THẾ GIỚI NGHỆ SĨ SỐ 5 - CHỦ ĐỀ
NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG
(trích bài viết của
Trần Quốc Bảo đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 5 (trong báo Việt
Tide) phát hành ngày thứ sáu 13 tháng 3 năm 2015)
Xin lưu ý: Khi quý độc giả đọc đến hàng cuối cùng, nếu thấy hàng chữ SHOW FULL MESSAGE, xin bấm vào đó để đọc bài tiếp, vì có thể bài còn rất dài nằm tiếp theo đó
Nhân dịp
bất ngờ gặp lại nữ ca sĩ Yến Hương trước cửa nhà hàng Thanh Mai ngày mùng 5 Tết
Ất Mùi, Trần Quốc Bảo đã xin phép để đăng lại bài của ký giả Thu Giang viết về
chị đã đăng trên tuần báo Văn Nghệ Tiền Phong số 14 phát hành ngày 6 tháng 9
năm 1956. Ảnh bìa là ca sĩ Yến Hương có ghi giòng chữ: Thân tặng bạn đọc VPTP.
Yến Hương”.
Trong một số báo rất gần, tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ sẽ thực hiện số báo đặc biệt chủ đề 1001 Khuôn Mặt Thương Yêu: Ca Sĩ Yến Hương. Nói đến Yến Hương, là nói đến nhạc phẩm Ánh Đèn Mầu (lời Việt của cố nhạc sĩ Xuân Mỹ, ông mất mùng 2 Tết năm Giáp Ngọ 2014) và TT Băng Nhạc Tú Quỳnh cũng đã thực hiện và phát hành cuốn Tiếng hát Yến Hương có chủ đề Ánh Đèn Màu vào năm 1988. Cũng nên nói thêm, Yến Hương là thân mẫu của nam tài tử Joseph Hiếu, một diễn viên gốc Việt đóng vai chánh trong bộ phim “Ride The Thunder” sẽ chiếu trong tháng 3 năm 2015 này.
Bây giờ xin mời bạn đọc theo dõi bài viết Cuộc Đời, Ái Tình Và Sự Nghiệp Của Ca Sĩ Yến Hương do nhà báo Thu Giang thực hiện, đăng trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong 59 năm xưa.
Trong một số báo rất gần, tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ sẽ thực hiện số báo đặc biệt chủ đề 1001 Khuôn Mặt Thương Yêu: Ca Sĩ Yến Hương. Nói đến Yến Hương, là nói đến nhạc phẩm Ánh Đèn Mầu (lời Việt của cố nhạc sĩ Xuân Mỹ, ông mất mùng 2 Tết năm Giáp Ngọ 2014) và TT Băng Nhạc Tú Quỳnh cũng đã thực hiện và phát hành cuốn Tiếng hát Yến Hương có chủ đề Ánh Đèn Màu vào năm 1988. Cũng nên nói thêm, Yến Hương là thân mẫu của nam tài tử Joseph Hiếu, một diễn viên gốc Việt đóng vai chánh trong bộ phim “Ride The Thunder” sẽ chiếu trong tháng 3 năm 2015 này.
Bây giờ xin mời bạn đọc theo dõi bài viết Cuộc Đời, Ái Tình Và Sự Nghiệp Của Ca Sĩ Yến Hương do nhà báo Thu Giang thực hiện, đăng trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong 59 năm xưa.
Cuộc đời ái tình và sự nghiệp
CÔ YẾN HƯƠNG
34 năm trước đây, một thiếu
nữ xinh đẹp, hoa khôi đất Quy Nhơn xuống Saigon ăn học. Tại đây cô nữ sinh ấy
quen và yêu một thanh niên lai Pháp (bố Pháp mẹ Việt). Họ yêu nhau tha thiết đã
vượt bao trở ngại của gia đình để cùng nhau xây tổ uyên ương vui hưởng hạnh
phúc. Hơn 10 năm ân ái, họ sinh được 3 đứa con, 1 gái 2 trai đều thông minh
đĩnh ngộ, nhất là đứa con gái đầu lòng với cặp mắt sáng và đen, đôi môi mọng đỏ
dễ thương, sống mũi hơi cao, hai dòng máu đẹp bất hủ... Cuộc tình duyên êm đẹp
ấy bỗng dưng nổi sóng! Vào năm 1945 trước thời cuộc đầy đe dọa của khói lửa
chiến tranh, người chồng theo lệnh của vong thân bên chính quốc buộc phải hồi
hương. Ra đi chàng hẹn sẽ trở lại khi tiếng súng ngừng nổ nơi đây nhưng than
ôi, được ít lâu sau, chàng đã phụ bạc quên lời thề ân ái năm xưa; bỏ vợ bỏ con
vui duyên mới với một thiếu nữ người Phi trẻ đẹp. Đứa con gái của cái gia đình
bất hạnh kể trên là YếnHương ngày nay!
Thiếu tình
phụ tử từ năm lên 9 tuổi, Yến Hương sống dưới sự che chở của người mẹ hiền can
đảm và nhẫn nại. Người đàn bà bạc phước này đã mỉm cười trước tình đời tráo
trở! Không ngại khổ cực, bà ra tay chèo chống buôn bán tần tảo nuôi 3 con ăn
học. Nhớn lên trong hoàn cảnh đó, Yến Hương đã cảm thông một cách sâu xa nỗi
đau khổ cũng như vất vả của bà mẹ tóc đã điểm sương. Cô cương quyết bỏ ghế nhà
trường dấn thân vào đời năm cô mới 17 tuổi dù rằng không mấy năm tháng nữa thì
tới kỳ thi trung học.
Cũng năm ấy
cô lên sân khấu rạp Thanh Bình chập chững bước vào làng tân nhạc dưới sự dẫn
dắt của bạn Trần Văn Trạch và chỉ mấy tháng sau trên làn sóng điện của đài phát
thanh Pháp Á cũng như trên các sân khấu tân nhạc kịch đô thành, khách yêu nhạc
đã đón nhận ở Yến Hương một giọng ca não nuột du dương. Sở thích của Yến Hương
là ưa ca những bản nhạc buồn. Cô cũng đóng kịch nhiều lần song chưa có vai nào
diễn tả được xuất sắc. Cô đã lên màn bạc trong phim “Lòng Nhân Đạo”... nhưng
chỉ là một nữ tài tử “ăn ảnh” mà thôi!
Hiện
nay cô ca cho đài phát thanh Saigon vào 12 giờ 30 Thứ Ba mỗi tuần và tiệm khiêu
vũ “Arc en Ciel”. Đêm đêm trước “pít” nhảy, dưới ánhđèn xanh đỏ huyền diệu,
người con gái đẹp một cách quyến rũ có một bầu tâm sự buồn thương, duyên dáng
nhả lời ca để giúp vui cho thiên hạ... để đổi lấy mỗi tháng 8 ngàn đồng bạc
thay mẹ nuôi các em ăn học.
Yến
Hương năm nay đúng 19 tuổi, tuy đã nhớn song cô chưa nghĩ đến chuyện hôn nhân,
cô có vẻ “thù ghét” đàn ông vì trong những lúc vui chuyện cô tỏ “ý kiến” với chị
em bạn bằng một câu:
- Nếu em có phép thì em
bắt tất cả đàn ông thế gian này phải đau khổ...
Cô Thu-Giang (Văn Nghệ
Tiền Phong)
Từ trái: TQB, Yến
Hương, Thanh Mai trước cửa nhà hàng Thanh Mai mùng 5 Tết Ất Mùi
Hàng đứng từ trái: Mỹ
Phượng, Mỹ Phương, Cát Phương, Mỹ Hoa, Ông Diệp Bảo Tân và vợ, Thúy Nga, Mỹ Hà,
Mộng Ngọc, Minh Thư trước cửa vũ trường Maxim năm 1975. Mỹ Phượng và Mỹ Hoa là
chị ruột ca sĩ Mỹ Lan.
Theo tin báo của Thùy Linh và Minh Hoa, hai trong số vũ công của đoàn Maxim trước 75, ông Diệp Bảo Tân đã qua đời tại Monterey Park, nơi Ông đã sinh sống từ mấy chục năm qua. Chi tiết về thân thế Ông, người em trai Don Diệp trên đường dây điện thoại cho biết: "Ông Diệp BảoTân sinh năm 1931 và là anh cả trong một gia đình có 8 anh em. Ông có tất cả 8 người con. Ông mất ngày mùng 7 Tết âm lịch, tức thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2015. Hưởng thọ 84 tuổi".
Theo lời
của nhiều thân hữu Maxim như Mỹ Phương, ca sĩ Ngọc Hiếu, vũ công Thùy Linh, Cát
Phương, Kỷ Phương.. Ông Diệp Bảo Tân là một người chủ rất tốt. Năm 1967, khi vũ
trường Maxim được xây dựng do công ông Huỳnh Đạo Nghĩa (chủ hãng kem Hynos),
vài năm sau Maxim được sang lại cho ông Diệp Bảo Tân, từ đó ngôi nhà hàng ca
nhạc này càng lúc càng đông đúc và nổi tiếng, phía dưới là chương trình ca nhạc
hàng đêm của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ cùng các vũ công của đoàn Lưu Hồng, còn trên
lầu là ca nhạc nhẩy đầm.
Năm 1975, ông cùng gia đình đến được đảo Air Force Bay tại tiểu bang Florida. Ông rất buồn vì để lại toàn bộ tài sản ở quê nhà. Tuy phải bắt đầu lập nghiệp trở lại với đôi bàn tay trắng nhưng vì có uy tín sẵn từ hồi trước 75, nhất là được sự giúp đỡ của bạn bè người Hoa, cho nên ông Diệp Bảo Tân đã thành công với hãng nệm của mình. Để nhớ về một thời huy hoàng cũ, ông đặt tên cho hãng nệm là Maxim. Ngoài ra, Ông còn dấn thân vào nghề furniture, đặt hàng từ Trung Hoa, với những mẫu mã rất đẹp và giá rẻ, công ty supply furniture của Ông có tên Diamond tọa lạc rất rộng ở thành phố Commerce trên cả trăm ngàn square feet. Về sau khi Ông sức khỏe yếu dần, Diệp BảoTân đã giao lại cơ sở này cho vợ chồng một người con trai chăm sóc.
Từ trước năm 2000, một tháng đôi ba lần, từ Monterey Park Ông thường xuyên ghé xuống Bolsa đi ăn cùng với các vũ công Maxim ngày xưa. Lúc nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ qua đời cuối tháng 9 năm 2001, Ông cũng lái xe xuống thắp nén nhang tiễn biệt tác giả Đường Xưa Lối Cũ lần cuối. Ngày 6 tháng 10 năm 2004, rất đông thân hữu Maxim cũ đã đến tham dự sinh nhật thứ 73 của Ông và sau ngày đó sức khỏe của Diệp Bảo Tân yếu dần. Những năm gần đây,ít ai còn có thể gặp hoặc gọi điện thoại được với ông. Ngay cả đám tang của vũ sư Lưu Hồng cuối tháng 11 năm 2012, sức khỏe của Ông DBT đã rất yếu không thể tham dự.
Ngày hôm nay, 3 khuôn mặt từng đóng góp cho đêm Maxim rực sáng thuở nào, với Hoàng Thi Thơ, Lưu Hồng và nay là ông Diệp Bảo Tân đã bay vào cõi vĩnh hằng, nhưng tên gọi Maxim vẫn còn được nhắc mãi trong lòng những người yêu Saigon một thuở.. Vĩnh biệt Ông và những ngày hoa mộng đó..
Năm 1975, ông cùng gia đình đến được đảo Air Force Bay tại tiểu bang Florida. Ông rất buồn vì để lại toàn bộ tài sản ở quê nhà. Tuy phải bắt đầu lập nghiệp trở lại với đôi bàn tay trắng nhưng vì có uy tín sẵn từ hồi trước 75, nhất là được sự giúp đỡ của bạn bè người Hoa, cho nên ông Diệp Bảo Tân đã thành công với hãng nệm của mình. Để nhớ về một thời huy hoàng cũ, ông đặt tên cho hãng nệm là Maxim. Ngoài ra, Ông còn dấn thân vào nghề furniture, đặt hàng từ Trung Hoa, với những mẫu mã rất đẹp và giá rẻ, công ty supply furniture của Ông có tên Diamond tọa lạc rất rộng ở thành phố Commerce trên cả trăm ngàn square feet. Về sau khi Ông sức khỏe yếu dần, Diệp BảoTân đã giao lại cơ sở này cho vợ chồng một người con trai chăm sóc.
Từ trước năm 2000, một tháng đôi ba lần, từ Monterey Park Ông thường xuyên ghé xuống Bolsa đi ăn cùng với các vũ công Maxim ngày xưa. Lúc nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ qua đời cuối tháng 9 năm 2001, Ông cũng lái xe xuống thắp nén nhang tiễn biệt tác giả Đường Xưa Lối Cũ lần cuối. Ngày 6 tháng 10 năm 2004, rất đông thân hữu Maxim cũ đã đến tham dự sinh nhật thứ 73 của Ông và sau ngày đó sức khỏe của Diệp Bảo Tân yếu dần. Những năm gần đây,ít ai còn có thể gặp hoặc gọi điện thoại được với ông. Ngay cả đám tang của vũ sư Lưu Hồng cuối tháng 11 năm 2012, sức khỏe của Ông DBT đã rất yếu không thể tham dự.
Ngày hôm nay, 3 khuôn mặt từng đóng góp cho đêm Maxim rực sáng thuở nào, với Hoàng Thi Thơ, Lưu Hồng và nay là ông Diệp Bảo Tân đã bay vào cõi vĩnh hằng, nhưng tên gọi Maxim vẫn còn được nhắc mãi trong lòng những người yêu Saigon một thuở.. Vĩnh biệt Ông và những ngày hoa mộng đó..
TRẦN QUỐC BẢO
Từ trái sang phải: Mỹ
Hóa, Lệ Hoa, ông Diệp Bảo Tân và vợ, Thùy Linh, nhiếp ảnh gia Nick Út chụp
trong tiệc sinh nhật 73 tuổi của Ông Diệp Bảo Tân ngày 6 tháng 10 năm 2004 tại
Monterey Park.
Vì mong muốn gặp lại
mẹ già sau gần 2 tháng đi Mỹ, nên khi từ taxi mang hành lý vào nhà, nhạc sĩ Đắc
Lân đã để quên 1 ba lô với hiện kim, hiện vật giá trị.
Đắc Lân,
người nhạc sĩ keyboard của Club Wild Horse ngày 5 tháng 3 vừa qua, lúc từ Mỹ về
lại phi trường Tân Sơn Nhất đã gặp chuyện xui xẻo. Chàng cho biết vừa để quên
một ba lô, trong đó gồm 320 US dollars, một dây chuyền trị giá 250 đô và một
máy ảnh Panasonic với nhiều tấm ảnh chia tay ở phi trường Los còn nằm trong
đó.. Tuy có trình báo với lại Vinasun nhưng theo nhiều người, khó mà tìm lại
được hành lý thất lạc trong những hoàn cảnh này. Đắc Lân cho biết thêm: “Mình
để ba lô trên xe bên cạnh tài xế. Trên xe có 2 kiện hàng và một cây đàn đã được
mang vào nhà rồi. Vì mong gặp Mẹ nên quên ba lô, thằng tài xế nổi lòng tham..”
Theo lời nhạc sĩ H.H.T: “Tôi đã từng có số xe, biết mặt tài xế, hotel xác nhận lịch gọi tài, gặp tổ trưởng điều hành, tiếp xúc giám đốc, sau cùng.... mất luôn. Họ đưa lý do: “Anh ơi! Mỗi ngày người đến khiếu nại rất nhiều.. cuối cùng tài xế đó bỏ trốn luôn.. Tụi tui đâu tìm ra..”. Để an ủi ba, cô con gái Vân Khanh cho biết: “Thôi! Vậy cứ nghĩ là nhiều người cả đời mất bao nhiêu tiền cũng chưa có được chuyến đi chơi vui như bố, lại có nhiều bạn tốt nữa.. Vậy thôi.. bố đừng nghĩ gì nữa.. Ai lấy thì mang tội..".
Cũng nên nói thêm, tuy đã có thẻ xanh ở lại Mỹ nhưng nhạc sĩ Đắc Lân hình như vẫn chưa quyết định dọn sang (dù 2 cô con gái của anh, ca sĩ Vân Khanh, Vân Quỳnh định cư ở Mỹ khá lâu), một phần vì anh còn Mẹ già 90 tuổi hiện sống chung với Anh ở SG, phần khác là lý do nghề nghiệp, bao nhiêu năm được chơi nhạc hàng đêm, giờ sang Mỹ rất khó tìm được công việc làm như vậy. Tháng 5 năm ngoái, người viết cùng nghệ sĩ Giang Kim ghé thăm nơi anh trình diễn hàng đêm, đó là Club Wild Horse nằm trên đường Thái Văn Lung, Quận 1 chuyên về những ca khúc country music được nhiều khách ngoại quốc lui tới. Đây là một Nhà hàng mang mầu sắc cao bồi Viễn Tây đầu tiên tại Saigon từ năm 1995 với lối xây cất mộc mạc của ngôi nhà bằng gỗ giữa một phố thị đông đúc khiến Wild Horse trở nên đặc biệt vô cùng.
Theo lời nhạc sĩ H.H.T: “Tôi đã từng có số xe, biết mặt tài xế, hotel xác nhận lịch gọi tài, gặp tổ trưởng điều hành, tiếp xúc giám đốc, sau cùng.... mất luôn. Họ đưa lý do: “Anh ơi! Mỗi ngày người đến khiếu nại rất nhiều.. cuối cùng tài xế đó bỏ trốn luôn.. Tụi tui đâu tìm ra..”. Để an ủi ba, cô con gái Vân Khanh cho biết: “Thôi! Vậy cứ nghĩ là nhiều người cả đời mất bao nhiêu tiền cũng chưa có được chuyến đi chơi vui như bố, lại có nhiều bạn tốt nữa.. Vậy thôi.. bố đừng nghĩ gì nữa.. Ai lấy thì mang tội..".
Cũng nên nói thêm, tuy đã có thẻ xanh ở lại Mỹ nhưng nhạc sĩ Đắc Lân hình như vẫn chưa quyết định dọn sang (dù 2 cô con gái của anh, ca sĩ Vân Khanh, Vân Quỳnh định cư ở Mỹ khá lâu), một phần vì anh còn Mẹ già 90 tuổi hiện sống chung với Anh ở SG, phần khác là lý do nghề nghiệp, bao nhiêu năm được chơi nhạc hàng đêm, giờ sang Mỹ rất khó tìm được công việc làm như vậy. Tháng 5 năm ngoái, người viết cùng nghệ sĩ Giang Kim ghé thăm nơi anh trình diễn hàng đêm, đó là Club Wild Horse nằm trên đường Thái Văn Lung, Quận 1 chuyên về những ca khúc country music được nhiều khách ngoại quốc lui tới. Đây là một Nhà hàng mang mầu sắc cao bồi Viễn Tây đầu tiên tại Saigon từ năm 1995 với lối xây cất mộc mạc của ngôi nhà bằng gỗ giữa một phố thị đông đúc khiến Wild Horse trở nên đặc biệt vô cùng.
TRẦN QUỐC BẢO
Trước khi về lại Mỹ,
TQB đã cùng với nghệ sĩ Giang Kim và Baobao công tử ghé thăm Ngựa Hoang - Wild
Horse Club với nhạc sĩ Đác Lân tại đó, vô tình gặp nhạc sĩ Văn Công Phương,
thân phụ của ca sĩ Văn Trường Phúc tại nơi này. Ảnh chụp tối 13 tháng 5 năm
2014. Từ trái: NS Văn Công Phương, NS Đắc Lân, nghệ sĩ Giang Kim, TQB, Baobao
Công Tử.
Trải qua những
tháng ngày vất vả làm báo với Nghệ Sĩ (số đầu tiên 8 tháng 11 năm 85), cho đến
tờ Hồng (số đầu tiên ngày 1 tháng 12 năm 1987), rồi đến Thế Giới Nghệ Sĩ (số
đầu ngày 15 tháng 8 năm 1989).. Ôi những năm tháng long đong tất tả ngược
xuôi.. Cứ mỗi lần hoàn tất một số báo, lại mệt nhoài như người ốm bịnh, và rồi
những ước mơ tạo một sân chơi riêng cho những nốt nhạc, cho những thanh âm, cho
những bài thơ tình được chắp cánh.. đành phải lụi tàn.
Tưởng chừng đã khép kín những ước vọng, nhưng sau 2 năm chập chững bước lại từ đầu, trong những khuyến khích, cổ võ của người bạn quý, của Việt Tide.. con dốc nhỏ dẫn lối ngày xưa lại bỗng trở về.. Trở về một sân chơi riêng của những con người, thoáng nhìn, tưởng đâu bóng cao như núi nhưng tâm hồn họ lại cực kỳ mong manh dễ vỡ.. Và bây giờ, xin mời độc giả, bước vào số báo TGNS số 5, số mừng sinh nhật thứ 83 của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cùng với những bản tin vui buồn trong làng Nghệ Sĩ. Mời bạn đọc.
Tưởng chừng đã khép kín những ước vọng, nhưng sau 2 năm chập chững bước lại từ đầu, trong những khuyến khích, cổ võ của người bạn quý, của Việt Tide.. con dốc nhỏ dẫn lối ngày xưa lại bỗng trở về.. Trở về một sân chơi riêng của những con người, thoáng nhìn, tưởng đâu bóng cao như núi nhưng tâm hồn họ lại cực kỳ mong manh dễ vỡ.. Và bây giờ, xin mời độc giả, bước vào số báo TGNS số 5, số mừng sinh nhật thứ 83 của Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cùng với những bản tin vui buồn trong làng Nghệ Sĩ. Mời bạn đọc.
TRẦN QUỐC BẢO
SỐ CHỦ ĐỀ VỀ
NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG
NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN ĐÔNG
LTS: Năm 1965, nhạc sĩ
Thu Hồ đã giới thiệu 1 mầm non yêu ca hát đến gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để
thử giọng, ai ngờ chỉ 1 lần cất tiếng, con chim nhỏ đã sải cánh tung bay khắp
bốn phương trời. Tròn nửa thế kỷ trôi qua, câu chuyện những người học trò xưa
làm quan làm tướng về thăm thầy, cứ tưởng chỉ có trong chuyện Tâm Hồn Cao
Thượng, nguyên tác Les Grands Coeurs (của tác giả Edmond De Amicis) nhưng
không, từ bao lâu năm, giữa đời thường, vẫn có những người học trò nổi tiếng
như Giao Linh vẫn thườngghé thăm, chăm sóc thầy từ những ngày trước
và sau biến cố 30 tháng 4-75.
Năm mươi đó, biết bao tình nghĩa đong đầy. Mặc dù chưa hề cầm bút viết văn thơ, và nhất là thời gian này, Giao Linh bận bù đầu cho những buổi diễn kỷ niệm 50 năm ca hát của cô tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Âu Châu.. nhưng khi nhận được lá thư của người viết nhờ chị viết đôi giòng về vị thầy kính mến, cô đã ngồi xuống khoảng một ngày, một ngày với cô không ngắn cũng không dài, nhưng ghi làm sao cho đủ những lời tạ ơn muốn nói. Giao Linh đã viết: “Bảo ơi, chị sẽ kể lại cảm giác ngày mà Chị được thầy Thu Hồ đưa đến gặp thầy Đông. Em xem và sửa lại cho gọn dùm chị nhé”. Bài viết GL tuy ngắn gọn nhưng rất xúc động chân tình, chẳng cần phải sửa bất cứ một đoạn nào. Bài viết này được đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 5 của Trần Quốc Bảo phát hành ngày thứ sáu 13 tháng 3 năm 2015. Mời bạn đọc.
Năm mươi đó, biết bao tình nghĩa đong đầy. Mặc dù chưa hề cầm bút viết văn thơ, và nhất là thời gian này, Giao Linh bận bù đầu cho những buổi diễn kỷ niệm 50 năm ca hát của cô tại Hoa Kỳ, Canada, Úc, Âu Châu.. nhưng khi nhận được lá thư của người viết nhờ chị viết đôi giòng về vị thầy kính mến, cô đã ngồi xuống khoảng một ngày, một ngày với cô không ngắn cũng không dài, nhưng ghi làm sao cho đủ những lời tạ ơn muốn nói. Giao Linh đã viết: “Bảo ơi, chị sẽ kể lại cảm giác ngày mà Chị được thầy Thu Hồ đưa đến gặp thầy Đông. Em xem và sửa lại cho gọn dùm chị nhé”. Bài viết GL tuy ngắn gọn nhưng rất xúc động chân tình, chẳng cần phải sửa bất cứ một đoạn nào. Bài viết này được đăng trong tuần báo Thế Giới Nghệ Sĩ số 5 của Trần Quốc Bảo phát hành ngày thứ sáu 13 tháng 3 năm 2015. Mời bạn đọc.
