnh mồ côi, một mình tha hương của tôi nên cô ấy đưa tôi về ở nhà
mình tại California, giới thiệu show diễn, mối quan hệ cho. Đến những bộ váy áo
đi diễn, tôi cũng phải mượn Trizzie. Thời gian đầu, tôi chủ yếu đi hát tại quán
nhỏ, những buổi tiệc cuối tuần với mức cát-xê khoảng 100 - 200 USD/đêm.
Với Phi Nhung, Trizie Phương Trinh là người bạn
tri kỷ, là ân nhân của cuộc đời
Phi
Nhung chinh phục khán giả không phải ở giọng hát kỹ thuật mà bằng chính sự giản
dị, cảm xúc trong giọng hát ấm áp. Chị thể hiện cảm xúc thật từ nỗi lòng của
đứa con xa xứ, mồ côi và nhận được sự đồng cảm của người nghe.
Bên
cạnh đó, gương mặt lai Tây nhưng lại chọn dòng nhạc quê hương cũng giúp Phi
Nhung nổi bật trong số rất nhiều ca sĩ đi cùng con đường. Chỉ một năm sau, với
tính chịu thương chịu khó, Phi Nhung có mặt trên từng cây số các show diễn.
Một trong những bài hát tạo nên bước ngoặt cho chị là ca khúc Sông quêsong ca cùng Thái Châu. Cũng năm 1994, Phi Nhung ra mắt album đầu tay Những đóm mắt hỏa châu.
Một trong những bài hát tạo nên bước ngoặt cho chị là ca khúc Sông quêsong ca cùng Thái Châu. Cũng năm 1994, Phi Nhung ra mắt album đầu tay Những đóm mắt hỏa châu.
“Ban
đầu tôi không dám in nhiều, chỉ khoảng 1.000 bản. Tôi thường mang theo đĩa của
bên người để bán sau khi hát xong. Đĩa của tôi bán rất chạy, mang theo bao
nhiêu là hết sạch” - Phi Nhung chia sẻ.
Trong
vòng 4 năm, từ 1994 đến 1998, Phi Nhung cho ra mắt liên tục hơn 15 CD để đáp
ứng nhu cầu khán giả. Chị hay được người trong giới gọi là “nữ hoàng băng đĩa”
vì lượt phủ sóng dày đặc, có nhiều CD nhất trên thị trường. Ngoài những ca khúc
hát riêng, sự kết hợp ăn ý của Phi Nhung với Mạnh Quỳnh, Trường Vũ, Như Quỳnh
cũng giúp chị ngày càng được yêu mến.
Vì
giọng hát đầy bản năng và thiếu kỹ thuật thanh nhạc nên dù đã là “con cưng” của
nhiều hãng đĩa thì đến năm 1997, Phi Nhung mới trở thành ca sĩ của Trung tâm
Thúy Nga. Để nhận được lời đồng ý, chị đã kiên trì gửi hàng chục CD nhạc tự thu
âm. Bên cạnh đó, chị còn mua nhiều sách, đĩa nhạc về để tập hát và bổ sung kiến
thức chuyên môn.
Năm
2005, Phi Nhung bắt đầu trở về Việt Nam biểu diễn, thỏa lòng mong chờ của khán
giả yêu mến chị hàng chục năm qua. Chị ký hợp đồng độc quyền với công ty Rạng
Đông phát hành rất nhiều album, xuất hiện trong nhiều chương trình.
Gắn bó với dòng nhạc trữ tình quê hương, Phi Nhung không ngại đến những vùng sâu vùng xa hẻo lánh, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, mà không tính đến cát-xê nhiều hay ít. Khán giả yêu mến gọi Phi Nhung là “ca sĩ miệt vườn”, thường đứng chờ sau mỗi buổi diễn để tặng trái cây, gà vịt rồi mời chị về nhà ăn cơm.
Gắn bó với dòng nhạc trữ tình quê hương, Phi Nhung không ngại đến những vùng sâu vùng xa hẻo lánh, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, mà không tính đến cát-xê nhiều hay ít. Khán giả yêu mến gọi Phi Nhung là “ca sĩ miệt vườn”, thường đứng chờ sau mỗi buổi diễn để tặng trái cây, gà vịt rồi mời chị về nhà ăn cơm.
Mới đây, Phi Nhung mở quán cơm chay để có thêm
tiền lo cho 18 đứa con nuôi.
Không
có duyên làm vợ
-
Nhìn lại những gì mình có được hôm nay, chị nghĩ do nỗ lực hay do may mắn nhiều
hơn?
-
Tôi nghĩ may mắn chỉ là phần nhỏ. Nhiều lúc nhìn lại quá khứ tôi vẫn rùng mình,
không hiểu sao mình có thể vượt qua tất cả. Có lẽ tình thương và trách nhiệm
với 5 đứa em chính là động lực lớn nhất. Ông trời cũng công bằng, lấy đi của
mình cái này lại cho mình cái khác. Một kẻ tay ngang như tôi lại có cơ hội trở
thành ca sĩ nổi tiếng. Nhờ những trải nghiệm sống đó, tôi thấy mình có mắt nhìn
người rất tốt.
-
Gần 20 năm theo nghề, chị đã chịu không ít thiệt thòi, chèn ép và điều này đã
rèn giũa nên một Phi Nhung cứng cỏi, khác xa sự hiền lành trước đây?
- Chuyện giành bài, chèn
ép ca sĩ mới, giành giờ… tôi đã gặp nhiều. Tôi từng chờ cả giờ đồng hồ để được
hát nhưng sau đó đành ngậm ngùi đi về vì một ngôi sao đến trễ giờ. Ban đầu tôi
khóc nhiều nhưng rồi cũng quen. Đúng là showbiz không dành cho người “yếu bóng
vía”.
- Chị từng có nhiều mối tình đẹp nhưng hiện tại vẫn cô đơn. Chị nghĩ lý do gì khiến đàn ông không gắn bó lâu với mình?
-
Những người đàn ông tôi từng quen đều rất thương tôi, muốn tôi trở thành người
phụ nữ của gia đình. Trong khi đó, tôi vẫn chọn ca hát là đam mê lớn nhất nên
đành dang dở tình duyên. Đến giờ tôi vẫn có người để ý nhưng không còn trẻ để
tìm hiểu. Vả lại nếu tôi tiến tới thì quả là bất công cho họ, bắt họ phải cùng
lo cho 18 đứa con nuôi. Thôi thì để họ tìm hạnh phúc với người phụ nữ khác.
Sông Quê _ Nhạc :
Đinh Trầm Ca _ Song ca: Phi Nhung,Thái Châu.
https://www.youtube.com/embed/-OGHx0LAPr4
https://www.youtube.com/embed/-OGHx0LAPr4
Phi Nhung và những đứa
con "mồ côi"
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment