Tuesday, January 26, 2016

Nhac Xuan Tong Hop [HD Videos, ABC Listed] NHAC XUA TONG HOP



********MÙA XUÂN CỦA MẸ -Trịnh Lâm Ngân -Ngọc Hạ -BP 


********Doi Phi Cong [Khoa Hoc Gia Nguyen Xuan Vinh} -Toan Tap


*******NHAC XUA TONG HOP


Mời quý thân hữu thưởng thức 123 NHẠC PHẨM VỀ MÙA XUÂN, và nghe đọc lại tác phẩm ĐỜI PHI CÔNG của thày của tôi, Khoa Học Gia Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, cùng đọc bài TÙNG BÁCH TRONG TUYẾT SƯƠNG của người bạn thân của tôi, Luật Sư Lê Đình Thông.

Xin chân thành cám ơn .
TRẦN NĂNG PHÙNG

 

Phung Tran has shared a video playlist with you on YouTube



123
videos

PLAYLIST  by Phung Tran

---------- Forwarded message ----------
From: Dinh Thong Le <
Date: 2016-01-23 7:55 GMT-08:00
Subject: Fwd: GS.LE DINH THONG :TÙNG BÁCH TRONG TUYẾT SƯƠNG
To: Phung Nang Tran <

TÙNG BÁCH TRONG TUYẾT SƯƠNG
GS.Lê Đình Thông

TÙNG BÁCH TRONG TUYẾT SƯƠNG


Theo thông lệ, GS Vũ Quốc Thúc, LS Lê Trọng Quát, GS Phạm Đăng Sum và chúng tôi là các giáo chức xuất thân từ trường Luật, gặp nhau hàng tháng ở La Défense để thăm hỏi và mạn đàm về nhân tình thế thái. Trưa hôm qua là lần hội ngộ đầu năm tây (22/01/2016) ; cuối năm ta, nhằm ngày hoàng đạo (13 tháng chạp năm Ất Mùi) là ngày lành tháng tốt : lành cho GS Thúc năm nay 96 tuổi mà khỏe mạnh ; tốt cho vận hạn nước nhà.

GS Sum và tôi đến trước, nhìn qua khung kính thấy GS Thúc chống gậy trúc, đi trong mưa phùn gió bấc, vững vàng như cây tùng. Một lát sau LS Quát đến từ Cergy. Chúng tôi tay bắt mặt mừng, nhận thấy GS Thúc còn minh mẫn, giọng nói sang sảng giống như lúc giảng bài. GS Thúc cho biết sau khi rửa tội, mỗi sáng đều đọc kinh Cầu xin Chúa Thánh Thần, rồi Lạy Cha, Kính mừng.

Mấy tháng trước, chúng tôi gặp nhau rồi thôi, không chép ghi gì, theo đúng vế đầu của câu tục dao Verba volant. Lần này là một ngoại lệ, tiếp nối vế còn lại Scripta manent, vì mấy lý do : trước hết, ngày 22/01 là ngày hoàng đạo, thật là ngàn năm một thuở. Sau nữa là vì hình ảnh tùng bách. Tôi xin kể đầu đuôi câu chuyện như sau :

Sau tác phẩm Việt Nam đi về đâu ? Huyền thoại và sự thật (1060 trang) xuất bản năm 2003, LS Lê Trọng Quát vừa cho in Giữa Bão Loạn, một loài tùng bách trong tuyết sương. Ông tặng chúng tôi cuốn sách mới còn thơm mùi mực. Bìa sách nền đỏ thẫm minh họa cho Bão Loạn. Tiểu tựa : Một loài tùng bách trong tuyết sương, viết chữ nhỏ, xanh màu thảo mộc, nói thay cho ý nguyện của tác giả và các tùng bách thân quen. Trang 5 : Ngàn năm thông reo là cách nói khác đi của tùng bách. Cụ Nguyễn Công Trứ có câu thơ nói về bước đường lưu lạc, không khác gì chúng tôi. Câu chuyện xin bắt đầu từ hiện tại La Défense, rồi trở lui về quá khứ cố hương. Hiện tại lấm tấm sương mai qua hai câu thơ :
Mặc ai hỏi mặc ai không hỏi
Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh.

GS Thúc mượn ý của Honoré de Balzac nói về Comédie humaine. Tuy vẫn là hiện tại, nhưng không gian thì xa vời, ở tận cố hương :
Kinh luân khởi tâm thượng,
Binh giáp tàng hung trung
Vũ trụ chi gian giai phận sự,
Nam nhi đáo thử thị hào hùng
- Cơn Bão Loạn phải chăng là muốn nói Quốc gia lâm nguy;
- Tùng Bách giai phận sự nói lên trách nhiệm của mỗi người chúng ta : Thất phu hữu trách. Tâm trạng mỗi người trong buổi gặp gỡ ở La Défense có nỗi niềm u hoài viễn xứ, lúc nào cũng tha thiết nhớ đến quê hương, như sử gia Trần Anh Tuấn đã từng nhắc nhở. Năm Quý Dậu (1813), cụ Nguyễn Du đi sứ sang Tầu. Khi đi ngang đầm Đào Hoa lưu lại dấu tích trong thơ Lý Bạch, cụ gửi gấm tâm sự qua câu thơ:
Đào Hoa đàm thủy thiên xích thanh,
Đàm thượng tùng bách đông do thanh,
(Đào Hoa nghìn thước nước đầm trong,
Tùng bách bên đầm đông vẫn xanh)
Tùng bách trong tuyết sương được cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc diễn nghĩa trong Cổ Học Tinh Hoa như sau : ‘‘Những người thức thời, có chí, dù ở vào cái đời biến loạn đến đâu, cũng không chịu đắm đuối vào cái bất nghĩa, khác nào như: cây tùng, cây bách, mùa đông sương tuyết, mà vẫn xanh, như con gà trống, mưa gió tối tăm mà vẫn gáy’’.

Tùng, bách chính là ngàn năm thông reo, được gửi gấm trong tác phẩm của LS Lê Trọng Quát ; là câu châm ngôn Thụ Nhân mà vị Viện trưởng Viện Đại Học Đà Lạt là Đức Ông Nguyễn Văn Lập trong thập niên 60, muốn diễn đạt mục đích của giáo dục đại học.

Phần cuối bài Kẻ Sĩ có câu : Nước nhà yên mà sĩ được thung dung. Mà nước nhà đã yên ổn đâu. Vì vậy, bốn người chúng tôi đã dành một phẩn câu chuyện hướng về đất nước. Tôi xin tóm tắt câu chuyện khá dài trong hai câu nói, để nói rằng năm Bính Thân sẽ là năm hoàng đạo cho hiện tình đất nước, là khởi điểm sự chuyển hướng.

Câu nói đầu là tục dao la tinh, được nói nhiều trong sách vở trường Luật :
- Mutatis mutandis, nói đến sự đổi thay không tránh được.
Câu nói sau mượn ý của cổ nhân :
- Quân giả, chu dã. thử nhân giả, thủy dã. Thủy tắc tái chu, tắc phúc chu. GS Đào Hữu Dũng từng giảng dạy đại học ở Tokyo đã giải thích như sau : ‘‘Sách Tuân tử trong thiên Vương chế viết như trên. Sau đó Nguyễn Trãi đã lấy lại trong bài Hậu tự huấn thái tử chiếu, viết thay vua để dạy thái tử có nói dân có thể đỡ thuyền lên (tái chu) và cũng có thể lật úp thuyền (phúc chu): Thả hoài vu hữu nhân giả. Tái phúc chu giả, diệc dân giả’’.
v
Câu chuyện ngày hoàng đạo xoay quanh nhiều ý thơ. Ý kiến của các vị giáo sư ưu thời mẫn thế, giúp ngẫu hứng bài thơ sau đây, khi đọc ra được GS Vũ Quốc Thúc, LS Lê Trọng Quát, GS Phạm Đăng Sum phát biểu minh thị sự tán đồng :
Tống cựu nghinh tân Tết Bính Thân
Dương dê mã ngựa khéo xoay vần
Năm Thân sắp sửa bàn cờ mới :
Nước Nam khai mở hội tương lân
Nhảy nhót trên cành bầy vượn hí
Leo trèo hoán vị cuộc hồng trần
Nào người nghĩ đến quê hương Việt :
Bỏ đi điều 4 quyết canh tân.
 Paris, ngày 22 tháng 01 năm 2016
GS.Lê Đình Thông

--
Tác giả xin chân thành cám ơn các bạn đồng môn Chu Văn An đã quan tâm hiệu chính : GS Đào Hữu Dũng (Tokyo), sử gia Trần Anh Tuấn (San Jose), GS Trần Năng Phùng (Santa Ana), GS Nguyễn Đức Lâm (San Jose) và nhiều bạn khác. 




__._,_.___

Posted by: "Phung N. Tran" 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List