Saturday, April 30, 2016

Trang Thơ Nhạc ngày 30 tháng Tư



Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc ngày 30 tháng Tư
1. Tám Nẻo Đường Thành: Trầm Tử Thiêng - Duy Khánh - Gs TranNangPhung - NNS
https://www.youtube.com/watch?v=ffa-J6w1Dd8&index=8&list=PLfe9JTtbGcgXIraLJ53joBR2_Zy5Rf2Yt
2. Người Về: Phạm Duy - Ngọc Hạ - Gs TranNangPhung - NNS
3. Trăng Tàn Trên Hè Ph: Phạm Thế Mỹ - Trúc Mai - Gs TranNangPhung - NNS
Tình thân,
NNS
............................................................................................................
c Tháng Tư
(i) Tiu T: Chuyn di tn 1975

(Nhà văn Tiểu Tử - hiện đang định cư tại Pháp - là một trong số rất ít những nhà văn đã ghi lại những hình ảnh này để nhớ lại một giai đoạn bi thảm trong hành trình tìm tự do.
Với lối hành văn mộc mạc của người Nam Bộ, những truyện ngắn của nhà văn Tiểu Tử luôn luôn gây xúc động cho người đọc bằng những hình ảnh rất đơn giản trong cuộc sống hàng ngày: một chiếc nón lá, một tô cháo huyết, một cái quần rách, một bản vọng cổ. Những hình ảnh rất đời thường đó, qua giọng văn của ông đã biến thành những âm điệu quê hương khơi dậy nhiều dòng nước mắt. Bên cạnh nghề chính là một kỷ sư hóa học. Nhà văn Tiểu Tử, với trên dưới 30 truyện ngắn ở hải ngoại đã cùng với Lê Xuyên, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Ngọc Tư  đưa văn học miền Nam đến với người đọc bằng ngôn ngữ bình dị mà thắm thiết, lắt léo mà bao dung, đơn sơ nhưng chan hòa tình cảm.)

1. Cuộc di tản kinh hoàng
(Trong tâm tư người Việt hải ngoại, cuộc vượt biên đánh dấu một đoạn đời không thể quên, tuy nhiên nhà văn Tiểu Tử muốn nhắc cho mọi người nhớ lại một một cuộc hành trình khác không kém phần bi thảm đã xảy ra trên chính quê hương của mình trước ngày 30 tháng 4 năm 75. Đó là cuộc di tản từ miền Trung vào miền Nam, từ làng này sang làng khác của người dân để trốn chiến tranh).
Giữa cầu thang, một bà già, bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chỉ tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.
"Bà già đó sợ gì mà phải đi di tản? Con cháu bà đâu mà để bà đi một mình? Rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày còn lại trên xứ định cư ra sao? Còn cậu thanh niên đã làm một cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu?... Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, anh ta đã cho tôi thấy cái tình người trên quê hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn tạp như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…"
2. Những bàn tay nhân ái
Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà còn trẻ mang hai cái xắc trên vai, tay bồng một đứa nhỏ. Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ. Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi vì chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nhìn bàng quan của thiên hạ mà khóc than thống thiết như vậy - người mẹ tiếp tục van lạy cầu khẩn.

Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực mình rồi vén áo đưa lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…
Anh thứ hai đã lấy trong túi ra chai dầu,  rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của quân đội. Họ bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo gió! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa con. Một anh lính Mỹ chợt đi qua, vội vã chạy lại đỡ người mẹ, bồng xốc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư theo từng nhịp bước….
"Cầu nguyện cho mẹ con thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đã làm. Bây giờ, tôi nhìn mấy anh lính Mỹ với cái nhìn có thiện cảm!"

3. Quê hương xa rồi
Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cõng một bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông. Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá. Bà nép má trái lên vai người đàn ông, nét mặt rất bình thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hãi ở chung quanh!
Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá. Bà chồm người ra, hốt hoảng nhìn theo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới. Rồi bà bật khóc thảm thiết…
"Đó là cái nón lá! Đến khi mất nó, có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả. Cái nón lá đã chứa đựng cả bầu trời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ? Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cái nón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó, ở một góc trời nào đó của quê hương…"

