From: Van-Nghe
Xem thêm:
Hùng Cường và Thanh Nga trong phim Nắng chiều (1971)
Hùng Cường và Kiều Chinh trong phim Bão tình (1972)
Người
có nhiều vợ và bồ bậc nhất Sàigòn : Từ nghệ sĩ tài hoa đến ngôi mộ nhỏ ven
đường làng BếnTre .
Cho tới ngày nay ở Sài Gòn, ngoài Hùng Cường,
chưa có nghệ sĩ nào nổi bật trên hầu hết các lĩnh vực nghệ thuật, như : Tân
nhạc, cải lương, kịch nói, phim ảnh… Ông còn là võ sĩ quyền Anh từng thượng đài
thi đấu…
Hùng Cường cũng là nam nghệ sĩ được cho là có
nhiều vợ và bồ nhất ở Sài Gòn. Vậy mà khi chết đi, ông nằm trong ngôi mộ nhỏ
ven con đường làng ở Bến Tre.
Làm sôi động sân khấu cải lương
Cho tới ngày nay, chưa có ai làm được chuyện
“kinh thiên động địa” trên sân khấu cải lương như Hùng Cường. Đó là vào năm
1959, một nghệ sĩ chưa từng được biết trong giới cải lương, chưa từng đảm nhận
bất cứ vai phụ nào, bỗng bất ngờ xuất hiện trong vai chính và thành công vang
dội.
Đó là điều không thể hiểu nổi, bởi một người
theo nghề cải lương phải mất ít nhất 2-3 năm làm “giàn bao” mới lên được vai
phụ, rồi cũng mất chừng ấy thời gian mới lên được vai chính nếu thực sự có tài
và khổ luyện. Người làm chuyện “động trời” ấy là ca sĩ tân nhạc Hùng Cường.
Trước đó, dù là ca sĩ tân nhạc nổi tiếng, nhưng
Hùng Cường rất yêu thích cải lương, nên bỏ công sức nghiên cứu, học hỏi. Với
một nền móng nhạc lý vững vàng, cộng với chất giọng đã được trui rèn và sự kiên
trì, cố gắng khổ luyện, ông đã mạnh dạn bước lên sân khấu cải lương và khẳng
định ngay tên tuổi của mình.
Đoàn cải lương Ngọc Kiều như đánh cược với chén
cơm manh áo của mấy chục con người khi chấp nhận cho ca sĩ tân nhạc Hùng Cường
chưa hề hát cải lương đóng vai chính Roméo trong vở mới dựng “Mộng đẹp đêm
trăng”. Một giàn diễn viên gạo cội thời đó của đoàn Ngọc Kiều như Ngọc Đáng,
Ngọc Giàu, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên, Thanh Kỳ… đã chấp nhận làm “giàn
bao” cho Hùng Cường.
Kể từ đó, trên bầu trời cải lương miền Nam xuất
hiện một ngôi sao rực sáng, Hùng Cường đã giúp cho tiếng tăm và doanh thu của
đoàn Ngọc Kiều cải thiện đáng kể. Với vóc dáng “sáng” sân khấu, chất giọng
tenor khỏe, lối diễn xuất vừa tự nhiên vừa tự tin và rất hợp lý, cùng những bài
bản cải lương đã được luyện tập kỹ càng, Hùng Cường đã thành công vang dội ngay
từ vai diễn đầu.
Tức thì, chủ đoàn Ngọc Kiều ký tiếp hợp đồng với
Hùng Cường để hát vai chính trong kịch bản mới “Tuyết phủ chiều đông” sẽ khai
trương tại rạp Viễn Trường (Mỹ Tho, Tiền Giang) sau một tháng tập dượt. Hùng
Cường đã mướn riêng một nhạc sĩ cổ nhạc đến nhà ông luyện tập ngày đêm. Ngoài
ra ông rất nhạy bén, biết được sở đoản, sở trường của mình, nên đã phối hợp với
soạn giả cải lương lồng vào kịch bản khá nhiều đoạn tân nhạc, khai thác đúng
tài năng của ông.
“Tuyết phủ chiều đông” của soạn giả Bạch Yến Lan
và giọng hát mới toanh Hùng Cường đã tạo nên một sự kiện chấn động “thánh địa
cải lương” Mỹ Tho. Rạp Viễn Trường đầy kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, bên ngoài
còn dư khán giả gần nửa rạp.
Tiếp theo, đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở cải lương
“Màu tím đèn hoa giấy”, khai trương từng bừng tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo năm
1960, rồi tiếp tục lưu diễn nhiều tỉnh, thị xã lớn ở miền Tây. Hùng Cường đóng
vai Kha Phong – một kiếm sĩ Phù Tang điêu luyện, bên cạnh tài danh Ngọc Đáng.
”Ngôi sao” cải lương Hùng Cường rực sáng từ dạo đó.
Đóng phim, đóng kịch, viết nhạc, làm thơ…
Hùng Cường tên thật là Trần Kim Cường, sinh năm
1936 tại tỉnh Bến Tre, sau theo gia đình về sinh sống ở Sài Gòn. Ngay từ khi
còn là học sinh Trường Trung học Trần Hưng Đạo, ông đã có thể tự sáng tác và
biểu diễn những bài hát học sinh trong các lần hội diễn của trường. Sau khi học
xong “tú tài”, ông chính thức theo nghiệp ca hát tại các vũ trường Kim Sơn,
Baccara…
Ngay từ những năm 1954-1955, Hùng Cường đã nổi
tiếng với các nhạc phẩm “tiền chiến” như : Ông lái đò, Vọng ngày xanh, Sơn nữ
ca, Đường xưa lối cũ… Tất cả đều được thu đĩa và đạt số bán kỷ lục ở Sài Gòn
bấy giờ.
Sau khi bước sang cải lương và thành công vang
dội, Hùng Cường vẫn tiếp tục gắn bó với sân khấu ca nhạc và lại làm người hâm
mộ quay cuồng theo ông với một thể loại nhạc mới lạ lần đầu tiên xuất hiện ở
Sài Gòn – nhạc giật, như cách gọi lúc đó là nhạc “kích động”, một dạng pop-rock
đã được Việt Nam hóa. Nhạc “kích động” với giọng ca Hùng Cường chỉ thực sự đạt
đỉnh cao khi phối hợp cùng Mai Lệ Huyền – một ca sĩ nữ cũng “quậy” không kém.
Những ca khúc tươi vui và “kích động” như : Hai
trái tim vàng, Vì chưa ngỏ ý, Túp lều lý tưởng… đã từng làm sôi động giới trẻ
miền Nam cuối thập niên 1960 – đầu 1970.
Sau ca nhạc, cải lương, Hùng Cường tiếp tục “lấn
sân” sang điện ảnh. Hàng loạt các phim do Hùng Cường thủ vai chính được người
xem chú ý thời bấy giờ như : “Chân trời tím”, “Mãnh lực đồng tiền”, “Còn gì cho
nhau”, “Nắng chiều”, “Ly rượu mừng”, “Vết thù trên lưng ngựa hoang”… Lúc mới
bước sang điện ảnh, Hùng Cường bị châm chích rất ác ý, chê bai là “cải lương”.
Thế nhưng, sau khi thành công với phim đầu tiên
“Chân trời tím”, nhiều hãng phim đã mời Hùng Cường cộng tác và phim nào có tên
ông cũng ăn khách. Hãng phim Kim Thân đã trả thù lao khá cao để mời Hùng Cường
và Mai Lệ Huyền đóng cặp trong phim “Mãnh lực đồng tiền”.
Theo chân Hùng Cường, nhiều đào kép cải lương
khác ở Sài Gòn cũng tham gia đóng phim, mà nổi hơn cả là Thanh Nga và Mộng
Tuyền. Lúc đầu, các nữ tài tử điện ảnh rất ngại đóng cặp với kép hát cải lương,
trong đó có Hùng Cường. Theo báo chí thời ấy, công ty phim truyện Liên Ảnh
trước khi mời Kim Vui đã có ngỏ ý mời Thẩm Thúy Hằng đóng cặp với Hùng Cường,
nhưng Thẩm Thúy Hằng từ chối, có lẽ do “định kiến” ấy.
Nhưng sau đó “người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy
Hằng mới tiếc rẻ, khi thấy Kim Vui nổi bật bên Hùng Cường trong phim “Chân trời
tím” và phim vừa thành công về tài chính vừa đoạt Giải văn học nghệ thuật Sài
Gòn năm 1971, lại vinh dự là lần đầu tiên một cuốn phim Việt Nam phụ đề Pháp
ngữ được gửi đi trình chiếu tại Ðại hội điện ảnh tổ chức ở Dianard, Anh Quốc.
Vào những năm 1960, khi cải lương đang chiếm
lĩnh Sài Gòn, một nhóm “kịch sĩ” đứng đầu là Vân Hùng, La Thoại Tân, Hùng Cường
hợp cùng kỳ nữ Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng và ca sĩ Túy Hồng tạo nên một “đặc
chủng” nghệ thuật mới mang tên “Kịch nghệ Sài Gòn”. Kịch Sài Gòn ra đời muộn,
không ồn ào, không thu hút ngay được nhiều khán giả tới rạp, nhưng dần dần cũng
tạo được chỗ đứng.
Ngoài kỳ nữ Kim Cương vốn là con nhà nòi về kịch
nói, số còn lại đều từ điện ảnh, ca nhạc sang. Có thể nói, chính những cái tên
như Thẩm Thúy Hằng, Hùng Cường đã lôi kéo một lượng khán giả không nhỏ, giúp
sân khấu kịch Sài Gòn có chỗ đứng và phát triển dần.
“Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết bên mộ phần danh
ca Hùng Cường. Trước 1975, Hùng Cường thường ca diễn cặp đôi với Bạch Tuyết
trên sân khấu cải lương.
Võ sĩ ngoài đời và trên sàn diễn
Trong giới tài tử điện ảnh ở Sài Gòn trước năm
1975, có hai người được cho là giỏi võ nhất, đó là Lý Huỳnh và Hùng Cường. Lý
Huỳnh vừa đóng phim vừa mở võ đường Thái cực đạo, nên được phong là “võ sư”.
Hùng Cường mê đánh quyền Anh từ thời học sinh,
sau này ông vẫn tiếp tục tập quyền Anh như là môn võ thể dục giúp rèn luyện sức
khỏe. Lúc ấy, phong trào tập luyện quyền Anh ở Sài Gòn rất yếu, số người giỏi
chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, trong đó có Hùng Cường.
Năm 1970, khi hàng trăm ngàn bà con Việt kiều bỏ
nhà cửa, đất đai, tài sản ở Campuchia về Việt Nam lánh nạn và sinh sống, mở lò
dạy quyền Anh thì phong trào mới phát triển trở lại. Sau đó, người ta tổ chức
thi đấu môn quyền Anh, Hùng Cường cũng đăng ký “thượng đài”, nhưng vào phút
cuối đã bỏ cuộc vì bận theo đoàn hát đi lưu diễn xa. Chuyện này được Hùng Cường
thể hiện lại trong nội dung một vở cải lương sau đó.
Hùng Cường còn thọ giáo môn võ Bình Định của một
thầy dạy võ nổi tiếng ở Quy Nhơn trong một lần đi diễn ở đây. Khi về Sài Gòn,
Hùng Cường rước hẳn thầy dạy võ vào Sài Gòn dạy cho mình cả năm trời. Với năng
khiếu bẩm sinh, Hùng Cường đã nhanh chóng thăng đến hạng đai đen.
Nhờ tập luyện nhiều môn võ Đông Tây kim cổ mà
Hùng Cường rất giỏi võ và có sức khỏe hơn người. Khi đóng phim hay diễn trên
sân khấu, ông thường ra đòn giống như thật, nếu người bạn diễn cũng giỏi võ, họ
sẽ cống hiến cho người xem những màn biểu diễn võ thuật đẹp mắt. Nhờ giỏi võ mà
khi đóng phim ở những trường đoạn đánh nhau hoặc cảnh đóng nguy hiểm, Hùng
Cường thường tự đóng chứ không nhờ người đóng thế, đó cũng là một lợi thế của
Hùng Cường so với những nghệ sĩ đóng phim khác.
Nét mộc mạc của Hùng Cường khi mới gia nhập làng
giải trí.
Từ khi cuộc Chiến tranh Việt Nam bùng nổ (1964),
lượng ca khúc về đề tài chiến tranh và người lính mau chóng chiếm ưu thế trên
thị trường băng đĩa. Hùng Cường là một trong những giọng ca hàng đầu của dòng
nhạc lính.
Do sự đa dạng của quân – binh chủng Việt Nam Cộng
hòa, màu áo lính trở nên đặc trưng cho từng đơn vị. Thời điểm chiến tranh lan
rộng, giới nghệ sĩ thường chọn cho mình một sắc áo để ca diễn ; với nét hào
hoa, lịch lãm thường thấy, Hùng Cường có vẻ rất hợp với bộ quân phục Nhảy Dù
(biệt danh của binh chủng này là Thiên thần mũ đỏ dù hoa).
Khi hát cặp với Bạch Tuyết, Hùng Cường thường chọn
cổ nhạc để phù hợp với sở trường của hai người.
Hùng Cường, Phượng Liên tham gia chương trình văn
nghệ “Tiếng nói động viên” của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1969.
Hùng Cường, Phượng Liên trong vở cải lương “Đời
là một chữ T”, đoàn Dạ Lý Hương – 1969.
Trước 1975, Hùng Cường – Mai Lệ Huyền là thương
hiệu đắt show nhất trong dòng kích động nhạc. Đương thời, Tổng thống Nguyễn Văn
Thiệu nhận xét : “Lính mà chưa biết Mai Lệ Huyền thì chưa thực sự là … lính“,
cũng bởi vì đôi ca sĩ này thường hát nhạc lính và rất được giới quân nhân ái
mộ, họ cũng thường lưu diễn tại các tiền đồn, có khi địch – ta chỉ cách nhau
vài mét.
Hùng Cường – Mai Lệ Huyền được mệnh danh là “Song
ca trời phú”.
Một album được thiết kế rất đẹp của Mai Lệ Huyền
có Hùng Cường góp giọng.
Hùng Cường và Thanh Nga trong phim Nắng chiều
(1971). Cuốn phim này là một thành quả hợp tác của điện ảnh Việt Nam Cộng hòa
và Hồng Kông, cảnh quay thực hiện tại Huế, Quảng Trị.
Hùng Cường và Kiều Chinh trong phim Bão
tình (1972). Bộ phim được thực hiện hoàn toàn tại bãi biển Nha Trang.
Sau 1975, danh ca Hùng Cường bị mắc kẹt lại ở Việt
Nam mấy năm, ông vượt biên sang Mỹ (sau nhiều lần vượt biên và bị tống giam) và
tiếp tục sự nghiệp ca hát cho đến khi qua đời (1996). Câu nói nổi tiếng nhất
của ông được đồn đại : “Đố ai bắt được chim Cường !“.
Hùng Cường – Mai Lệ Huyền sau 1975.
Sau 1975, do tuổi tác đã cao, Hùng Cường – Mai
Lệ Huyền chủ yếu tái hiện các ca khúc đình đám trước 1975, nhưng phối giọng có
phần nhẹ hơn.
Album cuối cùng trước khi tạ thế của Hùng Cường.
Còn rất lâu nữa, người yêu nhạc mới quên được hai
giọng ca này.
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment