********NHỮNG
CA KHÚC HAY NHẤT CỦA TRẦN THÁI HÒA [6 Ca Khúc]
********"KHI
ĐỒNG MINH NHẢY VÀO" -2 PLAYLIST
********Xưa và Nay:
Quyền lợi của Mỹ ở Biển Ðông là gì?
(Bai trich dan trong sach moi cua GS Tien Si Nguyen Tien
Hung)
Xưa (Kỳ 1)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227536&zoneid=271
Nay (Kỳ 2)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227537&zoneid=271
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227536&zoneid=271
Nay (Kỳ 2)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227537&zoneid=271
---------- Forwarded message ----------
From: Ly Bich Pham <
Date: Sun, May 8, 2016 at 11:31 PM
Subject: Xưa và Nay: Quyền lợi của Mỹ ở Biển Ðông là gì? (Kỳ 1) - Diễn
Đàn - Cựu Chiến Binh - Người Việt Online
Xưa (Kỳ 1)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227536&zoneid=271
Nay (Kỳ 2)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=227537&zoneid=271
________________________________
Nguyễn Tiến Hưng
(Trích dẫn từ cuốn sách Khi Ðồng Minh Nhảy Vào)
Xưa
Mùa Hè năm 1958, khi chúng tôi tới Mỹ du học, nhiều người hỏi, “Anh có
phải người An Nam không?” Cho tới đầu thập niên 1960 thì Việt Nam ta
nói riêng và Ðông Nam Á nói chung là rất xa lạ đối với đa số nhân dân
Hoa Kỳ.
Nhưng rồi từng bước, Mỹ đã mang tới trên nửa triệu quân vào để chiến
đấu. Nghiên cứu những tính toán của các nhà làm chính sách thì thấy
thật rõ là Mỹ đã nhảy vào Việt Nam chủ yếu là để bảo vệ quyền lợi của
chính mình tại vùng Biển Ðông. Câu hỏi đặt ra là: chiến lược Mỹ coi
những quyền lợi nào là quan trọng ở nơi đây? Trả lời câu hỏi này giúp
ta có thể tiên đoán được khi nào Mỹ sẽ thực sự khai hỏa với Trung
Quốc. Trong cuốn Khi Ðồng Minh Nhảy Vào, chúng tôi mời độc giả đi
thẳng vào phòng họp của các nhà làm chính sách ở Washington để theo
dõi những bàn bạc, tính toán về cuộc chiến Việt Nam. Trong hai bài vắn
gọn này, chúng tôi trích dịch 4 văn bản nòng cốt để bình luận.
1. Huấn Lệnh NSC 48/1
Bối cảnh: ngày 10 tháng 6, 1949, vào lúc quân đội Mao Trạch Ðông đang
chiến thắng ở Hunan, Hupeh và Manchuria, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Louis
Johnson đệ trình Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (National Security
Council - NSC) yêu cầu cho nghiên cứu về tình hình khẩn trương và tái
thẩm định chính sách của Hoa Kỳ “để ngăn chận và làm giảm sự đe dọa
của cộng sản đối với nền an ninh của Hoa Kỳ.” Chỉ ba tháng sau đó quân
đội ông Mao tiến vào Bắc Kinh, Washington báo động. Ngày 30 tháng 12,
1949, NSC nhóm họp dưới quyền chủ tọa của chính Tổng Thống Harry
Truman để duyệt xét một phân tích rất dài về 'Lập trường của Chính phủ
Hoa Kỳ đối với Á Châu trước sự đe dọa của Cộng Sản. Ðó là Huấn Lệnh
NSC số 48/1 (một tài liệu rất hữu ích cho các nhà nghiên cứu về chính
sách của Hoa Kỳ). Văn bản này được in lại một phần ở Phụ Lục và tóm
tắt như sau:
Huấn Lệnh NSC 48/1
Ngày 30 tháng 12, 1949
1. Mục tiêu căn bản để bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ gồm ba yếu tố:
• Phát triển sức mạnh quân sự cho đầy đủ ở một số quốc gia chọn lọc;
• Dần dần giảm đi thế lực đang lớn mạnh và ảnh hưởng của Trung Cộng để
nó không còn khả năng đe dọa nền an ninh của Hoa Kỳ và đồng minh của
Hoa kỳ tại khu vực này;
• Ngăn chận bất cứ liên minh quyền lực nào (Liên Xô-Trung Quốc) có thể
đưa tới sự đe dọa an ninh Hoa Kỳ phát xuất từ khu vực này...
2. Những hành động cần thiết gồm:
• Yểm trợ những lực lượng không cộng sản ở Á Châu để họ lấy thế chủ động;
• Sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy quyền lợi riêng của Hoa Kỳ;
• Khởi xướng những hành động như thế nào để cho nhân dân Á châu thấy
những hành động ấy hấp dẫn và phù hợp với quyền lợi của chính mình, và
sẽ ủng hộ.
3. Thiết lập một chính sách của Hoa Kỳ về Á Châu bao gồm:
• Hoa Kỳ phải tỏ rõ sự tán thành đối với những cố gắng của lãnh đạo
các nước Á Châu để họ thành lập liên minh cho từng vùng giữa những
quốc gia không cộng sản tại Á Châu; Hoa Kỳ sẽ chuẩn bị để khi cần đến
và được yêu cầu thì sẽ sẵn sàng yểm trợ những liên minh này theo điều
kiện về quyền lợi của Hoa Kỳ... nhưng không quá vội vàng lộ liễu trong
giai đoạn đầu để khỏi mang tiếng là dùng các nước Á Châu để phục vụ
quyền lợi của mình;
• Hành động để phát triển và củng cố an ninh của khu vực này chống lại
xâm lược của cộng sản từ ngoài vào hay những phá hoại từ bên trong;
• Về chính sách kinh tế, phải cổ võ những yếu tố đóng góp vào ổn định
chính trị của các quốc gia không cộng sản bằng... chính sách ngoại
thương tự do với Á Châu và khích lệ nhập cảng hàng hóa Á Châu.
2. Huấn Lệnh NSC 64
Bối cảnh: Huấn Lệnh NSC 48/1 vừa bắt đầu có hiệu lực vào ngày chót của
năm 1949 thì tới tháng 1 năm 1950, Mỹ càng lo ngại khi Mao Trạch Ðông
đôn quân xuống phía Nam. Ðồng thời Trung Quốc và Liên Xô công nhận
chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia liền
nhóm họp để phân tích về vị trí của Ðông Nam Á đối với Hoa Kỳ. Phân
tích này trở thành Huấn Lệnh NSC 64, một tài liệu được nhiều tác giả
viện dẫn để phân tích nguồn gốc của chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam vì
nó đã dẫn tới học thuyết Ðôminô: “nếu để một nước ở Ðông Nam Á mất đi
thì tất cả các nước còn lại sẽ sụp đổ theo sau giống như những con cờ
Ðôminô xếp hàng.” Văn bản về huấn lệnh này được tóm tắt như sau:
Huấn Lệnh NSC 64
Ngày 27 tháng 2, 1950
Nhận xét rằng:
• Hiểm họa Cộng Sản xâm chiếm Ðông Dương (căn bản là Việt Nam) chỉ là
bước đầu tiên của kế hoạch nhằm thôn tính toàn thể Ðông Nam Á.
• Ngày 18 tháng 1, 1950, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố phong trào
Hồ Chí Minh là chính phủ hợp pháp tại Việt Nam và ngày 30 tháng 1,
1950, chính phủ Liên Xô, dù có liên lạc ngoại giao với Pháp, cũng đã
công nhận tiếp theo...
Kết luận
• Áp dụng tất cả những biện pháp thực tế để ngăn chận sự tiếp tục bành
trướng của Cộng Sản tại Ðông Nam Á là việc quan trọng đối với nền an
ninh Hoa Kỳ;
• Những nước láng giềng như Thái Lan và Miến Ðiện cũng sẽ rơi vào vòng
kiểm soát của Cộng sản nếu Ðông Dương bị kiểm soát bởi một chính phủ
Cộng sản. Và cán cân lực lượng ở Ðông Nam Á sẽ bị đe dọa trầm trọng;
• Bởi vậy Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng phải chuẩn bị một kế hoạch ưu
tiên gồm những biện pháp thực tế nhằm bảo vệ quyền lợi an ninh của Hoa
Kỳ tại Ðông Dương.
3. Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ phân tích bảy quyền lợi của Hoa Kỳ tại vùng Biển Ðông
Ðể thi hành Huấn Lệnh NSC 64, Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ (Bộ TTM) gửi
ngay cho Bộ Trưởng Quốc Phòng Johnson một bản ghi nhớ để trình bày
quan điểm của mình về bảy quyền lợi của Hoa Kỳ ở khu vực Biển Ðông.
Về pương diện chiến lược, lãnh đạo quân sự Mỹ chia ra hai Á Châu:
-Á Châu Hải Ðảo; và
-Á Châu Lục Ðịa.
Trước đây, các nhà lãnh đạo quân sự chỉ coi những quốc gia hải đảo
(Nhật, Ðài Loan, Phi Luật Tân, Indonesia, Malaysia) mới là quan trọng
vì Mỹ có quan hệ chặt chẽ với những quốc gia này, còn vai trò của vùng
Ðông Nam Á thuộc Á Châu lục địa thì chỉ là phụ thuộc. Nhưng trước sự
bành trướng của Trung Quốc, bây giờ thì Bộ Tổng Tham Mưu coi cả khu
vực Ðông Nam Á tự nó đã có tầm quan trọng về chiến lược. Vì sao như
vậy?
Bộ Tổng Tham Mưu (JCS) gửi Bộ Trưởng Quốc Phòng
Bản Ghi Nhớ ngày 10 tháng 4, 1950
Bộ TTM nhận định thế nào là quyền lợi của Hoa Kỳ tại Ðông Nam Á:
1. Khu vực Ðông Nam Á là nguồn tiếp liệu một số tài nguyên chiến lược
cần thiết để hoàn thành dự án về dự trữ tiếp liệu của Hoa Kỳ.
2. Về địa lý, nó nằm trên đường băng ngang của những trục giao thông
quan trọng nhất.
3. Ðông Nam Á nằm ngay trên cái tuyến ngăn chận Cộng Sản để khỏi tràn
sang Nhật, xuống phía Nam, rồi vòng quanh vùng Bán Ðảo Ấn độ, và như
vậy, an ninh của cả ba căn cứ không Cộng Sản ở một phần tư thế giới -
Nhật, Ấn Ðộ, và Úc châu - tùy thuộc một phần lớn vào việc không để cho
Cộng Sản chiếm được Ðông Nam Á. Nếu mất Ðông Nam Á, ba nước này sẽ bị
cô lập với nhau.
4. Nếu Ðông Dương (căn bản là Việt Nam) sụp đổ thì sẽ dẫn tới sự sụp
đổ của những nước khác còn lại ở lục địa Ðông Nam Á và tất nhiên là sẽ
dẫn tới nhiều nguy hiểm an ninh cho các quốc gia Á Châu hải đảo là Phi
Luật Tân, Indonesia, Malaysia, như vậy nó chính là bước đầu của sự sụp
đổ của các quốc gia này.
5. Sự sụp đổ của Ðông Nam Á sẽ làm cho Hoa Kỳ mất hẳn đi vùng duyên
hải Á Châu (littoral of Asia). Còn phần lục địa Ðông Nam Á thì lại
quan trọng cho những hoạt động của chúng ta để kìm hãm sự bành trướng
của Cộng Sản.
6. Nếu Trung Quốc kiểm soát được vùng này thì sẽ giúp cho họ bớt căng
thẳng về vấn đề lương thực, và sẽ giúp cho Liên Xô có được những
nguyên liệu chiến lược quan trọng.
7. Nếu Cộng Sản có được một ưu thế nổi trội ở Ðông Nam Á thì địa vị
của Hoa Kỳ tại Nhật Bản sẽ bị đe dọa, Nhật Bản sẽ mất đi thị trường Á
Châu, và mất luôn nguồn tiếp liệu thực phẩm và những nguyên liệu thô
từ vùng này.
Ngoài quyền lợi riêng lại còn vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ
Trong một bản ghi nhớ ba tuần sau đó, vào ngày 2 tháng 5, 1950, Bộ
Tổng Tham Mưu còn gửi bản ghi nhớ bình luận thêm về điểm thứ 7 nói tới
địa vị của Hoa Kỳ, khẳng định rằng: “Vai trò lãnh đạo thế giới tự do
của Hoa Kỳ đã đặt trách nhiệm lớn lao cho nước này phải huy động được
sức mạnh của thế giới tự do để ngăn chận cộng sản bá chủ thế giới.
Tổng Tham Mưu tin rằng Hoa Kỳ và những cường quốc Tây Phương phải có
những hành động tức khắc và tích cực trong cuộc xung đột hiện nay, vì
nếu Hoa Kỳ thành công ở Ðông Nam Á thì sẽ giúp cho những thành công ở
những nơi khác.”
Những diễn biến tiếp theo
Vừa có những tính toán như trên thì ngày 25 tháng 6, 1950, quân đội
Bắc Hàn tràn qua vỹ tuyến 38, tấn công Nam Hàn. Chiến tranh Triều Tiên
bùng nổ.
Ðang khi chiến tranh Triều Tiên tiên còn tiếp diễn, Bắc Kinh lại công
bố “Tuyến 9 Vạch” ở Biển Ðông. Ngày 8 tháng 9, 1951, một “Hiệp Ước Hòa
Bình với Nhật” gọi là “Hiệp Ước San Francisco” (vì ký ở Memorial Opera
House tại thành phố này) được 48 quốc gia tham dự và ký kết (kể cả
VNCH). Vì Hiệp ước này không đả động gì tới hai nhóm quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa cho nên ngày 15 tháng 8, và 18 tháng 9 (trước và sau khi
ký kết Hiệp ước), Thủ tướng TQ Chu Ân Lai tuyên bố: “Hiệp Ước San
Francisco là bất hợp pháp” và khẳng định chủ quyền ở các đảo này. Bản
đồ mới của Trung Quốc gồm thêm một “tuyến 9 vạch” khoanh lại một khu
vực giống như hình lưỡi con bò. Chỉ 5 tháng sau Hoa Kỳ phản ứng: Hội
Ðồng An Ninh Quốc Gia đi tới Huấn Lệnh NSC 124 chính thức chấp nhận
lập trường do Bộ Tổng Tham Mưu đưa ra vào ngày 10 tháng 4, 1950 (như
trên đây).
Ðó là những tính toán thuở xưa. Ngày nay, với bối cảnh mới ở Biển
Ðông, liệu những tính toán này còn đúng hay không? Mời độc giả đọc bài
tiếp theo.
Nay
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện những hoạt động tự do hàng hải... Phần
tôi chỉ có thể nói rằng Ðệ Thất Hạm Ðội đã sẵn sàng. Chúng tôi có sức
mạnh lớn lao và sẵn sàng để thực sự hành động nội trong khoảnh khắc,
bất cứ lúc nào khi được thông báo.”
Ðây là tuyên bố của tư lệnh Hạm Ðội Thái Bình Dương, Ðô Ðốc Scott
Swift vào ngày 19 tháng 2, 2016 (sau Tết Bính Thân) khi Trung Quốc lên
án Hoa Kỳ có hành động khiêu khích vì đã cho chiến hạm tên lửa USS
Lassen vào sát bãi ngầm Subi và những đảo khác trong nhóm Trường Sa,
rồi chiến hạm Curtis Wilbur tiến tới dưới 12 dặm cách Hoàng Sa. Năm
2014 khi Trung Quốc có những hành động khiêu khích ở Hoàng sa,
Scarborough, Kinsaku thì Hoa Kỳ chỉ kêu gọi, hô hào các bên tranh chấp
nên giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Nhưng từ đó, Mỹ đã có những
tuyên bố ngày càng rõ ràng hơn về Biển Ðông, nhất là về tự do hàng
hải, hàng không. Tới 2016 thì Mỹ bắt đầu có những hành động cụ thể.
Tại sao như vậy? Ðó là vì Trung Quốc đã bắt đầu đe dọa quyền lợi của
Mỹ một cách trực tiếp. Trong bài trước chúng tôi có đề cập sơ qua tới
Huấn Lệnh NSC 124, một tài liệu tái xác định Huấn Lệnh NSC 64. Nơi đây
chúng tôi tóm tắt vắn gọn tài liệu ấy để bình luận về chiến lược ngày
nay của Hoa Kỳ.
Huấn Lệnh NSC 124
Ngày 13 tháng 2, 1952
Phân tích:
1. Hậu quả của việc Cộng Sản Trung Hoa (ngày trước gọi là “Red China”)
thôn tính Ðông Nam Á là điều đe dọa cho chính nền an ninh của Hoa
Kỳ...
2. Tình huống này sẽ làm cho các quốc gia khác càng tin rằng sự bành
trướng của Cộng sản là điều không thể ngăn chận được nữa...
3. Sự sụp đổ của Ðông Nam Á về lâu về dài sẽ rất khó cho Hoa Kỳ ngăn
chận được Nhật Bản khỏi đi theo khối Cộng Sản.
4. Ðông Nam Á, đặc biệt là Malaysia và Indonesia là nguồn tiếp liệu
chính của thế giới về cao su và thiếc. Việc các quốc gia phương Tây
được sử dụng cũng như việc ngăn chận khối Liên Sô không được sử dụng
những nguyên liệu này luôn luôn là vấn đề quan trọng, đặc biệt là khi
chiến tranh xảy ra.
5. Việc Cộng Sản kiểm soát được số gạo thặng dư ở miền này sẽ làm cho
Liên Xô có được một khí giới kinh tế mạnh mẽ để áp lực đối với các
nước khác.
6. Indonesia là nguồn dầu hỏa thứ hai và càng trở nên quan trọng khi
các cường quốc Âu Châu không sử dụng được nguồn dầu tại Trung Ðông.
7. Việc Cộng Sản cai trị Ðông Nam Á sẽ làm cho các lực lượng thù địch
kiểm soát được những hệ thống hải vận và không vận trực tiếp giữa miền
Tây Thái Bình Dương, Ấn Ðộ và miền Cận Ðông. Khi có chiến tranh xảy
ra, và khi Trung Quốc có tầu ngầm và những căn cứ không quân ở vùng
này thì bắt buộc các đường chuyển vận hàng hải và hàng không của Hoa
Kỳ và đồng minh phải đi vòng thật xa...
Như vậy, ta thấy có bốn khía cạnh của quyền lợi Hoa Kỳ. Nó bao gồm -
theo thứ tự quan trọng:
• An ninh quốc phòng của Hoa Kỳ (điểm 1);
• Bảo vệ tuyến giao thông quan trong nhất (điểm 7);
• Vai trò lãnh đạo và ảnh hưởng của Hoa Kỳ (điểm 2 và 3); và
• Tài nguyên chiến lược ở vùng Biển Ðông (điểm 4, 5 và 6).
Thứ nhất, an ninh quốc phòng
Biên giới lãnh thổ của Hoa Kỳ ở Miền Tây là Thái Bình Dương. Bởi vậy
chắc chắn Mỹ sẽ can thiệp bằng quân sự nếu Trung Quốc có bất cứ hành
động nào trực tiếp đe dọa (hay Washington coi là đe dọa) lãnh thổ của
mình (dù là lục địa hay hải đảo như Honolulu, Guam, Wake) hay tài sản
của Hoa Kỳ, thí dụ như bắn vào chiến hạm hay máy bay của Mỹ. Thêm vào
đó là đe dọa những nơi có sự hiện diện của Lục-Không-Hải Quân Hoa Kỳ
như biên giới Bắc và Nam Hàn, Okinawa, Subic Bay, Clark Airfield, và
mới đây là Darwin (Úc) hay một ngày nào cũng có thể là cả Cam Ranh.
Còn nếu như TQ xung đột quân sự với những quốc gia có Hiệp Ðịnh Quốc
Phòng Song Phương với Hoa Kỳ (có thể gồm cả Ðài Loan vì “Taiwan Act
1979”) thì đó là đe dọa an ninh Hoa Kỳ một cách gián tiếp. Cả trực
tiếp, cả gián tiếp đều đòi hỏi Mỹ phải hành động, nhưng tầm vóc của
hành động sẽ khác nhau.
Thứ hai, bảo vệ trục giao thông quan trọng nhất
Những tuyến lưu thông ở trên biển hay trên không ở vùng Biển Ðông được
liệt vào quyền lợi quan trọng nhất của Hoa Kỳ. Như đề cập trong bài
trước, ngay từ năm 1950 Tổng Tham Mưu Mỹ đã xác định tầm quan trọng
chiến lược của Ðông Nam Á vì “Về vị trí, nó nằm ngay giữa những trục
giao thông quan trọng nhất.” Cho nên: “Việc Cộng Sản chiếm phần lục
địa Ðông Nam Á sẽ làm cho các lực lượng thù địch kiểm soát được những
hệ thống hải vận và không vận giữa miền Tây Thái Bình Dương, Ấn Ðộ và
Cận Ðông.”
Ngày nay những tuyến giao thông hải vận và không vận còn quan trọng
hơn trước nhiều, vì thứ nhất, khối lượng buôn bán quốc tế đã quá lớn
trong khung cảnh toàn cầu hóa, tới hai phần ba của thương mại hải vận
là qua những tuyến giao thông của vùng này; thứ hai, sự có mặt của hải
lực mạnh mẽ của Trung Quốc ngày càng gia tăng, sẽ đe dọa sự vận chuyển
hàng hóa thương mại sắp phát triển qua Hiệp Ðịnh Ðối Tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng (không bao gồm Trung Quốc). Ngày 17
tháng 7, 2015, Ðô Ðốc Scott Swift (lúc đó chỉ mới nhậm chức được hai
tháng) đã khẳng định: “Tuy tôi không đứng về phe nào, nhưng sẽ đẩy
mạnh các hoạt động để đảm bảo tự do hàng hải trong vùng tranh chấp và
các nơi khác.”
Thứ ba, khía cạnh chính trị: vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ luôn quan tâm tới vai trò lãnh đạo của mình. Ngày 2 tháng 5,
1950 (sau bản Ghi Nhớ ngày 10 tháng 4, 1950 đề cập trong chướng trước)
Bộ Tổng Tham Mưu còn trình bày thêm về điểm thứ 7: “Vai trò lãnh đạo
Thế Giới Tự
Do của Hoa Kỳ đã đặt trách nhiệm lớn lao cho chúng ta phải huy động
được sức mạnh của thế giới tự do để ngăn chận cộng sản bá chủ thế
giới.” Trong chiến tranh Việt Nam, các văn bản về chính sách thường
nhắc tới điểm chiến lược quan trọng này. Ngày nay vai trò ấy đang bị
Trung Quốc quyết tâm thay thế, như cuốn sách “Cuộc Chạy Ðua 100 Năm”
(The Hundred - Year Marathon) do chuyên gia nổi tiếng về Trung Quốc
Michael Pillsbury vừa xuất bản năm 2015 đã tiết lộ:
“Trung Quốc có kế hoạch 100 năm để thay thế Mỹ trong vai trò siêu
cường của thế giới vào năm 2049 (năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước
Cộng Hòa NDTQ). Và từ 40 năm qua (từ khi Nixon-Kissinger mở cửa Bắc
Kinh) Trung Quốc đã ru ngủ giới lãnh đạo Mỹ.”
Vì vậy, bây giờ Mỹ bắt buộc phải thay đổi chiến lược để ‘xoay trục về
Á Châu,” một chủ để chúng tôi sẽ đề cập sau.
Thứ tư, tài nguyên chiến lược ở vùng Biển Ðông
Qua sự tiến bộ khoa học để sử dụng và khai thác tài nguyên cũng như
nhờ thương mại toàn cầu hóa, Hoa Kỳ không còn quan tâm nhiều tới nguồn
tiếp liệu tài nguyên (như cao su, thiếc, dầu hỏa) ở Ðông Nam Á. Tuy
nhiên một trong những mục tiêu chính của Trung Quốc hiện nay là nắm
được tiềm năng dầu hỏa ở Hoàng Sa và Trường Sa, cho nên Hoa Kỳ cũng
không muốn cho Trung Quốc lấy được nguồn dầu lửa lớn lao ở vùng này.
Tuy nhiên chắc chắn rằng dầu lửa sẽ không phải là lý do để Mỹ can
thiệp quân sự với Trung Quốc.
Kết luận
Năm 1949 quân đội ông Mao chiếm trọn lục địa, Washington báo động và
Huấn lệnh NSC 48/1 ra đời. Trong bối cảnh ở Biển Ðông ngày nay, rất có
thể là một huấn lệnh mới, tương tự như NSC #48/1 cũng đã được chấp
thuận. Nơi đây chúng tôi nhắc lại tài liệu này cùng với những nhận xét
để bình luận vì sao như vậy?
Huấn Lệnh NSC 48/1 (30/12/1949)
1. Mục tiêu căn bản để bảo vệ an ninh của Hoa Kỳ gồm ba yếu tố:
- “Phát triển sức mạnh quân sự cho đầy đủ ở một số quốc gia chọn lọc.”
Nhận xét: từ vài năm nay Mỹ bắt đầu tập trung phát triển sức mạnh quân
sự ở một số quốc gia chọn lọc: Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc, Singapore,
Ðại Hàn (Nam Triều tiên); để
- “Dần dần giảm đi thế lực đang lớn mạnh và ảnh hưởng của Trung
Cộng... làm sao để nó không còn khả năng đe dọa an ninh của Hoa Kỳ và
đồng minh của Hoa kỳ tại khu vực này.”
Nhận xét: tuy không tuyên bố rõ ràng nhưng đây chính là mục tiêu quan
trọng nhất của Hoa Kỳ tại Á Châu.
- “Ðồng thời ngăn chận bất cứ liên minh quyền lực nào (Liên Xô-Trung
Quốc) có thể đưa tới sự đe dọa an ninh Hoa Kỳ phát xuất từ khu vực
này, hoặc đe dọa hòa bình, độc lập và ổn định của những nước khác ở Á
Châu.”
Nhận xét: ngày nay, không những Hoa Kỳ mà cả thế giới rất lo ngại về
sự nguy hiểm của trục quyền lực Trung-Xô đang phát triển mạnh. Về kinh
tế thì Nga đã ký kết những hiệp ước thương mại với Trung Quốc (thí dụ
như bán $456 tỷ dầu khí - ký tháng 5, 2014). Về quân sự thì Nga đã bán
cho Trung Quốc những giàn hỏa tiễn tối tân S-400, máy bay khu trục
Su-35 và sẽ có cả loại tầu ngầm mới nhất “The Amur 1650.” Năm 2014,
Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Thống Vladimir Putin đã gặp nhau 5 lần.
Năm 2015 thì có thể là cũng khoảng đó. Cho nên, chắc chắn rằng Mỹ đã
có nhiều chuẩn bị về chiến lược để “ngăn chận liên minh quyền lực
Trung-Xô” thí dụ như Mỹ cộng tác quân sự với các quốc gia sở tại (như
nhận xét ở điểm 3 dưới đây), và tăng cường liên minh Mỹ-Ấn Ðộ.
2. Những hành động cần thiết gồm:
- “Yểm trợ những lực lượng Không Cộng Sản ở Á Châu để họ lấy thế chủ động.”
Nhận xét: Hoa Kỳ đang yểm trợ và viện trợ quân sự cũng như kỹ thuật
quốc phòng cho nhiều nước Á Châu kể cả Việt Nam.
- “Sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy quyền lợi riêng của Hoa Kỳ.”
Nhận xét: yểm trợ, viện trợ không bao giờ là cho không, nó luôn được
dùng để thúc đẩy quyền lợi của quốc gia cấp viện trợ, (thí dụ như khi
Mỹ-Trung bắt tay nhau vào năm 1972 thì quyền lợi của Mỹ ở Việt Nam
không còn nữa, cho nên toàn bộ viện trợ quân sự và phần lớn viện trợ
kinh tế cho VNCH đã bị cúp hết chứ không phải chỉ vì Watergate làm mất
quyền hạn của tổng thống nên Quốc Hội Mỹ chấm dứt viện trợ như ông
Kissinger biện luận). Ngày nay, vì Trung Quốc đã thu vén về cho mình
quá nhiều quyền lợi cả về kinh tế, tài chính, chính trị lẫn quân sự,
Mỹ bắt buộc phải có những hành động hiệu quả để thúc đẩy quyền lợi
riêng của mình.
- “Khởi xướng những hành động như thế nào để cho nhân dân Á Châu thấy
những hành động ấy hấp dẫn và phù hợp với quyền lợi của chính mình, và
sẽ ủng hộ.”
Nhận xét: đứng trước sự đe dọa của Trung Quốc khổng lồ, nhân dân Á
Châu chỉ còn trong nhờ vào Mỹ vì chỉ có nước này mới đủ sức đối đầu
với Trung Quốc (như chính Thủ Tướng Anh David Cameron đã nhận xét).
Cuộc tập trận đổ bộ giữa Mỹ và Ðại Hàn lớn nhất từ trước tới nay đã
diễn ra từ ngày 12 tháng 3, 2016 tại hải cảng Pohang với 17,200 binh
sĩ, 55 máy bay và 30 chiến hạm. Sáng ngày 13 tháng 2, hàng không mẫu
hạm USS John C. Stennis tới hải cảng Busan dẫn đầu 3 khu trục hạm tên
lửa USS Stockdale, USS Chung-hoon và USS William P. Lawrence, và tuần
dương hạm USS Mobile Bay. Tư lệnh lực lượng Mỹ nhấn mạnh: hành động
này thể hiện cam kết “vững chắc” của Hải Quân Mỹ đối với Ðại Hàn. Cùng
với những cuộc tập trận cỡ lớn sắp diễn ra từ tháng 5, 2016 giữa
Mỹ-Nhật, Mỹ-Ấn, nhân dân Á Châu sẽ thấy rõ hơn những hành động của Mỹ
là hấp dẫn và phù hợp với quyền lợi của chính mình, và sẽ ủng hộ.
3. Thiết lập một chính sách của Hoa Kỳ về Á Châu:
- “Hoa Kỳ phải tỏ rõ sự tán thành đối với những cố gắng của lãnh đạo
các nước Á Châu để họ thành lập liên minh cho từng vùng giữa những
quốc gia Không Cộng Sản tại Á Châu. Hoa Kỳ sẽ chuẩn bị để khi cần đến
và được yêu cầu thì sẽ sẵn sàng yểm trợ những liên minh này theo điều
kiện về quyền lợi của Hoa Kỳ... nhưng không quá vội vàng lộ liễu trong
giai đoạn đầu để khỏi mang tiếng là dùng các nước Á Châu để phục vụ
quyền lợi của mình.”
Nhận xét: trong những năm vừa qua, Hoa Kỳ luôn tán thành và một cách
tế nhị, khích lệ các liên minh như Nhật Bản-Phi Luật Tân; Nhật Bản-Ðại
Hàn; Nhật Bản-Việt Nam; Phi Luật Tân-Việt Nam, v.v... và cộng tác về
quân sự với các quốc gia trong những liên minh ấy. Không những Hoa Kỳ
đã tăng cường yểm trợ quân sự với một số quốc gia Á Châu như Nhật, Ðại
Hàn, Phi Luật Tân, Indonesia, Singapore, Việt Nam, mà còn cả với Úc và
Ấn Ðộ. Gần đây nhất, ngày 23 tháng 2, 2016, có tin Trung Quốc lên án
việc Mỹ sắp thiết lập một hệ thống Phòng Không ở ngay Ðại Hàn.
- “Về chính sách kinh tế, phải cổ võ những yếu tố đóng góp vào ổn định
chính trị của các quốc gia không cộng sản bằng... một chính sách ngoại
thương tự do với Á Châu và khích lệ nhập cảng hàng hóa Á Châu.”
Nhận xét: từ việc Mỹ tham gia vào tổ chức APEC (Asia-Pacific Economic
Community) chỉ như một thành viên tới việc Mỹ phát triển ngoại thương
mại thật nhanh với các nước ASEAN (Association of Southeeast Asian
Nations) và ngày nay Mỹ mất nhiều công phu để đứng ra thành lập TPP,
(một khuôn khổ kinh tế, thương mại rất rộng lớn), tất cả là để phát
triển ngoại thương tự do với Á Châu (qua mặt TQ).
Tiếng Pháp có câu: “Plus ca change, plus ca revient au même” - “càng
thay đổi nhiều thì lại càng giống nhau.” Nhìn xa hơn, rất có thể là
trước hay sau năm 2019 (20 năm trước hạn chót 2049: kỷ niệm 100 năm
thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc và là thời điểm Trung Quốc
dự tính thay thế Mỹ trong vai cường quốc số một) rất có thể là Bắc
Kinh cũng sẽ có những hành động quân sự mạnh mẽ với tầm cỡ như như năm
1949. Cho nên ta mới hiểu tại sao trong hai năm qua, lãnh đạo quân sự
Mỹ luôn nhấn mạnh một điều: “Tới năm 2020 thì 60% hải lực của Mỹ đã
được điều động về Thái Bình Dương rồi?”
--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for Comment