4. Những cuộc chia tay xé lòng
Cái hình ảnh làm tôi xúc động nhất có lẽ là cái hình ảnh mà thằng nhỏ mà Cha nó dẫn đi ra bến tàu. Cầu tàu kéo lên rồi Cha nó lạy lục những người trên tàu. Những người trên tàu thòng xuống cái sợi dây. Người Cha nắm được cái sợi dây cột ngang eo ếch của thằng con, rồi ra dấu cho ở trên kéo thằng con lên.
Thằng con không khóc, không giãy dụa. Nó nghiêng người nhìn xuống cái người đứng ở dưới, lúc đó tôi mới đoán ra cái người đứng ở dưới là Cha của nó. Người đứng ở dưới ra dấu "đi đi, đi đi". Rồi tự nhiên tôi thấy ông già đó úp mặt vô hai tay khóc nức nở, tôi thấy tôi cũng ứa nước mắt. Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác. Người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu. Bỗng trên tàu thòng xuống một sợi thừng, đầu dây đong đưa. Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, vội vã cột ngang eo ếch thằng nhỏ. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, tòn teng dọc theo hông tàu, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nhìn xuống. Người đàn ông ngước nhìn theo, đưa tay ra dấu như muốn nói: "Đi, đi! Đi, đi!". Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất! Không có tiếng còi tàu hụ buồn thê thiết khi lìa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt!
Không biết thằng nhỏ đó –bây giờ cũng đã trên bốn mươi tuổi -- ở đâu? Cha con nó có gặp lại nhau không? Nếu nó còn mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy dòng nầy."
(ii) Vương Văn Quang: Tháng Tư
Tháng Tư, chẳng có gì đặc biệt so với mười một tháng còn lại trong năm. Tháng Tư, chỉ là một đại lượng, một đơn vị qui ước thời gian. Tháng Tư càng không đặc biệt khi nó chảy trong/trên một vùng địa lí như Sài Gòn. Vùng đất một mùa, một màu, tứ thời quanh năm nắng nóng.
Tháng Tư, Sài Gòn nóng và nắng. Nắng trắng đường nắng rát mặt nắng bỏng da, nắng cháy. Nóng vã vượi nóng quắt quay nóng rã rời, nóng vãi long linh.
Cái nóng tháng Tư năm nay càng trở nên nghẹt thở khi thảm họa cá chết hàng loạt ở biển miền trung và người miền bắc đang chết ngộp trong khói bụi mịt mù tô điểm thêm chút thủy ngân lửng lơ làm dáng, còn ở bên ngoài thì nước “lạ” vẫn đang miệt mài hung hãn triển khai vũ khí hạng nặng trên những hòn đảo đã mất và vùng lãnh hải đang mất.
Tháng Tư, người cộng sản Việt Nam chiến thắng anh em nhưng tự bại trước kẻ thù.
Cái nóng tháng Tư trở nên nghiệt ngã hơn khi ngoài đường rợp trời mầu đỏ quắt quay. Banderol ngang đường, khẩu hiểu cả trên mỗi gốc cây, cờ phướn tung bay ăn mừng ngày chiến thắng, ngày giải phóng miền nam, và cùng với nó là giai điệu hào hùng “thề diệt hết lũ ngụy quân, tiêu diệt giặc Mỹ bạo tàn…”.
Bên cạnh đó, trên mạng xã hội trùng điệp những lời lẽ cay nghiệt của “bên thua cuộc”. Những lời cay nghiệt không chỉ dành cho kẻ thực sự thắng cuộc mà dành cả cho “lũ Bắc kì”, cho cả những nạn nhân. Người ta post những tấm hình anh bộ đội miền bắc ngơ ngác ngáo ngơ ngớ ngẩn thất thần trên đường phố Sài Gòn cùng những dòng miệt thị, mỉa mai, chế giễu.
Đảng Cộng Sản Việt Nam, kẻ chiến thắng mồm nói hòa hợp hòa giải, nhưng đến hẹn lại lên, họ không quên ăn mừng ngày “giải phóng”, ngày chiến thắng “ngụy quyền”. Nhưng phía bên kia, xem ra cũng không chịu nhường nhịn phân nào.
Tháng Tư, có con cá của người Âu-Tây, con cá tháng Tư, ngày một tháng Tư, ngày nói dối. Ở Việt Nam, tháng Tư, con cá trở nên kệch cỡm vì sự dối trá của Việt Nam không vui vẻ hồn nhiên như con cá nước ngoài. Không chỉ một ngày, tháng Tư ở Việt Nam cả tháng mang sắc mầu dối trá. Sự dối trá vĩ đại. Cả một dân tộc bị dối lừa. Cả một tông dật ê chề thảm thiết.

Tháng Tư xứ Việt. Đầu tháng dối lừa con cá, cuối tháng dối trá một dân tộc. Cuối tháng Tư là cả một sự kiện đi vào lịch sử mà trong nó là máu me và dối trá. Anh em giết nhau không tiếc thương. Hận thù đó còn và chưa biết bao giờ nguôi ngoai. Tất cả bắt nguồn từ một lời nói dối. Tất cả là dối trá. Là bịp bợm.

Tháng Tư, câu chuyện lịch sử của Việt Nam nhưng lại làm kho tàng từ vựng tiếng Anh có thêm từ mới (Boat People) và Jean Paul Satre phải “đổi mới tư duy”
Tháng Tư, ngày con cá, Sơn Trịnh băng hà và Phạm Tuyên hân hoan hỉ. Tháng Tư, người Việt hát "nối vòng tay lớn" hay "Sài Gòn ơi ta đã mất người trong cuộc đời"? Tháng Tư, đám đông cất khúc hoan ca "như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng" hay ngơ ngác nhìn nhau tấu lên giai điệu vô hồn "hát trên những xác người"?
Ngày ba mươi tháng Tư là ngày gì? Ngày "giải phóng" hay ngày “quốc hận”?
Tháng Tư mầu gì? Đỏ hay “tháng tư đen”? Tháng Tư không có mầu và Việt Nam quê hương dấu yêu sẽ bớt thương đau khi tờ lịch ngày ba mươi tháng Tư ghi: “Ngày kết thúc nội chiến”.

(iii) Giao Ch, San Jose: 30 tháng Tư, 41 năm sau - Xin được ph c
Mộng ước sau cùng
Ðầu Tháng Tư năm nay 2016, cháu Oanh từ Úc Châu gọi cho chúng tôi. Thưa bác, bố con đã yếu rồi. Vẫn còn ở Sacramento, thủ đô California. Không biết sẽ đi lúc nào. Con thì ở nơi xa xôi. Chuẩn bị sẵn sàng, có tin là con bay về. Gia đình bên CA cũng đã chuẩn bị. Bố con ở bên đó không giao thiệp nhiều, nên cũng không quen biết ai. Con muốn khi bố con ra đi sẽ được hưởng chút nghi lễ của quân đội. Tôi hỏi lại rằng con muốn nghi lễ ra sao. Cháu Oanh trả lời rằng bố con là quân nhân nhảy dù, sau qua cảnh sát. Xin mời các chiến hữu tham dự tang lễ. Xin được phủ cờ. Vậy cháu gửi cho bác tất cả các giấy tờ liên quan đến tiểu sử của ba, bác sẽ thu xếp giới thiệu với các quân nhân và cộng đồng tại địa phương. Giữa Tháng Tư, cháu bay từ Úc qua Hoa Kỳ, sau khi thăm ông già ở Sacto, trên đường về đã ghé San Jose để gặp chúng tôi xin lễ phủ cờ cho người cha thân yêu. Ðọc hết hồ sơ quân vụ, những giấy ra trại, ra tù. Những lá thư từ trại tù gửi về cho vợ con. Chúng tôi hết sức xao xuyến bồi hồi, xin kể lại câu chuyện cho các chiến hữu và xin vui lòng giúp cho cháu Oanh một cái lễ phủ cờ.

Thu ngắn chuyện dài
Các bạn chắc vẫn không biết rõ cháu Oanh là ai, bố cô tên tuổi ra sao mà khi sắp ra đi gia đình lại muốn xin làm lễ nghi quân cách dù quân đội đã rã ngũ tan hàng trên 40 năm. Chuyện dài xin kể ngắn lại như sau. Bằng hữu hẳn còn nhớ, mấy năm trước cô tác giả Carina Oanh Hoàng chủ biên cuốn sách Anh ngữ Boat People. Tôi được dịp xem qua và giới thiệu tác phẩm vì quả thực tuyển tập rất có giá trị và trình bày ấn loát tuyệt vời. Cuốn sách này mới lại được in bản Việt Ngữ đã phát hành. Chúng tôi đã gặp Bố của cháu Oanh trong một buổi chiều mấy năm về trước. Ông Hữu Ái mang dòng họ Hoàng Tích đã kể lể về chuyện lính chuyện tù. Tôi bị quyến rũ về cách ông tâm sự cũng như phê phán cuộc đời. Gần như cả buổi, ông nói một mình. Xin trích lại để các bạn cùng thưởng thức.

Một thời oanh liệt
Từ Sacramento, Carina Oanh Hoàng đem được thân phụ cô là Phượng Hoàng 74 tuổi tên là Hoàng Tích Hữu Ái xuống núi. Ngày xưa sinh viên sĩ quan họ Hoàng thuộc khóa 5 Trừ Bị Vì Dân, học tại Ðà Lạt. Cùng khóa với Ðại Tá Nguyễn Mạnh Tường. Anh thanh niên Hà Nội dòng họ Hoàng Tích mang cấp bậc trung tá QLVNCH vào những năm 70 làm cảnh sát trưởng Hậu Nghĩa, Bình Long, rồi cuối cùng là Tây Ninh. Các bạn chắc có nghe đến chiến dịch Phượng Hoàng đã được coi là kẻ thù số một của Cộng Sản. Trưởng ty cảnh sát Tây Ninh lại là nơi trực diện cùng địa bàn hoạt động với cục R. Ðây là lần đầu tiên tôi gặp Trung Tá Hoàng. Ông người cao lớn và xem ra tính tình cũng cao ngạo. Trải qua 14 năm tù, nhưng lưng vẫn thẳng. Dù chống gậy đi chậm chạp nhưng tiếng nói mạnh mẽ. Tóc bạc trắng, mặt rất có hồn với đôi mắt tinh anh. Tôi tưởng rằng ông có thể vào vai Thành Cát Tư Hãn trong kịch của Vũ Khắc Khoan. Chúng tôi ngồi nói chuyện binh đoàn, chuyện núi Bà Ðen, chuyện bị Cộng Sản bắt, chuyện tù đày và sau cùng là chuyện con “kên kên.”

Ông kể rằng vào những ngày cuối, cảnh sát Tây Ninh tan hàng. Trung tá quân đội trở về với lính trung đoàn tại địa phương. Tiếp tục chiến đấu. Tìm đường chạy qua Cam bốt nhưng không thoát, khi bị bắt vẫn còn vũ khí. Ông bị giam riêng ở cục R. Chuyện chấp pháp hỏi cung ông vẫn còn nhớ như mới xảy ra hôm qua.
Cán bộ chỉ xuống bàn chân tật nguyền của chính anh ta mà hỏi rằng: - Chân này ai bắn anh có biết không ?
Trung tá cảnh sát đáp rằng: - Tôi bắn chứ ai.
- Ngon, muốn làm anh hùng phải không ? / - Không, đó chỉ là bổn phận thôi.
- Anh đi lính Sài Gòn bao lâu? / - Lâu lắm, 20 năm.
- Ðánh bao nhiêu trận, càn bao nhiêu lần? /  - Nhiều lắm không nhớ hết.
- Ðược bao nhiêu huy chương? /  - Nhiều lắm không nhớ hết. Chiến thương năm sáu lần, anh dũng mười mấy cái.
- Anh giết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng? /  - Nhiều lắm, không nhớ hết, thanh toán toàn cán bộ.
Phượng Hoàng độc thoại
Rồi chuyện gì đã xảy ra? Còn chuyện gì nữa. Chúng nó đập cho tơi tả. Thương tích đầy người. Một bên tai điếc hoàn toàn. Một bên chỉ còn nghe được 20%. Ðầu óc cũng thương tích. Rồi đem ra bắn.
Phượng Hoàng bắt đầu độc thoại. Ông nói một mình. Cháu Oanh ngồi nghe nhưng có vẻ lo lắng sợ ông bố kể chuyện lang bang. Ông tiếp tục nói: Hôm tôi bị đem ra bắn nhưng không phải một mình. Chừng năm sáu anh em. Chẳng biết bao nhiêu. Bịt mắt từ trong tù. Ðầu óc tôi chưa tỉnh. Có đọc bản án từng người. Rất dài. Bắn được hai người. Chưa đến người thứ ba thì chợt có lệnh ngưng. Tôi là trung tá ác ôn nhất nên sẽ bắn sau cùng. Vì thế nên chưa đến lượt.
Ông nói sao? Nó bắn mình có nghe tiếng súng chứ. Tiếng đạn tác chiến khác. Ðạn này bắn rất gần xuyên ngay vào thịt. Vẫn bịt mắt, chúng dẫn về trại tù. Giam giữ thêm hai năm tại cục R. Bị đánh đập thẩm vấn nhiều lần rồi mới đưa ra Bắc.
Ông muốn biết gia phả họ Hoàng? Ông biết cánh Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Lân không? Hoàng Cơ là chi trên, Hoàng Tích là chi dưới. Tôi ở chi dưới nhưng lại là hàng trên. Tôi gọi Hoàng Cơ Bình là chú. Chú Bình là thân phụ các anh chị em bên Hoàng Cơ... Cánh nhà tôi quen biết với Lý Bá Sơ khá nhiều. Ông tôi, bác tôi đều bị Cộng Sản cắt cổ.
Ông hỏi chuyện ở tù ngoài Bắc ra sao? Tôi không kêu than đói rét. Cả nước đều đói rét cả, có gì mà than. Tôi buồn vì không có tổ quốc. Không còn Saigon. Mc.Cain bị tù, nhưng còn cả nước Mỹ. Ra tù vẫn còn nguyên tổ quốc. Tù miền Nam ra tù không còn tổ quốc.
Muốn nói chuyện thơ văn, cho ông biết tôi cũng làm thơ trong tù. Ca ngợi chế độ đấy nhé. Chúng nó...Ðỉnh cao trí tuệ uyên thâm. Khi vươn cao thì vừa bàn tay với, khi thâm sâu thì ngang mắt cá chân. Khi anh em chôn tù chết, những năm đầu còn gỗ tạp đóng quan tài nhỏ bé. Cũng làm thơ tiễn biệt anh em. Gặp thằng cao thì xác chết co chân. Ðứa to ngang cho nó nằm nghiêng. Một thằng tù chết, mất bốn thằng khiêng. Chết tù không tiếc, tiếc bốn ngày công.
