Sunday, June 29, 2014

Ca Si Thien Kim, Y Phuong & Loan Chau : Nhung Ca Khuc Hay Nhat



***HUNG CA "Con Rồng Cháu Tiên-Trúc Hồ & Việt Dzũng -Y Phương,Đoàn Phi & Hợp Ca Ngàn Khơi-NNS"


***CA SI THIEN KIM, Y PHUONG & LOAN CHAU PLAYLIST


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG


Tran Nang Phung has shared a video playlist with you on YouTube



30
videos
Ca Si Thien Kim, Y Phuong & Loan Chau : Nhung Ca Khuc Hay Nhat




PLAYLIST  by Tran Nang Phung
image
Giao Su Tran Nang Phung duoc su giup do cua nhieu nhan tai khap noi tren the gioi da thuc hien nhung Video nghe thuat de gioi thieu nhung nhac pham cho...
Preview by Yahoo




Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 29-6-2014
Trúc H & Vit Dzũng: Con Rng Cháu Tiên
Hợp ca:
Y Phương - Đoàn Phi & Ngàn Khơi
Hoặc có thể vào link sau đây để thưởng thức hơn 600 YouTube đặc sắc khác:
http://www.youtube.com/user/phthoihoa

Tình thân,
Kính.
NNS
..............................................................................................
(1) Lê Phú Khi: Thoát Trung hay Giã t nn Văn hóa quỳ ly
Có lần, Hán Cao Tổ Lưu Bang (202 trước Công nguyên) nói với Lục Giả: “Ta ngồi trên lưng ngựa mà có được thiên hạ thì cần gì phải học Thi, Thư…”. Nhưng rồi Hán Cao Tổ cũng nghe lời khuyên của Lục Giả trọng dụng kẻ sĩ, đề cao Nho giáo để củng cố ngai vàng. Đến đời Hán Vũ Đế (140 trước Công nguyên) thì đạo Nho trở thành quốc giáo. Khổng Tử (sinh năm 551 trước Công nguyên, thọ 73 tuổi), người được xem là sáng lập ra Nho giáo được tôn lên bực thánh, trở thành Vạn thế sư biểu (người thầy của muôn đời). 

Điều cốt lõi của Khổng giáo là lý thuyết về người quân tử, tức kẻ cai trị đất nước (quân là cai trị, quân tử là người cai trị). Theo Khổng Tử thì người quân tử phải biết tu thân, phải có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc… Tu thân rồi, người quân tử phải dấn thân hành động: tề gia, trị quốc, bình thiên hạ! Người quân tử phải chính danh để cai trị đất nước. Các triều đại phong kiến sau này đều triệt để khai thác Khổng giáo, họ biến đổi, “gia cố” Nho giáo thành một triết thuyết cực đoan có lợi cho giai cấp thống trị. 

Chữ đạo của Khổng Tử là những mối quan hệ phải có trong xã hội thời đó như đạo vua-tôi, cha-con, chồng-vợ, anh-em, bạn hữu… sau này chỉ còn ba quan hệ vua-tôi, cha-con, chồng-vợ với cái logic phản động và phản dân chủ nhất: quân sử thần tử, thần bất tử bất trung (vua bảo chết, thần không chết là bất trung); phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu); với phụ nữ thì: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (ở nhà thì phải theo cha, lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết phải theo con). 

Trong chế độ phong kiến, nhân dân đã tiếp thu những “đạo lý” đó như người khát nước uống thuốc độc để giải khát. Chế độ phong kiến tàn bạo và thối nát ở Trung Quốc đã nhờ triết thuyết của Khổng giáo mà tồn tại và kéo dài cho đến cách mạng Tân Hợi 1911. Vì thế, nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện (1913-1997) đã phê phán Nho giáo một cách triệt để: “Trên phương diện chính trị, Nho giáo chủ yếu là bảo thủ. Nó bỏ qua vấn đề pháp luật và thiết chế, từ chối mọi cải cách… Bảo vệ lễ nghi của các triều đại xưa là mối quan tâm hàng đầu của Khổng Tử. Trong chữ lễ, vương triều Trung Hoa cũng như Việt Nam đã tìm thấy biện pháp tốt nhất để duy trì sự ổn định của ngai vàng” (Bàn về đạo Nho – nguyên văn tiếng Pháp đăng trên tạp chí La Pensée số 10-1962 với đề là Confucianisme et Marxisme au Vietnam. Dịch sang tiếng Việt, in trong Bàn về Đạo Nho – 1993). Với Khổng giáo, vua là Thiên tử (con Trời), thay Trời cai trị muôn dân. Vua với nước là một. Yêu nước là trung với Vua (trung quân ái quốc). 

Điều nguy hiểm nhất của triết thuyết Khổng Tử là: Người quân tử nhờ tu thân mà có vai trò cai trị, nhưng khi quân tử – tức kẻ cai trị – không tu thân, trở thành những hôn quân bạo chúa thì dân chúng vẫn phải cam chịu, không được làm cách mạng lật đổ chúng. Vì thế Nguyễn Khắc Viện mới viết: Khổng Tử từ chối mọi cải cách! Trong xã hội Khổng giáo mấy ngàn năm ở Trung Quốc, kẻ sĩ đi học là mong được làm quan. Làm quan để được quỳ lạy dưới ngai vàng. Cái văn hoá quỳ lạy ấy đã kìm hãm nước Trung Hoa trong vòng tăm tối mấy ngàn năm. Trong nền văn hoá quỳ lạy ấy, chỉ có kẻ trên đúng. Chỉ có vua đúng. Vua bảo chết là phải chết. Cha bảo chết thì con phải chết. 

Tóm lại là không có chân lý. Hay nói khác đi, không ai đi tìm chân lý cả. Chân lý đã có sẵn ở kẻ bề trên, ở triều đại chính thống, bất kể nó thế nào! Điều trớ trêu là văn hoá quỳ lạy ấy còn tồn tại đến hôm nay ở nước Trung Hoa cộng sản. Tướng Lưu Á Châu, một nhà bình luận nổi tiếng ở Trung Quốc hiện nay kể rằng, khi ông đi học một lớp chính trị trong quân đội, thấy thầy giảng chướng quá, ông đứng lên thắc mắc. Ông thầy liền nói: Tại sao anh dám cãi lại tôi? Tướng Lưu Á Châu thất vọng, vì thầy đã không dám hỏi: “Vì sao anh lại nói như thế?”, rồi tranh luận để tìm ra chân lý. Thầy chỉ phán: “Vì sao anh dám cãi lại tôi?!”. Thầy luôn đúng. Trò không được cãi. Nước Trung Hoa cộng sản hôm nay vẫn nguyên hình là một xã hội Khổng Mạnh trá hình mà thôi!

Trong khi đó thì ở phương Tây, cùng thời với Khổng Tử, Aristote (384-332 trước CN) đã tuyên bố: “Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy!”. Cái văn hoá chân lý quý hơn thầy ấy đã dẫn dắt phương Tây trở thành một xã hội dân chủ và văn minh đến ngày hôm nay.

Việt Nam chúng ta từng một ngàn năm Bắc thuộc, lại luôn chịu ảnh hưởng của người láng giềng hủ bại Trung Hoa, nên tầng lớp có học của nước ta thấm đẫm thứ văn hoá quỳ lạy của Trung Hoa. Trí thức nước ta trong mấy ngàn năm lịch sử chỉ lo dùi mài kinh sử để mong đỗ đạt làm quan, để được quỳ lạy trước sân rồng. Có người già rồi còn đi thi, suốt đời ăn bám vợ con. Việc làm ra của cải vật chất đều do người phụ nữ và những người ít chữ gánh vác.

 Trí thức Việt Nam trong quá khứ không ai học để làm cách mạng, để thay đổi đất nước. Hình ảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau còn tồn tại đến hôm nay ở nông thôn miền Bắc là kết quả của tư duy làm quan, tư duy quỳ lạy. Báo chí của Việt Nam hôm nay hay ca ngợi một bà mẹ đi bán hàng rong mà nuôi được bốn năm người con học đại học. Học để mong kiếm một mảnh bằng vênh vang với làng xóm! Học để mong kiếm một cái chân trong cơ quan nhà nước, để trở thành một anh công chức, một anh nha lại, trên bảo dưới phải nghe. 

Khi bàn về việc trọng dụng đội ngũ trí thức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần nói, đại ý, xung quanh thủ tướng toàn là những người có bằng cấp cao, thạc sĩ, tiến sĩ… toàn là trí thức! Thực ra các vị đó chỉ là những công chức, không phải trí thức. Mà đã là công chức thì trên bảo gì dưới phải nghe theo. Nếu không nghe thì “văng” ra khỏi bộ máy quyền lực ngay lập tức. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện lúc bình sinh có nói với người viết bài này: “Tư bản Pháp chỉ tuyển chọn vào bộ máy những người đỗ đạt cao. Vì thế, khi vào một cơ quan công quyền, người ta biết rõ những người ngồi đó đều là người tài giỏi, vì thế, họ vừa có quyền, lại vừa có uy. Thế mới gọi là uy quyền. Nhưng quyền uy mấy thì cũng là công chức. Nhân dân Pháp chỉ kính trọng những trí thức tự do, vì họ dám phản biện xã hội, bảo vệ lẽ phải. Nước Pháp có hàng trăm nghìn hội đoàn độc lập. Đó là một lực lượng dân chủ hùng mạnh để cân bằng với chính quyền của giai cấp tư bản”. 

Buồn thay, bộ máy công quyền của Việt Nam hôm nay chỉ tuyển chọn những người “dễ bảo” hoặc biết “mua bán”. Vì thế nó ngày càng xuống cấp. Có lần, trong một cuộc gặp gỡ có nguyên Bộ trưởng L.H.N., phó giáo sư tiến sĩ V.T.K. và người viết bài này, trong lúc vui vẻ, phó giáo sư V.T.K. than phiền với Bộ trưởng L.H.N.: Mấy tay vụ trưởng đi theo anh chuyến này vô Nam, qua nói chuyện tôi thấy các vị đó dốt quá! Nguyên Bộ trưởng L.H.N. nói: Ngày xưa dốt là từ cấp thứ trưởng trở lên, cấp vụ nó giỏi lắm, nay nó dốt xuống đến cấp vụ rồi!!!

Từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy, đã hình thành một tâm lý xin-cho trong xã hội. Khi nhóm Cánh Buồm của nhà giáo Phạm Toàn soạn thảo bộ sách Học tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo hướng cải cách giáo dục, tôi đến chơi một người bạn cũ từng là một quan chức cao cấp, từng ở nước ngoài nhiều năm, có học thức cao… và tặng ông một trong các cuốn sách Học tiếng Việt đó. Cầm sách trong tay, ông nói ngay: Họ không cho lưu hành đâu anh ạ! Thì ra cái tâm lý xin-cho đã ngấm vào xương tuỷ giới trí thức nước ta. Trên phải cho thì dưới mới được làm! Dù chưa ai cấm đoán bao giờ! Ít lâu sau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến phải đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa cho học sinh phổ thông học. Thế là tôi viết giới thiệu bài tập đọc “Lễ thả thuyền ra Hoàng Sa…” đã có trong sách Tiếng Việt lớp 1 của nhóm Cánh Buồm. Báo Người Lao động TP HCM đã đăng ngay bài đó trong tháng 1-2014 (vì… Thủ tướng đã… cho… nói về Hoàng Sa và Trường Sa!!!). 

Ngày nay nước ta đã manh nha kinh tế thị trường, có bao nhiêu điều kiện và cơ hội để học làm người tự do, làm khoa học, làm chuyên môn, làm nghề… làm ra của cải cho một đất nước “đói nghèo trong rơm rạ” (Chế Lan Viên) thì trí thức nước ta cần mau chóng giã từ nền văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy có cội nguồn từ văn hoá Khổng Mạnh Trung Hoa để canh tân đất nước. 

Để kết thúc bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện về giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, ông sinh năm 1941 tại xã Điện Thắng Bắc huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Hiện ông là một Việt kiều ở Bỉ, hoạt động trong lĩnh vực khoa học không gian. Ông là một nhà khoa học rất nổi tiếng, là “một trong 10 người làm thay đổi nước Bỉ” như cách nói của chính phủ Bỉ. 

Ông giảng dạy ở bậc đại học đã nhiều năm, từng là trưởng Khoa Cơ học phá huỷ thuộc Khoa Kỹ thuật không gian Đại học Liège. Một ngày kia, đồng nghiệp của ông “phát hiện” ra ông chỉ có bằng kỹ sư, chưa có bằng tiến sĩ như bao đồng nghiệp khác đang làm việc cùng ông. Người ta đề nghị giáo sư Nguyễn Đăng Hưng làm hồ sơ để thi tiến sĩ. Khi giáo sư Hưng tập hợp các công trình mình đã làm và đã được ứng dụng trong sản xuất để trình Hội đồng, chuẩn bị cho luận án tiến sĩ sẽ làm, thì Hội đồng nhất trí cao rằng ông xứng đáng là tiến sĩ từ lâu rồi, khỏi cần thi! Tại một quán càfê ở đường Phạm Ngọc Thạch Quận 1 TP HCM cuối năm 2013 vừa qua, giáo sư Hưng tâm sự với chúng tôi: Mãi làm việc quá nên tôi… quên làm tiến sĩ.

