Wednesday, June 21, 2017

NHỮNG CA KHÚC NHẠC THÍNH PHÒNG HAY NHẤT [32 Ca Khúc] -TNP (Super HD Videos)


NHỮNG CA KHÚC NHẠC THÍNH PHÒNG HAY NHẤT [32 Ca Khúc] -TNP (Super HD Videos) 



Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube



4
videos

PLAYLIST  by Phung Nang Tran



---------- Forwarded message ----------
From: Ngoc Tran <
Date: 2017-06-19 21:12 GMT-07:00
Subject:  VÀI KỶ NIỆM VỚI TRƯỜNG LÊ BẢO TỊNH


VÀI KỶ NIỆM VỚI TRƯỜNG LÊ BẢO TỊNH
 
Chu Tất Tiến

 From Viet Bao 
Sau khi di cư vào Nam được chừng môt năm, nhờ anh chị tôi giúp, mẹ tôi mua một căn nhà tại khu Vườn Xoài, đường Trương Minh Giảng, đối diện với nhà thờ Vườn Xoài cũ. Tại đây, tôi cùng hai chị tôi ghi tên vào học tại trường Lê Bảo Tịnh, hai chị tôi học đệ lục, tôi học đệ thất. Mỗi sáng, ba chị em chúng tôi đến trường không theo đường thẳng mà đi vòng vèo qua các ngõ hẹp phía sau nhà, qua nhiều ngôi vườn trồng mãng cầu, và nhiều loại cây ăn trái khác, rồi đâm thẳng vào cổng trường. Lúc bấy giờ, con đường vào trường chưa đổ xi măng, còn toàn là cát, nên đi học về là quần áo đầy bụi. Sân trường cũng vẫn còn trải đá dăm nhỏ, đi dép nghe lạo xạo dưới chân. Trường lúc ấy chỉ là hai dẫy nhà hình chữ L, dẫy chính là nhánh dài của chữ L, gồm 6 lớp học, chia ra làm hai, chừa khu ở giữa là văn phòng Cha Giám Đốc và phòng hành chánh. Dẫy phụ là nhánh ngắn của chữ L, một lớp học dài và đông nhất dành cho lũ học trò lớp Đệ Thất chúng tôi. Bàn học hồi đó là gỗ đóng thô sơ, có hộc bàn cho mỗi học sinh; ghế dài thì long lay, lập cập vì môt phần là đóng không chính xác, hai là sàn lớp gồ ghề. Tất cả các lớp đều có tường vách và cửa ra vào đầy đủ, riêng lớp Đệ Thất thì chỉ có 3 vách, còn lại vách nhìn thẳng ra sân thì trống trơn. Học sinh nữ ngồi bên ngoài nên có thể đi từ sân vào thẳng ghế của mình mà không cần bước qua cửa. Tụi học trò nam chúng tôi thì ngồi dẫy bên trong, có lẽ để cản chúng tôi không trố mắt ra nhìn các học trò nữ đi ngoài sân chăng?
Cá nhân tôi có khá nhiều kỷ niệm không quên ở trường Lê Bảo Tịnh. Nhớ Thầy Mai Thế Vinh, người gầy, cao, nghe nói hiện là Cha Sở ở Paris. Nhớ Thầy Hồ, dáng người tầm thước, đeo kính trắng, thư sinh, nói giọng rất nhẹ nhàng, dậy Việt Văn, đi cái xe máy gì xanh xanh, có bình xăng dẹp đằng trước, sau ứng cử Quốc Hội. Thầy Cửu dậy Toán nổi tiếng Saigon, sau là Linh Mục Nhạc Sĩ. Thầy Oánh trông oai phong nhất vì Thầy to, cao, và cũng trẳng trẻo, đẹp trai. Thầy Cửu và Thầy Oánh lúc đó đang vừa tu vừa học thêm ở Đại Học, vừa dậy học chúng tôi. Các Thầy ở ngay trong tu viện nho nhỏ nằm trên đường vào trường học. Tôi nhớ cổng vào tu viện của các Thầy nhỏ xíu, chỉ đủ một người lách vào. Thấy tôi viết chữ đẹp, một hôm Thầy Oánh kêu tôi đến chỗ Thầy để chép giùm bài học của các Thầy ở Đại Học. Vì hồi đó sách giáo khoa (cours) rất ít, nên các Thầy phải mượn vở của người học trước mang về nhà, cần cù chép lại.  Tôi cặm cụi viết nhiều lần, được thầy Cửu và Thầy Oánh thưởng, cho đi Sở Thú chơi, ăn kem đã đời. Tôi nhớ Thầy Hanh dậy Anh Văn, rất đẹp trai, mà môn Anh Văn hồi đó được trọng lắm, nên Thầy được các cô nữ sinh theo ríu rít! Nữ sinh Lớp Đệ Thất lúc đó đã “xuân xanh sấp xỉ tới tuần cập kê” lớn hơn tụi nhóc chúng tôi nhiều. Các cô đều mặc áo dài trắng nõn nà, trong khi chúng tôi đều mặc quần xooc, áo sơ mi bỏ ngoài, trông lóc chóc lắm. Trong số các cô nữ sinh thuộc đàn chị tôi, có Hằng và Liễu lớn cồ, mỗi lần đi học là lũ con trai lớp trên theo từng đàn. Các cô tuy làm mặt tỉnh, nhưng dáng đi có vẻ hơi vấp váp vì thích thú hay cảm động thì chúng tôi không rõ, chỉ biết rằng lũ chúng tôi chẳng coi cái việc nam nữ ra cái quái gì, vì vẫn hay đánh lộn tưng bừng.
Nói “lũ chúng tôi” là nói đến năm thằng ngồi bàn đầu, gồm có tôi, Nguyễn Vạn Năng (ở sát nhà tôi, sau 75, làm Cách Mạng, bị nhốt 8 năm tù, sau khi được thả, thì yếu đuối rồi chết vì bệnh lao phổi). Tuấn, đi Sĩ Quan Thủ Đức bị cụt tay. Lương Viêt Cương, sau trở thành môt Giáo Sư Toán nổi tiếng ở Saigon, học sinh ghi tên trùng điệp. Thắng, nhà có tiệm bán đèn Giáng Sinh, sau này đi tu “dở”, nghĩa là làm Thầy Phó Tế một thời gian thì bỏ về nhà lấy vợ. Tôi nhớ có lần, tôi với Năng, đạp xe ngang qua nhà Thắng, thấy đèn ông sao treo lủng lẳng trước nhà, tôi gào lên: “Thắng ơi! Bán cho tao cái đèn!” Ông Bố của Thắng đang đứng trong nhà, chạy ra chửi ầm: “Mẹ! Mấy thằng mất dậy!” Tôi và Năng đạp xe chạy thục mạng, vừa chạy vừa cười ầm ĩ.
Đó là hàng trên cùng gồm toàn thằng nhỏ con. Hàng ghế dưới là mấy tay lớn con, như Lãnh, đại du côn, hay bắt nạt mấy thằng nhóc chúng tôi, hoặc nhéo tai, hoặc ký đầu. Thêm vào đó còn Võ Công Tồn, người Nam, tập tạ nên bắp thịt tay như hoa chuối, trông dễ nể, nhưng riêng tôi, dù là nhóc tì nhưng có máu “đánh lộn”, nên đánh nhau với tụi nó hoài. Về nhà, hai bà chị tôi mách mẹ, thế là mẹ tôi nọc tôi ra quất cho tôi một trận kinh hồn bằng cây củi tạ, đến phát bệnh, mấy ngày mới dậy nổi. Nhớ đến Võ Công Tồn lại nhớ đến.. cặp mông Võ Thị Yến Oanh, em của Tồn!. Phải viết câu này, vì có một lần, tui tôi chơi trốn tìm ở sau một cái xe nhà binh, không có mui, đậu gần cổng trường, Võ Thị Yến Oanh ngồi trên xe, dựa lưng vào thành xe, quay mông ra ngoài. Thầy tôi đang tìm chỗ núp, Yến Oanh với tính ngây thơ, ngoắc ngoắc gọi tôi lại núp dưới xe, ngay dưới cặp mông của Oanh! Và hễ tôi nhúc nhích bên dưới, thì bên trên, Oanh lại nhúc nhích mông theo để che chắn cho cái đầu tôi bên dưới, làm cho mãi đến bây giờ, hơn 60 năm rồi, vẫn không thể nào quên..cặp mông Võ Thị Yến Oanh to đùng.
Nói về những người bạn học cùng lớp, tôi không thể nào không nhắc những bạn lớn tuổi hơn tôi, ngồi phía dưới cùng như Trần Năng Phùng, sau này là Giáo Sư Anh Văn, rồi làm Hiệu Trưởng Trường Anh Văn Khôi Nguyên lừng lẫy. Cao Đình Phùng, to con, sau đi Không Quân, làm phi công trực thăng. Hồi học đệ Ngũ, Phùng nổi hứng đi kiếm được ở đâu cái đầu lâu, gói vào áo may-ô, đem lại khoe với tôi. Với tính nghịch ranh, tôi ôm cái đầu lâu ấy để ngay trên cửa sổ nhà Năng, rồi đứng chờ cho đến khi Mẹ Năng ra nhìn thấy, bà chửi như tát nước “đứa nào mất dậy đem để đầu lâu ở nhà bà!”, làm hai đứa tôi vội chộp lấy cái đầu lâu, dọt lẹ! Còn Trần Ngọc, cũng cao lớn, trước 1975, là chủ tiệm xe đạp. Đào Đức Thạc cũng là Sĩ Quan, tôi gặp lại trong tù cải tạo, dù cách nhau hơn 15 năm, nhưng vừa nhìn thấy nhau là “mày, tao” liền!
Sau khi tôi lên Đệ Lục, thì lại quen với Nguyễn Thái Học và cùng với Nguyễn Vạn Năng thành bộ ba chàng Ngự Lâm Pháo Thủ, chơi thân với nhau đến khi tôi và Học đi lính, còn Năng thì vì thân hình nhỏ thó, nên được hoãn dịch dài dài. Học sau lên Đại Úy, đi đánh trận, bị một viên đạn bắn thẳng vào miệng, trúng cái răng cửa, vừa lúc đó thì viên đạn hết đà, rớt vào trong miệng cùng với cái răng. Nếu Học mà bước tới một bước thì chắc viên đạn kia đã chui xuyên ra sau cổ họng! Thật là may lạ lùng!
Lớp đệ Ngũ và đệ Tứ lại có thêm bạn Ân, lớn tuổi, đeo kính trắng, đứng đắn như một ông Thầy tu. Hôm ấy, Thầy Hồ gọi Hằng lên bảng làm bài gì đó, Thầy Hồ đứng bên cạnh, dùng phấn sửa sửa cái sai của Hằng. Bất chợt, Liễu ở phía dưới nói thật to: “Cao hơn một tí!”, cả lớp ồ lên. Đến khi tan học, Thầy Hồ bảo cả lớp ngồi lại, rồi trịnh trọng hỏi Liễu: “Tại sao chị lại nói cao hơn môt tí là thế nào?”
Liễu ngang bướng đứng dậy và nói: “Em nói vậy là vì thầy thấp hơn chị Hằng!” rồi nói thêm vài lời xúc phạm đến Thầy Hồ, làm Thầy đứng lặng, chẩy nước mắt. Bọn tôi thương Thầy, thấy Thầy khóc, liền ào lên mắng Liễu tưng bừng. Ân chững chạc nhất, đứng cuối lớp, giơ tay ngăn các bạn lại và bình tĩnh giải thích là Liễu sai và hỗn, ý Ân nói là Liễu vô ơn, mất dậy. Liễu không nói gì, hôm sau nghỉ luôn.
Tôi cũng không thể quên Hoàn, tay này học giỏi nên hơi kên đời, hay nói: “Tao mà không đậu thì còn ai đậu cho!” sau rớt Tú Tài, đi Xây Dựng Nông Thôn.
Nhắc đến quý Thầy và các bạn mà không nhắc đến Cha Trịnh Việt Yên, Giám Đốc kiêm Hiệu Trưởng thì thật là thiếu sót. Cha bản tính hiền từ, suốt ngày đăm chiêu, hầu như lúc nào cũng nhìn lên Trời qua cặp kính cận, để tìm Chúa. Cha hiền lắm, ít khi nói nặng với ai, nhưng có một hôm, Cha đã dùng phương pháp trừng phạt với tôi, đau điếng.  
Hôm đó, khi còn học Đệ Thất, vào giờ thầy Hanh, thấy mấy cô cứ ríu rít hỏi Thầy câu này câu kia, làm Thầy cứ đứng phía dưới mãi, bỏ quên tụi nhóc, tôi chán, bèn lủi ra khỏi lớp, leo tường rào qua vườn bên cạnh, hái ổi ăn chơi. Lúc trèo vào, gặp Cha Yên đứng chờ sẵn ở đó. Cha ôn tồn bảo: "Con xuống đi! Xuống cẩn thận, kẻo ngã!" rồi Cha chỉ cho tôi vào văn phòng. Tôi líu ríu đi theo. Tới nơi, Cha trải một cái chiếu nhỏ xuống đất, rồi bảo tôi nằm xuống, Cha vừa quất cho tôi 5 roi choáng váng, vừa nói: “Cha đánh cho con chừa tội trốn học nhé! Nhỏ mà không học, lớp đi làm ăn trộm à!” Lúc đó, tôi đau mông và cả tim, vì lúc đó, mấy đứa con gái vào, thấy "Tiến Tây Lai" bị đánh, che miệng cười khúc khích! Tôi xấu hổ quá chừng.
Cha Yên đánh tôi nhưng thương tôi lắm. Đến năm đệ Ngũ, Cha phát giải thưởng “Đạo Đức” cho tôi làm tôi cảm động quá! Sau 75, Cha đi bán bánh bao ở chợ Tân Bình. Nghe nói Cha cứ đội nón lá, mặc áo chùng đen, đẩy xe bánh bao đi bán, dân Tân Bình mua vèo vèo. Còn tôi, khi đi tù về, để tránh đi Lao Động Xã hội chủ nghĩa, phải “đăng ký” đi dậy học ở Trường Trung Học Phú Nhuận. Dậy được có hai tháng, tôi mắng cho tên Hiệu Trưởng một chập (Cựu Trung Tá Đinh Văn Đệ, Cựu Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Phòng Hạ Viện mà nằm vùng cho Viêt Cộng), rồi bỏ dậy, lên Tân Bình gần chỗ Cha Yên ở mà dậy chui vài lớp, tổng cộng hơn khoảng 20 cô học trò người Hoa chuẩn bị đi Mỹ. Hồi đó, dậy các cô tại tư gia, thầy hãi lắm vì đôi khi không biết trả lời ra sao! Có cô hỏi: “Thầy ơi! Tại sao người ta lại phải hôn nhau?” Cô khác hỏi: “Yêu là chi, Thầy hả?”. Một cô đẹp nhất lớp, bất ngờ nói lớn: “I love you more than I can say!” rồi gục xuống bàn khóc nức nở! Thầy ngồi ú, ớ, lưỡi cứng đơ một lúc rồi mới tìm ra câu giải đáp. Tuy gặp những tình huống “nhậy cảm” ấy, Thầy giáo vẫn “phớt tỉnh ăng lê”, thỉnh thoảng lại rủ cả đám học trò đi “picnic”, lúc thì tại Núi Bửu Long, lúc đi ăn trái cây ở Bình Dương. Thầy và trò chơi trốn chơi tìm, Thầy bị học trò bịt mắt buộc đi bắt dê, nên có khi thầy chụp trúng chỗ không thể chụp, học trò cười ầm. Học trò thì tìm cách lôi kéo thầy, làm áo thầy rách toạc! Vui dễ sợ! Tuy nhiên, vì thấy thầy xử trí những vụ đụng chạm “chết người” ấy một cách đàng hoàng, không bao giờ mất ý thức thầy-trò, nên có hai cô đột nhiên muốn trở lại đạo Công Giáo và xin tôi làm Cha đỡ đầu.
Thế là tôi nhờ Cha Yên giúp làm lễ rửa tội. Hiện giờ hai cô “con đỡ đầu” của tôi vẫn ở bên Canada, con cái đùm đề.
Trở lại Trường Lê Bảo Tịnh, đến năm Đệ Tứ, lớp tôi có thêm mấy công nương: Mỹ, nhà ở ngay mặt đường Trần Quang Diệu (tên cũ, quên mất rồi!) ngang với đường Trương Minh Giảng, tóc cúp, ngồi ngay đầu bàn cạnh bàn thầy, ít nói và học giỏi. Nhưng học “super” nhất lớp là hai chị em Nhuần và Thiềng. Hai cô nàng luôn đứng đầu lớp về Toán, Lý, Hóa. Đến năm thi Trung Học, bất ngờ Nhuần rớt, khóc nức nở. Nhuần phải học lại cùng lớp đệ Tứ với tôi, vì tôi cũng..rớt!
Năm học lại, tôi bắt đầu mơ mộng. Hôm ấy, tôi ngồi bàn đầu, vô tình nhìn ra ngoài cửa lớp, thấy môt tà áo trắng thấp thoáng trong sân trường rồi mê mẩn nhìn đến nỗi không biết Thầy dạy Toán (hình như là…Thầy Dậu? hi hi hi) đến gần. Thầy nhìn theo ánh mắt tôi và biết sự việc, bèn giơ cuốn sách Toán lên đập vào đầu tôi cái “bốp” và than: “Tiến ơi! Tất Tiến thành Tất Lùi rồi!” Bạn tôi cười ồ lên và đập bàn: “Chu tất Lùi! Chu tất Lùi!” làm Thầy phải quát lên, chúng nó mới im.
Bây giờ, trong dịp Lễ Từ Phụ, nhận được tin của vài người bạn Lê Bảo Tịnh cũ, đột nhiên trái tim bàng hoàng, bao nhiêu kỷ niệm tràn về đầy ứ. Nhớ trường xưa, nhớ Thầy cũ, bạn hiền cũng như bạn dữ, nhớ ông Lương gác cổng trường, có cô con gái hồi đó thò lò mũi xanh, sau này về thăm trường, đã thành thiếu nữ xinh đẹp quá chừng. Thời gian trôi qua nhanh quá, không biết bao giờ được trở lại thăm ngôi trường thân yêu.
Các bạn Lê Bảo Tịnh ơi! Nếu còn nhớ trường, xin gọi cho tôi nhé. Mong có ngày ngồi bên nhau kể chuyện xưa, tích cũ để cho thấy nhiều kỷ niệm trong cuộc đời mình vô cùng quý giá. Dĩ nhiên, không có Thầy thì không có Trò, vậy cũng mong quý Thầy nếu còn nhớ đến mấy tên học trò quậy phá này, thì xin gọi cho chúng em. Nhớ quý Thầy và Trường cũ đến nghẹn ngào…
Chu Tất Tiến. (714) 398-3678




--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List