MỘT CẢM NGHĨ KHÔNG BAO
GIỜ QUÊN TRONG ĐỜI.
TQB
thương.. Thời gian đã thấm thoát 50 năm. Đã có quá nhiều điều để quên nhưng vẫn
có những sự việc, những thời điểm muôn đời làm ta nhớ mãi. Trong thư, em nhờ
chị ghi lại chuyện ban đầu 50 năm trước, lúc chị gặp thầy buổi đầu tiên cảm
giác ra sao.. Sợ lắm em ạ.. Hình bóng và tên tuổi thầy quá uy nghi, còn mình
chỉ là một con bé vô danh. Trên đường đi đến gặp thầy Đông, chị quá hồi hộp và
tự hỏi không biết mình có được thầy Đông nhận mình làm học trò không, nên luôn miệng
cầu nguyện. Khi đến và gặp thầy Đông, chị thấy thầy nghiêm nghị quá. Nói thật,
chị sợ gần chết.
Nỗi sợ chưa tan, thì may thay, thầy Thu Hồ quay sang nói với thầy Đông: “Đây là cô bé mà em có thưa với Anh hôm trước. Em thấy cô ấy có giọng ca rất truyền cảm đầy triển vọng. Em nghĩ nếu được Anh thu nhận vào hãng dĩa Continental của Anh, thì sự thành danh của cô ấy sẽ không là vấn đề nữa. Nên hôm nay em đưa cô ấy đến gặp Anh”. Thầy Đông nghe xong có vẻ trầm ngâm một hồi. Không khí như ngưng đọng, giây phút ngắn ngủi này sao đối với chị như quá dài, chị nghe dường như mình nghẹt thở, không dám nhúc nhích nữa.
Nỗi sợ chưa tan, thì may thay, thầy Thu Hồ quay sang nói với thầy Đông: “Đây là cô bé mà em có thưa với Anh hôm trước. Em thấy cô ấy có giọng ca rất truyền cảm đầy triển vọng. Em nghĩ nếu được Anh thu nhận vào hãng dĩa Continental của Anh, thì sự thành danh của cô ấy sẽ không là vấn đề nữa. Nên hôm nay em đưa cô ấy đến gặp Anh”. Thầy Đông nghe xong có vẻ trầm ngâm một hồi. Không khí như ngưng đọng, giây phút ngắn ngủi này sao đối với chị như quá dài, chị nghe dường như mình nghẹt thở, không dám nhúc nhích nữa.
Chợt,
có tiếng thầy Đông nói: “Ờ! thì cho thầy nghe giọng đi”. Chị thở phào khi nghe
thầy nói, giọng nói trái ngược với gương mặt nghiêm nghị của Thầy. Giọng nói
thật hiền hòa. Chị bắt đầu lấy lại bình tĩnh lẫn cả hy vọng để chuẩn bị hát.
Thầy Thu Hồ lăng xăng lấy đàn và đàn cho chị. Thật tình sự việc quá căng thẳng
trong lúc đó, nên chị cũng không biết mình hát ra sao và cho tới bây giờ cũng
không nhớ mình đã hát bài gì nhưng thấy thầy Đông gật gù, nên chị cũng hơi an
tâm. Thầy Đông nói: “Sáng mai con lên hãng dĩa để ký hợp đồng. Nhưng thầy nói
trước là có nổi tiếng hay không là còn do tài năng riêng của con, thầy chỉ dạy
con về kỹ thuật và hướng dẫn mà thôi, còn chất giọng là do Thiên phú, nhưng dù
có Tài có Thiên phú đi nữa thì cũng cần phải có cái Đức, vì nếu có Tài mà không
Đức thì không có giá trị lâu dài.
Phút
giây đó, chị thật tình muốn khóc vì quá sung sướng, đầu óc miên man suy nghĩ
lung tung không đầu không đuôi gì cả, có sự quan tâm dạy dỗ như thế thì mình
quá có phước rồi, thật còn gi sung sướng hơn. Và cuộc đời của chị cũng thay đổi
từ đây...
GIAO LINH
Ca sĩ Giao Linh mừng
tuổi thầy Nguyễn Văn Đông ngày mùng 3 Tết Ất Mùi 2015
VÀ RIÊNG NHẠC SĨ
NGUYỄN VĂN ĐÔNG CÒN NHỚ GÌ CHUYỆN NỬA THẾ KỶ TRƯỚC VỚI CÔ HỌC TRÒ BÉ NHỎ
GIAO LINH?
Vợ chồng nhạc sĩ
Nguyễn Văn Đông chụp hình lưu niệm với vợ chồng Giao Linh, cô học trò thương
yêu từ năm 1965.
Với
Giao Linh có nhiều kỷ niệm khó quên. Tôi nhớ lại, vào một sáng Chúa Nhựt năm
1965, nhạc sĩ Thu Hồ đưa đến nhà tôi một cô bé gầy gò ốm yếu. Cô đến bằng chiếc
xe máy mini Velo Solex, nhưng không đủ sức đẩy xe qua thềm nhà tôi, phải nhờ
nhạc sĩ Thu Hồ giúp đỡ. Cô bé ngồi im lặng như đóng băng không nói năng chi,
trong khi nhạc sĩ Thu Hồ thao thao bất tuyệt về khả năng âm nhạc tiềm ẩn trong
người cô. Tôi nhìn cô bé 16 tuổi, vóc dáng nhỏ nhắn, không phát triển như những
cô gái cùng trang lứa, nghĩ thầm làm sao cô bé này có đủ hơi sức để hát hò. Tôi
gợi chuyện vui để cho cô bắt chuyện, qua đó khám phá cái duyên ngầm sân khấu mà
trong nghề nghiệp gọi là tổ đãi cho người nghệ sĩ. Nhưng cô bé vẫn không cười
không nói, nên buổi gặp gỡ đầu tiên đó, tôi không dự cảm được gì về cô. Tuy
nhiên, để không phụ lòng nhạc sĩ Thu Hồ, tôi cho một cái hẹn thử giọng cô bé Đỗ
Thị Sinh tại phòng thu âm của hãng dĩa Continental. Thật bất ngờ, Giao Linh,
cái tên nghệ nhân sau này của cô bé Đỗ Thị Sinh, đã gây sửng sốt bằng chất
giọng khỏe khoắn. Cô hát vượt qua tầm cữ quãng tám một cách dễ dàng với làn hơi
ngân nga dịu dàng truyền cảm. Hãng dĩa Continental chấp nhận, tôi lên chương
trình đào tạo, và chỉ sau một thời gian ngắn, tên tuổi ca sĩ Giao Linh bừng
sáng trên vòm trời nghệ thuật, sánh vai cùng đàn anh đàn chị đi trước. Khi ấy
Giao Linh vừa tròn 17 tuổi. Riêng cái tên mỹ miều “Nữ Hoàng Sầu Muộn” mà người
đời ban tặng cho Giao Linh, chỉ vì cô không mỉm môi cười thì Giao Linh mãi mãi
mang theo, dù từ lâu rồi cô đã có một gia đình rất hạnh phúc.
NGUYỄN VĂN ĐÔNG
Với tôi, ông Nguyễn Văn Đông là một nhạc sĩ bậc thầy, có trí tuệ, tài năng và
phong cách được hầu hết các nghệ sĩ vô cùng kính trọng và yêu mến. Ông nghiêm
trang, ăn nói từ tốn, hòa nhã với mọi người. Lúcnào ông cũng nghiêm khắc với
giờ giấc. Những ai công tác với ông, ông đều bắt phải tập dợt thật nhuần nhuyễn
trước khi xuất hiện trước công chúng, cũng như thu thanh. Ông đã cống hiến cho
nhạc Việt rất nhiều ca khúc bất tử, sống mãi trong lòng người yêu hâm mộ.
Nhắc tới ông, trong chúng ta đều nhớ một Chiều Mưa Biên Giới với tiếng hát chị
Hà Thanh, Sắc Hoa Màu Nhớ với tiếng hát Giao Linh, Mấy Dặm Sơn Khê với tiếng
hát chị Thái Thanh, Nhớ Một Chiều Xuân với chị Lệ Thanh, Khúc Tình Ca Hàng Hàng
Lớp Lớp với anh Hùng Cường, Phiên Gác Đêm Xuân với Thanh Tuyền… Tôi có diễm
phúc được cộng tác với ông khi thu thanh những bài dân ca cùng với tam ca Đông
Phương trong băng Continental trước 75. Sau này, có nhiều lần hát nhạc của ông
và được ông khen hát rõ lời và có nhạc cảm.
Sau khi đi học tập cải tạo về, sức khỏe ông yếu nên ít xuất hiện trước đám
đông. Nếu ai có lòng đến thăm, ông rất vui mừng đón tiếp. Ông có người bạn đời
rất tuyệt là bà Nguyệt Thu. Bà lúc nào cũng ở bên cạnh ông, lo lắng cho ông từ
miếng ăn đến giấc ngủ. Tuổi già, ông sống trong cái nôi của hạnh phúc. Hôm tôi
bị cướp đánh trọng thương, ông ân cần thăm hỏi và bà Thu gửi quà biếu tôi, rất
dễ thương.
Tôi còn nhớ mãi, cách đây gần 20 năm trước, lúc tôi đang hát tại phòng trà Văn
Nghệ của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thạch ở Gia Định, chị Kim Cương đưa ông tới nghe
nhạc mà không báo trước vì muốn dành sự ngạc nhiên cho chúng tôi. Lúc anh chị
đến, tôi đang hát đến bài thứ hai. Dưới ánh đèn mờ mờ của phòng trà, tôi nhận
ra kỳ nữ Kim Cương và người đàn ông dong dỏng thanh thanh bên cạnh là nhạc sĩ Nguyễn
Văn Đông. Tôi ra hiệu cho ban nhạc kết thúc sớm ca khúc tôi đang hát và hát
tiếp bài Nhớ Một Chiều Xuân. Đây là bài hát mà chị Kim Cương rất yêu thích. Tôi
hát, ông nhắm mắt lắng nghe. Khi hát xong, tôi bước xuống sân khấu để chào ông
thì bắt gặp trong ánh mắt ấy, có chút gì đó thoáng buồn và rưng rưng. Tính ông
thầm lặng và sâu sắc lắm.
Người nghệ sĩ tài năng và đức độ như ông đã gieo vào lòng người hâm mộ một niềm
cảm mến và yêu thương. Cầu chúc cho ông sức khỏe để còn được vui với gia đình,
với con cháu và bạn bè thân thương.
HỒNG VÂN
LTS: Trọng Minh, tác
giả bộ sách Vẻ Vang Dân Việt và cũng là cây viết kỳ cựu của nhiều tờ báo ở miền
Nam thập niên 50-70, đầu tiên là năm 1956 - 1957 tờ Màn Ảnh Sân Khấu do Trần
Văn Trạch, Việt Định Phương thực hiện, sau đó là những tờ Kịch Ảnh (của Nguyễn
Ngọc Linh), Tầm Nguyên (Hoàng Phố, Nguyễn Ang Ca), Phụ Nữ Diễn Đàn (Hai Chiếu),
Saigon Mới (Bà Bút Trà), Phụ Nữ Ngày Mai (Sáu Khiết) và sau biến 1963, Ông cộng
tác với nhiều tờ khác như Lẽ Sống, Tiếng Vang, Hòa Bình, Tin Mới, Ngày Mới, Tia
Sáng, Độc Lập, Miền Nam (Trần Đình Thân).. Ông còn có sáng kiến mở ra mục Tiểu
Thuyết Bằng Hình rất ăn khách, điển hình bộ truyện Tình Và Máu, ông đã mời
Thanh Nga và Cao Thái cộng tác nên số bán của Phụ Nữ Diễn Đàn bán rất chạy ngày
đó.
Hiện nay, người ký giả 76 tuổi này đã ngừng viết, tuy nhiên với ân tình quý trọng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Ông đã nhận lời Trần Quốc Bảo ghi lại những giòng kỷ niệm một thời với tác giả Chiều Mưa Biên Giới. Mời bạn đọc..
Hiện nay, người ký giả 76 tuổi này đã ngừng viết, tuy nhiên với ân tình quý trọng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, Ông đã nhận lời Trần Quốc Bảo ghi lại những giòng kỷ niệm một thời với tác giả Chiều Mưa Biên Giới. Mời bạn đọc..
Nếu tôi
nhớ không sai thì lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là
tại rạp hát Hưng Đạo, Sài Gòn, trong thời gian Anh đang chuẩn bị tổ chức Đại
Nhạc Hội Vì Dân (?) lần đầu tiên, giữa lúc Anh đang hướng dẫn cho người hoạ sĩ
vẽ tấm biển quảng cáo được xem là lớn nhất thời bấy giờ, kéo từ trên nóc xuống
đến cửa rạp Hưng Đạo, vẽ hình Quái kiệt Trần văn Trạch đang trình bày Nhạc
phẩm Chiều Mưa Biên Giới, sáng tác của Anh tại nhà hàng ca nhạc
Moulin Rouge ở Paris, tạo được tiếng vang lớn cho nền âm nhạc Việt Nam trên
trường quốc tế. Ngoài tấm biển
quảng cáo vĩ đại treo trước rạp Hưng Đạo, tất cả các hình thức quảng bá cho một
chương trình Đại Nhạc Hội, từ bảng dựng ở các ngã tư đường, biểu ngữ hay trên
báo chí đều được tận dụng tối đa, nhưng đáng chú ý hơn hết, đây là lần đầu tiên
và cũng là lần duy nhất, vì từ sau đó cho đến nay vẫn chưa có chương trình Đại
Nhạc Hội nào dám dùng hình thức quảng cáo này, thả bươm bướm từ máy bay xuống
khắp thành phố.
Sau
lần gặp gỡ đó, hình như giữa Anh với tôi có duyên nợ sao đó nên thường xuyên
giao tiếp với nhau, chính nhờ vậy mà tôi được biết khá nhiều về Anh. Anh lập ra
hãng “băng nhạc” Continental và Sơn Ca không được bao lâu thì xẩy ra tình trạng
“khủng hoảng” ca sĩ, đó là lý do đã khiến Anh phải tìm kiếm và đào tạo những ca
sĩ mới. Anh đã đưa ra giải pháp, nghe các đài phát thanh địa phương để tuyển
chọn những giọng ca mà Anh xét thấy có triển vọng, khi nghe đài phát thanh Đà
Lạt, Anh đã kết giọng ca của Ca sĩ Thanh Tuyền và phái Nhạc sĩ Mạnh Phát bay
ngay lên Đà Lạt để tìm kiếm liên lạc với Thanh Tuyền, nhưng được biết Thanh
Tuyền lúc đó đang là nữ sinh và ở tuổi vị thành niên nên không có quyền quyết
định. Nhạc sĩ Mạnh Phát liên lạc về Sài Gòn xin thêm ý kiến của Nhạc sĩ Nguyễn
văn Đông, anh Đông đã chỉ thị cho Nhạc sĩ Mạnh Phát liên lạc với gia đình Thanh
Tuyền, và bằng mọi cách phải mời được Thanh Tuyền.
Sau
khi liên lạc được với gia đình Thanh Tuyền thì song thân Thanh Tuyền ra điều
kiện là khi Thanh Tuyền về Sài Gòn hãng “băng” phải bảo đảm an toàn cho Thanh
Tuyền, thế là Nhạc sĩ Mạnh Phát lại phải gánh thêm trách nhiệm về việc bảo vệ
cho Thanh Tuyền. Từ Đà Lạt, Thanh Tuyền được đưa về chung sống với vợ chồng
Nhạc sĩ Mạnh Phát - Ca sĩ Minh Diệu ở một con hẻm trên đường Công Lý, Sài Gòn.
Nhờ có thời gian ở nhà Nhạc sĩ Mạnh Phát, được sự chỉ bảo thêm về nhạc lý của
Nhạc sĩ Mạnh Phát và Ca sĩ Minh Diệu nên không bao lâu sau giọng hát của Thanh
Tuyền trở thành một giọng ca được nhiều người mến mộ và Thanh Tuyền trở thành
một trong những ca sĩ rất vững về nhạc lý.
Còn Giao Linh, sau khi nhận cô là học trò, nhạc sĩ Nguyễn văn Đông không chỉ
chú tâm vào việc hướng dẫn Giao Linh về nhạc, Anh còn tìm mọi cơ hội để quảng
bá tên tuổi của Giao Linh, tôi còn nhớ có lần Anh đã trực tiếp đưa Giao Linh
vào một quán ăn ở Phú Lâm để cùng chúng xuống thuyền chụp những tấm phim màu để
chọn in trên một số tuần báo.
Nói tóm lại tất cả những học trò của Anh đều được Anh quan tâm và tìm mọi cách
đưa đến đài danh vọng của nghệ thuật.
TRỌNG MINH
NHẠC SĨ NGUYỄN VĂN
ĐÔNG dưới cái nhìn của nhà báo, nhạc sĩ Trường Kỳ
Nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông trong thời gian mang cấp bậc đại tá
I - Cuộc đời binh nghiệp
Từ
gần 32 năm nay, chính xác hơn là từ sau biến cố tháng 4 năm 75, ông đã không
nhận trả lời bất cứ một cuộc phỏng vấn nào về cuộc đời và những họat động âm
nhạc của mình. Nhưng nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã đặc biệt dành cho người viết
trong vài chuyến về thăm Sài Gòn, những buổi nói chuyện thân mật diễn ra tại tư
gia của ông ở Phú Nhuận. Đó cũng là nơi vợ chồng người nhạc sĩ nổi tiếng này có
một cửa hàng bán bánh mì, thịt nguội với nhiều lọai kẹo bánh dưới tên Nhiên
Hương, rất quen thuộc với dân cư quanh vùng. Và đó cũng là nguồn thu nhập của
hai vợ chồng người nhạc sĩ năm nay 75 tuổi, từng giữ chức vụ Đại Tá trong quân
đội Việt Nam Công Hòa, hiện nay sống một cuộc sống bình lặng với những giây
phút hướng về quá khứ mà ông đã có dịp tâm sự với tác giả... Cũng được biết,
nhạc sĩ NguyễnVăn Đông đã nhận lời mời của trung tâm Thúy Nga để xuất hiện trên
một chương trình Paris By Night đặc biệt về ông, dự định thu hình ở Toronto vào
hạ tuần tháng 3 năm 2006. Đáng lẽ ông đã lên đường sang Hoa Kỳ và Canada
cách đây gần một năm, nhưng vào giờ chót chuyến đi của ông đã phải dời sang một
dịp khác. Rất có thể vào mùa xuân năm nay.
Có thể nói, trước năm 75, không ai không biết tới những nhạc phẩm với tác giả là Nguyễn Văn Đông như Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Mầu Nhớ, v.v... Trong một lần đến thăm ông, chúng tôi cũng có dịp gặp nữ ca sĩ Giao Linh là người đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hướng dẫn trên con đường ca nhạc cách đây trên 35 năm. Nhưng sự cách biệt về thời gian đã không khiến Giao Linh giảm bớt lòng quí mến và kính trọng người mà chị coi như thầy đã đóng góp không ít vào sự thành công của mình mà hiện nay sức khỏe củaông không được mấy khả quan. Thanh Tuyền cũng thế, được ông coi như một trong vài giọng hát thích hợp nhất với những sáng tác của mình. Tuy tuổi đời của ông có già đi, nhưng những tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn còn sống mãi với thời gian và luôn được mọi người yêu thích... Điển hình như nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới, được coi như nhạc phẩm đã đưa tên tuổi ông lên cao đã ra đời trong hòan cảnh được ông kể lại như sau:
Có thể nói, trước năm 75, không ai không biết tới những nhạc phẩm với tác giả là Nguyễn Văn Đông như Chiều Mưa Biên Giới, Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Mầu Nhớ, v.v... Trong một lần đến thăm ông, chúng tôi cũng có dịp gặp nữ ca sĩ Giao Linh là người đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông hướng dẫn trên con đường ca nhạc cách đây trên 35 năm. Nhưng sự cách biệt về thời gian đã không khiến Giao Linh giảm bớt lòng quí mến và kính trọng người mà chị coi như thầy đã đóng góp không ít vào sự thành công của mình mà hiện nay sức khỏe củaông không được mấy khả quan. Thanh Tuyền cũng thế, được ông coi như một trong vài giọng hát thích hợp nhất với những sáng tác của mình. Tuy tuổi đời của ông có già đi, nhưng những tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông vẫn còn sống mãi với thời gian và luôn được mọi người yêu thích... Điển hình như nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới, được coi như nhạc phẩm đã đưa tên tuổi ông lên cao đã ra đời trong hòan cảnh được ông kể lại như sau:
“Bản nhạc Chiều Mưa
Biên Giới được viết vào năm 1956. Khi ấy tôi là trung úy trưởng phòng
hành quân của chiến khu Đồng Tháp Mười là người có trách nhiệm đề ra những
phương án tác chiến. Lần đó tôi dẫn đầu một nhóm biệt kích bí mật đi điều
nghiên chiến trường dọc theo biên giới Miên-Việt và Đồng Tháp Mười. Trên đường
về, anh em chúng tôi lâm vào cảnh trời chiều gió lộng, mưa gào như vuốt mặt.
Giữa cánh đồng hoang vắng tiêu sơ, lối vào tiền đồn thì xa xôi,thoáng hiện
những nóc tháp canh mờ nhạt ở cuối chân trời. Và từng chập gió buốt kéo về như
muối sát vào thịt da. Từ trong cảnh ấy, tận đáy lòng mình đã nghe nẩy lên
những cung bậc rung cảm, những trường canh đầu tiên buồn bã cho bài Chiều Mưa
Biên Giới anh đi về đâu...”. Tuy được phổ biến trong chiến khu Đồng Tháp Mười,
nhưng phải đợi đến năm 1960,nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới mới được đài Phát
thanh Sài Gòn phổ biến, trong khi nhạc phẩm “Sắc Hoa Mầu Nhớ” sáng tác sau,
nhưng lại được phổ biến trước. Sau đó nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới” đã được
quái kiệt Trần Văn Trạch cất cao tiếng hát giữa thành phố Paris với một hợp
đồng thu thanh Pháp-Việt lần đầu tiên vào hãng đĩa của Pháp. Khi Trần Văn Trạch
qua Pháp, ông có nhờ nhiều nhạc sĩ danh tiềng ở Paris như Đan Trường, Nguyễn
Thông, v.v... giúp về việc dịch thuật từ lời Việt ra lời Pháp để trình bầy bằng
cả hai ngôn ngữ.
Ngoài Chiều Mưa Biên Giới, còn có rất nhiều nhạc phẩm khác của Nguyễn Văn Đông đã đi sâu vào tâm hồn người thưởng thức, trong hoàn cảnh một đất nước giao động bởi chiến tranh. Trong số đó phải kể đến Phiên Gác Đêm Xuân, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác trước cả Chiều Mưa Biên Giới, cũng tại chiến khu Đồng Tháp Mười. Đó là vào dịp Tết, ông ở lại tiền đồn với nguồn xúc cảm dâng cao khi nhớ về gia đình và những người thân yêu quây quần trong không khí ấm áp của những ngày xuân. Từ nguồn rung cảm đó đã nẩy sinh ra những nốt nhạc và lời ca diễn tả rất sát thực với tâm trạng của người lính chiến nơi tiền đồn xa xôi.
Ngoài Chiều Mưa Biên Giới, còn có rất nhiều nhạc phẩm khác của Nguyễn Văn Đông đã đi sâu vào tâm hồn người thưởng thức, trong hoàn cảnh một đất nước giao động bởi chiến tranh. Trong số đó phải kể đến Phiên Gác Đêm Xuân, được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông sáng tác trước cả Chiều Mưa Biên Giới, cũng tại chiến khu Đồng Tháp Mười. Đó là vào dịp Tết, ông ở lại tiền đồn với nguồn xúc cảm dâng cao khi nhớ về gia đình và những người thân yêu quây quần trong không khí ấm áp của những ngày xuân. Từ nguồn rung cảm đó đã nẩy sinh ra những nốt nhạc và lời ca diễn tả rất sát thực với tâm trạng của người lính chiến nơi tiền đồn xa xôi.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông sinh ngày 15 tháng 3năm 1932 tại quận Nhất, Sài Gòn. Nguyên quán ông bà,
cha mẹ ông ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Thuở nhỏ ông theo học trường Huỳnh
Khương Ninh ở Đa Kao. Khi đất nước gặp phải những biến động lớn lao vào năm
1945, gia đình ông bị liệt vào thành phần địa chủ, cường hào nên lâm vào cảnh
khuynh gia bại sản, gia đình ly tán. Do đo, tuổi thơ của ông là người con duy
nhất trong gia đình cũng bị vùi dập để cuốn theo thời cuộc lúc bấy giờ.
Trước khi theo học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh, nhờ gia đình khá giả nên ông đã được cho học ở nhà với thầy giáo riêng. Cho nên tuổi thơ của ông đến trường thì ít mà học ở nhà thì nhiều. Saukhi trường trung học mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông theo học là Hùynh Khương Ninh đóng cửa, ông tự ý xin gia nhập trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đây là trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam. Đó cũng là nơi đào tạo nhiều vị tướng lãnh tài ba của Quân Đội VNCH. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trải qua 5 năm ăn học ở ngôi trường này. Và chính tại đó ông đã được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp có thực tài. Đó là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp được cử về trường Thiếu Sinh Quân giảng dạy. Chính vậy mà nền văn hóa Tây Phương đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều. Trong thời gian ông theo học tại trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một thành viên của ban quân nhạc thiếu niên, khi mới lên 15 tuổi: ”Trường Thiếu Sinh Quân có riêng một đoàn quân nhạc trên 40 người có tầm vóc của người lớn, nhưng lại do chính những em thiếu sinh qưân chưa quá 16 tuổi đời cử hành nhạc và do một giáo sư nhạc trưởng người Pháp chỉ huy. Đòan quân nhạc của chúng tôi có những nhạc sĩ tí hon có mặt trong những buổi lễ duyệt binh, diễu hành quan trọng một cách đường hoàng như các đoàn quân nhạc chuyên nghiệp người lớn”.Với đoàn quân nhạc tí hon này, ông sử dụng nhiều nhạc khí như: trompette, clairon,trống, chập chả, v.v... Nhưng một cách chuyên nghiệp hơn là ông sử dụng đàn madoline và guitare Hawaiienne trong ban nhạc nhẹ của trường. Nhờ sống trong một môi trường âm nhạc sôi động như vậy trong trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã có dịp học sáng tác từ những giáo sư người Pháp. Kết quả là ông đã viết được những ca khúc đầu tiên ở tuổi 16 như Thiếu Sinh Quân Hành Khúc, Tạm Biệt Mùa Hè, v.v... Những nhạc phẩm này đã được nhà trường chấp thuận cho phổ biến và được rất nhiều bạn bè ưa thích. Ông cho biết cho đến nay tuy đã gần 60 năm sau, nhưng khi ông gặp lại một số bạn bè, những người này vẫn còn thuộc nằm lòng những ca khúc này và hát lại cho nhau nghe như những kỷ niệm khó quên của thời niên thiếu. Trong suốt 5 năm theo học ở trường Thiếu Sinh Quân, ông luôn luôn đoạt giải giọng ca hay nhất toàn trường. Nhưng sau một thời gian gia nhập quân đội, Bộ Quốc Phòng đã chính thức cấm ông không được xuất hiện hát trên sân khấu và các nơi công cộng vì các chức vụ do ông đảm nhiệm thời đó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho quân đội.
Sau khi ra trường Thiếu Sinh Quân, ông gia nhập trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tầu và tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy. Kế đó ông nắm chức vụ trung đội trưởng tại trường Võ Bị Đà Lạt và tốt nghiệp năm 1953. Qua năm 1954, ông về trường Chiến Thuật tại Hà Nội để giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng. Trong hai năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân Khu Đồng Tháp Mười trong chức vụ trung úy Trưởng Phòng Hành Quân. Cũng trong thời gian này, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Trưởng Phòng 3 của Chiến Khu Đồng Tháp Mười do Đại Tá Nguyễn Văn Là làm chỉ huy trưởng, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do Thiếu Tướng Dương Văn Minh chỉ huy. Ông không sao quên được một kỷ niệm có lần Tướng Minh đã đến bắt tay ông để tỏ lòng ngưỡng mộ tác giả của những ca khúc về đời lính chiến ngay tại mặt trận Chiến Khu Đồng Tháp. Và hình ảnh cái bắt tay này đã được in trên trang nhất của báo Chiến Sĩ Cộng Hoà. Đến năm 1957, ông theo học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu tại Hawaii. Và cũng trong thời gian này ông cho ra đời nhạc phẩm Nhớ Một Chiều Xuân. Cũngqua cuộc nói chuyện với người viết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông chọn binh nghiệp là nghề nghiệp chính. Mặc dù ông được học nhạc chính quy ở trường, nhưng âm nhạc chỉ là nghề tay trái.
Trước khi theo học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh, nhờ gia đình khá giả nên ông đã được cho học ở nhà với thầy giáo riêng. Cho nên tuổi thơ của ông đến trường thì ít mà học ở nhà thì nhiều. Saukhi trường trung học mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông theo học là Hùynh Khương Ninh đóng cửa, ông tự ý xin gia nhập trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đây là trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam. Đó cũng là nơi đào tạo nhiều vị tướng lãnh tài ba của Quân Đội VNCH. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trải qua 5 năm ăn học ở ngôi trường này. Và chính tại đó ông đã được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp có thực tài. Đó là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp được cử về trường Thiếu Sinh Quân giảng dạy. Chính vậy mà nền văn hóa Tây Phương đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều. Trong thời gian ông theo học tại trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một thành viên của ban quân nhạc thiếu niên, khi mới lên 15 tuổi: ”Trường Thiếu Sinh Quân có riêng một đoàn quân nhạc trên 40 người có tầm vóc của người lớn, nhưng lại do chính những em thiếu sinh qưân chưa quá 16 tuổi đời cử hành nhạc và do một giáo sư nhạc trưởng người Pháp chỉ huy. Đòan quân nhạc của chúng tôi có những nhạc sĩ tí hon có mặt trong những buổi lễ duyệt binh, diễu hành quan trọng một cách đường hoàng như các đoàn quân nhạc chuyên nghiệp người lớn”.Với đoàn quân nhạc tí hon này, ông sử dụng nhiều nhạc khí như: trompette, clairon,trống, chập chả, v.v... Nhưng một cách chuyên nghiệp hơn là ông sử dụng đàn madoline và guitare Hawaiienne trong ban nhạc nhẹ của trường. Nhờ sống trong một môi trường âm nhạc sôi động như vậy trong trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã có dịp học sáng tác từ những giáo sư người Pháp. Kết quả là ông đã viết được những ca khúc đầu tiên ở tuổi 16 như Thiếu Sinh Quân Hành Khúc, Tạm Biệt Mùa Hè, v.v... Những nhạc phẩm này đã được nhà trường chấp thuận cho phổ biến và được rất nhiều bạn bè ưa thích. Ông cho biết cho đến nay tuy đã gần 60 năm sau, nhưng khi ông gặp lại một số bạn bè, những người này vẫn còn thuộc nằm lòng những ca khúc này và hát lại cho nhau nghe như những kỷ niệm khó quên của thời niên thiếu. Trong suốt 5 năm theo học ở trường Thiếu Sinh Quân, ông luôn luôn đoạt giải giọng ca hay nhất toàn trường. Nhưng sau một thời gian gia nhập quân đội, Bộ Quốc Phòng đã chính thức cấm ông không được xuất hiện hát trên sân khấu và các nơi công cộng vì các chức vụ do ông đảm nhiệm thời đó có thể gây ảnh hưởng không tốt cho quân đội.
Sau khi ra trường Thiếu Sinh Quân, ông gia nhập trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tầu và tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy. Kế đó ông nắm chức vụ trung đội trưởng tại trường Võ Bị Đà Lạt và tốt nghiệp năm 1953. Qua năm 1954, ông về trường Chiến Thuật tại Hà Nội để giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng. Trong hai năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân Khu Đồng Tháp Mười trong chức vụ trung úy Trưởng Phòng Hành Quân. Cũng trong thời gian này, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Trưởng Phòng 3 của Chiến Khu Đồng Tháp Mười do Đại Tá Nguyễn Văn Là làm chỉ huy trưởng, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do Thiếu Tướng Dương Văn Minh chỉ huy. Ông không sao quên được một kỷ niệm có lần Tướng Minh đã đến bắt tay ông để tỏ lòng ngưỡng mộ tác giả của những ca khúc về đời lính chiến ngay tại mặt trận Chiến Khu Đồng Tháp. Và hình ảnh cái bắt tay này đã được in trên trang nhất của báo Chiến Sĩ Cộng Hoà. Đến năm 1957, ông theo học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu tại Hawaii. Và cũng trong thời gian này ông cho ra đời nhạc phẩm Nhớ Một Chiều Xuân. Cũngqua cuộc nói chuyện với người viết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông chọn binh nghiệp là nghề nghiệp chính. Mặc dù ông được học nhạc chính quy ở trường, nhưng âm nhạc chỉ là nghề tay trái.
Từ cấp bậc thiếu úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bước dần lên cấp bậc đại tá. Ông
từng được nhận huy chương cao quí nhất của Việt Nam Cộng Hòa là Bảo Quốc Huân
Chưong vào giữa thập niên 60. Sau biến cố tháng 4 năm 75, nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình trong tăm tối bằng 10 năm tù cải
tạo. Đúng như ông đã dự đoán cuộc đời thăng trầm của mình bằng 2 câu kết của
nhạc phẩm Chiều Mưa Biên Giới: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng thì đường
trần còn mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi”. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng nhấn
mạnh thêm là chưa bao giờ ông phục vụ ở Cục Chiến Tranh Chính Trị như nhiều
người lầm tưởng. Ông chỉ đích thực là một người lính tác chiến, rồi sau đó trở
thành sĩ quan tham mưu cao cấp của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.
Sau năm 75, đầu tiên
nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đi tù cải tao tại trại Suối Máu. Nhưng
không lâu sau, ông bị chuyển về nhà tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào
năm 1985. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông đã rất đau buồn vì không được
nhìn thấy mặt thân phụ lần cuối trong thời gian ông ở tù cải tạo. Trong khi đó
thân mẫu ông đã qua đời trước đó vào năm 1971. Sau khi được trả tự do vào
năm 1985, sức khỏe của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không được mấy khả quan đến từ
nhiều căn bệnh như đau bao tử, thấp khớp và nhất là cao huyết áp nên đã không
còn cảm thấy hứng thú trong việc sáng tác ngoài một số bài viết trong khoảng
hơn 30 năm nay. Nhưng bù lại, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông may mắn còn tìm được
nguồn an ủi và hạnh phúc bên người bạn đời, chung sống với ông từ năm 1970
khi chị Thu còn là một nhân viên của hãng đĩa Continental do ông làm giám đốc.
Lòng hy sinh, sự thông cảm cùng với tính quán xuyến và bươn chải của chị
đã khiến ông tìm lại được niềm hy vọng tưởng đã không còn tồn tại nơi ông. Đối
với ông đó chính là một người tình yêu dấu, như đề tựa một nhạc phẩm của ông
sáng tác sau này.
II – Cuộc đời âm nhạc
II – Cuộc đời âm nhạc
Về thời kỳ chính thức bước
vào con đường sáng tác của mình, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết đó cũng chính
là thời kỳ ông được xung thẳng vào đơn vị tác chiến trên những mặt trận tiền
tiêu, nóng bỏng. Thọat đầu, ông đóng ở vùng Tam Giác Sắt với những địa danh
quen thuôc Đức Hòa, Đức Huệ, v.v... Sau đó ông xin thuyên chuyển về phân khu
Đồng Tháp Mười và phục vụ ở đây trong những năm 55 và 56. Trong hai năm đó ông
đã có nhiều kỷ niệm khó quên, ngoài những cảm hứng dồi dào đến từ nhiều hoàn
cảnh, đặc biệt là hình ảnh những tái tạo ngôi tháp 10 tầng ở Đồng Tháp Mười.
Chính khung cảnh khói lửa chiến tranh vào sinh ra tử đã thôi thúc nhạc sĩ
Nguyễn Văn Đông hoàn thành những tác phẩm đầu tay, sáng tác ngay ngoài mặt trận
như bài Súng Đàn, Lên Đường, Vui Ra Đi, v.v... một thời được hát vang trong
chiến dịch Thoại Ngọc Hầu và trong Chiến Khu Đồng Tháp. Tuy nhiên vào thời kỳ này
tên tuổi ông chỉ được biết đến một cách rất hạn chế. Nhưng phải đến năm 1956
khi lần lượt những bản nhạc Phiên Gác Đêm Xuân, Sắc Hoa Mầu Nhớ, Chiều Mưa Biên
Giới và Mấy Dặm Sơn Khê ra đời thì tên tuổi Nguyễn Văn Đông mới được nhiều
người biết đến.
Một thời gian sau ông còn viết thêm nhiều bài về đời lính như Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Lá Thư Người Lính Chiến, v.v... Tuy tất cả những bài ca viết về đời lính chiến của Nguyễn Văn Đông đều đón nhận được sự mến mộ của mọi người, nhưng Chiều Mưa Biên Giới vẫn là bài để lại nơi ông nhiều kỷ niệm sâu xa trong cuộc đời sáng tác. Đặc biệt vào năm 1961, Bộ Thông Tin Sài Gòn đã ra lệnh cấm phổ biến nhạc phẩm này cùng với nhạc phẩm Mấy Dặm Sơn Khê bởi lý do phản chiến, đã gây cho ông nhiều khó khăn trong thời kỳ này. Trường hợp của ông đã được báo chí Sài Gòn thời bấy giờ khai thác rất nhiều, gây ra nhiều xúc động nơi quần chúng. Tuy nhiên đa số dư luận đã tỏ ra ủng hộ ông khiến sự khó khăn xẩy đến cho ông cũng vơi nhẹ đi được phần nào.
Song song với việc sáng tác nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng chú trọng đến việc tổ chức những chương trình văn nghệ có giá trị nghệ thuật trong việc khuyến khích mọi người về với cội nguồn Việt Nam khi ông đứng ra thành lập đoàn văn nghệ Vì Dân. Đây là một đoàn văn nghệ có tầm vóc, được sự hợp tác của rất nhiều tên tuổi trong giới nghệ sĩ thời đó như các thi, ca, nhạc sĩ Mạnh Phát, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Hoài Linh, Thu Hồ, Minh Kỳ, Quách Đàm. Thêm vào đó là những kịch sĩ lẫy lừng tên tuổi như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, Trang Thiên Kim, v.v... Đoàn văn nghệ Vì Dân đã một thời làm say mê giới yêu nghệ thuật qua các chương trình hoành tráng mang dấu ấn của Nguyễn Văn Đông.
Vào năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn là trưởng ban Tiếng Thời Gian của đài phát thanh Sài Gòn, qui tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Quách Đàm, Anh Ngọc, v.v... đã mang đến cho thính giả những sắc thái riêng biệt của người nhạc sĩ tài hoa. Năm sau ông còn là trưởng ban tổ chức đại hội thi đua văn nghệ toàn quốc. Năm sau, ông lãnh nhiệm vụ trưởng ban tổ chức Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Toàn Quốc ở cấp quốc gia. Ông cùng một số nghệ sĩ đã được phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu, đại diện cho Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm tưởng thưởng Huy Chương Vàng cho những hoạt động của mình.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không những chỉ là tác giả của những nhạc phẩm về đời lính trong vai trò của một người lính tác chiến, ông còn là tác giả của rất nhiều nhạc phẩm tình cảm như Khi Đã Yêu, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Thầm Kín, Đoạn Tuyệt, Xin Đừng Trách Anh, v.v... trong vai trò một người nghệ sĩ thuần túy... Qua nộidung những nhạc phẩm đó, khi được hỏi phải chăng nơi ông chất chứa một tâm hồn rất lãng mạn. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trả lời một cách không đắn đo, thêm vào đó là nhũng lời tâm sự chân thành của ông: “Không những lãng mạn mà còn phải nói là yếu đuối nữa! Có lẽ mình cầmsúng cũng là một điều hơi nghịch cảnh. Tại vì bắn một con chim cũng ngậm ngùi, làm sao bắn được người. Mình cầm cây súng mà mình bắn một con thú vật vì nhu cầu của mình. Giả tỷ bây giờ đóng đồn ở một miền biên giới thiếu lương thực, đi vô rừng săn một con thú. Nhưng bắn xong rồi thì buồn lắm, ăn mất ngon. Trong trường hợp đó thì sao mình giết người được". Để nhận biết được tính chất lãng mạn nơi ông, có thể lấy nhạc phẩm Khi Đã Yêu làm điển hình. Nhạc phẩm này được ông ký tên là Phượng Linh.
Một thời gian sau ông còn viết thêm nhiều bài về đời lính như Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Lá Thư Người Lính Chiến, v.v... Tuy tất cả những bài ca viết về đời lính chiến của Nguyễn Văn Đông đều đón nhận được sự mến mộ của mọi người, nhưng Chiều Mưa Biên Giới vẫn là bài để lại nơi ông nhiều kỷ niệm sâu xa trong cuộc đời sáng tác. Đặc biệt vào năm 1961, Bộ Thông Tin Sài Gòn đã ra lệnh cấm phổ biến nhạc phẩm này cùng với nhạc phẩm Mấy Dặm Sơn Khê bởi lý do phản chiến, đã gây cho ông nhiều khó khăn trong thời kỳ này. Trường hợp của ông đã được báo chí Sài Gòn thời bấy giờ khai thác rất nhiều, gây ra nhiều xúc động nơi quần chúng. Tuy nhiên đa số dư luận đã tỏ ra ủng hộ ông khiến sự khó khăn xẩy đến cho ông cũng vơi nhẹ đi được phần nào.
Song song với việc sáng tác nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng chú trọng đến việc tổ chức những chương trình văn nghệ có giá trị nghệ thuật trong việc khuyến khích mọi người về với cội nguồn Việt Nam khi ông đứng ra thành lập đoàn văn nghệ Vì Dân. Đây là một đoàn văn nghệ có tầm vóc, được sự hợp tác của rất nhiều tên tuổi trong giới nghệ sĩ thời đó như các thi, ca, nhạc sĩ Mạnh Phát, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Hoài Linh, Thu Hồ, Minh Kỳ, Quách Đàm. Thêm vào đó là những kịch sĩ lẫy lừng tên tuổi như Kim Cương, Vân Hùng, Ba Vân, Bảy Xê, Trần Văn Trạch, Trang Thiên Kim, v.v... Đoàn văn nghệ Vì Dân đã một thời làm say mê giới yêu nghệ thuật qua các chương trình hoành tráng mang dấu ấn của Nguyễn Văn Đông.
Vào năm 1958, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn là trưởng ban Tiếng Thời Gian của đài phát thanh Sài Gòn, qui tụ nhiều giọng ca nổi tiếng như Lệ Thanh, Hà Thanh, Minh Diệu, Khánh Ngọc, Mạnh Phát, Quách Đàm, Anh Ngọc, v.v... đã mang đến cho thính giả những sắc thái riêng biệt của người nhạc sĩ tài hoa. Năm sau ông còn là trưởng ban tổ chức đại hội thi đua văn nghệ toàn quốc. Năm sau, ông lãnh nhiệm vụ trưởng ban tổ chức Đại Hội Thi Đua Văn Nghệ Toàn Quốc ở cấp quốc gia. Ông cùng một số nghệ sĩ đã được phu nhân của cố vấn Ngô Đình Nhu, đại diện cho Tổng Thống VNCH Ngô Đình Diệm tưởng thưởng Huy Chương Vàng cho những hoạt động của mình.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không những chỉ là tác giả của những nhạc phẩm về đời lính trong vai trò của một người lính tác chiến, ông còn là tác giả của rất nhiều nhạc phẩm tình cảm như Khi Đã Yêu, Bóng Nhỏ Giáo Đường, Thầm Kín, Đoạn Tuyệt, Xin Đừng Trách Anh, v.v... trong vai trò một người nghệ sĩ thuần túy... Qua nộidung những nhạc phẩm đó, khi được hỏi phải chăng nơi ông chất chứa một tâm hồn rất lãng mạn. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trả lời một cách không đắn đo, thêm vào đó là nhũng lời tâm sự chân thành của ông: “Không những lãng mạn mà còn phải nói là yếu đuối nữa! Có lẽ mình cầmsúng cũng là một điều hơi nghịch cảnh. Tại vì bắn một con chim cũng ngậm ngùi, làm sao bắn được người. Mình cầm cây súng mà mình bắn một con thú vật vì nhu cầu của mình. Giả tỷ bây giờ đóng đồn ở một miền biên giới thiếu lương thực, đi vô rừng săn một con thú. Nhưng bắn xong rồi thì buồn lắm, ăn mất ngon. Trong trường hợp đó thì sao mình giết người được". Để nhận biết được tính chất lãng mạn nơi ông, có thể lấy nhạc phẩm Khi Đã Yêu làm điển hình. Nhạc phẩm này được ông ký tên là Phượng Linh.
Cách
đây không lâu khi đài VOA tức đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phát thanh chương trình
“Nghệ Sĩ và Đời Sống” do tác giả bài viết này thực hiện cho nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông, đã có một thính giả ký tên là P.L. gửi một email đến người thực hiện cho
biết Khi Đã Yêu chính là do vị thính giả này sáng tác và yêu cầu được đính
chính. Ngay sau đó, người viết liên lạc với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để trình
bày sự việc. Ông đã xác nhận Khi Đã Yêu do chính ông là tác giả. Ngoài ra nhạc
sĩ Nguyễn Văn Đông còn gửi e-mail kèm theo “Quyết Định Của Cục Nghệ Thuật Biểu
Diễn” thuộc Bộ Văn Hóa Thông Tin của Việt Nam đề ngày 18 tháng 10 tại Hà Nội,
trong đó có quyết định nguyên văn như sau: “... Điều 1 - Cho phép phổ biến trên
toàn quốc 05 ca khúc của ông Nguyễn Văn Đông gồm: 1-Bài Ca Hạnh Phúc 2-Thầm Kín
3-Khi Đã Yêu 4-BôngHồng Cài Áo 5-Đồng Tháp Duyên Gì. Điều 2 - Cục Nghệ Thuật
Biểu Diễn, Nhà Xuất Bản Âm Nhạc và ông Nguyễn Văn Đông chịu trách nhiệm thi
hành quyết định này”. Như vậy sự việc liên quan đến nhạc phẩm Khi Đã Yêu đã
được sáng tỏ.
Ngoài cuộc đời binh nghiệp và những hoạt động nghệ thuật cộng với công việc sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn đứng ra điều hành hai hãng đĩa nhạc và băng nhạc nổi tiếng vào những năm đầu thập niên 60. Ông là giám đốc của hai hãng đĩa nhạc uy tín thời đó là Sơn Ca và Continental. Với hãng sau, ông là đồng giám đốc với một người bạn đã qua đời. Hai hãng đĩa này đã thực hiện hàng trăm chương trình ca nhạc và hàng chục vở tuồng cải lương kinh điển của miền Nam. Với hãng Sơn Ca, ông đã là người tiên phong thực hiện những albums riêng cho từng ca sĩ, như Sơn Ca 7 cho Khánh Ly, Sơn Ca 9 cho Lệ Thu, Sơn Ca 10 cho Thái Thanh và nhiều albums riêng cho Trịnh Công Sơn, Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, v.v... đã khiến cho những tên tuổi này trở nên sáng chói trong những thập niên 60 và 70 tại Việt Nam. Ngoài tên chính và cũng là nghệ danh của mình là Nguyễn Văn Đông, người nghệ sĩ tài hoa này còn sử dụng nhiều nghệ danh khác như Phượng Linh, Vì Dân, Phương Hà Đông, Phương Tử mà ít người biết ký tên trên một loạt những nhạc phẩm tình cảm trẻ trung như Khi Đã Yêu, Niềm Đau Dĩ Vãng, Thầm Kín, Dạ Sầu, v.v... Riêng với bút hiệu Đông Phương Tử, ông đã soạn 6 câu vọng cổ, đã sáng tác nhạc nền và đồng thời làm đạo diễn cho trên 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam như Nửa Đời Hương Phấn, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Đoạn Tuyệt, Mưa Rừng, v.v... Nhưng sau năm 75, ông gần như ngưng hẳn sáng tác với việc cho ra đời vỏn vẹn vài nhạc phẩm trong những năm gần đây. Tổng cộng tất cả ông đã hoàn thành được khoảng 100 nhạc phẩm, kể từ sáng tác đầu tay... Hiện nay mới chỉ có một số tác phẩm của ông đã được phép phổ biến tại Việt Nam, tổng cộng trên 20 bài. Nhưng ông hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp theo năm tháng. Ngoài 5 bài đã nhắc tới ở trên được phép phổ biến, còn những bài khác như Nhớ Một Chiều Xuân, Thầm Kín, Đom Đóm, Khúc Xuân Ca, Núi Và Gió, Dạ Sầu, Vô Thường, Về Mái Nhà Xưa, Trái Tim Việt Nam, Hải Ngọai Thương Ca, v.v... Riêng nhạc phẩm Hải Ngoại Thương Ca đã mang đến cho ông một niềm vui như lời kể: “Năm 2004 bài Hải Ngoại Thương Ca được đưa ra ngoài Hà Nội duyệt. Thì ngoài Hà Nội mới hỏi tôi: Có phải bài Hải Ngoại Thương Ca này mới viết không mà sao nó sát với đề tài của thời cuộc này quá vậy? Nó hay đấy. Đấy là lời của mộtvị lãnh đạo của cục Văn Hóa Nghệ Thuật”. Thật ra nhạc phẩm này đã được nhạcsĩ Nguyễn Văn Đông viết từ năm 1963, trong hoàn cảnh như ông kể: “Trước đó có một cuộc binh biến vào năm 1960. Ông Nguyễn Chánh Thi dấy lên một cuộc binh biến đảo chánh. Nhưng cuộc binh biến đó thất bại. Cho nên tòan thể sĩ quan tham gia trong cuộc đảo chánh năm 1960 của Nguyễn Chánh Thi bay ra ngoại quốc. Đến năm 1963, có một cuộc đảo chánh lần thứ nhì khiến chế độ của ông Ngô Đình Diệm bị suy sụp... Lúc đó mọi người lên tiếng kêu gọi những anh em ly tán sau cuộc đảo chánh lần thứ nhất đang ở ngọai quốc trở về. Lúc đó tôi thấy một số bạn bè của tôi vẫn còn do dự chưa muốn trở về. Điều này nó thôi thúc tôi viết bài Hải Ngoại Thương Ca, có ý nói bây giờ trong nước cũng vui vẻ...”.
Ngoài cuộc đời binh nghiệp và những hoạt động nghệ thuật cộng với công việc sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông còn đứng ra điều hành hai hãng đĩa nhạc và băng nhạc nổi tiếng vào những năm đầu thập niên 60. Ông là giám đốc của hai hãng đĩa nhạc uy tín thời đó là Sơn Ca và Continental. Với hãng sau, ông là đồng giám đốc với một người bạn đã qua đời. Hai hãng đĩa này đã thực hiện hàng trăm chương trình ca nhạc và hàng chục vở tuồng cải lương kinh điển của miền Nam. Với hãng Sơn Ca, ông đã là người tiên phong thực hiện những albums riêng cho từng ca sĩ, như Sơn Ca 7 cho Khánh Ly, Sơn Ca 9 cho Lệ Thu, Sơn Ca 10 cho Thái Thanh và nhiều albums riêng cho Trịnh Công Sơn, Phương Dung, Thanh Tuyền, Giao Linh, v.v... đã khiến cho những tên tuổi này trở nên sáng chói trong những thập niên 60 và 70 tại Việt Nam. Ngoài tên chính và cũng là nghệ danh của mình là Nguyễn Văn Đông, người nghệ sĩ tài hoa này còn sử dụng nhiều nghệ danh khác như Phượng Linh, Vì Dân, Phương Hà Đông, Phương Tử mà ít người biết ký tên trên một loạt những nhạc phẩm tình cảm trẻ trung như Khi Đã Yêu, Niềm Đau Dĩ Vãng, Thầm Kín, Dạ Sầu, v.v... Riêng với bút hiệu Đông Phương Tử, ông đã soạn 6 câu vọng cổ, đã sáng tác nhạc nền và đồng thời làm đạo diễn cho trên 50 vở tuồng cải lương nổi tiếng ở miền Nam như Nửa Đời Hương Phấn, Tiếng Hạc Trong Trăng, Sân Khấu Về Khuya, Đoạn Tuyệt, Mưa Rừng, v.v... Nhưng sau năm 75, ông gần như ngưng hẳn sáng tác với việc cho ra đời vỏn vẹn vài nhạc phẩm trong những năm gần đây. Tổng cộng tất cả ông đã hoàn thành được khoảng 100 nhạc phẩm, kể từ sáng tác đầu tay... Hiện nay mới chỉ có một số tác phẩm của ông đã được phép phổ biến tại Việt Nam, tổng cộng trên 20 bài. Nhưng ông hy vọng mọi việc sẽ tốt đẹp theo năm tháng. Ngoài 5 bài đã nhắc tới ở trên được phép phổ biến, còn những bài khác như Nhớ Một Chiều Xuân, Thầm Kín, Đom Đóm, Khúc Xuân Ca, Núi Và Gió, Dạ Sầu, Vô Thường, Về Mái Nhà Xưa, Trái Tim Việt Nam, Hải Ngọai Thương Ca, v.v... Riêng nhạc phẩm Hải Ngoại Thương Ca đã mang đến cho ông một niềm vui như lời kể: “Năm 2004 bài Hải Ngoại Thương Ca được đưa ra ngoài Hà Nội duyệt. Thì ngoài Hà Nội mới hỏi tôi: Có phải bài Hải Ngoại Thương Ca này mới viết không mà sao nó sát với đề tài của thời cuộc này quá vậy? Nó hay đấy. Đấy là lời của mộtvị lãnh đạo của cục Văn Hóa Nghệ Thuật”. Thật ra nhạc phẩm này đã được nhạcsĩ Nguyễn Văn Đông viết từ năm 1963, trong hoàn cảnh như ông kể: “Trước đó có một cuộc binh biến vào năm 1960. Ông Nguyễn Chánh Thi dấy lên một cuộc binh biến đảo chánh. Nhưng cuộc binh biến đó thất bại. Cho nên tòan thể sĩ quan tham gia trong cuộc đảo chánh năm 1960 của Nguyễn Chánh Thi bay ra ngoại quốc. Đến năm 1963, có một cuộc đảo chánh lần thứ nhì khiến chế độ của ông Ngô Đình Diệm bị suy sụp... Lúc đó mọi người lên tiếng kêu gọi những anh em ly tán sau cuộc đảo chánh lần thứ nhất đang ở ngọai quốc trở về. Lúc đó tôi thấy một số bạn bè của tôi vẫn còn do dự chưa muốn trở về. Điều này nó thôi thúc tôi viết bài Hải Ngoại Thương Ca, có ý nói bây giờ trong nước cũng vui vẻ...”.
Bây giờ cuộc đời binh
nghiệp của ông đã chấm dứt từ lâu. Cuộc đời âm nhạc của ông đang ở vào giai
đoạn cuối cùng, gần như không còn mấy hứng khởi. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông tâm sự
là ông chỉ tiếc có một điều là đời người quá ngắn ngủi mà ông lại phải phí phạm
một thời gian quá dài ngồi bó gối, bất lực. Nhưng dù sao, nhạc sĩ Nguyễn Văn
Đông cũng là một người tin tưởng tuyệt đối ở số mệnh, nhất là ông đang ở trong
một số tuổi cao. Và tuy rằng cuộc đời của ông có nhiều điều bi quan như ông tâm
sự, nhưng hiện nay ông chỉ biết phó thác cuộc đời mình cho định mệnh đẩy đưa
trong một cuộc sống êm đềm và rất hạnh phúc bên người vợ hiền yêu dấu của ông.
Và ông biết, đó chính là một sự bù đắp cho những mất mát của mình để rồi coi
cuộc đời này như một chốn vô thường, cũng là tựa đề một nhạc phẩm của ông...
Trường Kỳ
Nhạc sĩ Trần Văn Trạch
có công đưa bài hát Chiều Mưa Biên Giới bay xa nơi quê người những năm đầu thập
niên 60
Hàng đứng từ trái:
Linh Phương, Ngọc, Phương Hồng Quế, Michael và hàng ngồi từ trái: Trang Thanh
Lan, Thu Thủy, Anh Hải Triều, Kiều Loan, Phượng Khanh (ảnh TQB)
“Đường xa mang theo bao nhiêu tình ý”.. Lời hát ngày xưa của Trần Thiện Thanh
đã viết trong ca khúc Không Ngăn Cách Đâu Em không chỉ dành cho tình yêu, mà
còn cả trong tình bạn.. Con đường freeway 5 South dài thăm thẳm giữa cái nắng
chói chang tháng 3 vẫn không cản nổi lòng mong gặp gỡ của nhóm bạn ngày cũ như
Phương Hồng Quế, Trang Thanh Lan, Phượng Khanh, Linh Phương, Thu Thủy cùng 3
người em Michael, Ngọc, Bảo.. Trước đây, thỉnh thoảng, chị còn từ San Diego ghé
lên Quận Cam thăm mọi người, ghé Bleu Club thứ năm gặp Trần Quốc Bảo và tháng 3
năm 2013 dù người không khỏe nhưng vẫn cùng chồng lên tham dự tiệc sinh nhật ca
sĩ Phượng Linh để gặp hết mọi người..
Kể từ năm
ngoái, sức khỏe chị Kiều Loan yếu dần.. Mỗi tuần phải đi lọc máu 3 ngày thứ
hai, thứ tư, thứ sáu.. Mỗi lần lọc máu xong, về nhà là choáng váng mặt mày.
Người phụ nữ tuổi 71 này giờ đây đã không còn như cái thời làm mưa gió ở những
sân khấu Đại Nam, La Cigale, Hòa Bình, Bồng Lai, Văn Cảnh, Olympia.. Lại càng
không phải là cái hình ảnh Kiều Loan áo tắm 2 mảnh rất sexy thuở nào được chọn
làm hình bìa tuần báo Tâm Tình số 37 (phát hành năm 1972 ở Saigon) mà tôi còn
lưu giữ và đã tặng chị làm quà.. Tiếng hát“Nếu Một Ngày” đó, trước mặt chúng
tôi, buổi trưa Chủ Nhật ngày 8 tháng 3, mỗi bước đi rất chông chênh, như sóng
dật dờ.. chỉ còn duy nhất nụ cười và những câu chuyện tiếu lâm góp vui với bạn
bè, mới là Kiều Loan một thuở..
Và trong phút giây hội ngộ này, tôi mới hiểu, tại sao những người bạn già thích ngồi lại với nhau để nói về những chuyện xưa.. Chỉ có những phút đó, người ta mới thấy tâm hồn mình trẻ lại.. Cái con số tuổi 70, 71 của năm tháng bỗng chốc đã nhạt nhòa, và ta chợt thấy ta, mãi như trăng mười sáu thuở nào.. Đó là những ngày Kiều Loan hát chung với Phượng Khanh ở Tour D’Ivoire, Hawaii những năm 1971 với ban nhạc Khánh Băng – Phùng Trọng, còn Thu Thủy thì hát chung với Kiều Loan ở La Cigale.. Riêng Linh Phương một thuở Tam Ca Mây Hồng và Phương Hồng Quế có biết bao nhiêu kỷ niệm với Kiều Loan thời hát ở Đại Nam, Bồng Lai và Văn Cảnh.. Những ngày đó, đã là 45 cuốn lịch xé qua rồi.. mà vẫn như cơn gió thoảng vừa bay..
Ngồi chơi với anh chị gần 2 tiếng, mọi người đến lúc phải ra về.. Lại quyến luyến, lại bùi ngùi.. khi thấy bước chân Kiều Loan lao chao tiễn chân nhau mà muốn ngã.. Xe đã phóng đi, tôi nhìn lại phía sau lưng, thấy bóng người còn đứng đó.. có lẽ chị đang muốn giữ mãi trong ánh mắt mình, hình ảnh một buổi chiều thật tuyệt vời mà những người thương đã dành cho chị.
Và trong phút giây hội ngộ này, tôi mới hiểu, tại sao những người bạn già thích ngồi lại với nhau để nói về những chuyện xưa.. Chỉ có những phút đó, người ta mới thấy tâm hồn mình trẻ lại.. Cái con số tuổi 70, 71 của năm tháng bỗng chốc đã nhạt nhòa, và ta chợt thấy ta, mãi như trăng mười sáu thuở nào.. Đó là những ngày Kiều Loan hát chung với Phượng Khanh ở Tour D’Ivoire, Hawaii những năm 1971 với ban nhạc Khánh Băng – Phùng Trọng, còn Thu Thủy thì hát chung với Kiều Loan ở La Cigale.. Riêng Linh Phương một thuở Tam Ca Mây Hồng và Phương Hồng Quế có biết bao nhiêu kỷ niệm với Kiều Loan thời hát ở Đại Nam, Bồng Lai và Văn Cảnh.. Những ngày đó, đã là 45 cuốn lịch xé qua rồi.. mà vẫn như cơn gió thoảng vừa bay..
Ngồi chơi với anh chị gần 2 tiếng, mọi người đến lúc phải ra về.. Lại quyến luyến, lại bùi ngùi.. khi thấy bước chân Kiều Loan lao chao tiễn chân nhau mà muốn ngã.. Xe đã phóng đi, tôi nhìn lại phía sau lưng, thấy bóng người còn đứng đó.. có lẽ chị đang muốn giữ mãi trong ánh mắt mình, hình ảnh một buổi chiều thật tuyệt vời mà những người thương đã dành cho chị.
TRẦN QUỐC BẢO
Anh chị Hải Triều -
Kiều Loan
Từ trái: Kiều Loan,
Thu Thủy, TQB, Phượng Khanh
Khoảng cách và không gian dù xa xăm nhưng vẫn không cản được những bước chân tình bạn tìm đến nhau.
Từ trái: Michael,
Phương Hồng Quế, Ông Thụy Như Ngọc, A Hải Triều, Kiều Loan, Trang Thanh Lan,
Phượng Khanh
Thủ quân Hồ Thanh Cang
giơ cao chiếc cúp vô địch sau khi đội Việt Nam hạ Nam Dương 2-0 trận chung kết
ngày 10 tháng 11 giải Quốc Khánh năm 1974 (Ảnh Hồ Đắc Huân cung cấp)
Đáng lý tờ báo Thế Giới Nghệ
Sĩ số 5 và Việt Tide đã đem in, nhưng vì chuyến bay Delta 883 chở vợ chồng danh
thủ túc cầu Hồ Thanh Cang dự định từ Los Angeles tới Florida lúc 6g sáng thứ tư
ngày 11 tháng 3 bị “delay” trễ lại 9 tiếng đồng hồ cho nên Quang Đức Vĩnh muốn
có những tấm ảnh này để gửi 2 tờ báo, Anh phải ngồi chờ cho đến gần 6g chiều
thứ tư 11/3 (giờ Cali) mới nhận được.
Sau gần 40 năm xa cách một số thân hữu,khán giả, fans từng hâm mộ, Hồ Thanh Cang đã cùng vợ bay sang Mỹ thăm cô con gái và những người thân của mình sau nhiều năm xa cách.
Hồ Thanh Cang sinh ngày 28 tháng 12 năm 1943 tại Tây Ninh. Anh là người em thứ ba trong đại gia đình thể thao được mệnh danh là gia đình bóng tròn. Người anh cả là Hồ Thanh Hưng ( tự Cải) từng là cầu thủ của đội cựu vô địch Quan Thuế và đội Quân Cụ. Người anh kế là Hồ Thanh Chinh được xem là con thần mã của điền kinh và đôi bàn tay nhựa xuất sắc của bóng tròn. Người em kế của Anh là Hồ Thanh Đức từng là cầu thủ của đội Bưu Điện và người em út là Hồ Thanh Dũng sau này là cầu thủ của đội Hải Quan, Ngoài ra, Hồ Thanh Cang còn có 3 người em là Hồ Thanh Ngọc, Hồ Thanh Xuân và Hồ Thị Kim Chi hiện định cư tại Florida.
Tháng 12 năm 1964, Hồ Thanh Cang gia nhập đội bóng Không Quân, đội bóng có tiếng tăm ở hạng danh dự. Năm 1967, Hồ Thanh Cang được tuyển vào đội tuyển quốc gia tham dự giải Merdeka tai Mã Lai đá giao hữu tại Tân Gia Ba. Cũng trong năm này, Anh theo đội tuyển VN tham dự giải Seap Game tại Thái Lan và đoạt huy chương bạc và sau đó đi Nhật Bản dự giải tiền thế vận. Năm 1968, Anh có chân trong đội tuyển Quân Đội sang Đại Hàn tranh giải vô địch Quân Đội và sang Mã Lai dự giải Merdeka. Nam 1969 cùng đội tuyển VN sang Rangoon (Burma) dự giải Đông Nam Á Vận Hội. Năm 1971 lại sang Mã Lai dự giải Đông Nam Á Vận Hội (VN đoạt huy chương đồng). Năm 1973 là năm rất bận rộn đối với Hồ Thanh Cang. Anh đi Đại Hàn dự giải vòng loại thế giới, dự giải Merdeka tại Mã Lai, dự giải Seap Game tai Singapore (VN huy chương bạc), Giải King’s Cup của Thái Lan và giải Quốc Khánh tại VN.
Tháng 3 năm 1974, Anh cùng Đội tuyển VN lên đường sang Indonesia tham dự giải bóng tròn Marah Halim Cup được tổ chức tại Medan thủ phủ của Sumatra với 11 đội tham dự.
Tháng 4-1974, nhận lời mời của Tổng Cuộc Túc Cầu Khmer, Hồ Thanh Cang và Đội tuyển VN lên đường sang Phnom Penh đấu giao hữu. Ngày 18 tháng 4 năm 1974, trước 30 ngàn khán giả trên sân Phnom Penh, đội tuyển Việt Nam hòa với đội Khmer 1-1.
Sau gần 40 năm xa cách một số thân hữu,khán giả, fans từng hâm mộ, Hồ Thanh Cang đã cùng vợ bay sang Mỹ thăm cô con gái và những người thân của mình sau nhiều năm xa cách.
Hồ Thanh Cang sinh ngày 28 tháng 12 năm 1943 tại Tây Ninh. Anh là người em thứ ba trong đại gia đình thể thao được mệnh danh là gia đình bóng tròn. Người anh cả là Hồ Thanh Hưng ( tự Cải) từng là cầu thủ của đội cựu vô địch Quan Thuế và đội Quân Cụ. Người anh kế là Hồ Thanh Chinh được xem là con thần mã của điền kinh và đôi bàn tay nhựa xuất sắc của bóng tròn. Người em kế của Anh là Hồ Thanh Đức từng là cầu thủ của đội Bưu Điện và người em út là Hồ Thanh Dũng sau này là cầu thủ của đội Hải Quan, Ngoài ra, Hồ Thanh Cang còn có 3 người em là Hồ Thanh Ngọc, Hồ Thanh Xuân và Hồ Thị Kim Chi hiện định cư tại Florida.
Tháng 12 năm 1964, Hồ Thanh Cang gia nhập đội bóng Không Quân, đội bóng có tiếng tăm ở hạng danh dự. Năm 1967, Hồ Thanh Cang được tuyển vào đội tuyển quốc gia tham dự giải Merdeka tai Mã Lai đá giao hữu tại Tân Gia Ba. Cũng trong năm này, Anh theo đội tuyển VN tham dự giải Seap Game tại Thái Lan và đoạt huy chương bạc và sau đó đi Nhật Bản dự giải tiền thế vận. Năm 1968, Anh có chân trong đội tuyển Quân Đội sang Đại Hàn tranh giải vô địch Quân Đội và sang Mã Lai dự giải Merdeka. Nam 1969 cùng đội tuyển VN sang Rangoon (Burma) dự giải Đông Nam Á Vận Hội. Năm 1971 lại sang Mã Lai dự giải Đông Nam Á Vận Hội (VN đoạt huy chương đồng). Năm 1973 là năm rất bận rộn đối với Hồ Thanh Cang. Anh đi Đại Hàn dự giải vòng loại thế giới, dự giải Merdeka tại Mã Lai, dự giải Seap Game tai Singapore (VN huy chương bạc), Giải King’s Cup của Thái Lan và giải Quốc Khánh tại VN.
Tháng 3 năm 1974, Anh cùng Đội tuyển VN lên đường sang Indonesia tham dự giải bóng tròn Marah Halim Cup được tổ chức tại Medan thủ phủ của Sumatra với 11 đội tham dự.
Tháng 4-1974, nhận lời mời của Tổng Cuộc Túc Cầu Khmer, Hồ Thanh Cang và Đội tuyển VN lên đường sang Phnom Penh đấu giao hữu. Ngày 18 tháng 4 năm 1974, trước 30 ngàn khán giả trên sân Phnom Penh, đội tuyển Việt Nam hòa với đội Khmer 1-1.
Ngày 1-11-1974,
Việt Nam khai mạc giải Quốc Khánh có 7 nước tham dự gồm Nam Dương, Lào, Trung
Hoa Quốc Gia, Mã Lai, Khmer, Thái Lan, Việt Nam.. Trong trận chung kết
với Nam Dương, Hồ Thanh Cang đã khẳng định đẳng cấp quốc tế của Anh khi tung
người lên không đá quả “sát thủ” vào lưới Nam Dương ghi tỷ số đầu tiên cho VN.
4 tháng sau
ngày 30 tháng 4 Hồ Thanh Cang cùng 2 người Anh Hồ Thanh Hưng và Hồ Thanh Chinh
có mặt trong đội cầu Hải Quan đấu giao hữu với đội Ngân Hàng (gồm một số cầu
thủ lừng danh một thời ở Saigon).
Mùa hè năm 1976,
đội Hải Quan với Hồ Thanh Chinh, Hồ Thanh Cang, Cù Sinh hợp cùng một số cầu thủ
trẻ đón tiếp đội cầu Tổng Cục Đường Sắt của miền Bắc và đội Hải Quan đã thắng
2-1 do công của Cù Sinh và Hồ Thanh Cang. Hồ ThanhCang lập gia đình cùng chị
Nguyễn Thị Hoa vào năm 1972. Anh chỉ có 2 người con. Trưởng nữ là Hồ Thị Thùy
Hương năm nay 36 tuổi. Thứ nam là Hồ Thanh Sơn năm nay 34 tuổi.
Hiện
nay Anh là Chủ Tịch Hội Cựu Cầu Thủ Bóng Tròn Sàigòn, phó chủ tịch là cựu tuyển
thủ Dương Văn Thà và tổng thư ký là ký giả Hồ Nguyễn. Hội quy tụ rất đông anh
em cầu thủ, thường xuyên tổ chức những trận cầu giao hữu và hàng năm tổ chức
gây quỹ Cây Mùa Xuân để có phương tiện giúp những cầu thủ cần sự giúp đỡ. Đó là
việc làm rất đáng khen ngợi.
Thay mặt toàn thể cầu thủ và khán giả hâm mộ túc cầu ở hải ngoại xin gửi lời chúc mừng Anh chị Hồ Thanh Cang đã đặt chân đến Hoa Kỳ. Hy vọng những tháng ngày anh chị đến Mỹ thăm con gái sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp trong chuyến đi này.
Theo tin từ trung phong Quang ĐứcVĩnh cho biết, vợ chồng cầu thủ Hồ Thanh Cang sẽ ở lại Hoa Kỳ đến ngày 8 tháng 9 năm 2015 mới trở về lại VN. Thân hữu và khán giả hâm mộ có thể liên lạc với anh tại số điện thoại (407)973-2829 hoặc email huong8177@yahoo.com
Thay mặt toàn thể cầu thủ và khán giả hâm mộ túc cầu ở hải ngoại xin gửi lời chúc mừng Anh chị Hồ Thanh Cang đã đặt chân đến Hoa Kỳ. Hy vọng những tháng ngày anh chị đến Mỹ thăm con gái sẽ có nhiều kỷ niệm đẹp trong chuyến đi này.
