SÀI GÒN NỖI NHỚ -Lời Dzuy Sơn Tuyền -Liên
Bình Định -Diệu Hiền
https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgXZk2W2fjCH-zWnxhYx71WJ
SAIGON, KHUNG TROI KY NIEM PLAYLIST
https://www.youtube.com/playlist?list=PLA410BAD4E8E51039
---------- Forwarded message ---------
From: Than Kiem <
Date: Fri, Nov 29, 2019 at 7:02 PM
Subject: 7 thông điệp bí mật ẩn giấu đằng sau những bức họa nổi tiếng nhất thế giới.
From: Than Kiem <
Date: Fri, Nov 29, 2019 at 7:02 PM
Subject: 7 thông điệp bí mật ẩn giấu đằng sau những bức họa nổi tiếng nhất thế giới.
7 thông điệp bí mật ẩn giấu đằng sau những bức họa nổi tiếng
nhất thế giới
Tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng không những đẹp mà còn phản
ánh suy nghĩ và đặc điểm của từng nghệ sĩ. Và thật thú vị biết bao khi bạn
khám phá những thông điệp bí ẩn được chôn vùi trong các tác phẩm nổi tiếng ấy.
Một số bí ẩn chưa từng được phát hiện ra trước đây, bao gồm một bản nhạc
được ẩn dấu, một nhà soạn nhạc nổi tiếng cống hiến cho một tổ chức bí mật lớn
nhất trên toàn thế giới…
Bí mật số 1: Bí mật của nhạc sĩ thiên tài
Đây là một bức họa của nhà soạn nhạc cổ điển Wolfgang Amadeus
Mozart khi ông mới chỉ 6 tuổi. Bức tranh này được tạo ra bởi Pietro
Antonio Lorenzoni năm 1763, nhưng bạn có biết rằng hành động của Mozart có
ý nghĩa gì không? Đó là dấu hiệu thể hiện ông là thành viên của một trong
những tổ chức bí mật nhất thế giới – Hội Tam Điểm.
Chúng ta biết rằng Mozart là thành viên của Hội Tam Điểm trong
những năm cuối đời mình nhưng bức tranh này cho thấy sự liên quan của ông với hội
từ khi rất nhỏ – 6 tuổi. Một bàn tay giấu bên trong áo sơ mi hoặc túi áo
được coi là một dấu hiệu cho thấy sự cống hiến của 1 người dành cho Hội
Tam Điểm. Và trong nhiều tác phẩm sau này của ông đều ám chỉ sự tận tụy của ông
đối với hội. Tuy nhiên thật sự sốc khi ta biết ông gia nhập tổ chức ấy từ khi 6
tuổi.
Bí mật số 2: “Bữa tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci.
Năm 2007, nhạc sĩ kiêm kỹ sư tin học nổi tiếng của Italy lại vừa
công bố phát hiện về những nốt nhạc ẩn đằng sau bức “Bữa tiệc cuối cùng” của danh
hoạ Leonardo Da Vinci. Phát hiện này đang làm tăng thêm những khả năng về thiên
tài thời kì Phục Hưng có thể đã để lại một đoạn nhạc có giai điệu buồn.
Đầu tiên, Pala đã phát hiện thấy một khuôn nhạc 5 dòng chạy
ngang qua bức hoạ. Thêm vào đó, cách bài trí bánh mì trong bàn ăn, kết hợp với tư
thế bàn tay của Giesu và các tông đồ đều là những dấu hiệu tượng trưng cho các
nốt nhạc.
Theo Pala, phát hiện này cũng hoàn toàn phù hợp với những biểu tượng trong đạo Cơ Đốc, giữa bánh mì – biểu thị cho thân thể của Chúa và bàn tay – được dùng để ban phát thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết của Leonardo.
Theo Pala, phát hiện này cũng hoàn toàn phù hợp với những biểu tượng trong đạo Cơ Đốc, giữa bánh mì – biểu thị cho thân thể của Chúa và bàn tay – được dùng để ban phát thức ăn. Tuy nhiên, nếu chỉ có dấu hiệu về những nốt nhạc thì chưa đủ làm nên một giai điệu đúng nghĩa, cho tới khi Pala phát hiện ra điểm mấu chốt: khuông nhạc này phải được đọc từ phải sang trái – theo đúng cách viết của Leonardo.
Kết quả không nằm ngoài dự đoán, khi kết hợp với nhau, các nốt
trong khuôn nhạc này cho một bản nhạc dài 40 giây với giai điệu buồn bã tựa như
một bài hát cầu siêu cho linh hồn người đã khuất.
Bí mật số 3: Bức tranh “Hôn lễ của Arnolfini” của danh họa Jan
Van Eyck.
Năm 1434, Jan Van Eyck đã hoàn thành tác phẩm “Hôn lễ của
Arnolfini” (The Arnolfini Wedding), một trong những tranh sơn dầu thành công sớm
nhất.
Kết cấu bức họa là theo cách đối xứng cân bằng, dùng phương pháp
thấu thị thuần thục và chuẩn xác để gần như làm biến mất tấm gương lồi hình tròn
ẩn đằng sau bối cảnh. Bên trong tấm gương, ngoại trừ bối cảnh hai nhân vật
chính là cô dâu, chú rể ra thì còn có thể nhìn thấy những sự vật mà không thể
thấy được trên bức họa, đặc biệt là 2 người làm chứng hôn lễ trong phòng (phân
biệt mặc y phục màu lam và màu cam). Phía trên tấm gương, Jan Van Eyck đã tự
tay ký tên “Jan Van Eyck đang ở đây”. Điều này khiến bức họa không chỉ là một bức
họa, mà còn là chứng kiến và ghi chép cho buổi hôn lễ thần thánh.
Trong bức họa, rất nhiều chi tiết đều ám chỉ một loại hàm nghĩa
nào đó, mà một số là có quan hệ với tín ngưỡng và tập tục đương thời của địa phương.
Ví dụ chiếc váy của cô dâu có ý tụ lại trước bụng, tạo thành giả tượng như có bầu;
nghe nói đây là cầu may mắn, với hy vọng “sớm sinh quý tử”.
Cây nến trên chiếc đèn chùm đại biểu Thượng Đế đang có mặt để chứng
kiến hỗn lễ; tấm gương đại biểu sự thuần khiết, đồng thời ẩn dụ về con mắt minh
triết của Thần, hết thảy sự vật đều trong tầm mắt, không gì thoát khỏi; chú chó
nhỏ đại biểu sự trung thành.
Quả trái cây bên bệ cửa sổ có hai hàm nghĩa, một là chúc mừng
hai người sớm thai nghén hậu duệ, và hai là đại biểu “trái cấm”, để cảnh tỉnh đôi
trai gái không được phóng túng sa ngã. Đôi dép trên sàn nhà ở góc bức tranh đại
biểu cho “có đôi có cặp”, đồng thời ám chỉ đôi trái gái vẫn chưa xỏ dép, bàn
chân vẫn đặt nơi đất thánh. Bức tượng gỗ ở đầu giường là Thánh Margaret, vị
Thánh bảo hộ phụ nữ, với ý nghĩa bảo đảm sinh đẻ bình an.
Bí mật số4: “Sự sáng tạo ra Adam” của Michelangelo.
Danh họa Michelangelo đã tạo ra bức tranh để đời của mình – The
creation of Adam – trên trần nhà nguyện Sistine, Vatican từ năm 1511 – 1512. Bức
tranh mô tả về một giai thoại trong Sách Sáng thế, khi Chúa thổi hồn và tạo ra
Adam – con người đầu tiên trên thế giới.
Năm 1990, Frank Meshberger đã công bố một nghiên cứu, cho rằng
hình mẫu Chúa trong bức họa của Michelangelo thể hiện một cách chính xác cấu trúc
giải phẫu của não người, với những đường nét đầy đủ về bề mặt trong và ngoài
não bộ, gồm thân não, thuỳ trước trán, động mạch thân nền, tuyến yên…
Ngoài ra, còn một ý tưởng khác, đó là miếng vải đỏ xung quanh
Chúa là hiện thân của tử cung con người, còn dây xanh chính là dây rốn. Người đưa
ra lý thuyết này là một nhóm chuyên gia Ý, và theo họ, điều đó thể hiện việc lý
tưởng hóa sự ra đời của một người đàn ông, dựa trên chính hiện thực trong cuộc
sống.
Bí mật số5: Giơ ngón tay trước Giáo hoàng của Michelangelo.
Bức tranh trên vòm nhà nguyện Sistine Chapel mô tả nhiều cảnh
khác nhau trong “Sách sáng thế” được coi là 1 trong những kiệt tác vĩ đại nhất của
Michelangelo. Trong hàng nhiều thế kỉ qua, mọi người từ các tín ngưỡng khác
nhau đến thăm Rome và nhà nguyện Sistine Chapel, chỉ để nhìn lên mái vòm và
chiêm ngưỡng tác phẩm của ông.
Với phần lớn mọi người đây có thể chỉ là 1 phần tuyệt đẹp trong
“Cựu Ước”, tranh tường được sơn lên thạch cao ẩm về sự sáng tạo ra vũ trụ, thuyền
Ark của Noah, Adam và Eva. Nhưng đây cũng có thể là tác phẩm nổi tiếng nhất nơi
người nào đó lật người khác vào đám lửa.
Trong khoảng thời gian 4 năm để hoàn thành các bức vẽ,
Michelangelo có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Đức Giáo hoàng Julius II người
có biệt danh “Giáo hoàng gây sợ hãi” bởi tính cách nóng nảy và tham vọng quyền
lực.
Bên trên chiếc cánh cửa vào nhà nguyện mà Giáo hoàng vẫn sử dụng,
Michelango tạo nên chân dung Giáo hoàng Julius thông qua hình tượng nhà tiên tri
Zechari ah. Ngay phía sau ông là thiên thần nhỏ với ngón tay co lại
mà theo người Ý là cử chỉ tục tĩu và chế nhạo.
Bí mật số 6: Nàng “Mono Lisa” của Leonardo da Vinci.
Đến nay, sau 500 năm kể từ ngày ra đời, người ta đã khám phá ra
8 bí ẩn trong bức họa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu hết được dụng ý của
Da Vinci. “Nếu bạn đứng trước một hình ảnh to lớn của Mona Lisa, bạn sẽ hiểu tức
thì vì sao nàng lại nổi tiếng như vậy. Đó là thứ mà bạn phải nhìn tận mắt”, kỹ
sư người Pháp Pascal Cotte nhận định.
Theo các nhà nghiên cứu, Leonardo Da Vinci đã sử dụng kỹ thuật
ông tự học “Sfumato” để pha trộn các chất màu sơn, đặc biệt là xung quanh các góc
của mắt và miệng nàng Mona Lisa. Kỹ thuật này được cho là đã tạo ra một ảo giác
về “nụ cười bí ẩn” cho nàng Mona Lisa. Theo đó, khi người xem chú ý vào đôi mắt
nàng, họ vẫn có thể thấy nàng đang cười qua trường mắt. Tuy nhiên, chỉ một khoảnh
khắc nhìn xuống làn môi, nụ cười… dường như tan biến.
Bí mật số 7: Bức tranh “Primavera” của Sandro Botticelli.
Bức tranh Primavera được hoàn thành năm 1482 bởi họa sĩ người
Italy Sandro Botticelli. Ông là họa sĩ tài năng với lối vẽ độc đáo, thường thể hiện
nhiều tư tưởng tiến bộ trong các chủ đề thần thoại, gắn các nhân vật truyền
thuyết với đời thực. Thời đầu Phục Hưng, Lorenzo de Medici – người đứng đầu gia
tộc Medici, một gia đình giàu có và quyền lực bậc nhất trong lịch sử nhân loại,
đã đặt Botticelli vẽ bức Primavera để làm quà cho Giulio di Giuliano de Medici
– người sau này trở thành Giáo hoàng.
Primavera có kích thước 202 x 314 cm bằng chất liệu tempra trên
bảng. Bức tranh là một báu vật của Italy, hiện trưng bày tại bảo tàng Uffizi, Florence.
Tranh được lấy cảm hứng từ bài thơ Fasti của Ovid về mùa xuân và các lễ hội.
Một điều đáng kinh ngạc là họa sĩ Botticelli đã vẽ tới 500 loại
cây cỏ, hoa khác nhau trong bức tranh chỉ có diện tích 202 x 314 cm. Nền tranh là
khu vườn cam, tương truyền cam là loài cây biểu tượng cho gia tộc Medici. Trong
các loài thực vật, có tới 190 loài hoa và 130 hoa có tên được vẽ tỉ mỉ, chi tiết
chính xác như một nhà giải phẫu sinh học.
Với các nhân vật, cỏ cây hoa lá, Primavera là một sự thể hiện
sinh động, đầy màu sắc nhất về sự sống, tình yêu, hôn nhân và niềm hạnh phúc đang
đến với thế giới khi vào xuân.
Nguồn: Strange Mysteries
--
TRAN
NANG PHUNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment