Sunday, June 1, 2014

Giao Su NNS Nguyen Nam Son : Nhung Ca Khuc Hay Nhat


***SUPER HD YOUTUBE "Bạch Đằng Giang -Lưu Hữu Phước -Hợp Ca -NNS"


***HD YT PLAYLIST "Giao Su NNS Nguyen Nam Son" :


Moi qui than huu thuong thuc
TRAN NANG PHUNG


Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube



30
videos

PLAYLIST  by Phung Nang Tran

©2014 YouTube, LLC 901 Cherry Ave, San Bruno, CA 94066


Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc đầu Tháng: 1-6-2014
Lưu Hu Phước: Bch Đng Giang
Lời:
Mai Văn B & Nguyn Thành Nguyên
Hợp ca:
Asia
Hoặc có thể vào link sau đây để thưởng thức hơn 600 YouTube đặc sắc khác:
http://www.youtube.com/user/phthoihoa

Tình thân,
Kính.
NNS
.........................................................................................
(1) Gs Carl Thayer: Thế c đang trong tay Trung quc
Giáo sư Carl Thayer, người đang có mặt tại Singapore để tham dự một diễn đàn an ninh cấp khu vực, cho rằng Việt Nam đứng trước nhiều thách thức tại hội nghị năm nay. Sang dự Đối thoại Shangri-la, dự kiến sẽ diễn ra trong ba ngày từ 30/5-1/6, Việt Nam cử một phái đoàn gồm 20 quan chức, dẫn đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và có cả Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Giáo sư Thayer cho rằng bài phát biểu của tướng Thanh ngày 31/5 sẽ "không có bất cứ ảnh hưởng nào đến tình hình hiện nay trên Biển Đông". "Tôi đã nói chuyện với nhiều chuyên gia về Hoa Kỳ và Trung Quốc từ khi đến Singapore". "Tất cả bọn họ đều cho rằng đây là một cuộc chơi mà Trung Quốc nắm chắc lợi thế và Bắc Kinh đang có những bước tính toán rất chính xác.

"Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể", "Tướng Thanh có thể sẽ than phiền về một số hành động trên Biển Đông của Trung Quốc và đề cập tới khả năng mở đường dây nóng giữa hai nước, tăng cường trao đổi giữa các phái đoàn cấp cao và tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp hiện nay, ví dụ như kêu gọi sớm đi đến một Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông".
"Tuy nhiên, tôi không cho rằng ông ta sẽ đi xa hơn thế", ông nói với BBC qua điện thoại từ Singapore vào ngày 30/5. Giáo sư Thayer cũng cho rằng ông Thanh rơi vào thế bất lợi khi phải xuất hiện trong cùng phiên họp với các bộ trưởng quốc phòng từ Úc David Johnson và Indonesia Purnomo Yusgiantoro: "Cùng lắm Úc sẽ lặp lại quan điểm ủng hộ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông, Indonesia cũng vậy. Đây không phải là một nhóm mạnh để công khai hậu thuẫn Việt Nam". Theo lịch làm việc được đăng tải trên trang web của Viện Nghiên cứu Chiến lược (IISS), đơn vị tổ chức hội nghị, Tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu trong phiên họp toàn thể vào lúc 12:00 trưa ngày 31/5 với chủ đề 'Kiểm soát căng thẳng chiến lược'.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 29/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được truyền thông trong nước dẫn lời nói "Về giải pháp đấu tranh pháp lý, chúng ta đã chuẩn bị hàng chục năm nay, còn thời điểm nào hợp lý thì Bộ Chính trị sẽ quyết định."
'Đổi trắng thay đen'
Trong khi đó, ông cảnh báo rằng Trung Quốc đã cử một phái đoàn rất mạnh đến Đối thoại Shangri-la năm nay, tiêu biểu là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh, Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, người nổi tiếng cứng rắn và có tài hùng biện. "Tôi đã quan sát bà Phó phát biểu nhiều lần. Người phụ nữ nhỏ con này có thể sử dụng lời lẽ để đẩy văng bất cứ ai ra khỏi Trái Đất," giáo sư Thayer nói. Ông dự đoán rằng phía Trung Quốc sẽ tìm cách "đổi trắng thay đen" và đổ lỗi cho Việt Nam là nước chủ động gân hấn.
Năm nay, nhiều sự chú ý cũng được cho là sẽ tập trung vào nỗ lực tiến đến một vai trò lớn hơn trong nền an ninh toàn cầu và khu vực của Nhật Bản, nước cũng đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Hoa Đông. Bình luận về nỗ lực hiện nay nhằm tiến đến một vai trò lớn hơn trong nền an ninh toàn cầu và khu vực của Nhật Bản, giáo sư Thayer cho rằng điều này sẽ được Việt Nam "hết sức hoan nghênh".
"Tôi đã nói chuyện với một số chuyên gia về Việt Nam và họ cho rằng Hà Nội càng thắt chặt quan hệ với Nhật Bản và Philippines bao nhiều sẽ càng khiến Trung Quốc phải dè chừng bấy nhiêu," ông nói. "Bắc Kinh lúc đó sẽ phải xem xét liệu gây hấn với Việt Nam khi nước này đang thắt chặt quan hệ với các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ có khiến Washington phải vào cuộc hay không."
'Đôi bên cùng bị hủy diệt'
Trong bài viết trên Tạp chí Diplomat vào ngày 28/05, Giáo sư Carl Thayer cho biết Việt Nam đã thực hiện cách tiếp cận “rất thận trọng” và “ôn hòa” để giải quyết khủng hoảng với Trung Quốc. Trước tiên là đảm bảo sự hiện diện liên tục của các tàu phòng vệ và cảnh sát biển ở gần giàn khoan, tuy nhiên cách ly tàu ngầm và tàu chiến ra khỏi vùng tranh chấp. Thứ hai là đề xuất các giải pháp ngoại giao: đề nghị một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Trung Quốc, mở đường dây nóng giữa lãnh đạo hai bên, giao thiệp giữa quan chức ngoại giao, và đối thoại với đại diện của Bắc Kinh bên lề các cuộc họp quốc tế. “Tuy vậy Trung Quốc đã khước từ tất cả các tiếp cận đó, và đối thoại giữa hai bên vẫn hết sức lạnh nhạt,” ông Carl Thayer nói.
Trước thất bại của các động thái song phương, có vẻ như Việt Nam sẽ cân nhắc những chiến lược dài hạn để kiềm tỏa các hành động khiêu khích của Trung Quốc, theo GS Thayer.
GS Carl Thayer cảnh báo rằng nếu xung đột với Việt Nam leo thang tới miệng hố chiến tranh, rất có thể Hà Nội sẽ sử dụng chiến lược “đôi bên cùng bị hủy diệt”, nhằm phá hủy nền kinh tế Trung Quốc bằng cách tạo tâm lý bất ổn và đẩy giá bảo hiểm tăng cao, khiến nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy.
Theo đó, Việt Nam sẽ tập trung tấn công các tàu thương mại và chở dầu của Trung Quốc qua biển Đông, cũng như căn cứ hải quân ở Hải Nam, những vị trí nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo bờ biển Việt Nam.
“Một vài chiến lược gia Việt Nam còn cho rằng nước này có thể mua số lượng lớn các tên lửa đạn đạo có đủ khả năng tấn công Thượng Hải hoặc thậm chí là Hong Kong. Khi xung đột vũ trang xẩy ra, các thành phố này có thể là mục tiêu để làm rối loạn kinh tế Trung Quốc. Nó sẽ gây ra ảnh hưởng toàn cầu, và các chuyên gia Việt Nam kỳ vọng điều đó sẽ khiến các cường quốc can thiệp để ngăn cản Bắc Kinh gây hấn,” Ông Thayer viết trên Diplomat.

(2) Nguyn L: Nước c him ca TQ vi giàn khoan - Chm mà chc
Các đợt xuống đường của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển Đông? Câu trả lời, nhiều khả năng, là ‘Không’. Ít nhất những diễn biến trên thực địa cùng với những tuyên bố cứng rắn cho đến giờ cho thấy Trung Quốc quyết không lùi một bước.
Tôi không rành về khai thác dầu khí nhưng theo l‎ý mà suy thì chừng nào xong việc mới rút giàn khoan chứ làm sao biết được sẽ rút ngày nào? Nhưng nếu Bắc Kinh không công bố trước thời hạn rút giàn khoan thì bất cứ lúc nào họ rút đi cũng sẽ bị cho là chịu thua sức ép của Việt Nam.
Đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh đó thuộc chủ quyền của họ. Nhưng tại sao họ lại ra tay vào lúc này? Giàn khoan Hải Dương 981 là cách mà họ thách thức cam kết ‘xoay trục’ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa khẳng định với các đồng minh.
Obama vừa mới lên tiếng Senkaku nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh với Nhật và Manila cũng vừa k‎ý với Mỹ Hiệp ước tăng cường liên minh quân sự. Kiếm chuyện với Tokyo hay Manila khi Obama vừa rời đi thì quá 'bựa'.
Để thách thức Mỹ nhưng vẫn tránh đối đầu trực diện, Bắc Kinh chọn mục tiêu mềm hơn là Hà Nội.
***
Chậm mà chắc
Năm 1947, đường lưỡi bò lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Trung Hoa.
Lúc đó, người Trung Quốc còn chưa có gì trên Biển Đông. Gần 70 năm sau, họ đã có ‘thành phố Tam Sa’ – tức là đã có chỗ đứng vững chắc để từ đó vươn ra Biển Đông.
Ai dám chắc sau 70 năm hoặc 100 năm nữa toàn bộ Biển Đông không trở thành ao nhà của Trung Quốc?
Từ chỗ không có gì đến có được như thế phải thấy tầm nhìn và sự khôn ngoan của Trung Quốc trên Biển Đông: họ xác định đó là công việc lâu dài, tiến dần từng bước một, tranh thủ thời cơ, sẵn sàng dùng vũ lực, sức mạnh đến đâu hiện thực chủ quyền đến đó.
Mặc dù có yêu sách đường chín đoạn từ rất lâu nhưng phải đến tận năm 2009 họ mới chính thức trình ra quốc tế. Chứng tỏ Bắc Kinh giỏi giấu mình chờ thời cơ đến mức nào.
Tuy nhiên điều này cũng cho thấy sự không trong sáng trong đòi hỏi chủ quyền của họ. Nếu có chủ quyền thật sự thì cần gì đợi thời cơ mới đưa ra?
Và cái cách mà họ vẽ đường chín đoạn trong tất cả các bản đồ của họ hiện nay, mặc dù chỉ là chủ quyền trên giấy, là nhằm in sâu vào tâm trí mọi người để rồi đến lúc ai cũng mặc nhiên thừa nhận ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của Trung Quốc. Họ cũng rất biết lợi dụng tình hình khi tranh thủ tối đa những lúc Việt Nam rối ren hay gặp tình hình quốc tế bất lợi để ra tay chiếm đảo.
Với một đất nước đã quen với ván cờ quyền lực và đấu tranh chính trị trong hàng ngàn năm thì Việt Nam không phải là đối thủ của họ trong cuộc đấu trí trên Biển Đông. Họ có tầm nhìn cả trăm năm, có chiến lược thực hiện rõ ràng và nhất là luôn ở thế tấn công trong khi Việt Nam nằm ở thế bị động chống đỡ các bước đi của họ. Trước phía nhiều mưu chước như Trung Quốc, Việt Nam chẳng khác nào một đứa trẻ ngây ngô liên tục bị gài bẫy.
Cái bẫy lớn nhất chính là công hàm năm 1958 công nhận Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc mà trong Tuyên bố này có khẳng định chủ quyền đối với ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’. Bắc Việt lúc đó chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt là sự giúp đỡ của Trung Quốc chứ không lường được cái hại sau này trong khi Trung Quốc mưu tính chuyện lâu dài về sau. Công luận quốc tế không cần biết ông Đồng suy nghĩ thế nào hay bối cảnh ra sao khi k‎y cái công hàm đó. Chỉ biết giấy trắng mực đen rành rành Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Đành rằng ông Đồng không thể đem cho cái mà Chính phủ của ông không có, nhưng ông có thể thừa nhận quyền sở hữu của người khác đối với tài sản mà ông không có đó. Và khi đã thừa nhận của người khác thì bây giờ sao lại nói ngược là của mình được?
Rõ ràng Việt Nam tin vào tình đồng chí còn Trung Quốc đã lợi dụng tình đồng chí đó.
Quan hệ quốc tế luôn dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia - không có chỗ cho ‘tinh thần quốc tế vô sản trong sáng’. Bắc Kinh đã không đổ xương máu cho Hà Nội nếu không có lợi ích của mình trong đó.
Bắc Việt đã quá ngây thơ khi tin tưởng người đồng chí phương Bắc hơn đồng bào của mình ở miền Nam. Họ đã để ‎y thức hệ chi phối chính sách ngoại giao của mình.
Chính vì ý thức hệ mà khi Việt Nam hụt hẫng sau khi Liên Xô sụp đổ đã bất chấp những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ lại tìm đến Trung Quốc làm chỗ dựa. Và đất nước lại bị đặt trước miệng cọp.
Cũng vì ý thức hệ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi sang thăm Trung Quốc đã chấp nhận lời khuyên lấy ‘đại cục’ làm trọng, tức là đặt lên trên tranh chấp.
Khi đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh có nghĩ đến ‘đại cục’ không?
Rõ ràng ‘đại cục’ đó không phải để ràng buộc Bắc Kinh mà là để Bắc Kinh ràng buộc Hà Nội.
Thậm chí khi Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết của lãnh đạo hai Đảng thì Thường Vạn Toàn vẫn tự tin nhắc nhở Phùng Quang Thanh về ‘đại cục’.
Và cho đến giờ cũng chính y thức hệ đã khiến Việt Nam mắc kẹt trong ‘đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên minh với ai’. Mạnh như Nhật mà còn cần hiệp ước an ninh với Mỹ, có vũ khí hạt nhân như Anh, Pháp vẫn cần Mỹ đồng minh trong khối Nato. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay vừa nhỏ yếu vừa bị đe dọa nghiêm trọng thì cứ nói là ‘độc lập, tự chủ’ mà thực ra chỉ thiệt cho mình mà thôi.
Thử cho Mỹ vào Cam Ranh xem? Bắc Kinh không sợ mới lạ. Mỹ rất muốn nhưng Việt Nam ‘độc lập, tự chủ’ không làm được. Chính vì thế Việt Nam mất đi một lá bài lợi hại trong cuộc đối đầu vốn dĩ không cân sức.

(3) Ts Jonathan KLondon: V khoan du khiến Vit Nam đi trên l trình mi
Tiến sĩ Giáo sư Jonathan D. London, giáo sư tại Phân Khoa Nghiên cứu Á Châu Á và Quốc Tế và là thành viên chủ chốt của Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á tại Ðại Học Hồng Kông, nói với nhật báo Người Việt, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, rằng cuộc khủng hoảng tạo ra do việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu HD-981 vào lãnh hải Việt Nam, đã khiến Việt Nam đi trên một lộ trình mới về mối quan hệ với Trung Quốc. Cuộc phỏng vấn do Hà Giang thực hiện qua điện thoại hôm 25 Tháng Năm, trong lúc ông đang ở Hà Nội.
Hà Giang (NV): Người Việt khắp nơi trên thế giới đang theo dõi cuộc việc Trung Quốc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam rất chặt chẽ, và có những bình luận khác nhau. Người cho rằng Trung Quốc cuối cùng đã hoàn toàn xâm chiếm Việt Nam. Người khác hy vọng rằng cuộc khủng hoảng này sẽ mang lại một sự thay đổi khiến Việt Nam thoát được vòng kiềm tỏa của Trung Quốc, và người lại nghĩ rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu của họ vào tháng Tám, và cuối cùng tình hình Việt Nam lại đâu cũng vào đấy. Ông nghĩ là cuộc khủng hoảng này sẽ đưa đến kết cục thế nào?
Giáo Sư Jonathan London: Tôi nghĩ rằng kết cục sẽ là không có kết cục gì hết trong khoảng thời gian tới. Tình hình sẽ tiếp tục căng thẳng và rất khó dự đoán tương lai. Tuy nhiên đã có nhiều biến chuyển, và điều hấp dẫn nhất về tình hình hiện nay là nó đưa đến nhiều kết quả bất ngờ. Bất kể nhận định việc mang giàn khoan dầu vào lãnh hải Việt Nam của Bắc Kinh có khôn ngoan hay không, không thể thay đổi thực tại là những gì họ làm đã gây ra một phản ứng dây chuyền, đẩy tình thế đến nhiều hướng rất bất ngờ, và có thể nói là ngoài tầm kiểm soát. Ðây là một thời điểm đầy biến động, và tôi nghĩ rằng dựa vào những lời tuyên bố của Bắc Kinh, ngoại trừ có những giải pháp ngoại giao đột biến, Việt Nam có thể sẽ có những thay đổi lớn.
NV: Có phải giáo sư đang nói rằng giả sử đến ngày 15 Tháng Tám, Trung Quốc mang giàn khoan đi, và không có biến chuyển gì mới, Việt Nam vẫn đang ở đi trên một lộ trình khác nhiều so với ba tháng trước đó?

Giáo Sư Jonathan London: Vâng, tôi tin như thế. Tôi tin rằng một số quy trình mà kết quả không lường được đã bắt đầu tại Việt Nam một cách nghiêm túc, và giai điệu của các cuộc thảo luận chính trị ở Việt Nam hiện nay thực sự là chưa từng có. Người ta có thể hình dung rằng sau một số bước đột phá bất ngờ trên mặt trận ngoại giao, mọi thứ sẽ lắng xuống khá nhanh chóng và mọi việc sẽ trở về nguyên trạng, nhưng tôi nghĩ rằng tình hình Việt Nam sẽ rất khác. Tôi cũng nghĩ rằng nếu những căng thẳng hiện giờ không suy giảm, thì xác suất có những thay đổi lớn về quan điểm chiến lược cũng như chính sách của Việt Nam gần như là điều chắc chắn.
NV: Giáo sư đã gặp gỡ và thảo luận với nhiều bạn bè ở Hà Nội, tâm trạng của người ở đó bây giờ ra sao?

Giáo Sư Jonathan London: Tôi phải nói là tâm trạng của người Hà Nội đã thay đổi thực sự đáng kể chỉ trong một vài ngày, và phần lớn sự thay đổi đó liên quan đến những lời phát biểu được người dân Việt Nam tiếp nhận một cách nồng nhiệt của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tình thế tích cực ở chỗ có thể nó buộc Việt Nam phải suy nghĩ kỹ một chính sách khác với lộ trình Việt Nam vẫn đang theo đuổi từ trước đến nay, và một điều rất hiển nhiên là Việt Nam cần có nhiều bạn bè.
Việt Nam hiện không có bạn bè và đồng minh thân thiết và rõ ràng là cần phải có quan hệ tốt với Trung Quốc và hy vọng sẽ tiếp tục có quan hệ tốt với nước này. Ngay cả giữa những sự căng thẳng và đe dọa là sẽ có xung đột quân sự, về lâu về dài, Việt Nam tuyệt đối cần phải tìm cách để sống bên cạnh người láng giềng Trung Quốc, như Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nêu ra rằng mối quan hệ giữa hai nước phải đặt trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là sự bắt nạt. Cách duy nhất để có thể có được quan hệ này, là Việt Nam phải đứng vững được hơn trên đôi chân của mình, phải tạo được quan hệ tốt hơn, sâu sắc hơn với nhiều quốc gia. Nói tóm lại, Việt Nam sẽ cần phải cởi mở hơn, một thay đổi mà cách mà các nhà lãnh đạo Việt Nam từ trước đến giờ có khuynh hướng cưỡng lại. Nhiều người có nhận định rằng các tương quan giữa các thế lực chính trị tại Việt Nam đang thay đổi một cách rất nhanh chóng và thú vị.
NV: Ngay trong lúc Việt Nam đang tỏ dấu hiệu muốn có quan hệ sâu sắc hơn với Hoa Kỳ, trong một cuộc họp tại Malaysia, ông Nguyễn Tấn Dũng lập lại chính sách “ba không” của Việt Nam, trong đó có chính sách không liên minh quân sự với bất cứ nước nào. Ông có thấy đây là một chủ trương mâu thuẫn?

Giáo Sư Jonathan London: Không, tôi nghĩ rằng đó là một điều khôn ngoan. Bởi vì Trung Quốc là một cường quốc đang lên và là một sức mạnh bá chủ tiềm năng, còn Mỹ thì là lực lượng duy nhất có thể kiềm chế được họ, nên nếu Việt Nam tuyên bố đang phát triển một liên minh quân sự với Mỹ, thì tôi ngờ rằng Trung Quốc sẽ xem đó là một động tác thù nghịch, và có thể Bắc Kinh sẽ có những phản ứng không lường được. Ở tại một khu vực mà từ nhiều thập kỷ nay không có chiến tranh, không sẵn sàng cho những xung đột quân sự, vì thế cần phải có những vùng đệm, ví dụ giữa Trung Quốc và Mỹ hay giữa Trung Quốc và các cường quốc khác trong khu vực. Tôi nghĩ rằng Việt Nam vẫn có thể có bạn bè, vẫn có thể có đồng minh, và vẫn có thể có phản ứng ngoại giao được thế giới ủng hộ cho những hành xử trái với tiêu chuẩn quốc tế của Trung Quốc. Tôi hiểu lập luận của giới chỉ trích rằng Việt Nam quá mềm yếu, nhưng tôi nghĩ lập luận này không đúng. Tôi nghĩ rằng điều quan trọng là cần phải có tầm nhìn xa, và phải tận dụng mọi phương tiện cần thiết để giải quyết tranh chấp mà không dẫn đến chiến tranh tại Ðông Nam Á. Dĩ nhiên, nếu tình hình xấu đi, và thực sự có chiến tranh, thì tình thế sẽ khác, nhưng tôi nghĩ rằng hiện giờ những gì Việt Nam đang làm là đúng.
NV: Nếu Việt Nam không liên minh quân sự với nước nào, thì nếu Trung Quốc xem đó như là một nhược điểm và quyết định tấn công, thì ai sẽ là người trợ giúp Việt Nam?

Giáo Sư Jonathan London: Liên minh quân sự là một chuyện, hợp tác quân sự lại là một chuyện khác. Dù Washington từng háo hức nói rằng họ muốn mở rộng quan hệ (với Việt Nam), vào thời điểm này, mối quan hệ giữa hai bên còn lỏng lẻo. Tôi cho rằng có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh và (Việt Nam) có thể sử dụng thuật ngữ này thay vì cụm từ “liên minh quân sự.” Có nhiều cách để phát triển các mối quan hệ an ninh để đạt được hiệu quả tốt cho những thách thức mà Việt Nam đang phải đối diện. Tình thế hết sức phức tạp, tôi khó có thể hình dung Mỹ có thể đẩy Trung Quốc ra một bên hay đánh bật họ tại thời điểm này. Chúng ta đang ở trong một tình hình rất nhạy cảm. Thủ tướng Việt Nam đã nói rằng Việt Nam đã trải qua quá nhiều chiến tranh rồi, tôi nghĩ rằng thế giới sẽ đồng ý với điều đó, và như vậy, dù tình hình có thể thay đổi, ngay lúc này, cần phải tính từng bước một. Có nhiều cách để phát triển một mối quan hệ an ninh mà không cần thông báo là đang thiết lập một liên minh quân sự, chẳng hạn.
NV: Ông James Hardy, biên tập viên về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s Defence Weekly cho rằng “quan hệ Mỹ-Việt Nam đã được cải thiện dần trong những năm gần đây đến độ việc bỏ cấm vận vũ khí có thể xẩy ra.” Ông có đồng ý với nhận định này không?
Giáo Sư Jonathan London: Có những hạn chế nhất quán về quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam liên quan đến tình hình nhân quyền, và mỗi khi đề cập đến việc này thì phải đối mặt với một rào cản. Vì vậy, có rất nhiều điều Việt Nam cần phải làm ngay lập tức nếu thực sự muốn có bạn bè và đồng minh. Ðể được quốc tế tôn trọng, Việt Nam cần phải giải quyết những hạn chế về quan hệ với Mỹ và các nước dân chủ khác. Ðó là lý do tại sao nhiều người cho rằng có nhiều triển vọng cho Việt Nam, vì nếu Việt Nam bước trên một lộ trình khác, một lộ trình thực sự độc lập mà không phải là một đàn em của Trung Quốc, và giải quyết những vấn đề thể chế, bao gồm việc không giới hạn nhân quyền từ trước đến giờ cản trở nhiều mối quan hệ với các nước khác. Việt Nam có được phép mua công nghệ quân sự và những vũ khí sát thương hay không là điều có thể xảy ra, nhưng còn tùy.
NV: Về tranh chấp tại Biển Ðông, Hà Nội đang tính đến việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, nhưng nước này từng tuyên bố là sẽ bất chấp phán quyết của tòa, ông nghĩ rằng Việt Nam có ích lợi gì không khi kiện Trung Quốc?
Giáo Sư Jonathan London: Nếu Bắc Kinh không thay đổi chính sách, đưa họ ra tòa quốc tế là một điều tốt, vả lại ngoài biện pháp đó Việt Nam còn có sự lựa chọn nào? Việt Nam có một hồ sơ pháp lý khá vững vàng, và tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều, nhất là song song với việc áp dụng những biện pháp khác như phát triển quan hệ tốt với những nước khác như tôi đã nói. Việt Nam sẽ thắng về mặt dư luận quốc tế nếu chứng minh được rằng mình đang bị xâm lược một cách bất công. Dù Bắc Kinh có chấp nhận hay không chấp nhận phán quyết của tòa, việc nộp đơn kiện vẫn có lợi, vì nó giúp Việt Nam tăng cường chính danh của việc tuyên bố chủ quyền của mình. Việt Nam cũng cần chuẩn bị tinh thần để chấp nhận phán xét của tòa án nếu tòa quyết định không có lợi cho Việt Nam. Ðiều thiết yếu là những tranh chấp này phải có một buổi điều trần công bằng, dưới luật tố tụng của quốc tế.
NV: Ông từng viết rằng tình hình căng thẳng hiện nay đòi hỏi lãnh đạo Việt Nam phải có những thay đổi đột phá để giải quyết những bế tắc chính trị hiện có. Theo ông, liệu tình thế này có thể đưa đến sự đột phá đó không?
Giáo Sư Jonathan London: Có lẽ. Tôi nghĩ rằng đã có một thay đổi cán cân quyền lực, và thay đổi đó là một trong những yếu tố quan trọng trong sự bế tắc, cụ thể là mối quan hệ với Trung Quốc đã chuyển đổi, đã có những quan điểm khác nhau từ căn bản. Tôi không biết ông Nguyễn Tấn Dũng đóng vai trò nào trong tương lai chính trị của Việt Nam, nhưng tại thời điểm này ông rõ ràng đã trở thành một lãnh đạo nổi bật nhất của đất nước, trong khi đó một số các nhà lãnh đạo khác phần lớn im lặng về các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc. Việt Nam chỉ có thể có lợi trong việc lợi dụng tình huống này như một cơ hội để đạt được những cải cách mang tính đột phá mà mọi người dân Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đã chờ đợi và khuyến khích. Cái cần phải có là can đảm chính trị.
NV: Cảm ơn ông đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn.

(4) Huy Đc: Kissinger và Hoàng Sa
(Cám ơn Nguyen Thanh Tuan đã thu xếp cho tôi gặp lại GS Thomas Bass)
Hơn 8 năm trước, ngày 10-3-2006, GS Thomas Bass đã thu xếp để tôi phỏng vấn Henry Kissinger. Khi xem tấm ảnh tôi chụp với Kissinger, ông đùa: "Nếu cậu là người Mỹ thì có thể lồng kính bức ảnh này treo trong văn phòng". Nói thế thôi, như số đông người Mỹ khác, Thomas rất ghét Henry Kissinger.
Không có khoa ngoại giao của trường đại học nào ở vùng Boston lại không bắt học trò đọc sách của Kissinger. Nhưng, lần ấy, khi ông tới Boston dự Hội thảo Việt Nam and the Presidency, sinh viên ý ới gọi nhau biểu tình phản đối. Tôi hỏi: "Tại sao?". Kissinger cười: "Cho dù ghét tôi thế nào thì họ cũng phải thấy rằng, thế giới đã không thể có những thay đổi như thế này nếu không có những quyết định của chúng tôi".
Một trong những hành động mà người Việt cộng sản thù ghét Kissinger nhất là cú bắt tay tháng 2-1972 giữa Nixon và Mao. Đây là bước ngoặt lớn nhất trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh. Thay vì có đủ tầm nhìn để nhận thấy sự thay đổi của thế giới sau cú bắt tay đó, để có những thay đổi thích hợp, Hà Nội đã phản ứng như một cậu em quen được nuông chiều, giận lẫy vì bị "ông anh bán đứng".
Cuối tháng 3-1972, khi Hà Nội dồn sức chiếm bằng được cổ thành Quảng Trị. Nixon quyết định dùng B-52 ném bom ra tới Vinh để chặn đường tiếp tế. Ngày 3-4-1972, Kissinger gọi đại sứ Dobrynin của Liên Xô đến Nhà Trắng, trách cứ Liên Xô "đồng lõa" với cuộc tiến công của Hà Nội. Liên Xô khi đó đang muốn có cuộc gặp "thượng đỉnh" với Nixon, ngầm cho Kissinger biết rằng, họ không muốn rủi ro quyền lợi của mình bằng cách ủng hộ vô điều kiện cho Hà Nội.
Cùng ngày, Kissinger cử Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, chuyển tới Hoàng Hoa "thông điệp miệng" (oral message) rằng, Mỹ sẽ ra lệnh cho tàu chiến ra khỏi lãnh hải Hoàng Sa 18 dặm thay vì 3 dặm như "vị trí lịch sử" của Mỹ. Như vậy, tới lúc đó Washington mới bắt đầu "công nhận" tuyên bố 1958 của Chu Ân Lai (Ngày 19-1-1974 Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa, Hạm đội 7 đã án binh bất động).
Ngay sau đó 20 B-52, lần đầu tiên được đưa ra miền Bắc, ném bom xuống khu vực Vinh. Các cuộc tấn công này không ngăn được Hà Nội, ngày 1-5-1972, tiến chiếm thủ phủ Quảng Trị. Nhưng những thỏa thuận ngầm đạt được với Maxcova và Bắc Kinh đã khiến cho Nixon tự tin cho thả thủy lôi phong tỏa miền Bắc.
Kissinger hài lòng khi TASS khẳng định "sẽ giành cho nhân dân Việt Nam sự hỗ trợ cần thiết" thay vì "sự hỗ trợ tăng thêm" như họ lo lắng. Còn Nhân Dân Nhật Báo thì tuy dùng những lời lẽ đao to búa lớn, đã trấn an người Mỹ bằng cách vẫn chỉ coi Trung Quốc là "hậu phương" của Việt Nam. Ngày 15-9-1972, người Mỹ giúp miền Nam lấy lại Quảng Trị.
Sau năm 1979 khi Trung Quốc đánh Việt Nam, có giai thoại: Năm 1973, Kissinger đến Việt Nam, nói với Lê Đức Thọ rằng, mối đe dọa của Việt Nam từ nay không phải là người Mỹ mà là phương Bắc. Khi nghe tôi nhắc lại chuyện này, Kissinger cười: "Tôi đến Hà Nội, Lê Đức Thọ đưa tôi đi thăm bảo tàng lịch sử, ở đó tôi không hề thấy phần trưng bày nào nói đến chiến tranh với Mỹ, trong khi có rất nhiều phần nói về các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phương Bắc. Với chừng đó kinh nghiệm, anh nghĩ là Hà Nội còn cần một lời khuyên của tôi".
(5) Thơ t Bè bn
(i) Hư Vô: Bch Đng Giang Dy Sóng Bin Đông
Hãy nắm tay nhau nối dài tới biển
Đánh cho quân thù thất tán đảo điên
Dân tộc của tôi muôn đời lẫm liệt
Chưa một ngày biết khuất phục ngoại xâm.
         Bạch Đằng Giang vẫn còn nguyên chiến tích
         Cọc nhọn ngàn năm phơi xác giặc Tàu
         Lịch sử lại thêm một lần tái diễn
         Biển Đông dậy sóng uất hận ngút cao.
Giàn khoan Hải Dương sẽ chìm xuống biển
Đường Lưỡi Bò vết ô nhục Bắc Kinh
Hung bạo nào mạnh bằng hồn dân tộc?
Mộng bá quyền đang chết giữa đại dương.
         Đứng lên cùng Ngô Quyền -Trần Hưng Đạo
         Hoà chung một dòng huyết thống anh em
         Còn hơi thở dân tôi còn chống giặc
         Để tự hào mang dòng máu Việt Nam…
(ii) Huy Uyên:  Gic, đt, bin cá, bin du
Tên lính Tàu có khuôn mặt cú vọ
đi qua Đồng-đăng không thẩy dân Việt-nam buồn
hữu-nghị-quan ngàn năm còn đó
ãi Chi-lăng máu giặc trào tuôn .
         Năm 1974 đổ máu Hoàng-sa
         quân thù xua tàu lấn chiếm
         những người lính Cộng-hòa
         chết theo đão, theo tàu, theo biển .
Năm 1979 qua như ác mộng
bầy giặc sang đây tan nát cửa nhà
bao quanh dân lành súng đạn
xác người chồng chất sương pha .
         Năm 1986 lập lại kinh hoàng xưa
         lớp người lòng-lang-dạ-thú
         Hoàng-sa, xâm lăng biển đão bến bờ
         những tên-cướp-biển hung tàn, quĩ dữ.
Những năm 2000 lại xuống từ phương Bắc
đau xót lòng người đổ máu cỏi biên cương
biển Đông ngậm-máu-phun-người lũ giặc
Trường-sa dẩy chết xác và hồn
Hoàng-sa cũng dần mất trôi luôn.
         Ơi biển cả , trọn đời cho một quê-hương
         giặc Tàu xua quân xuống Nam ăn cướp
         biển cá, biển dầu sôi sục hờn căm .
         lữa bõng, lũ tàu nhuộm đỏ biển Nam, biển Bắc
Những tên lính Tàu xâm chiếm đất
vung tay ngập tràn súng đạn máu người
nước non biển bờ mất vào tay giặc
đau xót tận cùng Việt-nam ơi !
         Hôm nay lũ giặc ở Bắc-kinh
vẽ cờ hạ dàn khoan trên biển
bọn Tàu đuổi xô, bọn Tàu bắn ghe thuyền 
bà con nghẹn uất lòng đầy uất hận .
         Căm thù biển ta mà Tàu xua đuổi
         không cá đầy khoang dân biết sống bằng gì ?
         dân chài cùng chung tiếng nói
         đuổi giặc Tàu khỏi biển Việt-nam đi .
Hôm nay 10-7-2013
giặc Tàu hung hăng hùng hổ
dân ta tay không vào nơi đạn lửa
chống quân thù .
         Cũng lại những ngày đầu tháng năm dậy sóng
         2014 bọn giặc xua quân
         không-đội-trời-chung phương Bắc lấn biển
         nói làm chi mà hảy cầm súng đánh tới cùng ...
         cho dù thây từng lớp chất biển đông .
(iii) Bc Phong: Bi tráng thay! Lê Th Tuyết Mai - mt ngn đuc người
trong những tháng ngày đen tối
của lịch sử dân tộc Việt Nam
khi Trung Quốc hung hăng xâm chiếm biển Đông
đem giàn khoan khổng lồ HD-981 vào thềm lục địa
ăn cướp dầu ngay trong vùng biển quê hương
đã cháy bùng lên ngọn đuốc người
         trong những tháng ngày đen tối
         của lịch sử dân tộc Việt Nam
         khi chế độ Cộng sản Hà Nội vẫn đàn áp thô bạo
         những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc
         tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền
         đã cháy bùng lên ngọn đuốc người
trong những tháng ngày đen tối
của lịch sử dân tộc Việt Nam
khi lòng người còn đang ly tán
trước hiểm họa Trung Quốc xâm lăng
kẻ vẫn đề cao tình hòa hiếu với nước cộng sản đàn anh
người muốn thoát Hán bằng mọi giá dù phải hy sinh
đã cháy bùng lên ngọn đuốc người
         ngọn đuốc người cháy lên bi tráng
         không chỉ để soi rõ tham vọng bành trướng
         của giặc Hán mưu gian
         mà còn để thắp sáng lương tri thế giới tự do
         đừng vì những quyền lợi kinh tế nhất thời
         mà giữ thái độ bàng quan
         để mặc Trung Quốc ỷ vào sức mạnh quân sự
         xâm phạm trắng trợn chủ quyền an ninh
         của các quốc gia vùng biển Đông
         vẫn còn đang yếu thế
ngọn đuốc người cháy lên bi tráng
không chỉ để thức tỉnh lương tâm
nhóm lãnh đạo cộng sản độc tài chuyên chính
hãy đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi đảng
mà còn để thức tỉnh lòng người dân bị trị
hãy đứng lên bất khuất đấu tranh
đoàn kết quyết tâm bảo vệ giang sơn
         trong những tháng ngày đen tối
         của lịch sử dân tộc Việt Nam
         người nữ phật tử đem thân làm đuốc
         nguyện hồn thiêng tổ quốc anh linh…

........................................................................................
Kính,
NNS

__._,_.___

Posted by: Phung Tran 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List