Saturday, June 21, 2014

The Best Of Asia DVD


***SUPER HD YOUTUBE "Một Ngày Việt Nam -Trầm Tử Thiêng & Trúc Hồ -Hợp Xướng Ngàn Khơi -NNS"


***HD YT PLAYLIST "The Best Of Asia DVD"


Thua qui than huu : Chung toi tuy la da "that thap co lai hy" nhung van giong nhu hau het nguoi Viet, dau xot thay que huong minh co the bi bon giac truyen kiep phuong Bac xam lang, nen du la gui nhac de qui vi giai sau, nhung van kem theo nhung nhac pham giup dan toc chung ta vung len. The mat co mot vai dien dan, chang han nhu Dien Dan Dan Toc, dA khong nhung duoi chung toi khoi dien dan cua chung, ma con reu rao nhu chung toi da pham phai loi lam gi to lon ! Suy nghi mai, chung toi thay bon cam dau dien dan nay dung la viet gian, va hon nua la han gian, nhu co nhieu nguoi da canh cao chung toi. Xin hay giup mot tay loai tru bon nay...
TRAN NANG PHUNG

Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



34
videos

PLAYLIST  by Tran Nang Phung
image
Giao Su Tran Nang Phung duoc su giup do cua nhieu nhan tai khap noi tren the gioi da thuc hien nhung Video nghe thuat de gioi thieu nhung nhac pham cho...
Preview by Yahoo




Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 22-6-2014
Trm T Thiêng & Trúc H: Mt Ngày Vit Nam
Ban hợp xướng:
Ngàn Khơi
Hoặc có thể vào link sau đây để thưởng thức hơn 600 YouTube đặc sắc khác:
http://www.youtube.com/user/phthoihoa

Tình thân,
Kính.
NNS
............................................................................................................
(1) BBC: Nhiu người M hi tiếc vì Hoàng Sa 1974
Trung Quốc muốn khẳng định vị thế siêu cường quân sự số một thế giới, theo giới quan sát. Trước những gì Trung Quốc đang thể hiện ở Biển Đông, Hoa Kỳ nay thấy 'hối tiếc' vì từng 'bật đèn xanh' để Trung Quốc chiếm thuận lợi các đảo ở Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa năm 1974, theo một nhà phân tích tình hình châu Á và Trung Quốc từ Mỹ. Hoa Kỳ có vẻ đã đánh đổi một lợi ích ngắn hạn, để ngày nay nhận lấy việc để cho vị thế quân sự và chính trị chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á - Thái Bình Dương bị Trung Quốc thách thức, vẫn theo ý kiến này.
Trao đổi với BBC hôm 02/6/2014 từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói: "Theo tôi biết, trong nội bộ hai đảng ở Mỹ là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, đúng là có nhiều người nuối tiếc." "Lúc đó Mỹ đang chơi lá bài Trung Quốc và Mỹ kéo những chiến hạm của họ ra xa để họ không can dự, để cho Trung Quốc có thể đánh chiếm. "Khi Trung Quốc lấy quần đảo Hoàng Sa, chiếm một số đảo ở Trường Sa, là cố tình để xây dựng cơ sở để chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông, gây mất an ninh và bắt chẹt thế giới." Theo Giáo sư Long, xâu chuỗi các sự kiện qua nhiều năm, có thể thấy những động thái của Trung Quốc tại Biển Đông nay đã là một "vấn đề an ninh của khu vực, vấn đề an ninh của toàn thế giới, chứ không chỉ là vấn đề Trung Quốc đặt một giàn khoan hay là vấn đề tranh cãi chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc về đảo Hoàng Sa."
Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng chính giới Mỹ đã nhận ra 'lỗi lầm' khi tính toán sai và để Trung Quốc nay có điều kiện thuận lợi 'thách thức' và 'lấn lướt' Mỹ ở khu vực, đe dọa an ninh quốc tế. Nhưng nhà phân tích cũng liên hệ trách nhiệm với quốc tế và ở khu vực của Việt Nam trong đối sách với các thách thức của Trung Quốc. Ông Long nói: "Lúc đó, Mỹ vẫn còn chơi lá bài Trung Quốc, Mỹ ủng hộ Trung Quốc rất mạnh. Nhưng bây giờ là lúc khác, bây giờ mọi người thấy rõ ràng rằng năm 1974 và năm 1988, và sau đó Mỹ để cho Trung Quốc chiếm một số đảo của cả Philippines là những lỗi lầm. Bây giờ Mỹ và các nước trong khu vực thấy đây là lỗi lầm, mà bây giờ họ thấy đây là sự đe dọa cho cả khu vực và cho cả thế giới. "Nếu bây giờ Việt Nam không cương quyết, tôi nghĩ đây đúng là lúc mà không phải chỉ có một, hai, ba hay bốn người trong lãnh đạo ở Việt Nam sẽ bị lịch sử lên án sau này, mà nhiều người trên thế giới sẵn sàng lên án Việt Nam là không giúp họ bảo vệ an ninh trong khu vực và cho thế giới mà lại ỡm ờ."
Hôm 30/5, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng nói với hãng tin Mỹ Bloomberg rằng Việt Nam đã 'chuẩn bị xong' các bằng chứng và đã sẵn sàng để kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan Hải Dương 981. Trong khi đó, hôm 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói với diễn đàn Shangri-La rằng quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn 'tốt đẹp' và kêu gọi Trung Quốc 'cùng đàm phán' với Việt Nam về vụ hạ đặt giàn khoan.
Bình luận về những phát biểu này, Giáo sư Long nói: "Tôi hy vọng rằng Việt Nam nói nhún nhường như thế, nhưng lại có đi đêm phía sau, tất nhiên nói nhẹ nhàng như vậy để mua thời gian, nhưng đằng khác chuẩn bị để có những quan hệ tốt hơn với Nhật Bản, Philippines, Malaysia và qua đó với Mỹ..". "Bề ngoài nói như vậy là một chuyện khác, nhưng tôi mong rằng phía bên trong có những bước đi chắc chắn, chứ nếu một sự thoái lui... thì cái đó rất đáng tiếc cho đất nước."
'Nước cờ không thể thối lui'
Về khả năng giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể có 'thỏa thuận ngầm' để Việt Nam không kiện, nhà phân tích bình luận: "Không biết là lãnh đạo Việt Nam có nghĩ là họ có thể đàm phán song phương với Trung Quốc hay không, nhưng nếu họ làm như thế thì Việt Nam sẽ cô lập mình đối với toàn thế giới và như vậy Việt Nam sẽ bị Trung Quốc càng ngày càng bắt chẹt".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Việt Nam đã sẵn sàng kiện Trung Quốc. "Đây là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam để chứng minh cho thế giới biết rằng khi Trung Quốc lấy đảo Hoàng Sa và chiếm một số đảo ở Trường Sa là cố tình để xây dựng những cơ sở ở đó để chiếm lĩnh toàn bộ Biển Đông, gây mất an ninh và bắt chẹt thế giới." Theo Giáo sư Long, đây là thời điểm quyết định để Việt Nam xử lý dứt điểm vấn đề chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Ông nói: "Đây là một cơ hội rất tốt để Việt Nam vận động sự ủng hộ của thế giới. Bây giờ thụt lùi, thì rõ ràng không những mất mặt cho Thủ tướng Dũng, mà còn cho các nước khác thấy là họ 'bị lừa' hay sao đấy." Ông nói tiếp: "Tôi nghĩ rằng đã dũng cảm nói ra rồi, dân chúng ủng hộ rồi, thế giới họ cũng vỗ tay rồi, mà bây giờ rụt đi nữa, thì không những anh mất tiếng đối với thế giới, mà anh cũng để cho những đối thủ của anh ngay trong nước dùng cái đó để tấn công anh để hạ anh".
"Tôi nghĩ rằng những người ủng hộ đường lối của Thủ tướng nên thúc đẩy Thủ tướng. Nghĩa là đây là nước cờ cũng như là nước cờ cuối rồi mà anh đã đi một nước cờ như vậy, mà anh lại thối lùi nữa, anh sẽ không những thua mà lại có hại cho đất nước nữa," Giáo sư Long nói với BBC.
(2) Tướng Brisset: Trung Quc s chiếm bin Đông nếu Vit Nam không lôi kéo được s chú ý ca Thế gii.
Hôm nay 14/06/2014 tại khu vực giàn khoan Hải Dương do Trung Quốc đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông, các tàu Trung Quốc đã dàn hàng ngang để ngăn cản các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm nhiệm vụ cũng như các tàu cá Việt Nam đang đánh bắt, sẵn sàng đâm va.
(Link bài phỏng vấn: telechargement.rfi.fr)
Từ đầu tháng Năm đến nay, tình hình vẫn luôn căng thẳng tại khu vực này, khiến mọi người đều lo sợ khả năng xảy ra chiến tranh trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tướng không quân Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS) chuyên về an ninh châu Á và Trung Quốc, đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ về vấn đề này.
RFI: Kính chào ông Jean-Vincent Brisset. Thưa ông, tình hình tại Biển Đông xung quanh giàn khoan do Trung Quốc đơn phương kéo đến đặt tại vùng biển gần Hoàng Sa vẫn đang căng thẳng. Không ngày nào không có những vụ tàu Trung Quốc gây hấn, tấn công vào các tàu Việt Nam bằng nhiều hình thức. Liệu sẽ xảy ra chiến tranh tại vùng biển này, hay đây chỉ là chiến tranh cân não?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Hiện giờ chưa có nguy cơ xảy ra chiến tranh do một phía nào đó chủ động gây chiến. Tuy nhiên chiến tranh cũng có thể diễn ra, do Trung Quốc tỏ thái độ vô cùng bạo lực, vô cùng đế quốc, khiến nguy cơ xung đột vẫn hiển hiện. Nếu xảy ra chết người ở phía Việt Nam và các nước khác chẳng hạn, thì đương nhiên sẽ có các vụ trả đũa, gây ra các vụ đối đầu càng lúc càng quan trọng hơn.
RFI: Thưa ông, việc kiện ra tòa có phải là giải pháp cho các nước liên quan như Việt Nam và Philippines, trong khi Bắc Kinh luôn từ chối ra trước các định chế tư pháp quốc tế?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Rõ ràng là Việt Nam, Philippines có các lý do tuyệt hảo khi đi tìm một giải pháp pháp lý, vì khá dễ dàng để chứng tỏ rằng đây là quyền của họ. Giải pháp đi kiện là một giải pháp tốt, do ra trước tòa án quốc tế nào, các nước này cũng có cơ hội thuyết phục rằng họ có lý. Nhưng vấn đề là Trung Quốc không tôn trọng luật lệ quốc tế.
RFI: Ông có nghĩ Biển Đông là vùng biển mang tính quốc tế?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Từ rất lâu Biển Đông là vùng biển quốc tế. Có một số đảo nhỏ được nhiều nước chiếm đóng, nhưng tương đối ổn, không có những yêu sách chủ quyền thô bạo. Có điều Trung Quốc lại quyết định toàn bộ Biển Đông là của mình, bất chấp mọi luật pháp quốc tế.
RFI: Với tính cách quốc tế của Biển Đông, ông có nghĩ rằng châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng cũng có liên quan, tuy không đứng về phía nào trong tranh chấp?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Pháp và các quốc gia châu Âu khác đều có liên quan với tư cách là những nước đã ký vào Công ước quốc tế về Luật Biển, tuy cho đến nay Công ước này không được tôn trọng. Vấn đề là cũng có rủi ro cho các nuớc này, vì một phần lớn trao đổi thương mại hàng hải đi qua khu vực này, đến 40%. Mặt khác châu Âu không có nhiều tiếng nói trong vùng này, Pháp lại càng ít hơn.
Tôi nghĩ rằng đối với những nước không có mấy trọng lượng để gây áp lực lên Trung Quốc, thì để yên cho Trung Quốc hành động có lợi cho mình hơn là giúp đỡ những nước nhỏ, thế nên thường là họ không có phản ứng.
RFI: Bắc Kinh luôn đề nghị thương lượng song phương thay vì đa phương …
Tướng Jean-Vincent Brisset: Bắc Kinh có thể hy vọng mạnh hơn đối thủ trong các giải pháp song phương. Rõ ràng là Bắc Kinh ít khi tiến hành các giải pháp đa phương, dù là với châu Âu hay với các đối tác khác, mỗi lần có đề nghị thương lượng. Có rất ít trường hợp thương thảo đa phương với Trung Quốc vì không có lợi cho họ bằng song phương. Thế nên Bắc Kinh luôn xoay sở để phá hoại tất cả các toan tính của ASEAN cho giải pháp đa phương về vấn đề an ninh.
RFI: Nhưng cho đến giờ mọi nỗ lực để đưa vấn đề ra trước các tòa án quốc tế đều thất bại, như ông biết.
Tướng Jean-Vincent Brisset: Tôi cho rằng đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia - và không chỉ có thế, bây giờ Indonesia mới phát hiện là họ cũng liên quan, các quốc gia này có quan điểm tôn trọng pháp chế. Họ muốn có được phán quyết của các định chế tư pháp quốc tế, từ các chuyên gia, các tòa án độc lập.
Nhưng vấn đề hiện nay là ở chỗ, mà Trung Quốc hiểu rất rõ, trước hết, kẻ mạnh là người áp đặt luật chơi, và tiếp đến là truyền thông. Các nước kể trên chưa bao giờ là người mạnh nhất, và nhất là họ không liên kết lại để có một giải pháp chung, cũng như không vận dụng báo chí quốc tế. Vì vậy chuyện của họ không được ai quan tâm đến.
RFI: Như vậy theo ông, các nước này cần nỗ lực tuyên truyền nhiều hơn?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Tất nhiên rồi!
RFI: Ông nghĩ gì về phản ứng của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam tại Diễn đàn An ninh Khu vực Shangri-la vừa rồi?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Người ta thấy rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Đài Loan có vấn đề đôi chút liên quan đến quần đảo Senkaku, và giữa Philippines với Đài Loan, đã được giải quyết tương đối ổn với các thỏa thuận hòa bình, chứng tỏ rằng có thể thương lượng được với nhau. Đài Loan là một ví dụ ngạc nhiên và thú vị.
Thú vị hơn là giữa Nhật và Philippines không có quan hệ ngoại giao với Đài Loan nhưng đã thành công trong việc đạt được thỏa ước nhằm tránh xung đột. Điều này cũng chứng tỏ là Trung Quốc khi từ chối các thỏa thuận này là muốn xung đột vì muốn chiếm được Biển Đông, làm thành biển riêng của người Trung Quốc.
Tôi có thể hiểu được rằng, người Nhật gặp khó khăn với Trung Quốc về hồ sơ Senkaku, cho rằng chính sách của Bắc Kinh rất nguy hiểm cho thế giới. Người Mỹ cũng quan tâm đến vấn đề này vì có lợi ích trực tiếp trong khu vực. Hoa Kỳ được tất cả các nước kêu gọi giúp đỡ vì trước sức mạnh quân sự của Trung Quốc, các nước này không có đủ phương tiện kỹ thuật để đối phó. Giải pháp của họ là kêu gọi sự trợ giúp của Mỹ - một điều mới cách đây vài năm khó thể nghĩ đến.
Việt Nam cố gắng hòa hoãn vì biết rằng yếu hơn về quân sự cũng như kỹ thuật, không có trọng lượng bao nhiêu đối với truyền thông.
RFI: Ông có nghĩ rằng có sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc hay không?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Tôi nghĩ rằng giữa Trung Quốc và Nga có nhiều lý do để xung đột với nhau hơn là hợp tác quân sự. Đã có cuộc tập trận chung hết sức giới hạn cả về mặt kỹ thuật lẫn thực tiễn. Có vài sự trao đổi, chẳng hạn như đã có loan báo việc Nga xuất khẩu các thiết bị quân sự phòng không, máy bay tiêm kích… cho Trung Quốc.
Chính các nhà xuất khẩu vừa cho biết rằng việc bán hàng không phải ngay lúc này đã thỏa thuận xong, ngược lại đang bị hoãn. Bởi vì người Nga biết rõ rằng về mặt quân sự, việc «có qua có lại» không hề hiện hữu: Bắc Kinh chỉ muốn nhận được chứ nhất định không muốn cho đi.
RFI: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã đả kích thẳng thừng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng phải chăng đây chỉ là nói suông không dẫn đến hành động, mà sự kiện ở bãi cạn Scarborough của Philippines là một ví dụ?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Người Mỹ sẽ ngày một hiện diện cụ thể hơn tại Biển Đông. Để tấn công một tàu của Philippines, Malaysia hay Việt Nam như Trung Quốc vẫn thường xuyên làm, họ có nguy cơ gặp phải một chiếc tàu Mỹ đi ngang qua. Bắc Kinh sẽ không muốn nhận lấy rủi ro khi tấn công, đánh chìm một tàu của Mỹ, như họ vẫn tự cho phép. Đánh đắm một chiếc tàu Việt Nam thì dễ dàng thôi, không ai trên thế giới chú ý cả. Ngược lại, đối với tàu Mỹ sẽ gây ra các phản ứng rất nặng nề.
RFI: Trở lại với giàn khoan Trung Quốc, ông có nghĩ rằng đây là một phần của chiến lược tổng thể của Bắc Kinh – và gần đây người ta còn nói đến một giàn khoan thứ hai nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu họ tiếp tục chiến lược này?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Người Trung Quốc sử dụng một chiến lược có thể gọi là trò chơi của trẻ con với cha mẹ. Khi người ta còn bé, người ta thử không chịu nghe lời một chút, và nếu cha mẹ không trừng phạt thì đứa bé sẽ bướng bỉnh hơn.
RFI: Ông có lời khuyên nào đối với Việt Nam không?
Tướng Jean-Vincent Brisset: Nếu Việt Nam không thành công trong việc làm cho các nước khác trên thế giới chú ý đến vấn đề của mình, thì Trung Quốc sẽ thắng, cũng như họ đã thắng khi chiếm được Hoàng Sa cách đây bốn mươi năm.
Tất nhiên là Việt Nam phải khởi kiện rồi, nhưng nhất là phải nỗ lực về mặt truyền thông. Nếu Việt Nam muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay, thì cần phải làm cho thế giới chú ý đến những gì đang diễn ra tại Biển Đông.
RFI: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn tướng Jean-Vincent Brisset, giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), đã vui lòng trả lời RFI Việt ngữ.
Thụy My- J.V.B. (Source: Viet.rfi.fr)
(3) Ts Cù Huy Hà Vũ: TQ chiếm nt Trường Sa, chính th VN thay đi mi có Liên minh quân s Vit-M
(Trà Mi, Theo VOA):
Một nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, xuất thân từ một gia đình ‘công thần’ với đảng cộng sản Việt Nam, cho rằng bao giờ Trung Quốc chiếm nốt Trường Sa, chính thể Việt Nam thay đổi, mới có thể có liên minh quân sự giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Nhận định của Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ được đưa ra giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông tiếp tục leo thang với giàn khoan 981 Trung Quốc đưa vào khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, làm khơi dậy những tranh luận về khả năng Việt Nam liên minh quân sự với Mỹ để đối phó với sự xâm lược từ Bắc Kinh.
Việt-Mỹ có thể đồng hành quân sự với nhau hay không và lợi-hại của việc này ra sao? Đó cũng là nội dung cuộc trao đổi giữa Trà Mi VOA Việt ngữ hôm nay với Tiến sĩ luật Hà Vũ, người cách đây 4 năm từng tuyên bố rằng ‘Đồng hành quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại để bảo vệ chủ quyền trước sự lấn lướt của Trung Quốc’ vì ‘chỉ có Mỹ với tư cách cường quốc duy nhất trên thế giới sẵn sàng đối mặt với Trung Quốc về quân sự’ mới có thể giúp Việt Nam ‘giải bài toán an ninh lãnh thổ.’
Con trai cố thi sĩ Cù Huy Cận cũng là người đã nhiều lần kiến nghị giới lãnh đạo Việt Nam tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ để bảo vệ chủ quyền quốc gia trước hiểm họa bành trướng của Trung Quốc.
VOA: Theo ông, với tình hình hiện nay, về phía Mỹ, chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam có khả thi?
TS Hà Vũ: Hoàn toàn khả thi. Mỹ với tư cách siêu cường thế giới có lợi ích toàn cầu thì mọi xung đột quân sự trên thế giới đều ảnh hưởng tới quyền lợi của Mỹ, ảnh hưởng tới bối cảnh hợp tác của Mỹ với các nước. Cho nên, bắt buộc Mỹ phải quan tâm đặc biệt là hiện nay Trung Quốc đã thể hiện quá rõ ràng hành động xâm chiếm lãnh thổ của các nước ở Đông Á.
VOA: Khả thi, nhưng thiện chí của Mỹ trong chuyện ‘đồng hành quân sự’ với Việt Nam ra sao? Với cách phản ứng của Mỹ trước các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay dừng lại ở mức ‘lên tiếng phản đối’ và ‘bày tỏ quan ngại’, người ta nghi ngờ khả năng Mỹ tiến gần hơn với Việt Nam để ‘tái cân bằng lực lượng’ ở Châu Á là chưa mấy tích cực. Ý kiến ông thế nào?
TS Hà Vũ: Mọi người không hiểu đúng chính sách của Mỹ. Mỹ đặc biệt quan tâm đến ổn định ở Đông Á và tình hình Biển Đông nói riêng. Các hành vi gây xung đột của Trung Quốc, đương nhiên Mỹ phải đặc biệt quan tâm vì nó làm gián đoạn đường lưu chuyển của quốc tế. Thế nhưng, việc sẵn sàng can dự từ phía Mỹ để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền phải có điều kiện, phải có hiệp ước liên minh quân sự.
VOA: Liệu Mỹ có sẵn sàng đánh đổi những quyền lợi về thương mại-quân sự với bạn hàng rất lớn là Trung Quốc để đi bảo vệ những nước nhỏ hơn trong khu vực?
TS Hà Vũ: Không phải lúc nào quan hệ với nước lớn cũng đè bẹp quan hệ với nước nhỏ. Ở đây còn có vấn đề chính nghĩa. Nếu chỉ thấy Trung Quốc là nước rất lớn mua hàng hóa của mình mà mặc kệ Trung Quốc muốn làm gì làm, thì đến lúc nào đó, chính sách chỉ trọng đồng tiền sẽ dẫn đến việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự dẹp tan quyền lợi của Mỹ. Việc Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt quân sự chống lại xâm lược Trung Quốc cũng chính là bảo vệ quyền lợi của Mỹ, không chỉ bảo vệ đường giao thông hàng hải ở Đông Á mà còn để khẳng định với Trung Quốc rằng phải chấm dứt ngay những hành động phiêu lưu quân sự. Tóm lại, Mỹ nhất thiết phải ủng hộ Việt Nam. Nhưng Mỹ chỉ có thể ký hiệp định liên minh quân sự với một nước có chế độ chính trị, nếu không hoàn toàn thân thiện, thì cũng không thù địch. Mỹ luôn có chính sách chống lại chủ nghĩa cộng sản vì đó là chủ nghĩa vô nhân, xâm hại những quyền căn bản của con người. Bây giờ Việt Nam vẫn duy trì chế độ chống lại con người ấy mà Mỹ lại ủng hộ chế độ đó thì không khác gì phản lại lý tưởng vì con người của mình, phản lại các giá trị nhân bản của Mỹ và của thế giới.
 VOA: Quan hệ Việt-Mỹ lâu nay vẫn có những rào cản. Với cuộc đối thoại nhân quyền vừa diễn ra tháng rồi và tình hình Biển Đông hiện nay, ông dự kiến sẽ trông thấy những điều gì sắp tới?
TS Hà Vũ: Để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, Việt Nam tất yếu phải liên minh quân sự với Mỹ. Muốn vậy, Việt Nam phải từ bỏ chế độ độc tài, phải trao lại quyền làm chủ đất nước cho người dân thông qua bầu cử công khai, tự do, có sự giám sát của Liên hiệp quốc. Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền tháng 5 qua đã đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền, trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến và hủy các căn cứ pháp lý dựa vào đó bỏ tù họ. Việt Nam cũng đã có những cam kết sẽ cải thiện. Đây không phải là vấn đề nhân nhượng mà là cái thế bắt buộc Việt Nam phải cải thiện nhân quyền. Vì nếu không, những thứ khác sẽ ách tắc, từ việc gia nhập Hiệp định tự do thương mại TPP cho đến sự hỗ trợ từ Mỹ chống xâm lược từ Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi cảnh báo rằng cộng sản Việt Nam nói không đi đôi mà thậm chí còn ngược lại với hành động. Họ cam kết điều này điều kia với Mỹ và Liên hiệp quốc với tính chất thủ đoạn, chiến thuật câu giờ để chế độ cộng sản tồn tại được lúc nào hay lúc nấy. Cho nên, tôi thật sự hoàn toàn không tin tưởng vì hiện nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn đặt lợi ích của họ lên trên lợi ích dân tộc.
VOA: Nhiều người nói trong nội bộ đảng vẫn chưa thống nhất được chính sách thân Tây hay thân Tàu vì giữa lúc Bộ Ngoại giao kêu gọi Mỹ ‘có hành động mạnh mẽ hơn’ để bảo vệ hòa bình Biển Đông thì Bộ Quốc phòng, tại Đối thoại Shangri-la, nói quan hệ Việt-Trung nhìn chung tốt đẹp và rằng ngay trong gia đình còn có xích mích huống chi là các nước láng giềng, va chạm là điều khó tránh khỏi.
TS Hà Vũ: Trong ban lãnh đạo đảng cộng sản hiện nay không có phe thân Tây hay phe thân Tàu, mà chỉ có một phe quyết giữ cho được độc tài của đảng cộng sản để cướp bóc hơn nữa tài sản của nhân dân và quốc gia. Tuy nhiên, trong cách hành xử họ có sự phân công. Bên đảng tập trung vào chuyện hòa hiếu với Trung Quốc. Bên nhà nước thì tìm cách kéo sự can thiệp của phương Tây giúp giải tỏa phần nào tâm lý người dân trước hành vi xâm lược của Trung Quốc vì hiện giờ người dân vô cùng phẫn nộ trước các chính sách của nhà nước đối với Trung Quốc.
VOA: Theo ông, không có phe thân Tây hay thân Tàu trong nội bộ đảng, chỉ có một phe thân lợi ích của chính họ mà thôi. Vậy những điều kiện như thế nào cần và đủ để giới lãnh đạo Việt Nam bắt buộc phải thay đổi vì quyền lợi đất nước?
TS Hà Vũ: Điều kiện để họ thay đổi là Trung Quốc tiến tới xâm lược nốt quần đảo còn lại là Trường Sa. Trong trường hợp đó, nhân dân và quân đội Việt Nam sẽ phải có hành động chính thức buộc đảng cộng sản từ bỏ quyền lực của mình, lập chính phủ mới hoàn toàn của dân. Chính phủ đó lúc ấy mới có thể đặt vấn đề liên minh quân sự với Mỹ và chỉ trong trường hợp đó Mỹ mới có thể giúp Việt Nam về mặt quân sự để bảo toàn lãnh thổ của Việt Nam ở Biển Đông.
VOA: Có người cho rằng nếu Việt Nam nghiêng về Trung Quốc thì mất Biển Đông, mất chủ quyền; nhưng nghiêng về Mỹ thì tự biến mình thành tuyến đầu chống Trung Quốc, đẩy dân tộc vào nguy cơ xung đột chiến tranh và nhiều rủi ro với Trung Quốc. Ý kiến ông ra sao?
TS Hà Vũ: Ý kiến đó hoàn toàn sai lầm. Trong quan hệ quốc tế ngày nay là bảo vệ quyền lợi của nhau chứ không phải liên kết với nhau để chống lại hay xâm hại quyền lợi của nước khác.
VOA: Từ kinh nghiệm của Việt Nam với Mỹ trong quá khứ, cũng có người lo ngại rằng kết thân với Mỹ, trong trường hợp nào đó, khi quyền lợi của Mỹ ngả nghiêng về một hướng khác thì Việt Nam cũng có thể bị bỏ rơi một lần nữa.
TS Hà Vũ: Tôi không nghĩ như vậy. Khi Việt Nam và Mỹ thật sự cần đến nhau thì không có khái niệm Mỹ bỏ rơi Việt Nam hay ngược lại. Nếu chế độ độc tài của đảng cộng sản Việt Nam được giải thể thì Mỹ chắc chắn sẽ coi Việt Nam không những là nước bạn, mà còn là nước có thể hợp tác trong mọi lĩnh vực để cùng nhau phát triển.
VOA: Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này
(4) (Cu Th tướng) Lý Quang Diu: Ch có k ngu mi chng Hoa Kỳ
Mỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một
Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờForeign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này
Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.
Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.
Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam . Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.
Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.
Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.
Cuộc cạnh tranh cuối cùng
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.
Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.
Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ
Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.
Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.
Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.
Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.
Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.
Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.
Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.
Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.
Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.
Chú thích thêm (BBC): (i) Ông Ted Osius - người sắp trở thành đại sứ mới của Mỹ ở Việt Nam - phát biểu hôm thứ Ba ngày 17/6 rằng có thể đã đến lúc Washington xem xét dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, hãng tin Mỹ AP cho biết. Phát biểu trong phiên điều trần trước Thượng viện trước khi Thượng viện quyết định có phê chuẩn ông cho vị trí này hay không, ông Ted Osius nói, Hoa Kỳ đã nói rõ với chính phủ độc đoán ở Việt Nam rằng lệnh cấm này sẽ không được dỡ bỏ nếu Việt Nam không có những tiến triển đáng kể về nhân quyền. Tuy nhiên, ông nói đã có tiến bộ trong ba hoặc bốn trong tổng số chín lĩnh vực mà Mỹ muốn Việt Nam cải thiện, trong đó có quyền lao động, đối xử với người khuyết tật, tạo không gian nhiều hơn cho xã hội dân sự và cho phép các giáo hội tôn giáo hoạt động. “Điều này có nghĩa là đã đến lúc xem xét khả năng dỡ bỏ lệnh cấm”. Bất cứ động thái dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí nào đối với Việt Nam có thể sẽ làm cho Trung Quốc, vốn đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam trên Biển Đông, tức giận. Ted Osius là một nhà ngoại giao kỳ cựu từng làm việc ở Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Đề cử ông cho vị trí đại sứ Mỹ tại Hà Nội còn chờ được Ủy ban đối ngoại cũng như toàn thể Thượng viện Mỹ phê chuẩn.
(ii) Trung Quốc thông báo đang đang đưa thêm 3 giàn khoan về hướng gần bờ biển của Việt Nam. Động thái trên diễn ra trong lúc đàm phán giữa đại diện hai nước trong ngày 18/6 về căng thẳng xung quanh giàn khoan Hải Dương 981 không có tiến triển đáng kể. Hãng thông tấn Reuters ngày 20/6 dẫn tọa độ được đăng tải trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc cho biết các giàn khoan Nam Hải số 2 và Nam Hải số 5 sẽ được triển khai ở vùng biển giữa miền nam Trung Quốc và quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc. Trước đó, cơ quan này cũng đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần bờ biển Việt Nam hơn. Thông báo về việc dịch chuyển giàn khoan số 9 được phía Trung Quốc đưa ra cùng ngày với chuyến thăm của Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì tới Hà Nội. Reuters dẫn lời ông Zhuang Goutu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Hạ Môn, nói trên Hoàn cầu Thời báo rằng việc Trung Quốc đưa các giàn khoan vào Biển Đông là “bước đi chiến lược”. Ông cũng cho rằng "việc gia tăng số lượng giàn khoan chắc chắn sẽ gây chấn động đối với Việt Nam và Philippines”.Truyền thông Việt Nam cho biết Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã nói với ông Dương rằng Bắc Kinh đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền" của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay. TT Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.
Ngày 19/6, Bấm phiên bản tiếng Trung Quốc của Hoàn cầu Thời báo đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn". Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà". Bài viết có ý nói ông Dương Khiết Trì sang Hà Nội không phải là đối thoại thực sự mà đơn giản chỉ là huấn thị.
Theo nhận định của AP, phía Việt Nam sẽ không phản ứng gay gắt trước việc di chuyển giàn khoan số 9 vì vị trí của nó nằm cách vùng biển nơi đang xảy ra va chạm khá xa về phía bắc. Báo trong nước trong cùng ngày 19/6 dẫn lời Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, cho biết tọa độ mới của giàn khoan này "nằm bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và là nơi hai bên đang bàn vòng 5 để phân định". "Giàn khoan mới này nằm sâu trong thềm lục địa của Trung Quốc từ 50-60 hải lý," ông nói. Ông Đạm cũng cho hay tọa độ này cách đảo Lý Sơn 140 hải lý và cách đây 5-6 năm, Trung Quốc cũng đã đặt một số giàn khoan và đã tiến hành khoan dầu khí trong khu vực này
.
Trong một diễn biến khác, phát biểu tại một diễn đàn ở Bắc Kinh hôm thứ Bảy (21 June 14), Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì nói Trung Quốc có kiên nhẫn và chân thành nhằm đàm phán. Ông Dương vừa mới hoàn tất chuyến đi đến Hà Nội tuần này để nói chuyện với Việt Nam về vụ giàn khoan. Nói tại Bắc Kinh sau khi trở về, ông Dương nhấn mạnh Trung Quốc không hy sinh chủ quyền. “Trung Quốc sẽ không trao đổi các lợi ích cốt lõi và không nuốt viên thuốc đắng để làm hại chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển”. Một số nhà quan sát nhận định Trung Quốc đang cố gắng chứng tỏ họ kiên nhẫn muốn thương lượng với các nước có tranh chấp, nhưng sẽ không nhượng bộ, đặc biệt về vấn đề chủ quyền ở Hoàng Sa.
(5) (Cu Ngoi trưởng) Hillary Clinton: Trung Quc quá đà
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong hồi ký mới xuất bản, 'Lựa chọn Khó khăn' cho rằng Trung Quốc đã 'đi quá đà' ở châu Á. Hồi ký nói các vụ chạm trán giữa tàu Trung Quốc và tàu của Philippines, Việt Nam và Nhật Bản thực tế đã diễn ra sau vụ đối đầu giữa tàu hải quân Hoa Kỳ Impeccable với năm tàu của Trung Quốc hồi năm 2009. Trong sự cố xảy ra cách đảo Hải Nam chừng 120km, các thủy thủ Trung Quốc đã ném những tấm gỗ xuống nước để chặn tàu Impeccable và tàu này đáp lại bằng phun vòi cứu hỏa vào thủy thủ Trung Quốc khiến có thủy thủ bị nước xối bay hết quần áo chỉ còn xà lỏn.
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói Trung Quốc đã ngày càng hung hăng (aggressive) với các nước láng giềng thay vì cải thiện quan hệ với họ giữa lúc Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ đang vắng bóng ở châu Á và còn đang bị chi phối bởi hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Bà nói sự hung hăng của Trung Quốc sẽ có thể đẩy các nước, nhất là các nước Đông Á nhỏ vào những liên minh quân sự đắt đỏ trong vùng mà cho tới nay Hoa Kỳ chỉ có hiệp ước bảo vệ Nhật Bản và Philippines khi hai nước này bị tấn công.
Trong sách bà Clinton nói nhiều tới Trung Quốc, từ được nhắc tới hơn 300 lần trong hồi ký so với khoảng 10 lần đối với từ Việt Nam. Nhưng Việt Nam chính là nơi hồi năm 2010 bà đã có phát biểu mạnh mẽ nhấn mạnh chuyện tự do hàng hải là "lợi ích quốc gia" của Hoa Kỳ để đối trọng với "lợi ích cốt lõi" mà Trung Quốc gắn cho Biển Đông, bà Clinton viết trong sách.
Bà nói thêm phát biểu của bà tại cuộc họp của khối ASEAN ở Hà Nội đã khiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khi đó Dương Khiết Trì "giận tái người" và đề nghị giải lao một giờ trước khi trở lại với bài phát biểu hùng hồn của ông.
"Nhìn chằm chằm vào tôi, ông ấy gạt đi những xung đột ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và cảnh cáo sự can thiệp của bên ngoài," bà viết. Bà Clinton cũng nói ông Dương nhắc cử tọa rằng "Trung Quốc là nước lớn. Lớn hơn bất cứ nước nào ở đây."
'Cơ hội độc đáo'
Liên quan tới Việt Nam, vị cựu ngoại trưởng nhớ lại chuyến tháp tùng chồng, Tổng thống Bill Clinton, tới Việt Nam hồi năm 2000 và nói rằng họ đã chuẩn bị sẵn để đương đầu với sự căm phẫn hay thậm chí thù nghịch nhưng đông đảo người dân Việt Nam đã xếp hàng chào đón. Mười năm sau bà trở lại trong cương vị ngoại trưởng để chứng kiến thương mại song phương đạt gần 20 tỷ đôla, tăng đáng kể từ mức 250 triệu đôla trước khi quan hệ được bình thường hóa năm 1995.
Bà nhận xét: "Việt Nam là cơ hội độc đáo chiến lược cho dù đầy thách thức". "Một mặt đây vẫn là quốc gia độc đoán với tình trạng nhân quyền kém, nhất là tự do báo chí". "Mặt khác họ đang dần dần mở cửa kinh tế và cố gắng có vai trò lớn hơn trong khu vực". Bà Clinton nói hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những công cụ quan trọng để kết nối với Việt Nam. Hiệp ước, hiện vẫn đang được đàm phán, có mục tiêu hạn chế các rào cản thương mại trong khi nâng cao tiêu chuẩn lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ.
Bà Clinton cũng nói trong tư cách ngoại trưởng bà đã nêu những lo ngại cụ thể của Hoa Kỳ về chuyện Việt Nam áp đặt hạn chế tùy tiện đối với các quyền Tự do căn bản trong đó có các vụ bắt bớ và mức án nặng dành cho giới luật sư, blogger, những người bất đồng chính trị, các nhà hoạt động Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
(6) Trn Mai Hường: Mt tht
Mũi khoan xoáy vào thềm lục địa
Đất nước nhói đau từ biển lên rừng
Buốt tim 90 triệu người dân Việt
Lưỡi Bò này toan liếm gọn Biển Đông !
         Lại một lần,một lần…lần nữa
         Những mặt nạ rơi tơi tả dọc đường
         Bao thật giả vàng thau lẫn lộn
         Mỗi lỡ lầm là biết mấy máu xương
Người lính Điện Biên niềm vui chưa trọn
Chiến thắng rồi mà tổ quốc chia đôi
Những toan tính lạnh lùng từ phương Bắc
Hiền Lương xanh một tiếng thở dài !
         Lạ lùng thay ngọt ngào “ đỗng chí”
         Trục lợi chiến tranh trên sinh mạng của người
         B52 đánh giữa lòng Hà Nội
         Bắt tay Nixon, lạnh ngắt miệng ai cười ?
Hoàng Sa ơi, nỗi đau khắc khoải
Mộ gió người đi thao thiết trùng khơi
Gạc Ma,Trường Sa sóng cồn bão nổi
Máu của bao đời người Việt đã rơi…
         Biên giới Tây Nam một thời tang tóc
         Vũ khí ai trong tay lính áo đen ?
         Cánh Đồng Chết mang tên Khơ Me Đỏ
         Đất nước này không được phép bình yên
Nhớ Ải Bắc năm xưa đỏ lửa
Kẻ xâm lăng từng là chỗ người nhà
Một cuộc chiến với bao dằn vặt
Bài học này muôn nỗi xót xa !
         Lần này nữa cuối cùng thôi nhé
         Mặt thật phơi ra dưới mặt trời
         Nàng Mỵ Châu còn khóc bên bờ biển
         Nỗi giận mình bao thế kỷ chưa nguôi…
Trái tim lớn không thể nào nhầm chỗ
Minh triết Việt chỉ đường qua gian khó hiểm nguy
Bờ cõi núi sông ngàn năm tiên tổ
Ảo ảnh tan rồi thêm rõ đường đi .
(5/2014) (Source: Blog NguyenTrongTao)
............................................................................................................
Kính,
NNS

__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List