Ông biết không, Tạ Tỵ nằm cùng buồng nói rằng: Thằng Phượng Hoàng gẫy cánh, mày đừng làm thơ nữa. Thơ mày làm như nứa cứa vào da, tao chịu không nổi. Ðó thơ văn như vậy. Nghe được không ?
Ông hỏi trong tù có kỷ niệm nào đặc biệt, có đấy chứ. Một lần cán bộ gọi lên nói chuyện. Ðịa phương báo cáo con gái Hoàng Oanh của mày ở thành phố cực kỳ phản động ngoan cố. Trả lời rằng nó còn bé làm gì mà phản động. Ðược nói rằng con gái bị cô giáo báo cáo phản động. Xin cán bộ cho nó vào tù để tôi dạy dỗ nó. Cán bộ lắc đầu bảo rằng nó vượt biên rồi. Ðó là ngày vui nhất của tôi.
Ðến khi ra tù sau 13 hay 14 năm gì đó, tôi cũng tìm đường ra đi. Lại bị bắt thêm vài năm tù trong Nam. Rồi bây giờ ngồi ở đây. Tổ quốc ở đâu.
Ông muốn hỏi thêm chuyện gì nữa. Ông có biết chúng xử bắn bằng súng gì không. Tôi bị bịt mắt, làm sao biết được nhưng bắn gần lắm. Phát súng đầu tiên cũng là phát súng ân huệ cuối cùng. Nó bắn bằng súng lục. Tôi không bị bắn nhưng sao bây giờ dường như vẫn có viên đạn trong đầu. Bây giờ muốn nói chuyện con Oanh Oanh, nói chuyện thuyền nhân hay sao. Con gái tôi mới hơn 10 tuổi, cha đã đi tù. Ở nhà anh em nó vượt biên. Chuyện tù đày là chuyện của tôi. Chúng nó không cứu được tôi. Chuyện vượt biên là chuyện của các con. Tôi không cứu được chúng nó. Con tôi tôi biết, nếu nó là Cộng Sản tôi sẽ xử nó. Không khiến đến anh em. Nếu nó không phải là cộng sản, anh em tính sao với tôi đây. Tôi là chiến binh tôi thương chiến binh. Tôi là thằng tù. Tôi thương thằng tù. Con tôi nó là thuyền nhân nó thương thuyền nhân. Nó là người đầu tiên về lại Biển Ðông tìm mộ thuyền nhân. Nó không phải là con kên kên tìm về ăn thịt xác chết. Nó là con tôi, tôi phải biết. Nó chỉ đi tìm ngôi mộ của thằng anh nó chôn ở hoang đảo Nam Dương. Ðó là mộ thằng con trai tôi. Trong 40 câu chuyện thuyền nhân, chỉ có một chuyện mà nó không kể ra. Ðó là chuyện đi tìm mộ thằng anh của nó. Con tôi, tôi biết, nó giỏi lắm ông ạ. Cha mẹ sinh ra nhưng không nuôi dưỡng các con. Nó thân lập thân, một mình xoay trở để thành người. Nó không phải là kên kên. Nó là Cộng Sản tôi sẽ xử nó. Không đến lượt các ông. Cha nó ở tù, không nuôi con được một ngày cơm. Nhưng nó chịu khó học hành. Ðậu đủ các bằng cấp. Làm cho hãng Mỹ. Làm cho hãng Úc. Làm cho lãnh sự Mỹ. Chế ra túi cấp cứu để bán cho dân Sài Gòn. Nó Cộng Sản ở chỗ nào. Sao lại bảo nó là kên kên. Rồi hô hào đi bắn kên kên. Ông biết chúng nó bắn tôi bằng súng gì không. Súng lục đấy. Nó tha tôi mà sao vẫn còn viên đạn trong đầu. Chẳng còn tỉnh táo đâu. Trong lúc ở tù tôi nghĩ đã có lúc nằm trong quan tài. Chúng nó khiêng tôi, bốn người không nổi. Tôi phải co chân nằm nghiêng. Cần phải sáu người. Tù chết không tiếc, tiếc sáu ngày công. Ðó là Cộng Sản.
Ông có muốn xem tờ giấy ra trại của tôi không. Tên trung tá Ngụy cực kỳ phản động, cực kỳ ác ôn. Không thể cải tạo được. Cộng sản độc tài gọi cha là Phượng Hoàng nợ máu nhân dân, cộng hòa tự do gọi con là kên kên ăn thịt thuyền nhân. Tôi thật tiếc cho các ông.

Trung Tá Hoàng Tích Hữu Ái đứng lên từ biệt. Tay cầm gậy, mũ đội trên đầu, lưng thẳng. Ông nói thêm: Thưa niên trưởng, chuyện thuyền nhân để cháu nó lo được rồi. Mình là lính bại trận, bây giờ mấy thằng trốn lính nó nói sao cũng có người tin. Chiến hữu rơi rụng cả rồi. Chiều nay tôi lại đi thêm một đám nữa. Chào Colonel để cháu đưa tôi về.

Xem lại hồ sơ
Ông trung tá nhảy dù với chức vụ trưởng ty cánh sát Tây Ninh bắt tay từ giã tôi để về lại Sacramento. Ðã mấy năm qua không có dịp liên lạc. Vâng chính cái anh chàng cùng học trường Võ bị Liên Quan Ðà Lạt 1954 khóa 5 Phụ. Khóa Tư Phụ chúng tôi ra trường thì đến lượt Hoàng Tích Hữu Ái trình diện.

Khi từ giã tại San Jose anh hứa gửi cho viện bảo tàng những giấy tờ hết sức lạ lùng. Nhưng đến nay tôi mới có dịp đọc được hồ sơ đầy thành tích được Cộng Sản tuyên dương qua giấy tịch thu tài sản vì can tội không chịu đầu hàng. Nguyên văn trong giấy tờ của Cộng Sản ghi rằng tên Ái ngoan cố không chịu đầu hàng. Không chịu trình diện chính quyền địa phương, đã bị bắt tại Gò Dầu. Không giao nộp vũ khí như các sĩ quan khác. Giấy Ra Trại cấp năm 1988 sau 13 năm tù tập trung. Vừa được thả là tìm đường xuống miền Tây vượt biên nên bị bắt. Trên giấy Thả Tù về tội xuất cảnh trái phép. Sự thực chính là tù vượt biên. Trong hồ sơ của Hoàng Tích Hữu Ái có những bức thư từ trại tù Hà Nam Ninh gửi cho mẹ, gửi cho vợ và thư gửi cho các con. Những lá thư mỗi năm một lá của người tù Hoàng Tích Hữu Ái Ðội 7 Khu C Trại Z 30 từ Hàm Tân Thuận Hải gửi đi từ 1 tháng 6 năm 1983. Ðến ngày 1 tháng 5, 1984 mới có thêm một lá. Người tù từ miền núi rừng Bắc Việt viết về chuyện thương nhớ vợ con. Ngày nay chính ông Phượng Hoàng của núi Bà Ðen đó đang nằm chờ những ngày cuối cùng.

Cháu Carina Oanh Hoàng biết rõ bố cháu hiện đã không còn tỉnh táo về tinh thần mà thân xác cũng đã chẳng còn hồi phục được. Người anh hùng Mũ Ðỏ một thời ngang dọc hiện hết sức cô đơn. Con gái của ông biết rõ người cha luôn luôn sống trong tình chiến hữu. Cháu mong rằng vào ngày tang lễ sẽ có các bạn tù, các bạn nhảy dù, các bạn võ bị, các bạn cảnh sát đến với bố cháu. Ðúng như vậy, đây là một bài báo hay là một lá thư thỉnh nguyện. Các chiến hữu của chúng tôi tại Sacramento, xin vui lòng chờ một tin buồn. Hãy đến với anh bạn Hoàng Tích Hữu Ái chúng tôi một lần. Anh đã không cô đơn trong 20 năm quân ngũ. Ðã không cô đơn trong 13 năm ngục tù tập trung lao cải, Hoàng Tích Hữu Ái sẽ không cô đơn trong chuyến đi về miền vĩnh cửu.

(iv) Nguyn Hùng (BBC): Tháng Tư đen và thy triu đ
"Tháng Tư đen" thường được ghi nhớ với cờ vàng ba sọc đỏ ở nhiều nơi tại hải ngoại, nhất là ở Hoa Kỳ, và ngày 30/4 được kỷ niệm với cờ đỏ sao vàng ở trong nước Việt Nam.
Tháng Tư gợi lại cho hàng triệu người cảnh hoảng loạn tại miền Nam, nhiều gia đình ly tán, dòng người đổ ra biển trong những tháng, năm sau đó lên tới cả triệu. Hàng trăm ngàn người làm mồi cho cá. Có người hôm trước còn làm tư lệnh hải quân, ít lâu sau tới Hoa Kỳ chỉ còn là người dọn vệ sinh. Có gia đình, như Đại úy gốc Việt James Văn Thạch nói với tôi dịp 30/4 năm ngoái, có tới hơn 80 người lần lượt tới Hoa Kỳ. Có những người như Tướng Lê Minh Đảo, người quyết định không ra đi và cũng không để gia đình rời đi, chịu 17 năm giam cầm trong các trại cải tạo khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay người ta chỉ cho phép tồn tại ký ức đỏ với "chiến thắng oanh liệt" và "non sông về một mối". Không hề có cái gọi là 'tháng Tư đen'.
"Cuộc chiến nào cũng diễn ra hai lần, lần đầu trên chiến trường, lần thứ hai trong ký ức," cây viết Phạm Vũ Lửa Hạ dẫn lời ông Nguyễn Thanh Việt, tác giả cuốn 'Cảm tình viên', nguyên tác tiếng Anh 'The Sympathizer' vừa đoạt giải Pulitzer danh tiếng.
Ông Lửa Hạ cũng dẫn Milan Kundera: "Cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự quên lãng."
Thủy triều đỏ
Ở thời hiện tại, cuộc đấu tranh của con người chống lại quyền lực có thể hiểu là cuộc đương đầu của những người muốn bóc trần sự thật và các quan chức muốn đưa ra một nửa sự thật hoặc thậm chí những lời nói dối trần như nhộng.
Tháng Tư năm nay một thứ trưởng Việt Nam nói "thủy triều đỏ" có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên - Huế. Ngay lập tức các nhà khoa học và các nhà bình luận đã chỉ ra rằng đây là điều không thể xảy ra vì cái gọi là "thủy triều đỏ" có thể thấy bằng mắt thường và gần như không thể khiến các loại cá sống ở tầng đáy biển chết hàng loạt như trong hơn ba tuần qua.
Lý do còn lại hiện nay là cá bị nhiễm độc do các hoạt động của con người nhưng chưa có kết luận cụ thể nào về vấn đề này.

Cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của ngư dân đã khiến cả trăm ngàn người ký thỉnh nguyện thư kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp. Và cũng có thư ngỏ kêu gọi người dân xuống đường ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vào Chủ Nhật này để bảo vệ môi trường tự nhiên.
41 năm sau khi có độc lập tự do, người dân vẫn không có quyền xuống đường bày tỏ chính kiến theo tinh thần của Hiến pháp.
Họ cũng không thể lập hội để bảo vệ mình và bảo vệ những người sống ở dưới đáy của xã hội.
Trong cuốn 'Cảm tình viên', nhà văn Nguyễn Thanh Việt dẫn lời Karl Marx nói rằng những người bị áp bức và không thể tự đại diện cho bản thân phải có những người đại diện cho họ. "Không sở hữu tư liệu sản xuất có thể dẫn đến chết yểu, nhưng không sở hữu cách thức đại diện cũng là một dạng tử thần," ông Việt viết. Nhiều người giàu sụ ở Việt Nam ngày nay được gọi là "tư bản đỏ" và họ có tiền, có quan hệ và có kiến thức để tiếp tục làm giàu. Nhưng những người thấp cổ bé họng, vốn chiếm phần đông dân số, lại không có cả ba điều này.
Người dân đã được sở hữu tư liệu sản xuất trong hơn 30 năm qua nhưng họ vẫn không có quyền được đại diện đúng mức qua các tổ chức dân sự và phi chính phủ, các luật sư và các nhà làm luật tại Quốc hội. Việt Nam vẫn luôn nói muốn trở thành nước công nghiệp giàu có nhưng nếu không có cơ chế để người dân yên ổn làm giàu hợp pháp thì lấy đâu ra nước mạnh?

(v) Song Chi: Những suy nghĩ rời tháng Tư
Cứ vào những ngày tháng Tư là lòng lại trĩu nặng. Càng đọc những bài viết của mọi người về cái ngày 30.4.1975 và những gì xảy ra trước đó, cũng như những gì đã và đang xảy ra cho đất nước này, dân tộc này trong 41 năm qua là lại cảm thấy hết sức nặng nề.
Lịch sử chỉ có thể được xếp lại khi tất cả phải được bạch hóa, sự thật được trả lại, đúng sai được gọi đúng tên.
Quá khứ chỉ có thể ngủ yên khi hiện tại tốt đẹp hơn và tương lai rộng mở trước mắt dân tộc, còn nếu không, quá khứ sẽ mãi là nỗi đau, sự tiếc nuối, và chiến tranh dù đã lùi xa nhưng hòa bình, thống nhất thực sự chưa bao giờ có trong lòng người VN, cũng như độc lập- tự do- hạnh phúc thực sự chưa bao giờ có trên đất nước này, cho dân tộc này.
Những thế hệ đi trước, dù thuộc phe này hay phe kia, đã có những sai lầm dẫn đến cái ngày 30.4, kể từ đó VN đi ngược chiều với nhân loại văn minh, tiến bộ, bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội phát triển, cả một xã hội bị tàn phá, hủy hoại về mọi mặt và người VN hoặc sống cuộc đời tha hương tứ xứ hoặc sống với tâm thế ở trọ ngay trên quê hương mình. Nếu thế hệ ngày hôm nay không làm gì để sửa chữa lại cái sai lầm, cái bi kịch khủng khiếp ấy thì khoảng cách giữa VN và thế giới sẽ càng lúc càng nới rộng, thậm chí, một số phận như Tây Tạng cũng là điều có thể thấy trước

1. Có cần phải có thêm một ngày nói dối Tháng Tư khi bạn đang sống trong một xã hội như VN, với một đảng và nhà cầm quyền như đảng và nhà nước cộng sản VN? Song, sự dối trá không phải là “đặc sản” của riêng đảng và nhà nước cộng sản VN, mà là của mọi đảng, mọi nhà nước cộng sản trên thế giới và chủ nghĩa cộng sản nói chung. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều nhận định của các chính khách, nhân vật nổi tiếng trên thế giới đã nói về sự dối trá của cộng sản:
+Mikhail Gorbachev, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Xô: “I have devoted half of my life for communism. Today, I am sad to say that: The communist Party only spreads propaganda and deceives.” (“Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng, cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá.”)
+Boris Yeltsin, Tổng Thống Nga: “Communists are incurable, they must be eradicated.” (“Cộng Sản không thể nào sửa chữa, mà cần phải đào thải.”)
+ 14th Dalai Lama, lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng từ năm 1950: “Communist born from poverty and ignorance, raised by lies and violence, died in contempt and curses of mankind”. (“Cộng Sản sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại”)
+Angela Merkel, Thủ Tướng Đức: “The communists make the people deceitful”. (“Cộng Sản đã làm cho người dân trở thành gian dối”)
+ Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Thống VNCH: “Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”...

2. Khi biến cố 30.4 xảy ra, đã có rất nhiều quân nhân của quân đội VNCH từ tướng, tá cho tới những cấp bậc thấp hơn, tuẫn tiết bằng cách này cách khác, tại nơi này nơi khác. Có thể tìm thấy khá nhiều trang web, blog ghi lại danh sách những vị đã tự sát trong những ngày cuối cùng, ví dụ: http://saigonecho.info/main/lichsuvn/37-chientranhvn/17190-danh-sach-quahttp://dienhanhvanhoaquocte.org/chao/node/767 http://namrom64.blogspot.no/2012/08/nhung-vi-tuong-vnch-tu-sat-30041975….
Lẩn thẩn tự hỏi không biết bây giờ nếu chế độ cộng sản ở VN sụp đổ, trong hàng trăm ông tướng (chưa nói đến cấp thấp hơn) của đảng, có ông nào có đủ dũng cảm tự sát không nhỉ.

3. Chỉ một thời gian ngắn sau ngày chiến tranh VN kết thúc, mà bên thắng cuộc gọi đó là chiến thắng vĩ đại, là công cuộc giải phóng vĩ đại, người VN-chủ yếu là từ miền Nam, bên thua cuộc, bắt đầu ồ ạt bỏ nước ra đi. Một trong những cuộc di dân/tỵ nạn lớn nhất thế kỷ XX. Trong đó có những thành phần ưu tú nhất của chính quyền VNCH cũ và của miền Nam. Nhưng rồi trong suốt 41 năm qua, những chuyến ra đi ấy chưa bao giờ ngừng lại. Cũng không hề có dấu hiệu khi nào sẽ chấm dứt.
Dù không ồ ạt, đánh động thế giới như những năm 70-80 thế kỷ trước, nhưng đa dạng hơn về thành phần, bây giờ là người Việt cả nước, thuộc đủ mọi lứa tuổi, xuất thân, chính kiến, lý lịch, và đi bằng nhiều cách, nhiều con đường khác nhau…Đi xuất khẩu lao động hoặc đi làm rồi tìm cách ở lại, đi du lịch rồi trốn ở lại, đi theo diện hôn nhân, đi học, đi theo diện kinh doanh mở cơ sở làm ăn…Trong đó có những thành phần ưu tú nhất, được học hành đàng hoàng, thậm chí đang thành đạt trong xã hội VN. Không chỉ là chuyện “chảy máu chất xám”, mà cả tiền bạc cũng theo họ tuôn sang nước khác…
Đó là một trong những thành quả lớn nhất của cái gọi là chiến thắng lẫy lừng tháng 4.1975.

4. Ngẫm lại lời tiên đoán của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm năm xưa: “Nếu Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo.” (nhân dịp khánh thành đập Đồng Cam, Tuy-Hòa 17.9.1955).
Và tương tự, là câu nói của bào đệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cố vấn Ngô Đình Nhu: “Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.” (Chính đề VN). Những lời nói như tiên tri ấy bây giờ đang trở thành sự thật!

Nhìn lại ngoài khơi từ xa đến gần, trên đất liền từ Nam ra Bắc, tất tần tật những chỗ đắc địa nhất, ngon ăn nhất về kinh tế cho tới những vị trí nguy hiểm nhất về mặt an ninh quốc phòng, Trung Quốc đều có mặt. Trong mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội…đều có bàn tay, “bóng dáng” của Bắc Kinh. 41 năm sau ngày đất nước thống nhất, VN bây giờ như con cá nằm trong cái lưới giăng sẵn của Trung Cộng. Con cá vẫn lờ đờ bơi, nhưng Bắc Kinh muốn cất lưới lúc nào cũng được, và suy cho cùng, cũng chẳng cần phải cất lưới làm gì.

(v) Huy Uyên: Tháng Tư Sài Gòn
Tháng tư bốn mươi mốt năm tàn trận
súng đạn xưa ngày bỏ lại Hàng Xanh
bên sân bay lớp lớp người chạy trốn
bước chân đi lạc lối quân-hành .
     Gục ngã ba-lô thôi vĩnh-biệt anh
     chiến-trường một thời ngang dọc
     Hạ Lào,miền Trung,nắng gió cao-nguyên
     miền Nam đau thương,miền Bắc thui chột .
Quê-hương ngậm ngùi chìm ngập
quân xuôi Nam nước mắt trào dâng
súng đạn thù mồ chôn lủ giặc
tàn y xưa dỡ cuộc chiến-trường (xưa) .
     Bàng bạc Sài-Gòn cháy đỏ tháng tư
     tim nát tan rừng người bỏ chạy
     chợ Bến Thành, đường Tự-Do xác lính dù
     ngã-tư-bảy-hiền xe tăng pháo nổ .
Tháng tư mùa hạ thây ngập máu
hờn căm ở lại với quê nhà
ngựa-trâu phơi thân theo chế-độ
tháng ngày phận bạc kiếp vong-nô .
     Vợ con,mẹ khổ cả một đời
     tháng tư ra trận cha nằm chết
     một bầy người đói rách chơi vơi
     từ buổi non sông thua cuộc .
(Em hạnh-phúc tháng năm xứ Mỷ
đau xót mồ hôi nặng nợ áo cơm
hơn bốn mươi năm tàn hơi ngã quỵ
tủi-hờn ôi thương xót vạn câu nguyền ) .
     Còn lại mây,lá héo trên cành
     đã vàng chết từ tháng tư 2016
     nổi đau xưa ai vội đem chôn
     đêm tăm tối máu trào căm uất .
Thôi người qua một lần được mất
Sài-gòn nghĩa-trang còn có đợi chờ ?

.......................................................................................................
Kính,
NNS



--
TRAN NANG PHUNG

__._,_.___

Posted by: "Phung N. Tran" 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List