Theo tin từ trung phong Quang ĐứcVĩnh cho biết, vợ chồng cầu thủ Hồ Thanh Cang sẽ ở lại Hoa Kỳ đến ngày 8 tháng 9 năm 2015 mới trở về lại VN. Thân hữu và khán giả hâm mộ có thể liên lạc với anh tại số điện thoại (407)973-2829 hoặc email huong8177@yahoo.com
TRẦN
QUỐC BẢO
Gia đình và thân hữu
ra tận phi trường Orlando chào đón vợ chồng tuyển thủ Hồ Thanh Cang vừa đặt
chân đến Mỹ thăm cô con gái vào tối ngày thứ tư 11 tháng 3 năm 2015 (ảnh do Hồ
Thị Thùy Hương tặng)
Gia đình và thân hữu
ra tận phi trường Orlando chào đón vợ chồng tuyển thủ Hồ Thanh Cang vừa đặt
chân đến Mỹ thăm cô con gái vào tối ngày thứ tư 11 tháng 3 năm 2015 (ảnh do Hồ
Thị Thùy Hương tặng)
Gia đình và thân hữu
ra tận phi trường Orlando chào đón vợ chồng tuyển thủ Hồ Thanh Cang vừa đặt
chân đến Mỹ thăm cô con gái vào tối ngày thứ tư 11 tháng 3 năm 2015 (ảnh do Hồ
Thị Thùy Hương tặng)
THỦ MÔN LÊ VĂN LIỂNG
ĐÃ TỪ TRẦN
Theo
tin mới nhận được, thủ môn Lê Văn Liểng đã từ trần vào ngày 9 tháng 3 năm 2015
tại thành phố San Diego. Hưởng thọ 81 tuổi.
Thủ
môn Lê Văn Liểng trước giữ gôn cho đội Bảo An (tức Địa Phương Quân), sau về đội
Sài Thành (tức AJS B) nhưng chỉ một thời gian ngắn đội này giải tán, Ông được
lên đội AJS chính thức. Lúc này trong đội AJS có cả thủ môn Thân Trọng Tích
hiện sống tại San Jose. Năm 1962, thủ môn Lê Văn Liểng rời đội AJS (Cảnh Sát
Quốc Gia) và sang giữ khuôn thành cho đội Công Quản Xe Bus.. Thời gian 1962
này, thủ môn Lâm Hồng Châu và trung vệ Tam Lang từ Tuyển Thiếu Niên bắt đầu gia
nhập đội AJS. Đội banh lúc này trực thuộc quyền của Đại Tá Nguyễn Văn Y (thân
phụ ca sĩ Nguyệt Ánh). Khi thủ môn Lê Văn Liểng tham gia đội Công Quản Xe Bus
những năm 1962-1963, trong đội có 2 cầu thủ trẻ mới ghi danh, đó là Cù Sinh và
Võ Thành Sơn.. Theo lời Cù Sinh, sau khi đội Công Quản Xe Bus giải tán vì bất
mãn với Tổng Cuộc, Ông về giữ gôn cho đội Công Trình 4.
Có
khoảng hơn 25 năm, chúng tôi mới có dịp ngồi trò chuyện với nhau thật lâu về
những kỷ niệm bạn bè và những đoạn đường âm nhạc đã trôi đi. Khung cảnh bên
ngoài của quán café Gypsy khá vắng vẻ, làm câu chuyện trở nên thân mật hơn, chỉ
cần nói nhẹ, rất nhỏ, tất cả những hình ảnh cũ của hơn một phần tư thế kỷ trước
đây cũng đủ sức quay về. 25 năm trước, đó là thời gian hoàng kim của nền âm
nhạc tại hải ngoại nói chung và của Sơn Tuyền nói riêng, chúng tôi gặp nhau gần
như mỗi đêm trong tuần trên nhà ca sĩ Khánh Ly, kẻ tập nhạc, người trò
chuyện... và thời gian của những ngày đó dù đã vùn vụt đi qua nhưng giữa chúng
tôi, còn biết bao nhiêu kỷ niệm nằm ở lại... Gần nhiều năm qua, kể từ ngày Sơn
Tuyền về lại quê nhà trình diễn, tuy ít gặp lại nhau nhưng mỗi khi có dịp cùng
ngồi café tâm sự như thế này, câu chuyện 35 năm ca hát của Sơn Tuyền vẫn luôn
sống động hơn bao giờ hết.
Sơn
Tuyền được sinh ra trong một gia đình có 15 chị em nhưng chỉ có người chị nổi
tiếng Thanh Tuyền và cô bước chân vào nghiệp ca hát. Thuở nhỏ thương em, có lần
tiếng hát Nỗi Buồn Hoa Phượng giới thiệu SơnTuyền đến học với nhạc sĩ Nguyễn
Văn Đông những năm 1972-1973... thuở đó, Sơn Tuyền còn quá nhỏ để có dịp đam mê
theo nghề, và cơ hội lại vụt trôi đi theo giòng thời gian...
Năm 1979, cô rời Việt
Nam đến đảo Air Raya và cùng với 2 nhạc sĩ Trường Hải, Ngọc Trọng tổ chức nhiều
chương trình ca nhạc cho đồng bào Việt Nam trên hòn đảo xứ Nam Dương này. Tháng
4 năm 1980, Sơn Tuyền đặt chân đến Mỹ và định cư tại Houston, Texas. Chỉ một
thời gian ngắn vài tháng, Sơn Tuyền đã nhận lời đi hát mỗi cuối tuần tại các
quán café nổi tiếng ở đó như Bốn Phương, Dư Âm... với tiền lương khoảng 50 đô
một đêm. Với những bước chân đi chưa tạo hào quang, nhưng với lòng yêu nghề,
Sơn Tuyền đã phải trải qua những năm đầu tại đất Houston là thế. Có một lần
trình diễn tại cảng Port Arthur năm 1983, Sơn Tuyền rất vui khi gặp được nữ ca
sĩ Khánh Ly và lại càng vui hơn khi tiếng hát Diễm Xưa khen Sơn Tuyền ca bài
Anh Đã Quên Mùa Thu rất đạt... Chị còn khích lệ Sơn Tuyền nên thu xếp về sống ở
Quận Cam vì đó là mảnh đất có nhiều cơ hội cho những tài năng trẻ. Vì lời nói
đó, Sơn Tuyền đã quyết định rời Houston về Cali định cư năm 1988, và đó là thời
gian đánh dấu nhiều thay đổi của đời nàng.
Năm 1988,
khi vừa đặt chân sang Cali, Sơn Tuyền thực hiện cuốn băng nhạc đầu tay có tên
“Anh – For Your Eyes Only” và tự mình phát hành băng nhạc này. Những năm trước
đây, mỗi khi đi hát ở đâu, Sơn Tuyền đều ghi xuống địa chỉ của những chợ, cửa
tiệm có bán băng nhạc Việt, đồng thời khi sang Cali, nàng xin Khánh Ly, rồi xin
cả anh Ngọc, anh Bửu của Sóng Nhạc danh sách các đại lý và tự động gọi đến họ
mời chào tác phẩm đầu tay của mình. Cô không hề tự ái hay buồn phiền khi người
bên kia đầu dây điện thoại trả lời: “Ở đây khách hàng chưa biết tên tuổi cô,
làm sao chúng tôi dám mua vào”. Sơn Tuyền mềm mỏng nhẫn nại: “Dạ, anh chị cứ
nhận giúp em 10 cuốn, bán được thì em mới xin nhận tiền... Chỉ xin anh chị giúp
em mở băng lên cho khách nghe, Tuyền cám ơn anh chị nhiều lắm...”. Những lời nói
năn nỉ nhẹ nhàng ấy đã khiến cho các chủ nhân cửa tiệm khó từ chối, khi họ nhận
băng mới của Sơn Tuyền, họ đều mở lên giới thiệu cho khách nghe, nào dè khách
nào cũng hỏi: “Ủa, ai hát vậy...”. Khi biết Sơn Tuyền là em gái của nữ danh ca
Thanh Tuyền lại thêm một động lực để những người khách phải mua cuốn cassette
“Anh – For Your Eyes Only” đem về nghe. Những bài hát trong cuốn băng đầu tay
này chưa hẳn là tuyệt phẩm của nàng, tuy nhiên với giọng hát mạnh, đầy và rất
trữ tình của Sơn Tuyền, nhất là băng này có nhiều loại nhạc phong phú như Sau
Cơn Mưa (nhạc Hoa), Anh Đã Quên Mùa Thu (Tùng Giang – Nam Lộc), For Your Eyes
Only, Love Is The Name Of The Game (nhạc Mỹ)... chẳng bao lâu các cửa tiệm và
khách hàng từ khắp nơi yêu cầu nàng nên có cuốn thứ nhì, và thế là các album
Tình, Một Lần Dang Dở, Dạ Vũ Muôn Mầu... lần lượt ra đời trong năm 1989.
Đến đầu năm 1990, có 2 sự kiện đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời ca hát của Sơn Tuyền. Thứ nhất, Trung Tâm Người Đẹp Bình Dương của nhạc sĩ Lê Đức Cường nhận thấy mức bán băng rất mạnh của cô nên đã mời Sơn Tuyền thu tác phẩm Người Yêu Cô Đơn. Cuốn băng tung ra như một trái bom nổ lớn dành cho những ai hâm mộ giòng nhạc trữ tình. Thời gian đó, tôi thường gặp chị Thiệp, chủ nhân NĐBD để thay đổi mẫu quảng cáo cho báo Thế Giới Nghệ Sĩ nên nghe chị khoe: “Biết là Sơn Tuyền hát rất hay, nhưng không thể nào ngờ cuốn này trúng quá sức. Bên khâu phát hành cho biết hết bìa rồi. Tối nay tôi phải cho in lại liền”. Cuốn Người Yêu Cô Đơn được xem như là chiếc đòn bẩy chắp cánh tên tuổi Sơn Tuyền bay xa khắp nơi vào thời điểm mở đầu của năm 1990.
Sự kiện thứ nhì, sau khi biến cố bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989, Sơn Tuyền và Elvis Phương (sau đó là Thanh Tuyền, Khánh Ly, Tuấn Anh...) là 2 người tiên phong cho một loạt show đầu tiên ở các nước Đông Âu như Tiệp Khắc,Ba Lan, Đông Đức... và nhất là ở Nga với bầu Thăng thường xuyên tổ chức và mời nàng về. Ngày đó, báo Thế Giới Nghệ Sĩ thường xuyên đăng liên tục những hình bìa của Sơn Tuyền cũng như những sinh hoạt ca nhạc của cô tại Hòa Lan, Bỉ, Anh... Có cả những bức ảnh của cô và nhạc sĩ Lam Phương những buổi Sơn Tuyềntrình diễn tại Pháp, hoặc với ban nhạc Dạ Khúc tại Úc Châu, bộ tứ Sơn Tuyền,Khánh Ly, Elvis Phương, Tuấn Đạt tại Tây Đức, Thụy Sĩ...
Từ những thành công của 2 sự kiện này cộng với sự góp mặt của Sơn Tuyền trên những Video Thúy Nga, Asia, Thế Giới Nghệ Thuật... các hãng băng khác lại “trúng” thêm một số băng nhạc có tiếng hát cô, chẳng hạn TT Phượng Hoàng (với cuốn Lính Xa Nhà), Phượng Nga (Sơn Tuyền Chọn Lọc), Đời (Thiên Đường Tình Ái với Sơn Tuyền và Tuấn Vũ), Asia (Chuyện Giàn Thiên Lý với 4 tiếng hát Sơn Tuyền, Chế Linh, Nhật Trường, Mạnh Đình)... Một kỷ niệm khác của Sơn Tuyền và TT Làng Văn, có một lần anh Chúc Mông Cổ đề nghị tặng món quà gồm một xe hơi Porsche và một căn nhà trên núi hay ngoài biển gì đó, miễn là Sơn Tuyền chịu hát độc quyền cho trung tâm này... Khổ nỗi, đó là thời gian 1991-1992, Sơn Tuyền đang dự định làm riêng trung tâm cho mình nên cô đành từ chối bản hợp đồng rất “nặng ký” này.
Bù lại, khi ra trung tâm riêng, Sơn Tuyền đã thắng lớn 2 CD Hoa Sứ Nhà Nàng (đầu năm 91) và Thành Phố Buồn (đầu năm 92) bán không kịp ngừng. Và nhất là cuốn Video Thành Phố Buồn và 3 laser disc Sơn Tuyền 1, 2, 3 đã có mặt ở hầu hết mọi nhà người yêu nhạc Việt khắp nơi. Chính sự thành công này, vợ chồng cô đã mua được một căn nhà ở Fountain Valley và một căn khác ở Nguyễn Kiệm (Saigon) do các em cô chăm sóc. Tuy gặt hái nhiều hào quang danh vọng nhưng Sơn Tuyền lúc nào cũng nhớ đến những ân tình một thuở. Nhớ đến chị Khánh Ly với những lời khích lệ ban đầu, và sau này khi sang Cali, chị còn gửi cho những tờ danh sách đại lý bán băng, nhờ đó mà Tuyền đã giới thiệu được những tác phẩm của mình đến tay người nghe.
Riêng tôi, không thể nào quên, phút giây cô nhận lời vào phòng thu Asia thu âm cho Khánh Dũng trong cuốn băng Linh Hồn Tượng Đá hai ca khúc Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ và Hoa Học Trò. Lúc đó, Sơn Tuyền chỉ thu độc quyền cho hãng băng mình nhưng cô không từ chối lời năn nỉ của Khánh Dũng, hát xong 2 bài và trả lại ngay phong bì thù lao cho người ca sĩ trẻ này. Tình cảm và hành động đó của cô theo tôi mãi trong trí nhớ đời này.
Khoảng năm 2007, nhận lời mời của TT Rạng Đông cũng như sau đó với phòng trà Văn Nghệ (và Tiếng Xưa sau này), Sơn Tuyền đã thường xuyên về quê nhà trình diễn nhiều lần. Mấy năm gần đây, hai tên tuổi Chế Linh – Sơn Tuyền luôn luôn được yêu thích tại các tỉnh miền Bắc, nhất là qua những lần trình diễn tại vũ trường Century, Vịnh Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội... ở nơi nào cô đi qua, đều để lại những quý mến đậm sâu.
Nếu kể từ ngày Sơn Tuyền đặt chân đến Mỹ và bước chân lên sân khấu trình diễn, tính ra hành trình âm nhạc của cô đã được gần 35 năm ca hát khá dài. Biết bao những tràng pháo tay, những lẵng hoa đẹp, những thảm đỏ hoa hồng... nhưng người ca sĩ đáng yêu đó, mang tên Sơn Tuyền, vẫn không hề thay đổi.
Đến đầu năm 1990, có 2 sự kiện đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời ca hát của Sơn Tuyền. Thứ nhất, Trung Tâm Người Đẹp Bình Dương của nhạc sĩ Lê Đức Cường nhận thấy mức bán băng rất mạnh của cô nên đã mời Sơn Tuyền thu tác phẩm Người Yêu Cô Đơn. Cuốn băng tung ra như một trái bom nổ lớn dành cho những ai hâm mộ giòng nhạc trữ tình. Thời gian đó, tôi thường gặp chị Thiệp, chủ nhân NĐBD để thay đổi mẫu quảng cáo cho báo Thế Giới Nghệ Sĩ nên nghe chị khoe: “Biết là Sơn Tuyền hát rất hay, nhưng không thể nào ngờ cuốn này trúng quá sức. Bên khâu phát hành cho biết hết bìa rồi. Tối nay tôi phải cho in lại liền”. Cuốn Người Yêu Cô Đơn được xem như là chiếc đòn bẩy chắp cánh tên tuổi Sơn Tuyền bay xa khắp nơi vào thời điểm mở đầu của năm 1990.
Sự kiện thứ nhì, sau khi biến cố bức tường Bá Linh sụp đổ ngày 9 tháng 11 năm 1989, Sơn Tuyền và Elvis Phương (sau đó là Thanh Tuyền, Khánh Ly, Tuấn Anh...) là 2 người tiên phong cho một loạt show đầu tiên ở các nước Đông Âu như Tiệp Khắc,Ba Lan, Đông Đức... và nhất là ở Nga với bầu Thăng thường xuyên tổ chức và mời nàng về. Ngày đó, báo Thế Giới Nghệ Sĩ thường xuyên đăng liên tục những hình bìa của Sơn Tuyền cũng như những sinh hoạt ca nhạc của cô tại Hòa Lan, Bỉ, Anh... Có cả những bức ảnh của cô và nhạc sĩ Lam Phương những buổi Sơn Tuyềntrình diễn tại Pháp, hoặc với ban nhạc Dạ Khúc tại Úc Châu, bộ tứ Sơn Tuyền,Khánh Ly, Elvis Phương, Tuấn Đạt tại Tây Đức, Thụy Sĩ...
Từ những thành công của 2 sự kiện này cộng với sự góp mặt của Sơn Tuyền trên những Video Thúy Nga, Asia, Thế Giới Nghệ Thuật... các hãng băng khác lại “trúng” thêm một số băng nhạc có tiếng hát cô, chẳng hạn TT Phượng Hoàng (với cuốn Lính Xa Nhà), Phượng Nga (Sơn Tuyền Chọn Lọc), Đời (Thiên Đường Tình Ái với Sơn Tuyền và Tuấn Vũ), Asia (Chuyện Giàn Thiên Lý với 4 tiếng hát Sơn Tuyền, Chế Linh, Nhật Trường, Mạnh Đình)... Một kỷ niệm khác của Sơn Tuyền và TT Làng Văn, có một lần anh Chúc Mông Cổ đề nghị tặng món quà gồm một xe hơi Porsche và một căn nhà trên núi hay ngoài biển gì đó, miễn là Sơn Tuyền chịu hát độc quyền cho trung tâm này... Khổ nỗi, đó là thời gian 1991-1992, Sơn Tuyền đang dự định làm riêng trung tâm cho mình nên cô đành từ chối bản hợp đồng rất “nặng ký” này.
Bù lại, khi ra trung tâm riêng, Sơn Tuyền đã thắng lớn 2 CD Hoa Sứ Nhà Nàng (đầu năm 91) và Thành Phố Buồn (đầu năm 92) bán không kịp ngừng. Và nhất là cuốn Video Thành Phố Buồn và 3 laser disc Sơn Tuyền 1, 2, 3 đã có mặt ở hầu hết mọi nhà người yêu nhạc Việt khắp nơi. Chính sự thành công này, vợ chồng cô đã mua được một căn nhà ở Fountain Valley và một căn khác ở Nguyễn Kiệm (Saigon) do các em cô chăm sóc. Tuy gặt hái nhiều hào quang danh vọng nhưng Sơn Tuyền lúc nào cũng nhớ đến những ân tình một thuở. Nhớ đến chị Khánh Ly với những lời khích lệ ban đầu, và sau này khi sang Cali, chị còn gửi cho những tờ danh sách đại lý bán băng, nhờ đó mà Tuyền đã giới thiệu được những tác phẩm của mình đến tay người nghe.
Riêng tôi, không thể nào quên, phút giây cô nhận lời vào phòng thu Asia thu âm cho Khánh Dũng trong cuốn băng Linh Hồn Tượng Đá hai ca khúc Chuyện Tình Ngưu Lang Chức Nữ và Hoa Học Trò. Lúc đó, Sơn Tuyền chỉ thu độc quyền cho hãng băng mình nhưng cô không từ chối lời năn nỉ của Khánh Dũng, hát xong 2 bài và trả lại ngay phong bì thù lao cho người ca sĩ trẻ này. Tình cảm và hành động đó của cô theo tôi mãi trong trí nhớ đời này.
Khoảng năm 2007, nhận lời mời của TT Rạng Đông cũng như sau đó với phòng trà Văn Nghệ (và Tiếng Xưa sau này), Sơn Tuyền đã thường xuyên về quê nhà trình diễn nhiều lần. Mấy năm gần đây, hai tên tuổi Chế Linh – Sơn Tuyền luôn luôn được yêu thích tại các tỉnh miền Bắc, nhất là qua những lần trình diễn tại vũ trường Century, Vịnh Hạ Long, Hải Phòng, Hà Nội... ở nơi nào cô đi qua, đều để lại những quý mến đậm sâu.
Nếu kể từ ngày Sơn Tuyền đặt chân đến Mỹ và bước chân lên sân khấu trình diễn, tính ra hành trình âm nhạc của cô đã được gần 35 năm ca hát khá dài. Biết bao những tràng pháo tay, những lẵng hoa đẹp, những thảm đỏ hoa hồng... nhưng người ca sĩ đáng yêu đó, mang tên Sơn Tuyền, vẫn không hề thay đổi.
TRẦN
QUỐC BẢO
Hai chị em ruột nổi
tiếng Thanh Tuyền - Sơn Tuyền
Hàng đứng với Huy Công
Tử, Trần Quốc Bảo, Quang và hàng ngồi với Kim Anh, Sơn Tuyền, Hoàng Liêm.. tại
một Club Quận Cam năm 1990
Tuấn Anh, Châu Đình
An, Quang, Sơn Tuyền, Trizzie Phương Trinh tại một Club Quận Cam năm 1990
Nhạc sĩ Lam Phương và
Sơn Tuyền chụp tại Pháp năm 1990
Nhạc sĩ Lam Phương và
Sơn Tuyền chụp tại Pháp năm 1990
Sơn Tuyền trong một
lần đi lưu diễn Đông Âu năm 1990
Từ trái: Nhạc sĩ Tám
Trí, Hường (vợ Phương Đại), Sơn Tuyền, Phương Đại, Quang trong đêm chào đón
Phương Đại tới Mỹ ngày 17 tháng 5 năm 1990
Sơn Tuyền trong đêm
chào đón ca sĩ Phương Đại tới Mỹ ngày 17 tháng 5 năm 1990 tại vũ trường Palace.
Hàng trên từ trái sang phải: Elvis Phương, Ngọc Phu, Hữu Phước, Thanh Thúy, Kim
Tuyến, Carol Kim, Tuấn Minh, Sơn Tuyền, Khánh Dũng, Giao Linh, Phượng Mai, Mai
Lệ Huyền, 1 cô đẹp, Trần Quốc Bảo, Trần Thiện Anh Chương và ở dưới piste là vợ
chồng và cô con gái của ca sĩ Phương Đại từ VN mới sang,
1/Tên thật: Đức
2/Nghệ danh: Sơn
Tuyền (do chính Sơn Tuyền đặt)
3/Sinh Nhật: 22
tháng 6
4/Nơi sinh: Đà
Lạt
5/ Lên sân khấu lần đầu
tiên lúc bé hay thời còn đi học: lớp 4 (Tiểu Học Đà
Lạt)
6/ Lên sân khấu chuyên
nghiệp lúc nào? 1981 tại Houston
8/Khi rảnh rỗi thích làm
gì? Nghe giảng về Phật pháp hay tâm linh
9/Thời khóa biểu một
ngày của bạn? Bơi lội, tắm hơi
10/Trong số những ca
nhạc sĩ đã mất, bạn thân và quý nhất là ai? Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng
11/ Ngoài tài hát, còn
khả năng nào? Nấu ăn
12/Y phục màu thích
nhất? Đen Trắng
13/Quần áo thích hiệu
gì? Không cần hiệu, chỉ cần mặc vào thấy hợp là mặc
14/ Mùa nào thích nhất? Mùa
Xuân vì trăm hoa đua nở
15/ Con vật thích nhất? Chó
16/ Con vật sợnhất? Chuột
17/ Món ăn thích nhất? Thích
ăn đồ chay vì Tuyền không ăn thịt heo và bò
18 Nước hoa thích nhất
hiệu gì? Bruit
19/ Nhà hàng thích tới
nhất: Kickin Crap
20/ Café nào thích ghé
nhất? Factory
21/ Yêu quý điều gì trên đời nhất: Sự tử tế
21/ Yêu quý điều gì trên đời nhất: Sự tử tế
22/ Thượng Đế của bạn? Chỉ
là một
23/Những bài hát Sơn
Tuyền hay được yêu cầu trình diễn nhiều nhất? Thương Hoài
Ngàn Năm
24/Trong một buổi âm
nhạc, nếu chỉ được hát 1 bài mà thôi, Sơn Tuyền sẽ chọn bài nào? Tùy
theo khán giả yêu cầu
25 Mẫu người yêu lý tưởng? Rộng lượng
26/ Châm ngôn sống của bạn? Sống vui, sống khỏe, sống lành
27/ Nếu kiếp sau làm người, bạn mong là nhân vật nào? Vẫn làm ca sĩ
28/ Liên lạc với Sơn Tuyền: (714)251-0580 hoặc Face Book Sơn Tuyền
25 Mẫu người yêu lý tưởng? Rộng lượng
26/ Châm ngôn sống của bạn? Sống vui, sống khỏe, sống lành
27/ Nếu kiếp sau làm người, bạn mong là nhân vật nào? Vẫn làm ca sĩ
28/ Liên lạc với Sơn Tuyền: (714)251-0580 hoặc Face Book Sơn Tuyền
LTS: Trong số trước,
người viết gửi email xin phép đăng tải những giòng kỷ niệm của Don Hồ nhớ về
Ngọc Lan, bài này đã đăng lúc giỗ thứ 5 của Ngọc Lan (6 tháng 3 năm 2006). Bài
viết đó đến nay vẫn còn bùi ngùi nhiều độc giả. Với lá thư hồi âm của Don Hồ
đồng ý cho đăng như sau: “Sorry trả lời Email anh hơi bị trễ, Don vừa trở lại
Mỹ từ Âu Châu. Bài về Ngọc Lan, thích anh cứ dùng, không có vấn đề, cám
ơn anh đã hỏi qua. Chỉ tiếc em không có giờ để đọc lại xem có cần sửa chữa
lại chỗ nào không. Thân chúc anh một năm 2015 với thật nhiều sức khoẻ cùng niềm
vui. Thân mến,Don Ho”, Thế Giới Nghệ Sĩ mời bạn đọc nhớ về Ngọc Lan, một cánh
thiền thần đã ra đi nhưng mãi còn trong nỗi nhớ của chúng ta.
DON HỒ VÀ NHỮNG KỶ
NIỆM VỚI NGỌC LAN
Tuần rồi có dịp xuống Orange County dợt nhạc, mình cố tình đi sớm hơn một tị,
mua một bó hoa nhỏ ghé thăm Ngọc Lan. Đầu tháng 3, Nam Cali hay có những cơn
mưa nhỏ, trời thật buồn. Buồn như cái ngày nào mình đang lái xe freeway trên
đường đến lớp mà nghe tin Ngọc Lan mất. Khi ấy mình nhớ trời chiều xâm xẩm, mây
vần vũ, đang lái xe trên cây cầu vòng cung mình thấy như cây cầu như chao đảo.
Phải tấp vào lề để lấy lại bình tĩnh. Mình bỏ buổi học ra biển ngồi tuy chương
trình học đang rất nặng, bỏ buổi học 4 tiếng hôm sau có thể không bắt kịp với
mọi người và có thể sẽ phải lấy lại lớp đó. Nhưng mình biết đi vô lớp mình cũng
sẽ không nghe, không thấy gì...
Trời tháng 3 năm ấy cũng còn lạnh, lạnh lắm và thêm gió. Mình với chiếc áo thung mong manh, co ro, nhưng mắt không muốn rời những cơn sóng. Không hút thuốc nhưng giá lúc đó có một gói thuốc, có thể mình sẽ liên tu hút vàng tay... Nói mình khóc cũng không đúng. Mình không khóc với nước mắt, nhưng có một cái gì đó nghèn nghẹn trong ngực, ở ngay cổ. Hình như cái đó là khóc ở trong. Một cảm giác thật không dễ chịu lúc nào... Buồn thật buồn... Tại sao người tốt lại ra đi sớm đến như thế? Thật sự, mình không gần với Ngọc Lan nhiều, nhưng qua những lần đi diễn xa chung với nhau, mình cảm được và biết cô là người hiền lành & tốt.
Nhớ lại, lần đầu tiên mình hát chung với Ngọc Lan, năm 89, ở phòng trà Mini Club, San Jose. Khi ấy chả ai biết mình. Còn Ngọc Lan thì đang nổi tiếng, nổi ghê lắm. Ngọc Lan quên đôi bông tai. Dợt nhạc xong cô biến mất. Tới phiên mình dợt xong thì cô trở lại, xòe đôi bông tai mới sắm từ đâu đó, ướm lên tai và hỏi: "Don coi thử nhìn có hợp với Lan không?". Dĩ nhiên đẹp. Khỏi hỏi, Ngọc Lan đeo gì mà chả đẹp! Đêm diễn hôm đó thật đông khách. Ngọc Lan ngọt ngào tỏa sáng trên sân khấu. Cô sang trọng, quí phái và kiêu sa, nhưng có một cái gì đó cũng rất mong manh, dễ vỡ. Cô hát nhạc Tây, cô hát nhạc Việt, cô hát New Wave, nhạc gì cũng tuyệt. Khán giả đầy sàn chìm đắm trong tiếng hát của thiên thần không đôi cánh. Cô thân thiện nhưng cũng thật đứng đắn...
Rồi những năm sau đó, mình cũng dần bắt đầu được ít nhiều biết đến và cũng có thêm nhiều dịp diễn chung với Ngọc Lan. Cô vẫn giữ vững vị trí thần tượng hàng đầu của bao người và có phần nổi tiếng hơn trước. Một lần diễn chung ở Winnipeg, Canada chỉ có mình và Ngọc Lan. Đêm đó rạp diễn không có phòng thay đồ. Ca sĩ kiếm chỗ đứng canh cho nhau thay trang phục sau những tấm màn sân khấu. Và dĩ nhiên là trong ánh sáng mập mờ của đèn màu sân khấu rọi vào, tối lắm! Lúc ra về, mình trở vô kiểm soát lại thì thấy đồ ai lỉnh kỉnh rớt tùm lum trên mặt đất. Lượm lên, nào vòng, nào áo, rõ ràng là đồ diễn, không phải đồ thường. Mình đưa ra và hỏi. Cô cười tươi: "Ô, của Lan đấy, cám ơn Don nhiều lắm". Mình đâu biết khi ấy thị giác của Ngọc Lan đã sút do căn bệnh hiểm nghèo đang đeo theo. Nhưng quả thật những lần đi chung sau đó mình có để ý dùm cô hơn vì nghĩ có thể Ngọc Lan hay vô ý. Mà đồ diễn thì mắc tiền, có khi mất rồi có tiền cũng không kiếm lại được thứ mình thích nữa.
Một thời gian sau, Ngọc Lan lấy Mai Đăng Khoa, một người bạn cùng trong ban nhạc Boléro của mình. Đám cưới của hai người không xa hoa phô trương mà ấm cúng đầy thân mật. Mình mừng cho Khoa, cho Ngọc Lan. Cho 2 người có nhau. Mình bớt ... khoảng cách, nhích gần lại Ngọc Lan hơn trước. Ngọc Lan ngày càng bệnh hơn nhưng không ai biết, hay đúng hơn mình không biết... Có lúc Ngọc Lan vắng bóng trên sân khấu một thời gian ngắn không ai biết lý do. Mình cứ nghĩ cô muốn bớt trình diễn lại để giữ giá trị của mình hơn.
Khoảng năm 98, Ngọc Lan trở lại Âu châu sau 7 năm dân bên Âu Châu mòn mỏi yêu cầu. Một loạt 12 shows diễn trong 14 ngày. Dĩ nhiên là mệt lắm. Âu Châu mà, những nước san sát nhau, không bay đâu vì vé mắc, chỉ có lái xe thôi. Hát ở thành phố này xong là khăn gói lên xe lái ngay tới thành phố khác. Nhiều khi 7, 8 giờ sáng mới tới, vô khách sạn ngủ được vài tiếng là lại phải dậy sửa soạn diễn tiếp. Giờ rảnh là phải "tranh thủ" ngủ lấy sức thôi, không ngắm cảnh ngắm kiếc gì cả. Ca sĩ có khoảng 7, 8 người, toàn thứ gộc. Ngọc Lan là cái đinh kéo khách của chuyến đi đó vì khách Âu Châu mong đợi cô từ nhiều năm rồi. Anh Trịnh Nam Sơn nhận làm người điều khiển chương trình nên ban tổ chức yêu cầu anh phải hát đầu luôn. Chẳng ai muốn hát đầu lúc khách chưa vào đủ, âm thanh chưa chỉnh hay. Anh Trịnh Nam Sơn hát đầu cho đến show thứ tư thì mình thấy kỳ kỳ, không công bằng, tuy anh không nói ra. Mình xung phong lãnh ra hát thế cho anh từ đó trở đi.
Tới show thứ 8 thì tới phiên mình mệt mỏi. Những người ca sĩ đi cùng có thể hát thế đỡ cho mình một.vài lần - nhưng ai cũng, hoặc không để ý, hoặc im rơ ...lờ đi! Chẳng ai dại! Show thứ 9, Ngọc Lan lên tiếng: "Thôi từ show này trở đi, Lan sẽ hát đầu cho. Don hát đầu như vậy đủ rồi!". Rồi cô xăm xăm đi vào phòng thay áo và làm mặt. Mọi người ai cũng đuối lắm rồi. Ngọc Lan với căn bệnh trong người còn đuối hơn, cô vẽ mắt thật lem nhem. Lâm Thúy Vân và chị Hương Lan la lên: "Trời ơi, Ngọc Lan vẽ mắt kiểu gì vậy?" Rồi 2 người xúm lại chùi và làm mặt lại cho cô. Và dĩ nhiên không ai để cô ra đầu. Cô là sự mong đợi của mọi người khách mà. Và dĩ nhiên mình lại ra đầu cho những show còn lại nhưng mình như khỏe hẳn lên. Mình cảm động, nhưng giữ trong lòng. Mấy show trước mình đỡ cho anh Trịnh Nam Sơn. Những show còn lại mình vui hẳn, coi giống như là mình đỡ cho Ngọc Lan vậy...
Càng về sau do ảnh hưởng của những loại thuốc, Ngọc Lan hay quên hơn trước. Có những lần đi qua máy rà ở phi trường, cô đi luôn, bỏ quên bóp lại. Đi về tay không, mất hết tiền show, mất luôn cả giấy tờ. Bạn tôi, Khoa, nhờ tôi để mắt tới Ngọc Lan dùm trong những lần đi chung. Thế là tôi để tâm hơn. Có những lần sau giờ diễn, Ngọc Lan và tôi ngồi nói chuyện vớ vẩn với nhau trong phòng vì Ngọc Lan sợ ma, không ngủ được. Tôi mệt quá ngủ gục. Khi thức dậy không thấy Ngọc Lan đâu, tưởng đã về phòng ngủ. Hôm sau mới biết Ngọc Lan đi kiếm người khác nói chuyện vì tôi ngủ mất, Ngọc Lan vẫn sợ ma nhưng không dám đánh thức...
Chuyến cuối cùng đi với Ngọc Lan lại ở Âu Châu. Chuyến này có Khoa - chồng - đi theo kèm. Ngọc Lan hát giọng xuống vì sức khỏe kém. Tin đã đồn ra ngoài là mắt Ngọc Lan yếu không còn thấy gì. Ở vài show đầu tôi tận mắt thấy vài khán giả vô ý thức đứng trước sân khấu quơ hai tay qua lại trước mặt khi cô đang diễn để xem cô có thấy không? Xót xa... Tôi thấy. Ca sĩ khác thấy. Chắc Khoa cũng thấy. Nhưng hy vọng Ngọc Lan không thấy và không biết cho khỏi đau lòng... Tôi lại càng bảo vệ và chú ý tới Ngọc Lan hơn tuy có Khoa ngay bên cạnh.
Show ở Đức, Khoa đứng trong thầm thì chỉ trước cho Ngọc Lan lối đi lên cầu thang sân khấu và chỉ những đống dây điện ngoằn ngoèo tối hù dưới đường đi để Ngọc Lan tránh. Ngọc Lan vẫn không thấy rõ. Hai người tiến dần ra ngoài vùng sáng hơn. Khán giả chú ý, bắt đầu chỉ chỏ cho nhau. Hai người không để ý vẫn thầm thì chỉ nhau. Khán giả cũng rì rầm xôn xao... Tôi tiến vội ra và khẽ nhắc Khoa lùi lại vào trong chỗ tối hơn. Khoa gay gắt nạt tôi tại chỗ, nói chuyện của Khoa để Khoa lo. Ơ hay, khi trước Khoa nhờ tôi để ý tới dùm mà??? Thế là tôi giận vì ý tốt bị hiểu lầm, bỏ ngay vào trong, kệ 2 người với nhau. Nghe nói đêm đó hát xong, Ngọc Lan hấp tấp chạy vào té xõng xoài trên đống dây điện. Tôi hối hận....
Cuốn CD đầu tôi hát cùng Ngọc Lan cho Ngọc Lan Musique - "Những Lời Mê Hoặc", Khoa hòa âm & thâu âm luôn. Tôi không biết làm sao Ngọc Lan thâu được. Chắc là lâu và cực lắm vì không thấy rõ thì làm sao đọc được bài hát! Phải học thuộc một đống bài như thế mà thâu thì ngay cả khỏe mạnh như tôi chắc cũng mất khá nhiều thời gian. CD này được đón nhận bao nhiêu tôi cũng không biết và cũng không hỏi. Khoa hỏi tôi giúp cuốn CD thứ hai. Tôi cũng đồng ý ngay, không cần suy nghĩ. Cái gì tôi cũng giúp được mà nói chi ... thâu băng, tuy lúc ấy tôi đang độc quyền giọng hát với Trung Tâm Thúy Nga. Tôi vì bạn làm liều. Mà cũng may Thúy Nga làm lơ bỏ qua dùm. Thủy, Thi của Thúy Nga cũng là bạn của Khoa, tôi nghĩ họ cũng muốn giúp không bằng cách này thì bằng cách khác. Chứ không thôi lúc ấy tôi đã ... mất việc rồi .
Một tối tới thâu, hiếm hoi gặp Ngọc Lan đang ngồi trong phòng khách. Khoa đặt tay lên vai khẽ nói: "Lan, Don đến nè". Ngọc Lan quay lại nhìn. Người thì ở đó mà ánh mắt ở ...đâu đâu! Dường như Ngọc Lan không còn nhận ra tôi. Cô cười vu vơ. Nước mắt tôi bỗng rươm rướm. Tôi quay vội mặt đi, giả lả chào rồi dục Khoa lên thâu không thôi hết giờ. Tôi không muốn Khoa thấy, cũng không muốn Khoa bẽ bàng... Bài thâu đêm đó cũng thật buồn. Bài "Tình Buồn Chinh Chiến" nhạc Pháp do Thảo, em gái của Ngọc Lan dịch. Tôi không khóc trong nước mắt, tôi khóc trong câu hát. CD thứ hai không bao giờ ra. Ngọc Lan không còn thâu được nữa!
Và đó cũng là lần cuối cho tới khi tôi tới thăm Ngọc Lan trong phòng thăm của nghĩa trang Peak Family. Hình như gia đình muốn dấu tin Ngọc Lan mất nhưng tin vẫn bị xì ra ngoài với tốc độ chóng mặt. Người ra vô thăm lần cuối nườm nượp. Người thân có. Fans của cô có. Cả những người tò mò cũng có luôn. Tôi ngồi xa xa với Ngọc Lan cả buổi, cũng chú ý tới Khoa để coi bạn mình có gì cần giúp đỡ.
Ngày chôn cô cũng đông nghẹt người viếng. Lại có cả... quay video.... Chúng tôi, một nhóm bạn đứng xa xa. Tới lúc quan tài cô được hạ xuống huyệt, đất được lấp lên. Chiếc xe xúc đất gầm máy, dộng rầm rầm trên huyệt để nện đất xuống cho chặt thì không ai còn kềm được, bật khóc nức nở... Người nhà cô gào lên. Bố mẹ cô như muốn xụm xuống thật tội... Tại sao cái xe ấy không chờ cho tới lúc chúng tôi về hết rồi hẵng làm việc ấy nhỉ??? Chúng tôi còn xót như thế thì người nhà của cô còn đau tới mức nào?!! Nhưng rồi mọi việc cũng xong. Sau đó một lần, tôi ghé viếng. Khi ấy bia mộ bằng đá đen có in hình Ngọc Lan cũng đã được đặt tại chỗ. Đây đó cũng có những bó hoa ai mang tới.
Đời sống vẫn trôi. Bận rộn và bận rộn... Cho tới hôm này cũng đầu tháng 3, tôi không còn nhớ chính xác ngày giỗ Ngọc Lan, nhưng nhớ khoảng thời gian này. Tôi mò lại nghĩa trang "Chúa Chiên Lành" để thăm cô. Tôi nghĩ nhắm mắt cũng vẫn kiếm được mộ nhưng đã lầm to! Ở Cali, mộ bia gắn ngay trên mặt đất, ai cũng giống ai, ai cũng một miếng đá bằng nhau chỉ có khác tên. Bối rối... Số điện thoại của Khoa tôi cũng mất sau vài lần Khoa đổi số! Tôi nhớ có con dốc nhỏ và cái cây nghiêng nghiêng gần mộ... Nhưng bây giờ chỗ có dốc thì lại không có cây! Chỗ có cây lại không có dốc! Thôi thì chỗ nào có cây là tôi dừng xe và đi dọc kiếm tìm. Từng hàng mộ bia thẳng tắp nối nhau. Trời mới mưa hôm qua nên có những bia mộ bị cát văng lên che hơn nửa. Cũng có nhiều bia mộ bóng loáng không một hạt cát, chắc người nhà mới đến thăm và quét dọn. Nhiều tên người Việt Nam thật. Nhiều người lớn tuổi và cũng không ít những người thật trẻ. Mọi người đều nằm chung với nhau trong một không gian thật yên bình. Tôi tìm mãi không ra tên Lê Thanh Lan. Thật sự có khấn trong lòng nhờ Ngọc Lan chỉ đường cho tôi kiếm ra, nhưng... không may mắn. Kiếm mãi hoa mắt và cũng gần tới giờ tôi có hẹn dợt nhạc, tôi gởi bó hoa ở trên mộ bia của một em gái nhỏ. Tôi gởi để cho mộ bia em có thêm màu sắc cho em vui thêm tí thôi, hy vọng em thông cảm!
Trời cũng bắt đầu chập choạng tối, tôi lái xe ra khỏi nghĩa trang thầm gởi lời tạ lỗi tới Ngọc Lan. Một ngày rất gần tôi sẽ tới sớm hơn và kiếm Ngọc Lan cho bằng được. Tôi sẽ kể cho Ngọc Lan nghe về sự tiếc thương và yêu thương của rất nhiều người đến Ngọc Lan mà tôi đã nghe được. Chắc Ngọc Lan sẽ rất hạnh phúc lắm, đã bao nhiêu năm rồi mà cô còn được bao nhiêu người yêu mến và nhắc nhở. Tiếng hát của cô vẫn làm bạn đồng hành của bao nhiêu người.... Mà nhiều khi chẳng cần tôi kể Ngọc Lan cũng đã biết trước từ lâu rồi. Đâu phải chỉ mình tôi mới đi thăm Ngọc Lan đâu. Có biết bao nhiêu người có khi còn đi thăm Ngoc Lan hàng ngày đó chứ... Hạnh phúc quá há Ngọc Lan. Người ca sĩ chỉ mong được có thế...
Trời tháng 3 năm ấy cũng còn lạnh, lạnh lắm và thêm gió. Mình với chiếc áo thung mong manh, co ro, nhưng mắt không muốn rời những cơn sóng. Không hút thuốc nhưng giá lúc đó có một gói thuốc, có thể mình sẽ liên tu hút vàng tay... Nói mình khóc cũng không đúng. Mình không khóc với nước mắt, nhưng có một cái gì đó nghèn nghẹn trong ngực, ở ngay cổ. Hình như cái đó là khóc ở trong. Một cảm giác thật không dễ chịu lúc nào... Buồn thật buồn... Tại sao người tốt lại ra đi sớm đến như thế? Thật sự, mình không gần với Ngọc Lan nhiều, nhưng qua những lần đi diễn xa chung với nhau, mình cảm được và biết cô là người hiền lành & tốt.
Nhớ lại, lần đầu tiên mình hát chung với Ngọc Lan, năm 89, ở phòng trà Mini Club, San Jose. Khi ấy chả ai biết mình. Còn Ngọc Lan thì đang nổi tiếng, nổi ghê lắm. Ngọc Lan quên đôi bông tai. Dợt nhạc xong cô biến mất. Tới phiên mình dợt xong thì cô trở lại, xòe đôi bông tai mới sắm từ đâu đó, ướm lên tai và hỏi: "Don coi thử nhìn có hợp với Lan không?". Dĩ nhiên đẹp. Khỏi hỏi, Ngọc Lan đeo gì mà chả đẹp! Đêm diễn hôm đó thật đông khách. Ngọc Lan ngọt ngào tỏa sáng trên sân khấu. Cô sang trọng, quí phái và kiêu sa, nhưng có một cái gì đó cũng rất mong manh, dễ vỡ. Cô hát nhạc Tây, cô hát nhạc Việt, cô hát New Wave, nhạc gì cũng tuyệt. Khán giả đầy sàn chìm đắm trong tiếng hát của thiên thần không đôi cánh. Cô thân thiện nhưng cũng thật đứng đắn...
Rồi những năm sau đó, mình cũng dần bắt đầu được ít nhiều biết đến và cũng có thêm nhiều dịp diễn chung với Ngọc Lan. Cô vẫn giữ vững vị trí thần tượng hàng đầu của bao người và có phần nổi tiếng hơn trước. Một lần diễn chung ở Winnipeg, Canada chỉ có mình và Ngọc Lan. Đêm đó rạp diễn không có phòng thay đồ. Ca sĩ kiếm chỗ đứng canh cho nhau thay trang phục sau những tấm màn sân khấu. Và dĩ nhiên là trong ánh sáng mập mờ của đèn màu sân khấu rọi vào, tối lắm! Lúc ra về, mình trở vô kiểm soát lại thì thấy đồ ai lỉnh kỉnh rớt tùm lum trên mặt đất. Lượm lên, nào vòng, nào áo, rõ ràng là đồ diễn, không phải đồ thường. Mình đưa ra và hỏi. Cô cười tươi: "Ô, của Lan đấy, cám ơn Don nhiều lắm". Mình đâu biết khi ấy thị giác của Ngọc Lan đã sút do căn bệnh hiểm nghèo đang đeo theo. Nhưng quả thật những lần đi chung sau đó mình có để ý dùm cô hơn vì nghĩ có thể Ngọc Lan hay vô ý. Mà đồ diễn thì mắc tiền, có khi mất rồi có tiền cũng không kiếm lại được thứ mình thích nữa.
Một thời gian sau, Ngọc Lan lấy Mai Đăng Khoa, một người bạn cùng trong ban nhạc Boléro của mình. Đám cưới của hai người không xa hoa phô trương mà ấm cúng đầy thân mật. Mình mừng cho Khoa, cho Ngọc Lan. Cho 2 người có nhau. Mình bớt ... khoảng cách, nhích gần lại Ngọc Lan hơn trước. Ngọc Lan ngày càng bệnh hơn nhưng không ai biết, hay đúng hơn mình không biết... Có lúc Ngọc Lan vắng bóng trên sân khấu một thời gian ngắn không ai biết lý do. Mình cứ nghĩ cô muốn bớt trình diễn lại để giữ giá trị của mình hơn.
Khoảng năm 98, Ngọc Lan trở lại Âu châu sau 7 năm dân bên Âu Châu mòn mỏi yêu cầu. Một loạt 12 shows diễn trong 14 ngày. Dĩ nhiên là mệt lắm. Âu Châu mà, những nước san sát nhau, không bay đâu vì vé mắc, chỉ có lái xe thôi. Hát ở thành phố này xong là khăn gói lên xe lái ngay tới thành phố khác. Nhiều khi 7, 8 giờ sáng mới tới, vô khách sạn ngủ được vài tiếng là lại phải dậy sửa soạn diễn tiếp. Giờ rảnh là phải "tranh thủ" ngủ lấy sức thôi, không ngắm cảnh ngắm kiếc gì cả. Ca sĩ có khoảng 7, 8 người, toàn thứ gộc. Ngọc Lan là cái đinh kéo khách của chuyến đi đó vì khách Âu Châu mong đợi cô từ nhiều năm rồi. Anh Trịnh Nam Sơn nhận làm người điều khiển chương trình nên ban tổ chức yêu cầu anh phải hát đầu luôn. Chẳng ai muốn hát đầu lúc khách chưa vào đủ, âm thanh chưa chỉnh hay. Anh Trịnh Nam Sơn hát đầu cho đến show thứ tư thì mình thấy kỳ kỳ, không công bằng, tuy anh không nói ra. Mình xung phong lãnh ra hát thế cho anh từ đó trở đi.
Tới show thứ 8 thì tới phiên mình mệt mỏi. Những người ca sĩ đi cùng có thể hát thế đỡ cho mình một.vài lần - nhưng ai cũng, hoặc không để ý, hoặc im rơ ...lờ đi! Chẳng ai dại! Show thứ 9, Ngọc Lan lên tiếng: "Thôi từ show này trở đi, Lan sẽ hát đầu cho. Don hát đầu như vậy đủ rồi!". Rồi cô xăm xăm đi vào phòng thay áo và làm mặt. Mọi người ai cũng đuối lắm rồi. Ngọc Lan với căn bệnh trong người còn đuối hơn, cô vẽ mắt thật lem nhem. Lâm Thúy Vân và chị Hương Lan la lên: "Trời ơi, Ngọc Lan vẽ mắt kiểu gì vậy?" Rồi 2 người xúm lại chùi và làm mặt lại cho cô. Và dĩ nhiên không ai để cô ra đầu. Cô là sự mong đợi của mọi người khách mà. Và dĩ nhiên mình lại ra đầu cho những show còn lại nhưng mình như khỏe hẳn lên. Mình cảm động, nhưng giữ trong lòng. Mấy show trước mình đỡ cho anh Trịnh Nam Sơn. Những show còn lại mình vui hẳn, coi giống như là mình đỡ cho Ngọc Lan vậy...
Càng về sau do ảnh hưởng của những loại thuốc, Ngọc Lan hay quên hơn trước. Có những lần đi qua máy rà ở phi trường, cô đi luôn, bỏ quên bóp lại. Đi về tay không, mất hết tiền show, mất luôn cả giấy tờ. Bạn tôi, Khoa, nhờ tôi để mắt tới Ngọc Lan dùm trong những lần đi chung. Thế là tôi để tâm hơn. Có những lần sau giờ diễn, Ngọc Lan và tôi ngồi nói chuyện vớ vẩn với nhau trong phòng vì Ngọc Lan sợ ma, không ngủ được. Tôi mệt quá ngủ gục. Khi thức dậy không thấy Ngọc Lan đâu, tưởng đã về phòng ngủ. Hôm sau mới biết Ngọc Lan đi kiếm người khác nói chuyện vì tôi ngủ mất, Ngọc Lan vẫn sợ ma nhưng không dám đánh thức...
Chuyến cuối cùng đi với Ngọc Lan lại ở Âu Châu. Chuyến này có Khoa - chồng - đi theo kèm. Ngọc Lan hát giọng xuống vì sức khỏe kém. Tin đã đồn ra ngoài là mắt Ngọc Lan yếu không còn thấy gì. Ở vài show đầu tôi tận mắt thấy vài khán giả vô ý thức đứng trước sân khấu quơ hai tay qua lại trước mặt khi cô đang diễn để xem cô có thấy không? Xót xa... Tôi thấy. Ca sĩ khác thấy. Chắc Khoa cũng thấy. Nhưng hy vọng Ngọc Lan không thấy và không biết cho khỏi đau lòng... Tôi lại càng bảo vệ và chú ý tới Ngọc Lan hơn tuy có Khoa ngay bên cạnh.
Show ở Đức, Khoa đứng trong thầm thì chỉ trước cho Ngọc Lan lối đi lên cầu thang sân khấu và chỉ những đống dây điện ngoằn ngoèo tối hù dưới đường đi để Ngọc Lan tránh. Ngọc Lan vẫn không thấy rõ. Hai người tiến dần ra ngoài vùng sáng hơn. Khán giả chú ý, bắt đầu chỉ chỏ cho nhau. Hai người không để ý vẫn thầm thì chỉ nhau. Khán giả cũng rì rầm xôn xao... Tôi tiến vội ra và khẽ nhắc Khoa lùi lại vào trong chỗ tối hơn. Khoa gay gắt nạt tôi tại chỗ, nói chuyện của Khoa để Khoa lo. Ơ hay, khi trước Khoa nhờ tôi để ý tới dùm mà??? Thế là tôi giận vì ý tốt bị hiểu lầm, bỏ ngay vào trong, kệ 2 người với nhau. Nghe nói đêm đó hát xong, Ngọc Lan hấp tấp chạy vào té xõng xoài trên đống dây điện. Tôi hối hận....
Cuốn CD đầu tôi hát cùng Ngọc Lan cho Ngọc Lan Musique - "Những Lời Mê Hoặc", Khoa hòa âm & thâu âm luôn. Tôi không biết làm sao Ngọc Lan thâu được. Chắc là lâu và cực lắm vì không thấy rõ thì làm sao đọc được bài hát! Phải học thuộc một đống bài như thế mà thâu thì ngay cả khỏe mạnh như tôi chắc cũng mất khá nhiều thời gian. CD này được đón nhận bao nhiêu tôi cũng không biết và cũng không hỏi. Khoa hỏi tôi giúp cuốn CD thứ hai. Tôi cũng đồng ý ngay, không cần suy nghĩ. Cái gì tôi cũng giúp được mà nói chi ... thâu băng, tuy lúc ấy tôi đang độc quyền giọng hát với Trung Tâm Thúy Nga. Tôi vì bạn làm liều. Mà cũng may Thúy Nga làm lơ bỏ qua dùm. Thủy, Thi của Thúy Nga cũng là bạn của Khoa, tôi nghĩ họ cũng muốn giúp không bằng cách này thì bằng cách khác. Chứ không thôi lúc ấy tôi đã ... mất việc rồi .
Một tối tới thâu, hiếm hoi gặp Ngọc Lan đang ngồi trong phòng khách. Khoa đặt tay lên vai khẽ nói: "Lan, Don đến nè". Ngọc Lan quay lại nhìn. Người thì ở đó mà ánh mắt ở ...đâu đâu! Dường như Ngọc Lan không còn nhận ra tôi. Cô cười vu vơ. Nước mắt tôi bỗng rươm rướm. Tôi quay vội mặt đi, giả lả chào rồi dục Khoa lên thâu không thôi hết giờ. Tôi không muốn Khoa thấy, cũng không muốn Khoa bẽ bàng... Bài thâu đêm đó cũng thật buồn. Bài "Tình Buồn Chinh Chiến" nhạc Pháp do Thảo, em gái của Ngọc Lan dịch. Tôi không khóc trong nước mắt, tôi khóc trong câu hát. CD thứ hai không bao giờ ra. Ngọc Lan không còn thâu được nữa!
Và đó cũng là lần cuối cho tới khi tôi tới thăm Ngọc Lan trong phòng thăm của nghĩa trang Peak Family. Hình như gia đình muốn dấu tin Ngọc Lan mất nhưng tin vẫn bị xì ra ngoài với tốc độ chóng mặt. Người ra vô thăm lần cuối nườm nượp. Người thân có. Fans của cô có. Cả những người tò mò cũng có luôn. Tôi ngồi xa xa với Ngọc Lan cả buổi, cũng chú ý tới Khoa để coi bạn mình có gì cần giúp đỡ.
Ngày chôn cô cũng đông nghẹt người viếng. Lại có cả... quay video.... Chúng tôi, một nhóm bạn đứng xa xa. Tới lúc quan tài cô được hạ xuống huyệt, đất được lấp lên. Chiếc xe xúc đất gầm máy, dộng rầm rầm trên huyệt để nện đất xuống cho chặt thì không ai còn kềm được, bật khóc nức nở... Người nhà cô gào lên. Bố mẹ cô như muốn xụm xuống thật tội... Tại sao cái xe ấy không chờ cho tới lúc chúng tôi về hết rồi hẵng làm việc ấy nhỉ??? Chúng tôi còn xót như thế thì người nhà của cô còn đau tới mức nào?!! Nhưng rồi mọi việc cũng xong. Sau đó một lần, tôi ghé viếng. Khi ấy bia mộ bằng đá đen có in hình Ngọc Lan cũng đã được đặt tại chỗ. Đây đó cũng có những bó hoa ai mang tới.
Đời sống vẫn trôi. Bận rộn và bận rộn... Cho tới hôm này cũng đầu tháng 3, tôi không còn nhớ chính xác ngày giỗ Ngọc Lan, nhưng nhớ khoảng thời gian này. Tôi mò lại nghĩa trang "Chúa Chiên Lành" để thăm cô. Tôi nghĩ nhắm mắt cũng vẫn kiếm được mộ nhưng đã lầm to! Ở Cali, mộ bia gắn ngay trên mặt đất, ai cũng giống ai, ai cũng một miếng đá bằng nhau chỉ có khác tên. Bối rối... Số điện thoại của Khoa tôi cũng mất sau vài lần Khoa đổi số! Tôi nhớ có con dốc nhỏ và cái cây nghiêng nghiêng gần mộ... Nhưng bây giờ chỗ có dốc thì lại không có cây! Chỗ có cây lại không có dốc! Thôi thì chỗ nào có cây là tôi dừng xe và đi dọc kiếm tìm. Từng hàng mộ bia thẳng tắp nối nhau. Trời mới mưa hôm qua nên có những bia mộ bị cát văng lên che hơn nửa. Cũng có nhiều bia mộ bóng loáng không một hạt cát, chắc người nhà mới đến thăm và quét dọn. Nhiều tên người Việt Nam thật. Nhiều người lớn tuổi và cũng không ít những người thật trẻ. Mọi người đều nằm chung với nhau trong một không gian thật yên bình. Tôi tìm mãi không ra tên Lê Thanh Lan. Thật sự có khấn trong lòng nhờ Ngọc Lan chỉ đường cho tôi kiếm ra, nhưng... không may mắn. Kiếm mãi hoa mắt và cũng gần tới giờ tôi có hẹn dợt nhạc, tôi gởi bó hoa ở trên mộ bia của một em gái nhỏ. Tôi gởi để cho mộ bia em có thêm màu sắc cho em vui thêm tí thôi, hy vọng em thông cảm!
Trời cũng bắt đầu chập choạng tối, tôi lái xe ra khỏi nghĩa trang thầm gởi lời tạ lỗi tới Ngọc Lan. Một ngày rất gần tôi sẽ tới sớm hơn và kiếm Ngọc Lan cho bằng được. Tôi sẽ kể cho Ngọc Lan nghe về sự tiếc thương và yêu thương của rất nhiều người đến Ngọc Lan mà tôi đã nghe được. Chắc Ngọc Lan sẽ rất hạnh phúc lắm, đã bao nhiêu năm rồi mà cô còn được bao nhiêu người yêu mến và nhắc nhở. Tiếng hát của cô vẫn làm bạn đồng hành của bao nhiêu người.... Mà nhiều khi chẳng cần tôi kể Ngọc Lan cũng đã biết trước từ lâu rồi. Đâu phải chỉ mình tôi mới đi thăm Ngọc Lan đâu. Có biết bao nhiêu người có khi còn đi thăm Ngoc Lan hàng ngày đó chứ... Hạnh phúc quá há Ngọc Lan. Người ca sĩ chỉ mong được có thế...
DON HỒ (6/3/2006)
NHƯ MAI VÀ TÌNH BẠN
NGỌC LAN
LTS: Người viết gặp Như
Mai và Ngọc Lan nhiều lần ở quán café Lan từ những năm 1981-1982.. Thuở ấy 2
người chưa nổi tiếng nhưng tên tuổi trong vùng Quận Cam đã có nhiều người biết
đến. Và rồi những năm 87-88 khi phong trào nhạc New Wave bùng nổ, những tiếng
hát như Ngọc Lan, Như Mai, Kiều Nga, Tuấn Vũ, Lynda Trang Đài và các ban nhạc
Magic, Anh Tài bắt đầu đi show ào ạt. Khi tôi làm cuốn băng Em Đẹp Như Mơ năm
1986, cả hai đã nhận lời thu âm không điều kiện. Những năm 90, đó là thời vàng
son rực rỡ nhất của Ngọc Lan lẫn Như Mai, khi tôi ngõ lời mời cả hai thu âm
trong tác phẩm Đêm Nay Ai Đưa Em Về, tấm lòng đó vẫn không hề thay đổi. Như Mai
không phải là người chuyên viết, nên mời được cô ghi những giòng kỷ niệm về ai
đó, quả là điều nan giải, nhưng đặc biệt để viết về Ngọc Lan, cô chần chừ tôi
vài phút nhưng rồi cũng nhận lời. Tất cả như muốn nói rằng: “Lan đi rồi, ở nơi
này chẳng ai thay thế được Lan”. Mời bạn đọc những giòng kỷ niệm của Như Mai..
Kỷ niệm
của Như Mai với Ngọc Lan rất nhiều. Vui có, buồn có. Mai với Lan đi hát cùng
một thời và đi show với nhau rất nhiều. Có những chuyến đi qua Úc Châu, Âu Châu
cả tháng. Lan hiền, ít nói. Sống trầm lặng. Có những lúc máy bay trễ chuyến,
hai đứa nằm ngủ ngoài phi trường. Chẳng đứa nào mắc cở, hai đứa nằm dài trên
ghế trống và đắp áo măng tô ngủ nhưng nhiều khi phải canh chừng cho nhau vì sợ
mất đồ. Hai đứa có lúc phải chia xẻ với nhau từng cái bánh bởi khi đi show vì
không có thời gian ra ngoài ăn. Ngày xưa đi show, các ca sĩ gần gũi và giúp
nhau nhiều. Mai nhớ có lần, hai đứa hát cho Anh Bầu ở 1 tiểu bang kia. Khi về
lại Cali, mấy ngày sau Lan gọi hỏi Mai cái check của Lan bị lủng, còn Mai thì
sao? Mai nhớ đã nói: “Check của Mai không sao”. Lan nói: “Bây giờ làm sao
đây?”Mai không biết nói gì hơn ngoài lời trấn an: “Chắc có trục trặc gì đó
thôi, vì check của Mai không sao. Lan gọi cho Anh Bầu đi. Rồi sau đó, nghe đâu
Lan bị “ò” luôn. Đi hát sợ nhất cái vụ này, cũng may Mai chưa bị bao giờ.
Còn đi shopping cũng vậy. Hai đứa ngại mua giống đồ nhau và để y bộ đồ đó đứa nào mặc hợp, rồi nhường cho nhau, không thôi oánh tù tì.. Ngày xưa là như thế đó.. Thật dễ thương biết mấy. Năm nay thứ 14 rồi.. Lan ra đi mà còn biết bao nhiêu người thương nhớ.. Hạnh phúc quá Lan ạ..
Còn đi shopping cũng vậy. Hai đứa ngại mua giống đồ nhau và để y bộ đồ đó đứa nào mặc hợp, rồi nhường cho nhau, không thôi oánh tù tì.. Ngày xưa là như thế đó.. Thật dễ thương biết mấy. Năm nay thứ 14 rồi.. Lan ra đi mà còn biết bao nhiêu người thương nhớ.. Hạnh phúc quá Lan ạ..
NGỌC TRỌNG NHỚ VỀ NGỌC
LAN VÀ “BUỒN VƯƠNG MẦU ÁO”
Tôi nhớ là
mặc dù chị Lệ Thu là người đầu tiên thu băng bài Buồn Vương Mầu Áo năm
1988 cho TT Diễm Xưa, nhưng sau khi Ngọc Lan thu bài này, thì Buồn Vương
Mầu Áo mới thành “top hit”. Năm 1993, Ngọc Lan ngõ ý nhờ tôi viết
một số bài độc quyền cho cô. Nhiều lần cô kể về những kỷ niệm, và tôi
soạn thành ca khúc. Lúc ấy, tôi đã viết xong khoảng 10 bài. Bây giờ nhớ
lại, thời gian đó (1993-1995), cũng là thời kỳ tôi có nhiều cảm hứng nhất, và
viết được nhiều nhất. Có nhiều bài chỉ mất khoảng 1, 2 tiếng. Hình như bài hát
đã nằm sẵn trong đầu cho nên được tuôn trào ra khá dễ dàng. Có nhiều bài
chỉ viết một lần, không cần sửa chữa gì cả. Trong số đó, Ngọc Lan đã hát trên
video Hollywood Night, 4 bài của tôi như Anh Vẫn Cần Em, Hạnh Phúc Tả
Tơi, Ta Yêu Nhau... Những bài kia đã hoàn tất nhưng cô không thu được
vì lý do sức khỏe, dù đã xong phần hòa âm. Ngọc Lan là ca sĩ được các đồng
nghiệp thương mến và kính trọng.
- CA SĨ THANH
CHÂU (CA): Ca sĩ Giáng Thu ít xuất hiện tại Cali. Lần xuất hiện gần
nhất, đó là ngày 2 tháng 12 năm 2011 tại nhà ca sĩ Phượng Khanh. Hôm đó chẳng
phải tiệc tùng mà là một buổi ăn thân mật, trong số đó có Mai Lệ Huyền, Đan
Thanh, Phương Hồng Quế, Linh Phương, Trường Minh Hoàng, TQB, và đặc biệt có 2
vị khách ở xa tới, đó là Giang Tử và Giáng Thu, hai ca sĩ đã từng thu âm chung
với nhau từ thời hãng dĩa Dư Âm, Việt Nam, Sóng Nhạc.. đặc biệt bài Căn Nhà Mầu
Tím hai người ca chung khoảng năm 1969, bán chạy vô số kể. Rất tiếc số điện
thoại của chị ấy đã đổi, TQB chỉ còn giữ được email, chị Thanh Châu có thể liên
lạc với ca sĩ Giáng Thu qua địa chỉ như sau: mariefrancepham@gmail.com. Mong
chị liên lạc được.
- AC SIMON CƠ
TRẦN (IOWA): Cám ơn sự ưu ái của anh chị cùng các cháu đã dành cho các
nghệ sĩ VN nói chung và tuần báo Việt Tide và Thế Giới Nghệ Sĩ nói riêng thời
gian qua. Nhờ sự yểm trợ đó mà một số báo Việt Tide và Thế Giới Nghệ Sĩ đã đến
được tay độc giả tại tiểu bang Iowa. Quý lắm anh ạ! Các anh Công Thành, Trung Nghĩa,
Giao Linh, Nghĩa sữa, Huy Vũ, Quỳnh Vy, Trang Thanh Lan, Nga My.. luôn nhắc đến
những kỷ niệm ăn uống thật vui tại nhà hàng 515 và tại chợ C Fresh Market của
anh chị. Hy vọng gặp lại anh chị vào tháng 5 sắp tới đây trong chương trình 50
Năm Ca Hát của danh ca Giao Linh do bầu Điền tổ chức.
- CA SĨ THIÊN
TRANG (CA): Nhạc sĩ Ngọc Sơn (tác
giả Hoang Vu, 100%, Nét Son Buồn..) có lẽ đã đọc được bài viết nói về Tiệc sinh
nhật và mừng Tân Niên tại nhà chị vào mùng 3 Tết vừa qua nên đã gửi tin nhắn
cho TQB như sau: “Mấy mươi năm rồi, anh chưa gặp lai ca sĩ
Thiên Trang có dịp cho anh gửi lời thăm cô ấy nghen, cảm ơn em nhiều.Tháng 5
năm 2014, TQB có dịp gặp lại nhạc sĩ Ngọc Sơn tại SG, sức khỏe Ông không còn
được như xưa, tuy nhiên lúc nào gặp gỡ vẫn vui tươi.Gặp anh lại càng nhớ đến
nhạc sĩ Hoàng Trang, trước đây hai người bạn thân như bóng với hình. Mới đó mà
NS Hoàng Trang đã mất được hơn 3 năm, ngày 18 tháng 8 năm 2011.Trước 75, ngoài
sáng tác nhạc, ông còn có tài vẽ minh họa cho các tạp chí
Sài Gòn trước 1975. Cũng đóng phim và viết nhạc cho một số phim như Như giọt
sương khuya, Như giọt mưa sa, Vực nước mắt... và thú vui hiện nay của ông là
chụp ảnh khắp nơi. Ông là thành viên chính thức của hiệp hội nhiếp ảnh các nước
Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam.
Ngoài lời thăm hỏi của nhạc sĩ Ngọc Sơn, chị Thiên Trang sẽ còn rất vui khi có một độc giả trẻ của Thế Giới Nghệ Sĩ, cô bé tên Thảo Sương, 28 tuổi, nhà ở quận Bình Tân rất hâm mộ giọng hát của chị. Hôm lên nhà, người viết có nhờ chị ký tặng cho Thảo Sương một bức ảnh, hôm sau cô bé nhận được, ghi ngay cảm xúc mình: “Nhìn thấy hình ảnh thần tượng, tim con muốn rớt ra ngoài. Biết cám ơn chú bao nhiêu cho đủ chú ơi! Cho con gửi lời cám ơn Cô Trang nữa nha chú”.
Ngoài lời thăm hỏi của nhạc sĩ Ngọc Sơn, chị Thiên Trang sẽ còn rất vui khi có một độc giả trẻ của Thế Giới Nghệ Sĩ, cô bé tên Thảo Sương, 28 tuổi, nhà ở quận Bình Tân rất hâm mộ giọng hát của chị. Hôm lên nhà, người viết có nhờ chị ký tặng cho Thảo Sương một bức ảnh, hôm sau cô bé nhận được, ghi ngay cảm xúc mình: “Nhìn thấy hình ảnh thần tượng, tim con muốn rớt ra ngoài. Biết cám ơn chú bao nhiêu cho đủ chú ơi! Cho con gửi lời cám ơn Cô Trang nữa nha chú”.
-NHÀ VĂN LỆ HẰNG (ÚC
CHÂU): Cám ơn Thế Giới Nghệ Sĩ đã quy tụ những tên tuổi
lớn về dưới mái nhà thân yêu. Nhớ cho chị gửi lời thăm anh Trần Quang nhé.
-ĐÀO HỮU LỘC,
một nhạc sĩ có nhiều ca khúc được thu băng, trong số đó có Elvis Phương hát bài
“Cảm Ơn Em” với những lời ca nhẹ nhàng như “Cảm ơn em ! Cảm ơn em ! Cảm ơn em
cho anh tình yêu nồng nàn! Cảm ơn em ! Cảm ơn em! Cảm ơn em cho anh đắm đuối mê
say..”. Người viết được quen anh qua sự giới thiệu của nghệ sĩ Giang Kim, và
như thế, thỉnh thoảng 2 anh em vẫn thăm hỏi nhau dù cách xa nửa vòng trái đất.
Lá thư đầu năm, anh gửi như lời chúc Tết: “Nhân dịp Xuân về, thay vì
làm nhạc thì bây giờ làm thơ ...hì hì.. thơ "con cóc".. để gọi là
chúc Tết , thơ này Anh viết thể loại thông thường là ngủ ngôn bát cú nhưng
thêm 4 câu nữa thành 12 câu để tượng trưng cho 12 con giáp nên là ngủ
ngôn thập nhị cú.Gieo vần ê ở cuối câu. Bây giờ
B. đọc cho vui nhé.
Mừng Xuân mới lại về.
Bao ước muốn mọi bề
Đón chào năm con Dê
Được thành đạt hả hê
Chúc hạnh phúc tràn trề
Trong cõi đời dâu bể
Gia đạo vui đề huề
Không vướng cảnh ê chề
Sức khỏe tốt khỏi chê
Tiền bạc đếm không xuể
Hồng hào thấy mà mê!
Tiêu xài thật phủ phê!
Mừng Xuân mới lại về.
Bao ước muốn mọi bề
Đón chào năm con Dê
Được thành đạt hả hê
Chúc hạnh phúc tràn trề
Trong cõi đời dâu bể
Gia đạo vui đề huề
Không vướng cảnh ê chề
Sức khỏe tốt khỏi chê
Tiền bạc đếm không xuể
Hồng hào thấy mà mê!
Tiêu xài thật phủ phê!
Đồng thời gửi tặng B. ca
khúc Mừng Xuân Về (viết trước năm 1975 ), ca khúc này trước đây đã nhờ Giang
Kim gửi tặng B. rồi nhưng đây là bản Video .
Chào thân ái. Anh. Linh
Vũ Đào Hữu Lộc”
Những lời, ý
và tấm lòng của Anh quả là một món quà Tết ý nghĩa năm nay.
- LÊ TẤN PHƯỚC (NA UY): Tôi rất
muốn mua báo TGNS từ số 1.Xin anh cho biết trương mục và gia đặt báo 1 năm.
Thân. Phuoc Tan Le.
Thưa anh Phước, khâu phát hành Việt Tide đã gửi báo sang Na Uy đến anh. Cám ơn anh đã dành sự ưu ái cho TGNS này từ bao lâu nay. Mong có ngày hội ngộ anh và gia đình. Quý.
- CA SĨ PAULINE NGỌC: Nhận được 4 tờ Việt Tide qua Thảo Dung rất vui và cảm động vì em vẫn nhớ đến Chị . Sẽ chụp ảnh khi Chị hết bệnh (dịch Cúm đang hoành hành toàn xứ Đức , hơn 1 triệu người bị, trong số đó có cả Chị). Chúc em chị sức khỏe và thành công trong năm mới! Thương quí em nhiều! Chị .
Thưa anh Phước, khâu phát hành Việt Tide đã gửi báo sang Na Uy đến anh. Cám ơn anh đã dành sự ưu ái cho TGNS này từ bao lâu nay. Mong có ngày hội ngộ anh và gia đình. Quý.
- CA SĨ PAULINE NGỌC: Nhận được 4 tờ Việt Tide qua Thảo Dung rất vui và cảm động vì em vẫn nhớ đến Chị . Sẽ chụp ảnh khi Chị hết bệnh (dịch Cúm đang hoành hành toàn xứ Đức , hơn 1 triệu người bị, trong số đó có cả Chị). Chúc em chị sức khỏe và thành công trong năm mới! Thương quí em nhiều! Chị .
- THỦ MÔN NGUYỄN QUỐC
BẢO – con trai cố xướng ngôn viên Huyền Vũ (Virginia): Rất
thích Uyên Phương với những tình khúc Trịnh Công Sơn. Giọng ca như pha lê nghe
như nức nở tâm hồn. Nhắc đến Uyên Phương thì phải nhớ tới giọng ca của Đào Hoa
Nữ và Dạ Hương thường xuyên thu âm cho băng nhạc Shotguns. Xa quê hương hơn 40
cái Tết rồi nhưng chưa thấy một ca sĩ nào trình bày nhạc phẩm Mùa Xuân Đầu Tiên
thấm thía như Dạ Hương. Tết về nghe bài Mùa Xuân Đầu Tiên là tiếc nuối những
Tết năm xưa và giọng ca Dạ Hương. Giọng ca tuyệt đẹp.
Còn riêng Thanh Lan, giọng ca và vóc dáng không thay đổi bao nhiêu so với thời điểm trước 75. Vẫn trẻ, đẹp, duyên dáng tràn đầy. Trong gia đình tôi, có chị Phương Huy từ trường St Paul, ca hát va cách nhún nhẩy y hệt như Thanh Lan nên trong gia đình gọi chị là "Thanh Lan deux". Nhà tôi từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao trước 75 nơi Thanh Lan thường vào Bộ Ngoạai Giao để xin giấy tờ thủ tục xuất ngoại, cô ấy trông rất dễ thương và mảnh mai...
Còn riêng Thanh Lan, giọng ca và vóc dáng không thay đổi bao nhiêu so với thời điểm trước 75. Vẫn trẻ, đẹp, duyên dáng tràn đầy. Trong gia đình tôi, có chị Phương Huy từ trường St Paul, ca hát va cách nhún nhẩy y hệt như Thanh Lan nên trong gia đình gọi chị là "Thanh Lan deux". Nhà tôi từng làm việc ở Bộ Ngoại Giao trước 75 nơi Thanh Lan thường vào Bộ Ngoạai Giao để xin giấy tờ thủ tục xuất ngoại, cô ấy trông rất dễ thương và mảnh mai...
Gần 500 quan khách, nghệ sĩ đã ngồi chật kín nhà hàng Grand Garden tối mùng 2
Tết (20/2/2015) để chung vui một buổi tiệc kỷ niệm 40 năm thành hôn của anh chị
Nguyễn An Thạch và Chử Ngọc Hoàng Anh, hai khuôn mặt quen thuộc trong rất nhiều
chương trình charity từ thiện khắp nơi, nhất là 2 người đã tham gia giúp đỡ
trong Hội Hiến Tủy từ 12 năm qua, đồng thời cũng là những tình thân đã gắn bó
với giới nghệ sĩ hải ngoại hơn 30 năm dài. Cả hai quen nhau từ thời 1960-1961
lúc học cùng lớp đệ lục, đệ ngũ dưới mái trường Yersin (Đà Lạt). Năm 1964, anh
Nguyễn An Thạch du học sang Pháp, còn chị Chử Ngọc Hoàng Anh du học sang Mỹ năm
1967. Năm 1969, anh Nguyễn An Thạch từ Pháp sang Mỹ dậy tiếng VN cho các lính
G.I , ở đó hai người bạn cũ gặp lại nhau. Cả 2 cùng hoạt động sinh viên rất
manh, vừa đi làm, đi học và đều tốt nghiệp master về business MBA năm 1972 tại
University of Maryland.
Năm
1975, cả hai đều là district manager cho công ty Kmart và cũng trong thời gian
này, tháng 1-75, cả hai chính thức kết hôn tại tiểu bang Virginia và sau này có
3 mặt con với nhau. Cô con gái lớn tên Annette Thúy Anh sinh năm 1976, về sau
lấy chồng là Nha sĩ Bùi Xuân Trúc (em Bác Sĩ Bùi Xuân Dương), cậu con trai thứ
nhì là Michael Tuấn Anh sinh năm 1980 và cậu út Bobby Thịnh Anh sinh năm 1983
đã lập gia đình năm 2011. Cũng nên nói thêm, chị Chử Ngọc Hoàng Anh là cô con
gái thứ 9 của Ông Bà Chử Ngọc Liễn (từng giữ nhiều chức vụ Thứ Trưởng từ thời
Vua Bảo Đại, Ông Diệm, Ông Thiệu).. Chị Chử Ngọc Hoàng Anh có người anh lớn
nhất là nhà báo Chử Bá Anh (và vợ là thi sĩ Vi Khuê) từng là Hiệu Trưởng trường
Văn Học ở Đà Lạt.
Chương trình văn nghệ đã rất sôi động phong phú ngay từ những phút giây đầu với nhiều MC, ca nhạc sĩ tham dự, có một số đi trình diễn xa vì là ngày mùng 2 Tết nhưng vẫn góp lời ca, tiếng nói chúc mừng trong những dĩa CD mà Ban Tổ Chức đã dành gửi tặng cho tất cả quan khách ngay khi bước chân vào cửa..
Đôi uyên ương Nguyễn An Thạch và Chử Nguyễn Hoàng Anh rất cảm kích trước những yêu thương này nên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quí vị quan khách, thân hữu, gia đình, nghệ sĩ như anh chị Suôi gia Phạm Minh, các bạn học Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Lycee Yersin Dalat, các anh chị và các bạn từ Pháp, Thụy Sĩ, Canada và khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ và đặc biệt anh chị Trương Quốc Sủng và Mai Ngân (Washington DC), nhóm Bác sĩ và nha sĩ OC By Night với BS Bùi Xuân Dương & Oanh, BS Hùng Ông, BS Quỳnh Thy, Nha sĩ Khá Lê, Nha sĩ Timothy Bùi, Nha sĩ Huyền, Hương Tô (vợ bs Văn Vũ). Riêng thành phần nghệ sĩ, lời cám ơn xin gửi đến Bảo Hân (đến từ Canada),Trúc Linh, Ý Lan & Anh Tuấn, Thanh Lan, Ái Vân, Thanh Hà, Don Hồ, Long Hồ , Carol Kim, Bằng Kiều, Nhật Hạ & Huỳnh Thái Bình , Vân Quỳnh, Vân Khanh, Tuấn Ngọc & Thái Thảo, Bebe Hoàng Anh, Thành Lễ , Quốc Thái, Hải Lan, Quỳnh Hương, Lê Viêt & Ngọc Lan, Minh Ngoc, Lây Minh, OB Châu Hiệp, Paolo, Mạnh Hà, Thế Dũng, Thanh Hòa và nhà thiết kế Thụy Cúc, Tố Uyên, Hoàng Nam, Tommy Ngô & Linda Trang Đài, Bé Khang, Scott Việt Đinh, Phi Phi Mai, Uyên Thi, Trần Văn Thanh & Thanh Trúc, Quinn Bùi, Lê Huỳnh.. Các MC Thúy Anh, Julie Trần, Mạnh Cường, Trần Quốc Bảo, Ông Thụy Như Ngọc (Viet Tide), Scott Việt Đinh, Lê Toàn và ban nhạc, Anh Đồng (nhà hàng Grand Garden)..
Chương trình chấm dứt lúc 12g00 đêm mà thân hữu vẫn còn rất đông chưa ai muốn ra về.
Chương trình văn nghệ đã rất sôi động phong phú ngay từ những phút giây đầu với nhiều MC, ca nhạc sĩ tham dự, có một số đi trình diễn xa vì là ngày mùng 2 Tết nhưng vẫn góp lời ca, tiếng nói chúc mừng trong những dĩa CD mà Ban Tổ Chức đã dành gửi tặng cho tất cả quan khách ngay khi bước chân vào cửa..
Đôi uyên ương Nguyễn An Thạch và Chử Nguyễn Hoàng Anh rất cảm kích trước những yêu thương này nên xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quí vị quan khách, thân hữu, gia đình, nghệ sĩ như anh chị Suôi gia Phạm Minh, các bạn học Jean Jacques Rousseau, Marie Curie, Lycee Yersin Dalat, các anh chị và các bạn từ Pháp, Thụy Sĩ, Canada và khắp các tiểu bang ở Hoa Kỳ và đặc biệt anh chị Trương Quốc Sủng và Mai Ngân (Washington DC), nhóm Bác sĩ và nha sĩ OC By Night với BS Bùi Xuân Dương & Oanh, BS Hùng Ông, BS Quỳnh Thy, Nha sĩ Khá Lê, Nha sĩ Timothy Bùi, Nha sĩ Huyền, Hương Tô (vợ bs Văn Vũ). Riêng thành phần nghệ sĩ, lời cám ơn xin gửi đến Bảo Hân (đến từ Canada),Trúc Linh, Ý Lan & Anh Tuấn, Thanh Lan, Ái Vân, Thanh Hà, Don Hồ, Long Hồ , Carol Kim, Bằng Kiều, Nhật Hạ & Huỳnh Thái Bình , Vân Quỳnh, Vân Khanh, Tuấn Ngọc & Thái Thảo, Bebe Hoàng Anh, Thành Lễ , Quốc Thái, Hải Lan, Quỳnh Hương, Lê Viêt & Ngọc Lan, Minh Ngoc, Lây Minh, OB Châu Hiệp, Paolo, Mạnh Hà, Thế Dũng, Thanh Hòa và nhà thiết kế Thụy Cúc, Tố Uyên, Hoàng Nam, Tommy Ngô & Linda Trang Đài, Bé Khang, Scott Việt Đinh, Phi Phi Mai, Uyên Thi, Trần Văn Thanh & Thanh Trúc, Quinn Bùi, Lê Huỳnh.. Các MC Thúy Anh, Julie Trần, Mạnh Cường, Trần Quốc Bảo, Ông Thụy Như Ngọc (Viet Tide), Scott Việt Đinh, Lê Toàn và ban nhạc, Anh Đồng (nhà hàng Grand Garden)..
Chương trình chấm dứt lúc 12g00 đêm mà thân hữu vẫn còn rất đông chưa ai muốn ra về.
Đôi uyên ương Chử Ngọc
Hoàng Anh - Nguyễn An Thạch
Trong ảnh là Ông Bà
Trương Quốc Sủng & Mai Ngân (chủ tiệm vàng Đức Âm Saigon) và đôi uyên ương
Nguyễn An Thạch – Chử Ngọc Hoàng Anh (2 người ở giữa) tại tiệc Anniversary 40
năm ngày 20 tháng 2 năm 2015
MỘT VÒNG GHÉTHĂM NHỮNG CƠ SỞ
THƯƠNG MẠI CÓ NHIỀU NGHỆ SĨ, NHÀ BÁO GHÉ NHẤT
PHỞ THIÊN KIM
14072 đường Magnolia #107
Thành phố Wesmister CA 92683
PHỞ THIÊN KIM
14072 đường Magnolia #107
Thành phố Wesmister CA 92683
Trưa
thứ năm tuần qua, ngày 5 tháng 3 năm2015, rất đông nghệ sĩ và thân hữu đã ghé
mừng khai trương tiệm Phở Thiên Kim do chính người nữ ca sĩ nổi tiếng của TT
Asia đứng ra điều hành. Tiệm nằm trong khu thị tứ sầm uất, khu Tèo Sandwich,
nhà hàng Ngự Bình.. Người viết đến lúc 12g00 đã thấy trên 30 ca nhạc sĩ có mặt,
trong số đó có các ca nhạc sĩ Ngọc Chánh, Mai Lệ Huyền, Phượng Linh, Phương
Hồng Quế, Michael, Trang Thanh Lan,Lưu Bích, Thế Sơn, Quốc Anh, U Minh Kiệt
Bass, nhà báo Kỳ Phát, Ngọc Đan Thanh, Duy Thanh, Hải Nguyễn VPLS, Mai Ly &
Ngụy Ming, Trung Nghĩa, Công Thành, Ngọc Huệ, Charlie Phạm, Tuấn Ngọc, Bảo
Liêm, Bảo Vy.. đặc biệt có nhạc sĩ Minh Nhiên, tác giả nhiều bài hát quen thuộc
như Xin Lỗi Tình Yêu, Tình Yêu Không Có Lỗi vừa từ VN sang chơi..
Để biết thêm về tiệm Phở này, mời bạn đọc bản tin của nhà báo Đức Tuấn trên báo Người Việt số thứ năm 26 tháng 2 như sau:
Để biết thêm về tiệm Phở này, mời bạn đọc bản tin của nhà báo Đức Tuấn trên báo Người Việt số thứ năm 26 tháng 2 như sau:
“Tại vì phở càng ngày
càng được nhiều người ưa thích, không phải chỉ riêng người Việt Nam, mà kể cả
cả người Ðại Hàn, Phi Luật Tân, hay người Mỹ. Thiên Kim thấy rằng phở là món
rất dễ ăn, từ người lớn đến em bé đều ưa thích món ăn này... Giống như lúc đi
hát về, cả đám bạn đói bụng, hỏi nhau đi ăn gì cho nhanh tiện và dễ ăn, thì món
đầu tiên mọi người nghĩ đến, lúc nào cũng là... phở!”
Ca sĩ Thiên Kim tâm tình
thêm: “Khi nhà hàng bắt đầu khai trương, chắc chắn em sẽ bận thêm một chút,
nhưng vì em có gia đình và anh em phụ giúp nên hy vọng sẽ không ảnh hưởng đến
chuyện đi hát.”
Ai
cũng biết Thiên Kim là một trong vài ca sĩ trụ cột của trung tâm Asia. Trụ cột
vì cô tham gia sinh hoạt trong trung tâm này khá lâu, trụ cột vì trong bất cứ
sinh hoạt lớn nhỏ nào của trung tâm Asia, cô cũng đều góp mặt giúp một tay.
Thiên Kim là giọng hát truyền cảm, chất giọng khàn đục, luôn chinh phục được
mọi ca khúc, dù khó khăn đến đâu đi nữa.
Ngoài đời, Thiên Kim là mẫu người phụ nữ thẳng tính, bộc trực, mạnh mẽ, nhưng
có lúc cô cũng dễ có những giọt nước mắt lăn dài trên má, nhất là đứng trước
những hoàn cảnh thương tâm hay nghe những câu chuyện cảm động.
Ðối với chuyện khai
trương cơ sở kinh doanh như tiệm phở, Thiên Kim quan niệm: “Ca hát và ẩm thực
đều là nghệ thuật, vì khi ca sĩ đứng trên sân khấu hát, phải biết sử dụng kỹ
năng để chuyển tải bài hát sao cho tình cảm, dịu dàng và đi vào lòng khán giả,
thế thì chuyện đứng bếp nấu một món ăn cũng đòi hỏi năng khiếu đặc biệt để có
thể mang đến một món ăn vừa miệng thực khách.”
Câu hỏi: “Mở tiệm phở,
có phải đó là sự chuẩn bị cho tương lai hay không?”. Ca sĩ Thiên Kim trả
lời: “Em là người thích làm việc và thích kinh doanh, vì vậy mà em học kinh tế.
Bởi thế dù hát hay không hát thì chuyện em mở nhà hàng vẫn là chuyện em thích
làm.” (Ð.T.)
Từ trái hàng đứng:
Michael, Ngọc, Bảo, Minh Nhiên, Thiên Kim, Trang Thanh Lan, Phương Hồng Quế,
Thế Sơn, Mai Lệ Huyền, Kỳ Phát, Công Thành và hàng ngồi Phượng Linh, Ngọc
Chánh, Hải Nguyễn
Từ trái sang phải: Duy
Thanh, Minh Nhiên, Ông Thụy Như Ngọc, Mai Lệ Huyền, Thiên Kim, Ngọc Đan Thanh,
Ngọc Chánh, Trần Quốc Bảo
Từ trái: Mai Ly, Ngụy
Ming, Trung Nghĩa, TQB
Từ trái: Mai Lệ Huyền,
TQB, Minh Nhiên, Tuấn Ngọc, Thiên Kim, Phương Hồng Quế, Phượng Linh, Trang
Thanh Lan
Từ trái: Ngọc, TQB,
Phượng Linh, Ngọc Huệ, 1 cô đẹp, Charlie Phạm
Ở tiệm phở này, nhạc
sĩ Minh Nhiên gặp lại người bạn nhạc sĩ U Minh Kiệt từng chơi chung trong ban
nhạc ở VN dạo nào
Hàng đứng từ trái:
Minh Nhiên, Ngọc Đan Thanh, Trần Quốc Bảo và hàng ngồi từ trái Mai Lệ Huyền, bé
Trúc, Duy Thanh
Từ trái: Trần Quốc
Bảo, Minh Nhiên, Tuấn Ngọc, Thiên Kim, Phương Hồng Quế
ĐÓN ĐỌC THẾ GIỚI NGHỆ SĨ SỐ 6
Trong số này có rất nhiều loạt bài của các ca nhạc sĩ tưởng nhớ sự ra đi năm thứ 6 của nhạc sĩ Trường Kỳ (tác giả nhiều bài nhạc ngoại quốc do Ông chuyển lời Việt như Tình Yêu Trong Đời (Sealed With A Kiss), Khi Ta 20 (Pendant les vacances), Thú Yêu Thương (The Godfather), Rồi Mai Đây (Love Mucho Te Quiero).. trong số những người viết đó có nhạc sĩ Nam Lộc, nhạc sĩ Kỳ Phát, nhạc sĩ Trung Nghĩa và đặc biệt những bài mới nhất của:
- Ca sĩ Diễm Chi (Để Nhớ Về Nhà Báo Trường Kỳ)
- Ca sĩ Thanh Lan (Trường Kỳ, người bạn năm xưa)
- Trần Quốc Bảo (Những kỷ niệm Rồi Mai Đây với Trường Kỳ)
Ngoài ra còn có những
tin tức văn nghệ sôi nổi như
- Tìm lại nhạc sĩ Vũ Thư, tác giả ca khúc Yêu Em Dật Dờ sau 19 năm biệt tích
- Sinh nhật nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đầy ắp hương tình
- Đám tang ông Diệp Bảo Tân (chủ nhân nhà hàng ca nhạc Maxim) chật cứng người hiện diện
-- Ca sĩ Thanh Lan và Hộp Thư Nghệ Sĩ
- Ca sĩ Lan Ngọc xuất hiện trong show nhạc Hoa Hậu đầu tháng 4 tại Saigon Performing Art.
- Ngược Giòng Đời: Bài viết về nam tài tử La Thoại Tân đăng trong tuần báo Truyện Phim số 49 phát hành ngày 27 tháng 12 năm 1958
- 1001 Khuôn Mặt Thương Yêu: Nhạc sĩ Minh Nhiên
- Phút Nói Thật với Nhạc Sĩ Minh Nhiên
- Tiệc Mừng 44 Năm Kết Hôn Của Anh Thu và Ca Sĩ Phượng Linh Với Hơn 16 Ngàn Ngày Mưa Nắng Ngọt Ngào
- Giỗ một năm Nguyễn Mạnh Anh Quân, niềm nhớ vẫn chưa nguôi
- Đám cưới ca sĩ Chế Phong và nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền rộn ràng với nhiều nghệ sĩ tham dự
- Sinh nhật Ông Thái Thúc Thuần (em trai cố đạo diễn Thái Thúc Nha và là thân phụ của ca sĩ Thái Thúc Linh Thảo)
- Sinh nhật ca sĩ Quách Hoàng Phi và con trai
- Một vòng ghé thăm những cơ sở thương mại có nhiều nghệ sĩ và báo chí ghé nhất: Nhà hàng Majesty và M Lounge (5015 đường Edinger, thành phố Santa Ana CA 92704)
- Tìm lại nhạc sĩ Vũ Thư, tác giả ca khúc Yêu Em Dật Dờ sau 19 năm biệt tích
- Sinh nhật nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đầy ắp hương tình
- Đám tang ông Diệp Bảo Tân (chủ nhân nhà hàng ca nhạc Maxim) chật cứng người hiện diện
-- Ca sĩ Thanh Lan và Hộp Thư Nghệ Sĩ
- Ca sĩ Lan Ngọc xuất hiện trong show nhạc Hoa Hậu đầu tháng 4 tại Saigon Performing Art.
- Ngược Giòng Đời: Bài viết về nam tài tử La Thoại Tân đăng trong tuần báo Truyện Phim số 49 phát hành ngày 27 tháng 12 năm 1958
- 1001 Khuôn Mặt Thương Yêu: Nhạc sĩ Minh Nhiên
- Phút Nói Thật với Nhạc Sĩ Minh Nhiên
- Tiệc Mừng 44 Năm Kết Hôn Của Anh Thu và Ca Sĩ Phượng Linh Với Hơn 16 Ngàn Ngày Mưa Nắng Ngọt Ngào
- Giỗ một năm Nguyễn Mạnh Anh Quân, niềm nhớ vẫn chưa nguôi
- Đám cưới ca sĩ Chế Phong và nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền rộn ràng với nhiều nghệ sĩ tham dự
- Sinh nhật Ông Thái Thúc Thuần (em trai cố đạo diễn Thái Thúc Nha và là thân phụ của ca sĩ Thái Thúc Linh Thảo)
- Sinh nhật ca sĩ Quách Hoàng Phi và con trai
- Một vòng ghé thăm những cơ sở thương mại có nhiều nghệ sĩ và báo chí ghé nhất: Nhà hàng Majesty và M Lounge (5015 đường Edinger, thành phố Santa Ana CA 92704)
Đặc biệt trang Góc Nhớ
Túc Cầu Trước 75 tuần này là bài viết của Trần Quốc Bảo: "Tiếng Nói Người
Trong Cuộc Về Câu Chuyện Giải Bóng Đá Tt Phác Chính Hy Tại Đại Hàn Năm
1971"
Trong số này, phần tuần báo Việt Tide có rất nhiều loạt bài về Thời Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Tin Tức Thế Giới Tuần Qua, Tìm Hiểu Nước Mỹ, Tin Cộng Đồng, Gia Chánh, Tạp Ghi Văn Nghệ, Thơ, Y Tế Sức Khỏe, Hỏi Đáp Kỹ Thuật, Khéo tay Cuối Tuần, Tử Vi Phước Lộc..
Mọi liên lạc với Thế Giới Nghệ Sĩ xin gọi:
Trần Quốc Bảo (714)981-9255
hoặc email về mctranquocbao@yahoo.com
Trong số này, phần tuần báo Việt Tide có rất nhiều loạt bài về Thời Sự, Chính Trị, Kinh Tế, Tin Tức Thế Giới Tuần Qua, Tìm Hiểu Nước Mỹ, Tin Cộng Đồng, Gia Chánh, Tạp Ghi Văn Nghệ, Thơ, Y Tế Sức Khỏe, Hỏi Đáp Kỹ Thuật, Khéo tay Cuối Tuần, Tử Vi Phước Lộc..
Mọi liên lạc với Thế Giới Nghệ Sĩ xin gọi:
Trần Quốc Bảo (714)981-9255
hoặc email về mctranquocbao@yahoo.com
Lucky Ride, Inc.
A
Bus & Trucking Company
9882 Reading Ave,Garden
Grove,CA 92844
luckyride9@yahoo.com & mc757935@yahoo.com & michaeltrubui@yahoo.com
luckyride9@yahoo.com & mc757935@yahoo.com & michaeltrubui@yahoo.com
General Manager & USDOT.2181165
MC.757935 PSG.0027660-B CA.417297
Tel.714-982-9764 Tel.714-534-0932 Fax.Toll Free 877-439-0573 Cel.714-981-4959
Tel.714-982-9764 Tel.714-534-0932 Fax.Toll Free 877-439-0573 Cel.714-981-4959
luckyride9.blogspot.com (for US DOT Safety
Inspection Records) & facebook: lucky ride
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment