***SUPER HD VIDEO (PPS
included) "Người Ở Lại Đưa Đò -Trầm Tử Thiêng -Hương Lan -NNS:
***NHAC SI TRAM TU THIENG PLAYLIST
Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG
|
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần: 31-8-14
Trầm Tử Thiêng:
Người Ở Lại Đưa Đò
Tiếng hát: Hương Lan
Kính,
Kính,
NNS
.........................................................................................................
.........................................................................................................
(1) Phạm Đức Đồng Hùng: Đức, Tàu, Đệ nhất và Đệ tam Thế chiến
Lễ tưởng niệm 100 năm ngày thực sự bùng nổ Đệ Nhất Thế Chiến (WWI) đã được long trọng tổ chức tại Bỉ vào đầu tuần tháng 8 năm 2014. Đầu tiên là vụ ám sát Hoàng thái tử Fanz Ferdinand tại Sarajevo, Ferdinand, kẻ sắp kế vị ngai vàng của Đế chế Áo – Hung vào ngày 28.6.1914 do Gavrilo Princi thực hiện. Princi thành viên tổ chức dân tộc chủ nghĩa người Serb mang tên “Mlada Bosna" (Thanh niên Bosnia) chủ trương giành lại những vùng đất đã bị Áo Hung chiếm giữ để xây dựng đế quốc Nam Tư.
Ngày 28.7. 1914 Áo-Hung tuyên chiến
và bắt đầu tấn công Serbia và sau đó các đồng minh của hai bên cũng nhảy vào để
bùng phát thành cuộc đại chiến với quy mô ảnh hưởng trên toàn thế giới. Tuy
nhiên trên thực tế thì lúc đó Âu châu đã như một thùng thuốc súng và vụ ám sát
trên chỉ là ngọn lửa châm mồi.
Ngày 3.8.2014 Đức tuyên chiến với Pháp và ngay hôm sau quân Đức sang tấn công Bỉ. Ngày 04.08.1914, một ngày sau khi tuyên chiến với Pháp, Đức đưa quân đội tràn vào Bỉ với ý đồ siết chặt vòng vây quanh Pháp và quân đội Bỉ đã cầm cự được hơn một chục ngày tại thành phố Liège. Ngày 16.08.1914 Liège thất thủ sau khi mỗi bên có trên một ngàn binh lính thiệt mạng và quân Đức đã trả thù bằng cách đã tàn sát khoảng 6,500 thường dân.
Ngay trong ngày này, Anh đã tuyên chiến với Đức, kéo theo sự tham gia của các nước thuộc ảnh hưởng của Anh như Úc, New Zealand. Pháp lâm chiến cũng lôi kéo các thuộc địa vào vòng chiến, trong đó có cả Việt Nam.
Bây giờ, chính tại thành
phố khởi phát trận chiến đầu tiên của WWI, Đức vua và Hoàng hậu Bỉ tiếp đón
long trọng 12 vị nguyên thủ quốc gia và đại diện của hơn 80 nước tham gia Đệ
Nhất Thế Chiến nhân kỷ niệm 100 năm Đức tuyên chiến với vương quốc Bỉ. Tại đây
Quốc vương Bỉ, kêu gọi thế giới cần thể hiện “trách nhiệm vì nền hòa bình
chung” của châu Âu. Thủ tướng Bỉ, Elio di Rupo thì nhấn mạnh rằng "không
có sự tôn trọng lẫn nhau hay tinh thần bao dung, thì không thể có hòa
bình".
Tại buổi lễ Tổng thống Pháp François Hollande đề cập đến xung đột
tại Ukraine Syria, Iraq và dải Gaza trong khi Tổng thống Đức Joachim Gauk nhắc
nhở mọi người “cần rút ra những bài học từ kinh nghiệm đắng cay và đau thương”.
WWI với chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới.
Khác với các cuộc chiến tranh trước đó, người Âu châu phải chiến đấu cả trên
chiến trường lẫn ở hậu phương khi nữ giới phải làm việc vì chiến tranh diễn ra
với một quy mô hoàn toàn chưa hề có trong lịch sử.
WWI khiến trên mười triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn phế. Ngoài tổn thất nhân mạng và vật chất, WWI còn đã làm thay đổi tận nền tảng hệ thống chính trị tại Âu châu. WWI đã khiến bốn đế quốc sụp đổ là Nga vào năm 1917, Đức vào năm 1918, Áo - Hung vào năm 1918 và Ottoman vào năm 1923. Các triều đại quân chủ trị vì hàng trăm năm bị suy đổ và sự hình thành các nước nhỏ theo phân chia đầy chủ quan của phe thắng trận đã dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này... WWI đã giúp cộng sản nổi lên cầm quyền tại Nga và phát xít lên nắm quyền tại Đức, đẩy thế giới vào một chuộc đại chiến khác. WWI đã làm Âu châu mất đà phát triển và bị tụt hậu, mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển vai trò này cho Mỹ.
Bây giờ, sau kinh nghiệm trên mà cả kinh nghiệm của Đệ Nhị Thế chiến (WWII), nước Đức chắn chắn đã rút ra bài học của mình nhưng từ phương Đông, có một quốc gia trong tình cảnh giống hệt nước Đức hiện tại, dường như chưa thấm được bài học ấy. Đó là Trung Quốc. Tuy nhiên trước khi bàn đến việc này, chúng ta hãy ôn lại WWI.
WWI khiến trên mười triệu người chết và hàng chục triệu người bị tàn phế. Ngoài tổn thất nhân mạng và vật chất, WWI còn đã làm thay đổi tận nền tảng hệ thống chính trị tại Âu châu. WWI đã khiến bốn đế quốc sụp đổ là Nga vào năm 1917, Đức vào năm 1918, Áo - Hung vào năm 1918 và Ottoman vào năm 1923. Các triều đại quân chủ trị vì hàng trăm năm bị suy đổ và sự hình thành các nước nhỏ theo phân chia đầy chủ quan của phe thắng trận đã dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này... WWI đã giúp cộng sản nổi lên cầm quyền tại Nga và phát xít lên nắm quyền tại Đức, đẩy thế giới vào một chuộc đại chiến khác. WWI đã làm Âu châu mất đà phát triển và bị tụt hậu, mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển vai trò này cho Mỹ.
Bây giờ, sau kinh nghiệm trên mà cả kinh nghiệm của Đệ Nhị Thế chiến (WWII), nước Đức chắn chắn đã rút ra bài học của mình nhưng từ phương Đông, có một quốc gia trong tình cảnh giống hệt nước Đức hiện tại, dường như chưa thấm được bài học ấy. Đó là Trung Quốc. Tuy nhiên trước khi bàn đến việc này, chúng ta hãy ôn lại WWI.
Phe gây chiến
Phe gây chiến gọi là phe “Trung tâm” (Central Powers), hình thành từ ngày 20.5.1882 với Đức, Áo-Hung và Ý bắt. Tuy nhiên ngày 23.5.1915 – sau khi chiến tranh bùng nổ - Ý tuyên bố rút khỏi phe này và gia nhập phe Đồng minh đối nghịch.
Dẫu sao thì khi WWI xảy ra thì phe Trung Tâm có thể hút thêm nhiều thành viên mới: tháng 10.1914 có thêm Đế quốc Ottoman, tháng 10 năm 1915 thì có thêm Bulgaria. Đức phát triển mạnh về kỹ nghệ nhưng thiếu thị trường và nguồn nguyên liệu, do đó một mặt muốn vùng vẫy khỏi sự kiềm chế của Anh-Pháp để bung ra Đại Tây Dương, hướng có một thị trường và hệ thống thuộc địa tương xứng với tiềm năng kỹ nghệ của mình. Mặt khác Đức cũng muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình về phía Đông tại Ba Lan, Ukraina, Baltic, và là Phần Lan.
Phần Áo – Hung thì cố giữ vị thế đế quốc của mình trước sự nhòm ngó của hai địch thủ trực tiếp là Nga và Ý. Ottoman thì lại là một đế chế lâu đời và lạc hậu, đang bị Anh và Pháp chèn ép ở Trung Cận Đông để tranh giành dầu lửa, bị Nga tranh giành ảnh hưởng tại Kavkaz (giữa Hắc Hải và biển Caspien) và Balkans (Đông Nam Âu châu). Muốn duy trì vị trí của mình thì Ottoman phải theo phe Trung Tâm để chống lại Anh - Pháp - Nga.
Mặt khác, đối phó với các phong trào cấp tiến, muốn cải cách xã hội, các vương triều Nga, Đức, Ottoman, Áo-Hung đều muốn dùng chiến tranh để vừa kích động với tinh thần dân tộc chủ nghĩa, vừa mở rộng thuộc địa nhằm mở rộng lợi ích kinh tế, do đó có thể dễ dàng trấn áp các phong trào cách mạng.
Còn Ý thì là một
cường quốc đang lên, đang muống khẳng định vị trí cường quốc bằng cách tạo nên
ảnh hưởng lớn hơn ở châu Âu và đặc biệt tại Balkans. Đầu tiên Ý xem Anh – Pháp
là trở ngại của mình nhưng sau đó thì thấy Áo – Hung mới là kẻ cản đường. Còn
Bulgaria thì tham chiến do hậm hực với đồng minh cũ là Serbia trong việc phân
chia ảnh hưởng vùng Balkan.
Trong cuộc chiến Balkan lần thứ nhất (10.1912
–3.1913) Liên minh Balkan gồm Serbia, Hy Lạp, Montenegro và Bulgaria đã thắng
Ottoman, chiếm hầu như toàn bộ lãnh thổ của đế quốc này ở Châu Âu. Tuy nhiên
sau đó Bulgaria lấy làm bất mãn vì đuợc chia phần rất ít nên đòi Serbia phải
nhượng bớt cho mình. Nhưng vì bị các cường quốc Anh – Pháp ép phải rút khỏi
Albania nên Serbia không chịu và tháng Sáu năm 1913 Bulgaria tuyên chiến với
Serbia. Việc này khiến Ottoman cũng đã lợi dụng tình hình để giành lại lãnh thổ
bị mất.
Phe chiến thắng
Phe này là Triple Entente, tức Liên minh ba nước, sau thu hút thêm nhiều quốc gia khác nên gọi là phe Đồng minh (Entente trong tiếng Pháp có nghĩa "đồng minh").
Phe này hình thành với sự bắt tay giữa Anh và Pháp vào ngày
8.4.1904 với tên “Entente Cordiale" (hay "Đồng minh hữu nghị"),
đồng ý giữ nguyên trạng thuộc địa mà nước nào cũng sở hữu thật nhiều. Ba năm
sau, ngày 31.8.1907 Nga xin tham gia phe này sau khi chiến tranh xảy ra, phe
này thu hút sự tham gia của Ý, Mỹ và Brazil. Tuỳ theo vị trí của mình, nước nào
cũng lâm chiến vì quyền lợi của mình.
Ngược lại, Anh muốn chặn đứng tham vọng tranh giành thuộc địa của Đức. Ý đồ của Anh là giới hạn ảnh hưởng của Đức trong phạm vi Âu châu để nước này không trở thành cường quốc hải dương và do đó có thể đe dọa quyền lợi thương mại trong hệ thống thuộc địa của mình trên toàn cầu. Đồng thời Anh cũng muốn triệt hạ ảnh hưởng của Đế quốc Ottoman để tranh giành ảnh hưởng tại khu vực Trung Cận Đông rất nhiều dầu mỏ.
Pháp thì ngoài ý đồ như Anh còn là mối thù truyền kiếp trong xung đột triền miên với Đức, đặc biệt là thất bại ê chề trong Chiến tranh Pháp – Phổ (1871), bị mất hai tỉnh Alsace và Lorraine. Chính vì vậy nên trong Hội nghị Versailles 1919. Pháp đòi hỏi Đức phải bồi thường chiến phí khủng khiếp với ý đồ buộc nước này không bao giờ ngóc đầu dậy được.
Trong khi đó thì Nga muốn loại bỏ ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraine và vùng Baltic, tiêu trừ ảnh hưởng của Ottoman và Áo – Hung khỏi các vùng Kavkaz và Balkans. Còn Serbia lại là nước mang nặng tinh thần dân tộc chủ nghĩa tại Balkan, muốn giải phóng toàn bộ Balkan, chủ yếu là Bosnia, Croatia và Slovenia mà người Serbian sống khỏi tay đế quốc Áo-Hung: để chống lại thế lực này thì Serbia phải tham gia một liên minh đối khán.
Là một cường quốc đang nổi lên, Mỹ muốn có vai trò lớn hơn trên thế giới và buộc các nước khác phải tôn trọng quyền lợi của mình và cuộc chiến này đã khiến Anh phải quy phục Mỹ. Trên thực tế Mỹ chỉ chính thức tham gia phe này từ 1917 đến 1918. Lý do là trong ý đồ bao vây nước Anh, tàu ngầm Đức đã lên tiếp đánh chiếm các thương thuyền Mỹ khiến Mỹ nhảy vào vòng chiến cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
Đặc điểm chiến trường của WWI
WWI đã làm thay đổi hẳn cái nhìn của con người vế chiến tranh: sự áp dụng của khoa học kỹ thuật trên tầm mức kỹ nghệ và sức hủy diệt cũng ở tầm mức kỹ nghệ. Đó là sự xuất hiện của các vũ khí mới với sức huỷ diệt rất mạnh.
Đầu tiên là súng đại liên. Do trình độ kỹ thuật lúc đó nên súng liên thanh chỉ có thể áp dụng như một vũ khí cộng đồng, có kích thước cồng kềnh và nặng nên được bố trí cố định trong các công sự phòng thủ, chưa thể phát triển cho vũ khí cá nhân.
Vì bộ binh vẫn tấn công vẫn bằng súng trường phải lên đạn từng phát
một, do đó các loại súng liên thanh này đã vô hiệu hoá chiến thuật biển người
hay các đợt xung phong của kỵ binh. Súng liên thanh đã làm thay đổi hẳn chiến
thuật bộ binh và dẫn đến vũ khí khắc chế mới. Bên cạnh đó pháo binh đã được
trang bị với đạn pháo có mảnh, khi nổ bắn mảnh ra tung toé gây độ sát thương
cao. Pháo binh có thể bắn nhanh, có sức huỷ diệt lớn hơn cộng với hoả lực súng
liên thanh đã khai tử hẳn dứt chiến thuật đội hình ô vuông và làm phát sinh đội
hình tản mát của bộ binh và kéo theo các thay đổi khác của kỹ thuật tác chiến
bộ binh.
