HOA MƯỜI GIỜ -Đài Phương Trang & Ngọc Sơn -Đào Anh Thư
-NDD
https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUJTLqv2P52Y2kxtu3xzS82Y
72 NHAC PHAM TRU TINH BOLERO HAY NHAT PLAYLIST
https://www.youtube.com/playlist?list=PLIWR3V_T1mUK08uZjjOc2qHH0pVMV1Qqp
---------- Forwarded message
---------
From: Cuong Nguyen <
Date: Fri, Jun 7, 2019 at 9:25 AM
Subject: Nhẫn và khoan dung
From: Cuong Nguyen <
Date: Fri, Jun 7, 2019 at 9:25 AM
Subject: Nhẫn và khoan dung
Nhẫn và khoan dung
31 May 2019
Chữ nhẫn trên đầu một lưỡi dao
Làm người không nhẫn họa mời
chào
Khó nhẫn nhẫn được trong chốc
lát
Qua rồi mới biết nhẫn là cao
Ngày nay, chuyện tranh cãi giữa vợ chồng, mâu thuẫn giữa mẹ chồng
nàng dâu, cha con bất hòa, anh em tàn sát lẫn nhau, bạn bè chơi ác, công kích nhau,
đánh nhau, coi nhau như kẻ thù…, những tin tức như vậy vẫn được báo chí đưa tin
hàng ngày, dường như ngày nào cũng có.
Trong văn hóa truyền thống dạy con người phải nhẫn. Khổng Tử nói “Việc
nhỏ không nhẫn thì sẽ loạn việc lớn” (nguyên văn: “Tiểu
bất nhấn tắc loạn đại mưu”). Có câu cổ ngữ rằng:
“Nhẫn một lúc sóng yên gió lặng, lùi một bước biển rộng trời cao”. Học được
khiêm nhường và nhẫn nại thì rất thiết yếu. Trên thế gian có rất nhiều mâu
thuẫn, tranh chấp vì nhờ một bên nhường nhịn mà được hóa giải. Không bên nào chịu
nhường bên nào thì kết quả luôn là cả hai cùng thất bại, cùng sứt đầu mẻ trán,
tổn thương hòa khí, tổn hại tình cảm, quả thật là không đáng!
Nhẫn là một loại trí tuệ nhân sinh
Nhẫn không chỉ là nén giận lặng im, chịu đựng cho qua, mà là một
phương pháp để đạt được quan hệ hòa thuận giữa người với người, đạt được xã hội
hài hòa và tránh làm việc theo cảm tính. Nhẫn thực tế là một loại sức mạnh trí tuệ nhân sinh. Có thể nhẫn
được mới là cao nhân.
Phương thức biểu hiện năng lực cá nhân rất nhiều, ví như dùng quyền
lực, nhục mạ, nắm đấm… Tuy nhiên, quyền lực không phải là tiêu chuẩn của sức mạnh,
trái lại chính vì một người không có sức mạnh nên mới dùng quyền lực để áp bức
người khác. Chính vì họ không có sức mạnh nên mới dùng nắm đấm để biểu thị sức
mạnh.
Người thực sự có sức mạnh sẽ không áp bức nhục mạ, cũng không dùng
nắm đấm, không dùng dao súng. Sức mạnh thực sự là Nhẫn. Người có thể nhẫn được
là cao nhân, nhẫn được là cao thượng, nhẫn được là cao minh.
Từ
xưa đến nay, phàm là người làm được việc lớn thì đều có khả năng nhẫn nại, khả
năng nhẫn nại lớn đến đâu thì làm được việc lớn đến đó. (Ảnh: dkn)
Nhẫn khí
Trong đời sống hoặc công việc thường ngày, nhiều khi chỉ tranh cãi
hơn nhau khẩu khí mà chuyện nhỏ hóa lớn, từ đó bất hòa, thậm chí đối địch nhau.
Nếu một bên nhẫn nhịn được khẩu khí thì chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ
thành không có gì. Vậy khi nào cần nhẫn? Khi chuyện thị phi lọt vào tai cần phải
nhẫn.
Thực ra nhẫn là một cảnh giới. Tiểu nhẫn là chuyện thị phi cá
nhân, chớp mắt liền qua. Đại nhẫn là vì đại nghiệp, như người xưa nói “nhẫn nhịn
lẫn nhau vì quốc gia đại sự”.
Một hôm một học trò của Khổng Tử quét dọn ngoài cổng thì có một vị
khách đến. Người khách hỏi: “Anh là ai?”
Người học trò tự hào đáp: “Tôi là đệ tử của thầy Khổng”.
Người khách nói: “Thế thì tốt quá, tôi có thể hỏi anh một vấn đề
được không?”
Anh học trò vui mừng nói: “Được”
Người khách hỏi: “Một năm rốt cuộc có mấy mùa?”
Anh học trò nghĩ, câu hỏi này mà cũng hỏi ư. Thế là anh trả lời rằng:
“Xuân, hạ, thu, đông – 4 mùa”.
Vị khách lắc đầu nói: “Sai rồi, một năm chỉ có 3 mùa”.
“Này, anh nhầm rồi, 4 mùa mới đúng”.
“3 mùa”.
Hai người cãi nhau mãi không thôi bèn quyết định đánh cược: Nếu là
4 mùa thì người khách phải dập đầu 3 cái lạy học trò, còn nếu là 3 mùa thì người
học trò phải dập đầu vái lạy người khách 3 vái. Cả hai sẽ vào nhờ Khổng Tử phân
định.
Anh học trò trong lòng nghĩ lần này chắc chắn thắng rồi, thế là dẫn
khách vào gặp thầy Khổng Tử. Thật may lúc đó Khổng Tử cũng vừa từ trong nhà đi ra,
anh học trò bước tới hỏi: “Thưa thầy một năm có mấy mùa?”
Khổng Tử nhìn vị khách rồi nói: “Một năm có 3 mùa”.
Anh học trò bất ngờ mắt trợn tròn lên ngây người ra chưa biết nói
năng gì thì người khách đã nói: “Dập đầu 3 vái đi”.
Anh học trò không còn cách nào khác đành dập đầu vái lạy. Vị khách
đắc chí khệnh khạng ra về.
Lúc này anh học trò mới hỏi thầy: “Thưa thầy một năm có 4 mùa sao
thầy lại nói 3 mùa?”
Khổng Tử nói: “Con không thấy người khách vừa rồi toàn thân đều
màu xanh đó sao? Anh ta là con châu chấu hóa thân. Châu chấu sinh ra vào mùa
xuân, mùa thu là chết. Anh ta xưa nay chưa bao giờ thấy mùa đông. Con nói 3 mùa
thì anh ta sẽ hài lòng, con nói 4 mùa thì tranh cãi đến tối cũng không xong.
Con chịu thiệt, dập đầu 3 vái thì có sao đâu”.
Mỗi khi gặp chuyện khiến chúng ta tức giận, có lẽ nên nghĩ đến
“người 3 mùa” này, nghĩ đến việc mà “người 3 mùa” làm thì lập tức tâm bình khí hòa
ngay thôi. Trên thế giới này “người 3 mùa” quả thực có rất nhiều, họ là “côn
trùng mùa hạ” mà Trang Tử nói đến, thế nên bạn không thể “nói chuyện về băng
tuyết mùa đông” với họ được.
(Ảnh
minh họa: sohu.com)
Nhẫn khổ
Người xưa nói “Khổ tận cam lai”. Đời người, những chuyện gian
nan khổ nạn có thể nào không tránh nổi đâu. Người xưa nói: “Có thể chịu khổ mới
là chí sỹ, có thể chịu thiệt thì chẳng phải người ngu si”. Nếu chúng ta không sợ
khổ, thản nhiên nhẫn chịu khổ thì lẽ tất nhiên khổ tận cam lai, qua cơn khổ cực
là đến hạnh phúc ngọt ngào.
Nhẫn chịu khổ còn là biện pháp tôi luyện ý chí, rèn giũa khả năng
chịu đựng, kiên trì bền bỉ, là sự chuẩn bị cho năng lực gánh vác trọng trách lớn
hơn trong tương lai.
Phật gia còn cho rằng chịu khổ là để trả nghiệp, để tiêu nghiệp.
Con người trong luân hồi, trong vô minh đã tích tụ không biết bao nhiêu nghiệp lực.
Mà nghiệp lực là cội nguồn của khổ đau như ốm đau bệnh tật, tai nạn bất hạnh…
Khi chúng ta chủ động nhẫn khổ, chịu khổ là chủ động tiêu nghiệp. Khi nghiệp lực
ít đi rồi thì tự sẽ tai qua nạn khỏi, chuyển nguy thành an.
Nhẫn dục
Dục vọng con người rất nhiều, đó là những ham muốn quá mức về những
danh vọng, lợi lộc, tiền tài, tình cảm, sắc đẹp, được hơn, thắng thua v.v. Nếu
chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu để sống, để tồn tại thì đó là bình thường. Nhưng
con người thường quá tham lam, mong muốn có được nhiều để thỏa mãn cái danh vọng,
thỏa mãn hưởng thụ và cái tôi ích kỷ cá nhân. Có người nói, tôi kiếm tiền đâu
phải vì mình, mà là vì gia đình vợ con. Đó cũng chính là vì cái tình cảm ích kỷ
đối với người thân của mình mà có thể làm tổn hại đến người khác.
Vì vậy cần nhẫn dục, nếu không nhẫn dục được thì sẽ loạn tính, loạn
tình, loạn trí. Người nhẫn được ham dục mới là trí tuệ, là cao minh, cao thượng.
Làm thế nào để “Lùi một bước biển rộng trời cao”?
