CA
SĨ TRẺ HÁT NHẠC TRỮ TÌNH BOLERO HAY NHẤT -5 [12 Ca Khúc]
https://www.youtube.com/playli st?list=PLTOW-LJ7Z_dp-pJj95iZq sFBlBkmXYmdp
"NHẠC
TRỮ TÌNH BOLERO LÊN NGÔI TRÊN QUÊ HƯƠNG TÔI" PLAYLIST
https://www.youtube.com/playli st?list=PLIWR3V_T1mULLI2ZHh5Z5 pBScId1IWvwU
---------- Forwarded message ----------
From: quang-thuan Ha <
Date: 2018-08-19 1:59 GMT-07:00
Subject:: Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
From: quang-thuan Ha <
Date: 2018-08-19 1:59 GMT-07:00
Subject:: Âm nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Âm
nhạc miền Nam và những ngày xưa thân ái
Nếu ai hỏi tôi rằng sau ngày 30
tháng 4, 1975 cái gì mà cộng sản không thể "giải phóng" được; cái gì
vẫn âm thầm nhưng vũ bão giải phóng ngược lại tâm hồn khô khốc của người dân
miền Bắc lẫn nhiều cán binh cộng sản; cái gì vẫn miệt mài làm nhân chứng cho sự
khác biệt giữa văn minh và man rợ, giữa nhân ái và bạo tàn, giữa yêu thương và
thù hận; cái gì đã kết nối tâm hồn của những nạn nhân cộng sản ở cả hai miền
Nam Bắc... Câu trả lời là Âm Nhạc Miền Nam.
Nếu ai hỏi tôi, ảnh hưởng lớn nhất
để tôi trở thành người ngày hôm nay, biết rung động trước hình ảnh của Ngoại
già lầm lũi quang gánh đổ bóng gầy dưới ánh đèn vàng, biết nhung nhớ một khe
gió luồn qua hai tấm ván hở của vách tường ngày xưa nhà Mẹ, biết man mác buồn
mỗi khi đến hè và trống vắng với một tiếng gà khan gáy ở sau đồi, biết tiếc nuối
một mặt bàn lớp học khắc nhỏ chữ tắt tên người bạn có đôi mắt người Sơn Tây,
biết ngậm ngùi trăn trở chỉ vì một tiếng rao hàng đơn độc đêm khuya... Câu trả
lời là Âm Nhạc Miền Nam.
Âm Nhạc Miền Nam đã trở thành một
chất keo gắn chặt cuộc đời tôi vào mảnh đất mang tên Việt Nam. Âm Nhạc Miền Nam
đã làm tôi là người Việt Nam.
*
Tôi lớn lên theo những con đường đất
đỏ bụi mù trời và cây reo buồn muôn thuở. Niềm say mê âm nhạc đơm mầm từ các
anh lớn của Thiếu và Kha đoàn Hướng Đạo Việt Nam, trổ hoa theo những khúc hát
vang vang của các anh giữa vùng trời Đạt Lý đang vào mùa cà phê hoa trắng
nở: "Tôi muốn mọi người biết thương nhau. Không oán ghét không gây
hận sầu. Tôi muốn đời hết nghĩa thương đau. Tôi muốn thấy tình yêu ban đầu..."
Các bậc đàn anh như nhạc sĩ Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang của Phượng Hoàng đã
lót đường nhân ái cho đàn em nhỏ chúng tôi chập chững trở thành người, để biết
ngước mặt nhìn đời và "cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên
vành môi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười..."
Những đêm tối, giữa ngọn đồi nhiều
đại thụ và cỏ tranh, bên nhau trong ánh lửa cao nguyên chập chờn, chúng tôi cảm
nhận được niềm hãnh diện Việt Nam với bước chân của cha ông và bước chân sẽ đi
tới của chính mình: "Ta như giống dân đi tràn trên lò lửa
hồng. Mặt lạnh như đồng cùng nhìn về một xa xăm. Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn
vòng chân tươi. Ôm vết thương rĩ máu ta cười dưới ánh mặt trời..." Và
anh Nguyễn Đức Quang, người nhạc sĩ của thị xã đèo heo hút gió đã trở thành
thần tượng của chúng tôi. Có những buổi chiều buông trong Rừng Lao Xao bạt
ngàn, những đứa bé chúng tôi theo anh ngậm ngùi số phận "Xương
sống ta đã oằn xuống, cuộc bon chen cứ đè lên. Người vay nợ áo cơm nào, thành
nợ trăm năm còn thiếu. Một ngày một kiếp là bao. Một trăm năm mấy lúc ngọt
ngào. Ôi biết đến bao giờ được nói tiếng an vui thật thà." Nhưng
cũng từ anh đã gieo cho chúng tôi niềm lạc quan tuổi trẻ: "Hy
vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền. Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ
mùa chinh chiến. Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt. Hy vọng đã
vươn dậy như làn tên..." Và từ anh, chúng tôi hát cho
nhau "Không phải là lúc ta ngồi mà đặt vấn đề nữa rồi. Mà phải cùng
nhau ta làm cho tươi mới." Cô giáo Việt văn của tôi đã
mắng yêu tôi - tụi em thuộc nhạc Nguyễn Đức Quang hơn thuộc thơ của Nguyễn Công
Trứ!
Nguyễn Công Trứ. Đó là ngôi trường
tuổi nhỏ có cây cổ thụ già, bóng mát của tuổi thơ tôi bây giờ đã chết. Tôi nhớ
mãi những giờ cuối lớp tại trường, Cô Trâm cho cả lớp đồng ca những bài hát
Bạch Đằng Giang, Việt Nam Việt Nam, Về Với Mẹ Cha... Đứa vỗ tay, đứa đập bàn,
đứa dậm chân, chúng tôi nở buồng phổi vang vang lên: "Từ
Nam Quan, Cà Mau. Từ non cao rừng sâu. Gặp nhau do non nước xây cầu. Người
thanh niên Việt Nam. Quay về với xóm làng. Tiếng reo vui rộn trong lòng..." Nhìn
lên lớp học lúc ấy, có những biểu ngữ thủ công nghệ mà cô dạy chúng tôi
viết: Tổ quốc trên hết, Ngày nay học tập ngày sau giúp đời, Không thành
công cũng thành Nhân... Nhưng đọng lại trong tôi theo năm tháng vẫn
là những câu hát "Tình yêu đây là khí giới, Tình thương đem
về muôn nơi, Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người..."
Cô giáo của tôi đã ươm mầm Lạc Hồng
vào tâm hồn của chúng tôi và cứ thế chúng tôi lớn lên theo dòng suối mát, theo
tiếng sóng vỗ bờ, theo tiếng gọi lịch sử của âm nhạc Việt Nam, để trở thành
những công dân Việt Nam yêu nước thương nòi và hãnh diện về hành trình dựng nước,
giữ nước của Tổ tiên.
Trong cái nôi nhiều âm thanh êm đềm
nhưng hùng tráng ấy, trừ những ngày tết Mậu Thân khi tiếng đạn pháo đì đùng từ
xa dội về thành phố, cho đến lúc chui xuống gầm giường nghe tiếng AK47 và M16
bắn xối xả trước nhà vào ngày 10 tháng 3, 1975, tuổi thơ tôi được ru hời bởi dòng
nhạc trữ tình của miền Nam để làm nên Những Ngày Xưa Thân Ái của
chúng tôi.
Những ngày xưa
thân ái xin buộc vào tương lai
Anh còn gì cho tôi
tôi còn gì cho em
Chỉ còn tay súng
nhỏ giữa rừng sâu giết thù
Những ngày xưa
thân ái xin gởi lại cho em...
Các anh, những người anh miền Nam đã
khoát áo chinh nhân lên đường đối diện với tử sinh, làm tròn lý tưởng Tổ Quốc -
Danh Dự - Trách Nhiệm, đã hy sinh cuộc đời các anh và để lại sau lưng các anh
những ngày xưa thân ái cho đàn em chúng tôi. Nhờ vào các anh mà chúng tôi có những
năm tháng an lành giữa một đất nước chiến tranh, triền miên khói lửa.
Lần đầu tiên, chiến tranh tưởng như
đứng cạnh bên mình là khi chúng tôi xếp hàng cúi đầu đưa tiễn Thầy của chúng
tôi, là chồng của cô giáo Việt Văn, một đại úy sĩ quan Dù đã vị quốc vong thân.
Cô tôi, mồ côi từ nhỏ, một mình quạnh quẻ, mặc áo dài màu đen, tang trắng, đứng
trước mộ huyệt của người chồng còn trẻ. Cô khóc và hát tặng Thầy lần cuối bản
nhạc mà Thầy yêu thích lúc còn sống - "Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo... Đôi
chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa! Trên cõi đời này, trên cõi đời này. Từ nay
mãi mãi không thấy nhau..."
Và tôi say mê Mùa Thu Chết từ dạo
đó. Trong những cụm hoa thạch thảo đầy lãng mạn ấy có đau thương đẫm nước mắt
của Cô tôi. Có hình ảnh lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ nắp quan tài của người Thầy
Đại úy Sĩ quan Binh chủng Nhảy Dù vào mùa Hè hầm hập gió Nồm năm ấy.
*
Từ những ngày xa xăm tuổi nhỏ, những
người lính VNCH là thần tượng của chúng tôi. Tôi mơ được làm một người lính Dù
bởi anh là loài chim quý, là cánh chim trùng khơi vạn lý, là
người ra đi từ tổ ấm đểkhông địa
danh nào thiếu dấu chân anh, và cuối cùng anh bi hùng ở lại Charlie.
Giữa những đau thương chia lìa của chiến tranh, những dòng nhạc của Trần Thiện
Thanh đã cho tôi biết thương yêu, kính trọng những người lính không chân dung
nhưng rất gần trong lòng chúng tôi. Những"cánh dù ôm gió, một cánh dù ôm kín đời
anh" cũng là những cánh dù ôm ấp lý tưởng đang thành hình
trong tâm hồn tuổi nhỏ của chúng tôi.
Nhìn lại quãng thời gian binh lửa
ấy, tôi nhận ra mình và các bạn cùng lứa không hề biết rõ Phạm Phú Quốc là ai,
chỉ biết và say mê huyền sử của một người được "Mẹ yêu theo gương
người trước chọn lời. Đặt tên cho anh, anh là Quốc. Đặt tên cho anh, anh là
Nước. Đặt tên cho Người. Đặt tình yêu Nước vào nôi", chỉ ước
ao một ngày chúng tôi cũng được như anh, cũng sẽ là những "Thần
phong hiên ngang chẳng biết sợ gì!" Chúng tôi, nhiều đứa
núi đồi, rừng rú, chưa bao giờ thấy biển nhưng thèm thuồng màu áo trắng và đại dương
xanh thẳm, thuộc lòng câu hát "Tôi thức từng đêm, thơ ấu mà nghe muối
pha trong lòng. Mẹ là mẹ trùng dương, gào than từ bãi trước ghềnh sau. Tuổi
trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi. Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào
quân đội. Mà lòng thì chưa hề yêu ai". Chúng tôi cũng
không tìm đọc tiểu sử, cuộc chiến đấu bi hùng của Đại tá Nhảy Dù Nguyễn Đình
Bảo, cũng không biết địa danh Charlie nằm ở đâu, nhưng Đại tá Nguyễn Đình Bảo
là biểu tượng anh hùng của chúng tôi để chúng tôi thuộc lòng khúc hát "Toumorong,
Dakto, Krek, Snoul. Trưa Khe Sanh gió mùa, đêm Hạ Lào thức sâu. Anh! Cũng anh
vừa ở lại một mình, vừa ở lại một mình. Charlie, tên vẫn chưa quen người dân
thị thành." Chúng tôi không biết "Phá" là gì,
"Tam Giang" ở đâu, nhà thơ Tô Thùy Yên là ai, nhưng "Chiều
trên phá Tam Giang anh chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận. Em
ơi, em ơi..." đã thân thiết chiếm ngự tâm hồn để chúng
tôi biết thương những người anh chiến trận đang nhớ người yêu, nhớ những người
chị, cô giáo của chúng tôi ngày ngày lo âu, ngóng tin từ mặt trận xa xăm.
Trong cái nôi của những ngày xưa
thân ái ấy, từ nơi khung trời đầy mộng mơ của mình chúng tôi chỉ biết đến nỗi
niềm của các anh bằng những "Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh, Đời
lính quen yêu gian khổ quân hành". Giữa mùa xuân pháo đỏ rộn
ràng con đường tuổi thơ thì chính âm nhạc nhắc cho những đứa bé chúng tôi biết
đó cũng là "ngày
đầu một năm, giữa tiền đồn heo hút xa xăm, có người lính trẻ, đón mùa xuân bằng
phiên gác sớm". Giữa những sum vầy bình an bên cạnh mai vàng
rực rỡ, thì ở xa xăm có những người con rưng rưng nhớ đến Mẹ già và gửi lời tha
thiết "bao lứa trai cùng chào xuân chiến trường, không lẽ riêng mình
êm ấm, Mẹ ơi con xuân này vắng nhà..." Âm nhạc Việt Nam
đã gieo vào tâm hồn chúng tôi hình ảnh rất bình thường, rất người, nhưng lòng
ái quốc và sự hy sinh của thế hệ đàn anh chúng tôi - những người lính VNCH -
thì ngời sáng. Và chúng tôi biết yêu thương, khâm phục, muốn noi gương các anh
là cũng từ đó.
*
Sau
ngày Thầy hy sinh, chúng tôi gần gũi với Cô giáo Việt Văn của mình hơn. Nhiều
đêm thứ bảy, tôi và các bạn ghé nhà thăm Cô. Đó là lúc chúng tôi đến với Một
thời để yêu - Một thời để chết. Chúng tôi bắt đầu chạm ngõ tình yêu với những
Vũng lầy của chúng ta, Con đường tình ta đi, Bây giờ tháng mấy, Ngày xưa Hoàng
Thị, Tình đầu tình cuối, Em hiền như Ma Soeur, Trên đỉnh mùa đông, Trả lại em
yêu... Đó là lúc Cô đọc thơ Chiều trên Phá Tam Giang của Tô Thùy Yên cho chúng tôi
nghe, giảng cho chúng tôi về tài nghệ "thần sầu" của Trần Thiện Thanh
trong lời nhạc "anh
chợt nhớ em, nhớ ôi niềm nhớ... ôi niềm nhớ........ đến bất tận. Em ơi... em
ơi!..." khi diễn tả nỗi nhớ ngút ngàn, và sau đó chú Trần
Thiện Thanh Toàn - em ruột của nhạc sĩ Nhật Trường ở Sài Gòn lên thăm Cô, vừa
đàn vừa hát. Những buổi tối này, mình tôi ở lại với Cô tới khuya. Cô đọc thơ và
hát nhạc phổ từ thơ của Nguyễn Tất Nhiên, chỉ cho tôi tính lãng đãng của lời
nhạc Từ Công Phụng, khắc khoải của Lê Uyên Phương, mượt mà của Đoàn Chuẩn - Từ
Linh, sâu lắng của Vũ Thành An... Và qua âm nhạc, Cô kể tôi nghe chuyện tình
của Cô và Thầy. Hai người đến với nhau khởi đi từ bản nhạc mà Cô hát khi Cô còn
là nữ sinh Đệ Nhất và Thầy là Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam.
Bản nhạc ấy có những dòng như sau:
"Nhưng anh
bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn
còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như
tiếng thở dài của lòng đất mẹ
Dạo tháng Ba tên
anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm
phẫn nộ đến từ cuối trời."
Thầy và cô tôi yêu nhau từ sau khúc
hát Người Tình Không Chân Dung ấy và "người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên
bờ lau sậy này" cũng là định mệnh Thầy, của cuộc tình bi
thương giữa một cô giáo trẻ và người lính VNCH.
Cô tôi sống một mình và qua đời vào
năm 2010. Bạn cùng lớp của tôi là Phương lùn, vào một ngày cuối năm, từ Sài Gòn
trở về Ban Mê Thuột, xách đàn đến trước mộ Cô và hát lại "Ta
ngắt đi một cụm hoa Thạch Thảo" để thay mặt những đứa học
trò thơ ấu kính tặng hương hồn của Cô. Còn tôi, năm tháng trôi qua nhưng tôi
biết rõ trong dòng máu luân lưu và nhịp đập của tim mình vẫn đầy tràn những
thương yêu mà Cô đã gieo vào tôi bằng Âm Nhạc Miền Nam.
*
Một buổi tối chúng tôi ngồi hát với
nhau. Các bạn từ Hà Nội, Nam Định, Yên Bái, Đà Nẵng, Sài Gòn... nhưng chỉ có
mình tôi là sinh ra và lớn lên trước 1975. Các bạn tôi, hay đúng ra là những
người em đang cùng đồng hành trên con đường đã chọn, đã thức suốt đêm hát cho nhau
nghe. Rất tự nhiên, rất bình thường: toàn là những ca khúc của miền Nam thân
yêu.
Đêm hôm ấy, cả một quãng đời của
những ngày xưa thân ái trong tôi sống lại. Sống lại từ giọng hát của những
người em sinh ra và lớn lên trong lòng chế độ độc tài. Các em hát cho tôi nghe
về những người lính miền Nam mà các em chưa bao giờ gặp mặt "Anh
sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem nỗi thương
yêu vào niềm thương nhớ, anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về...".
Tôi hát cho các em mình về những ngày tháng mộng mơ trước "giải phóng"
của những "Con đường tuổi măng tre, nắng vàng tươi đẹp đẽ, bóng người dài
trên hè, con đường tình ta đi..." Các em tâm sự về cảm
nhận đối với người lính VNCH qua những dòng nhạc êm đềm, đầy tình người giữa
tàn khốc của chiến tranh: "Tôi lại gặp anh, người trai nơi chiến
tuyến, súng trên vai bước lê qua đường phố; tôi lại gặp anh, giờ đây nơi quán
nhỏ, tuổi 30 mà ngỡ như trẻ thơ".. Tôi chia sẻ với các em
về nỗi ngậm ngùi quá khứ: "Như phai nhạt mờ, đường xanh nho
nhỏ, hôm nay tình cờ, đi lại đường xưa đường xưa. Cây xưa còn gầy, nằm phơi
dáng đỏ, áo em ngày nọ, phai nhạt mây màu, âm vang thuở nào, bước nhỏ tìm nhau
tìm nhau"...
Đêm ấy, khi các bạn nói lên cảm nhận
về những mượt mà, êm ả, nhân ái của Âm Nhạc Miền Nam, tôi đã tâm sự với các bạn
rằng: Chỉ cần lắng nghe và hát lên những dòng nhạc ấy, các em sẽ hiểu thấu được
những mất mát khủng khiếp của con người miền Nam. Những mất mát không chỉ là một
cái nhà, một mảnh đất, mà là sự mất mát của cả một đời sống, một thế giới tâm
hồn, một đổ vỡ không bao giờ hàn gắn lại được. Khi những mượt mà, nhân ái ấy đã
bị thay thế bởi những "Bác cùng chúng cháu hành quân" và "Tiến
về Sài Gòn" thì các em hiểu được tuổi thanh xuân và cuộc
đời của những thế hệ miền Nam đã bị đánh cắp hay ăn cướp như thế nào.
*
Gần 42 năm trôi qua, Âm Nhạc Miền
Nam vẫn như dòng suối mát trôi chảy trong tâm hồn của người dân Việt. Chảy từ
đồng bằng Cửu Long, xuôi ngược lên Bắc, nhập dòng sông Hồng để tưới mát tâm hồn
của mọi người dân Việt đang bị thiêu đốt bởi ngọn lửa bạo tàn cộng sản. Dòng suối
trong mát ấy cũng cuốn phăng mọi tuyên truyền xảo trá của chế độ về xã hội, con
người miền Nam trước 1975 cũng như về tư cách, phẩm giá, lý tưởng của những
người lính VNCH và tình cảm trân quý, yêu thương của người dân miền Nam dành
cho họ.
Gần
42 năm trôi qua, trong tuyệt vọng của những kẻ thật sự đã thua trận trong cuộc
chiến giữa chính nghĩa và gian tà, nhà cầm quyền cộng sản đã tìm mọi cách để
tiêu diệt Âm Nhạc Miền Nam. Nhưng họ không biết rằng, dòng âm nhạc đó không còn
là những bản in bài hát, những CD được sao chép, bán buôn... Âm Nhạc Miền Nam
đã trở thành máu huyết và hơi thở của người dân Việt, bất kể Bắc - Trung hay
Nam, bất kể sinh trưởng trước hay sau 1975. Bạo tàn và ngu dốt có thể đem Âm Nhạc
Miền Nam vào những danh sách cấm đoán vô tri vô giác, nhưng không bao giờ đem
được Âm Nhạc Miền Nam ra khỏi con người Việt Nam.
Ai
giải phóng ai? Hãy hỏi Con Đường Xưa Em Đi và đốt đuốc đi
tìm xem Bác Cùng
Chúng Cháu Hành Quân đang nằm trong cống rãnh nào trên những
con đường Việt Nam!!!
Vũ
Đông Hà
--
TRAN
NANG PHUNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment