Friday, October 14, 2016

Lá Thư Úc Châu Trang Thơ Nhạc cuối Tuần 15/10/16


       Kính chuyển quývị, chúc cuối tuần vui vẻ, ht


----- Forwarded Message -----
From: "'Phung N. Tran' phungtran42 wrote
Sent: Thursday, October 13, 2016 2:42 PM

 
Lá Thư Úc Châu
Trang Thơ Nhạc cuối Tuần 15/10/16

1. Tình Ca: Phm Duy - Gs TranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS
Tiếng hát Thái Thanh:
Tiếng hát Lê Anh Dũng:

2. Như Giọt Sương Khuya :Thiên Vũ - Elvis Phương - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS
https://www.youtube.com/watch? v=IGc9NO_pyuk&list=PL193CE40FA E6415F5&index=47

3.Tình Quê Hương: Việt Lang - Ngọc Hạ - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS 

4. Em Lễ Chùa Này: Phạm Duy - Phạm Thiên Thư - Thái Thanh - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS

5.  Về Mái Nhà Xưa: Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh - GsTranNangPhung - HungThe - MacPhuongDinh - NNS
https://www.youtube.com/watch? v=wYkZeki8PiE&index=54&list=PL fe9JTtbGcgUjJIETQPHyaKQ3Xywxuw VY


Tình thân,
NNS
.............................. .............................. .............................. ...............
I. Chuyện Thời sự & Xã hội Việt Nam
(i) Nguyn Gia King: Tiếng m ru t lúc nm nôi
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
Tiếng nước tôi, tiếng mẹ ru từ lúc nằm nôi…

Phạm Duy (Tình ca)

Một lý do quan trọng khác khiến chúng ta kém về truyền thông là chúng ta khinh thường tiếng Việt. Mà đã khinh thường tiếng mẹ đẻ thì hậu quả tất nhiên là kém về truyền thông, vì tiếng mẹ đẻ dù thế nào đi nữa cũng vẫn là ngôn ngữ mà một con người có thể sử dụng hay nhất. Nó là những tiếng đầu đời đã nhào nặn ra ý niệm, tình cảm, tâm hồn của con người.

Một người dù có học và sử dụng một ngoại ngữ nhiều thế nào đi nửa vẫn không thể diễn tả tư tưởng và tình cảm của mình một cách trung thành và tế nhị bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đó vẫn chỉ là một ngôn ngữ mượn mà thôi. Những người trẻ trưởng thành tại hải ngoại có khả năng truyền thông hơn hẳn cha anh vì được huấn luyện một cách khác, được khuyến khích phát biểu; nhưng cũng vì tiếng Anh, tiếng Pháp được hấp thụ từ mẫu giáo và gần như là tiếng mẹ đẻ của họ. Họ không vướng một tiếng mẹ đẻ đã bị gạt bỏ.

Sự khinh thường tiếng Việt là một truyền thống của người Việt nam. “Nôm na là cha mách qué”, tiếng Việt là tiếng không cao thượng. Những văn bản quan trọng phải viết bằng chữ Nho. Người Việt ta khi cần nói một điều trịnh trọng, trang nhã rất thường hay xổ Nho: “Thưa anh dĩ hòa vi quí, mình chẳng nên đôi co với họ làm gì, biết họ như vậy rồi mình cứ kính nhi viễn chi là hơn”. Không biết bao nhiêu lần rồi tôi đã nghe những câu nói tương tự như vậy, ngay cả tại hải ngoại này, ở cửa miệng hay ở ngòi bút của những người có học thức và sử dụng tiếng Việt một cách nhuần nhuyễn hơn hẳn mức trung bình.
Chắc vì coi tiếng Việt là thứ tiếng tầm thường, thấp kém nên khi viết và nói người ta không cần một thận trọng nào, bất chấp cả văn phạm lẫn chính tả. 

Trái lại khi phải viết một văn bản bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, người ta đắn đo từng câu, từng chữ, viết đi viết lại nhiều lần, ớm hỏi người này người kia viết như thế có đúng không, có hay không, v. v… Sự yên trí rằng viết tiếng Việt thì thế nào cũng được thể hiện ngay cả trong những tài liệu quan trọng. Trong bản cương lĩnh của “Phong Trào Yểm Trợ Dân Chủ và Tái Thiết Việt nam” của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dài khoảng ba trang đánh máy, tôi đếm được gần một trăm lỗi chính tả và văn phạm. Đó là văn kiện căn bản của một nhân vật đã từng cầm vận mệnh của đất nước và có lẽ còn muốn cầm tiếp. Cẩu thả đến thế là cùng. 

Chung quanh ông Thiệu chắc chắn là có những người biết tiếng Việt nhưng ông Thiệu đã không thấy cần phải hỏi ý kiến họ. Viết tiếng Việt mà, thế nào cũng được. Giả sử phải viết một bản tuyên ngôn bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh chắc ông Thiệu sẽ thận trọng hơn nhiều. Tôi không trách riêng ông Thiệu, bởi vì đại đa số người Việt đều xử sự như thế, kể cả những người không biết một ngôn ngữ nào khác ngoài tiếng Việt. Năm 1974, tôi nhận dạy kinh tế cho một trường Đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước. Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Những tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. 

Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt. Rời tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đã có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn.

Trong các đơn xin việc tại Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín hay những đơn khiếu nại tại Bộ Kinh Tế, tôi gặp vô số đơn “Thưa ông…, nguyên tôi là….” Tại sao lại “nguyên”? Chưa kể “xin cứu xét cho chúng tôi được dễ dãi”, v. v…. Đơn thường do những người tốt nghiệp Đại học viết. Ngay cả những bài nghị luận chính trị trên báo chí, nhiều khi cũng không thể tìm ra chủ từ, động từ, túc từ. Ngay những nhà văn cũng không ngần ngại viết “xử dụng”, “giòng sông”, “dỗi dãi”, “yên tỉnh”, “đấu tranh dành tự do dân chủ”. Một biểu ngữ lớn trong cuộc mít-tinh lớn: “Cương quyết xiết chặc hàng ngủ…” Những lỗi chính tả, và ngay cả văn phạm, nhiều khi cũng có thể bỏ qua được, điều khó chịu nhất là nhiều khi đọc đi đọc lại vẫn không biết tác giả định nói gì. Đành phải đoán mò.

Viết đã ẩu, đọc lại càng ẩu hơn. Anh em Thông Luận chúng tôi đã là đối tượng của vô số bài đả kích vì lập trường Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc. Chúng tôi đã mất rất nhiều thì giờ để giải thích thế nào là hòa giải dân tộc, thế nào là hòa hợp dân tộc, tại sao lại phải hòa giải trước, hòa hợp sau v.v… Vậy mà trên 90% những bài đả kích chúng tôi vẫn nói chúng tôi là nhóm chủ trương “hòa hợp hòa giải”, nhiều bài còn nói chúng tôi chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc với cộng sản”! Đọc ẩu trước khi lên án đã là tệ, có người còn không đọc. Một vị ở Canada viết cho chúng tôi một bài với tựa đề “Trả lời lập trường hòa hợp hòa giải của Thông Luận”, vạch ra thái độ ngây thơ ấu trĩ của chúng tôi. Một câu làm cho chúng tôi sửng sốt: vị này cho biết chưa hề đọc Thông Luận bao giờ, mà chỉ được biết tới lập trường của chúng tôi qua những bài đả kích.

Cái vòng luẩn quẩn là người Việt viết luộm thuộm khó hiểu người đọc kỹ cũng không thể hiểu, nhưng người đọc không cần đọc kỹ mà vẫn trả lời một cách cũng hò đò, cũng luộm thuộm khó hiểu không kém. Phải nhìn nhận một sự thực đau lòng: chúng ta là một dân tộc không biết đọc, không biết viết, và không biết nói.

Tiếng Việt là phương tiện trao đỗi giữa chúng ta. Phương tiện ấy mà hư hỏng thì chúng ta không hiểu được nhau như khi nói chuyện qua một đường điện thoại đầy nhiễu xạ. Tiếng mẹ đẻ nếu không phải là ngôn ngữ duy nhất thì cũng vẫn là ngôn ngữ dễ sử dụng nhất cho mỗi người, vì nó hợp với tâm hồn và bản tính. Đã không thạo tiếng Việt thì dù có học một ngôn ngữ khác công phu tới đâu chúng ta vân chỉ là những người truyền đạt kém cỏi.
Mà tiếng Việt có khó gì đâu, nó phù hợp với cách suy nghĩ của ta. 

Chỉ cần lưu ý một chút chúng ta sẽ có thể truyền đạt và lãnh hội mọi thông điệp một cách dễ dàng. Lý do căn bản có lẽ là vì ta không yêu nước đầy đủ để có thể quí trọng những tài sản của đất nước. Hay vì chúng ta thiếu tự hào dân tộc cho nên không nhìn những di sản của đất nước một cách trân trọng. Tiếng Việt tuy không khó nhưng cũng không dễ. Nó có khả năng chuyên chở mọi thông điệp, mọi ý niệm, dù là văn hóa, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, triết học, khoa học, kỹ thuật. Nó có thể và phải được coi là nhịp cầu nối người Việt chúng ta với nhau, cho phép chúng ta trao đổi với nhau, hiểu nhau, chỉ bảo cho nhau, để quí trọng nhau và cùng nhau xây dựng một tương lai Việt Nam chung.

Nếu tiếng Việt ta chưa hoàn chỉnh thì ta cần cải thiện và phong phú nó – thêm vào một số âm, chấp nhận thêm một số từ đa âm, chế ra một số tiếng mới cho những ý niệm mới – rồi tiếp tục phát huy nó. Ngôn ngữ là một cố gắng sáng tạo không ngừng. Tiếng Pháp được coi là một ngôn ngữ hoàn chỉnh và người Pháp cũng có tiếng là dân tộc hoạt bát nhất thế giới, nhưng họ luôn luôn mài dũa ngôn ngữ của họ. Hồi làm tham vấn cho công ty xe hơi Renault của Pháp, tôi được chứng kiến một biện pháp bảo vệ ngôn ngữ rất gay gắt. Ông chủ tịch tổng giám đốc Raymond Lévy, mặc dầu đang điên đầu với tình trạng thua lỗ trầm trọng, vẫn còn đủ tỉnh táo để nhận xét rằng các văn kiện nội bộ không được soạn thảo một cách lưu loát và sáng sủa. Ông cho rằng đó là một trong những nguyên nhân đưa đến thua lỗ. Ông ra một thông cáo cho tất cả các cấp lãnh đạo cho biết rằng từ nay ông dành quyền trả lại người gởi mà không nêu lý do tất cả những văn thư không được soạn thảo bằng một tiếng Pháp tuyệt đối hoàn chỉnh. Không phải là ông không biết lo những vấn đề khác ông cố gắng lắm, bằng cớ là xe hơi Renault nổi tiếng là loại xe kém phẩm chất nhất, sau năm năm dưới quyền lãnh đạo của ông đã trở thành những chiếc xe nổi tiếng là tốt và bền bậc nhất châu Âu. Hãng Renault từ một hãng xe hơi lỗ nặng nhất châu Âu trở thành một hãng có lời, và gần đây đã sát nhập hãng Nissan một thời lừng lẫy của Nhật.

(ii) Ts Phan Văn Song: Nhn đnh nhơn đc bài viết ca Ts Hà Sĩ Phu : «Hán Văn Là Mt B Phn Cu Thành ca Tiếng Vi

Tuần qua, chúng tôi nhận được một bài viết từ một người bạn chuyển đến, nói rằng rất xúc động và bất mãn khi thấy một người từng được xem là một « nhà đấu tranh dân chủ » đã từng viết những bài nghiên cứu hay nhận định có giá trị thuyết phục rằng lý thuyết Cộng sản hoàn toàn sai trái, thế mà ngày nay trong cái không khí nhà cầm quyền cộng sản Hà nội ra tay bán nước rõ ràng bằng buộc các con em Việt Nam phải học và nói tiếng Tàu thành thạo, lại viết một bài tiếp tay với đảng cộng sản cầm quyền. 

Phải ! Tiếng Tàu từ nay được dạy ngay từ cấp Tiểu Học, nghĩa là từ nay tiếng Tàu không còn xem như một ngoại ngữ nữa (dixit Hà sĩ Phu) mà là một tiếng gốc của tiềng Việt Nam. Dưới đây xin mời quý bà con đoạn vài đoạn chánh do chúng tôi trích dẫn:
Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt (Hà Sĩ Phu) :
« … Để góp thêm, mở đầu, tôi xin lấy vài ví dụ vui để thấy chữ Hán đã dính chặt vào dân tộc Việt Nam như thế nào, người mù chữ Nho tuyệt đối cũng đang dùng chữ Nho một cách tự nhiên, vô thức. Không phải là chuyện vay mượn vài chữ như vay mượn tiếng Anh, tiếng Pháp, mà người Việt dùng chữ Nho tự nhiên, tuôn chảy như viết, như nói tiếng mẹ đẻ của mình. ….

- Có thể đâu đó đã xuất hiện những tấm biển quảng cáo thế này:
“Kinh doanh quần áo các loại - hoa quả thời vụ - tạp hóa tổng hợp”.
“Phục vụ học sinh : sách giáo khoa, bút mực, dụng cụ thủ công, truyện cổ tích thế giới”.
Chẳng mấy ai bảo các tấm biển kia đã dùng chữ Hán. Nhưng xin thưa đó là ngôn ngữ Hán học hay Nho học trăm phần trăm, thuần Nho, không lẫn một chữ thuần Việt nào hết. Bạn có thể nghĩ “quần áo” hay “hoa quả” là tiếng thuần Việt chứ gì, không đâu, quần áo là hai chữ Nho
裙襖, đúng cả về phát âm và ngữ nghĩa. Quần là cái quần, áo là cái áo, cứ tra từ điển Hán Việt Đào Duy Anh thì biết. Hoa quả 花果 cũng vậy, vốn là chữ Nho. Cũng hai ký tự ấy nhưng người Tàu Bắc Kinh phát âm hơi khác, người Tàu Quảng Đông phát âm hơi khác mà thôi (nên mặc dù là tử ngữ nhưng bằng chữ Hán người Việt và người Tàu có thể bút đàm) …

- Không phải chỉ những câu ngắn mà có thể cả một buổi thuyết trình một ông cán bộ Việt mù chữ Nho có thể dùng toàn ngôn ngữ Hán, vốn chỉ là “tử ngữ” (mà không lẫn một chữ thuần Việt nào mới khiếp!), chẳng hạn ông ấy nói thao thao bất tuyệt như sau: “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, kính trọng nhân dân, đề cao tinh thần trách nhiệm, phục tùng ý kiến đa số, bảo lưu ý kiến thiểu số, vận động các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, công đoàn tích cực đấu tranh, bài trừ nạn tham ô, hối lộ, trấn áp quần chúng…

Chẳng hạn câu đầu tiên “Các đồng chí cán bộ chính trị, cán bộ quân đội, sĩ quan công an cần đề cao tinh thần phục vụ nhân dân…”sẽ ghi ra giấy thành
各同志幹部政治, 幹部軍隊,士官公安勤提高精神服務人民, 敬重人民…, đọc lên cũng y như đọc bản quốc ngữ vậy, bảo rằng thuyết trình viên đã nói tiếng Việt hay đọc “Hán văn” đều đúng… »
- Trong những cuộc thảo luận của giới trí thức hiện nay, cả người thân Tàu hay ghét Tàu cũng có thể nói toàn chữ Hán:
Ví dụ ông Cộng sản thân Trung Quốc thì giữ lập trường “Độc quyền lãnh đạo, kiên trì định hướng Xã hội chủ nghĩa”
獨權領導,堅持定向社會主義. Toàn chữ Nho! ...Ông Dân chủ tiên tiến không biết mặt một chữ Nho nào cũng “Quyết tâm thực hiện Dân chủ đa nguyên Pháp trị” 决心實現民主多元法治. Cũng toàn chữ Nho!..(Ngưng trích)
***
Đọc xong, tôi rất bực bội. Xin được trả lời. Bài nầy tôi viết trong bực bội. Có lời gì khiếm nhã, xin quý bà con thông cảm.

Thưa quý bà con,
Thưa ông Hà Sĩ Phu,
Tiếng Việt Ta Vẫn Trong, Sáng, Giàu Có, Do Âm Điệu Dân Tộc Việt Đầy Nhạc Lý!
Dĩ nhiên sau trên 1000 năm hoàn toàn bị đô hộ, và dù tuy được 1000 năm độc lập, nhưng vì các Vua Việt Nam ta lo mở mang bờ cỏi, cũng cố giòng họ, sợ chiến tranh, muốn dỉ hòa vi quý với người láng giềng phương bắc to bự, nguy hiểm, nên khôn ngoan, nhịn nhục tiếp tục đi sứ cầu hòa. 

Vì quen bị ăn hiếp trong suốt 1000 năm đô hộ, vì tiếp tục vẫn bị ảnh hưởng văn hóa Tàu, vì vẫn tưởng rằng văn hóa và văn minh là một và vẫn tiếp tục lẫn lộn gốc gác, nên vẫn dùng suy nghĩ chia cách Bắc Nam. 7 lần bị xâm lược, 4 lần bị xâm chiếm đô hộ, vẫn không tưởng xem Tàu với Ta chỉ là tình Bắc Nam một nhà. Vốn liếng 1000 năm văn hóa Tàu quá nặng, nên vẫn cứ xem Tàu « chỉ » là người anh em phương Bắc. Văn hóa Tàu, truyện Tàu tuy có nước Yên, nước Sở, nước Việt, … với các nhà Tần, nhà Hán, nhà Ngô…nên các Vua Việt ta cũng xem Nhà Vua của ta chỉ là một vương tước trong các Vương tước Tàu đó thôi ! Không, ngàn lần không, không (dám) rõ ràng nghĩ người Tàu hoàn toàn khác chúng ta, là Hán tộc, một dân tộc khác, là khác hẳn với chúng ta là Việt tộc. Chỉ có Vua Quang Trung (thế kỷ thứ 18), người lãnh đạo duy nhứt, là rõ ràng. Vua Quang Trung tổ chức đưa chữ Nôm vào Văn Kiện Hành Chánh và có chương trình đòi lại Lưởng Quảng là hai tỉnh thuộc đất Đại Việt xưa của ta ! Nhưng, chuyện chưa thành Ngài đã mất. Nhà Nguyễn, nếu Vua Gia Long, có tài ngoại giao, biết nhờ ngoại bang thống nhứt lại đất nước. Trái lại, các hậu duệ lại quá nhu nhược, bắt đầu từ Vua Minh Mạng đều là những vị vua bị nhồi sọ bởi văn hóa Tàu, bị các quan chức Tống Nho giáo dục nên biến thành những tay phục tùng đắc lực nhứt của nền văn hóa Hán Tộc, tuy được che dấu dưới bảng hiệu Nho Giáo. 

Điển hình là Vua Tự Đức, dám hãnh diện là tay làm thơ làm phú Tàu, Tự Đức với tội phạm to lớn nhứt là đã làm mất nước Việt Nam ! Tự Đức là tay độc tài nhứt, với tội giết anh để giựt ngai, với tội giết, hành dân để xây lăng cho mình. Khác chi Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành!  

Cái tội lớn nhứt là các quan lại hủ nho, suốt đời nầy đến đời khác, suốt bao thế hệ, bao thế kỷ, là không đủ tình Yêu Nước để dứt bỏ văn hóa Tàu, bỏ hẳn chữ Nho. Dám bỏ văn hóa Nho Giáo, đi tìm một văn hóa, văn minh, truyền thống hoàn toàn Việt nam, đi tìm một lối chữ viết hoàn toàn Việt nam (như các trí thức quan lại Hàn quốc đã tìm ra chữ viết Hàn hangul).  Thật vậy ! Các quan lại Việt Nam hủ nho không đủ lòng Yêu Nước để đi tìm một sự độc lập về văn hóa, một độc lập về suy nghĩ, một độc lập về tư tưởng mà cứ bám riết vào cái văn hóa Khổng tử, Mạnh tử, gọi là Thánh hiền của Tàu. Tại sao chỉ có Tàu mới có Thánh Hiền ? Ông bà Việt Nam ta không phải là Thánh Hiền sao ? Văn hóa đình làng với ông Bụt, Ông Thần cây Đa, ông Chìa Vôi … những tục những lệ làng không được xem là văn hóa thật Việt nam ta là văn hóa đúng mức sao ! Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay, cũng vậy, không đủ lòng yêu nước để đi tìm một hướng đi độc lập với Đảng Cộng Sản Tàu vậy !

Không phải người Việt chúng ta không có chữ riêng, ngôn ngữ riêng. Chúng ta có tiếng nói riêng, có cái phát biểu riêng. Ta nói Con Ngựa Trắng, Tàu nói Bạch Mã. Tàu nói ngược với ta ; Ta để tỉnh từ sau danh từ, Tàu để trước. Như tiếng Pháp với tiếng Anh Pháp Cheval Blanc, Anh White Horse.
Bằng chứng, năm 771, khi Phùng Hưng, trong thời gian Việt Nam ta bị Nhà Đường của Tàu đô hộ, đã lãnh đạo dân Việt ta nổi dậy giành Độc lập, trong vòng 7 năm, có một vùng đất hoàn toàn Việt: đất Phong Châu – vùng Ninh Bình ngày nay?  Ngài lên ngôi, tự xưng mình là « Bố Cái Đại Vương » - Bố và Cái đều hai từ ngữ hoàn toàn Việt Nam. Đại Vương mới là chữ Hán Việt. 

Ông Hà Sĩ Phu đã lầm tiếng nói (ngôn ngữ) và chữ viết (chuyển âm thành văn bút, phương tiện truyền thông ghi âm). Dĩ nhiên vì Hán thuộc, dĩ nhiên vì bị đô hộ phương tiện truyền thông ghi âm người Việt ta lúc bấy giờ phải mượn cách viết của nhà cầm quyền Hán Tàu, dùng chữ Tàu, làm phương tiện truyền thông để ghi âm. Nhưng các quan dân người Việt lúc ấy đều phát « âm Việt » cả, vì vậy, chữ viết ấy, với âm Việt ấy được gọi là Hán Việt. Hán Việt là viết, ghi âm bằng chữ Hán những âm Việt. Và phát âm cũng là Việt. Đó cũng là cái may mắn cho dân Việt vì vậy không bị mất giống, không bị diệt chủng.  Khi ta đọc tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức ta đều phát âm tiếng Pháp, tiếng Anh tiếng Đức chớ có phát âm Việt đâu ?  Nhưng ngày nay đảng cộng sản Hà nội đương quyền đang độc tài Bán Nước đang buộc con dân Việt Nam Ta học Tiếng Trung Ngay Từ Tiểu Học. 

Khi nói Học Tiếng Trung là Nói Tiếng Trung Hoa Bắc Kinh, tiếng nói âm thoại của bọn cầm quyền Trung Hoa ngày nay. Nhà cầm quyền công sản Bắc Việt Hà Nội ngày nay hơn cả thời Tàu đô hộ ta ngàn năm. Lúc ấy người Việt ta còn nói âm Việt, tiếng Việt. Tương lai tiếng Việt sẽ mất, chỉ còn tiếng Bắc Kinh thôi !

Từ ngày lập nước, người Việt chúng ta đã có tiếng nói riêng của người Việt chúng ta. Cả những lúc bị đô hộ, chúng ta tiếp thu và hội nhập thêm được tiếng Hán Việt, nhờ vậy tiếng Việt giàu hơn tiếng Tàu. Chúng ta có hai âm để chỉ một vật, ta có thể đếm một hai ba … (hoàn toàn chữ việt âm việt toàn Việt), và ta cũng có thể đếm nhứt, hay nhất, nhì tam … (chữ hán, nhưng âm hán việt) …Và cả hai đều là chữ và âm Việt thuần túy. Tiền nhơn ta, những người yêu nước, yêu tiếng Việt, ngôn ngữ Việt, âm Việt thuần túy đã phát minh ra cách viết chữ Nôm, để phát biểu tư tưởng viết chữ việt ngữ hoàn toàn, đọc âm việt ngữ. Dĩ nhiên, vì bị ảnh hưởng Tàu, khó bỏ, nên các tiền nhơn yêu nước chúng ta phải dùng một thủ thuật là phải cộng hai chữ Hán, một chữ về nghĩa một chữ về thanh, để phát biểu, ghi âm ngôn ngữ Việt nam thuần túy… Thí dụ muốn nói Năm (năm tháng) phải ráp chữ niên (Hán là năm) + với chữ Hán ngũ (là số năm).

-Nhờ thế mà đại văn hào Nguyễn Du viết ra bản Kim Vân Kiều bất hủ toàn bằng chữ Nôm. Thử đọc to để cảm hứng cái linh hồn Việt. Thơ là một bài hát, với vần với âm, với nhịp, với cắt khoảng, với hơi thở. Vậy thì ta phải đọc to. Thơ không phải một bức tranh mà ta nhìn vào nét vẽ, kiểu chữ !
« …Người lên ngựa, kẻ chia bào, /  Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuốn chinh an, /  Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh… ”
Tả cảnh chia ly giữa Thúc Sinh và Thúy Kiều, tuyệt vời ! Hồn thơ, hơi thơ hoàn toàn Việt. Có gì là chất Tàu đâu?

-Nhờ thế mà bà Đoàn Thị Điểm đã dịch được Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn từ Hán tự Đường Thi sang chữ Nôm với âm điệu hoàn toàn Việt nam. Hãy đọc to, để nghe Bà tả tất cả những tâm sự ai oán của một người vợ thời chinh chiến. Bài của Đặng Trần Côn mấy người biết và thưởng thức?
« …Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước /  Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin, / Trong rèm giường đã có đèn biết chăng ?
Đèn có biết giường bằng chẳng biết ? / Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời, /  Hoa đèn kia với bóng người khá thương! ... »
Hoàn toàn chất Việt, hồn Việt ! Không thấy Hán Tàu đâu ? Còn hỏi thử bao nhiêu chữ gốc Tàu bao nhiêu chữ gốc Việt ? Người đọc tui không cần biết ! Đối với tôi tất cả là Việt ! Như trong một câu thơ tiếng Pháp, tiếng Anh, bao nhiêu từ gốc La tinh, bao nhiêu gốc từ Hy lạp.
-Nhờ thế mà nữ sĩ Hồ Xuân Hương viết những bài thơ âm Việt nhiều ẩn ý, rất Việt tánh, đề đời:
 « …Hai Xe Hà Chàng Gát Hai Bên, /  Thiếp Sợ Bí Thiếp Bèn Ngẩng Sĩ… ».  (Đánh Cờ). Bản chất Tàu ở đâu?
-Nhờ thế mà đại văn hào Nguyễn Đình Chiểu cũng với chữ Nôm viết Truyện Dài bằng Thơ Nôm, Lục Vân Tiên, với tất cả âm điệu miền nam Việt nam, với âm giai, điệu thơ, đọc như « kể chiện », như kiểu nói bình dân của dân Nam kỳ Lục tinh.
« … Trước xe quân tử tạm ngồi  /  Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa … »
Hay: « …Vân Tiên ghé lại bên đàng, / Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
    - Vân Tiên tả đột hữu xông / Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang… »
Tàu đâu ? Hán đâu ? Hay là đúng dân Nam kỳ của chúng tôi!

Nhưng các quan lại hủ nho Việt ta, cứ khư khư bám vào cái chữ Tàu, bám vào cái văn hóa Khổng tử, sợ rằng sang chữ Nôm, các lão sẽ mất ghế, mất danh tiếng, mất hiểu biết. Đảng Cộng sản ngày nay, ôm một lô « chữ nghĩa khẩu hiệu, lý thuyết cũng vì sợ mất ghế… mất Đảng, mất ăn nhậu… » Lại còn bày đặt ra những bằng cấp, ngành học, nào lý luận Mác Xít, nàoTư Tưởng Hồ Mao, nào chủ nghĩa Mác Lê… với các trường Đại Học chuyên ngành Cộng Sản, Trường Đảng, với những bằng cấp « to đùng » cường điệu : Tiến sĩ, phó Tiến sĩ, Giáo sư, phó Giáo sư… Mẹ! Giáo sư là thấy dạy học. Nghề Thầy giáo, một ngày đi dạy cũng là Thầy giáo. Phó Thầy Giáo là cái gì? Dạy học nửa ngày hay sao?
Ngôn ngữ theo nghĩa Hán Việt là tiếng nói (ngôn) Như vậy tiếng Việt nam là tiếng nói, là nói tiếng Việt Nam. Ông Hàn Sĩ Phu bảo người Việt ta đọc một câu giống như người Tàu đọc. Thử dùng một câu ngắn thôi ! Anh đi đâu ? Nị hui pín tù ? (Quảng Đông). Nói tiếng Quảng Đông, Cỏn Qwang Tung Hỏa Hay Shua Qwang Túng dù (Bắc Kinh). 

Như vậy, về mặt ngôn ngữ, các âm điệu hoàn toàn không giống nhau. Còn nói về viết thì nếu viết toàn bằng chữ Tàu, thì giống nhau thôi. Những thí dụ ông Hà Sĩ Phu kề trong bài viết của ổng chỉ là cái văn hóa Tàu hóa ngày nay ở Hà nội Cộng sản đó thôi. Tôi nghĩ rằng người Việt Nam bình thường sẽ nói khác, sẽ đượm chất Việt Nam ta hơn.
Chúng ta có cái may mắn gặp các vị cố đạo giòng tên đã dùng ký âm a b c để tạo chữ quốc ngữ cho chúng ta ngày nay. Chúng ta cũng có cái may mắn là đã có những tiền nhơn đầy lòng yêu nước, dám quảng bá và thông dụng hóa, truyền bá chữ viết với ký âm la tinh abc. Nhờ chữ quốc ngữ với ký âm a b c chúng ta đã dễ dàng truyền bá quốc ngữ và dẹp được nạn mù chữ và mở mang trí tuệ cho người dân Việt nam.

Đấy là một tiện lợi ! Còn về văn hóa ! Vì ngoại hình chúng ta giống Tàu, vì bị ảnh hưởng văn hóa Tàu, chúng ta phải cảnh giác và chống Tàu nhiều hơn các dân tộc khác ! Vì càng giống nhau, càng láng giềng nhau, chúng ta càng dễ bị Tàu xâm chiếm. Dân Do Thái Hébreu và dân A rập đều là cùng một chủng tộc sémite, cùng văn hóa sémite. Cả hai đều chào mở đầu câu chuyện bằng Salem (Do Thái), Salam (A rập). Hai tay nầy thù nhau đến giết nhau. Tàu với Ta, bên Nị Hảo, bên Mạnh Giỏi thì thù nhau là cái chắc ! Người Tàu chỉ tử tế với Ta khi người Tàu bị thất thế, tỵ nạn ở Việt Nam. Người anh em phương Bắc tỵ nạn miền Nam sẽ là những người phương Nam tốt Phan Thanh Giản, Mạc Cửu là những thí dụ.
Ít hàng nói hết, mong chia sẻ cùng quý bà con. Mất lòng ai thì đành chịu vậy ! Đừng để mất lòng tin, mất định hướng. Tiếng Việt thuần túy của ta, phải được bảo vệ, còn có bao nhiêu gốc Hán, gốc Tàu, hãy để cho mấy ông trí thức bán nuớc ca tụng phân tách ! Quý bà con nào động lòng trắc ẩn vì có bà con người Hoa tui đây đôi lời xin lỗi. (PVS - Hồi Nhơn Sơn, những ngày đầu Thu 2016)

(iii)  Nguyn Th C May: Nhân đc bài ca Ts Hà Sĩ Phu
Xin thưa Cỏ May tôi xưa nay vẫn giữ riêng đối với Tiên sinh Hà Sĩ Phu sự kính trọng và cảm tình thật lòng bởi đã từ sớm lần bước theo Tiên sinh “Dắt tay nhau đi dưới những tầm bảng chỉ đường trí tuệ ” . Tâm đắc nhứt với Tiên sinh, đại ý “... đảng cộng sản là người dẫn đường mà không có bản đồ nên đoàn người đi theo bị lọt xuống vực thẳm, cố trèo lên được, cùng nhau hô thắng lợi . Và cứ như vậy, họ đưa nhau đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác …”
Nhận xét của Tiên sinh thú vị lắm . Cùng ý đó, gần đây, Hàn lâm Học sĩ D’Ormesson của Pháp nhận xét đảng xã hôi Pháp (Parti Socialiste), một cách dí dỏm tuyệt vời bởi làm bộc lộ rõ đặc tính và khả năng lãnh đạo đất nước của đảng xã hội vốn cùng ông tổ Karl Marx với cộng sản, tuy là kẻ thù không khoan nhượng của cộng sản . Ông dịch nghĩa ” GPS “, máy định vị dành cho người lái xe, như sau: G = Guide, hướng dẫn, P=Parti, đảng, S=Socialiste, Xã hội chủ nghĩa. Tuyệt chưa?

Thật vậy. Ở Pháp, cho tới nay, sau hơn 4 năm cầm quyền, dân vẫn không biết ông Tổng thống François Hollande (cựu Tổng Bí thư đảng PS) muốn đưa mình đi tới đâu và hiện đang ở đâu nhưng ông vẫn kêu gọi nhân dân Pháp hãy chờ ngày mai này kinh tế sẽ tăng trưởng, thất nghiệp sẽ giảm, ….mà chỉ còn mấy tháng nữa, ông mản nhiệm kỳ . Ông nhiều lần cam kết nếu thất nghiệp không cải thiện, ông sẽ không tái ứng cử . Thực tề hoàn toàn khác hẳn vì ngày càng thấy tinh hình nước Pháp càng thêm thảm hại: nợ vẫn tràn ngập, kinh tế không tăng trưởng, xã hội thường xuyên bị khủng bố hăm dọa, thất nghiệp tháng 8/16 tăng 50 000 người, .. .Nhưng ông vẫn can đảm chuẩn bị sẽ ra tranh cử Tổng thống kỳ tới nữa! Vì ông thấy nhơn dân cần ông lãnh đạo. Phải người xã hội chủ nghĩa mới có lý luận . Cũng giống như ông Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội .
Mạn phép vài dòng giao duyên với Hà Tiên sinh. Giờ đây Cỏ May tôi bắt đầu thưa chuyện với Tìên sinh.

Tìên sinh viết “Với Việt Nam, Hán văn là một bộ phận cấu tạo nên tiếng Việt, nên dạy Hán văn cũng là dạy một phần của tiếng Việt chứ không phải dạy một ngoại ngữ như Trung văn, Anh văn, Pháp văn… Để có cốt cách Việt cần trau dồi Việt văn, Hán văn, đồng thời để hòa nhập tốt với thế giới thì cần giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp….  » .

Rất đúng nhưng cần phân biệt rỏ «Hán văn» với «Sinh ngữ tàu» của chương trình giáo dục hiện nay . Trước 30/04/75, hai Trung tâm Đại Học Sài gòn và Huế đều có dạy Hán văn, môn học bắt buộc cho sinh viên Cử nhân Việt Hán . Sau đó, ai học lên có thể chọn chuyên sâu Hán văn (Cổ văn) . Trưa kia, hồi còn thi Văn bằng Cao Tiểu (DEPSI), từ Đệ Nhứt niên tới Đệ Tứ niên (1ère Année – 4è Année), chương trình có môn Hán vằn . Cả Lớp Nhì, lớp Nhứt cấp Tiểu học cũng có tuần 2 giờ Hán văn .

 Riêng ở Đại Học Huế, còn có Ban Hán văn ròng dành cho sinh viên chọn ngành khảo cổ, ngoại vụ hoặc thư viên sau văn bằng Cử nhân Hán văn . Hiện nay, ở hải ngoại còn khá nhiều người đã học và tốt nghiệp Ban Hán văn hay Việt Hán . Mãi tới khi chương trình Hán văn ở Trung học hoặc Ban Hán học ở Đại Học Huế bị bải bỏ, Cỏ May không hề nghe thấy có ai phản ứng và đặt thành vấn đề như hiện nay khi được tin nhà cầm quyền cộng sản Hà nội sẽ đưa môn «Hán văn» vào chương trình Trung học và có những lớp Tiệu học, Mẫu giáo dạy tiếng Tàu do cô giáo, thầy giáo người Tàu phụ trách. Như vậy, phản ứng của người dân trong và ngoài nước chắc không nhằm ở việc học Hán văn,càng không phải ở vai trò chữ Hán/chữ Nho trong tiếng Việt mà phải ở chỗ khác hơn.