Có bài thơ rằng:
Chữ nhẫn trên đầu một lưỡi dao
Làm người không nhẫn họa mời
chào
Khó nhẫn nhẫn được trong chốc
lát
Qua rồi mới biết nhẫn là cao
Nếu chúng ta có thể nhẫn, có thể khoan dung đối đãi với những sai
trái của người khác thì có thể có được niềm vui biến can qua thành ngọc lụa.
Đối với lỗi lầm của người khác, nếu có thể dùng tấm lòng rộng lớn
khoan dung thì cảnh giới tinh thần của chúng ta càng thêm rộng lớn và tự tại.
(Ảnh: soundofhope.org)
Xưa có đôi bạn đồng song là Hồ
Thường và Trạch Phương Tiến cùng dùi mài kinh sử. Sau này Hồ thường làm quan,
nhưng danh tiếng lại không bằng Trạch Phương Tiến. Vì vậy Hồ Thường luôn đố kỵ
với tài năng của Trạch Phương Tiến. Khi đàm luận với người khác, Hồ Thường thường
nói những lời không tốt về Trạch Phương Tiến. Sau khi Trạch Phương Tiến nghe được
chuyện này, ông không những không ăn miếng trả miếng mà còn nghĩ ra một phương
pháp nhường nhịn lùi bước. Mỗi khi Hồ Thường triệu tập môn sinh, giảng giải
kinh thư, Trạch Phương Tiến liền chủ động phái môn sinh của mình đến chỗ Hồ Thường
thỉnh giáo những vấn đề còn nghi vấn, đồng thời chân thành nghiêm túc ghi chép
lại. Thời gian lâu dần, Hồ Thường liền hiểu ra đây chính là Trạch Phương Tiến
có ý tôn sùng mình, thế là trong lòng ông vô cùng bất an. Sau này trên quan trường
ông không những không nói điều không hay mà trái lại thường ca ngợi Trạch
Phương Tiến. Trí tuệ Trạch Phương Tiến có ý lùi bước nhường nhịn đã khiến quan
hệ giữa hai ông chuyển thù thành bạn.
Chính vì có tấm lòng bao dung rộng
lớn có thể bao dung mọi chuyện trong thiên hạ. Thế nên Tào Tháo mới một mồi lửa
đốt sạch thư tín của tướng sỹ thông đồng với Viên Thiệu, tha thứ hết lỗi lầm;
Lý Thế Dân mới trọng dụng cựu thần của Thái tử là Ngụy Trưng, không tính chuyện
hiềm khích cũ; Mẫn Tử Khiên mới quỳ trước cha nói giúp mẹ kế, không truy cứu ân
oán. Những người thành đại sự xưa nay đều có lòng khoan dung “Nhớ ưu điểm người
mà quên khuyết điểm người”, như thế mới để lại tiếng thơm ngàn năm trong lòng
người.
***
Khoan dung nói ra rất đơn giản,
nhưng trong đời sống hiện thực thì có bao nhiêu người có thể đem ra thực hiện
được? Khi người khác phạm lỗi vô ý thì nói một câu: “Không sao”. Khi người khác
đụng chạm đến lợi ích thì nói một câu: “Tôi không để ý”. Khi quan điểm của người
khác bất đồng thì nói một câu: “Việc này cũng không có gì”. Những câu này có lẽ
ai ai cũng nói được, nhưng có bao nhiêu người có thể gây trồng chắc chắn nó trong
tâm? Trên thế gian có biết bao người vì tranh được – mất thắng – thua mà đỏ mặt
tía tai? Bao nhiêu người vì chút lợi cỏn con khi làm ăn mà quyết trận sống chết?
Bao nhiêu người vì quan điểm học thuật bất đồng mà xé sách vứt đi? Trong lúc
tranh nhau cao thấp, họ có nghĩ đến khoan dung, nhẫn nhịn không?
Chữ Nộ (怒 – giận dữ) gồm chữ Tâm (心 –
tim) và chữ Nô (奴 – nô lệ), có nghĩa là: giận dữ
là nô lệ của cái tâm.
Chữ Thứ (恕 – khoan dung, tha thứ) gồm chữ Tâm (心 – tim) và chữ Như (如 –
bằng, cùng), có nghĩa là: khoan dung tha thứ là như bản tính ban sơ của cái
tâm, bản tính thiện ban đầu của con người.
Khi
tức giận nổi lên thì từ suy nghĩ, lời nói, hành động đều là xấu, ác. Nóng giận
sẽ mất khôn, khi đó sẽ khiến chúng ta làm nhiều điều mà lúc lý trí bình tĩnh
thì chắc chắn sẽ không làm. Như vậy chúng là hành động, suy nghĩ, nói năng lúc
nóng giận vốn không phải là cái tự ngã bản thân, mà là nô lệ của bản thân. Còn
khi chúng ta nhẫn nhịn,khoan dung, lúc này chúng ta mới là chủ của bản thân
mình, nội tâm yên định, bình lặng, an nhiên tự tại.
Theo hk.on.cc
Kiến Thiện biên dịch
|
--
TRAN
NANG PHUNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment