Thursday, March 15, 2018

Những ca khúc Đạo Công Giáo Và Nhạc GIÁNG SINH hay nhất của NS NGUYỄN VĂN ĐÔNG



Nhng ca khúc Đo Công Giáo Và Nhc GIÁNG SINH hay nht ca NS NGUYN VĂN ĐÔNG

 
Trong tình đng bào , dù biết NS Đi Tá NGUYN VĂN ĐÔNG là mt PHT T ,  nhng người CG cũng nên nói gương Linh Mc Ca Nhc Sĩ Nguyn Sang , là hc trò nhc ca NS Nguyn Văn Đông ..


LM NS  đã đến bên quan tài , cùng mt s giáo dân , chân thành đc kinh và cu nguyn cho linh hn NS NVĐ .




Album Ca Khúc Giáng Sinh - Nhạc Sĩ Nguyễn Văn Đông (Pre 1975)

1. Ave Maria - Thái Thanh 2. Bóng nhỏ giáo đường - Chế Linh 3. Đêm Thánh huy hoàng - Khánh Ly 4. Đêm Thánh vô cù....



Nghĩa t là nghĩa tn , dù thuc Tôn Giáo nào , biết đâu mt li nguyn chân thành cũng là nim hy vng và an i cho người ra đi ... thanh thoát như li kinh trong  bn nhc AVE MARIA



----- Forwarded Message -----
From: Truc Chi  [ChinhNghiaViet] <>
Sent: Friday, March 2, 2018, 5:15:18 PM EST
Subject: [ChinhNghiaViet] Fw: Người "VNCH" đ ra đường Sài Gòn tin bit đi tá Nguyn Văn Đông

 
Nhiều cán bộ, sĩ quan "VNCH" đã ra đường giơ tay chào tiễn biệt đại tá Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Đông vào ngày 2 tháng 3 năm 2018 về nơi an nghỉ cuối cùng.

alt

alt



Nguyễn Văn Đông (1932 – 2018) nguyên là một sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Tuy nhiên, nhiều người biết đến ông với tư cách là một nhạc sĩ người Việt nổi tiếng trước năm 1975, với các ca khúc "Chiều mưa biên giới", "Sắc hoa màu nhớ"... Một số bút danh khác của ông là Phượng Linh, Phương Hà, Vì Dân và Đông Phương Tử .

Nguyên quán ông bà, cha mẹ ông ở huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Thuở nhỏ ông theo học trường Huỳnh Khương Ninh ở Đa Kao. Khi đất nước gặp phải những biến động lớn lao vào năm 1945, gia đình ông bị liệt vào thành phần địa chủ, cường hào nên lâm vào cảnh khuynh gia bại sản, gia đình ly tán. Do đo, tuổi thơ của ông là người con duy nhất trong gia đình cũng bị vùi dập để cuốn theo thời cuộc lúc bấy giờ.

Trước khi theo học trung học ở trường Huỳnh Khương Ninh, nhờ gia đình khá giả nên ông đã được cho học ở nhà với thầy giáo riêng. Cho nên tuổi thơ của ông đến trường thì ít mà học ở nhà thì nhiều.

Sau khi trường trung học mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông theo học là Hùynh Khương Ninh đóng cửa, ông tự ý xin gia nhập trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam. Đây là trường võ bị đầu tiên và lâu đời nhất của Việt Nam. Đó cũng là nơi đào tạo nhiều vị tướng lãnh tài ba của Quân Đội VNCH. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã trải qua 5 năm ăn học ở ngôi trường này. Và chính tại đó ông đã được học nhạc và văn hóa với những giáo sư người Pháp có thực tài. Đó là những giảng viên của Viện Âm Nhạc quốc gia Pháp được cử về trường Thiếu Sinh Quân giảng dạy. Chính vậy mà nền văn hóa Tây Phương đã ảnh hưởng đến ông rất nhiều.

Sau khi ra trường Thiếu Sinh Quân, ông gia nhập trường Võ Bị Sĩ Quan Vũng Tầu và tốt nghiệp năm 1952 với cấp bậc thiếu úy. Kế đó ông nắm chức vụ trung đội trưởng tại trường Võ Bị Đà Lạt và tốt nghiệp năm 1953. Qua năm 1954, ông về trường Chiến Thuật tại Hà Nội để giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng. Trong hai năm 1955 và 1956, ông phục vụ tại Phân Khu Đồng Tháp Mười trong chức vụ trung úy Trưởng Phòng Hành Quân.

Cũng trong thời gian này, ông kiêm nhiệm thêm chức vụ Trưởng Phòng 3 của Chiến Khu Đồng Tháp Mười do đại tá Nguyễn Văn Là làm chỉ huy trưởng, tham gia chiến dịch Thoại Ngọc Hầu do thiếu tướng Dương Văn Minh chỉ huy. Ông không sao quên được một kỷ niệm có lần tướng Minh đã đến bắt tay ông để tỏ lòng ngưỡng mộ tác giả của những ca khúc về đời lính chiến ngay tại mặt trận Chiến Khu Đồng Tháp. Và hình ảnh cái bắt tay này đã được in trên trang nhấr của báo Chiến Sĩ Cộng Hoà.

Đến năm 1957, ông theo học khóa Chỉ Huy Và Tham Mưu tại Hawaii. Và cũng trong thời gian này ông cho ra đời nhạc phẩm “Nhớ Một Chiều Xuân”.

Cũng qua cuộc nói chuyện với người viết, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông chọn binh nghiệp là nghề nghiệp chính. Mặc dù ông được học nhạc chính quy ở trường, nhưng âm nhạc chỉ là nghề tay trái.

Từ cấp bậc thiếu úy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bước dần lên cấp bậc đại tá. Ông từng được nhận huy chương cao quí nhất của Việt Nam Cộng Hòa là Bảo Quốc Huân Chưong vào giữa thập niên 60. Sau biến cố tháng 4 năm 75, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã kết thúc cuộc đời binh nghiệp của mình trong tăm tối bằng 10 năm tù cải tạo. Đúng như ông đã dự đoán cuộc đời thăng trầm của mình bằng 2 câu kết của nhạc phẩm “Chiều Mưa Biên Giới: “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng thì đường trần còn mưa bay gió cuốn còn nhiều anh ơi”.


Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cũng nhấn mạnh thêm là chưa bao giờ ông phục vụ ở Cục Chiến Tranh Chính Trị như nhiều người lầm tưởng. Ông chỉ đích thực là một người lính tác chiến, rồi sau đó trở thành sĩ quan tham mưu cao cấp của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa.. Sau năm 75, đầu tiên nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông bị đưa đi tù cải tao tại trại Suối Máu. Nhưng không lâu sau, ông bị chuyển về nhà tù Chí Hòa cho đến khi được trả tự do vào năm 1985. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông cho biết ông đã rất đau buồn vì không được nhìn thấy mặt thân phụ lần cuối trong thời gian ông ở tù cải tạo.




















__._,_.___

Posted by: kim thuy 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List