Vậy Hán văn là một bộ phận cấu thành tiếng Việt, như Tiên sinh nói, tưởng sẽ không còn cần thiết bởi đó là thực tế trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam rồi . Tuy nhiên, nếu nói lại xem có rõ hơn không: chữ Hán góp phần làm cho chữ/tiếng Việt thêm phong phú  hay nó phải là một bộ phận cấu thành?

 Chúng ta thử nhìn lại phải chăng người Vìệt Nam đã có thứ tiếng Việt tinh ròng mà ngày nay chúng ta còn giữ ít nhiều câu ca dao. Bên cạnh đó, chúng ta có thêm dòng «bác học » với tìếng Hán pha trộn để diển đạt những vấn đề trừu tượng. Như vậy, có thể nói tiếng Việt tinh ròng đã có từ trước khi có chữ viết và dĩ nhiên, trước khi có chữ Hán tới . Nhận xét này sẽ làm rõ thêm sự kiện khi ông cha ta, duới sự đô hộ nặng áp lực Hán hóa của Tàu, học chữ Tàu mà vẫn đủ sức bảo vệ sự độc lập dân tộc nên mới có chữ « Hán Việt và Việt Nho » . Không nói tiếng Tàu thay tiếng Việt . 

Tiếp tục tinh thần giữ độc lập dân tộc này, ông cha ta lại một lần nữa sáng tạo ra chữ Nôm để sẽ thay thế chữ Hán/chữ Nho . Nhưng các quan nhà ta quá nặng đầu óc bảo thủ, phản đối để bảo vệ hia mảo của mình nên hai lần chữ Nôm ra đời đều không sống thọ. Sau này, con cháu biết được giá trị chữ nôm nhờ ở những tác phẩm văn học chữ nôm để lại .

Vận nước vẫn bị hắc ám theo đuổi. Tây tới. Nhà truyền giáo dùng chữ La-tinh ghi tiếng Việt. Chúng ta nhờ đó có thêm tiếng Việt thuận tiện sử dụng nhờ tính đơn giản của nó . Nên nhớ là các nhà truyền giáo sáng tạo ra chữ quốc ngữ để họ dùng trong việc truyền đạo Thiên chúa cho dễ, chớ hoàn toàn không vì để giúp dân Việt nam có thứ chữ tìện lợi . Nhưng chúng ta đã sử dụng hằng trăm nam nay thì nó là thật sự của chúng ta . Không ai tranh cãi được, mặc dầu có dẩn chứng « quyền lịch sử » đi nữa .

Có cái lợi to lớn thì cũng có cái bất lợi liền đó . Kể từ lúc có chữ quốc ngữ lưu hành rộng rãi thì không thấy xuất hiện những tác phẩm văn chương lớn như Truyện Kiều, Chinh phụ, thi ca như của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Lục vân Tiên của nguyễn Đình Chiểu, những bài thơ yêu nước, . ..nữa . Dỉ nhiên, nói như vậy hoàn toàn không có nghĩa là muốn xóa bỏ quốc ngữ, lấy lại Hán/Nôm, mà phải biết mang trọng ơn đối với người đã sáng tạo ra quốc ngữ .

Thưa Hà Sĩ Phu Tiên sinh,
Cỏ May tôi xin nhắc lại một kỷ niệm nhỏ để chia sẻ với Tiên sinh về những thí dụ « chữ Việt thuần Hán  » do Tiên sinh dẩn chứng:
Cách nay hơn mươi năm, lần đầu tiên, tới chợ Đồng Xuân ở Đông Bá-linh, đoc khẩu hiệu viết chữ đỏ trên nền vàng «Phong phú mặt hàng phục vụ khách hàng» treo trước cửa hàng thực phẩm và tạp hóa «  Nông Ích Qưân  » (nghe giới thiệu là cháu họ của Nông Đức Mạnh), Cỏ May tôi cũng một lần bàng hoàng muốn xỉu . Vào năm 76, lối 10 giờ sáng, tôi ngồi lề đường Lê Quí Đôn, ngang hông Trường Lê Quí Đôn, dưới bóng mát hàng me, uống cà-phê . Bỗng một người lối bốn mươi đi vespa tới, kéo chiếc ghế đẩu thắp, ngồi chung bàn một cách tự nhiên . Người khách mới tới ăn mặc khá Sài gòn, mang xăng-đan da chớ không dép râu nên tôi thấy dễ cảm tình . Tôi bèn bắt chuyện . Nửa giờ sau, tôi đứng dậy đi thì người này vừa bắt tay từ giã tôi, vừa hỏi  tôi đang «  công tác » ở đâu? Tôi giựt mình, vội thót lên xe Honda đi, vừa bảo thầm «Bố tiên sư . Nãy giờ mình nói chuyện với một tên Vc mà không biết. Cũng may mình không nói gì bậy bạ để có thể bị học tập mút mùa» 

Thưa Hà Tiên sinh,
«Công tác» trong câu nói này có thật sự là một «bộ phận cấu thành tiếng Việt» không? Nếu không có nó thì có tiếng Việt không? Hay nó thể hiện một bản chất lệ thuộc Tàu từ sự lệ thuộc chánh trị tự nguyện «môi hở răng rụng»?. Ở Miền Nam trước 75, «công tác » vẫn phổ thông . Khi một nhân viên lãnh một công việc đặc biệt, trong một thời hạn qui định, ở một địa điểm khác hơn nhiệm sở hằng ngày thì mọi người sẽ nói nhân viên đó «đi công tác » . Còn làm việc hằng ngày, dù công việc lớn hay nhỏ, quan trọng hay không, mọi người đều nói «đi làm, đi làm việc, làm việc » . Dân Nam kỳ nói mộc mạc hơn « Đi mần, Đi mần ăn, Mần việc » .

Ở Miền Bắc xhcn đều nói «công tác» vì mọi sanh hoạt của dân chúng đều bị chế độ hoá nên không còn việc làm nào là không phải việc công . Hơn nữa, chủ trương dùng chữ hán việt để phân bìệt người của cách mạng, nay phải khác hơn khi anh ta thiến heo, sửa ống khóa dạo . Vì lúc đó thì làm gì biết nói «công tác», nói «phục vụ», …

Nhưng tiếng Viêt mà Tìên sinh trích dẫn qua các thí dụ trong bài viết của Tiên sinh chỉ có trong ngôn ngữ tuyên truyền chánh trị của chế độ . Trong sách vở biên khảo văn học, cả trong các bài viết của Tiên sinh, cũng không thấy thứ  «tiếng Việt » quá nặng mùi xì dầu đó nữa .Chúng ta cứ nhìn lại sách vở, báo chí trước 54 ở Miền Bắc cũng không có thứ tiếng Việt đó . Hiện tượng nô dịch này xuất hiện sau khi Hồ Chí Minh vâng lịnh Mao tiến hành cải cách ruộng đất, cố vấn Tàu ra lịnh tiêu diệt từng lớp trí thức yêu nước tiêu tư sản đi theo Cách mạng chỉ vì lòng yêu nước để chỉ còn lại lớp bần cố nông không biết chữ, dễ cho Tàu đào tạo trở thành cán bộ cách mạng nồng cốt .

Dân miền nam sau 30/04/75 đều ngỡ ngàng trước những khẩu hiệu, tên cửa hàng, ngôn ngữ của cán bộ . Như «Công ty cung tiêu than củi », «  xưởng đẻ  » …Lúc này, đảng Lao động đang lên do lãnh đạo thành công cuộc kháng chiến thần thánh nên từ ngữ «lao động» thay thế hầu hết những tiếng có nghĩa tương tự. Và cũng như vậy, tìếng «tốt» thay thề « giỏi », «hay», … Nhu cầu chánh trị đã làm nghèo đi tiếng Việt .
Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại sách vở, báo chí Miền Nam trước 30/04/75 đều tiếp nối nhuần nhuyễn dòng ngôn ngữ và văn học từ lúc có chữ quốc ngữ, từng bước cải thiện cho nó trong sáng hơn, hoàn thiện hơn, không bị gián đoạn như ở Miền Bắc . Ngày nay, nhìn lại một ít sách vở ở Việt nam – báo còn dưới sự kiểm soát gắt gao của đảng cs – thấy có nhiều nét mới, văn chương, chữ nghĩa trong sáng hơn, nhẹ nhàng hơn những sản phẩm trước đây . Phải chăng nhờ ảnh hưởng Miền Nam, tuy đó là điều chế độ không muốn . Nhưng là cái may của đất nước  ! Hảy nhìn qua kinh nghiệm thống nhứt của nước Đức để thấy ngày nay tại sao Đức chỉ giử lại 1 km bức tường làm kỷ niệm nên văn hóa xhcn một thời .

Thưa Hà Tiên sinh,
Cách giãi bày của Tiên sinh «Hán văn là một bộ phận cấu thành của tiếng Việt » dễ làm cho nhiều người đọc qua không kịp thấy «Hán văn là một bộ phận do ông cha ta tiếp thu » đề làm phong phú tiếng Việt, nhưng rất bác học, rất chuẩn xác, chớ hoàn toàn không phải thứ tiếng việt đặc sệt xì dầu của chế độ cộng sản Hà Nội như Tiên sinh trích dẫn . Cái tai hại có thể có là lập luận của Tiên sinh sẽ làm cho một bộ phận lớn cán bộ cộng sản vỡ lẽ ra là tiếng Tàu và tiếng Việt không thể tách rời thì mai này Việt Nam có sáp nhập vào Tàu là tất yếu lịch sử . Vì văn hóa ngôn ngữ đã vậy rồi .

Tuy nhiên, Tiên sinh đã cảnh cáo ở kết luận:  «Nhưng nay, trong tình huống quan hệ Việt Trung đang gặp thử thách sống còn thì đặt vấn đề chữ Hán lúc này là không đúng lúc, phải đối phó với sự lợi dụng và sự nghi ngờ, nếu tiến hành càng phải thận trọng, từng bước thăm dò và cảnh giác. Cùng một việc nhưng hiệu quả sẽ tốt hay xấu phụ thuộc vào con người: ai chủ trương, bộ máy nào thực hiện, thực hiện với động cơ gì? Văn hóa không thể tách rời chính trị, và đấy mới là ẩn số lớn nhất, quyết định việc dạy chữ Nho rộng rãi cho học sinh nên bắt đầu lúc nào và tổ chức thực hiện ra sao » .

Hà Tiên sinh ơi,
Tìên sinh đã hơn một lần can đảm «chia tay ý thức hệ » thì nay còn tiếc gì nữa mà không rũ bỏ luôn cái "não trạng xã hội chủ nghĩa" để dứt khoát hơn trong tư tưởng .

II. Chuyện Thời sự & Xã hội Thế giới
(i) Hiếu Trung: Người M có đ liêm s đ nói "Không" vi Donald Trump?
Tổng thống Obama khẳng định chỉ cần là người đàng hoàng thì sẽ nói không với một kẻ như Donald Trump. Quả thực, cuộc bầu cử năm 2016 là bài thử đối với liêm sỉ của cử tri Mỹ.

Theo Huffington Post, mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng chỉ trích các lãnh đạo đảng Cộng hòa đã chờ quá lâu để lên tiếng phản đối Trump, dù ông ta đã tuôn ra những thông điệp mang tính chất phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và bài ngoại đầy xấu xí từ nhiều tháng qua. “Tại sao họ mất quá nhiều thời gian đến vậy? Chúng ta đều biết chuyện gì sẽ xảy ra mà. Ông ta phát ngôn bậy bạ từ lâu rồi”, ông Obama nhấn mạnh. Một số quan chức Cộng hòa tuyên bố vì có con gái hoặc cháu gái nên họ vô cùng khó chịu với những bình luận thô tục, đáng ghê tởm về phụ nữ, ví dụ như: “Cứ hôn các ả thôi, mình là ngôi sao mà, các ả sẽ để cho mình muốn làm gì thì làm... Hãy tóm lấy cái ấy của các ả”. Ông Obama bức xúc: “Không cần phải là chồng, là cha thì mới nghĩ những gì ông ta nói là không đúng. Bạn chỉ cần là một người tử tế thôi”.

Chưa bao giờ giấu bản chất
Sau khi đoạn video quay cảnh Trump nói năng thô tục xuất hiện trên mạng, ông ta nói lời xin lỗi và giải thích rằng đó chỉ là chuyện phiếm trong phòng kín, là kiểu “chém gió” thường thấy của cánh đàn ông. Có nghĩa là Trump coi đó là chuyện bình thường và chỉ xin lỗi cho có. Đúng là đàn ông khi trò chuyện với nhau thường khoe khoang “thành tích” tình dục hoặc bình phẩm về phụ nữ. Nhưng những gì Trump mô tả thực tế là hành vi bạo hành tình dục trắng trợn.

Sau vụ scandal đó và đặc biệt là sau cuộc tranh luận thứ 2 giữa Trump và bà Hillary Clinton, trên các trang mạng xã hội nhiều người Mỹ đặt câu hỏi tỷ phú New York “có còn chút liêm sỉ nào không”.
Thực ra cử tri Mỹ và dư luận quốc tế đều biết rõ từ lâu rằng Trump là kẻ vô liêm sỉ. Trump chưa bao giờ che giấu bản chất thật của mình. Từ rất nhiều năm trước, Trump đã không ít lần bị buộc tội phân biệt chủng tộc, đối xử tồi tệ với các nhân viên da màu của công ty mình. Ông ta là kẻ tung tin đồn nhảm rằng ông Obama không sinh ra tại Mỹ, do đó không xứng làm tổng thống. Trump từng đòi cấm tiệt người Hồi giáo vào Mỹ, gọi người Mexico là “tội phạm cưỡng dâm”.

Trang web Vox thống kê từ năm 1988 đến nay tỷ phú địa ốc đã 61 lần sỉ nhục phụ nữ một cách công khai. Một số người phụ nữ từng đâm đơn kiện Trump tội bạo hành tình dục. Vợ cũ Ivana tố cáo Trump từng cưỡng hiếp bà. Trump gọi cựu Hoa hậu Hoàn vũ Alicia Machado là “hoa hậu heo” vì cô tăng cân. Đã có hàng trăm người tố cáo Trump quỵt tiền của các nhà thầu và công nhân. Và trong cuộc tranh luận thứ nhất với bà Clinton, Trump gián tiếp thừa nhận điều này. Politico và Yahoo News từng xác định Trump có quan hệ với mafia.  

Có đủ tử tế để nói không với Trump?
Báo chí Mỹ cũng bình luận cuộc tranh luận thứ 2 với bà Clinton cho thấy Trump hành xử như một tên độc tài. Chưa bao giờ trong lịch sử chính trị Mỹ lại có một ứng cử viên Tổng thống đe dọa nếu lên nắm quyền sẽ tống đối thủ vào tù. Giống như một con thú bị thương, Trump gầm gừ, vẻ giận dữ và hằn thù hiện rõ trong từng cử chỉ.

Tất cả đều cho thấy Trump là một kẻ tồi tệ, tham lam, vĩ cuồng, coi thường phụ nữ... Mới chỉ ra tranh cử mà đã vậy, Trump khi nắm trong tay quyền lực tối cao sẽ còn như thế nào nữa? Nhiều cử tri Cộng hòa ảo tưởng rằng khi trở thành Tổng thống, ông ta sẽ khác. Nhưng, Tổng thống Obama đã phản bác mạnh mẽ quan điểm này. “Ông ta làm sao mà tự thay đổi bản thân được? Tôi 55 tuổi đã rất khó thay đổi rồi. Tuổi 70 như Trump sẽ càng khó gấp bội”, ông Obama nhấn mạnh. Trump vẫn sẽ mãi mãi là Trump thôi. Bản thân việc Trump trở thành ứng viên đại diện đảng Cộng hòa đã khiến nước Mỹ trở thành trò cười trong con mắt dư luận quốc tế.

Không khó để thấy trước rằng nước Mỹ trong tay một kẻ tệ hại, vô liêm sỉ như Trump sẽ đi theo con đường đen tối như thế nào. Và đó sẽ là nỗi nhục đối với cường quốc số một thế giới. Và không phải bản thân Trump mà những người đã ủng hộ và lựa chọn ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm về tương lai đen tối đó. Trump vô liêm sỉ ai cũng biết. Vấn đề là vào ngày 8/11 tới, cử tri Mỹ có còn liêm sỉ để nói không với ông ta hay không. Và lịch sử sẽ phán xét quyết định của họ.

*** ZING.VN: B dn vào chân tường, Trump thành k phn bn
Chịu áp lực lớn ngay trước buổi tranh luận thứ 2, Trump đã dùng chính những bê bối trước đây của chồng bà Clinton để phản pháo, bất chấp việc cả hai từng có quan hệ thân thiết. Trong buổi tranh luận hôm 10/10 vừa qua tại Đại học Washington, bang Missouri, ngồi dưới hàng ghế khán giả không chỉ có gia đình của các ứng viên mà còn có sự xuất hiện của ba người phụ nữ đặc biệt. Họ từng cáo buộc cựu tổng thống Bill Clinton tội quấy rối tình dục, hành hung và hãm hiếp. Không một trường hợp nào trong số các khiếu nại của họ dẫn đến xét xử hình sự nhưng trước hàng chục triệu khán giả Mỹ, Donald Trump đã sử dụng những vụ việc này như một đòn đáp trả với đối thủ.
Cựu tổng thống Bill Clinton có vẻ không thoải mái khi phải chạm mặt những người phụ nữ này. Thực tế, đã có thời ông và tỷ phú bất động sản được cho là khá thân thiết và Donald Trump cũng từng nói rất khác về vụ việc nêu trên.

Tình bạn rạn nứt
Ông Clinton và Trump từng "là bạn" lâu năm trước khi dần trở nên xa cách. Khi trở thành ứng viên đảng Cộng hòa, ông Trump đã bị chỉ trích vì mối quan hệ thân thiết với gia đình Clinton. Năm 2005, khi Donald Trump tổ chức lễ cưới với người vợ hiện tại, Melania Knauss, Hillary Clinton ngồi dự ngay hàng ghế đầu, còn chồng bà tham gia vào ban tiếp tân tại Câu lạc bộ Mar-a-Lago, khu nghỉ dưỡng hạng sang vô cùng đắt giá của Trump ở Palm Beach, Florida. Trump giải thích rằng vợ chồng Clinton "không có lựa chọn nào khác" ngoài việc tham gia đám cưới thứ 3 của vị tỷ phú vì ông Trump từng đóng góp rất hào phóng cho quỹ từ thiện của họ, cũng như chiến dịch tranh cử vào Thượng viện và tranh cử tổng thống đầu tiên của bà Clinton.

Dù phủ nhận tình bạn với ông Clinton, thực tế, Trump từng bày tỏ lòng ngưỡng mộ và quý mến vị cựu tổng thống Mỹ. Tỷ phú New York đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ ông Clinton. Trong khi đó, ông Clinton thừa nhận ông trùm bất động sản "đặc biệt tốt với Hillary và tôi".

Năm 2001, khi ông Clinton rời Nhà Trắng, Trump gợi ý họ đến sống tại một trong những tòa nhà chọc trời của mình ở Manhattan, dù gia đình Clinton đã mua nhà ở Chappaqua từ vài năm trước. Ông Trump và Bill Clinton cũng thường xuyên dành cho nhau nhiều lời khen ngợi dù họ là thành viên của hai đảng đối lập. Trả lời phỏng vấn Fox News, Trump nói ông nghĩ rằng Clinton là "người thực sự tốt". Năm ngoái, khi được lựa chọn giữa 4 tổng thống gần đây - 2 người của đảng Cộng hòa và 2 người của đảng Dân chủ - Trump cho rằng Clinton là lãnh đạo tốt nhất. Cựu tổng thống Mỹ Clinton thì vẫn đánh giá cao Trump, bất chấp việc vị tỷ phú lúc đó đang lật lại nghi vấn về giấy khai sinh thật của Tổng thống Barack Obama. 

Tháng 5 năm ngoái, một tháng sau khi bà Hillary tuyên bố tranh cử tổng thống năm 2016 và chỉ vài tuần trước khi ông Trump công bố chiến dịch tranh cử của mình, Bill Clinton đã khuyến khích Trump mở rộng vai trò trong đảng Cộng hòa. Cuộc trò chuyện riêng tư và thân mật này đã được Washington Post thuật lại. Tuy nhiên, theo những lời phát biểu gần đây của Trump về tổng thống thứ 42 của Mỹ, có vẻ như ứng viên đảng Cộng hòa đã không còn coi ông Clinton là bạn. Thực tế, Donald Trump đã tăng cường sự công kích nhằm vào cả hai ông bà Clinton từ đầu tháng 5, khi hai đối thủ còn lại, Ted Cruz và John Kasich, đều bị loại khỏi cuộc đua.

Từ bạn thành thù
Mùa bầu cử này đang ngày càng trở nên "xấu xí", đặc biệt là khi Trump trực tiếp nhắm vào đời tư của Bill Clinton để phản pháo lại bà Hillary trước hàng chục triệu khán giả truyền hình. Tuy nhiên, quan điểm của vị tỷ phú với những bê bối tình ái của ông Clinton đã từng không giống thế. Bê bối tình ái của Clinton với Monica Lewinsky được truyền thông loan tin vào tháng 1/1998, khi Bill Clinton vẫn đang trong nhiệm kỳ tổng thống. 7 tháng sau, tức chỉ vài ngày sau khi ông Clinton thừa nhận hành vi của mình với cô thực tập sinh Nhà Trắng, Trump dường như thể hiện sự đồng cảm với cựu tổng thống khi cho rằng Clinton nên từ chối trả lời câu hỏi về đời sống tình dục của mình.

10 năm sau, Trump tiếp tục lặp lại quan điểm trên khi nói vụ Lewinsky đã bị thổi phồng quá mức. "Hãy nhìn rắc rối mà Bill Clinton gặp phải vì một chuyện hoàn toàn không quan trọng và họ lại cố gắng buộc tội ông ấy, điều này thật vớ vẩn", doanh nhân này nói trong cuộc phỏng vấn với CNN tháng 10/2008.

Cùng với vụ bê bối Lewinsky, Clinton còn bị vướng vào những cáo buộc về hành vi tình dục với nhiều phụ nữ: Kathleen Willey, Juanita Broaddrick và Paula Jones. Cuối cùng, không một trường hợp nào trong số các khiếu nại của họ dẫn đến xét xử hình sự. Hiện tại, Trump tỏ ra bênh vực những người phụ nữ này đồng thời dùng lời lẽ quyết liệt để đả kích cựu Tổng thống Clinton và vợ ông, hoàn toàn quên mất những lời chính ông đã nói trước đây. Tháng 9/1999, khi trả lời New York Times, Trump có ý nói Clinton chỉ là "nạn nhân" của những lời buộc tội từ một nhóm phụ nữ chẳng mấy hấp dẫn. Ông còn nói người Mỹ lẽ ra nên rộng lượng hơn với Tổng thống Clinton về hành vi của ông ấy với Lewinsky nếu ông ấy lừa dối vợ vì "một người phụ nữ thực sự xinh đẹp và tinh tế như vậy".

Trả lời phỏng vấn trên CNN về những lời bênh vực mà Trump dành cho ông Clinton trong quá khứ, cố vấn đặc biệt của Trump, Michael Cohen, khẳng định: "Ông ấy không nói dối. Ông ấy chỉ bảo vệ một người bạn. Có sự khác nhau chứ". "Ông ấy từng là một công dân thân thiện với gia đình Clinton... Giờ cuộc chơi đã khác. Đây là năm 2016, ông ấy là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa", Cohen nhấn mạnh.

*** Không phải Clinton, ông Trump mới là ác mộng với Trung Quốc
Mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm nay đã mang đến một cục diện rất khác trong cách nhìn nhận chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Giáo sư Minxin Pei thuộc Đại học Claremont McKenna, Mỹ, bình luận trên Nikkei Asian Review rằng dường như đã có một sự đảo ngược hoàn toàn mà nguyên nhân chủ yếu là do tỷ phú Donald Trump.

Clinton là lựa chọn an toàn
Trước khi ông Trump xuất hiện, việc dự báo về chính sách Trung Quốc của Mỹ không quá phức tạp. Như một quy luật, đảng Cộng hòa muốn tự do thương mại nhưng vẫn cứng rắn về quân sự với Bắc Kinh. Ngược lại, đảng Dân chủ kêu gọi bảo hộ thị trường nội địa, gay gắt trong vấn đề nhân quyền với Trung Quốc nhưng lại không đặt nặng việc đối xử với Trung Quốc như là đối thủ địa chính trị. Dù thế nào, chính sách của hai bên đều không "được lòng" Bắc Kinh.

Nhiều người theo dõi cuộc bầu cử đang trong giai đoạn nước rút tại Mỹ cho rằng đây là việc chọn giữa hai loại "thuốc độc": một mới (chỉ ông Trump) và một cũ (tức bà Clinton), hay là chọn kẻ "ít xấu" hơn trong hai "kẻ xấu". Với Bắc Kinh, việc đánh giá chính sách Trung Quốc của Trump và Clinton cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, gần như không còn nghi ngờ gì về việc Chủ tịch Tập Cận Bình thích làm việc với Clinton hơn là Trump. Lý do đơn giản nhất giải thích cho nhận định trên là các lãnh đạo ở Trung Nam Hải, vốn là những người thực dụng không muốn liều lĩnh, từ trước đến nay luôn thích "kẻ xấu" mà họ đã biết rõ hơn.
Chiếu theo "tiêu chuẩn" này, bà Clinton là lựa chọn an toàn vì cựu ngoại trưởng là người mà Bắc Kinh đã "nhẵn mặt" trong hơn 2 thập kỷ. Quan trọng hơn, chính sách đối ngoại của bà Clinton sẽ là sự tiếp tục hiện trạng đang được duy trì.

Tuy nhiên, vẫn có một vài yếu tố trong chính sách Trung Quốc của ứng viên đảng Dân chủ mà Bắc Kinh không thích. Bà Clinton có thể sẽ có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề an ninh. Điều đó đồng nghĩa với việc chính sách "xoay trục" về châu Á mà bà từng góp phần thảo ra sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Nữ cựu ngoại trưởng cũng được cho là sẽ tăng cường sự can dự chiến lược của Mỹ tại những nước khác ở châu Á vốn e ngại sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ở lĩnh vực thương mại, Bắc Kinh cũng không nên mong đợi việc "buông lỏng" từ chính quyền Clinton nếu bà thành Tổng thống. Mặc dù có thể không áp dụng các biện pháp bảo hộ nguy hiểm, bà Clinton có thể sẽ thực thi các hoạt động cưỡng chế nếu Trung Quốc vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay luật thương mại của Mỹ.
Trong vấn đề nhân quyền, Clinton cũng có thể sẽ cứng rắn hơn với Bắc Kinh. Kể cả khi không có đòn bẩy thực sự, một Nhà Trắng do Clinton làm chủ vẫn có thể khiến Bắc Kinh xấu hổ trên mặt trận ngoại giao.
Những nhận định kể trên nghe có vẻ không mấy hấp dẫn. Tuy nhiên, ít nhất Bắc Kinh có thể cảm thấy an ủi bởi thực tế rằng dù bà Clinton nhiều khả năng cứng rắn với Trung Quốc hơn Obama, bà ấy thực chất vẫn là một người hành động dựa trên lợi ích.
Trump là cơn ác mộng

Điều đó không thể áp dụng cho ông Donald Trump. Không may cho Bắc Kinh, Trump dường như là một "ca" hoàn toàn khác. Hai lập trường mà ông đã công khai thể hiện - chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa cô lập - có thể sẽ gây nguy hại cho lợi ích kinh tế và an ninh của Trung Quốc nếu chúng được Trump cụ thể hóa thành chính sách.
Nếu Trump đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt về thương mại với Trung Quốc khi nước này vi phạm quy định của WTO như ông ta nói, Bắc Kinh chắc chắn sẽ trả đũa. Tuy nhiên, nếu cuộc chiến này khiến Mỹ thiệt hại thì Trung Quốc còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là nền kinh tế Trung Quốc "mong manh" hơn rất nhiều so với Mỹ. Bị đè nặng bởi gánh nặng nợ, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng ở Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Chiến tranh thương mại với Mỹ có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng toàn diện và sự thất thoát dòng vốn mới ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tuy vậy, theo một số nhà quan sát, việc Trump thành tổng thống có thể sẽ không hoàn toàn chỉ mang đến tin xấu cho Trung Quốc. Họ viện dẫn việc Trump tuyên bố sẽ rút lực lượng quân đội Mỹ tại châu Á về nước, để Nhật Bản và Hàn Quốc "tự lo" chương trình quốc phòng của mình. Trong bối cảnh đó, chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ sẽ biến mất và Trung Quốc sẽ có thể tự tung tự tác tại khu vực. Thế nhưng những người nghĩ Trung Quốc sẽ thống trị châu Á sẽ phải cân nhắc lại. Trong trường hợp Mỹ "vắng bóng" tại khu vực này, Nhật và Hàn nhiều khả năng sẽ theo đuổi chương trình hạt nhân và nâng cấp kho vũ khí của họ. Các nước khác trong khu vực cũng sẽ không ngồi yên. Do đó, chẳng những không thành bá chủ châu Á, Trung Quốc có thể sẽ phải sống giữa những "hàng xóm" nguy hiểm.

Đối với Bắc Kinh, điều tệ nhất nếu Trump thành Tổng thống không phải mối nguy từ những dự định chính sách mà ông ta đã tuyên bố (mặc dù chúng cũng đủ tệ) mà là sự bốc đồng và khó lường của vị tỷ phú này. Nếu Trump có thể thức đến 3h sáng để lên Twitter nhục mạ một hoa hậu thì thật khó nói chính xác được Trump sẽ làm gì nếu ông ta cảm thấy cần phải "ăn miếng trả miếng" với Trung Quốc.

Nếu ông Tập Cận Bình đã xem qua hai cuộc tranh luận trên truyền hình vừa qua của hai ứng viên Tổng thống Mỹ, ông ấy có thể sẽ muốn gọi cho ông Putin đề nghị Tổng thống Nga nghĩ lại về sự thích thú của Moscow đối với Trump. Trump có thể là món quà đối với Điện Kremlin nhưng lại là cơn ác mộng đối với Trung Nam Hải.

(ii) Phm Viết Đào: Sai lm ca Putin - khi thy M th 2 qu bom ht nhân gi, Nga hi hn cũng đã mun
Trang Defense One ngày 6/10 đưa tin, Không quân Mỹ đã ném hai quả bom hạt nhân giả xuống giữa sa mạc tại bang Nevada vào đầu tháng 10. Động thái này được Lầu Năm Góc giải thích là xuất phát từ tình hình căng thẳng với Nga do Moscow đình chỉ hiệp ước cắt giảm hạt nhân Nga – Mỹ. Hai quả bom được máy bay B-2 ném xuống là phiên bản của loại bom hạt nhân trơ B61 của Mỹ.

Đây chỉ là việc ném bom hạt nhân giả, hoàn toàn có thể được hiểu đó là động tác giả của Washington, tuy nhiên, ở phía đối diện thì Moscow phải nhận hậu quả thật. Lầu Năm Góc dùng bom hạt nhân giả để gửi một lời cảnh báo có giá trị tới Kremlin.

Đình chỉ thỏa thuận hạt nhân: Nga tạo cơ hội cho Mỹ thử kịch bản ném bom
Sau khi Mỹ ném hai quả bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki năm 1945, cho đến nay cả Washington lẫn Moscow chưa thực hiện thêm một lần ném bom hạt nhân nào, cho dù chỉ là giả. Ngay cả khi căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh đạt tới đỉnh điểm với sự kiện Vịnh Con Heo tại Cuba năm 1961, cả Mỹ và Liên Xô vẫn không kích hoạt vũ khí hạt nhân. Đã hơn 20 năm với 3 Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược, START I ký giữa Mỹ và Liên Xô, START II và START III ký giữa Mỹ và Nga, kho vũ khí giết người hàng loạt của hai bên đã bị thu hẹp lại, xong chưa thể kiểm chứng hiệu quả cũng như tác hại của nó.

Cả Nga và Mỹ không có lý do nào để "kiểm tra" tác dụng thực tế những quả bom hạt nhân mà họ chế tạo ra và đang ngày đêm canh giữ. Bất cứ động thái nào cho thấy những quả bom hạt nhân được "xuất kho" đều gây hậu quả chính trị lớn cho chính quyền cả hai nước. Tuy nhiên, diễn biến bước ngoặt, khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 3/10/2016 mới đây ra lệnh đình chỉ Hiệp ước loại bỏ plutonium cấp độ vũ khí Nga-Mỹ, đã tạo cho Mỹ cái cớ để "đụng chạm" kho vũ khí hạt nhân của mình. Và ngay tức khắc Mỹ phản ứng bằng việc ném bom hạt nhân giả xuống giữa sa mạc ở Nevada.
Ưu thế vượt trội ở Syria đang thúc đẩy Nga "thừa thắng" dồn Mỹ vào thế bị động. Nhưng phá vỡ thỏa thuận hạt nhân song phương dường như là một nước cờ "thái quá" của ông Putin.

Nguy cơ chạy đua hạt nhân: Nga tự đưa mình vào thế khó?
Không loại trừ khả năng kịch bản đã được Mỹ chuẩn bị từ lâu, bởi Lầu Năm Góc thông báo ném 2 quả bom hạt nhân giả chỉ 3 ngày sau khi Putin tuyên bố đình chỉ thỏa thuận hạt nhân. Với cái cớ "sự thách thức từ Nga", bây giờ Mỹ có thể kiểm tra, hiệu chỉnh, thậm chí tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình thì những hậu quả chính trị của nó gây ra luôn ở mức thấp nhất.

Trong khi đó, Moscow có thể sẽ bất ngở với kịch bản ném bom hạt nhân giả của Mỹ vừa qua. Washington không còn che đậy hành động của mình. Tuy nhiên, Kremlin đang ở thế "há miệng mắc quai". Lúc này, Nga có thể chọn chạy đua vũ trang với Mỹ, hoặc cũng xây dựng kịch bản hạt nhân giả như Washington. Nhưng dù lựa chọn nào thì Moscow cũng ở thế "việt vị". Nếu quyết định nâng cấp kho vũ khi hạt nhân, Nga chắc chắn sẽ bị phương Tây, Mỹ và đồng minh lên án với cáo buộc "phát động chạy đua vũ trang".

Với tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, đó là điều rất tệ cho Nga. Điều quan trọng là Nga sẽ không thể phá vỡ liên minh cấm vận nếu bị quy chụp là nguyên nhân của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. "Người bạn tốt" Trung Quốc sẽ dè chừng và khi đó cái giá Nga phải trả là quá đắt.
Nếu Nga cũng chọn kịch bản hạt nhân giả thì chẳng khác gì theo đuôi Mỹ và vẫn không thể tránh khỏi bị chỉ trích là kích hoạt chạy đua vũ trang, đi kèm là rủi ro đối tác và đồng minh "xa lánh".

Lựa chọn kịch bản nào để đối phó với Mỹ ở thời điểm này thì Nga cũng đã ở thế bất lợi và không chỉ thiệt hại về kinh tế, hậu quả chính trị mới là điều đáng lo ngại. Nếu không xử lý tốt, Nga có thể bị bao quanh bằng một vòng vây cấm vận vô hình khác, không chỉ bởi phương Tây mà bởi cả đồng minh lẫn đối tác của Moscow.

Putin có đánh rơi chiến thắng Syria trước Obama?
Giới quan sát quốc tế tin rằng, một cuộc chiến tranh hạt nhân không thể xảy ra trong thế giới hiện nay. Việc sản xuất vũ khí hạt nhân, chế tạo bom hạt nhân chủ yếu là "diễu võ dương oai" để tạo uy thế, qua đó khai thác lợi ích cho quốc gia sở hữu vũ khí. Do vậy, bên nào nắm giữ vai trò chủ động thì bên đó sẽ được xem thắng thế trong cuộc đua nguy hiểm này.

Quyết định tham chiến tại Syria đã giúp Moscow đã thay đổi cục diện bị Mỹ/Đồng minh gây sức ép và lái tình hình theo hướng có lợi cho Nga. Putin có thể phá vòng vây cấm vận, đưa nước Nga thoát ra từ ván cờ này và tạo thế thắng trước Obama. Nhưng với thỏa thuận song phương về xử lý plutonium bị rạn nứt, Washington cảnh báo đẩy mạnh hoạt động quân sự tại Syria thì Moscow đã phản ứng dữ dội.

Thỏa thuận hạt nhân cũng có thể coi là một "cái bẫy" và khi phá vỡ nó, Moscow đã rơi vào bẫy của Mỹ. Hệ quả là mọi hành động của Mỹ đều có thể được giải thích là phòng vệ chính đáng đối với Nga.

Moscow đang "tiến thoái lưỡng nan" với tuyên bố mạnh mẽ của mình. Nếu không khôi phục Hiệp ước loại bỏ plutonium với Mỹ thì Nga vô hình trung tự biến mình thành "bệ đỡ" cho việc phát triển kho vũ khí hạt nhân của Washington. Nhưng nếu "mở lời" tái lập thỏa thuận, Nga có thể bị xem là xuống nước và mất vị thế trước Washington. Kịch bản này ảnh hưởng đến vị thế mà Nga tạo lập ở Syria hay tình hình khủng hoảng Ukraine, cùng với khó khăn trong nỗ lực thoát cấm vận. Nhiều khả năng khi Tổng thống Mỹ Barack Obama rời cương vị vào tháng 1/2017, Nga cũng chưa thể nới lỏng chiếc "vòng kim cô" của Mỹ.

III. Thơ
(i) Đan Thanh: Hồn Quê Hương Vẫn Gõ Nhịp Hoàng Sa
(Tưởng niệm những người lính trên tàu Nhựt Tảo HQ-10)
Có sớm xuân nào như sớm nay .
Gió bấc buồn trên lá me bay
Ai bảo ngày đông sầu em nhỉ
Xuân cũng hao gầy , cũng lắc lay
      Chị nhớ mùa xuân xưa rất xa
      Tiễn em ngày ấy nắng quê ta
      Tàu em vệt nắng buồn trên sóng
      Nắng hoa niên và nắng Hoàng Sa
Em chẳng về sao ? Em chị ơi
Chiều nghiêng dưới lá mắt em cười
Áo thư sinh vẫn còn trên giá
Em ở đâu? Nhoà nắng biển khơi
      Em chẳng vế ư? Em chị ơi
      Đảo xa máu nhuộm cuối phương trời
      Cô hàng xóm nhỏ buồn chăn gối
      Răng khểnh không cười ...Tóc chẳng vui
Ơi đảo Hoàng Sa sóng Hoàng Sa
Dù bao hải lý vẫn quê ta
Màu cờ Nam Bắc không chung sắc
Nên máu nhuộm buồn biển đảo xa
      Em chẳng về ư? Em đã xa
      Ngậm ngùi chìm  trong biển bao la
      Tổ Quốc rưng rưng, hờn sông núi
      Đảo xa như thể cứ thêm xa
Đã mấy mùa qua, xuân lại qua
Hàng cau ...vẫn đợi trước sân nhà
Gió tiễn mây về ... Em biền biệt
Nhưng hồn quê vẫn gõ nhịp : Hoàng Sa
Ghi chú: Từ ngày 14 đến 19/1/1974 Trung Quốc đánh chiếm đảo Hoàng Sa
Ngày 19/1 Tàu hải quân Nhựt Tảo HQ - 10 bị đánh chìm
(ii) Trần Mạnh Hảo: HÀ không còn TĨNH
HÀ không còn TĨNH nữa rồi
Sông Lam cụ Nguyễn Du ngồi kêu thương
Cảm thương Nước Việt đoạn trường
Sông Lam đứt ruột, ngư trường tiêu tan
      Kỳ Anh rừng ngập mặn tàn
      Formosa phóng độc tràn biển khơi
      Giặc gần bán đất kiếm lời
      Giặc xa cướp đảo cướp trời quê hương
À ơi Nước Việt tang thương
HÀ không còn TĨNH, NGHỆ dường bất AN
Xót thương dân tộc cơ hàn
Diệt vong nghĩ nước điêu tàn mà thương… (TMH - Sài Gòn 2016)
(iii) Luân Hoán: Giấc Mơ Đêm Qua và Sáng Nay
áo giáp giày sault đầu mũ sắt
bản đồ địa bàn cùng khẩu colt
đội mây ta tiến về Bản Giốc
Quây Sơn khó cản bước căm hờn
      tạm dẹp qua bên lòng nhân đạo
      tay trên cò súng mở an toàn
      đồng đội theo ta như sóng lũ
      hồn sông núi nối chí hiên ngang
lòng ấm cỏ cây đang trỗi nhạc
tiếng hò binh sĩ của Quang Trung
giáo gươm một thuở bừng dũng khí
nén buồn mà tàn sát địch quân
      giữ đất cần tràn qua đất địch
      đánh tan hậu cứ, không xâm lăng
      cũng chẳng thiết chi chuyện rửa hận
      dằn mặt bạo quyền bọn bất nhân
bài học hung tàn bọn tàu dạy
bắt chúng gối quì nuốt trở vô
nuốt thêm bài học nhân đạo mới
để sống ra người có văn thơ
      đứng giữa kinh thành miền Hoa Bắc
      danh xưng sừng sững một Bắc Kinh
      không gặp anh chàng Hốt Tất Liệt (1)
      tay vỗ đầu khuyên Tập Cận Bình
ta rút quân về không chiếm đất
núi đồi không thèm vẽ lưỡi trâu
dân tàu phơi phới lòng đưa tiễn
Trung Hoa thay lại Trung cộng rồi !
*
tỉnh giấc ta buồn hơn năm phút
bất ngờ sớm lấy lại niềm tin
toàn dân trong nước đang bừng tỉnh
trên đường tìm gặp lại chính mình
       tổ tiên hào kiệt luôn phù trợ
       nhân quyền trí dũng vẫn ưu tiên
       nghe tin đảo chánh từ Hà Nội
       là giấc mơ ngày ta sáng nay. (Luân Hoán - 5.55 AM- 15.9.2016)
(1) toàn bộ Trung Hoa được thống nhất lần đầu tiên bởi Hốt Tất Liệt, triều đình đóng tại Bắc Kinh, là kinh thành Đại Đô nhà Nguyên

(iii) Bùi Giáng
*** Thích Phước An: Những ngày sống bên cạnh Thi hào Bùi Giáng
Trích:
...Tôi nhớ có một lần Bùi Giáng đã hỏi tôi sanh ở thôn quê hay thành thị? Đi tu hồi mấy tuổi? Tôi hơi ngạc nhiên, vì nghĩ rằng ở vào địa vị của ông thì ông bận tâm chi đến chuyện riêng tư của người khác, nhất là người đó còn nhở và chưa làm được chuyện gì ra hồn cả. Nhưng vì thấy ông hỏi rất nghiêm chỉnh chứ không hỏi cho có hỏi, nên tôi khai thật với ông rằng, vì mồ côi cha từ hồi mới sanh, nên được ông chú đang Trù Trì một ngôi chùa tại vùng quê hẻo lánh ở Bình Định đem đi tu tận hồi 7,8 tuổi gì đó. Khi nghe tôi nói sanh ở thôn quê thì Bùi Giáng gật đầu: "Vậy là được rồi". Tôi không nghĩ là Bùi Giáng nói để an ủi tôi, mà ông nói rất thật theo quan niệm của ông, vì có một lần ngồi uống cà phê sáng với ông ở một cái quán gần chợ Trương Minh Giảng, quán có rất đông người. Bùi Giáng nhìn đám đông có vẻ hơi bực bội rồi ông nói với tôi: "Bọn làm văn nghệ văn gừng suốt cả đời chỉ chạy lui chạy tới mấy cái quán cà phê mắc dịch ở Sài Gòn này, chẳng bao giờ bọn chúng nhìn thấy núi cao biển rộng hay sông dài, thì chúng làm được cái trò trống gì chứ?".

Và Bùi Giáng cũng đã nhiều lần kể cho tôi nghe, hồi thời kháng chiến chống Pháp, ông đã từng một mình mang ba lô trên vai đi bộ từ Huế ra đến Hà Tĩnh. Bùi Giáng đến Hà Tĩnh vào một buổi chiều có nắng rất đẹp. Nhưng ông nói, người dân ở xứ ấy nghèo khổ quá, phải thay trâu bò mà kéo cày, nhưng ông cho rằng, chính từ cái nghèo khổ ấy nên mới tạo ra những thiên tài vô song của Hồng Lĩnh (Bùi Giáng muốn nói đến Nguyễn Du ở thế kỷ 18 và Huy Cận bây giờ). Về sau ý này được ông viết lại trong bài viết về Huy Cận trong tập Đi vào cõi thơ, một tác phẩm bình thơ nổi tiếng của ông. Cũng thế, phải được sinh ra và lớn lên từ một vùng quê nghèo khổ ở miệt nhà quê Quảng Nam thì Bùi Giáng mới làm được những câu thơ chết người như thế này:
Ruộng đồng không mọc lúa mùa / Từ hôm cánh mỏng cò lơ tiếng buồn
Đêm nào nhỏ giọt khe mương / Đêm nay rớt hột mù sương bây giờ.

Chắc chắn có một số người nghĩ rằng thơ là một thứ gì rất vô ích, chỉ để dành cho những người vô công rỗi nghề ngồi mơ mộng vớ vẩn. Nhưng chắc chắn có một số người sẽ nghĩ ngược lại rằng thơ có một sức mạnh lạ lùng, sức mạnh ấy có thể làm thay đổi triệt để tâm hồn cũng như cách nhìn của con người đối với cuộc đời. Với tôi, hễ mỗi lần đọc bốn câu thơ trên của Bùi Giáng là mỗi lần tôi cảm thấy như thương yêu cuộc đời này hơn, ngay cả những ngày ấu thơ bơ vơ lạc lõng ở một vùng quê nghèo khổ dạo nào cũng trở thành đáng yêu một cách lạ lùng.

Vào khoảng cuối năm 1973 tôi có viết được một tùy bút ngắn nhan đề là "Tuổi thơ nghe cọp rống", được đăng trên báo Thời Tập, một bán nguyệt san văn nghệ rất nổi tiếng thời bấy giờ. Đại khái tôi muốn nói lên lòng say mê của tôi đối với ngôi chùa mà tuổi thơ tôi đã từng in dấu. Trên đầu bài viết tôi có trích hai câu thơ của Bùi Giáng:
Sẽ đi cùng bước chân mùa / Bóng vang sầu cũ tháp chùa rộng thênh (Mưa nguồn)
Khi báo phát hành thì không có Bùi Giáng ở Sài Gòn, ông đang đi ngao du ở tận miền Lục tỉnh. Một buổi chiều tôi đang ăn cơm với quý thầy ở đại học Vạn Hạnh thì Bùi Giáng về, ông hối tôi ăn cơm nhanh lên để ông có chuyện cần nói gấp. Ăn xong tôi ra hành lang gặp ông, ông nói: "Tao đang đi dạo phố ở Cần Thơ thì có một cô gái bán sách rất đẹp, kêu tao vào đưa cho xem tờ Thời Tập, cô ấy bảo hai câu thơ tao làm rất hay, mà bài viết của mày lại còn hay hơn". Tôi biết là chẳng có cô gái nào khen cả mà Bùi Giáng bày chuyện như vậy để khuyến khích tôi vậy thôi. Nhưng dù sao một người mới tập tành viết lách như tôi mà được Bùi Giáng khen thì nhất định phải sung sướng hơn được các cô gái khen rồi.

Nhiều khi đọc những câu thơ của Bùi Giáng nhắc đến ngôi chùa, tôi ngạc nhiên tự hỏi, tại sao ông lại có thể cảm nhận được hết tất cả cái đẹp tịch liêu của những ngôi chùa, nhất là những ngôi chùa ở tận xóm quê xa xôi mà những người ở đó suốt đời chưa chắc họ đã cảm nhận được? Tại ông là kẻ lữ hành cô độc chăng? Vì cô độc nên mới có cái nhạy cảm xuất thần đến như vậy chắc?

Vào thôn xóm nọ một chiều / Qua xuân tới hạ ghé chùa chiền hoa
 Bùi Giáng bắt đầu biết đến Phật Giáo khi ông còn đi học ở Quảng Nam. Hồi ấy thỉnh thoảng ông có đến dự các lớp học Phật do bác sĩ Lê Đình Thám phụ trách (tưởng cũng cần nhắc lại là bác sĩ Lê Đình Thám pháp danh Tâm Minh là một trong những người có công nhất trong cuộc chấn hưng Phật Giáo vào những năm đầu thế kỷ 20. Bác sĩ cũng là thầy của nhiều bậc cao tăng của Phật Giáo Việt Nam hiện nay và đồng thời là người đồng hương của Bùi Giáng). Bùi Giáng kể rằng, có một bữa ông đã đứng nghe say sưa bác sĩ Thám giảng kinh Hoa Nghiêm, vì vậy mới có hai câu thơ này trong Mưa nguồn:
Cõi bờ con mắt hoa nghiêm / Tường vôi lá cỏ lim dim vô cùng
Và có lẽ cũng từ ngày ấy, tại Việt Nam xuất hiện một cõi thơ mà ngôn ngữ của cõi thơ ấy cũng hoành tráng, cũng tuôn chảy ào ạt. Phải chăng cõi thơ ấy đã gợi hứng cũng từ suối nguồn Hoa Nghiêm kinh của Phật Giáo?

Vì con mắt một lần kia đã ngó / Giữa nhân gian bủa dựng một bầu trời
Đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ / Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi (Mưa nguồn)
Lần đầu tiên tôi được nghe nhắc đến tên Bùi Giáng là vào năm 1961, khi tôi đang còn là một chú tiểu ở Phật học viện Hải Đức Nha Trang. Hồi ấy có lẽ do tánh hay tò mò của trẻ con, nên tôi thường leo lên Thiền thất của Phật học viện đứng ngoài cửa sổ để nhìn vào phòng của một thanh niên trẻ khoảng chừng 20 tuổi, mà tôi thường được các thầy lớn tuổi nói là thông hiểu đến năm sáu ngôn ngữ. 

Cả ngày gần như thanh niên này không ra khỏi phòng, lúc nào cũng bận rộn với đủ thứ sách chất đầy trên bàn viết cũng như cả trên giường ngủ. Người thanh niên ấy không ai khác hơn chính là anh Phạm Công Thiện. Có lẽ vì thấy tôi còn nhỏ mà lại thích đọc sách, nên tôi được anh rất thương, anh cho tôi xem các bài viết của anh, trong đó có bản thảo về Bồ Đề Đạt Ma cùng một số chương của tác phẩm Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, anh cũng còn cho tôi xem các bài thơ của Hoàng Trúc Ly, của Hoài Khanh. Nhưng chỉ có Bùi Giáng là được anh nhắc đến hàng ngày, anh cho tôi xem các bài thơ của Bùi Giáng do chính Bùi Giáng viết gởi ra tặng anh. Một số bài sau này tôi thấy có in trong Mưa nguồn, Ngàn thu rớt hột và Lá hoa cồn. Anh Phạm Công Thiện cũng hứa với tôi là khi nào có dịp vào Sài Gòn sẽ dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng.

Năm 1964, anh Phạm Công Thiện được mời vào Sài Gòn để dạy triết Tây tại Viện cao đẳng Phật học vừa được mở tại chùa Pháp Hội (tiền thân của viện đại học Vạn Hạnh sau này), tôi được anh cho đi theo. Tôi nhớ anh đã dẫn tôi đến thăm Bùi Giáng vào một buổi chiều, trong một căn nhà ở hẻm Trương Minh Giảng, căn nhà rất ẩm thấp, chật hẹp, gần như không có chỗ cho khách ngồi. Tôi thấy có mấy bức tranh vẽ còn dở dang, sách vở báo chí bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Hán, Đức, vất lung tung dưới sàn nhà, trên giường nằm. Bùi Giáng mới Phạm Công Thiện một điếu Bastos đỏ (thuốc rẻ tiền nhất thời đó). Đã hơn 35 năm qua rồi nên tôi chẳng còn nhớ được hai người đã nói với nhau những gì, tôi chỉ còn nhớ là khi tiễn Phạm Công Thiện ra cửa, Bùi Giáng nói: "Chắc rồi sau này tôi cũng sẽ như anh" (lúc đó Phạm Công Thiện đã mặc áo tu với pháp danh là Nguyên Tánh). Buổi gặp gỡ Bùi Giáng lần đầu tiên ấy đã để lại ấn tượng sâu xa trong ký ức của tôi. Càng lớn lên, tôi mới càng nhận ra một điều rất giản dị rằng, chỉ có những người dám từ bỏ những thú vui tầm thường của cuộc đời, thì những người đó mới là kẻ đem niềm vui đến cho cuộc đời một cách dài lâu nhất.

 ..... Có một chuyện rất "vui tươi" hay "tếu"  (những tiếng mà lúc sinh thời Bùi Giáng vẫn thường dùng). Tôi được xin kể lại sau đây, hy vọng sẽ giải đáp được phần nào những điều mà một số người vẫn ngộ nhận về Bùi Giáng. Một bữa đi chơi về, Bùi Giáng kêu tôi lại, rút trong đẫy vải ra một tờ báo, đó là tờ báo của sinh viên Quảng Đà đang theo học tại các đại học Sài Gòn (1974), ông chỉ vào chữ Quảng Đà và nói với tôi: "Mấy thằng Quảng Đà cứ tụ năm tụ ba ở mấy cái quán mì Quảng nhậu nhẹt suốt ngày rồi còn khoe mình là con cháu của Hoàng Diệu, Trần Quý Cáp, Phan Chu Trinh, .v..v.". Ngừng một lát Bùi Giáng nhìn tôi với cặp mắt long lanh rồi nói tiếp: "Tao mà chế được bom nguyên tử tao sẽ dội trên đầu bọn chúng mỗi ngày ba trái, sáng một trái, trưa một trái, chiều một trái".
Chúng ta có thể tự hỏi không lẽ nào cái nơi chôn nhau cắt rốn ấy, nơi mà những địa danh như Vĩnh Trinh, Thanh Châu, Quế Sơn .v..v. đã tràn ngập trong những bài thơ của Bùi Giáng với tất cả sự nhớ thương da diết, mà ông lại nỡ thù ghét đến vậy sao? Mà Bùi Giáng thù ghét để làm gì chứ? Hay là Bùi Giáng muốn che giấu điều gì sau những lời lẽ có vẻ như "thô lỗ" này? Ít ra cũng đã một lần Bùi Giáng hé mở cho ta thấy được những tình cảm mà Bùi Giáng muốn giấu kín tận đáy lòng sâu thẳm. Tôi xin được trích ra đây để thay cho lời kết:

 "Trong một cuộc vui, ta hỏi họ vài điều. Họ lơ đễnh thờ ơ, ta tưởng họ kiêu bạt. Trong lúc mọi người đang gào khóc giữa một đám tang, họ phiêu phiêu đi qua, trong có vẻ mỉm cười niêm hoa vi tiếu. Ta tưởng họ tàn nhẫn thô bạo. Niềm vui, nỗi buồn của họ, dường như chẳng có chi giống nỗi buồn của chúng ta. Do đó chúng ta trách móc họ một cách lệch lạc hết cả, Par manque de justice interne". (Đi vào cõi thơ trang 6-7, NXB Ca Dao, Sài Gòn 1969). (TPA - Nha Trang, những ngày cuối Thu hoài niệm).

*** Phan Ni Tấn: Người Bạn Lớn
Thấy trong blog Phạm Cao Hoàng có thơ nhắc đến Trung Niên Thi Sĩ làm tôi nhớ người bạn thơ lớn dễ thương nhất của chúng ta là nhà thơ Bùi Giáng.
Năm 1979 tôi bán sách cũ trong chợ sách Đặng Thị Nhu, ngày bán được, ngày thì không có một xu dính túi nên thường thường tôi đói mờ mắt. Để bảo đảm cho cái bụng xẹp lép phình lên một chút, trưa trưa tôi uống nước máy trừ cơm. Tối thì mò tới nhà bạn ở trọ gần rạp hát Quốc Thanh giành ăn mì quốc danh với lũ chuột cống rồi lang thang vô chợ gà Thái Bình ngủ bụi. Sáng lại lếch thếch ra chợ sách kiếm ăn qua ngày. Một buổi sáng, khoảng giữa năm 1979, thình lình cả chợ sách náo loạn cả lên. 

Tôi ló cổ ngó ra phía đầu chợ thì thấy "Hồng Thất Công" xuất hiện. Ở chợ sách này chỉ có hai vị khách lớn, có uy tín bậc nhất trong làng văn học nghệ thuật miền Nam là nhà thơ Bùi Giáng và nhà khảo cổ Vương Hồng Sển mới làm cho cả chợ xôn xao đến thế. Riêng Bùi Bàng Dúi của chúng ta thì một ngày như mọi ngày. Rất là "Thất Cái"; vẫn tả tơi quần áo vá chùm vá đụp, tóc tai rũ rượi, đầu đội nón calô vá víu nhiều màu trông giống hệt Tế Điên Hòa Thượng, vai mang túi... rác kềnh càng, đang quơ gậy khệnh khạng, ngã nghiêng đi tới. Miệng thì hò hét như ca, con mắt dọc ngang, hết ngó bên này tới bên khác, ông vừa đi vừa khoa tay múa chân trông rất vui nhộn. Phước ba đời tôi, hôm đó Trung Niên Thi Sĩ lại xẹt vô sạp sách của tôi, chợp một cuốn pocket book, lật lật chọn đại một trang rồi, thay vì đọc vài ba câu tiếng Ăng-lê trong đó, ông lại cất giọng oang oang bài thơ của Lý Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư. Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà ngịch lỗ lai xâm phạm. Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư". Đọc xong ông trả sách, cười hi hi rồi quơ gậy nhún nhảy bước đi. 

Để nhớ Người Bạn Lớn: Trung Niên Thi Sĩ, Thi Sĩ Đười Ươi, Bùi Bàng Dúi, Bùi Bán Dùi, Bùi Tồn Lưu, Bùi Tồn Lê, Bùi Văn Bố, Bùi Bê Bối, Bùi Văn Chiêu Lỳ, Vân Mồng, Brigit Giáng, Giáng Monroe... có tâm hồn bao la nhưng "chẳng sống theo thời thế, mà sống từ cõi túy lúy càn khôn" đến "điên rồ lừng lẫy, điên rực rỡ"(chữ của Bùi Giáng), một thi sĩ điên dễ thương nhất trần gian, tôi có đề thơ về ông, rằng:
Tôi bán sách cũ trong chợ sách           
Một hôm dị khách ghé qua hàng          
Lật trang sách ngoại oang oang đọc            
"Nam quốc sơn hà..." khách cười vang
Bùi Giáng: Ai Đi Tu
Trời sầu đất muộn thế ru
Ban đầu em đã đi tu vội vàng
Chân trời oán hận tràn lan
Lỗi từ phương trượng u hàn niềm hoa
Bây giờ ngó lại người ta
Gẫm rằng thiên hạ ai là đi tu.

Áo Xanh
Lên mù sương, xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh .

Mai Sau Kể Lại
Ngày nào gặp trở lại em
Một nơi nào đó bên kia mặt trời
Không còn mặc cảm lôi thôi
Hồn nhiên kể lại cuyện đời xưa xa
Còn em nếu gặp lại ta
Nhìn ta em có biết là ta khôn
- Kiếp xưa anh một thằng khùng
Anh thằng say rượu vô cùng đảo điên
Làm thơ lắm lúc quàng xiên
Đôi phen rất mực thần tiên dịu dàng
Tráng niên ra đứng giữa đàng
Làm trò cảnh sát công an điều hành
Lão niên ân hận thập thành
Về nhà thân thích họ hàng ăn cơm
Được cho ăn uống thật ngon
No nê nằm ngủ vuông tròn lắm thay
.............................. .............................. .............................. ..
Kính,
NNS




__._,_.___

Posted by: Dinh Mac

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List