Đặc biệc, các vũ khí này đã khai tử binh chủng số một thời đó là kỵ
binh. Khi chiến thuật kỵ binh và biển người bị khai tử thì xe tăng ra đời để
giải quyết sự chênh lệch giữa hoả lực tấn công và hoả lực phòng thủ. Hai năm
sau ngày chiến tranh bùng nổ thì xe tăng mới tham chiến trận đầu vào tháng 9
năm 1916 tại trận sông Somme và dĩ nhiên lúc này xe tăng hãy còn thô sơ và
thiếu độ tin cậy nhưng đã chứng minh được khả năng của mình trong việc yểm trợ
bộ binh.
Từ đó hai phe bên đã đua nhau chế tạo xe tăng. Trong trận Cambraie năm
1917, phe Đồng minh đã sử dụng đến 400 xe tăng để tấn công. Đây là lần đầu tiên
con nguời dùng vũ khí hoá học với quy mô kỹ nghệ, từ các loại bình thường như
hơi cay, làm chảy nước mắt, gây ngất, làm lở loét da cho đến hơi ngạt gây tử
vong. Tuy nhiên càng về sau, hai phe đã tự chế vì sợ tình trạng leo thang cực
kỳ nguy hiểm và có khi lại phản tác dụng khi gió đổi chiều.
WWI cũng là cuộc chiến mà con người sử dụng các vũ khí hoàn toàn mới khác là máy bay và tàu ngầm. Dù máy bay giai đoạn này còn thô sơ nhưng do khả năng phòng không dưới đất yếu nên vẫn thể hiện hiệu quả hiến trường. Trong WWI máy bay đảm nhiệm các sứ mạng như không chiến (đánh nhau với máy bay đối thủ), tấn công các mục tiêu trên bộ, thám sát và liên lạc. Nhưng tàu ngầm mới là vũ khí hiệu quả và “kinh tế” nhất của WWI.
Với tàu ngầm thì một hạm đội yếu có thể
chống lại một hạm đội mạnh: thay vì đầu tư số tiền khổng lồ để xây dựng các hạm
đội nổi, chỉ cần một sự đầu tư không lớn vào tàu ngầm. Chính vì vậy mà Đức đã
đầu tư rất nhiều vào lực lượng tàu ngầm của mình, đã đánh chìm rất lớn số tải
trọng tàu vận tải của Anh và làm kinh tế Anh lao đao, nhưng đồng thời nó cũng
bị thiệt hại rất nặng nề.
Đặc điểm chính trị của WWI
Nguyên nhân trực tiếp của WWI là một vụ ám sát có của tổ chức dân tộc chủ nghĩa mang tinh thần “Đại Slav” của một tổ chức thanh niên gốc người Serbia tại Bosnia. Thực chất, có thể thấy ở trên, các quốc gia tham chiến đều nhập cuộc với tinh thần dân tộc chủ nghĩa: bảo vệ quyền lợi của mình, hay chủng tộc của mình bằng cách chà đạp và bài xích dân tộc khác!
Nhưng chỉ có tinh thần dân tộc chủ nghĩa không thôi vẫn chưa đủ mà phải có quân đội và vũ khí, nghĩa là phải chạy đua vũ trang. Việc này chỉ có thể xảy ra với sự lên ngôi của chủ nghĩa quân phiệt! Ảnh hưởng của giới quân nhân tại các chế độ quân chủ chuyên chế như Nga, Đức, Áo – Hung và Ottoman rất lớn. Giới tướng lãnh rất thân cận và dễ dàng tác động đến với hoàng đế để đưa ra những đường lối ngoại giao hiếu chiến.
Mặt khác, chính các hoàng đế cũng nhìn vào
giới quân nhân như là công cụ để đạt đến ý đồ bảo vệ quyền lực: kích động tinh
thần chủ nghĩa dân tộc để cản trở cải cách xã hội! Như có thể thấy ở trên đó là
lúc mà không khí chính trị Âu châu vô cùng nặng nề với các liên minh chính trị
- quân sự. Để bảo vệ lợi ích của mình, các nước đã sát cánh nhau để để tăng
cường thế lực, để bảo vệ hay bành trướng ảnh hưởng. Việc này khiến Âu châu trở
thành thùng thuốc súng: bất cứ một xung đột quốc gia riêng lẻ nào cũng có thể
trở thành xung đột quốc tế.
WWI đã bùng phát trong không khí nóng bỏng của các liên minh quân sự, các cuộc chạy đua vũ trang, sự hình thành của chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc.
Đức năm 1914
Vai trò gây hấn chủ chốt trong WWI là Đức Đến cuối thế kỷ 19 thì nước Đức trỗi dậy về mặt kỹ nghệ nhưng thiếu thốn thuộc địa giữa lúc Đế quốc Anh đã mở mang thuộc địa ra khắp thế giới nhờ vào sức mạnh của hải quân. Đức thách thức hạm đội tàu nổi Anh bằng các hạm đội tàu ngầm của mình. Nhưng sự hiếu thắng của Đức khiến cả Pháp và Nga lo ngại, do đó để bảo vệ “tình trạng hiện hữu”, Liên minh Anh – Pháp – Nga hình hành, bao vây nước Đức ở giữa.
Chính Đức đã tự đưa mình
vào thế kẹt và tình trạng này đã dẫn đến Đệ nhất thế chiến, kết thúc bằng thất
bại nhục nhã và đau đớn cho Đức. Đức có thể tránh khỏi thế kẹt này nếu tiếp tục
đuờng lối ngoại giao mềm mỏng của Thủ tướng Thép Otto von Bismark, người có
công đã thống nhất nước Đức và duy trì hòa bình tại Âu châu từ năm 1871 cho đến
năm 1914. Sau các chiến thắng giòn giã của Phổ trong các cuộc chiến tranh với
Đan Mạch (1864), Áo (1866) và Pháp (1870 – 1871), năm 1871 Bismark đã thống
nhất các bang quốc Phổ thành một Đế quốc Đức hùng mạnh. Tuy nhiên Bismark không
lấy đó làm kiêu ngạo mà hiểu rõ cái thế dễ bị bao vây của Đức nên tìm cách giải
tỏa sự lo âu của các nước láng giềng để tạo nên một cục diện cân bằng quyền
lực, gìn giữ hòa bình.
Nhưng năm 1888 thì Kaiser Wilhelm lên ngôi hoàng đế của Đức và ông vua non háu đá này tỏ ra hiếu chiến. Không tin tưởng vào đường lối ngoại giao thận trọng, vị vua này muốn mở rộng nhanh chóng lãnh thổ để bảo vệ vị trí của nước Đức. Mâu thuẫn giữa Wilhelm II và thủ tướng trong các chính sách đối nội và đối ngoại trở nên căng thẳng dần và năm 1890 Bismark tuyên bố từ chức. Hoàng đế Wilhelm cử Albrecht von Roon thay thế và chiến lược “tạo thế thăng bằng” để kiến tạo hòa bình bị vứt vào sọt rác. Từ đây nước Đức đi theo con đường bá quyền và dẫn đến sự hủy diệt bằng cuộc đại chiến khơi mào năm 1914.
Đó cũng là những gì chúng ta đang chứng kiến tại Trung Quốc, đặc biệt từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền!
Nhưng năm 1888 thì Kaiser Wilhelm lên ngôi hoàng đế của Đức và ông vua non háu đá này tỏ ra hiếu chiến. Không tin tưởng vào đường lối ngoại giao thận trọng, vị vua này muốn mở rộng nhanh chóng lãnh thổ để bảo vệ vị trí của nước Đức. Mâu thuẫn giữa Wilhelm II và thủ tướng trong các chính sách đối nội và đối ngoại trở nên căng thẳng dần và năm 1890 Bismark tuyên bố từ chức. Hoàng đế Wilhelm cử Albrecht von Roon thay thế và chiến lược “tạo thế thăng bằng” để kiến tạo hòa bình bị vứt vào sọt rác. Từ đây nước Đức đi theo con đường bá quyền và dẫn đến sự hủy diệt bằng cuộc đại chiến khơi mào năm 1914.
Đó cũng là những gì chúng ta đang chứng kiến tại Trung Quốc, đặc biệt từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền!
Trung Quốc 2014
Cái gì đang xảy ra tại Trung Quốc ngày hôm nay?
Thứ nhất, cũng là chạy đua vũ trang, đặc biệt là lực lượng tàu ngầm.
Thứ hai là tinh thần dân tộc chủ nghĩa kiểu Đại Hán, khi các tờ báo chính thức như Hoàn Cầu Thời Báo không ngớt cổ xuý tinh thần Đại Hán khi bài xích dân tộc Việt Nam, dân tộc Phlipiines hay dân tộc Nhật. Một mặt khác, việc cổ xuý tinh thần này cũng nhắm đến việc đánh lạc hướng những thúc đẩy đòi hỏi phải cải cách chính trị.
Thứ ba là chủ nghĩa quân phiệt. Tiếng nói của giới quân nhân rất có trọng lượng torng chính trường Trung Quốc và một trong những mục tiêu quan trọng trong cuộc chiến “đả hổ” mà họ Tập theo đuổi bấy lâu nay là đưa người của y vào thao túng Quân ủy trung ương.
Bằng hành động gây hấn tại Biển Đông, Trung Quốc đang dẫm lên vết xe đổ của nước Đức cách đây trên 100 năm.
Từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình, giới lãnh đạo Trung Quốc thường tỏ ra khiêm cung, hành xử khéo léo, bảo đảm với các nước láng giềng là Trung Quốc vẫn đang là một nước đang phát triển và được gắn liền với một sự “vươn mình, trỗi dậy trong hoà bình.”.
Nhưng bây giờ thì Tập Cận Bình không cần giữ sự khôn khéo
này nữa. Họ Tập đang nằm mơ, tưởng rằng Trung Quốc đang ở vị trí của nuớc Mỹ
vào giữa đầu thế kỷ 20, khi đó siêu cường Anh phải lặng lẽ nhường ngôi số một.
Trung Quốc không nghĩ rằng họ cần học bài học của nước Đức và của Wilhem và dần
đưa Trung Quốc vào thế bị cả thế giới bao vây.
Liệu họ Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc có thấy được bài học của WWI hay nhắm mắt để xảy ra WWIII? Việc này còn phụ thuộc vào ý chí của cộng đồng quốc tế trong đó đặc biệt là Mỹ, phải cứng rắn cảnh cáo và chặn đứng tham vọng này từ đầu trước khi quá trễ!
(2) Ts Nguyễn Hưng Quốc: Hãy cám ơn Trung Quốc
Việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua gợi lên rất nhiều phẫn nộ từ dân chúng Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại, tôi nghĩ, chúng ta nên cám ơn Trung Quốc.
Cám ơn về nhiều việc, nhưng việc quan trọng nhất là nó làm cho người dân Việt Nam cũng như giới quan sát quốc tế thấy rõ là chính quyền Việt Nam hoàn toàn lúng túng trong việc đối đầu với những thử thách như thế. Sự lúng túng ấy thể hiện ở hai điểm: Một, họ không có tầm nhìn chiến lược đủ để có thể tiên đoán các hành động xâm lấn của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam; và hai, trong nội bộ của họ, ngay cả ở những cấp lãnh đạo cao nhất, vẫn bị phân hoá với hậu quả là sau mấy tháng bị Trung Quốc quấy nhiễu, họ vẫn không tìm ra được một sách lược chung nào cả.
Cám ơn Trung Quốc còn vì lý do này nữa: Việc gây hấn ấy dập tắt ảo tưởng về người bạn “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) với “16 chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) của khá nhiều người, kể cả các đảng viên. Người ta thấy rõ một điều, cái điều trên thế giới đã có rất nhiều người thấy từ lâu: Trong quan hệ quốc tế, sự tương đồng về ý thức hệ không quan trọng bằng lợi ích quốc gia. Điều này đã được chứng minh một lần qua cuộc chiến tranh trên biên giới Việt Trung năm 1979. Giới lãnh đạo, nếu chưa mở mắt hẳn, có lẽ cũng thấy ngượng ngập khi phải nhắc đến những khẩu hiệu ngu xuẩn ấy. Hệ quả là phương cách cũng như khẩu khí của họ khi tuyên truyền sẽ đổi khác. Đổi khác ở mức độ nào thì chúng ta chưa rõ.
Việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thăm dò dầu khí trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam vào đầu tháng 5 vừa qua gợi lên rất nhiều phẫn nộ từ dân chúng Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn lại, tôi nghĩ, chúng ta nên cám ơn Trung Quốc.
Cám ơn về nhiều việc, nhưng việc quan trọng nhất là nó làm cho người dân Việt Nam cũng như giới quan sát quốc tế thấy rõ là chính quyền Việt Nam hoàn toàn lúng túng trong việc đối đầu với những thử thách như thế. Sự lúng túng ấy thể hiện ở hai điểm: Một, họ không có tầm nhìn chiến lược đủ để có thể tiên đoán các hành động xâm lấn của Trung Quốc trên lãnh hải Việt Nam; và hai, trong nội bộ của họ, ngay cả ở những cấp lãnh đạo cao nhất, vẫn bị phân hoá với hậu quả là sau mấy tháng bị Trung Quốc quấy nhiễu, họ vẫn không tìm ra được một sách lược chung nào cả.
Cám ơn Trung Quốc còn vì lý do này nữa: Việc gây hấn ấy dập tắt ảo tưởng về người bạn “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt) với “16 chữ vàng” (Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) của khá nhiều người, kể cả các đảng viên. Người ta thấy rõ một điều, cái điều trên thế giới đã có rất nhiều người thấy từ lâu: Trong quan hệ quốc tế, sự tương đồng về ý thức hệ không quan trọng bằng lợi ích quốc gia. Điều này đã được chứng minh một lần qua cuộc chiến tranh trên biên giới Việt Trung năm 1979. Giới lãnh đạo, nếu chưa mở mắt hẳn, có lẽ cũng thấy ngượng ngập khi phải nhắc đến những khẩu hiệu ngu xuẩn ấy. Hệ quả là phương cách cũng như khẩu khí của họ khi tuyên truyền sẽ đổi khác. Đổi khác ở mức độ nào thì chúng ta chưa rõ.
Lý do thứ ba để cám ơn Trung Quốc là sự gây hấn của họ khiến hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á giật mình. Trước đó, tuy ai cũng nghe rõ lời công bố ngang ngược của Trung Quốc về con đường lưỡi bò bao trùm phần lớn Biển Đông, nhưng nhiều quốc gia vẫn còn chút ảo tưởng là Trung Quốc chỉ đánh võ mồm, do đó, họ dễ đâm ra ỷ y. Nay thì người ta biết rõ là Trung Quốc không chỉ nói suông. Sự thức tỉnh ấy là một lợi thế cho Việt Nam nếu Việt Nam muốn tranh thủ sự hậu thuẫn của các nước trong khu vực để thành lập một trận tuyến chung nhằm kháng cự lại Trung Quốc, ít nhất về mặt pháp lý và chính trị.
Hơn nữa, ở khía cạnh này, có lẽ Mỹ cũng cần phải cám ơn Trung Quốc. Mấy chục năm trước, quan hệ giữa Mỹ với vùng châu Á Thái Bình Dương tuy cũng tốt nhưng rõ ràng là không mặn mà lắm. Chính phủ Philippines đóng cửa căn cứ hải quân và không quân của Mỹ trên đất nước họ. Dân chúng Nhật Bản cũng đòi đóng cửa các căn cứ của Mỹ tại Nhật. Bây giờ thì khác.
Cả Nhật Bản lẫn Philippines đều cố
gắng mời mọc Mỹ trở lại. Hầu hết các quốc gia khác trong khu vực cũng có một
thái độ giống nhau: hoan nghênh quyết định quay lại với châu Á của Mỹ. Có thể
nói, chưa bao giờ các quốc gia châu Á, từ Nhật Bản đến Nam Triều Tiên, từ
Philippines đến Miến Điện, từ Malaysia đến Thái Lan lại cần Mỹ đến như vậy.
Lý do thứ tư để cám ơn Trung Quốc là, sau sự gây hấn của Trung Quốc với Việt Nam, Mỹ càng có quyết tâm quay lại với châu Á Thái Bình Dương hơn. Trong một bài báo viết vào giữa năm 2012, Thượng nghị sĩ John McCain nêu lên hai tâm điểm chính phủ Mỹ cần chú ý một cách đặc biệt: Biển Đông và Miến Điện.
Tình hình Miến Điện đến
nay diễn tiến tương đối tốt. Mặc dù có một số mâu thuẫn về sắc tộc và tôn giáo
thỉnh thoảng bùng nổ thành bạo động nhưng xu hướng dân chủ hoá tại đất nước ấy
có vẻ thuận lợi. Chỉ còn Biển Đông, một tuyến đường hàng hải quan trọng của Mỹ,
nơi mỗi năm, Mỹ chuyên chở một lượng hàng hoá lên đến 1.2 ngàn tỉ (1.2
trillion). Việc bảo vệ Biển Đông, do đó, là một trong những nhiệm vụ chiến lược
của Mỹ.
Nhưng để bảo vệ Biển Đông, Mỹ cần sự hợp tác của nhiều quốc gia trong khu vực, từ Philippines đến Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, trong đó, quan trọng nhất là Việt Nam, nước có vùng biển và đảo bị tranh chấp lớn nhất. Nếu Việt Nam thần phục Trung Quốc và chấp nhận con đường lưỡi bò của Trung Quốc thì Trung Quốc đã thành công gần một nửa. Chính ở điểm này quyền lợi của Việt Nam và Mỹ gặp nhau. Nói cách khác, Mỹ không cần gì ở Việt Nam ngoài mục tiêu chung là ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong khi đó, Việt
Nam cần Mỹ trên rất nhiều phương diện, từ kinh tế đến quốc phòng; nổi bật
nhất là cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Nhu cầu hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam trở
thành bức thiết nhất là sau vụ Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 đến thềm lục
địa Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà sau biến cố ấy, các cuộc thăm viếng giữa
hai bên tăng lên dồn dập. Đó là lý do cuối cùng khiến chúng ta nên cám ơn Trung
Quốc.
Tuy nhiên, Việt Nam có nắm bắt được cơ hội tăng cường hợp tác với Mỹ hay không là một vấn đề khác. Hai nguyên tắc quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời Tổng thống Barack Obama là, một, họ không chiến đấu giùm cho ai cả mà chỉ giúp những quốc gia có quyết tâm chiến đấu để tự bảo vệ mình; và hai, họ chỉ giúp đỡ những nơi chia sẻ với họ một số điểm trong bảng giá trị chung: dân chủ và nhân quyền. Điểm thứ hai rất quan trọng đối với trường hợp của Việt Nam với lý do là, đến nay, còn rất nhiều công dân Mỹ vẫn mang vết thương thời chiến tranh trước năm 1975. Chính phủ Mỹ chỉ có thể hợp tác sâu đậm với Việt Nam nếu họ thuyết phục được dân chúng Mỹ là Việt Nam xứng đáng nhận được sự giúp đỡ của Mỹ.
BBC (26-8-14):
Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố Việt Nam muốn “khôi phục
và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh”. Ông Lê Hồng Anh
là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông
thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng. Đài Tiếng Nói Việt Nam dẫn lời ông Lê Hồng Anh nói khi gặp
phía Trung Quốc rằng mục đích chuyến đi của ông là nhằm “trao đổi về các biện
pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành
mạnh, ổn định lâu dài”. Ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó chủ tịch
Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc trong ngày đầu tiên tại Bắc Kinh. Sau đó cùng
ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.
Ông Ian Storey từ Viện nghiên cứu Đông nam Á tại Singapore cho rằng Trung Quốc sẽ không xuống thang trong việc tuyên bố chủ quyền. "Trung Quốc sẽ không nhượng bộ. Thông điệp của chính phủ Trung Quốc là trước sau như một. Trung Quốc sẽ sẵn sàng làm việc với láng giềng nhưng họ sẽ không thỏa hiệp về các tuyên bố về chủ quyền", ông Storey nói.
Ông Trần Công Trục - nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam được báo này dẫn lời nói một chuyến thăm đơn lẻ không giải quyết được các tranh chấp có bề dày lịch sử. Ý định kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc không thay đổi và chính phủ Trung Quốc “sẽ có các hành động đơn phương có thể làm căng thẳng thêm trong tương lai”, ông Trục nói.
Tạp chí The Economistdẫn lời ông Trần Định Định từ Đại học Macau viết trên tạp chí The Diplomat rằng giai thoại giàn khoan là rất nhất quán với các động thái lấn lướt của Trung Quốc trong những năm gần đây nhằm bảo vệ chủ quyền và rằng nguyên nhân chính xác cho việc di dời giàn khoan sớm “không quan trọng” trong bức tranh lớn.Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng chuyên gia bang giao quốc tế thuộc Đại học George Mason Bấm nói với BBC hôm 28/08: "Ở Việt Nam gần đây, có hai khuynh hướng, một khuynh hướng là 'China Liberalism', tức là khuynh hướng muốn Thoát Trung, một khuynh hướng là muốn hòa hiếu với Trung Quốc. "Trong những việc Việc Nam đưa ra nhiều chủ động, để có tính cách quyết liệt hơn, trong những năm tháng gần đây, nhất là vụ Giàn khoan (Hải Dương-981), thì chuyến đi này có nghĩa làm dịu đi sự căng thẳng của hai nước, tìm cách hậu thuẫn cho những phe chủ trương hòa hiếu. "Khuyến khích, hậu thuẫn cho phe có chủ trương hòa hiếu với Trung Quốc, làm giảm vai trò quan trọng của Việt Nam trong khối Asean. Bởi vì Việt Nam trong mấy năm nay cố gắng đóng vai trò quan trọng trong khối Asean", Giáo sư Hùng nói. "Họ muốn tách Việt Nam ra khỏi Asean, khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và đồng thời làm cho suy yếu Asean."
(3) Ts Nguyễn Văn Tuấn: Kẻ thù quái đản
Tôi nghĩ trong tất cả
các đối thủ của VN trong quá khứ, Tàu là kẻ thù quái đản nhất. Đối với Pháp và
Mỹ là những nước văn minh, sòng phẳng, quân tử, nên đối phó với họ không đến
nỗi khó khăn. Nhưng với Tàu thì hoàn toàn khác: đó là một kẻ thù nham hiểm,
tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Do đó, rất khó đối phó với một kẻ thù như
Tàu trong thế giới văn minh.
Về tính nham hiểm của Tàu thì không nói ra có lẽ tất cả người Việt đều biết. Chúng chọn thời điểm bất lợi nhất của VN để tấn công VN vào năm 1979. Đến lần này, họ chọn thời điểm mà thế giới đang bận tâm đến tình hình bên Ukraina, họ đem giàn khoan đến vùng đặc quyền kinh tế của VN để xâm lấn. Ngoài biển thì vậy, còn trong đất liền thì chúng ra sức chiếm các hợp đồng xây dựng, cho thương lái vào mua vét nông sản, hải sản của VN. Họ còn cho công nhân của họ sang VN giả bộ (?) làm việc, nhưng sau đó thì định cư luôn, lấy người VN và sinh con đẻ cái để tạo nên một thế hệ người Tàu mới ở VN.
Do đó, khi có chiến
tranh, đây là một lực lượng nội địa đáng kể của họ. Sự nham hiểm của Tàu dĩ
nhiên đều được tính toán cẩn thận. Mặc dù giới trí thức VN đã nhiều lần lên
tiếng cảnh báo, nhưng chính quyền VN không lắng nghe. Đến khi sự việc xảy ra
thì đã quá muộn.
Tính tráo trở của Tàu thì phải nói là quán quân trên thế giới.
Họ là những kẻ có thể biến đen thành trắng (và trắng thành đen). Họ cho tàu quân
sự hay bán quân sự của họ húc thẳng vào tàu VN, thế nhưng họ lên báo chí tuyên
bố rằng tàu VN đâm vào tàu họ. Mặc dù có những video clip chứng minh phát biểu
của VN là đúng với thực tế, nhưng các quan chức Tàu vẫn nói ngược lại. Ai có
thể nói những tàu gọi là "hải cảnh" hay "hải giám" của họ
không phải là tàu quân sự?
Tính tráo trở của họ làm cho chúng ta không tin bất
cứ điều gì họ tuyên bố. Còn cuộc chiến 1979 thì họ xâm lược và chiếm đóng VN,
vậy mà họ nói đó là chiến tranh tự vệ! Thật chưa thấy một chính quyền nào trên
thế giới mà tráo trở, trơ mặt như chính phủ Tàu cộng. Sự trơ tráo và đổi trắng
thay đen của họ làm cho cả thế giới phải lắc đầu khinh bỉ. Nhưng hình như họ
chẳng còn biết khinh bỉ có nghĩa là gì. Tính tiểu nhân của Tàu thì quá nổi
tiếng. Giới quan sát quốc tế xem Tàu là một nước lớn, nhưng chính quyền Tàu là
một chính quyền tiểu nhân. Hành động tiểu nhân hiển nhiên nhất là việc cho Tàu
vào biển VN để cắt cáp tàu VN. Cách Tàu cộng đối xử với ngư dân VN ngoài biển
chỉ có thể mô tả là hành động của những tên cướp biển. Hành động cho tàu đâm
vào tàu người khác cũng là việc làm của kẻ tiểu nhân và lưu manh. Họ không dám đối
đầu VN tay đôi, mà dùng chiến thuật "lấy thịt đè người", cho hàng ngàn
tàu cá (?) xuống chiếm biển VN. Oái ăm một điều là văn hoá Trung Hoa đề cao
tính quân tử, nhưng trong thực tế Nhà nước và đảng CS Tàu hành xử rất tiểu
nhân, đặc biệt là tiểu nhân với VN. Tính tiểu nhân của Tàu làm cho Tàu mãi mãi
là một tiểu quốc. Tính lưu manh của Tàu cộng hình như mang tính di truyền.
Các
quan chức Tàu công khai bàn về cuộc chiến với những lời lẽ [như thường lệ] rất…
vô giáo dục. Họ vẫn xem VN như là một tên học trò mà họ từng dạy hồi nào đến
giờ. Cái gien kẻ cả, với đặc tính lưu manh vô giáo dục này đã qua cả ngàn năm
mà vẫn chưa đột biến. Thử đọc qua những văn bản vua chúa Tàu viết cho vua chúa
ta thì biết cái tính vô giáo dục này nó đã có rất lâu đời. Những kẻ cầm quyền
hiện nay cũng chỉ thừa hưởng cái gien đã có từ thời ông cha của họ trong các
triều đình phong kiến.
Ấy thế mà phía VN không có một lời phản ứng. Chẳng hạn
như trước cuộc chiến 1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố một cách cực kì vô giáo dục
rằng “Việt Nam là một côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”. Thử hỏi, một lãnh
tụ cao nhất của chúng mà còn ăn nói như thế, thì chúng ta không thể kì vọng
tính văn hoá nào của các quan chức cấp thấp hơn. Sự lưu manh của các quan chức
Tàu cộng nổi tiếng đến nỗi Philippines phải cấm cửa đại sứ Tàu không cho tiếp
xúc với tổng thống Philippines.
Điều trớ trêu là dù Tàu cộng nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh như thế, vậy mà vẫn có không ít người VN vẫn dựa vào Tàu, thần tượng Tàu và thậm chí thần phục Tàu. Báo chí và truyền thông Tàu ra rả chửi VN đủ điều, vậy mà vẫn có người hay dựa vào báo chí Tàu. Hôm qua, tôi đọc một bài báo phê bình về tình trạng nhân quyền bên Mĩ, nhưng những phê phán này lại xuất phát từ một báo cáo của “Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc”. Tôi nghĩ Mĩ chẳng sạch sẽ gì về chuyện nhân quyền, nhưng chắc chắn họ minh bạch hơn Tàu. Một kẻ tráo trở, nham hiểm, tiểu nhân, giết hàng chục triệu dân mình, mà lớn tiếng nói chuyện nhân quyền của người khác, có buồn cười không? Vậy mà trong lúc kẻ đó nó đang đánh mình, mà mình lại trích dẫn báo cáo của nó! Thật khó hiểu.
Điều trớ trêu là dù Tàu cộng nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh như thế, vậy mà vẫn có không ít người VN vẫn dựa vào Tàu, thần tượng Tàu và thậm chí thần phục Tàu. Báo chí và truyền thông Tàu ra rả chửi VN đủ điều, vậy mà vẫn có người hay dựa vào báo chí Tàu. Hôm qua, tôi đọc một bài báo phê bình về tình trạng nhân quyền bên Mĩ, nhưng những phê phán này lại xuất phát từ một báo cáo của “Văn phòng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc”. Tôi nghĩ Mĩ chẳng sạch sẽ gì về chuyện nhân quyền, nhưng chắc chắn họ minh bạch hơn Tàu. Một kẻ tráo trở, nham hiểm, tiểu nhân, giết hàng chục triệu dân mình, mà lớn tiếng nói chuyện nhân quyền của người khác, có buồn cười không? Vậy mà trong lúc kẻ đó nó đang đánh mình, mà mình lại trích dẫn báo cáo của nó! Thật khó hiểu.
Sự thần phục Tàu có một lịch sử khá dài. Từ hơn 50 năm trước, ở ngoài Bắc đã có người đã từng viết thơ ca ngợi hai nước VN – Tàu như là anh em, thậm chí chẳng cần biên giới: "Bên này biên giới là nhà / Bên kia biên giới cũng là quê hương"! Thi sĩ này mà còn sống và biết VN mất đất cho kẻ thù, ông có hối hận khi viết ra những câu thơ đó? Tàu cộng tấn công VN, giết người VN, nhưng vẫn có quan chức cao cấp VN nói rằng “tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản”.
Mới đây, còn có ý kiến của một cựu quan chức trung cấp cho rằng
việc Tàu đặt giàn khoan ở Biển Đông như là một … đầu tư (để hai bên cùng chia
lợi)! Hôm nay, cho dù một ông tướng Tàu tuyên bố ở Mĩ rằng họ sẽ không lùi giàn
khoan một inch, thì ở VN một ông cựu quan chức cao cấp mong muốn giữa được pháp
lí và đạo lí. Thú thật, tôi không hiểu ông ấy muốn nói gì ở đây.
Như Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói VN thật là không may mắn vì ở bên một kẻ hàng xóm xấu tính. Xấu tính là nói nhẹ, phải nói đúng là nham hiểm, tráo trở, tiểu nhân, và lưu manh. Trong thế giới văn minh, VN dùng ngôn từ có văn hoá thì kẻ tiểu nhân đó không hiểu hay không muốn hiểu. Còn nếu hạ mình để như nó thì mình chẳng khác gì nó! Cái khó khăn trong việc đối phó với kẻ thù là ở chỗ đó. Nhưng càng khó khăn hơn khi ngay trong VN vẫn còn không ít người sẵn sàng bảo vệ kẻ hàng xóm lưu manh đó.
BBC ( 26-8-14 ): Tin
cho hay có thể có 10.000 lao động Trung Quốc sắp vào làm việc cho tập
đoàn Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh. BBC đã liên lạc với
các lãnh đạo Ban Quản lý Khu Kinh tế Hà Tĩnh để xác nhận thông tin
trên nhưng bị từ chối trả lời.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội phân tích: “Vùng Vũng Áng-Hà Tĩnh đó đối diện và gần với Hải Nam. Nếu ngày nào Trung Quốc xây dựng cảng Vũng Áng ấy mà bên Hải Nam chĩa qua ngay Vũng Áng, thì có thể nói Vịnh Bắc Bộ sẽ trở thành một ao hồ của Trung Quốc và nó ngăn cản sự vận chuyển giao thông hàng hải của Việt Nam từ Bắc vào Nam, sẽ ra sao đây? Ngoài ra nó có những nguy cơ về quốc phòng, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50 km thôi. Như vậy nếu có vấn đề gì thì làm sao có thể phòng thủ khi Trung Quốc từ bên Lào đi qua Vũng Áng, 50km chạy ô tô vài tiếng đồng hồ là có thể cắt đôi Việt nam ra hai khúc.”.
TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế độc lập ở Hà Nội từng nhận định: “Sự lo ngại của người dân Việt Nam là hiện nay Trung Quốc đã có những dự án ở Tây Nguyên là một vùng địa bàn chiến lược về mặt quân sự cũng như về mặt chiến lược đối với Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc đầu tư vào nhiều dự án, nhưng khác với các nước khác, Trung Quốc xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và người dân không biết trong đó họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Cho nên sự lo ngại trong công luận Việt Nam rất là lớn và tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có những đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín như người dân ở Hà Tĩnh nói lại là công an vào họ cũng không cho vào.”
Ít
nhất có 4.000 lao động Trung Quốc đã sơ tán khỏi Vũng Áng sau vụ biểu tình bạo
động ngày 14/5 làm một số người Trung Quốc thiệt mạng và bị thương. Lúc đó đó
Bắc Kinh đã đưa mấy chuyến tàu vào Cảng Vũng Áng để thực hiện việc di tản. Rút
đi 4.000 và bây giờ đưa qua hơn 10.000 thì chứng tỏ mọi việc đang bình
thường hóa. Chắc không phải ngẫu nhiên mà báo chí Việt Nam cùng lúc đưa tin về chuyến
đi Bắc Kinh của Thường vụ Bộ Chính trị Lê Hồng Anh và sự kiện hơn 1 vạn lao
động Trung Quốc sắp vào Hà Tĩnh. Sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 và các hành
động gây hấn khác của Trung Quốc trên Biển Đông, giới chuyên gia đặt vấn đề
thoát khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Điều đáng chú ý là người dân muốn thoát Trung
nhưng những gì Đảng Cộng sản và Chính quyền Việt Nam thể hiện thì đi đang ngược
lại điều này (RFI).
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ hôm thứ Năm 28/8, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội Nguyễn Trọng Đàm bác bỏ con số 10.000 người Trung Quốc. Ông nói đây là đề nghị xin tuyển của 29 nhà thầu, tuy nhiên tới ngày 27/8 UBND tỉnh Hà Tĩnh "mới chính thức chấp nhận 2.063 chỉ tiêu theo đúng quy định". "Hiện nay các thầu đang đề xuất thêm khoảng 2.700 chỉ tiêu mới trong thời gian tới nhưng chưa được chấp thuận."
(4) Thơ từ Bạn bè:
(i) Kha Tiệm Ly: Hận Nam Quan
Tổ quốc mất rồi núm ruột Hoàng Sa
Nay lại mất ngàn dặm vuông quan ải
Ai yêu nước mà lòng không tê tái
Bởi núi sông nầy là xương máu ông cha
Từ đao thù bầm nát mình hải đảo
Thì biển ta đã dậy sóng căm hờn
Nghe đất Lũng Nhai vang lời thề sắt máu
Nghe gươm mài rêm đá núi Lam Sơn
Đâu Diên Hồng, đâu cánh tay sát thát?
Đâu Ngô Quyền, đâu Hưng Đạo đại vương?
Đâu ánh mắt luôn rực ngời ánh thép?
Đâu lửa hận thù hun đúc gươm thiêng?
Ta nợ giang san lòng yêu tổ quốc,
Nợ trống Ngọc Hồi, nợ thớt tượng Quang Trung.
Nợ Ức Trai lời Bình Ngô đại cáo
Nợ tổ tiên một dòng máu anh hùng
Chẳng có dịp cho trường giang dậy sóng
Nên cọc Bạch Đằng nuốt hận đứng chơ vơ
Không đủ sức để nâng ngang nòng súng
Ta vẫn còn chất thép trong thơ
Tổ quốc mất rồi núm ruột Hoàng Sa
Nay lại mất ngàn dặm vuông quan ải
Ai yêu nước mà lòng không tê tái
Bởi núi sông nầy là xương máu ông cha
Từ đao thù bầm nát mình hải đảo
Thì biển ta đã dậy sóng căm hờn
Nghe đất Lũng Nhai vang lời thề sắt máu
Nghe gươm mài rêm đá núi Lam Sơn
Đâu Diên Hồng, đâu cánh tay sát thát?
Đâu Ngô Quyền, đâu Hưng Đạo đại vương?
Đâu ánh mắt luôn rực ngời ánh thép?
Đâu lửa hận thù hun đúc gươm thiêng?
Ta nợ giang san lòng yêu tổ quốc,
Nợ trống Ngọc Hồi, nợ thớt tượng Quang Trung.
Nợ Ức Trai lời Bình Ngô đại cáo
Nợ tổ tiên một dòng máu anh hùng
Chẳng có dịp cho trường giang dậy sóng
Nên cọc Bạch Đằng nuốt hận đứng chơ vơ
Không đủ sức để nâng ngang nòng súng
Ta vẫn còn chất thép trong thơ
(ii) Tường Linh: Uống rượu với ông lái đò bến cũ
Uống rượu với ông lái đò bến cũ
Ngồi nán lại ngắm trăng với lão
khuya rồi chẳng ngại khách sang sông
rượu còn hơn nửa chai cũng đủ
nhớ mông lung và chuyện thêm nồng
Ngày chú nhỏ bỏ làng đi biệt
lão cũng vừa chí tuổi trung niên
tuổi đời cách chẵn hai con giáp
ba mươi năm chú lạc bao miền?
- Thưa, cụ vẫn đưa đò không nghỉ,
đưa đò ròng rã bấy nhiêu năm?
- Cũng như chú nhỏ làm thơ vậy
nào khác đưa đò cho thế nhân
phần lão đi hoài không thấy đến
trên sóng đâu quyền được mỏi chân
Chén này chú phải cạn nguyên chén
ơ kìa sao mắt lại se buồn?
chú về khuya khoắt gay tôm cá
chỉ có trăng đầy với rượu suông
- Cháu hỏi câu này không phải lắm:
cụ có bao giờ muốn đổi thay
cái nghề đi mãi mà không đến
lắm dập vùi xưa bạc bẽo nay?
Ông lão ném chai vừa hết rượu
làm xao nhẹ mặt sóng lăn tăn
trả lời chỉ tiếng cười khanh khách;
chỉ tiếng cười lay buốt ánh trăng.
Lời bình của thi sĩ Trinh Đường:
Dưới trăng khuya một bến đò quê cũ, một người làm thơ gặp một người đưa đò.
Uống rượu với ông lái đò bến cũ
Ngồi nán lại ngắm trăng với lão
khuya rồi chẳng ngại khách sang sông
rượu còn hơn nửa chai cũng đủ
nhớ mông lung và chuyện thêm nồng
Ngày chú nhỏ bỏ làng đi biệt
lão cũng vừa chí tuổi trung niên
tuổi đời cách chẵn hai con giáp
ba mươi năm chú lạc bao miền?
- Thưa, cụ vẫn đưa đò không nghỉ,
đưa đò ròng rã bấy nhiêu năm?
- Cũng như chú nhỏ làm thơ vậy
nào khác đưa đò cho thế nhân
phần lão đi hoài không thấy đến
trên sóng đâu quyền được mỏi chân
Chén này chú phải cạn nguyên chén
ơ kìa sao mắt lại se buồn?
chú về khuya khoắt gay tôm cá
chỉ có trăng đầy với rượu suông
- Cháu hỏi câu này không phải lắm:
cụ có bao giờ muốn đổi thay
cái nghề đi mãi mà không đến
lắm dập vùi xưa bạc bẽo nay?
Ông lão ném chai vừa hết rượu
làm xao nhẹ mặt sóng lăn tăn
trả lời chỉ tiếng cười khanh khách;
chỉ tiếng cười lay buốt ánh trăng.
Lời bình của thi sĩ Trinh Đường:
Dưới trăng khuya một bến đò quê cũ, một người làm thơ gặp một người đưa đò.
Từ
ba mươi năm về trước, người đưa đò đã vào tuổi trung niên, hơn nhà thơ những
hai con giáp. Bài thơ ghi lại tâm sự hai người sau một thời gian dài xa cách
qua một cuộc đàm thoại trên chiếc đò đêm khuya có trăng và lưng chai rượu suông
không thức nhắm. Một bên đưa đò đã già đời đi hoài (mà) không thấy đến, một bên
từ bỏ làng đi biệt, không biết đã lạc qua bao miền, vẫn làm thơ, cũng một kiểu
đưa đò cho thế nhân chẳng tới đâu cả.
Hai bên đều cùng trải qua hai cuộc kháng
chiến trường kỳ mới lại gặp nhau và trao đổi với nhau những chuyện để lòng về
nghề và nghiệp. Có lắm nghề và đây là hai nghề. Lại lắm nghiệp và đây là hai
nghiệp dĩ. Sinh nghề, tử nghiệp. Thấy rõ người làm thơ từ bỏ làng đi biệt bây
giờ không còn trẻ mà vẫn làm cái nghề bị đời vùi dập; người đưa đò đã lên lão
vẫn không sao thay đổi được cái nghề bạc bẽo. Hai người hai cảnh ngộ, hai cuộc
đời, hai số phận, hai nghiệp dĩ cũng là hai nghiệp chướng. Hai bóng người đi
qua cuộc đời trong một hạn định tháng năm để rồi không biết chìm nổi ở đâu như
cái chai hết rượu ném xuống sông.
Phương Tây tin ở sức mạnh vật chất. Phương Đông tự thấy nhỏ bé nên nương theo quy luật vũ trụ để sống, trong đó có thuyết định mệnh. Nguyễn Phi Khanh tòng vong. Phạm Thái vừa Phổ Chiêu thiền sư vừa khóc trước mộ Trương Quỳnh Như “Thổi rụng hàng châu nghẹn má hồng”. Hít-le khét tiếng độc tài kết liễu đời mình bằng thuốc độc với một tình nhân… Những đàn kiến đang bò trên quả đất. Những phận bèo trôi lên rồi lại trôi xuống trên chín nhánh Cửu Long giang.
Tôi bình bài này lúc một giờ khuya.
Cùng uống nước sông Thu Bồn nhưng tôi và
tác giả bài thơ này sau chiến tranh kháng Pháp kẻ ở Hà Nội, người thành phố Hồ
Chí Minh. Con đò trên bến cũ đang đò đầy hay “Thuyền không đỗ bến mặc ai /
Quanh thuyền trăng dãi nước trôi lạnh lùng”? “Văn cũng có tai, thơ có họa” ( Vũ
Hoàng Chương ), thật chăng? “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng thường”, không
rõ Nguyễn Du có tự ép lòng mình để viết câu này không? Lời kêu cứu bỏ vào chai
từ một con tàu sắp bị chìm ném trong biển bão. Cái chai hết rượu của ông lão
lái đò bến cũ hiện đang chìm nổi ở đâu?
(Liên hệ: NGUYỄN LINH 72/6 Bạch Đằng
(P.24) Q. Bình Thạnh Tp.HCM). (Trong Thơ Việt thế kỷ 20 tinh tuyển và bình. Cảm
ơn anh Tường Linh đã gởi cho Blog Luanhoan.net, 17-8-2014).
........................................................................................................
........................................................................................................
Kính
NNS
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment