NGƯỜI TÌNH MÙA ĐÔNG -Lời Việt Anh Bằng -Hoàng Kim Yến -NDD
https://www.youtube.com/playlist?list=PLNBxCTIUVE71oHuK5iYL_XZuwwYEW_2e0
MÙA ĐÔNG TRONG THI CA VIỆT NAM
https://www.youtube.com/playlist?list=PL66851E2EAE5E9DA4
"NHAC MUA DONG [HD Videos]" PLAYLIST
https://www.youtube.com/playlist?list=PL02769DBACE4CD16F&disable_polymer=true
|
---------- Forwarded message ---------
From: Phung Nang Tran <>
Date: Wed, Jan 16, 2019 at 1:06 PM
Subject: & HÀ NỘI XƯA VÀ NAY
From: Phung Nang Tran <>
Date: Wed, Jan 16, 2019 at 1:06 PM
Subject: & HÀ NỘI XƯA VÀ NAY
HÀ NỘI Xưa và Nay
Những hoài niệm về khu phố cổ Hànội dưới cùng một góc nhìn, một khoảnh khắc trước và sau 100 năm.
Đoạn giao giữa phố Hàng Khay và phố Đinh Tiên Hoàng, bờ hồ Hoàn Kiếm. Ảnh trên chụp trong khoảng thập niên 1920, 1930.
Toà nhà bưu điện quốc tế, thuộc bưu điện thành phố Hànội nằm ở ngã tư phố Đinh Tiên Hoàng giao phố Đinh Lễ, nhìn ra bờ hồ Hoàn Kiếm.
Ngõ Cầu Gỗ, nằm trên phố Cầu Gỗ. Đây là con phố một chiều, nằm trong khu phố cổ Hànội. Thời xưa, đây là phố cho các học trò trọ xung quanh đến ăn cơm. Đến thời Pháp thuộc, phố mang tên Rue du Pont en bois (nghĩa vẫn là Cầu Gỗ), là con phố chính của Hànội cổ.
Đường Tràng Tiền, đoạn rạp Công Nhân ngày nay, nơi biểu diễn đa năng như sân khấu, chiếu phim. Nguyên tên gốc của rạp là Cinéma Palace, do người Pháp khởi công xây dựng năm 1917 và hoàn thành năm 1920. Rạp được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển của Pháp, với mục đích trở thành một rạp chiếu phim sang trọng bậc nhất của vùng Đông Dương. Khi người Pháp tái chiếm Hànội, năm 1947, rạp được đổi tên thành Eden. Năm 1954, rạp có tên Công Nhân như ngày nay.
Ngã tư phố Hàng Bạc giao với phố Hàng Đào. Tên thời Pháp thuộc của phố Hàng Đào là Rue de la Soie (phố bán lụa). Khi đó dọc phố có lắp đường ray tàu điện bánh sắt chạy từ bờ hồ Hoàn Kiếm đi vườn hoa Hàng Đậu. Ngày nay đường ray tàu điện không còn nữa. Phố Hàng Bạc vẫn giữ nghề, còn phố Hàng Đào bán chủ yếu là quần áo.
Ngã ba phố Mã Mây, Hàng Bạc. Tên Mã Mây ghép từ hai tên phố Hàng Mã (đoạn phía nam) và Hàng Mây (đoạn phía bắc). Thời xưa đầu phố phía nam chuyên làm hàng mã, đoạn đầu phía bắc chuyên làm các đồ dùng chế biến từ mây và cả sợi mây nguyên liệu. Hiện nay gần như toàn bộ phố là các nhà nghỉ, khách sạn cho khách thuê, văn phòng các công ty du lịch, và các quán ăn, cửa hàng chuyên phục vụ khách du lịch. Ảnh trên chụp trong thập niên 1910.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam nằm ở số 1 Tràng Tiền ngày nay. Bảo tàng thành lập ngày 3/9/1958 trên cơ sở kế thừa Bảo tàng Louis Finot do người Pháp xây dựng năm 1926 và hoạt động vào năm 1932. Ngày ấy, đây là nơi trưng bày những đồ cổ thu thập từ các nước ở Đông Nam Á. Bảo tàng do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925, được coi là một đại diện lớn của phong cách kiến trúc Đông Dương. Ảnh trên chụp trong thập niên 1920.
Phố Hàng Tre đoạn giao với phố Hàng Thùng, thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hànội. Ảnh trái chụp năm 1940.
Đường Đinh Tiên Hoàng đoạn ngã tư Tràng Tiền, Hàng Khay. Cuối thế kỷ 19, đoạn đường này gọi là phố Hồ (hay Rue du Lac), kéo dài từ phố Tràng Tiền tới đền Bà Kiệu. Từ ngày Giải phóng Thủ đô (1954) phố mang tên Đinh Tiên Hoàng để ghi nhớ công lao vị vua có công dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
Ảnh trên chụp năm 1972.
Bến tàu điện bờ hồ Hoàn Kiếm nay trở thành bãi đỗ xe bus công cộng và xe bus 2 tầng. Bãi đỗ xe này nằm ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, ở phía đông bắc quận Hoàn Kiếm, thuộc phường Lê Thái Tổ. Thời Pháp thuộc quảng trường này có tên là Place Négrier. Ảnh trên chụp năm 1980.
Một đoạn phố Hàng Bồ, thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm. Thời kỳ Pháp thuộc, phố có tên là Rue des Paniers. Từ sau năm 1945 phố mang tên Hàng Bồ. Cùng thời gian đó phố Hàng Bồ là nơi tập trung các cửa hàng bán dụng cụ đan bằng
tre nứa như bồ, sọt, thúng mủng. Nay các vật dụng này đã vắng bóng trên phố. Ảnh trên chụp trong thập niên 1950.
Ngã tư phố Đồng Xuân cắt phố Hàng Mã. Cái tên Đồng Xuân chỉ mới có từ sau Cách mạng năm 1945.Trước đây thực dân Pháp gọi là Rue du Riz (tức phố Hàng Gạo). Ảnh trên chụp trong thập niên 1980.
Những căn hầm trú bom hay còn gọi là “hầm tăng xê” (phiên âm từ tiếng Pháp: Tranchée) nằm trên vỉa hè khách sạn Sofitel Metropole Hànội, mặt phố Lê Phụng Hiểu. Hầu như các tuyến phố ở Hànội giai đoạn 1965 - 1972 đều có hầm trú bom. Hầm được đặt so le hai bên vỉa hè, giúp cho khoảng cách chạy từ nơi bất kỳ đến chỗ trú ẩn là ngắn nhất. Ảnh trên chụp năm 1967.
Lối xuống chân cầu Long Biên, nay là đường Trần Nhật Duật, thuộc địa phận phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Con phố này trước đây gọi là phố Bờ Sông vì chạy dọc quãng đê sông Hồng từ bến Long Biên đến đầu phố Hàng Muối. Nửa đầu phố từng gọi là phố Hàng Nâu, tính từ phố Hàng Đậu đến Ô Quan Chưởng.Ảnh trên chụp năm 1940, bởi Harrisson Forman.
Bờ hồ Hoàn Kiếm chụp từ phố Hàng Khay. Ảnh trái chụp năm 1967.
Kiều Dương
Hànội xưa: Ảnh tư liệu
--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___
Posted by: Tran Nang Phung <
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment