Monday, April 17, 2017

NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA Y VÂN & Y VŨ


NHỮNG CA KHÚC HAY NHẤT CỦA Y VÂN & Y VŨ [22 Ca Khúc] -TNP (Super HD Videos) 


NHAC SI Y VAN & Y VU PLAYLIST 




Phung Tran has shared a video playlist with you on YouTube



72
videos

PLAYLIST  by Phung Tran

---------- Forwarded message ----------
From: V Pham <
Date: 2017-04-14 22:36 GMT-07:00
Subject: ̣Để thương, để nhớ ....Fwd: Cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ,

Để thương, để nhớ 💞🎶🌹🌹




Little Saigon -- Cựu sinh viên Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa tổ chức thành công ngày Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, Chủ Nhật 30 tháng 8 vừa qua tại Little Saigon, miền Nam California. 

Đây là lần đầu tiên cựu sinh viên hai trường đại học lớn và danh tiếng này ở Sàigòn cùng phối hợp thực hiện chương trình như thế. Tại đây không phải tụ điểm duy nhất ở cuối tuần vừa qua, tuy nhiên đồng hương, các vị giáo sư trọng tuổi và cựu sinh viên hai trường Đại học Sư Phạm và Đại học Văn Khoa cùng với thân hữu trong cộng đồng người Việt tị nạn đã họp mặt đông đủ đã là một điều khích lệ cho Ban Tổ chức và nhóm chủ trương.

Đặc biệt Văn Nghệ sĩ Trần Năng Phùng lúc nào cũng bận rộn trong vai trò điều hành tổng quát của BTC.

Một số bài hát đã được trình bày nhằm hâm nóng bầu không khí buổi tiệc trước khi bước vào phần chương trình chính thức chiếm thời lượng suốt 3 giờ mà mở đầu là lễ Chào cờ Việt-Mỹ và Phút mặc niệm.

Trong phần kế tiếp của chương trình, BTC trân trọng mời khách quý của buổi tiệc Hội Ngộ hôm nay là các giáo sư đã có công phục vụ người dân Miền Nam tự do qua nền Giáo Dục Quốc Gia Việt Nam với tinh thần Nhân Bản, Dân Tộc, và Khai Phóng dưới chính thể Việt Nam Cộng Hoà. 

Người ta nhận thấy sự có mặt của các vị theo danh sách của BTC như sau: GS. Doãn Quốc Sĩ, ĐHVK & ĐHSP GS. Phạm Cao Dương, ĐHVK & ĐHSP GS. 
Trần Khánh Vân, ĐHSP GS. Đàm Trung Pháp, ĐHSP GS. Dương Ngọc Sum, Thanh Tra Bộ Giáo Dục GS. Nguyễn Thanh Liêm, Thứ Trưởng Bộ Giáo Dục GS. Nguyễn Văn Sâm, ĐHVK GS. Trần Đình Tuấn, ĐHSP GS. Nguyễn Hoàng Duyên, ĐHSP GS. Mai Thanh Truyết, ĐHSP GS. Lê Quang Tiếng, ĐHSP Toán GS. Nguyễn Hữu Phước, ĐHSP GS. Võ Thị Cẩm Vân, ĐHSP AV GS. Võ Thị Kim Sơn, ĐHSP, VVGD GS. Võ Thị Minh Vân, ĐHSP GsTs. Cao Văn Hở, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh Chương trình Văn nghệ thật đặc sắc, gợi nhớ hình ảnh quê hương Việt Nam trải rộng khắp 4 vùng chiến thuật của ngày xưa ấy.

 Nay hơn thế nữa dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản độc tài trên toàn đất nước, lấy chủ trương "Hồng hơn chuyên" để củng cố ngôi vị lãnh đạo cha truyền con nối của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) trên đầu người dân Việt. Trong khi CSVN huỷ hoại nền văn hoá cổ truyền của dân tộc ở trong nước, cấy người vào các bộ phận của văn hoá, nhất là tạo tình trạng ung thối trong sinh hoạt tôn giáo. Tình trạng của xã hội XHCN trong nước, con người đã bị đảng CSVN đánh mất nhân tính của người Việt Nam thì ở hải ngoại người dân Việt tị nạn ngăn chận được công tác thi hành nghị quyết 36 của CSVN nhằm lôi cuốn khối người Việt tị nạn, biến văn hoá nhân bản của họ thành văn hoá xã hội chủ nghĩa. 

Tất cả đều nhắm vào quyền lợi và quyền lực cho đảng CSVN. Lướt qua chương trình văn nghệ của buổi Hội Ngộ chiều nay, mở đầu toàn Ban hợp ca với "Việt Nam Muôn Năm" của Lê Quốc Tấn và "Khúc Ca Mùa Hè" của Canh Thân. Tiếp theo Trần Văn Đắc với "Người Em Văn Khoa" của Châu Kỳ; Ca sĩ Từ Dung trình bày liên khúc Trở Về: "Về Mái Nhà Xưa", "Trở Về" của Châu Kỳ, Trở Về Mái Nhà Xưa"; Phương Thuận với "Thương Hoài Ngàn Năm" của Phạm Mạnh Cương; Anh Phát với "Áo Lụa Hà Đông", nhạc Ngô Thuỵ Miên; Hồ Ngọc Lan với "Quê Hương Tuổi Thơ Tôi" của Từ Huy; Quang Minh với "Serenata" (Chiều Tà), Minh Ngọc đệm piano; Ca sĩ Connie Kim với "Đêm Đô Thị" của Y Vân; Nguyễn Đình Sơn với "Hương Xưa" của Cung Tiến; Mai Khanh với "Tình Tự Mùa Xuân" của Từ Công Phụng; Thanh Nguyên với "Giấc Mơ Hồi Hương" của Vũ Thành, Minh Ngọc đệm piano; Tam ca: Thanh Mai, Thu Đào và Bích Thuỷ với "Tiếng Hát với Cung Đàn" của Văn Phụng; Vũ Bội Minh Giao với "Cô Láng Giềng" của Hoàng Quý; Kalang với "Tiếng Dương Cầm" của Văn Phụng, Minh Ngọc đệm piano. 

BHC Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trình diễn đặc sắc "áo dài" với nhạc nền "Tà Áo Dài" của Cao Minh Hưng. Điểm son của CLB Tình Nghệ Sĩ là thường xuyên phô diễn được nét văn hoá của dân tộc cho thế hệ trẻ Việt Nam, trao truyền những hình ảnh mang giá trị của văn hoá dân tộc tưởng như đã mai một sau những cơn bão tố Cộng sản từ Miền Bắc ập vào Miền Nam năm 1975. Vun xới cho khu vườn văn hoá nhân bản, mang theo bên mình tình tự dân tộc và những giá trị văn học nghệ thuật để lưu lại cho thế hệ kế thừa là công việc có thể làm được và nên làm của mọi người Việt Nam hiện nay. 

Hồng Vân với "C'est Toi" (Cho Em Quên Tuổi Ngọc) của Lam Phương, Minh Ngọc đệm piana; Phạm Đức Thạnh với "Mộng Dưới Hoa" của Phạm Đình Chương, Minh Ngọc đệm piano; Ca sĩ Thanh Lan trình bày đặc sắc bài "Tuổi Học Trò" của Minh Kỳ và Dạ Cầm. Điệu nhạc và giọng hát gợi nhớ những hình ảnh thân yêu ngày vui hay buồn tại khuôn viên Đại Học Văn Khoa Sàigòn nơi chốn cũ của nhà lao thời xa xưa ở thủ đô Sàigòn không thiếu bóng dáng những ca sĩ tài tử mà sau này thành danh.

 Khu Quartier Latin của Đại học Paris những năm '60 không lúc nào thiếu vắng những giọng hát tài tử, có những cặp guitar, violon, họ đắm đuối nhau chuyển tải từng nốt nhạc, từng tiếng thở nhẹ nhàng đi vào mê cung. Nhưng rất tiếc những hạnh phúc như thế không thể kéo dài ở thời chiến của xã hội Miền Nam! Phi Loan Hoàng Thị Cỏ May diễn ngâm đặc sắc bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" của thi sĩ Hữu Loan hoà quyện với tiếng sáo điệu nghệ của nghệ sĩ Ngọc Nôi. "Diễn ngâm đặc sắc": Đó là ý kiến chọn lọc của những người hâm mộ bộ môn thi ca đầy tình tự dân tộc khi họ bước đến tặng hoa cho người nghệ sĩ diễn ngâm. 

Bài thơ đã đi vào lòng người qua mọi miền đất nước. Là một dạng "tình khúc của lính chiến" yêu quê hương đất nước và con người, "Màu Tím Hoa Sim" đã mang vết tích của chiến tranh mà hàng triệu người Việt Nam đã dấn thân tranh đấu cho nền tự chủ của đất nước bị đánh tráo danh nghĩa chính trị "Cách mạng giải phóng dân tộc!". 

Nhân vật thơ của Thi sĩ Hữu Loan cũng như hàng triệu thanh niên yêu nước do sự lừa dối và cướp công của đảng Cộng sản đưa ngang tầm quốc sách đi theo tiếng gọi của non sông và rồi có một ngày anh lính bộ đội không bao giờ còn thấy lại người yêu dấu: 
[Em ơi giây phút cuối không được nghe nhau nói không được trông nhau một lần Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng 'màu tím hoa sim' Hữu Loan,"Màu Tím Hoa Sim"] Hoặc người lính (NL) nhớ người yêu của yêu của lình năm xưa ấy: [May sầu ơi! Ta muốn tháp cánh bằng về tận Buôn hạ Ừ bên nớ với mảnh tình của dòng máu đôi tim Quê hương 'đất đỏ' bây chừ xa lạ? 

Một dáng mơ xưa ta nhớ em...!] NLTS Khác xa với những văn nô của chế độ, thi sĩ Hữu Loan tác giả bài thơ tình nồng thời chiến "Màu Tím Hoa Sim" ấy sau này cũng nhận thấy rằng sau ngày "giải phóng" có những người yêu của lính VNCH hy sinh tuổi thanh xuân của mình, gạt nước mắt khi chàng bị nhốt vào tù ở tận rừng sâu, nàng phải ra vỉa hè buôn đầu chợ bán cuối chợ vẫn không đủ tiền dành dụm để "thăm nuôi" NL của nàng trong tù cải tạo, còn đâu của dư để nuôi thân gầy "một nắng hai sương"! Cướp đoạt nguồn sống là thủ đoạn thâm độc của chế độ tàn ác này không ngoài sự trả thù người dân Miền Nam. 

Những giọt sầu không tên của người trong cuộc trong "Nỗi nhớ tháng Ba", của người dân thua cuộc trong "Nỗi đau tháng Tư" đuộm màu thương đau của chiến tranh không do dân tộc Việt Nam gây ra, nhưng đầy nét văn hoá nhân bản, những giá trị đáng trân quý của người dân Miền Nam tự do mà CSVN cố huỷ diệt! [Thi sĩ Hữu Loan đã uất nghẹn nửa chừng của cuộc đời theo "Kách mệnh": “Ở đời này có hai việc tôi không thể làm được. Một là đi ăn cắp, hai là đi làm cán bộ. Nay, tôi lao động, kiếm sống nuôi con, mà các ông cũng cấm. 

Từ cổ chí kim, tôi không thấy một nhà nước nào cấm người ta lao động cả. Còn các ông cấm, không cho tôi lao động, thì tôi chỉ còn một cách là đi ăn xin. Ngày mai tôi sẽ khoác bị chống gậy đi ăn xin, đề một tấm biển trước ngực: “Tú Loan, người ăn xin”. Các ông đừng bảo là tôi bôi xấu chế độ nhé.“] Con dân đất Việt tha thiết với quê hương cho dù xa xôi vạn dậm, cho dù trôi lạc vào chân trời góc biển, pensonné dưới chân núi Pyrénées, hay cũng biết say mê cảnh chiều tà tại vườn Luxembourg ở Paris 6è, vẫn không hề phai mờ hình ảnh miền quê ngoại, nơi chốn ấy có còn "Nhỏ, Phượng Hồng và Nỗi Nhớ"? Nơi đầy bụi mù đất đỏ bên hàng cà fê có o đứng ngắm chiều nắng vàng... vắng anh. Đó là tình yêu quê hương đất nước, tính nhân bản và tinh thần hướng thượng, và đặc biệt tình yêu giữa người và người không thể thiếu trong mưu cầu hạnh phúc cho cuộc sống tự do của con người. 

[... Bốn mươi năm, người lính buồn xa xứ Tủi nhục nào vẫn uất nghẹn từng đêm Ngày gãy súng là trời long đất lở ... Đi miệt mài ... chẳng trở lại quê xưa Người lính chờ một ngày về chốn cũ Trong thanh bình trong hạnh phúc ấm no Anh ôm em mừng 2 chữ TỰ DO Ôi ! Hạnh phúc ... chờ một ngày đổi mới ...] PL HTCM, "Chờ Một Ngày Mới" Trở lại chương trình văn nghệ, Chế Tùng và Minh Hiền song ca "Mưa Chiều Kỷ Niệm" của Vy Yên và Quốc Kỳ; Bích Thuỷ với "Suối Mơ" của Văn Cao, Minh Ngọc đệm piana; Kim Hạnh với "Bến Xuân" của Văn Cao, Minh Ngọc đệm piano; Chu Tất Tiến với "If You Go Away", Minh Ngọc đệm piano; Ca sĩ Mạnh Quân với "Về Đây Nghe Em" của Trần Quang Lộc; Tưởng Dung với Những Ngày Thơ Mộng" của Hoàng Thi Thơ; Chế Tùng với bài "Cô Đơn" của Nguyễn Ánh Chín, Minh Ngọc đệm piano; Thanh Mai với "Thu Vàng" của Cung Tiến, Minh Ngọc đệm piano; Nghiêm Bảo Thiện với "Gợi Giấc Mơ Xưa" của Lê Hoàng Long; Hồng Trần với "Bambino"; Tám Nguyễn với "Tôi Muốn Hỏi Tại Sao" của Diệu Hương. 

Tất cả thật là tuyệt vời! Người thơ Phi Loan trong chiếc áo dài 'màu tím hoa sim' đang thả hồn mình khi ngâm những vần thơ "Màu Tím Hoa Sim" của thi sĩ Hữu Loan hoà quyện với tiếng sáo Ngọc Nôi. Âm vực biến đổi theo một hình 'sine' và ở một đoạn khác trở thành một 'parabole' mà người thơ đã lắng tâm tư để nghe hồn mình quay về với một chút quá khứ trong diễn khúc rơi xuống ở trị số ngất ngây... 

[Những đồi hoa sim những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa Áo anh sứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu] Bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" được đăng một lần ở Miền Bắc vào năm 1949 và sau đó Nhà thơ tài danh Hữu Loan cùng số phận với Văn Nghệ Sĩ Miền Bắc có dính đến phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" đều trở thành những "Excommuniés" của chế độ. Bài thơ được lén chuyển vào Miền Nam và... từ U.S. Seventh Fleet tại Bộ Tư Lệnh USPACOM người ta nghe rất rõ: "Đây Tao Đàn, Tiếng Nói Thơ Văn Miền Tự Do Do Đinh Hùng Phụ Trách", giọng rất trong của Thanh Nam, và bài thơ đó đã được phổ biến rộng rãi ở Miền Nam tự do. "Người lính không chết đâu em", lúc đó không biết tác giả nói cái gì trong bài thơ ấy! Phi Loan thường được nhiều khách thưởng lãm hâm mộ tặng hoa sau những lần trình diễn.

 Tuy không sống trên nghệ thuật trình diễn sân khấu nhưng người ta vẫn muốn gọi Phi Loan là Nghệ sĩ vì đã có trên hai mươi năm cống hiến tài năng trước công chúng ở hải ngoại. Phi Loan cũng được người đời gọi là thi nhân hay nhà thơ theo nghĩa poétesse là những người làm thơ và ngâm thơ giỏi. Hoàng Thuỵ Văn


For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.




--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

No comments:

Post a Comment

Thanks for Comment

Popular Posts

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List