Bao giờ cái văn hoá học để làm việc thay thế được văn hoá làm quan, văn hoá quỳ lạy trong giới tinh hoa ở nước ta, thì Việt Nam mới mở mày mở mặt được. (Tháng 6-2014).
(2) Nguyn Gia King: Con cháu Tiên Rng

Người Trung Hoa tự coi là con Trời, người Nhật tự coi là con cháu của Mặt Trời, người Việt Nam ta tự coi mình là con cháu Tiên Rồng. Dân tộc nào cũng có tự ái riêng và đều muốn tự gán cho mình một dòng dõi cao quí. Những huyền sử đó có thể coi là ý thức cộng đồng đầu tiên. Mỗi dân tộc cần có một niềm tự hào nào đó để tự duy trì. Bài học đầu tiên mà ta có thể rút ra từ huyền sử đó là muốn trường tồn và tiến lên ta luôn luôn cần có thêm những lý do mới để tự hào. Từ đó ta có thể tự đặt cho mình câu hỏi: Hiện nay ta có lý do nào để tự hào không? 

Nếu có là ta đang tiếp tục củng cố dân tộc, nếu không là ta đang làm hao mòn vốn cũ. 

Niềm tự hào con cháu Tiên Rồng, hiểu theo nghĩa một huyền thoại thống hợp gắn bó chúng ta với nhau, có cái lợi là làm ta hãnh diện muốn tiếp tục làm người Việt, nhưng bù lại nó có thể cho chúng ta cái cảm tưởng rằng chúng ta là một giống nòi thuần nhất và làm ta quên mất thực sự ta là ai, và đó mới là điều quan trọng. Cứ theo huyền sử thì tổ nước ta là Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân, con cháu của vua Thần Nông bên Tàu. Nước gốc của chúng ta là Xích Quỷ bao gồm cả một vùng đất rộng lớn của Trung Quốc, từ phía Nam sông Dương Tử và một phần nhỏ hơn nhiều là miền Bắc nước ta bây giờ. Sự tích kế tiếp là Sùng Lãm lấy bà Âu Cơ đẻ ra một trăm con, sau đó hai người chia tay nhau, mỗi người giữ năm mươi con. Âu Cơ ở lại núi, còn Sùng Lãm đem năm mươi con xuống vùng bể Nam Hải. 

Sau đó Sùng Lãm phong cho người con trưởng lên làm vua nước Văn Lang, tức là miền Bắc nước ta. Nước Văn Lang sau này được mở rộng thành nước Việt nam ngày nay. Như vậy, cũng phải tương đối hóa dòng dõi con Rồng cháu Tiên của chúng ta. Thực ra như vậy, theo huyền sử của chính chúng ta, thì người Hoa Nam mới là con rồng cháu tiên, còn chúng ta chỉ là một hệ phái của con rồng cháu tiên được lai giống với người địa phương. Chúng ta ít con Rồng cháu Tiên hơn người Trung Hoa ở phía Nam sông Dương Tử. Và chúng ta lai con Rồng cháu Tiên chắc không nhiều, bởi vì giữa Hoa Nam và nước ta núi non hiểm trở, người đi dân xuống miền Nam không có bao nhiêu. 

Chính vì thế mà dù bị hơn một ngàn năm Bắc thuộc, chịu hoàn toàn ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa mà chúng ta tiếp thu một cách nồng nhiệt và say mê, chúng ta vẫn có tiếng nói riêng, nếp sống riêng. Như Nguyễn Trãi nói: Lãnh thổ có núi ngăn chia, phong tục Bắc Nam khác nhau... Có nhà dân tộc học còn quả quyết người Việt Nam thuộc chủng tộc Mã Lai - Ấn Độ. Như thế đủ biết cái thành tố con Rồng cháu Tiên trong huyết thống của chúng ta không có bao nhiêu. Nhưng cái huyền sử con Rồng cháu Tiên không phải là không có cơ sở thuần lý. Nó nói lên một nét đậm trong quá trình hình thành của nước ta, đó là cuộc Nam Tiến đã khai sinh ra nước ta và vẫn còn tiếp tục cho tới cuối thế kỷ 18. Đất nước Việt Nam được thành lập ban đầu do hậu quả của cuộc Nam Tiến của người Trung Hoa và sau đó của chính người Việt. Nước Trung Hoa hình thành tại vùng đất giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử, rồi vì người càng ngày càng đông, một phong trào di dân tìm đất mới về phương Nam đã xuất hiện. 

Chuyện Lạc Long Quân đem năm mươi con xuống vùng bề Nam Hải có thể coi là một đợt di dân, tương tự như Nguyễn Hoàng đem dân vào miền Trung sau này. Cuộc Nam Tiến của người Trung Hoa đến Quảng Đông, Quảng Tây thì khựng lại vì gặp bức tường núi dầy gần 100 cây số. Chỉ có một số ít người vượt được núi, hợp với thổ dân mà tạo ra nước Văn Lang. Người Việt Nam ta có lẽ vì chỉ coi huyền sử như chuyện hoang đường hoàn toàn nên ít suy nghĩ về quá trình lập quốc của mình. 

Không thiếu gì trí thức lẫn lộn các giống Việt ở miền Nam Trung Hoa, sống trong nhiều nước nhỏ gọi là Bách Việt, với người Việt Nam. Triết gia Kim Định coi người Việt Nam là người Bách Việt, ông cho Nho Giáo là một phát minh của người Việt chứ không phải của người Tàu. Trong thập niên 1960, các trí thức và sinh viên Việt Nam mở một loạt lớp học dạy miễn phí cho các học sinh trung học nghèo tại Sài Gòn. Cố gắng đáng ca tụng này được biết dưới danh hiệu Trung Tâm Bách Việt. Nhưng nếu người Bách Việt không phải người Trung Hoa thì ai là người Trung Hoa? Chúng ta cũng có mang huyết thống Bách Việt trong người, nhưng yếu tố đó chỉ là một phần nhỏ thôi. Ảnh hưởng văn hóa và tư tưởng của Trung Hoa lên nước ta quan trọng gấp bội yếu tố huyết thống. Nước Văn Lang được thành lập do pha trộn của một số nhỏ người Hoa Nam với một số đông người bản xứ, và cả những sắc dân từ quần đảo Nam Dương. 

Chúng ta có thể quả quyết là về nhân chủng yếu tố địa phương đã mạnh hơn bởi vì sau cả ngàn năm dưới sự thống trị của người phương Bắc trong đó chữ Nho vừa được độc quyền vừa được tôn vinh, người Việt vẫn giữ được và không những thế còn phát triển được và cải thiện được ngôn ngữ riêng của mình. Sau này, nhất là từ thế kỷ 15 trở đi, khi nước Văn Lang dần dần mở rộng về phía Nam, chúng ta đã tiếp nhận nhiều yếu tố huyết thống khác, kể cả một đợt di dân mới bằng đường biền của người Trung Hoa vào thẳng miền Nam Việt nam. Nước Việt nam ta vì vậy là một quốc gia biến đỗi không ngừng do những đóng góp đất đai và chủng tộc mới. Sự thay đổi không ngừng đó, thể hiện ngay trong quốc hiệu của ta: Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt, Giao Chỉ, An Nam, Tượng Quận, Giao Châu, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt nam, Đại Nam. Sự thay đổi đó khiến chúng ta nhiều khi lẫn lộn tên nước mình. Sách Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện rõ ràng coi Nam Hải là tên nước ta, mặc dầu đó chỉ là tên của tỉnh Quảng Đông bên Trung Quốc vào thời Bắc thuộc. Ngay cả tên Việt Nam ngày nay thực ra cũng rất mới. Vua Gia Long sau khi thống nhất đất nước muốn đặt quốc hiểu là Nam Việt nhưng vì nhà Thanh không cho, sợ lẫn lộn với nước Nam Việt của Triệu Đà gom cả Quảng Đông và Quảng Tây, nên đã chọn quốc hiệu là Việt Nam. 

Nhưng sau đó 18 năm, khi vua Gia Long chết, vua Minh Mạng lại bỏ tên Việt Nam và đổi thành Đại Nam. Khi người Pháp đô hộ nước ta, hai tiếng Việt Nam cũng không xuất hiện trở lại, nước ta bị chia làm Cochinchine, An nam, Tonkin. Đảng cộng sản lúc mới thành lập cũng không dùng chữ Việt Nam, họ tự gọi là Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng. Việt Nam Quốc Dân Đảng là chính đảng đầu tiên sử dụng trở lại hai tiếng Việt Nam. Hai tiếng Việt Nam đã trở thành thiêng liêng khi 13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lên đoạn đầu đài tại Yên Bái ngày 17- 6-1930 hô to: Việt Nam muôn năm!. Ngày 2-9-1945, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rồi ba năm sau Bảo Đại cho ra đời Quốc Gia Việt Nam. Như thế tên Việt Nam đã trở thành linh thiêng từ 1930 và mới trở thành chính thức từ 1945 trở đi. Chúng ta không ý thức được sự năng động trong quá trình lập quốc của mình nên đã cố bắt chước nơi người Tàu một quan niệm quốc gia cứng ngắc. 

Đất nước Việt Nam được coi như là đất của một sắc tộc: sắc tộc Kinh. Văn hóa của ta là văn hóa của người Kinh. Đạo đức của ta là đạo đức của người Kinh. Pháp luật của ta là pháp luật của người Kinh. Lịch sử của ta cũng chỉ là lịch sử của người Kinh. Tất cả đều là của người Kinh, các sắc tộc khác hoàn toàn bị bỏ qua.Trong khi khái niệm người Kinh tự nó cũng rất mơ hồ. Nó cũng chỉ là một sự hòa trộn của nhiều chủng tộc. Nó chỉ là tập thể của những người chịu ảnh hưởng văn hóa của Trung Hoa mà thôi, trong khi ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa càng ngày càng yếu đi trước ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Tại sao, những Phạm Hùng, Chế Bồng Nga lại không được coi là các vị vua của Việt Nam? Tôi không phải là một nhà sử học và cũng không phải là một nhà dân tộc học nên hoàn toàn không dám có tham vọng đưa ra một luận thuyết mới về nguồn gốc và sự hình thành của nước ta. 

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh về hai đặc điểm quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Đặc điểm thứ nhất là chúng ta không phải là một quốc gia thuần nhất, mà là một quốc gia đa nguyên về bản chất. Vì thế chúng ta cần một ý thức quốc gia riêng: Quốc gia Việt Nam không thể được định nghĩa như một chủng tộc mà cần được quan niệm như là sự chấp nhận chia sẻ một tương lai chung. Đặc điểm thứ hai là dù có lịch sử tương đối dài, chúng ta trên thực tế là một quốc gia rất mới. Cả một nửa lãnh thổ, và một phần đáng kể dân chúng, chỉ mới hội nhập từ bốn thế kỷ nay, nhiều vùng chỉ từ một thế kỷ nay. Cho nên chúng ta không thể thủ cựu, trái lại phải năng động, liên tục thích nghi và đổi mới bởi vì sự nghiệp mở nước vẫn chưa thế coi là đã xong hẳn.

(3) Ts Dương Danh Huy: Trung Quc sa by, Vit Nam cúi đu?
Điều còn có thể cho là may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan HD-981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ. Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”. Ngày 9/6/2014 Việt Nam gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam.

Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ một “văn bản về lập trường”.

'Giành thế thượng phong'
Không chỉ cáo buộc ngược lại Việt Nam, văn bản này còn ghi Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa từ đời Bắc Tống, cũng như đưa ra những vấn đề như công hàm Phạm Văn Đồng, các tuyên bố có hại khác của quan chức và truyền thông của VNDCCH, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Phản công mạnh mẽ của Trung Quốc đã đạt được ba thành công quan trọng cho họ.

Thành công thứ nhất là nó làm cho một số nhà bình luận nghiêng về phía Trung Quốc, hay ít nhất không còn nghiêng về phía Việt Nam như trước. Chúng ta chỉ có thể dự đoán nó có ảnh hưởng gì với thế giới.

Thành công thứ nhì là nó đã đẩy cuộc thảo luận ra khỏi phạm trù của luật biển, nơi Trung Quốc chắc chắn đã vi phạm luật quốc tế, vào phạm trù tranh chấp chủ quyền đảo, nơi có rủi ro pháp lý cho Việt Nam, trong khi Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tuyên truyền. Với hai thành công trên, Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại cho vị trí thượng phong mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc tranh thủ dư luận trong suốt tháng trước đó, nếu không muốn nói rằng Trung Quốc đã giành được thế thượng phong.

Thành công thứ ba là, với việc nêu ra công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH, Trung Quốc đã đánh một đòn tâm lý mạnh vào lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt. Trong khi Bộ Chính trị Việt Nam còn đang chần chừ về việc kiện Trung Quốc thì đòn này có thể đã làm cho họ thêm bối rối và mất tinh thần, mặc dù thật ra để đơn phương kiện Trung Quốc thì hồ sơ sẽ không phụ thuộc vào Hoàng Sa là của nước nào. Đòn này cũng làm cho người Việt bị chia trí. Như vậy, khả năng đối phó của Việt Nam trong vấn đề giàn khoan HD-981 bị sút giảm đi nhiều.

Thế nhưng, đòn phản công này của Trung Quốc cũng bao hàm một số rủi ro cho họ. Rủi ro thứ nhất là lập luận của họ có thể bị Việt Nam phản biện trước LHQ. Phản biện của Việt Nam có thể có ba mũi nhọn.
Mũi nhọn thứt nhất, Việt Nam buộc phải phản biện Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH.
Mũi nhọn thứ nhì, Việt Nam có thể lập luận cho rằng bất kể Hoàng Sa là của nước nào, vùng đặc quyền kinh tế thuộc Hoàng Sa không thể vươn ra đến các nơi Trung Quốc đã triển khai giàn khoan, cho nên các nơi đó chắc chắn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất liền và các đảo ven bờ Việt Nam.
Mũi nhọn thứ ba, dù có yêu sách chồng lấn đi nữa thì việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan trong vùng có yêu sách chồng lấn đã vi phạm Điều 74 của UNCLOS. Hai mũi nhọn sau là để đặt vấn đề vào lại phạm trù của luật biển, nơi Việt Nam có nhiều lợi thế.
Rủi ro thứ nhì là việc tranh cãi qua lại ở LHQ sẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc là không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa.
Rủi ro thứ ba là qua việc đưa lập luận của họ ra trước LHQ, và tranh cãi với Việt Nam trước LHQ, chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay.
'TQ đã sa bẫy'
Do đó, có thể nói rằng, với phản công mạnh mẽ của họ, và mặc dù đã có một số thành công, chính Trung Quốc đã sa vào bẫy.

Tuy nhiên, bẫy đó sẽ chỉ sập nếu Việt Nam gửi công hàm đến LHQ phản biện lại Trung Quốc. Cho tới nay, phản ứng của Việt Nam mới chỉ là đăng bài báo về lập luận của một cá nhân lên trang web của mình ở LHQ, và họp báo. Những phản ứng đó rõ ràng là nhẹ ký hơn chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ, và cùng lắm chỉ cho thể là biện pháp tạm thời, không thể thay thế được việc đó. Thế giới sẽ có câu hỏi, “Tại sao Việt Nam không chính thức đưa ra lập luận phản biện trước LHQ?”
Vấn đề của Việt Nam không phải là không có lập luận pháp lý để phản biện, mà là ở quá trình chính trị để đi đến quyết định. Nếu Việt Nam quyết định không phản biện ở LHQ thì Trung Quốc đã “có gan làm giàu” và sẽ chuyển bại thành thắng, trong khi Việt Nam sẽ đi từ thắng và cơ hội đến bại.

Một trong những hệ quả là Việt Nam sẽ bị mất niềm tin của những nước và những người ủng hộ mình trên thế giới, và lãnh đạo Việt Nam sẽ bị mất nhiều niềm tin của người Việt. Như thế, tương lai sẽ càng khó khăn thêm cho Việt Nam.
Có lẽ bất cứ người Việt nào quan tâm về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông cũng mong muốn Việt Nam có công hàm phản biện chính thức trước LHQ. Có lẽ họ đều cho rằng đó là nghĩa vụ của chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Người dân không thể tự đưa ra công hàm chính thức trước LHQ - nghĩa vụ của chính phủ là đại diện cho quốc gia trước LHQ và làm điều đó cho họ.
Nhưng chính phủ Việt Nam có sẽ làm không thì vẫn còn là câu hỏi mở.

Cho đến nay, chiến lược của Việt Nam để đối phó với Trung Quốc dường như là “nó đấm thì mình la, nó xoa thì mình im”. Nhưng chiến lược đó chỉ có thể dẫn đến việc mất hết từng bước, vì chiến lược của Trung Quốc là “đấm, xoa, đấm, xoa” cho đến khi họ giành được hết.

Trung Quốc đã “đấm” bằng giàn khoan HD-981, cũng như họ đang “đấm” lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam. Việt Nam đã “la”, nhưng Trung Quốc “la” lại lớn hơn. Và Trung Quốc đã gửi Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì sang “xoa”.
Đáng lẽ Việt Nam phải giật sập bẫy bằng cách gửi công hàm phản biện đến LHQ, nhưng phải chăng thay vào đó Việt Nam sẽ cúi đầu?.

(Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông).

Chú thích thêm: (i) BBC, 25 June - VN ‘đang có động thái’ để khởi kiện TQ
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông từ trong nước nói với BBC rằng Chính quyền Việt Nam đang xúc tiến việc khởi kiện Trung Quốc xung quanh việc nước này đưa giàn khoan ra Biển Đông chứ ‘không nói suông’. Trong lúc này, Chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) cũng vừa ký hiệp định về việc hợp tác giữa hai bên, trang chủ của Chính phủ Việt Nam tường thuật. Với việc ký kết này thì Việt Nam cho phép PCA có thể tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế có liên quan đến nước này bằng biện pháp hòa bình.

Việc ký kết đã diễn ra hôm thứ Hai ngày 23/6 giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký PCA Hugo Hans Siblesz. Văn bản mà hai bên ký kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành, theo trang chủ chính phủ. Tòa Trọng tài thường trực có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Hiện tại PCA có 115 nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.

‘Quá trình lâu dài’
Trao đổi với BBC, Thạc sỹ Luật Hoàng Việt cho biết chính quyền Việt Nam ‘có quyết tâm’ trong việc sử dụng các biện pháp pháp lý đối với Trung Quốc.
“Nhiều lãnh đạo Việt Nam từ thủ tướng và nhiều nhân vật cấp cao khác đã khẳng định Việt Nam sẵn sàng sử dụng biện pháp pháp lý để bảo vệ lợi ích đất nước trên Biển Đông,” ông Việt nói. Ông còn cho biết trong hội thảo quốc tế về Biển Đông vừa diễn ra ở Đà Nẵng, các quan chức Việt Nam đã đặt vấn đề với các chuyên gia về ‘các bước khởi kiện là gì, căn cứ khởi kiện như thế nào’. “Khởi kiện là một vấn đề cân nhắc rất lâu dài,” ông nói và cho biết ‘Việt Nam sẽ hành động cụ thể’. “Từ lúc Trung Quốc bắt đầu thâm nhập và lấn chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines thì Philippines cũng đã đe dọa khởi kiện,” ông nói thêm, “Ít nhất sau hai, ba lần tuyên bố thì đến năm 2013 họ mới chính thức khởi kiện.” “Đây là vấn đề khó khăn nên cũng phải cân nhắc và có những bước đi rất thận trọng,” ông giải thích.

Về khả năng thắng kiện của Việt Nam, Thạc sỹ Việt cho biết đây là ‘một vấn đề phức tap chưa thể nói được’. “Phán quyết của tòa dù có lợi cho Việt Nam đi chăng nữa thì cũng không có cơ quan tài phán quốc tế nào buộc Trung Quốc phải thi hành.” “Tuy nhiên việc này cho thấy quyết tâm của Việt Nam để thế giới có thái độ ủng hộ rõ ràng hơn đối với Việt Nam,” ông nói thêm. Ông Việt cũng dự đoán rằng nếu Việt Nam kiện thì việc Trung Quốc trả đũa ‘là điều chắc chắn sẽ xảy ra’. “Hậu quả chắc chắn là lớn,” ông nói. “Ngay từ trường hợp Philippines đã bị Trung Quốc đe dọa rất nhiều. Họ áp lực cả về chính trị, quân sự và kinh tế. Hơn nữa Việt Nam còn nằm sát với Trung Quốc và có quan hệ với Trung Quốc về nhiều mặt” ông nói thêm.

(ii) BBC - 24 June 14: Người Việt tự thiêu 'vì giàn khoan' qua đời
Tin cho hay người gốc Việt ở bang Florida, Hoa Kỳ, tự thiêu hôm 20/6 với thông điệp phản đối giàn khoan Trung Quốc, đã qua đời. Người đàn ông 71 tuổi được nói đã tới cổng trung tâm cộng đồng Silver Lake nằm ở góc đường Lockwood Ridge cắt phố 59 Đông vào lúc 11:15 phút sáng thứ Sáu 20/6 và châm lửa tự thiêu. Sau đó ông này được cấp cứu bằng trực thăng tới bệnh viện đa khoa Tampa trong tình trạng nguy kịch và qua đời sáng thứ Hai 23/6. 

Ông để lại hai tờ giấy, hình chụp một tờ viết bằng tay có nội dung: "Hai Yang 981 phải rời khỏi VN hải phận. Anh hùng tử, chí hùng nào tử. Thu Hùng", đi kèm chữ ký. Một bản thông cáo được nói là của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Tampa Bay, Florida, nói người đàn ông này là ông Hoàng Thu Hùng, cựu sỹ quan pháo binh Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó báo Người Việt nói ông tên là Hoàng Thu, sinh năm 1942. Ông sang Mỹ năm 2008, trước khi qua đời sống cùng vợ tên là Lê Thị Huế và gia đình người con gái tại Silver Lake, Tampa, bang Florida.
'Phật tử tự thiêu'
Cách đây một tháng, một nữ Phật tử tại TP HCM cũng đã tự thiêu với một số biểu ngữ viết tay phản đối Trung Quốc. Bà Lê Thị Tuyết Mai, Phật tử thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được phép hoạt động ở trong nước, đã châm lửa tự thiêu ngay trước Dinh Thống nhất ở trung tâm thành phố ngày 23/5. Ông Lê Trương Hải Hiếu, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Quận 1 được báo Thanh Niên dẫn lời nói sau đó rằng “theo điều tra ban đầu, nguyên nhân khiến người phụ nữ này tự thiêu là do bế tắc về cuộc sống và bức xúc việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép, xâm phạm chủ quyền Việt Nam”.

(iii) BBC - 26 June: Rủi ro từ 'đặc khu kinh tế' Vũng Áng
Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của tập đoàn Formosa.Hôm 25/6, lãnh đạo một chi nhánh tại Việt Nam của Formosa - tập đoàn có 100% vốn Đài Loan, đã gửi văn bản đến chính phủ Việt Nam đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế ở Vũng Áng để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, theo truyền thông trong nước.Formosa cũng yêu cầu chính quyền Việt Nam có các cơ chế ưu đãi cho đặc khu như bảo hộ ngành thép, ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần như bệnh viện, trường học trong đặc khu. Phía Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức về yêu cầu này.

Khu công nghiệp Vũng Áng, dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một lượng lớn lao động Trung Quốc. Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đã cử tàu đến Hà Tĩnh sơ tán hàng nghìn công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động. Trả lời BBC ngày 26/6, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị của Formosa là "rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế bình thường và cao hơn hẳn khung pháp luật của Việt Nam". Ông Doanh cũng nói về mặt quốc phòng, Vũng Áng "là một địa điểm hết sức nhạy cảm". "Ở trên mạng Trung Quốc đã lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra." "Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, vì vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc phòng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này."

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo về những nguy cơ nảy sinh từ việc Việt Nam cho Trung Quốc thuê hàng chục cây số dọc bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng. "Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc", ông nói. "Hạm đội trên biển của Trung Quốc đã rất mạnh rồi, nếu bây giờ họ có một điểm tựa trên đất liền nữa thì đó sẽ là nguy cơ rất lớn." Cục Hải sự Trung Quốc gần đây thông báo đã dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần cửa vào Vịnh Bắc Bộ. Cơ quan này cũng cho biết Trung Quốc sẽ sớm đưa thêm ba giàn khoan khác vào hoạt động trên Biển Đông.

(4) Đào Tiến Thi: Vit Nam đnh làm dê trng hay dê đen?
Có hai con dê rủ nhau đi tìm cỏ non để ăn, nước mát để uống. Dê Trắng đi trước, đến nửa đường gặp một con sói xông ra quát hỏi: – Dê Trắng, mày đi đâu?
Dê Trắng run rẩy: – Dạ, tôi đi ăn cỏ.
– Hãy nói cho tao biết: Trên đầu mày có gì, dưới chân mày có gì và tim mày ra sao.
– Dạ, thưa ngài, trên đầu tôi có sừng, dưới chân tôi có móng, còn tim tôi thì đang run lên vì sợ hãi.
Sói liền vồ lấy Dê Trắng ăn thịt.

Một lát sau Dê Đen đi đến. Sói lại xông ra quát: – Dê Đen, mày đi đâu?
Dê Đen bình tĩnh đáp: – Tao đi tìm những kẻ hay gây sự đây.
Sói tức giận và khinh bỉ: - Mày nói tao xem: Trên đầu mày có gì, dưới chân mày có gì và tim mày ra sao.
Dê Đen dõng dạc: – Hãy nghe đây: Trên đầu tao có đôi sừng nhọn, dưới chân tao có đôi móng rắn chắc. Và tim tao đang bảo rằng: Hãy cắm đôi sừng nhọn cứng vào bụng mày.
Sói nghe vậy vội chuồn đi thẳng.

Tôi không nhớ truyện ngụ ngôn trên là của nước nào. Nhưng ngụ ngôn nói chung đều là những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn. Câu chuyện trên chẳng qua là hình tượng hoá cái quy luật “Mềm nắn rắn buông” mà ta vẫn thường gặp trong cuộc sống. Thuở nhỏ, tôi đã từng chứng kiến những con gà mái đang nuôi con nhỏ chiến đấu với quạ hoặc diều hâu để bảo vệ đàn con. Nhìn chung, những mụ gà mái già khi đã xù lông thì quạ, diều khó mà bắt được gà con nữa. Ngay cả những con chó hung hăng bắt nạt gà con (hay chỉ vô tình lại gần) cũng bị những mụ gà mái này xù lông cảnh cáo. Và khi cần, một mụ gà mái có thể tấn công một con chó lực lưỡng bằng một cú nhảy vừa mổ vừa đạp vào giữa mặt kẻ thù, khiến con chó chỉ còn nước bỏ chạy. Có cái gì đó như là huyền bí ở đây? Bởi cứ nhìn tương quan thì một con gà mái không thể đánh nhau với một con chó, nói chi đánh thắng. Thế nhưng con gà mái, để bảo vệ đàn con, nó dám “quyết tử” và sức mạnh của nó được nhân lên gấp bội, trong khi con chó thì không dám chấp nhận một vết xước, cho nên bỏ chạy với nó vẫn là hơn.   

Giữa các quốc gia thì cũng vậy. Một khi nước nhỏ “xù lông” thì nước lớn đâu dám coi thường, thì cũng phải tính có nên “dây” hay không. Chỉ lấy hai ví dụ gần đây và gần Việt Nam. Thái Lan lớn gấp cả mười lần nước Campuchia, ấy thế mà Campuchia đâu có chịu lép khi tranh chấp một ngôi đền? Và thắng lợi đã thuộc về Campuchia khi họ đưa ra Tòa án Công lý quốc tế (ICJ): Toà ra phán quyết Phnom Penh có chủ quyền đối với khu vực đền cổ Preah Vihear mà hai nước tranh chấp lâu nay. Hàn Quốc là nhỏ bé so với Nhật Bản và trong quá khứ đã từng bị Nhật Bản chiếm đóng, thế nhưng chỉ một việc Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến viếng đền Yasukuni (nơi tưởng niệm các sỹ quan và binh lính Nhật tử trận trong thế chiến hai) đã bị người Hàn phản ứng dữ dội. Và mới đây người Hàn lại dám xây đài tưởng niệm “kẻ khủng bố” – Ahn Jung Geun – một người Triều Tiên đã ám sát thống đốc người Nhật tại Triều Tiên Hirobumi Ito (1909). 

Hỡi ôi, những câu chuyện kiểu như truyện ngụ ngôn kể trên, những truyện “Kiến giết voi”, “Cá sấu và thỏ”, “Hổ và các con vật bé nhỏ” cũng như những trang sử chống đế quốc Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh vẫn đầy rẫy trong các sách dạy trẻ con, ấy thế mà mấy năm nay đi đâu cũng chỉ nghe người ta tuyên truyền tư tưởng đầu hàng, không dám “xù lông” trước Trung Cộng, kể cả như bây giờ, chúng đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của ta, đâm phá tàu của ta. Họ luôn đem tương quan cơ bắp ra để nguỵ biện. Ôi, giá như trước kia họ cũng làm như thế để nhân dân khỏi phải “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, rồi lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” trong suốt ba mươi năm trời? (Tác giả gửi Quê Choa)

(5) Ts Nguyn Hưng Quc: Mơ Thy Mình Là Người Vit Nam
Thời chiến tranh, từ 1954 đến 1975, ở miền Bắc, bộ máy tuyên truyền của nhà nước lúc nào cũng rang rảng khoe là ở Việt Nam (nghĩa là miền Bắc và “vùng giải phóng” ở miền Nam), chỉ cần bước ra ngõ là gặp ngay anh hùng; còn trên thế giới thì hầu như mọi người đều ngưỡng mộ Việt Nam; nhiều người, tối ngủ, nằm mơ thấy mình làm người Việt Nam! Trong số những người nằm mơ thấy mình là người Việt Nam ấy, từ cái nhìn của miền Bắc, có cả Susan Sontag (1933-2004), một nhà trí thức và là một nhà văn nổi tiếng của Mỹ.

Sontag nổi tiếng trong nhiều lãnh vực. Với tư cách một nhà văn, bà là người sáng tác khá đa dạng, từ kịch bản đến truyện phim và tiểu thuyết (một số tác phẩm của bà được giải thưởng lớn, ví dụ giải National Book Award năm 2000); bà còn là một nhà phê bình văn học sắc sảo; một lý thuyết gia văn học, với bài tiểu luận “Chống diễn dịch” (Against Interpretation) được xem là một trong những người tiên phong của chủ nghĩa hậu hiện đại; một nhà phân tích văn hoá, bao quát nhiều phạm vi khác nhau, từ xã hội đến nhiếp ảnh, bệnh hoạn và vấn đề phái tính, v.v… Cuối cùng, bà còn là một nhà hoạt động xã hội, trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến chiến tranh Việt Nam: Bà được xem là một trong những gương mặt phản chiến lừng danh nhất tại Mỹ.
Trong tất cả các lãnh vực trên, ở đâu Sontag cũng để lại những dấu ấn sâu sắc. 

Ngày bà mất, nhiều tờ báo lớn khen bà là một trong những người có tính khiêu khích và ảnh hưởng lớn nhất trong thế hệ của bà, thế hệ những người sinh ra trong thập niên 1930 và trưởng thành trong thập niên 1960, thời điểm của nhiều cuộc cách mạng văn hoá, chính trị và xã hội, trong đó, trung tâm là sự xuất hiện của phong trào tự do tình dục, phong trào nữ quyền cũng như sự thức tỉnh của quần chúng (đặc biệt qua các cuộc xuống đường của thanh niên sinh viên tại Pháp vào năm 1968). Trong các hoạt động của Sontag, đáng kể nhất là các hoạt động phản chiến: Bà tham gia biểu tình rồi thuyết trình rồi xuất hiện trên các cơ quan thông tin đại chúng phản đối việc Mỹ tham chiến tại Việt Nam. Nhờ uy tín của một nhà văn và nhà báo, một giáo sư và một diễn giả có tài hùng biện, bà dần dần trở thành một trong những gương mặt phản chiến tiêu biểu nhất tại Mỹ trong nửa sau thập niên 1960 và những năm đầu của thập niên 1970.

Năm 1968, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của Susan Sontag, qua đó, lợi dụng tiếng tăm của bà để thu phục nhân tâm tại Mỹ, nhà cầm quyền miền Bắc đã mời Sontag sang thăm Việt Nam trong hai tuần, từ ngày 3 đến ngày 17 tháng 5. Về lại Mỹ, bà viết cuốn “Trip to Hanoi” (Chuyến đi Hà Nội), thoạt đầu đăng trên tờ Esquire vào cuối năm 1968; sau, in trong cuốn “Styles of Radical Will” năm 1969; sau nữa, in riêng thành một cuốn sách mỏng. Trong cuốn sách mỏng, chưa tới 100 trang ấy, Sontag ghi chép lại những gì bà nghe, thấy và suy nghĩ về Việt Nam. 

Dù ở Việt Nam chỉ một thời gian rất ngắn, nhưng với óc quan sát tinh tế, Sontag cũng ghi nhận được rất nhiều những nét khác biệt văn hoá giữa miền Bắc và Tây phương. Không phải điều gì cũng làm bà hài lòng. Bà không thích những cách nhìn hẹp hòi, một chiều và cứng nhắc, đầy tính công thức của những cán bộ và trí thức bà được gặp. Nhưng nói chung, bà không giấu giếm sự ngưỡng mộ đối với lòng yêu nước và sự anh hùng của họ. Cuối cuốn sách, bà cho chuyến đi thăm Hà Nội đã mở rộng tầm mắt của bà. Bắc Việt được xem như một Cái Khác Lý Tưởng (ideal Other) đối lập với một nước Mỹ đang phản bội lại chính những lý tưởng thời lập quốc của mình.

Cùng với cuốn Hanoi (1968) của Mary McCarthy, cuốn sách của Sontag đã gây ảnh hưởng lớn lên giới trí thức, sinh viên và quần chúng Mỹ, góp phần làm cho phong trào phản chiến tại Mỹ càng ngày càng dâng cao, và cuối cùng, đủ để tạo thành sức ép nặng nề lên chính phủ Mỹ khiến chính phủ phải tìm mọi cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Chắc chắn Bắc Việt lúc ấy vô cùng cảm kích trước món quà to lớn của Susan Sontag. Trong những lời tuyên truyền của chính phủ Việt Nam cho nhiều người Tây phương, kể cả người Mỹ, cũng ngưỡng mộ Việt Nam và ao ước được sinh ra là người Việt Nam, không chừng có cả hình ảnh của Sontag.

Có điều, đó không phải là toàn bộ sự thật.
Mới đây, tôi đọc cuốn “As Consciousness Is Harnessed to Flesh” bao gồm nhiều trích đoạn từ các cuốn nhật ký và sổ tay Susan Sontag viết trong những năm từ 1964 đến 1980 do con trai của bà, David Rieff biên tập, được Farrar Straus Giroux xuất bản tại New York năm 2012. Trong cuốn này có một số đoạn ghi chép của Sontag thời gian thăm viếng Hà Nội. Một số ghi chép đã được sửa và phát triển thành cuốn Trip to Hanoi; nhưng một số khác thì không. Tôi thích những đoạn không được đưa vào sách, hoặc đưa, nhưng bị sửa chữa khá nhiều: Chúng thực hơn. Chẳng hạn, bà ghi nhận, tất cả những người Việt Nam bà được gặp, dù toàn là những trí thức hàng đầu và những cán bộ lãnh đạo thuộc loại cao cấp nhất, đều có những cách nói và nội dung giống hẳn nhau (tr. 240), khiến bà cảm thấy bà chẳng học hỏi được gì ở họ (tr. 241).

 Nói chuyện với họ, nhiều lần bà tự hỏi: Liệu họ có tin những gì họ nói? (tr. 242). Bà có cảm giác họ như những đứa con nít đẹp đẽ, ngây thơ và bướng bỉnh (tr. 242). Nói chuyện, lúc nào họ cũng khẳng định, không bao giờ biết nghi vấn điều gì (tr. 245). Bà so sánh Bắc Việt và Cuba và thừa nhận bà thích Cuba hơn hẳn Bắc Việt: Bà cảm thấy những người cộng sản Cuba “người” hơn, thân thiện hơn, hoạt bát hơn (tr. 245-6).

Sau này, từ những năm cuối thập niên 1970, quan điểm của Susan Sontag về chủ nghĩa cộng sản thay đổi hoàn toàn. Trong một cuộc họp tại Town Hall ở New York vào năm 1982, bà nói một câu gây chấn động giới khuynh tả Tây phương: “Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa phát xít với gương mặt người” (Communism was fascism with a human face). Bà lớn tiếng phê phán giới trí thức Tây phương, đặc biệt những người khuynh tả - vốn là các “đồng chí” của bà - là họ vô trách nhiệm trước những tội ác do cộng sản gây ra và vô lương tâm trước các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, bao gồm những người phản kháng và những người tị nạn, những người bị giết chết và những người bị tù đày. Một lần, đi xa hơn, bà cho các trí thức khuynh tả đã nói dối về thực trạng các nước cộng sản; sau đó, bà khẳng định: “Người ta phải chống lại chủ nghĩa cộng sản: Nó đòi chúng ta phải nói dối” (One must oppose communism: it asks us to lie).

Trong những lời nói dối ấy, chắc chắn có những câu đại loại: Mơ thấy mình làm người Việt Nam mà bộ máy tuyên truyền của Việt Nam không ngớt lải nhải suốt cả mấy chục năm trước đây.
(6) Thơ: (i) Cao Thoi Châu: Nhng cây bàng vuông Trường Sa
Tổ quốc tôi những cây bàng vuông
Đội lính tiền phương ra biển Đông giữ đảo
Cây và phong ba bão táp
Phần thắng bao giờ cũng thuộc về cây
Tôi ở đây trên đất liền này
Nghe tiếng sóng báo tin thắng trận
      Những cây bàng xa quê
      Vẫn gửi màu xanh về
      Mấy trăm năm lưu đồn trấn thủ
      Lớp này vàng lớp khác lại xanh lên
      Tổ quốc đặt tên cây Phong ba Bão táp
Sống cả bằng nước mặn
Chân vẫn vùi trên cát
Nắng cháy da người lạnh cóng đêm đêm
Cây dám chết cho người được sống
      Những cây bàng vuông ấy
      Cũng là ngư dân đem cá tôm về
      Vừa là lính vừa là phên giậu
      Vì quê nhà phải thường trú xa quê
Lá bàng vuông
Là tờ giấy khai sinh ký ngoài hải đảo
Mấy ngàn năm người nước tôi đã hiểu
Có dấu lăn tay của tổ tiên mình
      Cây xứ này cũng là lính tiền phương
      Không thể nào khác được
      Dẫu ở xa không phải xa biền biệt
      Vẫn ung dung trên đất của mình (VietNam, 14-6-2014)
(ii) Phan Thanh Cương: Đt và Bin
đất và biển song sinh ngày mở nước
biển thức đêm giấc ngủ đất không thành
tin mưa đảo đất trong này đã ướt
đất vì thương biển trở nên xanh
      khi thân thể có dự phần của biển
      biển xa mà gần gũi mặn da mình
      khi hạt muối cũng mang lời biển gọi
      mặt trời qua vì đất,  biển kết tinh
bờ vươn dậy gồng mình cho biển dựa
cha Lạc Long vừa ôm mẹ Âu Cơ
tiếng mẹ khóc trường sơn đau khe suối
những dòng đời thương mẹ chảy ra khơi
      ngực đất nước trải mình ra với biển
      Hoàng-Trường Sa như những trái tim nhô
      người lính xưa quên mình theo sóng đỏ
      sóng hôn bờ làm trắng mảnh khăn sô
khi đất nước trái tim còn một hướng
biển đất cùng chung một mẹ cha
giấc mơ giặc không có đường biên giới
thì biển đông còn đỏ sóng quê nhà. (Sài Gòn 14.06.2014)
............................................................................................
Kính,
NNS


__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List